Để biết được trạng thái của hệ cần phải xác định được hàm Lagrange đối với hệ đó, vì mọi tính chất vật lí của cơ hệ đều bao hàm trong hàm Lagrange.. Khi nghiên cứu các hệ vật lý khác nha
Trang 1Lời cảm ơn
Trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo hết sức tận tình của cô giáo - Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà Loan Bên cạnh đó em cũng nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo trong tổ vật lý lý thuyết
Qua đây em đã bước đầu được làm quen với công việc nghiên cứu khoa học Chắc chắn điều đó sẽ rất bổ ích cho em trên con đường công tác sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Hằng
Trang 2Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan tÊt c¶ nh÷ng néi dung nghiªn cøu vµ tr×nh bµy trong kho¸ luËn nµy lµ cña riªng t«i
Néi dung nghiªn cøu nµy cha tõng ®îc c«ng bè trong bÊt k× kho¸ luËn nµo
Sinh viªn
NguyÔn ThÞ H»ng
Trang 3Mục Lục
Trang
Lời cảm ơn 1
Lời cam đoan 2
Mục lục 3
Phần một: Mở đầu 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Đối tượng nghiên cứu 4
3 Phạm vi nghiên cứu 4
4 Mục đích nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Cấu trúc của khoá luận 5
Phần hai: Nội dung 6
Chương 1: Khái niệm chung về hàm Lagrange 6
1 Định nghĩa hàm Lagrange 6
2 Một số tính chất của hàm Lagrange 10
Chương 2: Hàm Lagrange theo quan điểm của lý thuyết trường lượng tử13 1 Hàm Lagrange trong lý thuyết trường 13
2 Dạng của Lagrangian trong một số trường 15
Chương 3: Hàm Lagrange cho một số hệ vật lý 22
1 Sơ lược về vật lý hạt cơ bản 22
2 Hàm Lagrange cho một số hệ vật lý 22
Phần ba: Kết luận 32
Tài liệu tham khảo 33
Trang 4Phần một: mở đầu
1 lý do chọn đề tài
Vật lý học là một trong những môn khoa học tự nhiên nghiên cứu những quy luật đơn giản nhất và tổng quát nhất của các hiện tượng tự nhiên nghiên cứu tính chất và cấu tạo của các chất và những định luật của sự vận động của vật chất
Để giải được một bài toán vật lý đối với một hệ vật lý cụ thể đòi hỏi chúng ta phải xác định được trạng thái của hệ ở một thời điểm bất kì Để biết được trạng thái của hệ cần phải xác định được hàm Lagrange đối với hệ đó, vì mọi tính chất vật lí của cơ hệ đều bao hàm trong hàm Lagrange Như vậy đối với một hệ cụ thể nếu ta tìm được hàm Lagrange của hệ đó thì ta có thể xác định được các đại lượng động lực của hệ từ đó ta xác định đựơc trạng thái của hệ đó, và đó chính là chìa khoá để
ta giải được các bài toán vật lý Do đó, việc xác định dạng của hàm Lagrange là một bước đầu tiên rất quan trọng trong việc giải một bài toán vật lý Khi nghiên cứu các
hệ vật lý khác nhau ta thấy dạng của hàm Lagrange tương ứng với các hệ đó cũng khác nhau
Như vậy vấn đề xây dựng dạng của hàm Lagrange đối với các hệ vật lý cụ thể
là một vấn đề có tính chất quan trọng và có ý nghĩa to lớn Vì lý do đó nên em chọn
đề tài: “Hàm Lagrange cho một số hệ vật lý”
2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là dạng của hàm Lagrange trong một số trường khác nhau và các hàm Lagrange đối với một số hệ vật lý
3 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu là:
- Tìm hiểu chung về hàm Lagrange
- Dạng của hàm Lagrange đối vơi các trường khác nhau
- Xác định hàm Lagrange cho một số hệ vật lý
Trang 54 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là từ việc tìm hiểu về hàm Lagrange ta xác định hàm Lagrange cho một số hệ vật lý
5 Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và tra cứu tài liệu
- Phương pháp giải tích toán học
- Các phương pháp khác của vật lý lý thuyết
6 Cấu trúc của khoá luận
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Khái niệm chung về hàm Lagrange
Chương 2: Hàm Lagrange theo quan điểm của lý thuyết trường lượng tử Chương 3: Hàm Lagrange cho một số hệ vật lý
Trang 6Phần hai: Nội dung
Chương 1: khái niệm chung về hàm Lagrange
Vì tại thời điểm t, vị trí của cơ hệ được xác định bởi 3N toạ độ Descarter
Trang 71.2 Phương trình Lagrange loại hai
Vị trí của cơ hệ đựơc xác định bởi một tập hợp s toạ độ suy rộng q1, q2, , qs Xuất phát từ phương trình tổng quát của động lực học:
Trước hết ta biểu diễn dịch chuyển ảo ri
(i = 1, 2, , N) qua biến thiên của toạ độ suy rộng Giả sử có toạ độ suy rộng qq t( , ) trong đó t là biến số thời gian, là thông số Khi =0 thì q(t,0) = q(t) xác định vị trí thực của cơ hệ trong không gian Khi thì toạ độ suy rộng q = q(t, 0 ) xác định vị trí có thể có của cơ hệ phù hợp với liên kết đặt lên nó Ta có:
Trang 8Công nguyên tố của lực chủ động đối với mọi di chuyển ảo bằng:
(1.11) Vì biến thiên qklà tuỳ ý và khác không cho nên đẳng thức (1.5) chỉ thoả mãn khi tất cả các hệ số của qktrong phương trình (1.5) bằng không
đó là trong phương trình đó không chứa phản lực liên kết N (Ni i m wi i F )i
Phương trình Lagrange loại hai là phương trình vi phân hạng hai đối với toạ độ suy rộng
Trang 9Nếu lực chủ động F (i 1, 2, , N)i
tác dụng lên cơ hệ là lực thế thì giữa thế năng tương tác của hệ U(r , r , , r ) 1 2 N
Trang 10Vậy trong trường lực thế, hàm Lagrange được xác đinh bằng hiệu của động năng T và thế năng U của cơ hệ
Vì trong biểu thức của động năng:
L = T - U là hàm của toạ độ suy rộng, vận tốc suy rộng và thời gian t:
LL(q ,q , t)k k
2 Một số tính chất của hàm Lagrange
2.1 Vi phân toàn phần của hàm Lagrange
Như trên đã nói hàm Lagrange là hàm của toạ độ suy rộng, vận tốc suy rộng và thời gian t: LL(q ,q , t)k k
Như vậy vi phân toàn phần của hàm Lagrange sẽ là:
Trang 112.2 Nguyên lý tác dụng tối thiểu
Ta biết rằng mọi tính chất vật lý của cơ hệ đều bao hàm trong hàm Lagrange
Nội dung nguyên lý: “Chuyển động thực của cơ hệ giữa hai vị trí ứng với các
thời điểm t 1 và t 2 (khoảng thời gian t 2 - t 1 khá nhỏ) được diễn tả bởi những hàm
q k = q k (t) mà tác dụng S có giá trị cực tiểu
Trong vật lý ta thừa nhận nguyên lý tác dụng tối thiểu như một tiên đề Từ nguyên lý này ta có thể rút ra phương trình Lagrange loại hai và phương trình Haminton
Nguyên lý tác dụng tối thiểu được áp dụng không những trong cơ học cổ điển
mà cả trong cơ học tương đối và vật lý lượng tử, không những trong cơ học mà cả trong điện từ học Khi đó do những đòi hỏi vật lý đối với những hệ khác nhau mà
Trang 12dạng hàm Lagrange sẽ khác nhau Trong phạm vi cơ học cổ điển, nguyên lý tác dụng tối thiểu có thể được suy ra từ phương trình tổng quát của động lực học
2.3 Tính bất định của hàm Lagrange
Thừa nhận nguyên lý tác dụng tối thiểu như một tiên đề thì ta cần phải tìm dạng hàm Lagrange của hệ Thường dùng nguyên lý tương đối, tính chất của hàm Lagrange và các đòi hỏi vật lý khác đối với hệ cụ thể để tìm hàm L Ta sẽ chỉ ra rằng hàm Lagrange được xác định trong phương trình: S (điều kiện cần của 0nguyên lý tác dụng tối thiểu) là không đơn giá Thật vậy, giả sử có hai hàm Lagrange: L (q ,q , t) k k và L(q ,q , t)k k liên hệ với nhau bằng hệ thức:
Trang 13Chương 2: Hàm Lagrange theo quan điểm của lý thuyết
đạo hàm bậc nhất của chúng theo các toạ độ không - thời gian:
L = L ( , )
ở đây các thành phần của hàm trường đóng vai trò như toạ độ suy rộng của
hệ, của trường, cũng như các vận tốc suy rộng của nó
Ta đinh nghĩa tác dụng S là tích phân của hàm L theo thể tích bốn chiều bất biến:
S d x4 L ( , )
Với : d x4 dx dx dx dx0 1 2 3
1.2 Một số tính chất của Lagrangian
- Lagrangian của trường phải là hàm thực (các hàm trương nói chung có thể
là hàm phức) Đòi hỏi này được suy ra từ sự tương tự hình thức giữa lí thuyết trường
và cơ học cổ điển, và có liên quan tới đặc trưng động lực học cơ bản của trường một cách tuyến tính được biểu diễn qua Lagrangian Các đặc trưng này được đo trực tiếp trên thực nghiệm, mà chúng là các số thực
- Sự tuyến tính của lý thuyết trường dẫn đến sự tuyến tính của phương trình trường Vì vậy Lagrangian của trường phải được chọn dưới dạng tổ hợp tuyến tính nào đó của các số hạng, các hàm trường và đạo hàm của chúng
Trang 14- Lagrangian không chứa đạo hàm bậc hai hoặc cao hơn của các toán tử trường Do vậy phương trình chuyển động của các trường không cao hơn phương trình vi phân bậc hai
- Lagrangian xác đinh chính xác đến div 4 chiều:
Trang 15Từ (2.3) và (2.4) ta phát biểu định lý Noether’s như sau:
“Một phép biên đổi liên tục với số hữu hạn các tham số sẽ cho ta một dòng xác i
định Dòng này sẽ bảo toàn nếu tác dụng không thay đổi
2 Dạng của Lagrangian trong một số trường
2.1 Trường vô hướng thực
Trang 16Để mô tả hạt vô hướng trung hoà (không mang điện) với khối lượng m có 1 thành phần ta dùng hàm thực ( ) x Lagrangian tự do của nó như sau:
14! trong Lagrangian tương tác Lint Phương trình Euler - Lagrange cho trường hợp tự do: ( m ) (x)2 0
Trang 17ở đây 4 thay cho 4! Phương trình chuyển động:
Trong đó là các ma trận Dirac tuân theo hệ thức 2g
Người ta đưa thêm vào ma trận 5 có các tính chất sau:
Trang 18 biến đổi như đại lượng giả vector
Chính vì điều này mà trong Lagrangian L ta phải chèn 5 vào giữa khi xây dựng tương tác với hạt giả vô hướng - meson
Trang 192.4 Trường Spinor không khối lượng
1(1 ) P2
Trang 20Trong trường hợp này, Lagrangian có dạng:
L0D= i (x) (x)
bất biến dưới phép biến đổi: 5
2.5 Trường vector có khối lượng
Trường vector với khối lượng m có 3 trạng thái vật lý được mô tả bởi đối tượng
V (x) có 4 bậc tự do (thành phần) Do vậy người ta phải đặt thêm điều kiện ràng buộc để làm mất đi một bậc tự do Để yêu cầu trên được thoả mãn thì Lagrangian tự
Trường vector vừa khảo sát là trường vector trung hoà
Trang 21Đối với trường vector mang điện, Lagrangian tự do được nhân đôi:
Không cho ta hàm truyền của trường vector không khối lượng
Đây là hệ quả của sự việc sau: Trường vector không khối lượng chỉ có thể là trường chuẩn
Thật vậy, phương trình Euler - Lagrange có dạng:
( Lagrangian tương tác chứa số hạng từ bậc 3 trở lên theo toán tử trường)
Trang 22Chương 3: hàm Lagrange cho một số hệ vật lý
1 Sơ lược về vật lý hạt cơ bản
Vật lý hạt cơ bản nghiên cứu tính chất của các hạt cơ bản và phản hạt của chúng, nghiên cứu sự tương tác và quá trình biến đổi giữa các hạt cơ bản, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hạt cơ bản với các trường lực
Các hạt cơ bản đầu tiên tìm thấy vào năm 1932 Ngày nay người ta đã biết đến hơn 200 loại hạt cơ bản và con số đó đang tiếp tục tăng lên
Trước đây người ta quan niệm rằng các hạt cơ bản là nhỏ nhất không phân chia
được Ngày nay người ta thấy rằng các hạt cơ bản chưa phải đã nhỏ nhất, các hạt cơ bản có cấu trúc từ những hạt quark, viên gạch đầu tiên xây dựng nên thế giới vật chất Khi nghiên cứu về các hạt cơ bản, một vấn đề quan trọng là nghiên cứu về sự tương tác giữa chúng
Các loại hạt cơ bản tuân theo một hoặc nhiêù tương tác sau:
- Hệ tuân theo tương tác mạnh
- Hệ tuân theo tương tác yếu
- Hệ tuân theo tương tác điện từ
2 Hàm Lagrange cho một số hệ vật lý
2.1 Hàm Lagrange cho hệ tuân theo tương tác mạnh
Trang 232.1.1 Khái niệm tương tác mạnh
Tương tác mạnh là tương tác gần, đại lượng đặc trưng cho tương tác mạnh là lực hạt nhân, nó không phụ thuộc vào điện tích mà chỉ phụ thuộc vào định hướng của các hạt tham gia tương tác Bán kính tác dụng của tương tác mạnh vào cỡ 10-13
cm Tham gia tương tác mạnh là các hạt trung bình và nặng (ví dụ: Các hadron) Hằng số tương tác mạnh: g s 1 10
Đối với tương tác mạnh do hằng số tương tác lớn nên không thể áp dụng lí thuyết nhiễu loạn Người ta sử dụng một phương pháp nghiên cứu khác rất có hiệu quả đó là dùng lí thuyết các nhóm đối xứng SU(n) Đối xứng SU(2) là một trường hợp riêng của đối xứng SU(n)
2.1.2 Tính bất biến của Lagrangian dưới phép biến đổi của nhóm đối xứng SU(2)
- Định nghĩa nhóm SU(2): Nhóm SU(2) là tập hợp các ma trận 2 2 có định thức bằng đơn vị
Với g SU(2) ta luôn có: g.g+ = g+.g = I (3.1)
detg = 1
- Nhóm biến đổi SU(2):
Giả sử có một nhóm gồm các phép biến đổi:
Do đó đối xứng SU(2) có nghĩa là L(x) không thay đổi dưới phép biến đổi này
Trang 24L(x)L (x)' U()L(x)U( )1 L(x)
Do SU(2) không tác dụng lên biến số không gian nên điều kiện này phù hợp với việc tác dụng: SL(x)d x4 bất biến đối với phép biến đổi SU(2)
Từ (3.1) I , L(x)a 0
Xét tương tác giữa Nuclon (p, n) với - meson của Yukawa
Khi chưa xét yêu cầu bất biến đối với SU(2), người ta viết Lagrangian tương tác Yukawa cho:
Trang 26 =1:1: 1 : 1
2 2
Hoàn toàn phù hợp với thực nghiệm
Biểu diễn: Lagrangian bất biến đối với SU(2)
Trang 27Trong
2
:2
2.2 Hàm Larange cho hệ tuân theo tương tác yếu
2.2.1 Khái niệm tương tác yếu
Tương tác yếu là loại tương tác gắn liền với quá trình phân rã của các hạt cơ bản không bền vững và các quá trình phóng xạ hạt nhân
Tương tác yếu vi phạm tính đối xứng không gian và đối xứng gương Tham gia tương tác yếu chủ yếu là các hạt nhẹ (lepton), và có cả hadron
Các quá trình tương tác yếu chia làm hai loại:
+ Quá trình lepton thuần tuý
Trang 28+ Quá trình có hadron tham gia
2.2.2 Lý thuyết tương tác yếu vạn năng V - A
Tương tác yếu gây nên sự rã của các hạt cơ bản cũng như một số quá trình xảy
ra khi va chạm các hạt So với tương tác mạnh tiết diện tán xạ cho các quá trình do tương tác yếu gây nên nhỏ hơn nhiều, tuy nhiên khoảng thời gian sống của các quá trình rã lại lại lâu hơn và vì vậy mà các quá trình gây nên bởi tương tác yếu gọi là các quá trình chậm
Mặc dù các hiện tượng thực nghiệm về tương tác yếu (ví dụ : Sự phân rã )
được phát hiện rất sớm vào cuối thế kỉ trước nhưng mãi đến năm 1934 Fermi mới xây dựng được lí thuyết đầu tiên về tương tác yếu xuất phát từ sự tương tự với điện
động lực học lượng tử Nơtrinô (phản nơtrinô) xuất hiện trong quá trình phân rã
không chứa bên trong hạt nhân hoặc nơtron và được tạo ra trong quá trình phân rã
Điều đó tương tự sự phát xạ photon không chứa trong nguyên tử mà xuất hiện trong quá trình bức xạ Trên cơ sở đó quá trình phân rã :
n pe e
Có thể được mô tả tương tự quá trình bức xạ trong điện động học lượng tử Quá trình bức xạ được mô tả nhờ dòng sinh ra bởi các hạt tích điện Vì vậy một cách tự nhiên có thể mô tả sự phân rã đồng thời các quá trình yếu khác bằng cách đưa ra khái niệm dòng của các hạt
Mặc dù lí thuyết của Fermi chưa phù hợp nhưng ý tưởng dùng các dòng để xây dựng Hamiltomian tương tác để mô tả các quá trình yếu về sau đã được chứng tỏ
đúng đắn
Thực nghiệm đã xác nhận rằng trong tương tác yếu các định luật bảo toàn tính chẵn lẻ, tính bất biến đối vơi phép liên hợp địên tích là bị vi phạm Do đó cần phải thiết lập những dòng sao cho điều đó được thể hiện
Từ các hàm sóng của các hạt lepton và các nơtrinô có thể xây dựng được năm loại dòng:
Trang 29Trong lí thuyết này Hamiltonian tương tác có dạng:
Trang 30Với mỗi loại dòng ta có một dạng tương ứng của Lagrangian
Tính vạn năng của lí thuyết này thể hiện ở chỗ tất cả các quá trình yếu đều
được mô tả bởi Hamiltonian với một hằng số duy nhất Lý thuyết tương tác yếu vạn năng V - A hoàn toàn phù hợp với thực nghiệm (ở mức năng lượng thấp) Điều này
được chứng tỏ khi sử dụng lí thuyết để nghiên cứu các quá trình rã
2.3 Hàm Lagrange cho hệ tuân theo tương tác điện từ
Tương tác điện từ bao gồm tương tác giữa các thành phần của hạt mang điện, tương tác ma sát, tương tác đàn hồi, hoạt động cơ bắp, tương tác điện từ của ánh
sáng Tương tác điện từ có hằng số tương tác: 1
137
, bán kính tác dụng không bị giới hạn Ngoài các hạt mang điện tích, tương tác điện từ còn chi phối cả photon và các hạt trung hoà có momen từ (ví dụ: notron)
Trong tương tác điện từ sẽ tồn tại “con thoi” truyền tải tương tác điện tà la photon Tương tác điện từ còn biểu hiện ở các quá trình sinh, huỷ hạt
Lý thuyết lượng tử có thể được áp dụng một cách triệt để để nghiên cứu tương tác điện từ giữa hai hạt (e, )
Gọi ( )x là toán tử trường của electron, A (x) là toán tử trường của photon Lagrangian của hệ bằng Lagrangian tự do cộng với Lagrangian tương tác với trường
điện từ Vậy để xác định Lagrangian của hệ ta phải biết dạng của Lagrangian tương tác
Ta có Lagrangian tương tác: Lint = e (x) (x)A (x)