Người dân ở khu vực núi Cô Tô do không có hệ thống cung cấp nước cấp của huyện nên đã sử dụng trực tiếp nước suối Vàng để ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.. Để đảm bảo an toàn sức khỏe của
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Vai trò của nước trong đời sống con người
Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại Bất cứ sinh vật nào trên Trái Đất không thể sống thiếu nước được
Do vậy, giá trị của nước sau nhiều thập kỷ xem xét đã được đánh giá “như dòng máu nuôi cơ thể con người dưới một danh từ là máu sinh học của Trái Đất, do vậy nước quý hơn vàng” (Pierre Fruhling) Điều kiện hình thành đời sống thực vật phải có nước, nước chính là biểu hiện nơi muôn loài có thể sống được, đó là giá trị đích thực của nước (Đặng Đình Bạch, 2006)
Nguồn nước quanh chúng ta bao gồm nước sông, hồ, nước ngầm, nước biển,… Rất phong phú nhưng không phải là vô tận Lượng nước ngọt có thể sử dụng trên hành tinh chúng ta (không kể nước đóng băng và nguồn nước ngầm rất sâu) chỉ chiếm 0,26% lượng nước toàn thể hoặc có khoảng 50.000 km 3 /năm trong đó chỉ khoảng 1/3 là có khả năng sử dụng vào việc sản xuất nước sạch (Nguyễn Hữu Phú, 2001)
Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật Con người có thể không ăn trong nhiều ngày mà vẫn sống nhưng sẽ bị chết chỉ sau ít ngày (khoảng 3 ngày) nhịn khát, vì cơ thể con người có khoảng
65 – 68% nước, nếu mất 12% nước cơ thể sẽ bị hôn mê và có thể chết (Đặng Đình Bạch, 2006) Nước tuy không cung cấp năng lượng như các chất dinh dưỡng (tinh bột, chất đạm, chất béo) nhưng là thành phần thiết yếu của tất cả các mô trong cơ thể Nước có các chức năng sau đây:
- Nước là dung môi cho các chất hòa tan trong tế bào và là chất trung gian cho tất cả các phản ứng hóa học Nước cũng tham gia như một hóa chất trong phản ứng chuyển hóa và đóng vai trò như một thành phần cấu tạo hình dáng tế bào
- Nước thiết yếu cho quá trình tiêu hóa, hấp thu và bài tiết Nước đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng của hệ tuần hoàn và đóng vai trò như chất trung gian vận chuyển các chất dinh dưỡng và tất cả các chất trong cơ thể
- Nước duy trì trạng thái cân bằng vật lý và hóa học của dịch nội bào và ngoại bào và có vai trò trực tiếp trong duy trì nhiệt độ cơ thể Do vậy nước rất quan trọng để duy trì sự sống của chúng ta (Trần Quốc Cường, 2010)
Không những như vậy mà nước còn đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động sống của con người như: nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động sản xuất
Trong sinh hoạt, nhu cầu sử dụng nước của người dân ngày càng nâng cao, hàng ngày ước tính mỗi người cần 80 – 100 L/ngày Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi theo những vùng khác nhau nhất là vùng núi, nơi mà vấn đề nước sạch cho người dân còn gặp nhiều khó khăn
Xét trong phạm vi toàn cầu, tình trạng cung cấp nước sạch hiện nay là không đáp ứng: cứ 5 người thì có 1 người thiếu nước uống, cứ 2 người thì có 1 người không được sử dụng hệ thống nước xử lý hợp vệ sinh và 5 triệu người chết hàng năm vì dùng nước bị ô nhiễm Trong tương lai, tình trạng khan hiếm về nước ngọt và sự cung cấp nước sạch ngày càng tồi tệ hơn, do: sự biến đổi khí hậu, xuất hiện nhiều vùng thiếu nước do khô cạn, hạn hán Do sự phát triển dân số Sự ô nhiễm nặng nề của các nguồn nước vì các hóa chất độc hại được sử dụng trong công nghiệp và nông nghiệp (Nguyễn Hữu Phú, 2001)
Ngày nay việc gia tăng dân số đã làm kéo theo nhu cầu sử dụng nước tăng nhanh và hệ quả của nó là lượng nước thải sau khi sử dụng thường không qua xử lý Nước nhiễm bẩn và được trở lại môi trường Chính nguồn nước bẩn này là môi trường trung gian truyền các dịch bệnh và gây hại đến sức khỏe Vì vậy, nguồn nước cấp cho sinh hoạt phải đảm bảo về số lượng và chất lượng
Tóm lại, nước có vai trò quan trọng không thể thiếu cho sự sống tồn tại trên Trái đất, là máu sinh học của Trái đất nhưng cũng là nguồn gây tử vong cho một người, cho nhiều người và cho cả một cộng đồng lớn (Đặng Đình Bạch, 2006) Vì vậy, phải sử dụng nước một cách hợp lý để bảo tồn sự sống cho chúng ta.
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên của xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Núi Tô nằm về phía Nam huyện Tri Tôn với tổng diện tích tự nhiên 3258,31 ha chiếm 5,43% diện tích tự nhiên toàn huyện Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Đông giáp xã Tà Đảnh
- Phía Tây giáp xã An Tức
- Phía Nam giáp xã Cô Tô
- Phía Bắc giáp thị trấn Tri Tôn Và xã Châu Lăng
Với vị trí tiếp giáp với thị trấn Tri Tôn và có 2 tuyến giao thông chính đi qua là: tỉnh lộ 941 và lộ Vàm Rầy – Tri Tôn nên đã mang lại cho xã nhiều điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và giao lưu kinh tế với thị trấn Tri Tôn và các địa phương lân cận
2.2.2 Điều kiện tự nhiên a Địa hình Địa hình xã Núi Tô có tính đa dạng, vừa có đồi núi vừa có đồng bằng nên thường chịu ảnh hưởng của lũ núi tập trung vào mùa mưa và mùa nước nổi hàng năm, trong đó ấp Tô Thủy là địa bàn chịu ảnh hưởng nhiều nhất của mùa nước nổi b Khí hậu
Xã Núi Tô nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 0 C Biên độ nhiệt giữa các tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất (khoảng 25 0 C - 35 0 C), đây là một điều kiện thuận lợi để huyện sản xuất nông nghiệp
- Gió: chế độ gió khá thuần nhất và mang tính khu vực, hàng năm có 2 hướng gió chính: từ tháng 5 đến tháng 10 có gió mùa Tây Nam, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa Đông Bắc Tốc độ gió thay đổi theo mùa, trên địa bàn xã không có gió bão, các hiện tượng lốc xoáy, gió nóng, thiên tai khác
- Chế độ mưa: phân bố theo mùa rõ rệt Mùa mưa chiếm khoảng 90% lương mưa cả năm Mùa khô lượng mưa chiếm khoảng 10% lượng mưa của cả năm c Chế độ thủy văn
Chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn sông Cửu Long, khu vực xã Núi Tô không có bão nhưng có lũ núi tập trung vào mùa mưa
2.2.3 Tài nguyên a Tài nguyên đất
Theo tài liệu chỉnh lý, bổ sung bản đồ đất tỉnh An Giang năm 2005 của Trường Đại học An Giang thực hiện, các loại đất trên địa bàn xã có 3 loại đất chính: đất phù sa có phèn, đất than bùn hữu cơ và đất cát b Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa, kênh, mương, ao hồ tự nhiên Tuy nhiên hiện nay tình hình sử dụng nước của người dân từ nguồn nước này chưa đảm bảo yêu cầu, nguồn nước đang bị ô nhiễm do hóa chất từ nông nghiệp và do ý thức của người dân trong sinh hoạt
- Nguồn nước ngầm đa số là giếng khoan, giếng bơm
- Ngoài nguồn nước mặt và nước ngầm, nước mưa cũng góp phần quan trọng được trữ dùng cho sinh hoạt Nguồn nước này chất lượng tốt nhưng trữ lượng hạn chế nên việc sử dụng không thường xuyên c Tài nguyên khoáng sản
- Hiện xã có 1 khai trường khai thác đất sét để làm gạch, qui mô 24 ha do Công ty Xây lắp và Kinh doanh Vật liệu xây dựng An Giang khai thác tại ấp
- Huyện đã tổ chức khai thác thử than bùn tại ấp Tô Thủy Hiện nay vẫn chưa tổ chức khai thác và người dân đang sử dụng đất này vào mục đích trồng lúa d Tài nguyên rừng và sinh vật
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích đất rừng sản xuất của xã là 425,78 ha chiếm 13,07% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã, với mật độ 1.666 – 2.500 cây/ha đối với cây keo và 500 cây/ha đối với cây sao dầu Cây rừng được trồng trên đồi núi và trồng xen với cây ăn quả Động vật rừng khá đa dạng với nhiều loài thú như: khỉ, rắn, chim … nhưng số lượng còn lại rất ít đang được bảo vệ và phát triển thêm trong thời gian tới
2.2.4 Dân số, lao động và việc làm
Năm 2010 dân số toàn xã có 7.544 người, mật độ dân số bình quân đạt
232 người/km 2 Dân cư phân bố dọc theo trục lộ giao thông chính, ven sông rạch và tại các phum sóc, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn và trình độ dân trí chưa cao
Dự báo về lao động: lực lượng lao động nông nghiệp là chính chiếm trên 70%, còn lại là các ngành nghề khác như: dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, công nhân viên chức
Nhu cầu sử dụng nước của người dân nông thôn huyện Tri Tôn
Tri Tôn là huyện miền núi thuộc tỉnh An Giang Huyện có khoảng 40% dân số là đồng bào dân tộc Khomer Do điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai không thuận lợi, nhất là về điểm xuất phát quá thấp, mặt bằng dân trí thấp nên đa số đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Khomer còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về nguồn nước (Thu Hoài, 2010)
Do đặc điểm vùng cao, khu vực đồi núi nên việc đào giếng khơi, khoan giếng ngầm gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng nhiều phum, sóc ở Tri Tôn thiếu nước vào mùa khô
Nắng hạn gay gắt đang đẩy nhiều cánh đồng lúa, hoa màu ở huyện Tri
Các thông số đánh giá chất lượng nước nguồn cung cấp cho mục đích sinh hoạt
Nhờ các chương trình, dự án đã đầu tư cho Tri Tôn, huyện có 2 thị trấn là Tri Tôn và Ba Chúc luôn đảm bảo nước sinh hoạt, phục vụ cho nhu cầu hàng ngày và sử dụng vào các hoạt động dịch vụ Còn ở các xã Cô Tô, Núi Tô,
An Tức, Ô Lâm, Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì cũng đều có trạm cấp nước sạch tại trung tâm và truyền ống dẫn vào khu vực cụm, tuyến dân cư Riêng xã Ô Lâm, Chương trình 135 đầu tư 2 trạm cung cấp nước sạch, giải quyết căn bản tình trạng thiếu nước mùa khô ở miền núi
Phát triển hệ thống cung cấp và ống dẫn nước phân phối, nhưng nhiều phum, sóc của các xã, thị trấn miền núi ở Tri Tôn vẫn duy trì việc sử dụng nước từ các giếng đào đã có lâu đời và giếng khoan bơm tay, bể chứa cấp phát trong những năm gần đây, góp phần giảm bớt áp lực về nước sinh hoạt ở vùng cao, miền núi Tri Tôn khi đi vào cao điểm (Trọng Ân, 2010)
Nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của người dân huyện Tri Tôn bao gồm: nước cấp, nước ngầm, nước kênh, hồ, nước suối Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương trong huyện vẫn chưa tiếp xúc được với nguồn nước cấp của huyện để phục tốt cho nguồn nước sinh hoạt Hiện nay, nhiều giếng nước ở huyện Tri Tôn đang bị ô nhiễm arsen trầm trọng nên không thể sử dụng được Trong huyện vẫn có một vài nơi vẫn còn khan hiếm nước uống và sinh hoạt điển hình nhất là khu vực xung quanh Núi Tô, huyện Tri Tôn Do không có hệ thống nước cấp cung cấp nên người dân nơi đây đã sử dụng nước từ suối Vàng để phục vụ cho sinh hoạt và ăn uống Tuy nhiên, trong quá trình chảy của suối chất lượng nước của suối Vàng có thể sẽ thay đổi Vì vậy, việc khảo sát chất lượng nguồn nước ở đây là rất cần thiết
2.4 Một số thông số đánh giá chất lượng nước nguồn cung cấp cho mục đích sinh hoạt
2.4.1 pH pH đặc trưng cho nồng độ ion H + trong nước nó phản ánh tính chất của nước Nước có pH > 7 là nước có tính kiềm, pH < 7 nước có tính axit, pH = 7 nước có tính trung tính Trong thiên nhiên pH ảnh hưởng đến các hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính an mòn, hòa tan,…
2.4.2 Hàm lượng cặn lơ lửng (SS)
SS là các chất thối rửa trôi không tan từ đất, những mãnh vụn của quá trình phân hủy, chất hữu cơ có nguồn gốc động, thực vật mụt nát hoàn tan trong nước Hàm lượng cặn thay đổi theo mùa: mùa khô ít và mùa mưa nhiều Hàm lượng cặn nước ngầm chủ yếu là do cát mịn, sét với giới hạn tối đa 20 –
50 mg/L Hàm lượng của nguồn nước sông, suối dao động lớn, có khi lên tới
DO là hàm lượng oxy có mặt trong nước Về mặt hóa học, oxy không tham gia phản ứng với nước, độ oxy hòa tan phụ thuộc vào nhiệt độ Ngoài ra còn phụ thuộc vào tiêu hao oxy do quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ do vi khuẩn hiếu khí, sự bổ sung oxy do quá trình quang hợp, hao hụt oxy do quá trình hô hấp của động vật trong nước và DO cũng biến đổi theo chiều sâu của nước (Đặng Đình Bạch, 2006)
Hàm lượng oxy hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nước Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn nước đó còn đủ một lượng DO nhất định
2.4.4 Nhu cầu oxy sinh học (BOD)
BOD là lượng oxy cần thiết cho vi khuẩn sử dụng trong quá trình phân hủy chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh hóa dưới điều kiện hiếu khí BOD càng cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm càng nặng (Hồ Liên Huê, 2009) Trong thực tế không thể xác định lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxi hóa hoàn toàn chất hữu cơ có trong nước, chỉ xác định lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxi hóa các hợp chất hữu cơ trong 5 ngày ở nhiệt độ 20 0 C trong buồng tối, kết quả biểu thị bằng BOD5 (Đặng Đình Bạch, 2006)
2.4.5 Nhu cầu oxy hóa học (COD)
COD là đại lượng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước Đó là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ có trong nước Nước bị nhiễm bẩn (COD cao) làm giảm hiệu quả xử lý và tốn nhiều hóa chất trong công tác khử trùng COD được dùng rộng rãi để đánh giá mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ có trong nước
Nitrit là giai đoạn trung gian trong chu trình phân hủy đạm Vì có sự chuyển hóa giữa các dạng khác nhau của nitơ trong chu trình đạm nên các vết nitrit được sử dụng để đánh giá ô nhiễm hữu cơ (Nguyễn Văn Phước, 2005)
Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật
Trong tự nhiên nồng độ nitrat thường < 5 mg/L Ở vùng ô nhiễm chất thải, phân bón nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho phát triển tảo, rong ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt Trẻ em uống nước có nồng độ nitrat cao có thể ảnh hưởng đến máu (chứng methaemoglobiaemia)
Trong nước bề mặt tự nhiên ở vùng không ô nhiễm amoniac chỉ có ở nồng độ vết (dưới 0,05 mg/L)
Nồng độ NH 4 + trong nước ngầm cao hơn nước mặt Lượng NH 4 + trong nước thải từ khu dân cư, nước thải từ các nhà máy thực phẩm,… có thể lên đến 10 – 100 mg/L (Lê Trình, 1997)
Khi thấy hàm lượng NH4 + tăng chứng tỏ nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải (Lâm Minh Triết, 2006)
- Nếu nước chứa hầu hết các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, amoniac và
NH4OH thì chứng tỏ nước mới bị ô nhiễm
- Nếu nước chứa chủ yếu hợp chất nitơ ở dạng nitrit là nước bị ô nhiễm một thời gian dài hơn
- Nếu chứa chủ yếu hợp chất nitơ ở dạng nitrat chứng tỏ quá trình oxi hóa đã kết thúc (Đặng Kim Chi, 2005)
Trong nước sắt tồn tại dưới dạng Fe 2+ hay Fe 3+ Trong nước ngầm, sắt thường ở dạng Fe 2+ hòa tan còn trong nước mặt nó ở dạng keo hay hợp chất Nước có hàm lượng sắt cao tuy không độc hại đối với sức khỏe nhưng có mùi tanh khó chịu và nổi váng bề mặt, làm vàng quần áo khi giặt
Sunfate thường có trong nước cấp sinh hoạt cũng như nước thải Nước uống có chứa sunfate ở hàm lượng cao sẽ có tác động tẩy nhẹ đối với người
Ngoài ra, hàm lượng sunfate trong nước cao sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành H2S trong nước, gây mùi khó chịu, gây hiện tượng đóng cặn cứng trong nồi đun Sunfate bị khử sinh học ở điều kiện yếm khí theo phản ứng sau:
SO4 2- + Hợp chất hữu cơ S 2- + H2O + CO2
Khí H2S được giải phóng xẽ tạo mùi khó chịu và độc hại đối với người
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tri Tôn – tỉnh An Giang
Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát chất lượng nước ở suối Vàng thông qua các chỉ tiêu pH, cặn lơ lửng, DO, BOD 5 , COD, nitrit, nitrat, ammonia, sắt tổng, sulfate, Total Coliforms và E.coli Từ đó đánh giá chất lượng nước suối Vàng và tìm hiểu một số tác nhân có khả năng làm ô nhiễm suối Vàng
- Đề xuất giải pháp xử lý phù hợp nhằm đem lại một nguồn nước sinh hoạt an toàn cho sức khỏe của người dân.
Nội dung nghiên cứu
- Thu thập các số liệu thứ cấp về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số của xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
- Thu thập số liệu sơ cấp: điều tra hiện trạng sử dụng nước của người dân ở Núi Cô Tô đồng thời tìm hiểu các tác nhân làm ô nhiễm nước ở suối Vàng
- Khảo sát và đánh giá chất lượng nước của suối Vàng (với các chỉ tiêu: pH, cặn lơ lửng, DO, BOD5, COD, sắt, nitrit, nitrat, ammonia, sulfate, Total Coliforms và E.coli) qua 2 đợt thu mẫu
- So sánh chất lượng nước giữa 2 đợt thu mẫu: tháng 3/2011 với tháng 4/2011
- Đề xuất giải pháp xử lý chất lượng nước ở suối Vàng.
Phương tiện và vật liệu nghiên cứu
- Dụng cụ và thiết bị
+ Máy đo pH, máy đo DO, máy đo quang
+ Cal 2L, chai thủy tinh nút mài 250 ml, thùng mốp
+ Các dụng cụ, thiết bị trong phòng thí nghiệm: cốc sứ, bình hút ẩm, ống đong, giấy lọc sợi thủy tinh, giấy lọc, tủ sấy, phểu lọc, ống nhỏ giọt, bếp điện, ống nghiệm, giá ống nghiệm, muỗng múc hóa chất, bộ phân tích
BOD, ống đong 50 ml, ống đong 500 ml, buret 25 ml, buret 50 ml, erlen 125 ml, erlen 125 ml, các loại pipet: 1 ml, 2 ml, 5 ml, 10 ml, 25 ml, đĩa petri
+ Bảng phỏng vấn (phụ lục 1)
- Các hóa chất cần thiết để xác định các chỉ tiêu:
+ Xác định cặn lơ lửng (SS): giấy lọc
+ Xác định Sắt: CH3COONa.3H2O, CH3COOH đậm đặc, 1,10 phenanthroline 0,5%, hydroxylamin 10%, H 2 SO 4 đậm đặc, Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O
+ Xác định Nitrat: NaNO 2 , NaOH, axit sunfanilic, CH 3 COOH, 1 – Naphthylamine, Cd kim loại có kích thước hạt 0,3 – 0,6 mm
+ Xác định Nitrit: NaNO2, NaOH, axit sunfanilic, CH3COOH, 1 - Naphthylamine
+ Ammoniac:NH4Cl, HgI2, KI
+ Sulfate: BaCl2.2 H2O, MgCl2.6H2O, CH3COONa, KNO3,
+ Xác định BOD 5 : NaOH, MgSO 4 7H 2 O, FeCl 3 6H 2 O, CaCl 2 ,
KH2PO4, K2HPO4, Na2HPO4.7H2O, NH4Cl, KI, NaN3, H2SO4, Na2S2O3.5
H2O, Na2CO3, hồ tinh bột
+ Xác định COD: K2Cr2O7, H2SO4 đậm đặc, HgSO4, Ag2SO4,
H 2 SO 4 đậm đặc, 1,10 phenalthroline monohydrate, FeSO 4 7H 2 O, Fe(NH4)2(SO4)2 6H2O
+ Coliforms và E.coli: môi trường cấy thích hợp.
Phương pháp nghiên cứu
3.6.1 Vị trí và thời gian lấy mẫu
- Vị trí: mẫu nước được thu tại 5 điểm từ Lò Ảng ở Điện Nam Hải đến chân núi (Hình 3.1)
- Thời gian thu mẫu nước: chia làm 2 đợt
- Sơ đồ vị trí thu mẫu
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí thu mẫu nước Suối Vàng - núi Cô Tô
VT 1: Thượng nguồn suối Vàng (Lò Ảng ở điện Nam Hải)
VT 2: Thượng nguồn suối Vàng (ô đá chứa nước gần Điện Kín)
VT 3: Thượng nguồn suối Vàng (hố bơm chứa nước gần Điện Kín)
VT 4: Khoảng giữa suối Vàng (ô đá chứa nước ở Dồ Hội)
VT 5: Cuối nguồn suối Vàng (nhà dân lấy nước từ Lò Ảng phía dưới chân núi)
VT 5 Điện Kín Điện Nam Hải
3.6.2 Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu
- Phương pháp thu mẫu: rửa kỹ chai, bình đựng mẫu và tráng bằng nước mẫu thu Dùng tay cầm chai, bình nhúng vào dòng nước Hướng miệng chai, bình lấy mẫu về phía dòng nước tới tránh đưa vào chai, bình lấy mẫu các chất rắn có kích thước như rác, lá cây Đậy kín chai, bình ghi rõ lý lịch mẫu thu
- Các mẫu nước sau khi thu được bảo quản theo các phương pháp được trình bày ở Bảng 3.2
B ả ng 3.1: Phuơng pháp bảo quản mẫu
STT Chỉ tiêu Phương pháp bảo quản Loại bình chứa
3 DO 0,7 (ml H 2 SO 4 + 1 ml NaN 3 )/ 300 ml; 10 – 20 0 C
5 COD 2 ml/ H2SO4 Bình PE
9 Fe Lạnh 4 0 C, HNO3, pH < 2 Bình PE
11 Coliforms Lạnh 4 0 C Chai thủy tinh
12 E.coli Lạnh 4 0 C Chai thủy tinh
3.6.3 Phương pháp phân tích mẫu
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước suối Vàng gồm tổng cộng 12 chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu: vật lý, hoá học và vi sinh a Phương pháp đo pH: xác định bằng máy đo pH b Phương pháp đo DO: xác định bằng máy đo DO c Phương pháp xác định cặn lơ lửng: xác định bằng cách lọc 100ml mẫu qua giấy lọc sợi thủy tinh
Hàm lượng chất rắn lơ lửng tính bằng mg/l theo công thức:
Trong đó: m 1 : khối lượng giấy lọc và cặn (g) m 0 : khối lượng giấy lọc (g)
V: thể tích mẫu đã dùng (ml)
(Nguyễn Văn Phước, 2005) d Phương pháp xác định BOD 5 : phương pháp oxy hóa ướt
- Lấy 100 ml mẫu và thêm nước đã sục khí cho đầy chai DO
- 1 chai đem ủ 20 0 C trong 5 ngày Sau 5 ngày xác định lượng oxi hòa tan (DO 5 ) còn lại trong mẫu
- Chai DO còn lại thêm 1 ml kiềm Iod và 1 ml MnSO4
- Lắc đều mẫu sau đó để cho kết tủa lắng ổn định
- Thêm 1 ml H2SO4, lắc đều và để trong bóng tối 15 phút
- Sau 15 phút đem chuẩn độ bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột đến khi dung dịch chuyển sang màu trắng thì dùng lại Ghi lại thể tích đã dùng
- Tính hàm lượng oxi hòa tan:
Trong đó: V1: Thể tích Na2S2O3 (ml)
V m : Thể tích mẫu đem chuẩn độ (ml)
2: Thể tích dung dịch kiềm Iod và MnSO4
Nhu cầu oxi sinh hóa tính bằng mg/l theo công thức:
X (mg/L) = (DO0 – DO5)*K Với K = 3: hệ số pha loãng
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên – Môi trường) e Phương pháp xác định COD: phương pháp dicrommate
- Cho vào ống nghiệm: 2,5 ml K 2 Cr 2 O 7 , 2,5 ml mẫu và 3,5 ml AgSO 4 +
- Đậy nắp, lắc đều và đem nung các ống nghiệm ở 148 0 C trong 2h
- Sau 2h lấy ra để ở nhiệt độ phòng, chuyển dung dịch qua erlen Thêm 2 –
3 giọt chỉ thị ferroin, dung dịch chuyển sang màu xanh
- Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch FAS 0,01N đến màu nâu đỏ thì dừng lại Ghi lại thể tích FAS đã dùng
- Làm mẫu trắng với 2,5 ml nước cất thay cho mẫu và thực hiện các bước như trên
Hàm lượng COD trong mẫu được tính theo công thức: m
Trong đó: V0: Thể tích dung dịch FAS dùng chuẩn độ mẫu trắng (ml)
V1: Thể tích dung dịch FAS dùng chuẩn độ mẫu (ml)
Vm: Thể tích mẫu đã dùng (ml)
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên – Môi trường) f Phương pháp xác định Nitrit và Nitrat: được xác định theo phương pháp đo quang
- Xây dựng phương trình đường chuẩn ta được: y = 1,1049x + 0,0016 (R 2
- Lấy 1 ml Griess A, 1 ml Griess B và 10 ml mẫu đã lọc cho vào bình định mức 50 ml Định mức lên 50 ml với nước cất Đem đo quang ở bước sóng 520
Trong đó: Cđc: Nồng độ NO2 - tính theo đường chuẩn (mg/l)
Vđm: Thể tích định mức (ml)
Vm: Thể tích mẫu (ml)
- Lấy 1 ml Griess A, 1 ml Griess B vào bình định mức 50 ml Cho 10 ml mẫu đã lọc cho qua cột có chứa Cd Thêm nước cất vào để rửa lượng mẫu trên cột Sau đó định mức lên vạch 50 ml với nước cất Tiến hành đo quang ở bước sóng 520 nm Ta có:
NO 3 - và NO 2 - (mg/L) m đm đc
Dựa vào phương trình đường chuẩn, tính hàm lượng NO 3 - trong mẫu (mg/l)
NO 3 - (mg/L) = (NO 3 - và NO 2 - - NO 2 - )*62/46
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên – Môi trường) g Phương pháp xác định Ammonia: phương pháp đo quang với thuốc thử
- Xây dựng phương trình đường chuẩn ta được: y = 0,2065x – 0,0173 (R 2
- Cho vào bình định mức 50 ml: 1 ml thuốc thử nessler và 45 ml mẫu đã lọc Sau đó định mức lên 50 ml với nước cất Đem đo quang ở bước sóng 420 nm
Dựa vào phương trình đường chuẩn, hàm lượng NH 4 + trong mẫu (mg/l) được tính theo công thức: m đm
Trong đó: C 1 : nồng độ NH 4 + tính theo đường chuẩn (mg/l)
V đm : Thể tích định mức (ml)
(Nguyễn Văn Phước, 2005) h Sắt tổng: phương pháp phenanthroline
- Xây dựng phương trình đường chuẩn ta được: y = 1,583x + 0,03 (R 2 0,9852)
- Cho vào bình định mức 50 ml: 5 ml đệm acetat, 2 ml hydroxylamin, 1 ml dung dịch phenantrolin và 40 ml mẫu đã lọc Sau đó định mức lên 50 ml với nước cất Tiến hành đo quang ở bước sóng 508 nm
Dựa vào phương trình đường chuẩn, hàm lượng Fe (tổng) trong mẫu theo công thức sau: m đm
Trong đó: C1: Hàm lượng Fe (tổng) tính theo đường chuẩn (mg/l)
Vđm: Thể tích định mức (ml)
Vm: Thể tích mẫu (ml)
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Tài nguyên – Môi trường) i Sulfate: phương pháp đo quang ở bước sóng 420 nm
- Xây dựng phương trình đường chuẩn SO 4 2- (5ppm) ta được: y = 0,016x + 0,001(R 2 = 0,9956)
- Cho vào bình định mức 50 ml: 20 ml dung dịch đệm, 10 ml dung dịch BaCl2, 15 ml mẫu đã lọc Định mức đến vạch 50 ml với nước cất Sau đó đem đo quang ở bước sóng 420 nm Hàm lượng SO 4 2- trong mẫu tính theo công thức sau: m đm
Trong đó: C 1 : nồng độ SO 4 2- tính theo đường chuẩn (mg/l)
V đm : Thể tích định mức (ml)
(Nguyễn Văn Phước, 2005) j Total Colifroms và E.coli: xác định bằng phương pháp MPN
Total Colifroms: cấy 1 ml mẫu đã pha loãng 10 -1 vào 3 ống nghiệm sinh hơi Dùng que cấy vòng cấy chuyển mẫu từ các ống LSB (+) sang các ống chứa canh BGBL và ủ ở 38 0 C trong 48 giờ Ghi nhận các ống có kết quả (+) (có sinh hơi) ứng với mỗi nồng độ pha loãng
E.coli: dùng que cấy vòng ria mẫu từ các ống canh LSB (+) sang môi trường EC Dung que cấy vòng ria mẫu từ các ống (+) sang môi trường thạch đĩa EMB Ủ các đĩa này ở 37 0 C trong 24 giờ để tìm các khuẩn lạc E.coli giả định (tròn, dẹp, hình đĩa và có ánh kim tím) Chọn khuẩn lạc có đường kính lớn hơn 1mm và cấy vào các môi trường MRVB, Simmom Citrate Agar để thực hiện thử nghiệm IMViC Khuẩn lạc E.coli giả định cho kết quả thử nghiệm IMViC tuần tự là ++ chính là E.coli Ống nghiệm cho kết quả (+) trong môi trường EC và khuẩn lạc E.coli giả định trên môi trường EMB cho kết quả thử nghiệm IMViC như trên là ống nghiệm có E.coli (+) Thực hiện tương tự cho tất cả các ống nghiệm cho kết quả (+) trong môi trường EC và tạo được khuẩn lạc E.coli giả định trên môi trường EMB Ghi nhận số lượng các ống nghiêm có E.coli (+) ở mỗi độ pha loãng của mẫu (Trần Linh Thước,
3.6.4 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và phương pháp phỏng vấn hộ dân
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp về: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số, nghề nghiệp của người dân xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: tiến hành khảo sát và phỏng vấn 25 hộ sinh sống dọc theo suối Vàng từ chân núi đến ngọn theo phương pháp bán cấu trúc (phụ lục 1) để tìm hiểu hiện trạng sử dụng nước, các tác nhân làm ô nhiễm nước ở suối Vàng
3.6.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu phỏng vấn được nhập và xử lý theo phương pháp thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS
- Thống kê so sánh các thông số chất lượng nước giữa 2 đợt thu mẫu theo phương pháp T Test/ phần mềm SPSS.
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Hiện trạng sử dụng nước suối Vàng của người dân quanh
Cô Tô, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
4.1.1 Hiện trạng sử dụng nước suối Vàng
Khu vực Suối Vàng gồm có 37 hộ dân sinh sống, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 25 hộ dân chiếm 67,5% tổng số hộ dân Kết quả cho thấy đa số những người dân nơi đây là người bản địa, sống ở đây lâu năm Tỉ lệ phỏng vấn nữ chiếm 56%, nam chiếm 44% (Phụ lục 2) Phần đông người dân nơi đây sinh sống bằng nghề buôn bán nhỏ chiếm 56% (Phụ lục 4), một số ít làm thuê, cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn và đặc biệt khó khăn hơn khi nơi đây chưa có hệ thống nước cấp cung cấp của huyện để phục vụ cho sinh hoạt Và vì cuộc sống, họ phải len lỏi vào những khe đá chằng chịt đi tìm nguồn nước để duy trì sự sống Qua cuộc khảo sát cho thấy, 100% người dân nơi đây sử dụng nguồn nước từ các khe núi, các ô đá … Trong đó, khoảng 84% hộ dân sử dụng nước từ Lò Ảng còn lại 16 % là lấy từ các ô đá chứa nước Riêng nước ở hố bơm (VT3) người dân không sử dụng mà để cho đội kiểm lâm sử dụng
B ả ng 4.1: Nguồn nước sử dụng của người dân ở suối Vàng
Nguồn nước sử dụng Số hộ %
- Lò Ảng: là nơi có nhiều đá tảng chất chồng với nhau tạo thành một triền dốc có thể kéo dài từ trên đỉnh xuống chân núi, là một nơi rất tối và hầu như khe đá và họ phải đi từ hàng trăm mét hoặc xa hơn nữa là hàng Km thì mới tìm thấy được nguồn nước để dẫn về nhà sử dụng Do Lò Ảng rất tối nên trong suốt thời gian đi tìm họ phải dùng đèn pin và đi rất cẩn thận Vì vậy, chỉ có người dân nơi đây mới có thể đi đến Lò Ảng (Hình 4.1)
- Ô đá chứa nước: dọc theo đường lên núi ta có thể nhìn thấy những ô đá chứa nước Nước từ những khe đá chảy ra và chảy theo những ô đá từ trên thượng nguồn xuống cuối nguồn Người dân đặt ống nước ngược với dòng chảy để dẫn nước về nhà (Hình 4.2)
- Hố bơm chứa nước: là dấu vết do chiến tranh để lại, bơm nổ tạo thành một cái hố có chứa nước (người dân gọi là hố bơm)
Một số ít hộ dân ở trên đỉnh núi thì càng gặp khó khăn hơn nhiều về việc dẫn nguồn nước về nhà sử dụng Hàng ngày họ phải đi gánh nước từ những ô đá chứa nước hoặc đi xin nước từ những nhà tìm được nước ở Lò Ảng đem về sử dụng
4.1.2 Đánh giá cảm quan chất lượng nước ở suối Vàng
Qua cuộc phỏng vấn, theo nhận định của người dân nơi đây thì nguồn nước tại Suối Vàng (Lò Ảng) rất sạch, trong và mát lạnh Họ cho rằng, nước tại Lò Ảng không thể bị ô nhiễm do có rất ít người đi được đến đây và hầu như không có tác động nào làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước nơi đây Về chất lượng nước ở những ô đá chứa nước cũng vậy, nước rất trong, sạch và mát lạnh Vì vậy, 100% hộ dân nơi đây đã sử dụng nước suối Vàng một cách trực tiếp trong sinh hoạt mà không qua bất kì khâu xử lý nào (Phụ lục 14) Riêng nước ở hố bơm (VT3), nước có màu hơi vàng do vậy người dân cho rằng nước bị nhiễm phèn nên không sử dụng cho mục đích sinh hoạt hàng ngày mà để cho đội kiểm lâm tưới rừng, phòng ngừa sự cố cháy rừng xảy ra
Cũng theo nhận định của người dân nơi đây thì chất lượng nguồn nước tại Lò Ảng và những ô đá chứa nước thì không có gì thay đổi giữa mùa khô và mùa mưa, nguồn nước vẫn trong, sạch và mát lạnh Nước ở đây luôn cung cấp đủ cho người dân sử dụng (Phụ lục 11)
Qua thực tế cho thấy, nước ở những ô đá chứa nước khách du lịch thường hay sử dụng để rửa mặt, rửa chân, rửa tay, … Bên cạnh đó, 100% hộ dân đổ nước sau khi sử dụng một cách bừa bãi mà không có biện pháp xử lý nào (Bảng 4.2)
B ả ng 4.2: Hình thức thải bỏ nước thải sau sử dụng
Hình thức thải bỏ Số hộ % Đổ ra phía sau nhà 25 100% đến các ô đá chứa nước khác Ngoài ra, rác thải cũng không được xử lý đúng theo quy định Ngoài việc đốt rác (Hình 4.3) họ còn chất rác thành đống gây mất vẻ mỹ quan và ô nhiễm môi trường xung quanh (Hình 4.4) Do vậy, cần xử lý thật kỹ trước khi sử dụng nước cho ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nhằm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính bản thân chúng ta
Hình 4.3 : Rác thải sinh hoạt
Hình 4.4 : Rác thải sinh hoạt đã đốt
Chất lượng nước suối Vàng
4.2.1 Giá trị pH pH là chỉ tiêu quan trọng để xác định chất lượng nước Sự thay đổi pH có thể ảnh hưởng đến những quá trình phản ứng hóa học, sinh học diễn ra trong nước (Đặng Kim Chi, 2005)
Hình 4.5: Đồ thị biễu diễn giá trị pH vào tháng và 3 và tháng 4/2011
Kết quả phân tích Hình 4.5 cho thấy, tại các điểm thu mẫu của 2 đợt pH dao động từ 6,5 – 8 đạt QCVN 08:2008 (loại A1, pH = 6 – 8,5) Với giá trị này, pH thuộc loại trung tính và kiềm nhẹ thích hợp dùng trong sinh hoạt
Cũng qua đồ thị trên ta thấy, kết quả pH ở đợt 2 thấp so với pH đợt 1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể là do đợt 2 thu mẫu vào đầu tháng tư bắt đầu có mưa nên nước suối Vàng bị ảnh hưởng bởi pH của nước mưa (pH < 5,6) (Đặng Kim Chi, 2005)
Theo kết quả kiểm tra thống kê T.Test, pH đợt 1 cao hơn pH đợt 2 (7,37 mg/L so với 6,91 mg/L), sự khác biệt này có ý nghĩa t (4) = 2,88; với p < 0,05 (Phụ lục 18)
VT 1 VT 2 VT 3 VT 4 VT 5 QCVN
4.2.2 Hàm lượng cặn lơ lửng (SS)
SS là một trong các chỉ tiêu chủ yếu dùng để đánh giá chất lượng nguồn nước.Cặn không gây độc hại đến sức khỏe chỉ ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước (Đức Minh, 2011)
Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn hàm lượng cặn lơ lửng trong nước vào tháng 3 và tháng 4/2011
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng cặn lơ lửng trong nước giữa 2 đợt dao động từ 5 – 22 mg/L SS tại các vị trí thu mẫu trong đợt 2 đều cao hơn kết quả thu mẫu đợt 1 Điển hình nhất là ở VT3, hàm lượng SS tăng gấp 2 lần, VT4 tăng 1,8 lần và VT5 tăng gấp 2,6 lần so với đợt 1 Nguyên nhân chính dẫn đến hàm lượng SS ở đợt 2 cao hơn đợt 1 là do mưa làm rửa trôi đất, đá, xác bã thực vật cuốn trôi vào nước
Trong cả 2 đợt hàm lượng SS tại các vị trí (trừ VT3) đều có khuynh hướng tăng dần từ điểm trên thượng nguồn xuống cuối nguồn Tuy nhiên, nước vẫn trong và đạt QCVN 08:2008 cho phép Ở cả 2 đợt thu mẫu, hàm lượng SS tại VT3 là cao nhất do ở vị trí này nằm gần đường lên núi nên bị xói mòn đất và rửa trôi
VT 1 VT 2 VT 3 VT 4 VT 5 QCVN
Hà m l ượ ng S S ( m g/ L Đợt 1 Đợt 2
Theo kết quả kiểm tra thống kê T.Test cho thấy, SS đợt 2 cao hơn so với SS đợt 1 (11,4 mg/L so với 6,4mg/L) Sự khác biệt này không có ý nghĩa (Phụ lục 19)
4.2.3 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
Hàm lượng oxy hòa tan giúp ta đánh giá chất lượng nước Oxy hòa tan trong nước sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất, duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất cho các vi sinh vật sống dưới nước
Kết quả phân tích DO như sau:
Hình 4.7 : Đồ thị biểu diễn hàm lượng DO trong nước vào tháng 3 và tháng 4/2011
Qua Hình 4.7 cho thấy, hàm lượng DO ở hai đợt dao động từ 1,55 – 6,87 mg/L Nhìn chung, hàm lượng DO biến động không đáng kể trong cả hai đợt nhưng thực sự có ý nghĩa thống kê
Theo kết quả kiểm tra thống kê T.Test cho thấy, hàm lượng DO đợt 2 cao hơn đợt 1 (5,53 mg/L so với 3,73 mg/L), sự khác biệt này có ý nghĩa t (4)
Hà m l ượ ng D O ( m g/ L Đợt 1 Đợt 2 có nhiều xác cây, lá cây bị ứ đọng trong nước (Hình 4.8) nên cần nhiều oxy để phân hủy xác thực vật dẫn đến DO trong nước thấp Hàm lượng DO ở VT3 thấp hơn giới hạn cho phép khoảng 3,8 lần so với QCVN 08:2008 (DO ≥ 6 mg/L) Điều này cho thấy chất lượng nước ở VT3 chưa đảm bảo cho đời sống thủy sinh và không nên sử dụng trực tiếp nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt hàng ngày Đối với VT1, VT2, VT4, VT5 có sự chênh lệch thấp giữa các vị trí và đều thấp so với QCVN cho phép
Hình 4.8: Hố bơm chứa nước có xác bã thực vật
So với kết quả đợt 1, hàm lượng DO ở đợt 2 đều tăng Đặc biệt nhất, ở VT3 hàm lượng DO tăng đáng kể so với các vị trí khác (tăng gấp 2,7 lần) Điều này có thể giải thích là do mưa làm tăng diện tích bề mặt hố chứa nước nên nước có điều kiện tiếp xúc với không khí nhiều hơn góp phần làm tăng lượng oxy hòa tan trong nước
Tuy nhiên, hàm lượng DO trong đợt 2 ở VT3 vẫn chưa đạt QCVN 08:
2008 Hàm lượng DO ở VT1 và VT5 (nước nằm trong Lò Ảng nên không khí ít hòa tan vào) gần đạt quy chuẩn cho phép Ở VT2 và VT4 đều nằm trong giới hạn QCVN cho phép và thích hợp dùng trong sinh hoạt
4.2.4 Hàm lượng oxy sinh học (BOD 5 )
BOD5 biểu thị một cách gián tiếp hàm lượng chất hữu cơ có trong nước có thể bị phân hủy bằng vi sinh vật
Kết quả phân tích Hình 4.9 cho thấy, hàm lượng BOD5 đợt 1 dao động từ 3,6 – 8,3 mg/L Chỉ có VT1, VT2 là đạt QCVN 08:2008 cho phép Riêng VT3, hàm lượng BOD5 cao nhất so với các vị trí khác (BOD5 = 8 mg/L) do nước chứa nhiều chất hữu cơ Vì vậy, không thích hợp cho mục đích sinh hoạt Đối với VT4 và VT5, hàm lượng BOD5 vượt QCVN cho phép Tuy nhiên hàm lượng BOD 5 ở VT4 và VT5 vượt thấp
Hình 4.9: : Đồ thị biểu diễn hàm lượng BOD5 trong nước vào tháng 3/2011 và tháng 4/2011
So với kết quả đợt 1, hàm lượng BOD 5 ở đợt 2 cao hơn Nguyên nhân chính là do đầu tháng tư bắt đầu có mưa làm rửa trôi các chất hữu cơ Riêng VT1 hàm lượng BOD5 ít dao động do đây là vị trí đầu nguồn và nằm trong Lò Ảng nên ít bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài Đối với VT2 hàm lượng BOD5 vẫn dao động tương đối giữa hai đợt và ít bị thay đổi nhiều do bề mặt nước có lớp bèo tấm che chắn mọi sự xâm thực bên ngoài (Hình 4.10) Đối với VT3 hàm lượng BOD5 ở đợt 2 giảm 1,6 lần so với kết quả đợt 1 Hàm lượng
DO trong nước ở đợt 2 tăng nhờ sự hỗ trợ của sự phân hủy chất hữu cơ bởi vi sinh vật, một phần do mưa pha loãng nên làm giảm lượng chất hữu cơ Do vậy, nước ở đợt 2 ít bị ô nhiễm hơn so với đợt 1 Ở đây chúng tôi không so sánh BOD ở VT3 với các vị trí khác do nước ở đây người dân không sử dụng
Hà m l ượ ng B O D 5 ( m g/ L Đợt 1 Đợt 2
Chất lượng nươc suối Vàng ở từng vị trí
lý tốt trước khi sử dụng
Theo kết quả thống kê, sự chênh lệch hàm lượng coliforms giữa đợt 1 và đợt 2 không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (Phụ lục 27) b E.coli
Kết quả phân tích chất lượng nước suối Vàng ở cả 2 đợt đều không phát hiện thấy E.coli
4.3 Chất lượng nước suối Vàng qua từng vị trí thu mẫu
4.3.1 Vị trí 1 (Thượng nguồn Lò Ảng ở Điện Nam Hải)
Kết quả phân tích cho thấy, ở cả hai đợt hầu hết các chỉ tiêu: pH, SS, BOD 5 , COD, NO 2 - , NO 3 - , sắt tổng, sunfate, coliforms và E.coli đều đạt QCVN 08:2008 Ngoại trừ, hai chỉ tiêu DO và NH4 + vượt QCVN 08:2008, cụ thể như sau:
- Hàm lượng DO ở đợt 1 và đợt 2 thấp hơn quy chuẩn lần lượt là 1,5 lần và 1,17 lần
- Hàm lượng NH 4 + ở đợt 1 và đợt 2 vượt nhẹ so với quy chuẩn 1,4 lần và 1,7 lần
Như vậy, nước ở VT1 có thể phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày
4.3.2 Vị trí 2 (Thượng nguồn ô đá chứa gần Điện Kín) Ở cả hai đợt, các chỉ tiêu pH, SS, COD, NO 2 - , NO 3 - , sắt tổng, sunfate, coliforms và E.coli đều đạt QCVN 08:2008 Riêng chỉ tiêu BOD5 và NH4 + vượt nhẹ so với QCVN 08:2008
- Hàm lượng BOD5 ở đợt 1 và đợt 2 vượt nhẹ quy chuẩn lần lượt là 1,05 lần và 1,12 lần
- Hàm lượng NH 4 + ở đợt 1 và đợt 2 vượt nhẹ so với quy chuẩn 1,2 lần và 1,8 lần
Như vậy, nước ở VT2 có thể phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày
4.3.3 Vị trí 3 (Hố bom gần Điện Kín) Ở cả 2 đợt thu mẫu các chỉ tiêu pH, NO3 -, NO2 -, Fe tổng, coliforms và E.coli đều đat QCVN 08:2008 Tuy nhiên, còn một vài chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép:
- Đợt 1: Hàm lượng DO thấp hơn quy chuẩn 3,8 lần Hàm lượng COD, BOD5, và NH4 + vượt quy chuẩn, tương ứng là 1,38; 2 và 2 lần
- Đợt 2: Hàm lượng DO thấp hơn quy chuẩn 1,4 lần Hàm lượng SS, BOD 5 và NH 4 + đều vượt quy chuẩn, tương ứng là 1,1; 1,27 và 5 lần
Nước ở VT3 có màu vàng, nhiều chất rắn lơ lửng và bị nhiễm chất hữu cơ Vì vậy, nước ở VT3 không thể sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt
4.3.4 Vị trí 4 (giữa nguồn) Ở cả 2 đợt, các chỉ tiêu: pH, SS, NO 2 - , NO 3 - , sắt tổng, sunfate và E.coli đều đạt QCVN 08:2008 Một vài chỉ tiêu còn lại chưa đạt QCVN cho phép
- Đợt 1: Hàm lượng DO thấp hơn quy chuẩn 1,26 lần Hàm lượng BOD5 và NH4 + vượt nhẹ QCVN lần lượt là 1,42 và 1,5 lần
- Đợt 2: Hàm lượng DO, BOD5, COD, NH4 + và tổng Coliforms đều vượt nhẹ QCVN, tương ứng là 1,14; 1,57; 1,13; 1,9 và 1,76 lần
Nhìn chung, nước ở VT4 có thể sử dụng cho sinh hoạt trong gia đình như tắm, giặt, vệ sinh… Nếu sử dụng để dùng trong ăn uống thì phải đun sôi
4.3.4 Vị trí 5 (nhà dân lấy nước từ Lò Ảng phía dưới chân núi) Ở cả 2 đợt, các chỉ tiêu: pH, SS, NO 2 - , NO 3 - , sắt tổng, sunfate và E.coli đều đạt QCVN 08:2008 Tuy nhiên, còn một vài chỉ tiêu chưa đạt QCVN, cụ thể như sau:
- Đợt 1: Hàm lượng DO thấp hơn quy chuẩn 1,3 lần Hàm lượng BOD5,
NH 4 + và tổng Coliforms vượt QCVN tương ứng là 1,55; 1,8 và 18 lần
- Đợt 2: Hàm lượng DO thấp hơn quy chuẩn 1,14 lần Hàm lượng BOD 5 , COD, NH4 + và tổng Coliforms đều vượt QCVN tương ứng là 1,85; 1,25; 2 và
Hàm lượng tổng Coliforms ở VT5 quá cao mà đây là chỉ tiêu chỉ thị ô nhiễm của nước thải và rác thải sinh hoạt Điều này cho thấy nước thải, chất thải sinh hoạt trong gia đình và phát triển du lịch đã chảy vào suối Vàng (Lò dụng cho sinh hoạt thì cần phải có biện pháp xử lý Coliforms như tiệt trùng nước bằng Clo Với pH dao động từ 6,5 – 8, cho clo = 0,2 mg/L tiếp xúc với nước trong 10 phút để diệt trùng hoàn toàn (Trịnh Xuân Lai, 1988) Nếu uống phải đun sôi mạnh trong vòng 1 phút (Lê Hoàng Việt, 2011).