CÔNG TY MAY NHÀ BÈ – CTCP
3.3.1 Đối với nhà nước
Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam.
Chính vì vậy mà Chính phủ nên thực hiện một số biện pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dệt may ở một số khía cạnh như là:
a) Hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với một số nhóm dự án trong ngành, chẳng hạn như quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, xử lý nước thải, v.v.;
b) Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu phục vụ ngành dệt may.
c) Bảo lãnh, cấp tiền thu sử dụng vốn để tái đầu tư, cấp bổ sung vốn lưu động với một số doanh nghiệp nhà nước trong ngành
d) Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt - may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có một số biện pháp khác nhằm khuyến khích xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Chẳng hạn, thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Ngân hàng Phát triển Việt Nam cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, với lãi suất ưu đãi.
Tăng cường tuyên truyền phong trào “người Việt dùng hàng Việt” để góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước ngày càng phát triển.
Có chính sách bảo hộ cho sản phẩm trong nước trước sự tấn công ồ ạt của các sản phẩm nhập khẩu nước ngoài.
Có biện pháp ngăn chặn thiết thực kịp thời đối với những sản phẩm nhập khẩu lậu trái phép ồ ạt vào Việt Nam bằng nhiều phương tiện.
Trừng trị nghiêm minh thích đáng đối với những trường hợp làm hàng nhái, hàng giả nhằm giúp doanh nghiệp dệt may hạn chế được những tổn thất nặng nề về mặt vật chất cũng như danh tiếng bị lợi dụng…