Chính sách của Chính phủ Đức Quốc xã đối với cộng đồng người Do Thái ở châu Âu 1933-1945 đã được nghiên cứu nhiều ở nhiều nước Âu – Mĩ nhất là trong bối cảnh sau chiến tranh lạnh kết thú
Trang 1NGƯỜI DO THÁI Ở CHÂU ÂU
(1933-1945)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
Trang 2NGƯỜI DO THÁI Ở CHÂU ÂU
Trang 3L ỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS Lê Phụng Hoàng
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan và có nguốn gốc xuất xứ rõ ràng
Tác gi ả
Nguy ễn Thị Hường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư Phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, phòng Khoa học Công nghệ- Sau Đại học, quý Thầy Cô khoa Sử đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn TS Lê Phụng Hoàng, Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn
Tôi cũng xin cám ơn Ban Giám Hiệu trường THCS An Bình và các đồng nghiệp
đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, các Thầy Cô đã từng dạy dỗ và tất cả bạn
bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Tác gi ả
Nguy ễn Thị Hường
Trang 5M ỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
L ỜI CẢM ƠN 2
M ỤC LỤC 3
M Ở ĐẦU 5
1 Lý do ch ọn đề tài 5
2 L ịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3 M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp của luận văn 9
7 B ố cục của luận văn 9
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC CỦA CHÍNH SÁCH BÀI DO THÁI 10
1.1 N ền tảng ý thức hệ 10
1.1.1 Học thuyết Darwin xã hội 10
1.1.2 Chủ nghĩa chủng tộc và phục thù 11
1.1.3 Chủ nghĩa bài Do Thái 11
1.2 M ột số nhân vật bài Do Thái nổi tiếng và Hitler- “cha đẻ của tiến trình 12
di ệt chủng” 12
1.3 Bi ểu tượng Swastika và lá cờ Đức quốc xã 32
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỨC QUỐC XÃ ĐỐI VỚI CÁC C ỘNG ĐỒNG NGƯỜI DO THÁI Ở CHÂU ÂU TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1933- 1939) 34
2.1 T ổ chức 34
2.1.1 GESTAPO 34
2.1.2 SA 36
2.1.3 SS 36
2.2 Ti ến hành trục xuất 38
2.3 Ban hành các đạo luật 42
CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỨC QUỐC XÃ ĐỐI VỚI CÁC C ỘNG ĐỒNG NGƯỜI DO THÁI Ở CHÂU ÂU TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945) 48
3.1 T ổng quan về Holocaust 48
3.1.1 Đặc điểm 48
Trang 63.1.2 Tiến trình thực hiện Holocaust 50
3.2 N ỗ lực giải cứu và phong trào kháng chiến 72
K ẾT LUẬN 84
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 85
PH Ụ LỤC 90
Trang 7có người Do Thái
Chính sách của Chính phủ Đức Quốc xã đối với cộng đồng người Do Thái ở châu Âu (1933-1945) đã được nghiên cứu nhiều ở nhiều nước Âu – Mĩ nhất là trong bối cảnh sau chiến tranh lạnh kết thúc, họa diệt chủng lại một lần nữa xuất hiện ở châu Âu (vụ thảm sát ở Kosovo)
Riêng ở Việt Nam, vấn đề chính sách của Chính phủ Đức Quốc xã đối với cộng đồng người Do Thái chưa được nghiên cứu nhiều Vì vậy, với đề tài này, người viết hy vọng sẽ góp phần cung cấp nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy ở
yếu giới thiệu đến các tác phẩm được dịch giả Việt Nam nghiên cứu
Trong tác phẩm “Trùm phát xít Hitler- cuộc đời và tội ác” của Albert Marrin ấn hành
năm 2004 đã đề cập đến cuộc đời từ thuở ấu thơ của Adolf Hitler, từ một người vô danh đến khi lên nắm quyền lực Trong suốt quá trình ấy, Hitler đã để lại cho thế giới hôm nay một bài học, bài học mang tên “Hitler”, là nếu con người bị chi phối bởi lòng thù hận và sự vô lý
Trang 8thì sẽ thực hiện tất cả mọi tội ác kinh khủng nhất Cuốn sách đã giúp tác giả tìm hiểu được nguồn gốc của chính sách bài Do Thái mà Hitler đã xây dựng nên, cách mà Hitler xây dựng
bộ máy để thực hiện có hiệu quả mọi mệnh lệnh và rồi đi đến chỗ sụp đổ vào năm 1945
Với tiêu đề: “Lịch sử cuộc tàn sát 6 triệu người Do Thái của Đức Quốc xã”, được tạp
chí Chân trời Unesco ấn hành năm 2005 đã cung cấp cho tác giả bức tranh toàn cảnh về chính sách của chính phủ Đức Quốc xã đối với các cộng đồng người Do Thái ở châu Âu (1933-1945)
Năm 2007, cuốn sách “Sự trỗi dậy và suy tàn của đế chế thứ ba”, tác giả William L
Shirer- được Diệp Minh Tâm dịch Tác phẩm được đánh giá là “Một trong những tác phẩm
về lịch sử quan trọng nhất của thời đại chúng ta” Đây là một tác phẩm đồ sộ với trên 1.100
trang, đưa ra những minh chứng hùng hồn, những lập luận uyên bác cho sự trỗi dậy và suy tàn của một chế độ, đi cùng với nó là số phận của con người được sinh ngày 20.4.1889 ở thị trấn Braunau am Inn gần biên giới Áo-Đức như “định mệnh”: Adolf Hitler Từ khi được
xuất bản năm 1960, Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế thứ Ba – Lịch sử Đức Quốc xã đã
được ca ngợi rộng khắp như là một hồ sơ cuối cùng về những thời khắc đen tối của thế kỷ
XX Trải dài từ những giây phút đầu tiên sự ra đời của Đế chế thứ Ba ngày 30.1.1933 cho đến những ngày cuối cùng của nó Nền Đế chế chỉ kéo dài 12 năm 4 tháng nhưng đã gây ra bạo lực dữ dội hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đó, những thảm cảnh kinh hoàng trên bình diện toàn nhân loại với hàng triệu người bỏ mạng trong các trận chiến, hàng triệu người Do thái
bị ném vào các lò thiêu sống tại Ba Lan Là một phóng viên và nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, tác giả William Lawrence Shirer (1904 -1993) đã quan sát và tường thuật cuộc sống của người Đức Quốc xã từ năm 1925, tiếp cận với các nhà lãnh đạo Quốc xã hàng đầu Sau chiến tranh, khi tham dự các phiên tòa xử tội phạm chiến tranh, ông lại có dịp quan sát
họ đứng trước vành móng ngựa Sau đó, ông đã bỏ ra hơn 5 năm để rà soát từng đống tài liệu để tổng hợp nên một thiên sử liệu của một trong những thời đại hãi hùng nhất trong lịch
sử nhân loại Tác phẩm đã giúp tác giả có được cái nhìn toàn cảnh về Đế chế thứ III mà Hitler xây dựng lên
Trong khi đó, cũng vào năm 2007, với cuốn sách “Adolf Hitler- Tiểu sử chính trị”, tác
giả Lê Phụng Hoàng người viết được tiếp cận một cách chi tiết về cuộc đời của Adolf Hitler, về con đường dẫn đến quyền lực để rồi đi đến sụp đổ Quá trình hoạt động ấy của Hitler dù chỉ 12 năm nhưng ngần ấy thời gian cũng đủ để Hitler không chỉ kịp xây dựng và hoàn thiện một chế độ cầm quyền đáng được xếp ngang hàng với những chế độ bạo ác nhất
Trang 9trong lịch sử loài người, mà còn gây ra một cuộc tận diệt đối với cộng đồng người Do Thái trên thế giới đặc biệt ở châu Âu Tác phẩm đã giúp tác giả hoàn thành nội dung chương 1
của đề tài
Trong cuốn sách “Hitler và Lò thiêu sống dân Do Thái” tác giả Serge Millrer – Bản
dịch Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên Tác phẩm đi sâu nghiên cứu một cách tỉ mỉ cuộc
sống trong các trại tập trung của Đức Quốc xã tại các quốc gia mà Đức chiếm đóng ở châu
Âu trong đó nhiều nhất là ở Ba Lan Các trại tập trung, phòng hơi ngạt, các lò thiêu xác được xây dựng ngày một nhiều để làm sao năng xuất giết người cao nhất Tác phẩm dựng
lại toàn cảnh tội ác của một bộ máy mà cho đến nay khi đọc lại người ta phải suy ngẫm
Cuốn sách giúp tác giả hoàn thành nôi dung chương 3 đặc biệt là “giải pháp cuối cùng” đối
với người Do Thái
Năm 2009, trong cuốn sách “Bí mật về Adolf và các chiến hữu” của Mlechin Leonid
đã đã cung cấp cho tác giả thêm nguồn tư liệu về chính phủ Đức Quốc xã đặc biệt là những người thân cận trong bộ máy chính quyền của Hitler Những con người ấy đã tôn sùng Hitler đến mù quáng và trở thành vị lãnh đạo cao nhất, có quyền lực nhất của các tổ chức
SA, SS, Gestapo- sau này là nỗi kinh hoàng cho người Do Thái
Tác phẩm được coi là quan trọng nhất khi tìm hiểu nguồn gốc chính sách của chính
phủ Đức Quốc xã đối với các cộng đồng người Do Thái ở châu Âu (1933-1945) là: Mein
Kampf - “Cu ộc tranh đấu của tôi”, tác giả Adolf Hitler năm 1971 Đây được xem là tác
phẩm gốc đề cập đến lý thuyết về chủng tộc thượng đẳng và chủng tộc hạ đẳng Với tên gốc
là Mein Kampf, cuốn sách “Đời tranh đấu của tôi” trình bày tư tưởng và âm mưu của Adolf Hitler
tưởng mà người bình thường trong thế kỷ 20 thấy là quái đản thì không nói làm gì? Điều kỳ
lạ là hàng triệu người Đức, sau khi đã đọc qua quyển Mein Kampf lại tiếp thu một cách cuồng tín luồng tư tưởng như thế, và còn bị tư tưởng ấy dẫn đến chỗ hủy diệt cho hàng triệu con người vô tội bên trong và đặc biệt bên ngoài nước Đức Tác phẩm đã giúp tác giả tìm hiểu được tư duy, suy nghĩ của Hitler về vấn đề chủng tộc để sau khi lên cầm quyền Hitler biến tư duy ấy thành hành động Với nguồn tư liệu ấy, tác giả hoàn thành nội dung chương
1
3 M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* M ục đích nghiên cứu
Trang 10- Đề tài góp phần làm rõ chính sách của nước Đức thời kỳ cầm quyền của Hitler đối
với dân tộc Do Thái (1933-1945) qua đó lên án bất kỳ chính phủ nào có tư tưởng phân biệt
chủng tộc và kêu gọi thế giới giải quyết mọi mối quan hệ quốc tế bằng phương pháp hòa bình
* Nhi ệm vụ nghiên cứu
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân tại sao chính phủ Đức Quốc xã lại muốn
tận diệt người Do Thái?
- Làm rõ chính sách của nước Đức trên các lĩnh vực: Chính trị, xã hội, giáo dục, luật pháp Từ những ý tưởng manh nha dẫn đến hình thành chủ nghĩa bài Do Thái cực đoan
- Tìm hiểu nỗ lực giải cứu người Do Thái khỏi thảm họa diệt chủng nói chung, chính sách diệt chủng của chế độ Đức Quốc xã nói riêng
- Đóng góp vào nỗ lực nghiên cứu về chế độ Đức Quốc Xã ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Chính sách của chính phủ Đức Quốc xã đối với cộng đồng người Do Thái ở châu Âu(1933- 1945)
* Ph ạm vi nghiên cứu
- V ề phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách của chính phủ
Đức Quốc xã đối với cộng đồng người Do Thái trên lãnh thổ châu Âu
- V ề phạm vi thời gian: Từ khi chính phủ Đức Quốc xã được thành lập (1933)
đến khi sụp đổ vào 1945
5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngành học là phương pháp lịch sử, phương pháp logic để tìm mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, nhằm nêu bật nội dung cốt lõi, bản chất của sự vật, sự việc, cố gắng trình bày lịch sử như nó đã từng diễn ra Với đề tài trên, tác giả phải cố gắng tổng hợp, khái quát để nêu được một số nét cơ bản về chính sách của chính phủ Đức Quốc xã đối với người Do Thái
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp liên ngành : tác giả luận văn kết hợp các loại tài liệu và kế thừa thành tựu nghiên cứu của các ngành : lịch sử, địa lý, khảo cổ học, văn học
Trang 116 Đóng góp của luận văn
*V ề tư liệu: Đóng góp thêm nguồn tư liệu vào công cuộc nghiên cứu về chế độ
7 B ố cục của luận văn
Ngoài phần: mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì đề tài cấu tạo
nội dung gồm 3 chương chủ yếu:
Chương 1: Nguồn gốc của chính sách bài Do Thái
Chương 2: Chính sách của chính phủ Đức Quốc xã đối với các cộng đồng người Do Thái ở châu Âu trước chiến tranh thế giới thứ 2 (1933-1939)
Chương 3: Chính sách của chính phủ Đức Quốc xã đối với các cộng đồng người Do Thái ở châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ 2 (1933-1939)
Trang 12CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC CỦA CHÍNH SÁCH BÀI DO THÁI
1.1 Nền tảng ý thức hệ
Lý thuyết “Chủng tộc thượng đẳng” của Chủ nghĩa Quốc xã là một quái thai trong
lịch sử loài người, nhưng quái thai ấy không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên Nó là con
đẻ của Học thuyết Darwin- xã hội và Tư tưởng phục thù trong xã hội Đức sau chiến tranh
thới thứ nhất, từ đó trở thành cơ sở lý luận cho các chính sách của một chính phủ
1.1.1 H ọc thuyết Darwin xã hội
quá trình đấu tranh sinh tồn, trong đó chủng tộc nào thông minh hơn, khỏe mạnh hơn, thích nghi với môi trường tốt hơn sẽ là chủng tộc có quyền tồn tại; chủng tộc nào dốt nát, ốm yếu, kém thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải [7] Đây là kết quả của việc áp dụng một cách máy móc Thuyết tiến hóa của Darwin vào trong xã hội loài người Không phải ngẫu nhiên
mà có sự áp dụng máy móc đó Đây là hệ quả của việc áp dụng tràn lan chủ nghĩa thực chúng vào trong xã hội học Chủ nghĩa thực chúng do Auguste Comte (1798- 1887) nêu lên
từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XIX, trong đó cho rằng một hệ thống lý thuyết chỉ trở thành khoa học thực sự khi nó có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm trong thực tế Với
thắng lợi trong khoa học tự nhiên, chủ nghĩa thực chúng đã tạo ra tinh thần lạc quan mạnh
mẽ trong thế kỷ XIX, thúc đẩy các nhà xã hội học tìm cách giải thích hành vi của số đông
bằng những quy luật của tự nhiên Đúng lúc đó, Thuyết tiến hóa của Darwin ra đời Những
kẻ có đầu óc chủng tộc lập tức áp dụng Thuyết tiến hóa của Darwin để giải thích sự tiến hóa
của xã hội loài người, khẳng định rằng về cơ bản xã hội loài người cũng phải tiến hóa theo quy luật của sinh giới nói chung Đó chính là Học thuyết Darwin xã hội bước vào thế kỷ XIX, trong khi các nước như Anh, Pháp đã trở thành những đế quốc lớn, hùng mạnh, thì Đức lúc đó vẫn bao gồm các tiểu vương quốc rời rạc Mãi đến năm 1871 mới thống nhất thành một quốc gia Sự tụt hậu này tạo cho giới trẻ Đức thời đó một cảm giác tủi hổ, bất mãn Từ đó nước Đức có xu thế muốn vươn lên, chứng tỏ cho thế giới thấy mình không
những không thua kém ai, mà còn vượt trội so với kẻ khác Xu thế ấy là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất Nhưng thất bại thảm hại của Đức trong cuộc Chiến tranh này lại càng đẩy thanh niên Đức lún sâu vào tâm trạng tủi hổ và bất mãn sâu sắc hơn nữa Để chống lại căn bệnh tủi hổ này, những nhà lý luận có đầu óc chủng
Trang 13tộc đã cố gắng xới lên những học thuyết đề cao chủng tộc Đức, trong khi các nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc lại tuyên truyền cho chủ nghĩa phục thù, hứa hẹn sẽ lấy lại sức mạnh cho nước Đức, đưa nước Đức lên vị trí lãnh đạo thế giới
1.1.2 Ch ủ nghĩa chủng tộc và phục thù
Học thuyết Darwin xã hội đã trở thành “những nguyên liệu quý giá” để những nhà lý thuyết và chính trị theo chủ nghĩa chủng tộc ở Đức chế biến nên một chủ thuyết chủng tộc trong đó khẳng định rằng người Aryan chính là thủy tổ của người Đức, người Đức chính là
hậu duệ thuần chủng nhất và tinh túy nhất của người Aryan, do đó xứng đáng để lãnh đạo
thế giới Một trong những kẻ đi tiên phong trong học thuyết này là Alfred Rosenberg Rosenberg coi “chủng tộc Aryan là chủng tộc nằm ở bậc thang cao nhất trong hệ thống các
bậc thang chủng tộc” [74], trong khi “chủng tộc Do Thái” nằm ở tầng dưới cùng và là một
mối đe dọa đến “nền văn minh thuần nhất Aryan của Đức”, do đó cần phải bị đào thải Hơn
thế nữa, “chủng tộc Aryan” là chủng tộc duy nhất có khả năng sáng tạo nên những nền văn hóa và văn minh đích thực, trong khi các chủng tộc khác chỉ có khă năng giữ gìn hoặc phá
hoại những nền văn hóa đó mà thôi Rosenberg sau này trở thành cánh tay phải của Hitler về tuyên truyền và giáo dục tư tưởng Quốc xã, đồng thời làm Bộ trưởng Quốc xã phụ trách khu
vực chiếm đóng ở Liên Xô, cuối cùng bị đồng minh bắt năm 1945, bị xử tử hình tại tòa án
tội phạm chiến tranh Nuremberg ngày 16/10/1946
Từ điển Lịch sử thế giới (Dictionary of World History) do Chambers của Anh xuất bản năm 1994 viết: “Nước Đức đã ôm lấy cái khái niệm phi khoa học về chủng tộc Đức như là
bộ phận tinh túy nhất trong chủng tộc Aryan, trong số những người cùng nói thứ ngôn ngữ Ấn- Âu, và rằng họ có trách nhiệm với tiến bộ của nhân loại
[8, tr.60]…Chủ nghĩa quốc xã khẳng định rằng thế giới được chia thành một hệ thống nhiều thang bậc chủng tộc: Người Aryan, trong đó người Đức là đại diện thuần chủng nhất, là
chủng tộc thượng đẳng về văn hóa, trong khi người Do Thái là thấp kém nhất Điều đó cũng
có nghĩa là người Do Thái sẽ bị người Aryan tiêu diệt loại bỏ khỏi thế giới…” [8, tr.661]
1.1.3 Ch ủ nghĩa bài Do Thái
Chủ nghĩa bài Do Thái- Semitism hoặc Antisemitismus là sự thù địch hoặc thành kiến đối với người Do Thái với danh nghĩa một nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo Nó có thể ở nhiều
mức độ, từ sự căm ghét cá nhân cho đến các hành động khủng bố bạo lực được thể chế hóa
Trang 14Ví dụ cực đoan nhất của hiện tượng này là hệ tư tưởng của chủ nghĩa Phát xít của Hitler- cái
đã dẫn đến cuộc diệt chủng người Do Thái ở châu Âu
Khi đã có nền tảng ý thức hệ, cuộc tàn sát người Do Thái được biết đến với cái tên Holocaust
1.2 Một số nhân vật bài Do Thái nổi tiếng và Hitler- “cha đẻ của tiến trình
di ệt chủng”
Tư tưởng bài Do Thái được thể hiện qua Martin Luther (1483–1546), là nhà thần học
Đức đã khởi xướng Phong trào Cải cách Đức, có tầm ảnh hưởng sâu rộng từ tôn giáo đến chính trị, kinh tế, giáo dục và ngôn ngữ, khiến cho ông trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử cận đại Châu Âu Tư tưởng của ông manh nha ý bài xích Do Thái tuy không dữ dội như xu hướng đả kích Thiên chúa giáo của ông Tuy thế, giáo hội Lutheran mang tên ông không mang tư tưởng bài Do Thái
Tiến sĩ Karl Lueger (1844–1910), chính trị gia và thị trưởng (1897–1910) thủ đô Viên
nước Áo, có những chính sách bài Do Thái và phân biệt chủng tộc Lueger trở thành chính trị gia có ảnh hưởng mạnh nhất ở Áo lúc bấy giờ do tư cách có văn hóa và trình độ tri thức đáng kể Những người chống đối ông, kể cả người Do Thái, phải công nhận ông là người tề chỉnh, có tinh thần hiệp sĩ, khoáng đạt và dễ dung thứ Ngay cả nhà văn nổi tiếng Áo gốc Do Thái, Stefan Sweig, cũng có ý kiến thiện cảm về ông Vì thế, có thể nói tư tưởng bài Do Thái của Lueger đạt mức độ tinh tế từ cảm quan của cá nhân, dễ thuyết phục người khác
Người bị thuyết phục mạnh mẽ nhất là Adolf Hitler
Adolf Hitler sinh ngày 20/04/1889 tại số nhà 219 đường Salzburger Volstadt, thị trấn Braurau trên sông Inn ngăn cách Áo với bang Bayern của đế quốc Đức Hitler là con thứ ba
của ông Alois Hitler và bà Klara Polz Trong số sáu người con của hai người thì chỉ có Hitler và cô em gái Paula là còn sống đến lúc trưởng thành
Sau khi học xong bậc tiểu học, (9/1900), Hitller vào học trường Realschule của thành
phố Linz - một trường hướng nghiệp công thương Tuy nhiên, đến năm 1904, Hitler đã phải
rời trường Realschule sang một trường cao đẳng hướng nghiệp khác ở thành phố Steyr vì điểm quá kém Thế nhưng ở ngôi trường mới không được bao lâu, Adolf cũng phải dừng con đường học vấn của mình do tình hình học tập vẫn không được cải thiện Lúc này, Hitler
chỉ dồn tâm trí của mình vào một ước mơ duy nhất đó là trở thành một họa sĩ và nghệ sĩ đồ
họa kiến trúc tài danh Và đề tài hấp dẫn nhất trong những bức tranh anh ta vẽ chính là chiến
Trang 15tranh Sau này, chính Hitler, khi đã trở thành Quốc trưởng của Đảng Quốc xã, nhớ lại
rằng "Các trận đánh anh dũng là sự trải nghiệm tinh thần quan trọng nhất của tôi Từ thời đó
trở đi, tôi ngày càng say sưa với bất kì thứ gì có gắn bó chút nào đó với chiến tranh hay với nghiệp lính" [23, tr.5] Một thanh niên mới bước vào độ tuổi mới lớn đã có những tư tưởng khác người Tại sao con người mơ ước trở thành một họa sĩ, một nhà kiến trúc tài danh ấy không say mê những đề tài mà các họa sĩ nổi tiếng đương thời ta vẫn thường thấy như : chủ
đề về thiên nhiên, vẻ đẹp của người phụ nữ mà nó lại là chiến tranh Thật khó giải thích về tính cách này của Hitler nhưng chúng ta có thể nhận thấy chính tính cách này đã ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng của nhà độc tài phát xít trong tương lai
Rời khỏi trường Oberrealschule ở Steyz, Hitler bằng mọi cách thuyết phục mẹ cho thi vào trường Học viện nghệ thuật Viên Và cuối cùng giấc mơ đến Viên của Adolf cũng trở thành hiện thực vào mùa thu năm 1907 Tuy nhiên ước mơ trở thành họa sĩ của Hitler đã tan
biến gay sau đó vì kết quả không đủ điểm để vào trường Song không phải vì thế mà Hitler chán nản và tiếp tục sống ở Viên để theo đuổi giấc mơ trở thành sinh viên nghệ thuật cho đến năm 1913 Khoảng thời gian từ 1908-1913, Hitler sống lang thang nghèo khổ ở thành
phố Viên, cũng có lúc Hítler sống bằng những đồng tiền của người làm công nhật hằng ngày, một thợ vẽ tầm thường trên đường phố Đây là quãng đời cơ cực nhất trong cuộc đời
của nhà độc tài Sau này, Hitler nhớ lại trong Mein Kampf "Thành phố Viên vừa là biểu trưng cho những thú vui vô hại của vô số người, vừa là mảnh đất lễ hội của những kẻ ăn chơi, còn đối với tôi chỉ là nơi chứng kiến thời kì sầu thảm nhất trong đời… 5 năm trời tôi
buộc phải kiếm sống, lúc đầu như người làm công nhật rồi như một người thợ vê tầm thường; các công việc này chỉ mang lại cho tôi một số tiền ít ỏi, không bao giờ đủ dù chỉ để làm dịu cơn đói trong suốt nhiều ngày Cái đói không ngừng bám theo tôi, không bao giờ
rời tôi lấy một giây và luôn chen lẫn vào mọi giờ giấc sinh hoạt của tôi Cuộc sống của tôi là
cuộc chiến đấu liên tục chống lại những người bạn đồng hành bất nhân này" [23, tr.8-9]
Có một điều đáng chú ý trong thời gian Hitler sống ở Viên mà sau này, nó ảnh hưởng
tới con người và cá tính của nhà độc tài đó là bắt đầu học hỏi thêm trên các vấn đề chính trị
bằng cách đọc nhiều sách báo và tham gia bàn luận chính trị Thực tế, đây không phải là sự đam mê khác lạ gì đối với mỗi người đàn ông khi đã bắt đầu trưởng thành Nhưng Hitler lại say sưa các vấn đề chính trị một cách lạ thường đến nổi không quan tâm tới chuyện ăn
uống Những cảm xúc cuồng nộ, chán chường và suy sụp luôn xen lẫn trong những bài thuyết giáo của ông Đặc biệt sở thích đọc sách báo của nhà độc tài tương lai cũng làm
Trang 16nhiều người phải suy nghĩ Ông đọc rất nhiều loại sách báo nhưng lại không đọc theo một
chủ đề nào và cũng không có hệ thống nào: có lúc là lịch sử cổ La Mã, có khi là các tôn giáo phương Đông, thôi miên học, huyền bí học, chiêm tinh học hay Đạo Tin Lành Cách đọc này ít nhiều phản ánh bản chất con người của Hitler: tức là mơ ước làm đủ mọi chuyện nhưng lại không đủ kiên trì theo đuổi đến cùng bất cứ chuyện gì, sống bằng đủ thứ nghề nhưng lại chẳng theo đuổi lâu dài một nghề nào Một người luôn tự nhận là nghệ sĩ với mơ ước không bao giờ trở thành hiện thực, tinh thần thường xuyên trong trạng thái cô đơn và tuyệt vọng Những mớ kiến thức ấy được Hitler tập hợp thành hệ thống tri thức mà ông luôn
tự hào chứa đựng những quan điểm thù hằn người Do Thái và những người xã hội - dân
chủ Song không phải vì sự thù ghét ấy mà Hitler phủ nhận những mặt tích cực của các nhà
xã hội - dân chủ cũng như phong trào đấu tranh do họ lãnh đạo Nhà độc tài đã biết tiếp thu
những bài học kinh nghiệm từ thành công của họ để áp dụng vào quá trình hoạt động chính
trị của mình sau này đó là: cách gây dựng một phong trào quần chúng, nghệ thuật tuyên truyền và giá trị của cái gọi là khủng bố tinh thần và và thể chất Còn sự thù ghét người Do Thái chỉ đơn giản là sự hiểu biết lệch lạc, không có một chứng cớ cụ thể gì mà chỉ là sản
phẩm của sự hoang tưởng bệnh hoạn Hitler cho rằng" người Do Thái chỉ là giống quái dị,
bê tha, trụy lạc, là hiện thân của cái xấu xa, là tượng trưng cho tất cả những gì Hitler căm ghét và sợ hãi, nguyền rủa và xa lánh Người Do Thái có mặt ở khắp mọi nơi, chịu trách nhiện về mọi thứ, chủ nghĩa cách tân trong nghệ thuật và âm nhạc mà Hitler không biết cảm
thụ, sách báo khiêu dâm và tệ nạn đĩ điếm cho đến ách bóc lột người lao động" [23, tr.14]
Thật ra Hitler kết tội người Do Thái như vậy cũng chỉ nhằm mục đích đổ tội cho người Do Thái có âm mưu quy mô toàn cầu là "hủy diệt và nô dịch người Aryen" để trả thù cho vị trí
thấp hèn của chính mình Mục đích của người Do Thái là làm suy yếu đất nước bằng cách khuấy lên những chia rẽ xã hội và xung đột giai cấp, bằng cách tiến công vào nòi giống, truyền thống anh hùng, khả năng chiến đấu và bộ máy quyền lực nhưng lại ủng hộ những ý tưởng dối trá về chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa hòa hiếu và chủ nghĩa duy vật của chế độ dân chủ Và công cụ để người Do Thái sử dụng để đạt mục đích là chủ nghĩa Marx
Rõ ràng những bài xích trào lưu xã hội- dân chủ, căm ghét chủ nghĩa Marx, thù hằn người Do Thái đã đẩy Hitler vào chủ nghĩa sôvanh, sản phẩm tệ nhất của chủ nghĩa dân tộc
hẹp hòi Do vậy trong thời gian ở Viên, Hitler say sưa với những cương lĩnh chứa đựng chủ nghĩa dân tộc cực đoan (thống nhất với nước Đức, công kích triều Habsburg, tẩy chay tòa
Trang 17thánh Vatican ), những lời lẽ cuồng nộ bài Do Thái và một kế hoạch điên cuồng chống chủ nghĩa xã hội Đây cũng là khoảng thời gian những ý niệm đầu tiên về người Do Thái trong con người Hitler bắt đầu hình thành
Một hôm khi đang đi lang thang ở một khu phố ở Vienna, Adolf nhìn thấy một người đàn ông mặc áo khoác màu đen, áo trong dài tay có thắt dây hông, đeo những lọn tóc xoăn dày sau tay Người đàn ông đó là thành viên của nhóm Hasid, Hebrew « sùng đạo » của người Do Thái ở khu vực Đông Âu Ngạc nhiên, Adolf đi theo ông ta để phát hiện và học
hỏi những cử chỉ của ông ta Adolf chưa nhìn thấy ai như ông ta trước đây cả
Sự tò mò của Hitler nổi lên Cậu bắt đầu đọc về người Do Thái Trong các câu chuyện
về người Do Thái, cậu bắt gặp những bài báo, những cuốn sổ nhỏ ở quầy sách nói về chủ nghĩa chống Do Thái Chủ nghĩa chống Do Thái bắt nguồn từ thời Trung cổ ở châu Âu Trong suốt nhiều thế kỷ, người Do Thái bị coi là nguyên nhân của những tội ác khủng khiếp Do tôn giáo của họ khác với tôn giáo đạo Thiên Chúa ở phần lớn các khu vực ở châu
Âu nên rất dễ nhận thấy trong đạo của người Do Thái những điều lạ lùng Người ta nói rằng, người Do Thái đã giết chết chúa Jesus, tôn thờ quỉ Satan và dùng máu của trẻ em theo đạo Thiên chúa để hiến cho quỉ trong các lễ hội Mặc dù những lời phán xét đó đã bị các nhà
thời Thiên chúa giáo hiện đại bác bỏ nhưng nó vẫn phổ biến khắp châu Âu vào đầu thế kỉ
XX Mọi người cho rằng chủ nghĩa chống Do Thái của người xưa là sai lầm, là vô căn cứ vì
chủ nghĩa này chỉ đưa ra một lời giải thích đơn giản cho bất kỳ điều bất chắc nào xảy ra trên
thế giới Nếu ai đó gặp chuyện không may, thì việc đổ lỗi cho người Do Thái dễ dàng hơn
việc tìm ra nguyên nhân thực sự hoặc phải đứng ra chịu trách nhiệm
Tuy vậy, những điều mà Hitler đọc được về chủ nghĩa chống Do Thái thầm chí còn ăn sâu vào tâm trí cậu, tạo ra sự phân biệt chủng tộc và lòng thù hận về người Do Thái trong
cậu Những người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tin rằng chẳng bao giờ tồn tại một
« mái nhà chung » cho tất cả mọi người, cho dù mọi người có cùng một ngôn ngữ hay theo
một tập tục nào đó vẫn thuộc những giống người và màu da khác nhau Họ cho rằng, mỗi
chủng tộc đều có chung một « huyết thống » truyền tải mọi tinh túy từ đời này qua đời khác
Do vậy, chủng tộc người không bao giờ bình đẳng, được sắp xếp theo dạng kim tự tháp với
những chủng tộc siêu đẳng ở phía trên Chủng tộc Aryan hay Nordic đại diện cho dân tộc Đức Những người Aryan được coi là siêu việt hơn các chủng tộc khác, vì đã tạo ra những
đồ vật đẹp đẽ và quí giá cho thế giới Chủng tộc Negro, Oriental và Slav- người Nga, Ba Lan và Czech- bị coi là những chủng tộc hạ đảng Những người theo chủ nghĩa phân biệt
Trang 18chủng tộc cho rằng những chủng tộc đó rất hèn nhát, ngu dốt và theo lẽ tự nhiên là phải làm
nô lệ cho những chủng tộc siêu việt hơn Họ nói rằng những người Do Thái là những người
hạ đẳng nhất nhưng cũng nguy hiểm nhất Người Do Thái muốn chinh phục người Aryan
bằng cách đồng hóa dân tộc qua hôn phối, do đó thay đổi nòi giống người Aryan Bằng cách
đó, người Do Thái đã trở thành một tộc người hùng mạnh ở nước Áo và các nước khác Họ
thống trị ngành thương mại, ngân hàng, báo chí và nghệ thuật Chủ nghĩa cộng sản, ý tưởng
quản lý và điều hành nền kinh tế do tập thể chứ không phải cá nhân, là kế hoạch của người
Do Thái Ý tưởng dân chủ cũng bắt nguồn từ người Do Thái Những người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tin rằng chỉ có những chủng tộc người « siêu đẳng » mới có thể lãnh đạo được nhà nước, chính phủ vì những người bình thường không đủ thông minh để làm lãnh đạo
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không được những thực tiễn khoa học ủng hộ Những nhà nhân chủng học phản đối rằng trên thế giới này không có một chủng tộc thuần khiết nào
cả hoặc không có một dân tộc nào siêu việt hơn dân tộc khác Người Đức, người Ai Cập, người Mỹ và người Nhật là những dân tộc chứ không phải là các tộc người Người Slav nói dòng ngôn ngữ Slav Tương tự như vậy, việc nói về chủng tộc người Do Thái cũng giống như nói về người Hồi giáo hay Tin lành Đó là những tôn giáo mà nhiều người thuộc nhiều màu da, ngôn ngữ và dân tộc khác nhau tôn sùng
Tất cả những dẫn chứng khoa học đó không có tác dụng gì đến chàng thanh niên trẻ Adolf, người có nhu cầu muốn lòng thù hận lấn át khả năng đối mặt sự thật đau lòng đang
ập lên đầu cậu Những nhà phân biệt chủng tộc chống Do Thái đã giúp Adolf nhìn nhận
những vấn đề của cậu ở một góc cạnh khác Cuối cùng cậu cũng hiểu được nguyên nhân tại sao cậu thi trượt Đó là những người Do Thái Cậu tự quyết định cho rằng những giáo viên ở
Học viện có dòng máu Do Thái, những người, do biết mình không có khả năng hơn người,
muốn phá hủy sự nghiệp cậu Thay vì căm ghét bản thân, Adolf thấy lòng căm ghét người
Do Thái mang lại cho cậu chút thanh thản
Một khi Adolf đã căm ghét ai đó hoặc điều gì đó, thì chẳng có gì có thể thay đổi được lòng căm ghét trong cậu Ở tuổi 19, lòng căm giận càng sâu đậm và mạnh mẽ hơn đến khi
nó vượt qua mọi giới hạn của tinh thần Cậu chỉ cần nghe đề cập đến người Do Thái, hoặc nhìn thấy họ là có thể mất hết tự chủ Những từ mà Adolf phát ra khi đề cập đến người Do Thái là « lũ sâu bọ », « bọn côn trùng », « lũ hút máu người »…Một ngày, cậu thề là sẽ « trả
Trang 19đủ » cho bọn mọi rợ Do Thái Chúng phải trả hết, cho đến người cuối cùng, vì sự sỉ nhục mà chúng đã gây ra cho cậu
Một công việc ổn định sẽ khiến cuộc sống dễ dàng hơn nhưng Adolf không bao giờ hạ mình để làm việc cho người khác Cậu lang thang khắp Vienna lẩm bẩm về người Do Thái
và luôn mơ về một tương lai xán lạn [33, tr.20-23]
Cũng chính khi tham gia phong trào này, Hitler nhận thấy được sức mạnh của quyền
lực và sự tác động của lời nói Đây chính là những bí quyết đã được Hitler vận dụng triệt để vào trong quãng đời hoạt động chính trị của mình, đặc biệt vào cuối thập niên 30 của thế kỉ
XX
Từ thành phố Viên, từ tháng 5/1913, Hitler chuyển đến sống ở Munchen Tuy nhiên
cuộc sống của Adolf vẫn không khác gì so với ở Viên Hitler luôn sống né tránh lao động, không làm bất cứ việc gì cố định và thường xuyên trong cảnh thiếu trước hụt sau Bức chân
của Hitler trong khoảng thời gian hơn một năm sống tại Munchen theo nhận xét của những người láng giềng như "một người tâm thần, thường hay lảm nhảm những lời lẽ dông dài về
chủng tộc, bài Do Thái và chống mácxít, thỉnh thoảng tuôn ra hàng lô lốc những lời quát tháo thịnh nộ và những câu nguyền rủa độc địa" [23, tr.19] Dường như tư tưởng bài Do Thái, chống mácxít ngày càng ăn sâu vào trong tâm trí của nhà độc tài Nhưng cuộc sống
chản nán và cô đơn của Hitler ở Munchen thật sự thay đổi khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ Chiến tranh thế giới đã trở thành dịp để "Hitler phô trương lòng cuồng nhiệt dân
tộc, xua tan nỗi chán chường, cay đắng và oán hận chất chứa trong lòng" [23, tr.20] Vì thế khi chiến tranh xảy ra, Hitler đã xin gia nhập hàng ngũ quân đội của xứ Bayern
Trong chiến tranh thế giói với tư cách là một người lính liên lạc, Hitler luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ Cũng tư trong môi trường này, Adolf đã quen được hai nhân vật mà sau này đã trở thành những trợ thủ đắc lực cho mình, đó chính là Rudolf Hess và Max Amann Cuộc sống chiến tranh thật sự đã cho nhà độc tài tương lai rất nhiều kinh nghiệm bổ ích cho hoạt động chính trị sau này như kinh nghiệm gắn mình vào tổ chức, biến những ý tưởng của mình thành ý tưởng và sức mạnh của tập thể
Sau khi chiến tranh kết thúc, Hitler được tuyển vào phòng báo chí của Cục chính trị thuộc quân khu V và sau đó gia nhập Đảng công nhân (1919) Trong khoảng thời gian (1919-1923), bằng tài nghệ tuyên truyền của mình, Hitler đã biến Đảng Quốc xã thành một
tổ chức chính trị không có tiếng tăm nay phát triển mạnh ở Đức Tháng 7/1921, Hitler lên
nắm quyền lãnh đạo Đảng, được gọi là Fuhrer, biến nó trở thành tổ chức chuyên chế độc tài
Trang 20của riêng mình Một mặt Hitler tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc Đức, bài Do Thái; mặt khác ông bắt tay xây dựng lại tổ chức bộ máy Đảng Đó là chuyển trụ sở hoạt động của Đảng sang địa điểm có nhiều điều kiện thuận lợi hơn, lập tuần báo tuần san Volkischer Beobachter làm cơ quan tuyên truyền và tuyển chọn thêm những nhân vật có tài làm tay chân đắc lực cho mình như Rudolf Hess, Alfred Rosenburg, Hermann Goering
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Đức là kẻ chiến bại Do đó mà Đức đã phải chịu
chấp nhận những điều khoản nặng nề từ hòa ước Versailles Những khó khăn càng chồng
chất đè nặng lên đôi vai của người công nhân, nông dân khi đồng Mark mất giá, giá cả hàng hóa tăng, lạm phát diễn ra ngày càng mạnh Vì vậy không ít các cuộc biểu tình của công nhân nổ ra Các tầng lớp tiểu và trung tư sản trút mọi oán giận lên chính phủ Weimar Nhận
thấy những biến đổi của xã hội Đức sau chiến tranh, Hitler đã nắm bắt cơ hội đó, kích động người dân ủng hộ mình chống lại chế độ cộng hòa nhằm giành lấy quyền lực Một kế hoạch đảo chính được sắp đặt sẵn vào tối 8/11/1923 do Hitler, von Kahr dàn dựng: tại một cuộc mít tinh đông đảo được tổ chức ở quán bia Burgerbraukeller, nằm ở khu ngoại ô tây nam Munchen, von Kahr sẽ phát biểu theo yều cầu của một vài tổ chức thương mại Tại buổi mít tinh này sẽ có những nhân vật hoạt động chính trị hàng đầu ở bang Bayern như: Lossow, Seisser và nhiều nhân vật quan trọng khác Một lực lượng SA sẽ kéo đến bao vây chặt quán, không cho ai thoát ra ngoài Bản thân Hitler cùng vài người hộ tống sẽ nhảy lên diễn đàn, dùng súng uy hiếp von Kahr và các quan chức hàng đầu nhằm buộc họ đứng ra lãnh đạo
cuộc cách mạng, và Hitler sẽ tuyên bố ngay lúc đó Đúng như kế hoạch, 9 giờ 15 phút tối ngày 8/11/1923, các đơn vị SA bắt đầu bao vây quán bia Burgerbraukeller Màn kịch đã
diễn ra theo đúng kế hoạch nhưng mục đích của họ vẫn không đạt được Chỉ một ngày sau
cuộc đảo chính tiệm bia, những nhà lãnh đạo của Đảng Quốc xã phần lớn bị quân đội chế độ
cộng hòa bắt, số còn lại phải bỏ trốn Bản thân Hitler sau sự biến này đã phải chấp nhận cái
án 5 năm tù giam Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ sau hơn một năm ông đã được trả tự do (11/11/1923 - 20/12/1924) Cái giá thất bại năm 1923 đã để lại cho Hitler một bài học quý giá, đó là muốn giành quyền lực không phải bằng con đường bạo lực vũ trang mà phải đi lên
bằng con đường bầu cử, hợp pháp
Rút kinh nghiệm từ trong thất bại, sau khi ra tù, Hitler tìm mọi cách để nắm lại quyền lãnh đạo Đảng Quốc xã Trước tiên Hitler bắt tay vào quy tụ các đơn vị bị tan rã của Liên minh chiến đấu và đặt cho chúng một cái tên mới: Frontbann Và chỉ sau một thời gian
ngắn, Frontbann đã đông tới 3 vạn người Tiếp đến là tìm cách cho tờ báo Volkischer
Trang 21Beobachter của Đảng Quốc xã hoạt động trở lại và cuối cùng khẳng định vị trí lãnh đạo Đảng của mình Trong buổi mít tinh ngày 27/2/1925, Hitler tuyên bố: "tôi là người duy nhất lãnh đạo tổ chức, và không ai có quyền bảo tôi phải lãnh đạo ra sao chừng nào cá nhân tôi còn là người chịu trách nhiệm về tất cả mọi sự việc đang diễn ra trong phong trào" [23, tr.62-63] Để khẳng định đường lối lãnh đạo của mình cũng như trấn áp mọi đối thủ chống
lại mình, tại đại hội Bamberg, Hitler cho thông qua cương lĩnh 25 điểm với các nội dung
chính như hủy bỏ các hòa ước Versailles và Saint Germain và xem xét các đường biên giới
đã được thiết lập (điều 2,3); xác định quốc tịch Đức theo nguyên tắc sinh học chứ không theo nguyên tắc pháp lí, tức là những ai là người Đức mang dòng máu Đức (điều 4); người
Do Thái không được làm việc trong các cơ quan công quyền (điều 6); người Do Thái sẽ bị
trục xuất nếu xảy ra khủng hoảng (điều 7); tất cả phải lao động (điều 10); xóa bỏ ách nô
dịch của lãi suất ngân hàng (điều 11); các tổ chức độc quyền bị quốc hữu hóa, những xí nghiệp gia đình lớn phải cho người làm công hưởng lợi nhuận (điều 13,14); giai cấp trung lưu, người về hưu, tiểu thương, chủ công nghiệp nhỏ được bảo vệ khỏi sự đe dọa của chủ nghĩa tư bản và được nhà nước ưu đãi (điều 15,16); cải cách nông nghiệp bằng cách tịch thu không bồi thường các trang trại lớn (điều 17); tinh thần dân tộc phải được khắc sâu vào tâm não của học sinh ngay khi chúng biết suy nghĩ; Nhà nước phải bảo vệ và phát triển nòi
giống Đức bằng cách bảo vệ bà mẹ và trẻ em và thúc đẩy hoạt động thể dục (điều 20, 21); tái chế độ quân dịch cưỡng bức và giải tán quân đội đánh thuê mà Hòa ước Versailles đã áp đặt (điều 22); Nhà nước kiểm soát nghệ thuật, văn học, báo chí (điều 23); tôn giáo chỉ được
hoạt động trong địa hạt của mình và không được xâm phạm đến tình cảm đạo đức của nòi
giống Đức; phải tránh chủ nghĩa duy vật Do Thái (điều 24); Nhà nước tập trung hóa được lãnh đạo bởi một ủy ban chính trị có quyền lực chuyên chế (điều 25) Như vậy sau đại hội Bamberg, Hitler thật sự đã hoàn toàn nắm quyền lãnh đạo Đảng mà không bị một thế lực nào có thể cản trở Tiếp tục đường lối của cương lĩnh 25, Hitler vẫn tuyên truyền tư tưởng phát xít trong cả nước thông qua diễn thuyết, báo chí với sự hỗ trợ đắc lực của Goebbels Ngoài ra, Hitler còn thành lập những lực lượng quân sự phục vụ cho quá trình thâu tóm quyền lực của mình như: Gestapo (mật vụ quốc gia), SA (phân đội chiến đấu), SS (hộ vệ quân trong đội quân chiến đấu và dùng làm hộ vệ quân cho Hitler)
Tuy nhiên trong thời kì giành lại quyền lãnh đạo Đảng, hoạt động tuyên truyền chủ nghĩa phát xít của Hitler không đạt được hiệu quả như mong muốn vì đây là thời kì ổn định
nhất của chế độ cộng hòa Weimar Nhờ những chính sách ổn định và phát triển kinh tế của
Trang 22nền cộng hòa mà đời sống nhân dân đã giảm bớt đi sự khó khăn, thất nghiệp cũng giảm dần Nhưng thời gian đó kéo dài không được bao lâu khi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 diễn
ra Cuộc khủng hoảng đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với nước Đức thông qua những con số thống kê như sau:
Bảng 1.1 Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
đối với nước Đức
hoảng không chỉ là thảm cảnh đối với người công nhân mà nó còn xảy ra ngay với cả các
tầng lớp trung, tiểu tư sản Tất cả dường như đều lâm vào cảnh khốn quẫn Và trong lúc ấy,
những nỗi căm hận chế độ cộng hòa Weimar bỗng dâng lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, cái
chế độ mà nhân dân cho họ là những kẻ đâm sau lưng sau chiến tranh thế giới thứ nhất, và cũng là người đã gây ra thảm cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 Lợi dụng tình hình đó, Hitler lại càng tuyên truyền chủ nghĩa phát xít kích động nhân dân chống lại nền
cộng hòa, và hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp nếu ông lên nắm chính quyền Bằng những
thủ đoạn tuyên truyền lừa bịp, Hitler làm các tầng lớp nhân dân lu mờ hết ý chí Trong lòng
họ, những nỗi nhục bại trận dường như đã được xoa dịu bằng những lời công kích quyết liệt
nhằm vào "bọn tội phạm tháng Mười một" và huyền thoại "nhát dao đâm sau lưng" Lòng tự hào dân tộc bị tổn thương của họ được xoa dịu bằng những lời công kích không tiếc của Hitler nhắm vào Hòa ước Versailles và các nước đồng minh Tình cảnh khốn khổ của người dân được bọn phát xít giải thích bằng sự bất tài, ngu dốt của những kẻ cầm quyền, bằng đầu
óc cổ hũ của đám chính khách xa rời quần chúng Nỗi đắng cay vì phá sản của họ được trút
hết vào bọn đầu cơ Do Thái Tiến trình chia rẽ đất nước được lí giải vì do thuyết đấu tranh giai cấp của bọn Mác xít Những lời lẽ kích động trên thật sự đem lại hiệu quả khi kết quả
Trang 23vận động bầu cử, số phiếu ủng hộ Đảng Quốc xã không ngừng tăng lên, tên tuổi của Hitler ngày càng bay xa Theo đánh giá của dư luận thì Hitler sẽ là ứng cử viên sáng giá trong
cuộc chạy đua vào ngôi vị quyền lực cao nhất ở Đức
Trong bối cảnh hiện nay, Hitler cũng bắt đầu nhận thấy rằng nền cộng hòa Weimar đã
và đang lung lay trong cơn lốc của khủng hoảng kinh tế và biến động của xã hội Và không lâu nữa Hitler sẽ là người đứng đầu trong cơ quan quyền lực tại Đức Vấn đề bây giờ là phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để sau này nắm quyền, đó là tranh thủ sự ủng hộ của quân đội và giới đại tư sản công nghiệp và tài chính Giới quân đội chỉ là những kẻ lợi dụng
chế độ cộng hòa Weimar để giải thích cho sự thất bại của mình trên chiến trường Do đó
giới chỉ huy quân đội xem chế độ cộng hòa chỉ là giải pháp tạm thời nhắm đối phó với làn sóng cách mạng chịu sự tác động của chủ nghĩa Bônsevik, làn sóng bạo loạn li khai ở các bang, nhất là ở miền Nam Nhưng khi bão tố qua đi, lực lượng quân đội sẽ trỗi dậy chống lại
nền cộng hòa Weimar Còn giới tư sản đại công nghiệp và tài chính vốn chẳng ưa nền chính
trị quá dân chủ, có thể nói là dân chủ nhất châu Âu, của chế độ Weimar Vì vậy nếu Hitler
nhận được sự ủng hộ của hai lực lượng này thì con đường đi đến nắm quyền lực chỉ còn là
vấn đề thời cơ Quân đội sẽ là người dọn đường cho Hitler đi đến quyền lực, còn giới đại tư
sản công nghiệp và tài chính sẽ là người cung cấp tiền của phục vụ cho chiến lược đi vào
quần chúng của Hitler Vì vậy nắm được tầm quan trọng của hai lực lượng này, Hitler ra sức tranh thủ lôi kéo, tuyên truyền, kích động họ để họ ủng hộ Đảng Quốc xã, đả kích mạnh vào Hòa ước Versailles, vào những nhà hoạt động chính trị của Đảng xã hội- dân chủ và Đảng
cộng sản Đánh trúng tâm lí của giới quân đội và tài chính quân phiệt, Hitler đạt được mục đích của mình một cách nhanh chóng
Đến những năm 1930-1931, Đảng Quốc xã đã trở thành một tổ chức chính trị mạnh lan
tỏa khắp các địa phương trong cả nước Số Đảng viên của Quốc xã không ngừng tăng; lực lượng quân SA, SS tăng nhanh chóng; giới quân đội và đại tư sản công nghiệp tài chính cũng ngày càng ngả theo phong trào Quốc xã; những dòng tiền của các nhà tư sản cứ tuôn
chảy vào quỹ của Đảng Quốc xã ngày càng nhiều Trên đà thắng lợi đó, Hitler cũng liên tục thu được những kết quả hết sức khả quan trong các cuộc bầu cử Đặc biệt hơn, vị tổng thống già Hindenburg tái trúng đắc cử lần hai (lần 1, 1925-1932) đang trong giai đoạn hấp hối Chiếc ghế quyền lực ngày một gần hơn với Hitler Nhân cơ hội này, Hitler đã tranh thủ đứng ra tranh cử nhằm lôi kéo sự ủng hộ của các cử tri cả nước, đồng thời loại trừ các Đảng phái không hợp với mình Cuối cùng, sau bao nổ lực của Đảng Quốc xã cùng với Hitler,
Trang 24ngày 29/1/1933, tổng thống Hindenburg đã chính thức bổ nhiệm Hitler trở thành thủ tướng Đức Con đường đi đến quyền lực của Hitler giờ đây đã đạt được Vấn đề còn lại là Hitler sẽ xây dựng bộ máy Quốc xã như thế nào sau khi lên nắm quyền? Nhưng trước khi tìm đáp án cho câu hỏi trên, chúng ta cần phải giải thích được tại sao, Hitler cùng đảng phát xít của nó (Đảng công nhân quốc gia xã hội chủ nghĩa Đức) lại có thể giành thắng lợi một cách dễ dàng như vậy để rồi chính họ đã đẩy nước Đức cũng như lịch sử thế giới vào chương đen tối
nhất
Thứ nhất là nó xuất phát từ cội nguồn của lịch sử Đức Nước Đức thống nhất trong thế
kỉ XIX thực bằng con đường từ trên xuống do quý tộc Phổ tiến hành- là tầng lớp có tinh
thần hiếu chiến, sẵn sàng hi sinh những lợi ích của các dân tộc để thỏa mãn những tham
vọng bá quyền của mình Sau thời kì Bismarck, nền tảng của nước Đức thống nhất đã hình thành Sức mạnh của Đức giờ đây không chỉ là của Phổ mà của toàn đế chế Sức mạnh ấy đã làm cho vị vua thứ hai của đế chế, Wilhelm II, lấy làm cơ sở để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới nhằm giành lấy cho Đức một vị thế xứng đáng dưới ánh mặt trời Rõ ràng trong tư tưởng của các nhà quân phiệt Phổ, tinh thần hiếu chiến thể hiện ngày càng mạnh
mẽ Nếu như trước đây, tầng lớp Junker Phổ chỉ muốn tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm
thống nhất nước Đức thì bây giờ, tham vọng của họ là những vùng đất của người German nói tiếng Đức, những mảnh đất thuộc địa màu mỡ ở các châu lục mà Anh, Pháp đã chiếm trong những năm cuối thế kỉ XIX Lòng tham của quý tộc Phổ dường như không chỉ ăn sâu vào tầng lớp của họ mà còn lan rộng trong các tầng lớp đại tư sản, tài chính ngân hàng Cái tinh thần ấy lại chính là cội nguồn của Đế chế ba do Đảng Quốc xã, đứng đầu bởi Hitler, lãnh đạo sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc Hitler, một kẻ yêu nước đến mức cực đoan, đã thấm nhuần tinh thần của Phổ từ khi chỉ là một thanh niên lang thang, không nghề nghiệp ở thành phố Viên tráng lệ và sau đó ở Munchen Thất bại trong chiến tranh thế giới
thứ nhất không những làm cho những kẻ hiếu chiến ở Đức từ bỏ tham vọng của mình mà nó càng hun đúc thêm lòng thù hận, mong muốn chờ cơ hội gây chiến hòng phục thù Tinh thần
ấy càng tiếp thêm sức mạnh khi Hitler ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Đại Đức quốc, bài xích
Do Thái, xóa bỏ hòa ước Versailles cùng lời đả kích những kẻ đâm sau lưng của chế độ
cộng hòa Weimar, làm cho nhân dân Đức phải chịu nỗi nhục ê chề và thảm cảnh của đất nước sau chiến tranh Với tài nghệ thuật tuyền truyền bẩm sinh, Hitler đã làm cho cả nước Đức lầm tưởng ràng, nếu ông ta lên nắm quyền lực thì đất nước sẽ thoát khỏi những thảm
cảnh hiện nay, Đức sẽ trở lại là một cường quốc mạnh nhất châu Âu với lãnh thổ rộng lớn
Trang 25nhất bao gồm những phần đất của những người Aryen nói tiếng Đức Đó là lí do đầu tiên để Đảng Quốc xã cùng Hitler tranh thủ được sự ủng hộ từ những lá phiếu cử tri của nhân dân Đức- con đường hợp pháp để Hitler lên nắm quyền lực
Thứ hai, thắng lợi của Đảng Quốc xã quy về trách nhiệm của hai Đảng quan trọng nhất trong việc chống chủ nghĩa phát xít: Đảng Cộng sản Đức (KPD) và Đảng xã hội- dân chủ (SPD) Hai Đảng này vốn đều lấy công nhân làm chỗ dựa, chủ trương tiến hành cuộc cách
mạng đi đến xây dựng một Nhà nước công bằng, xã hội dân chủ, giàu mạnh nhưng hai Đảng
lại chủ trương tiến hành cách mạng theo hai con đường khác nhau Nếu KPD muốn tiến hành một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa giống nước Nga xô viết, tức là phải bằng con đường bạo lực cách mạng thì SPD lại chủ trương tiến hành cách mạng theo con đường của
những cuộc cải cách liên tục, cải tiến xã hội tư bản chủ nghĩa bằng những nỗ lực dần dần từ bên trong Do vậy giữa hai đảng công nhân Đức đã bất đồng quan điểm trong đường lối lãnh đạo cách mạng Từ mâu thuẫn ấy, KPD và SPD đã trở thành kẻ thù của nhau Hai Đảng quan trọng chống phát xít đã không thể liên kết với nhau tạo thành sức mạnh trước những
biến đổi lớn của đất nước Lợi dụng tình hình trên, Đảng công nhân quốc gia xã hội chủ nghĩa (NSDAP) của Hitler từng bước cô lập SPD, khủng bố KPD Trong khi KPD, SPD suy
yếu thì NSDAP lại vươn lên nắm đa số phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội quyết định vào ngày 5/3/1933 Chính chiến thắng này đã giúp Hiler giành chức thủ tướng Đức quốc và tiếp
tục vươn lên nắm quyền lực tối cao của đế chế
Cuộc đời Hitler từ khi chào đời cho đến khi trở thành thủ tướng Đức là chuỗi những tháng ngày thăng trầm Hitler từ một đứa trẻ gốc Áo lớn lên với mong muốn trở thành một
họa sĩ tài năng nhưng lại phải từng sống bơ vơ, lang thang cơ cực ở thành phố Viên hay Munchen tráng lệ vì ước mơ ấy Thế nhưng từ một binh sĩ sau chiến tranh thứ nhất trở về, ông đã trở thành một nhà tuyên truyền phát xít đại tài Với những vốn kiến thức tự học lấy trong xã hội và sự lọc lõi khôn ngoan, Hitler đã vươn tới đỉnh cao của quyền lực khi trở thành thủ tướng Đức và sau đó là lãnh tụ của Đế chế III Ở Hitler chúng ta thấy được một con người có tinh thần ái quốc đến cực đoan Ông ta yêu nước đức, ca ngợi nước Đức với sự sùng kính mãnh liệt Nhưng chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra và thất bại thuộc về Đức thì
những trừng phạt nặng nề trong Hòa ước Versailles do đồng minh phương Tây đề ra đã làm cho nhân dân Đức nói chung và Hitler vô cùng căm phẫn Đúng là các nước phương Tây đã không đủ sự rộng lượng xoa dịu nỗi đau cho một nước bại trận như Đức Nỗi căm phẫn vì
những điều ước khắc nghiệt trong Hòa ước Versailles càng làm cho nhân dân Đức, đặc biệt
Trang 26giới quân đội Đức quyết phải trả thù Với một người tôn thờ Đế chế của mình như Hitler thì ông không dễ dàng chấp nhận nỗi nhục này Vì vậy khi tham gia vào Đảng Quốc xã, Hitler nhanh chóng trở thành nhà tuyên truyền đắc lực của Đảng: khơi dậy tinh thần ái quốc, xóa
bỏ hòa ước Versailles, bài Do Thái, căm ghét chủ nghĩa Marx… Với bản chất khôn ngoan
lừa dối và tài hùng biện của Hitler khi tuyên truyền mà ông đã nhận được sự ủng hộ của của nhiều tầng lớp, nhất là giới tài chính – ngân hàng và quân đội Sử dụng hai lực lượng này như một con bài, Hitler đã dần vươn lên đỉnh cao của quyền lực
Ở Hitler, chúng ta vừa nhận thấy những đặc trưng nhất của giới quân phiệt Phổ nhưng
vẫn mang những nét riêng của chính ông: độc đoán, hiếu chiến, ghét chủ nghĩa tự do dân
chủ, bài Do Thái, chủ nghĩa Marx… nhưng có một lòng yêu nước cực đoan đến kì lạ và khả
năng hùng biện thiên phú mà không phải một chính trị gia nào cũng có được
Trong quyển Mein Kampf, tư tưởng bài Do Thái của Hitler được trình bày rất rõ nét
Ông ta ngược dòng lịch sử để đánh giá cao sự vinh quang của Đế quốc Đức do Otto von Bismarck thiết lập năm 1871, nhưng phê phán rằng một trong những lý do khiến cho đế quốc này sụp đổ là việc dung dưỡng người Do Thái
Hitler viết trong Mein Kampf- Cuộc tranh đấu của tôi về sự ghê tởm của dân Do Thái: Chẳng bao lâu cuộc chiến đấu vờ vĩnh giữa những kẻ thuộc phái Do thái tự do và phục quốc Do thái đã làm tôi ghê tởm; bởi lẽ nó hoàn toàn giả dối, dựa trên những lời dối trá và hiếm khi thấy được sự cao quý hay trong sạch về mặt đạo đức như bọn người này vẫn tuyên
bố [1]
Phải nói rằng, sự sạch sẽ của cái chủng tộc này, xét cả về đạo đức và cả các mặt khác, cũng là một vấn đề trong chính bản thân nó Cứ suy từ vẻ bề ngoài của những kẻ này, ta hẳn cho rằng chúng không ưa dùng nước,và thật đáng buồn, ta lại thường nhắm mắt mà vẫn biết được điều đó Về sau này, tôi phát buồn nôn bởi cái mùi bốc ra từ những kẻ mặc áo captan
ấy Lại thêm cả những bộ quần áo bẩn thỉu và cái vẻ ngoài ươn hèn của chúng nữa Tất cả những thứ đó không thể gọi là hấp dẫn được; nhưng nó lại trở nên hoàn toàn ghê tởm khi
mà, ngoài bộ dạng bẩn thỉu, ta còn phát hiện ra những vết nhơ nhuốc về đạo đức ở thứ
“chủng tộc được lựa chọn” này
Chẳng mấy chốc tôi trở nên suy tư hơn bao giờ hết nhờ ngày càng hiểu thấu hơn những hình thức hoạt động mà bọn Do thái tiến hành trong những lĩnh vực nhất định Có hình thức tục tĩu hay phóng đãng nào, nhất là trong đời sống văn hóa, mà không có ít nhất một tên Do thái tham gia vào! Kể cả khi ta mổ xẻ vào bên trong một khối áp xe như vậy, ta vẫn tìm
Trang 27thấy, giống như lũ giòi sống trong một cơ thể đang mục rữa, và thường lóa mắt bởi thứ ánh sáng đột ngột – một tên Do thái!
Trong mắt tôi những gì buộc phải toan tính kỹ chống lại dân Do thái đó là khi tôi trở nên quen với các hành động của chúng qua báo chí, nghê thuật, văn học và nhà hát Tất cả những lời cam đoan ngọt xớt giả dối hầu như không hoặc hoàn toàn không giúp ích được gì Chỉ cần nhìn vào một bảng cáo thị, học những cái tên ẩn sau những ngôn từ kinh tởm mà chúng dùng để quảng cáo là đủ để ta sôi máu Đó là một thứ bệnh dịch hạch, dịch hạch
trong tâm hồn, tồi tệ hơn cả nạn dịch hạch thời xưa và nó đang đầu độc mọi người! Chắc chắn rằng trình độ trí tuệ của những kẻ làm nghệ thuật này càng thấp kém thì sự sinh sản của chúng càng trở nên không có giới hạn, và tên vô lại sẽ kết thúc giống như chiếc máy tách rác, vũng vãi sự bẩn thỉu của mình vào mặt cả nhân loại Hãy nhớ rằng số lượng bọn chúng không giới hạn Thật kinh khủng, nhưng không thể bỏ qua, khi chính bọn Do thái, với
số lượng khổng lồ, lại dường như được Tạo hóa chọn để đón nhận cái nghiệp nhục nhã này Liệu đó có phải là lý do mà dân Do thái được gọi là “những kẻ được chọn”?
Giờ đây tôi bắt đầu tìm hiểu kỹ lưỡng những cái tên của tất cả những kẻ tạo ra những thứ bẩn thỉu trong đời sống nghệ thuật đại chúng Kết quả càng khiến tôi thêm căm ghét quân Do thái Bất kể tình cảm kháng cự thế nào, lý trí của tôi vẫn buộc phải rút ra kết luận của mình
Thực tế là chín phần mười tất cả những thứ tục tĩu văn chương, rác rưởi nghệ thuật và những lời lẽ ngu ngốc trên sân khấu kịch đều thuộc về một chủng tộc chiếm chưa đầy một phần trăm số dân cư cả nước, cái thực tế này không đơn giản cứ đổ đi là xong; đó là một sự thật phơi bày ngay trước mắt
Và bây giờ tôi lại bắt đầu tìm hiểu những “tờ báo của thế giới” mà tôi yêu thích từ trên quan điểm đó Càng dò tìm sâu hơn, cái đối tượng khiến tôi thán phục trước đây càng rúm
ró teo tóp hơn Văn phong của những tờ báo ấy ngày càng trở nên không thể chịu nổi; tôi không thể không coi những thứ đó là nông cạn và sáo rỗng; tính khách quan của những bài báo giờ đây với tôi dường như ngày càng gần với những lời dối trá hơn là sự thật chân chính; và kẻ viết ra những thứ đó chính là dân Do thái Bao nhiêu điều trước đây tôi không nhìn thấy thì bây giờ đập thẳng vào nhận thức của tôi, và với những thứ trước đây từng đem lại cho tôi những điều đáng suy nghĩ thì giờ đây tôi học được cách nắm bắt và hiểu thấu chúng
Trang 28Giờ đây tôi nhìn cái tinh thần tự do của những tờ báo ấy dưới con mắt khác; cái giọng điệu ngạo mạn dùng để đáp trả các cuộc công kích và tiêu diệt chúng bằng cách im lặng giờ đây đã lộ ra là một trò bịp bợm vừa khôn khéo vừa xảo trá; những lời bình luận tán dương dành cho các vở kịch luôn hướng tới các tác giả Do thái, và thái độ không tán đồng chẳng nhắm vào ai khác mà chính là những tác giả người Đức Cú châm trích nhẹ nhàng nhưng bền bỉ dành cho William Đệ nhị đã phởi bày phương pháp, và cũng lộ rõ thái độ tán dương
mà chúng dành cho nền văn hóa và văn minh Pháp quốc Những mẫu chuyện ngắn với nội dung rác rưởi giờ đây với tôi là một sự khiếm nhã hoàn toàn, và trong ngôn ngữ của nó tôi nhận ra cái giọng điệu của một dân tộc ngoại bang, tất cả mọi thứ đếu thể hiện sự thù địch với những giá trị Đức rõ rệt tới mức chỉ có thể nói đó là sự chủ ý Những ai là kẻ hứng thú với những chuyện này? Liệu tất cả có phải chỉ là một tai nạn không cố ý? Càng ngày tôi càng trở nên không chắc chắn
Quá trình phát triển được thúc đẩy bởi cái nhìn thấu bản chất của một số vấn đề khác Tôi đang nói tới quan điểm chung về đạo đức và đạo lý, những thứ mà phần đông bọn Do thái hay phô bày công khai và việc áp dụng thực tế những thứ ấy có thể nhìn thấy được
Ở đây, một lần nữa đường phố lại dạy cho tôi một bài học về một thứ đôi khi là sự xấu
xa hoàn toàn
Mối liên hệ của bọn người Do thái tới nạn mại dâm, và thậm chí hơn thế nữa, tới nạn buôn nô lệ da trắng, có thể được nhìn thấy rõ ràng nhất ở thành Vienna, rõ hơn bất kỳ thành phố nào khác ở Tây Âu, chỉ trừ khi cảng ở phía nam nước Pháp Nếu bạn có dịp dạo bộ trong đêm các con phố và ngõ hẻm của vùng Leopoldstadt, mỗi bước đi bạn sẽ chứng kiến những sự vụ vẫn được phần đông người dân Đức dấu giếm mãi tới khi Chiến tranh khiến những người lính ở mặt trận phía đông có cơ hội nhìn thấy những thứ tương tự, hay nói đúng hơn, buộc họ phải nhìn thấy
Vì thế, lần đầu tiên khi tôi nhận ra bọn Do thái là những kẻ máu lạnh, vô liêm sỉ và tính toàn cầm đầu những vụ mua bán đồi bại đáng kinh tởm trong lớp cặn bã xã hội, tôi thấy một cơn rùng mình ớn lạnh chạy dọc sống lưng Nhưng rồi một ngọn lửa bùng lên trong tôi Tôi không còn né tránh các cuộc thảo luận về vấn đề Do thái; trái lại, giờ đây tôi còn tìm kiếm chúng Và khi tôi học cách tìm ra bọn Do thái trên mọi ngả đường của đời sống văn hóa và nghệ thuật, và cả trong những hình dạng khác nhau của chúng, tôi bỗng chạm trán chúng ở một nơi tôi chưa từng nghĩ chúng sẽ xuất hiện Khi tôi nhận ra dân Do thái là thủ
Trang 29lĩnh của phe Dân chủ Xã hội, tôi bỗng sáng mắt ra Cuộc đấu tranh dai dẳng trong tâm hồn
đã tới hồi kết thúc
Ngay cả trong các mối quan hệ hàng ngày với đồng nghiệp, tôi cũng quan sát khả năng thích nghi đáng ngạc nhiên khiến họ có những quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề, đôi khi trong vòng vài ngày, có khi chỉ vài giờ Tôi thấy thật khó có thể hiểu được làm thế nào mà những con người khi nói chuyện riêng với nhau cũng bộc lộ vài ý kiến hợp lý, thế
mà bỗng nhiên lại tiêu tan mọi ý tưởng dưới ảnh hưởng của số đông Thường thì thế là đủ
để thất vọng Và khi, sau hàng giờ tranh cãi, tôi tin tưởng rằng cuối cùng mình đã phá bỏ được tảng băng ngăn cách, dẹp hết những suy nghĩ vớ vẩn và bắt đầu tận hưởng chiến thắng thì ngay ngày tiếp theo, trước sự phẫn nộ, tôi buộc phải bắt đầu lại tất cả mọi chuyện; mọi thứ đã làm chẳng đem lại kết quả gì Giống như một con lắc vĩnh cửu, ý kiên của họ cứ lắc qua lắc lại về điểm ngu dốt ban đầu
Tôi có thể hiểu được tất cả những điều này: họ bất mãn với số phận của mình và nguyền rủa số phận đã khắc nghiệt với họ; họ căm ghét giới chủ và cho đó là những kẻ chấp pháp vô lương tâm của số phận; họ nguyền rủa các nhà cầm quyền mà trong mắt họ là lũ người vô cảm trước số phận của họ Nhưng điều tôi không sao hiểu nổi được là lòng thù hận
vô biên của những con người này với dân tộc của chính mình, khinh miệt sựu vĩ đại của đất nước, bôi nhọ lịch sử, và dìm các vĩ nhân xuống bùn đen
Cuộc đấu tranh chống lại chính giống loài của mình, thị tộc của mình, quê hương của mình thật điên rồ và không sao hiểu nổi Điều đó trái với tự nhiên Ta có thể tạm thời chữa trị cho họ khỏi căn bệnh xấu xa đó, nhưng chỉ được vài ngày hay vài tuần mà thôi Nếu sau
đó bạn gặp lại kẻ mà bạn tưởng đã biến đổi được ấy, bạn sẽ thấy hắn vẫn y như trước Trạng thái quái đản trái với tự nhiên ấy đã chiếm lĩnh toàn bộ con người hắn
Thậm chí, Hitler còn viết: Không thể bắt tôi từ bỏ quan điểm “Căm ghét” dân Do Thái Dần dần tôi nhận ra rằng báo chí của phe Dân chủ Xã hội chủ yếu là do bọn người Do thái nắm giữ, nhưng tôi không gán cho điều đó một ý nghĩa đặc biệt nào, bởi lẽ các tờ báo khác cũng ở trong hoàn cảnh y hệt Tuy nhiên có một thực tế có vẻ đáng chú ý: không có một tờ báo nào của người Do thái có thể được xem là mang tính dân tộc chân chính, xét theo lối suy nghĩ của tôi và những gì tôi được học Tôi nuốt tức giận vào lòng và cố gắng đọc những tờ báo theo kiểu Mác-xít này, nhưng nỗi khiếp sợ điều đó đã trở nên lớn tới mức tôi cố gắn trở nên gần gũi hơn với những kẻ tạo ra bộ sản phẩm này Từ chủ báo trở đi, tất
cả đều là dân Do thái
Trang 30Hitler không ưa thích mấy dân Do Thái: "không có một tờ báo nào của người Do thái
có thể được xem là mang tính dân tộc chân chính, xét theo lối suy nghĩ của tôi và những gì tôi được học" [1]
Tôi lấy tất cả những sách báo của phe Dân chủ Xã hội mà tôi có được và tìm kiếm tên của các tác giả bài viết: toàn những cái tên Do thái Tôi ghi chú những cái tên của những kẻ cầm đầu cũng như những thành viên của “bọn người được chọn”, xem liệu chúng có phải là đại biểu Quốc hội hay thư ký công đoàn, lãnh đạo các tổ chức hay kẻ gây bạo động đường phố Tôi luôn thấy những hình ảnh khủng khiếp giống nhau Những cái tên như Austerlitzes, Davids, Adlers, Ellenbogens,v.v…, sẽ mãi mãi ghi khắc trong trí nhớ của tôi Có một điều trở nên đáng quý với tôi: tôi nhận ra cái tổ chức đảng mà tôi đã có cuộc đấu tranh khốc liệt nhất hàng tháng trời với những thành viên đê tiện của nó, hầu như hoàn toàn thuộc về một dân tộc ngoại bang, và với sự hài lòng sâu sắc và vui sướng, cuối cùng tôi đã đi đến kết luận rằng dân Do thái không phải là người Đức
Chỉ tới bây giờ tôi mới biết rõ kẻ dẫn dụ dân tộc ta Chỉ một năm ở Vienna đã đủ làm tôi thấm nhuần niềm tin rằng không có người lao động nào lại ương ngạnh tới mức không khuất phục trước trí tuệ thông hiểu hơn và những lời giải thích hợp lý hơn Dần dần tôi đã trở thành một chuyên gia về học thuyết của họ và dùng nó như một thứ vũ khí đấu tranh để bảo vệ niềm tin sâu sắc của mình Thành công hầu như luôn đứng về phía tôi
Nhân dân có thể được cứu thoát, nếu như có sự hy sinh lớn lao nhất và lòng kiên trì bền bỉ Nhưng không thể bắt một tên Do thái từ bỏ quan điểm của mình Khi đó tôi vẫn ngây ngô lắm nên cứ cố làm cho chúng hiểu sự điên rồ trong những học thuyết của chúng; trong phạm vi nhỏ bé của mình, tôi nói đến khản cả cổ, tê cả lưỡi, tưởng rằng chắc chắn sẽ thuyết phục chúng hiểu được những ý tưởng điên rồ Mác-xít tai hại đến thế nào; nhưng những gì tôi đạt được lại thường khác hẳn Mọi chuyện cứ như thể càng hiểu rõ những tác động có tính hủy diệt của những lý thuyết Dân chủ Xã hội và các kết quả của nó, chúng lại càng thêm quyết tâm theo đuổi ý tưởng của mình
Càng tranh cãi với chúng, tôi càng hiểu thêm về phép biện chứng của chúng Ban đầu
chúng kể lể từng sự ngu xuẩn một mà phe đối lập mắc phải, và rồi, khi đã hết cách, chính bản thân chúng lại giả đò ngu xuẩn Nếu tất cả đều không ích gì, chúng lại ra vẻ không hiểu, hoặc nếu bị thích thức, chúng lập tức vội vã thay đổi chủ đề, trích dẫn những lời vô vị, tẻ nhạt mà nếu người ta chấp nhận, ngay lập tức chúng dẫn dắt tới những vấn đề hoàn toàn khác, và rồi, nếu lại bị tấn công, chúng sẽ lại thoái lui và vờ như không hiểu người ta đang
Trang 31nói về cái gì Bất kể khi nào ai đó tìm cách tấn công chúng, họ sẽ thấy tay mình chạm vào một thứ nhớt nhớt quánh như thạch sẽ tách ra và chay qua các kẻ tay mình, nhưng ngay sau
đó lại tụ lại với nhau Nhưng nếu người đó giáng cho chúng một đòn đích đáng tới mức, theo như các độc giả quan sát thấy, chúng không thể làm gì hơn là đồng ý với họ, và nếu họ tin rằng như vậy là mình đã tiến được một bước thì họ sẽ rất đỗi ngạc nhiên với những gì diễn ra ngày hôm sau Tên Do thái chẳng hề nhớ chút gì về ngày trước đó, lại tiếp tục ra rả những lời vô nghĩa như thể chưa hề xảy ra việc gì, và hắn chẳng thể nhớ một điều gì, ngoại trừ việc hắn đã chứng minh tính đúng đắn của những lời hắn khẳng định ngày hôm trước Đôi khi tôi đứng đó sững sờ như bị sét đánh Tôi không biết điều gì đáng kinh ngạc hơn: giọng lưỡi lượn lẹo hay sự dối trá điêu luyện của chúng Dần dần tôi bắt đầu căm ghét chúng
Tuy thế, tất cả những chuyện này cũng có một mặt tốt: càng nhìn thấy nhiều kẻ cầm đầu thực sự hay ít nhất là những kẻ truyền bá của phe Dân chủ Xã hội, tôi lại càng thêm yêu quý dân tộc mình Bởi lẽ nếu xét tới những mánh khóe độc ác của những kẻ dẫn dụ này, ai
có thể chỉ trích những nạn nhân bất hạnh cơ chứ? Thật là khó biết bao, kể cả với tôi, khi đánh bại cái giống dối trá biện chứng này! Và thật vô ích khi thắng những kẻ dám bóp méo
sự thật những gì ta nói ra, những kẻ đó chẳng hề đỏ mặt xấu hổ khi phủ nhận những gì mình vừa nói để rồi ngay sau đó lại thừa nhận những điều đó
Càng hiểu hơn về bọn Do thái tôi lại càng thêm bao dung với những người lao động Trong mắt tôi, lỗi lầm lớn nhất không phải là ở họ mà là ở những người cho rằng chẳng nên bận tâm thương xót họ, với lòng chính trực quả cảm trao cho người con của dân tộc những
gì họ đáng được hưởng, và dồn những kẻ dẫn dụ và mua chuộc kia vào chân tường
Thôi thúc bới những điều trải qua hàng ngày, giờ đây tôi bắt đầu lần tìm dấu vết nguồn gốc của học thuyết Mác-xít Tôi thấy rõ ảnh hưởng của nó qua các trường hợp riêng lẻ; mỗi ngày thành công của nó lại hiện rõ rành rành trước đôi mắt chăm chú của tôi, và dùng thêm chút đầu óc tưởng tượng, tôi có thể phác ra những hậu quả của nó Câu hỏi duy nhất còn lại
là liệu kết quả đó đã có sẵn trong tiên liệu của người tạo ra học thuyết đó hay chỉ là nạn nhân của một sai lầm
Tôi cảm thấy, cả hai điều này đều có thể xảy ra Bốn người lính của đảng công nhân xã hội Đức hát trước một chi nhánh Berlin tại cửa hiệu Woolworth Co trong cuộc vận động tẩy chay người Do Thái hiện đang ở Đức, vào tháng 3 năm 1933 Hitler tin rằng những người sáng lập nên cửa hiệu Woolworth Co là người Do Thái
Trang 32Nếu là trường hợp đầu tiên, đương nhiên nghĩa vụ của một người biết suy nghĩ là phải buộc mình đứng hàng đầu trong cái phong trào chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp, nếu thế còn
có thể ngăn chặn thảm họa xảy ra; chứ trong trường hợp kia, kẻ tạo ra thảm họa hẳn phải là những thế lực vô cùng ác độc – bởi lẽ chỉ trong đầu lũ quái vật – chứ không thể là đầu óc con người – thì kết hoạch vè một tổ chức mới có được hình hài và ý nghĩa thực sự, và những hành động của lũ quái vật ấy chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả cuối cùng là sự sụp đổ của nền văn minh nhân loại và kế tiếp là sự hủy diệt thế giới Trong trường hợp này, niềm hy vọng còn lại duy nhất là đấu tranh, bằng tất cả những vũ khí mà tâm hồn, lý trí và ý chí con người
có thể tạo ra được, bất kể số phận sẽ ban sự may mắn cho bên nào
Vì thế tôi bắt đầu bắt mình phải làm quen với những kẻ đã tạo ra học thuyết đó, để hiểu hơn về những cơ sở nền tảng trong sự vận động của chúng Nếu như tôi có đạt được mục đích của mình nhanh hơn là trước đó tôi đã tin tưởng thì đó là những kiến thức mà tôi mới thu nhận được, dẫu khi đó còn chưa thật sâu sắc, về vấn đề dân Do thái Chỉ riêng điều đó cũng đã giúp tôi phác ra một sự so sánh thực tế giữa hiện thực và những lý luận tào lao của những kẻ đã hi sinh ra đảng Dân chủ Xã hội, bởi lẽ chính nó đã dạy tôi hiểu được ngôn ngữ của dân Do thái, những kẻ mà lời nói là để che đậy hay chí ít cũng ngụy trang những suy nghĩ của mình; mục tiêu thực sự của chúng vì thế không tìm thấy được ngay trong những dòng chữ viết ra mà được giấu rất khéo đằng sau đó
Với tôi đã là thời điểm tôi phải trải những biến động tinh thần mạnh mẽ nhất chưa từng có.Tôi không còn là kẻ theo chủ nghĩa thế giới yếu đuối mà đã trở thành một người ủng hộ bài Do thái Lại một lần nữa – và đây là lần cuối cùng – những ý nghĩ đáng sợ, nặng nề đến với tôi trong nỗi thống khổ sâu sắc cả về thể xác lẫn tâm hồn
Khi tìm hiểu kỹ lưỡng hành động của dân Do thái trong suốt lịch sử loài người, tôi bỗng nảy ra một câu hỏi đáng sợ, liệu số phận khó lường, có thể nào vì những lý do mà chúng ta, những sinh linh tội nghiệp, không biết được, bằng ý chí quyết tâm không bao giờ thay đổi, lại mong muôn cái chủng tộc ti tiện này giành được chiến thắng cuối cùng Có thể nào trái đất này từng được hứa hẹn làm phần thưởng dành cho cái chủng tộc ấy, cái chủng tộc sống là vì trái đất này?
Liệu chúng ta có được quyền lợi khách quan để đấu tranh tự bảo tồn, hay phải có điều này chỉ được biện minh một cách chủ quan ở chúng ta hay không? Khi tôi đào sâu nghiên cứu luận điệu giáo huấn của chỉ nghĩa Marx và tiếp đó đem những hành vi của bọn người
Trang 33Do thái ra nghiền ngẫm trong sự rõ ràng điềm tĩnh, chính số phận đã trao cho tôi câu trả lời của mình
Học thuyết của chủ nghĩa Marx của dân Do thái bác bỏ nguyên tắc cao quý của Tạo hóa và thay thế những sức mạnh và quyền lực đặc ân bằng số lượng lớn các con số và sức nặng chết người của nó Theo cách đó, nó phủ nhận các giá trị nhân cách trong con người, không thừa nhận ý nghĩa quan trọng của dân tộc và sắc tộc, và bằng cách ấy lấy mất của con người những tiền đề cho sự sinh tồn và văn hóa của mình Lấy học thuyết này làm nền tảng cho vạn vật thì ắt nó sẽ chấm dứt mọi trật tự mà trí tuệ con người có thể hiểu được Và khi việc áp dụng một luật lệ như vậy chỉ đem lại sự hỗn loạn, sẽ không còn gì ngoài sự diệt vong của nhân loại trên hành tinh này
Chỉ riêng điều đó cũng sẽ khiến những người có bản năng chính trị khác trở thành kẻ thù của hắn; trong mỗi sự vận động hắn sẽ đánh hơi thấy một điều có thể là khởi đầu cho sự kết thúc của hắn, và trong mỗi con người dù lớn nhỏ thế nào, hắn đều ngửi thấy cái mùi nguy hiểm đe dọa hắn Tôi sẽ còn nhiều điều nữa để nói về hạng người mạt rệp của nghị viện này [1]
Tất cả những gì Hitler suy nghĩ trong Mein Kampf không lâu sau đó đều trở thành hành động khi Hitler lên nắm chính quyền năm 1933 Điều đặc biệt là, những gì Hitler viết
về sự căm ghét người Do Thái và những việc cần phải làm với người Do Thái trong Mein Kampf được công khai xuất bản , được nhiều người ủng hộ tới mức cuồng tín Điều này cho thấy, tài hùng biện cũng như khả năng thuyết phục đám đông của Hitler là rất giỏi Hitler có thể điều khiển ý nghĩ, hành động của người khác theo ý nghĩ và hành động của mình.Từ đó, Hitler có được một bộ máy trung thành đến tuyệt đối khi lên nắm chính quyền Và cũng chính sự tài giỏi của Hitler đã dẫn đến sự tuyệt diệt của một dân tộc- dân tộc Do Thái
Tuy thế, Hitler không phải là người đơn độc bài Do Thái một cách mù quáng Nhiều nhân vật chủ chốt lúc đầu của Đảng Lao động Đức đã sẵn có tư tưởng này trong khi Hitler còn là nhân vật vô danh Ví dụ điển hình là Dietrich Eckart, thường được xem là nhà sáng lập tinh thần của Quốc xã, cũng mang tư tưởng này ngay từ đầu Tư tưởng bài Do Thái trở nên mù quáng và hàm hồ hơn khi trung ương đảng Lao động Đức, vì muốn tranh giành quyền lực với Hitler, năm 1921 đã kết án Hitler là người thân Do Thái!
Vào thời kỳ này, nước Đức đã rộ lên phong trào bài Do Thái, điển hình là vào năm
1920, đảng Lao động Đức mua lại một tờ báo chuyên bài xích Do Thái và biến nó thành tờ báo tiếng nói chính thức của đảng Vì thế, tư tưởng có tính cộng hưởng: xu hướng bài Do
Trang 34Thái của nhiều người Đức được Hitler lợi dụng khai thác, và đến phiên Hitler nhờ tài hùng biện lôi kéo thêm nhiều người Đức đi theo đường lối này
Suốt đời, Hitler vẫn là người bài xích Do Thái mù quáng và quá khích Di chúc của ông, viết ra vài giờ trước khi chết, chứa đựng lời công kích cuối cùng đối với người Do Thái, cho là họ có trách nhiệm đối với cuộc chiến mà ông ta phát động
1.3 Biểu tượng Swastika và lá cờ Đức quốc xã
Khi đã có Học thuyết Darwin- xã hội làm cơ sở “khoa học” để suy tôn “chủng tộc Đức” thành “chủng tộc thượng đẳng có quyền thống trị thế giới”, chủ nghĩa quốc xã chỉ còn thiếu một lá cờ với biểu tượng thích hợp Nhưng đích thân Hitler đã tìm thấy biểu tượng đó: Swastika của người Aryan!
Cuối thế kỷ XIX, Swastika của người Aryan đã xuất hiện trong tạp chí về chủng tộc xuất bản định kỳ của những người Đức theo chủ nghĩa quốc gia và là biểu tượng chính thức của những vận động viên thể thao Đức Đầu thế kỷ XX, Swastika của người Aryan đã trở thành một biểu tượng chung của chủ nghĩa dân tộc Đức (German nationalism) và có thể tìm thấy ở nhiều nơi như biểu tượng của Wandervogelb- một phong trào tuổi trẻ Đức; trên tạp chí Ostarra, một tạp chí định kỳ bài Do Thái của Joerg Lanz von Liebenfels; trên nhiều đơn
vị Freikorps khác nhau; và như một biểu tượng của Hội Thule Nhưng Swastika chỉ chính thức trở thành biểu tượng của chính phủ Đức Quốc xã kể từ khi Hitler chính thức sử dụng biểu tượng đó Đến những năm 1920, khi Hitler trở thành lãnh tụ đảng Quốc xã, Hitler thấy Đảng cần phải có một lá cờ và biểu tượng riêng của nó
Năm 1923, sau khi trở thành lãnh tụ Đảng Quốc xã, Hitler bị phạt tù 5 năm vì một hành động chống chính phủ Trong tù, Hitler đã viết tác phẩm “Mein Kampf”- “Cuộc tranh đấu của tôi”, trong đó viết: “Lá cờ mới phải là một biểu tượng của cuộc đấu tranh riêng của chúng ta, đồng thời có hiệu quả cao như một áp- phích tuyên truyền” [1, tr.89]
Không những thế, vốn xuất thân là một thợ vẽ, Hitler còn thiết kế ra hình ảnh cụ thể của lá cờ đó, trong đó Swastika của người Aryan được đặt chính giữa trên một hình tròn màu trắng Hitler viết trong Mein Kampf: “Màu trắng thể hiện tư tưởng dân tộc, biểu tượng Swastika thể hiện sứ mạng đấu tranh vì thắng lợi của người Aryan, đồng thời nói lên sự chiến thắng của tinh thần sáng tạo, một tinh thần đã và sẽ mãi mãi chống lại bọn Do Thái” [1, tr.67]
Trang 35Hitler, một họa sĩ thất bại, nhưng là người có khả năng tuyên truyền lão luyện biết cách lấy được sự ủng hộ của người khác Một trong những động thái thông minh của Hitler là lấy dấu thập tự ngoặc làm biểu tượng của Đảng Quốc xã Dấu thập tự ngoặc là một biểu tượng
cổ xưa về điều lành thể hiện ánh sáng mặt trời tỏa khắp mọi nơi Dấu thập tự ngoặc cũng thường thấy trong tác phẩm nghệ thuật của nhiều người Người Dersian khắc các dấu thập
tự ngoặc lên các vách đền; người Indian ở Mỹ thường hay tô những dấu đó lên quần áo [33, tr.44]
Thời Hitler, dấu thập tự ngoặc là biểu tượng chống chủ nghĩa Do Thái và là biểu tượng của sự “thuần khiết” của tộc Aryan [33, tr.44]
Chẳng bao lâu sau, Mein Kampf đã nhanh chóng trở thành cuốn “kinh thánh” của đảng quốc xã, chứa đựng tất cả các giáo điều của chủ nghĩa quốc xã, bao gồm cả những kỹ thuật tuyên truyền và kế hoạch làm thế nào để trước tiên chiếm lĩnh nước Đức, sau đó là chiếm lĩnh châu Âu
Chính bối cảnh ấy đã thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa phục thù ở Đức phát triển mạnh mẽ, tạo nên một cơ sở xã hội để đảng quốc xã thắng thế vào cuối những năm 1920, đầu 1930, dẫn tới sự ra đời của Đế chế thứ III (The Third Reich) với việc Adolf lên nắm chính quyền ở Đức năm 1933, thực hành một chính sách chủng tộc thảm khốc chưa từng có trong lịch sử
Như vậy, từ một hình tượng mang tính tôn giáo thuần túy, Hitler đã biến Swastika thành biểu tượng của sự chết chóc đối với các dân tộc trên thế giới nói chung, và đối với người Do Thái nói riêng
Ti ểu kết chương 1
Chủ nghĩa bài Do Thái của Hitler ra đời từ quá trình chắt lọc một cách tùy tiện học thuyết Darwin được bổ sung bằng những ý tưởng bệnh hoạn về chủ nghĩa chủng tộc và phục thù Nền tảng ý thức hệ ấy được Hitler sử dụng vào mục đích biện minh cho nỗi căm thù hướng vào cộng đồng người Do Thái ở Áo, rồi ở Đức trước cả khi quyền lực đến với Hitler
và Đảng Quốc xã Dựa vào tài hùng biện, hoàn cảnh chính trị- xã hội đương thời, sự trợ giúp của một số phụ tá, Hitler đã thực hiện một chính sách diệt chủng thảm khốc chưa từng
có trong lịch sử khi lên nắm chính quyền: tuyệt diệt người Do Thái
Trang 36CH ƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỨC QUỐC XÃ ĐỐI VỚI CÁC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DO THÁI Ở CHÂU ÂU
Gestapo (tên viết tắt của tổ chức Geheime Staatspolizei) là tổ chức “cảnh sát mật vụ
quốc gia” do Ger-man Goring lập năm 1933 để tiến hành các vụ bắt bớ và hỏi cung những người bì tình nghi
Gestapo giống như Hitler, cũng là luật Khi Goring bổ nhiệm Heinrich Himmler làm
chỉ huy phó Gestapo Phổ, lực lượng này bắt đầu mở rộng thành một nhánh của SS rồi nắm
quyền sinh sát trên toàn nước Đức
Nhiệm vụ chính của Gestapo là tình báo an ninh, nhưng cũng đảm trách thêm việc
thành lập và điều hành trại tập trung Đặc biệt, Gestapo phụ trách những nhân vật có tiếng tăm trong và ngoài nước như tướng lĩnh, cựu thủ tướng, cựu bộ trưởng… Gestapo thường
thi hành nhiệm vụ theo dõi, giam giữ, tra tấn và khi có hiệu lệnh của Adolf Hitler hoặc chỉ huy trưởng SS Heinrich Himmler- thủ tiêu những người này
Các chỉ huy trưởng Gestapo là Rudolf Diels (1933-1934), Hermann Goring
(1934-1936), Đại tướng SS Reinhard Heydrich (1936-1939) và Đại tướng SS Heinrich Muller (1939-1945)
Hermann Wilhelm Goring (1893-1946), trong một thời gian dài, là nhân vật số 2 của Đức Quốc xã, chỉ sau Adolf Hitler Ông là Lãnh tụ Lực lượng SA (1923), Chủ tịch Nghị
viện (1932-1933), Chỉ huy trưởng Mật vụ Đức (1934-1936), Bộ trưởng Hàng không kiêm
Tư lệnh Không quân (1935-1945), Bộ trưởng Đặc mệnh Toàn quyền Cơ quan Kế hoạch
Bốn năm (1936), được chỉ định là người kế vị Lãnh tụ khi Hitler chết (1941), người duy
nhất mang quân hàm cao nhất của Quốc xã: Thống chế Đế chế (1941)
Heinrich Luitpol Himmler (1900-1945) là một trong những nhân vật có thế lực nhất
của Đức Quốc xã, là Thống chế SS (từ năm 1933), Lãnh tụ Lực lượng SS (từ năm 1929),
Trang 37Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đức (từ năm 1936), Bộ trưởng Nội vụ (từ năm 1943), Bộ trưởng Đặc Mệnh Toàn quyền Hành chính (từ năm 1943), Tư lệnh Lực lượng Dân phòng (từ năm 1944) Sau chiến tranh ông tìm cách liên hệ với Đồng minh để đàm phán hòa bình nhưng bị
từ chối, chạy trốn nhưng vẫn bị quân Anh bắt, tự tử trước khi bị xét xử
Gestapo là xương sống của Đế chế thứ III Lực lượng này hoạt động mà không quan
tâm đến suy nghĩ và ước vọng của người dân Gestapo sẵn sang nghiền nát những vật cản
chống lại sự độc tài của Hitler Lực lượng “Gestapo” có thể thực hiện mọi tội phạm miễn là
việc làm đó phục vụ kế hoạch của Hitler “Gestapo” cố gắng gieo rắc sự nghi ngờ và sự mất
tin tưởng trong người dân Lực lượng này phong tỏa đất nước bằng hàng ngàn nhân viên và
người cung cấp thông tin Người của “Gestapo” giả danh cha xứ và nghe các cuộc xưng tội
của con chiên Ở mọi góc phố hay khu nhà ở, tất cả các thành phố Đức đều có một tên cung
cấp tin Tên này có thể là bất kỳ ai: quản gia, người hầu phòng, thủ quỹ cửa hàng hoặc là người hàng xóm Những tên nghe tin này nghe mọi chuyện Herr Schmidt có treo cờ chữ
thập ngoặc vào ngày sinh nhật của Quốc trưởng hay không? Fran Wolff có đóng góp hào
hững vào quĩ của Đảng Đức quốc xã không và số tiền là bao nhiêu? Ông già Herr Schmidt
có nhớ ngày chào “Heil Hitler” thay vì lời chúc một ngày tốt đẹp không? Mọi hành động lẩn tránh nhiệm vụ, mọi dấu hiệu về sự phản bội đều được thông báo đến lực lượng “Gestapo”
để điều tra Nhân viên của “Gestapo” thậm chí còn nghe lỏm các cuộc đối thoại ở những
khu vực công cộng như nhà ga, nhà hàng, rạp hát và góc phố Mọi chuyện diễn ra tồi tệ đến
nỗi người ta sinh ra một “kiểu nhìn” đặc trưng của nước Đức, liếc nhìn nhanh qua vai để đảm bảo không có ai nghe
trộm cả
Lực lượng “Gestapo” khơi dậy những cái xấu xa nhất trong con người Lực lượng này
khuyến khích người ta tố cáo lẫn nhau vì mục đích trả thù hay để nhận một quyền lợi nào
đó Một người đàn ông muốn cướp công việc của đồng nghiệp của mình thì hắn đến gặp
“Gestapo” với một câu chuyện bịa đặt hoặc một câu chuyện có thật về việc đồng nghiệp của
hắn nói xấu Quốc trưởng Một phụ nữ có thể sắp sếp các nhân viên “Gestapo” đứng bên
cạnh cửa sổ nhà để nghe chồng thóa mạ Đảng Quốc xã Chồng cô được đưa ngay đến trại
tập trung và cô sẽ được li dị và hưởng toàn bộ tài sản Những ai bị nghi ngờ thì thường xuyên nhận được giấy mời yêu cầu có mặt tại trụ sở của “Gestapo” vào một thời điểm nhất
định Đó là giấy triệu tập mà bạn không thể từ chối hay làm ngơ nếu như bạn còn quý trọng
Trang 38cuộc sống của bạn Thông thường bạn bi tra hỏi và được thả cùng với một lời cảnh báo là
bạn sẽ bị theo dõi từng cử chỉ vì “Gestapo” nắm mọi thứ về bạn trong lòng bàn tay
Lực lượng của “Gestapo” không bao giờ tỏ ra nhân đạo với “những kẻ thù của quốc
gia” Mọi hành động mà lực lượng này tiến hành nhằm khủng bố các nạn nhân và bẻ gãy sự
chống cự của họ Nhà của những người nghi ngờ thường bị tập kích vào nửa đêm Những người bị nghi ngờ bị đưa đến những nhà tù bí mật và không được liên lạc với thế giới bên ngoài Cho dù những người này có cố gắng tìm cách liên lạc thì chẳng ai có thể biết họ đang
ở đâu và còn sống hay không
“Gestapo” làm mọi việc có thể để bắt những người bị nghi ngờ phải thú nhận tội lỗi và khai ra đồng bọn Những tên tra khảo lành nghề tống những người bị tình nghi vào một địa
ngục sống Những tên này sử dụng những đồ dùng tra tấn của thời Trung cổ để dập nát
những nạn nhân này: những đoạn gỗ xiết ngón tay, ủng xiết chân, kim châm Những nạn nhân bị dìm xuống nước, bị điện cao thế giật Việc tra khảo đánh đập kéo dài hàng giờ; khi tên này mệt thì có tên khác thay Ngày nay người ta có thể nhìn thấy những vết cào sâu lên tường xi măng bằng tay của những nạn nhân trong các nhà tù tra tấn họ
Nhiều người đã chết hoặc bị điên dưới những đòn tra tấn vô nhân đạo Những người may mắn được thả buộc phải giữ bí mật vì nếu tiết lộ về việc họ bị nhốt ở đâu và những chuyện xảy ra với họ thì họ sẽ chết Đó là cách mà “Gestapo” vừa giữ được bí mật của nó
vừa tăng cường gây ra nỗi sợ hãi cho người dân Đức Hàng năm, lực lượng “Gestapo” tống
hàng ngàn người vào các trại tập trung
[33, tr.79-83]
2.1.2 SA
SA (tên gọi tắt của tổ chức Sturmab-telilung) là những “đội quân xung kích”, tổ chức bán quân sự của Đảng Quốc xã, được thành lập vào năm 1923 do chính Hitler tổ chức Vì
mặc đồng phục màu nâu nên còn gọi là “Quân áo nâu” Nhiệm vụ chính của SA ban đầu là
bảo vệ buổi họp của Quốc xã, giải tán cuộc họp của đối thủ và nói chung khủng bố người
chống lại Hitler Lực lượng SA khởi đầu được đặt dưới sự chỉ huy của Đại úy Ehrhardt, kế
tiếp là Hermann Goring năm và Hitler năm 1930 Việc chỉ đạo trực tiếp là do Tham mưu trưởng chỉ huy hàng ngày; Tham mưu trưởng SA nổi tiếng nhất là Rohm
2.1.3 SS
Trang 39Sau khi lực lượng SA trở thành kiêu binh, vô kỷ luật, để được sự hỗ trợ đáng tin cậy hơn Hitler chính thức thành lập lực lượng SS- Schutzstaffel, điều những người thân tín từ
SA qua và bổ sung bằng những người đã được đào tạo chính quy về học thuyết Quốc xã
SS là tổ chức an ninh của Đảng quốc xã, trung thành với Hitler tới mức cuồng tín Thoạt đầu người ta chỉ lựa chọn để làm đội bảo vệ, nhưng sau này nó cũng biến thành một đội quân SS có hai phân đội: “Đội đầu tử thần” chuyên việc bảo vệ văn phòng Quốc trưởng, còn “Quân đội SS” là một quân đoàn tinh nhuệ thiện chiến Binh sĩ SS mặc đồng
phục màu đen tương tự như trong quân đội của Phát xít Ý, nên được gọi là “Quân áo đen”
SS có hệ thống quân hàm tương tự như trong quân đội Đức nhưng với tên gọi khác, mang quân phù đặc biệt Tất cả binh sĩ khi gia nhập SS đều phải đọc lời tuyên thệ trung thành với chính cá nhân Hitler
Lúc đầu, lực lượng SS chỉ là những cận vệ cho Hitler Mãi đến năm 1929, Hitler mới tìm ra được người lãnh đạo trưởng của SS: Heinrich Himmler Heinrich Himmler là người phân biệt chủng tộc sâu sắc, ông tin rằng người Do Thái và người Slavơ còn hạ đẳng hơn
những con vật nhỏ nhất và cần phải bị tiêu diệt, Himmler là cánh tay phải của Hitler: cẩn
thận, cần cù và trung thành Hitler đã thấy trong Himmler một tên cảnh sát trưởng hoàn hảo
của một nhà nước chuyên chế
Khi Himmler nhận chức vụ chỉ huy trưởng, lực lượng SS có khoảng 280 người Chỉ trong một thập kỷ, Himmler đã biến “SS” thành một lực lượng cảnh sát có 250.000 quân, có tính kỷ luật cao làm bất cứ điều gì để bảo vệ quyền lực của Quốc trưởng Khẩu hiệu của lực lượng cảnh sát “SS” là “Tin tưởng, tuân lệnh và chiến đấu” Điều này có nghĩa là những tên
cảnh sát này thi hành mọi mệnh lệnh mà không cần suy nghĩ rằng mệnh lệnh đó đúng hay sai [33, tr.78]
Himmler muốn lực lượng “SS” thể hiện những đặc tính tốt nhất của “chủng tộc Aryan” Tiêu chuẩn của lực lượng cảnh sát này rất cao, và 9 trong 10 người tình nguyện sẽ
bị loại vì không thích hợp với lực lượng “SS” Những người được tuyển phải cao ít nhất từ 1m60 trở lên và không mắc bệnh về thể chất và tinh thần Điều quan trọng hơn cả là những người này phải chứng minh rằng bố mẹ họ phải mang dòng máu củ chủng tộc Aryan thuần
chủng trở về từ những năm 1750 [33, tr.78]
“SS” phát triển mạnh theo thời gian, cuối cùng ngự trị nước Đức và là một cái tên gây kinh hoàng cho mọi vùng bị Đức chiếm đóng ở châu Âu
Trang 40Vào năm 1930, các đội quân SS và SA gộp lại lên đến hơn 100.000 người- còn đông hơn cả quân đội Đức lúc này còn bị Hòa ước Versailles hạn chế Hai năm sau, lực lượng SA
chỉ báo cáo với Hitler mà không phải thông qua bộ trưởng hoặc tướng lĩnh nào
Lực lượng quân sự có tính chuyên nghiệp, được trang bị hỏa lực và cơ giới hùng mạnh
là Waffen- SS Được phát triển như đội quân thứ hai bên cạnh quân chính quy, tụ họp
những người cuồng tín đã được rèn luyện kỹ học thuyết Quốc xã, cuối cùng lực lượng này
có 38 sư đoàn tác chiến gồm 800-950.000 người [33]
2.2 Ti ến hành trục xuất
Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Đảng Quốc xã của Adolf Hitler lên nắm chính quyền, hầu như ngay lập tức tiến hành các cuộc bách hại và trục xuất 525.000 người Do Thái đang sinh
sống tại Đức Trong cuốn “Mein Kampf” (1925), Hitler không giấu diếm sự căm ghét đối
với người Do Thái, và hé lộ những dấu hiệu về ý định truất họ khỏi đời sống chính trị, trí
thức và văn hóa Đức
Vào thời điểm này, có khoảng 9,5 triệu người Do Thái sống ở châu Âu, bao gồm 1,7% tổng dân số châu Âu Con số này chiếm hơn 60 phần trăm dân số của người Do Thái trên thế giới tại thời điểm đó, ước tính khoảng 15,3 triệu [73]
Đa số người Do Thái ở châu Âu trước chiến tranh cư trú ở miền đông châu Âu Các cộng đồng người Do Thái lớn nhất trong khu vực này là ở Ba Lan, với khoảng 3.000.000 người Do Thái (9,5%), phần châu Âu của Liên Xô, với 2.525.000 (3,4%) và Romania, với 756.000 (4,2%) Dân số Do Thái ở các bang ba Baltic đạt 255.000: 95.600 trong Latvia, 155.000 ở Lithuania, và 4560 ở Estonia Ở đây, người Do Thái bao gồm 4,9%, 7,6%, và 0,4% dân số của mỗi nước, tương ứng, và 5% tổng dân số của khu vực
Trước chiến tranh trong trung tâm châu Âu, cộng đồng người Do Thái lớn nhất là ở Đức, với khoảng 500.000 thành viên (0.75% tổng dân số của Đức) Tiếp theo đó là Hungary với 445.000 (5,1%), Tiệp Khắc với 357.000 (2,4%), và Áo với 191.000, hầu hết trong số đó cư trú tại thủ đô Vienna (2,8%)