Tài liệu này cung cấp các số liệu dân số trung bình hàng năm giai đoạn 2002 2006 của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước Việt Nam. Các số liệu dân số được thể hiện dưới dạng bản đồ và dạng biểu. Các số liệu được thể hiện trên bản đồ qua các dải màu, từ nhạt (biểu diễn tỉnh có số lượng dân số ít) đến đậm (biểu diễn tỉnh có số lượng dân số đông). Các số liệu dân số (nghìn người) được thể hiện qua biểu số liệu.
Trang 1Dân số của 63 tỉnh/thành phố năm 2002-2006
Trang 2Chú ý: Các bản đồ trong tài liệu này được dùng với mục đích minh họa mà không có ý trình bầy quan điểm của tác giả liên quan tới phạm vi pháp lý của bất kỳ một đất nước hay lãnh thổ nào hoặc liên quan tới vấn đề phân định ranh giới.
1 Tên chỉ tiêu: Số liệu dân số trung bình năm của 63 tỉnh/thành phố của Việt Nam
Trang 32 Khái niệm/định nghĩa và ý nghĩa kinh tế:
Mục đích, ý nghĩa: Số lượng, cơ cấu và phân bố dân số là một trong những chỉ
tiêu kinh tế-xã hội cơ bản, quan trọng nhất không thể thiếu đối với công tác lập kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ cho việc quản lý và điều hành
nền kinh tế quốc dân Qui mô, cơ cấu, phân bố và sự gia tăng dân số phản ảnh
thực trạng phát triển kinh tế-xã hội qua các thời kỳ Vì vậy, xuất phát từ các đặc trưng và các yếu tố dân số có thể tìm hiểu, phát hiện và dự báo các vấn đề kinh tế-xã hội khác Số lượng dân số còn là chỉ tiêu cơ bản để tính toán các chỉ tiêu bình quân theo đầu người và các chỉ tiêu nhân khẩu học khác nhau.
Khái niệm, nội dung: Dân số chỉ tất cả những người sống trong phạm vi một địa
giới nhất định (một nước, một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính, v.v ) có đến một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi chỉ một người hoặc một nhóm người cụ thể, người ta thường dùng từ
"nhân khẩu" (ví dụ: nhân khẩu nông nghiệp, nhân khẩu thành thị, v.v ).
Đối với một tập hợp dân số bất kỳ, thuật ngữ “Dân số” không đứng riêng le
mà luôn luôn gắn liền với một hay một số chỉ tiêu thống kê cụ thể mà nó phản ánh Nói cách khác, khái niệm “Dân số” chỉ là một thuật ngữ chung, nhà nghiên cứu không thể hiểu “Dân số” một cách đầy đủ nếu không hiểu và gắn nó với một chỉ tiêu thống kê cụ thể cần nghiên cứu.
Dân số trung bình: Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của dân số là dân số
trung bình Dân số trung bình là số lượng dân số tính bình quân cho cả một thời
kỳ, chứ không biểu thị cho một thời điểm cụ thể nào đó Chỉ tiêu dân số trung bình còn được dùng để tính một số chỉ tiêu thống kê khác như: sản lượng bình quân đầu
Trang 43 Cách tính:
a) Nếu chỉ có số liệu tại hai thời điểm (đầu và cuối của thời kỳ ngắn, thường là một năm):
Ptb = P0 + P 2 1 Trong đó:
Ptb - Dân số trung bình;
P0 - Dân số đầu kỳ;
P1 - Dân số cuối kỳ.
b) Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm cách đều nhau:
Ptb =
P0 + P1 + + Pn-1 + Pn
n Trong đó:
Ptb - Dân số trung bình;
P0,1, ,n - Dân số ở các thời điểm 0, 1, , n
n - Số thời điểm cách đều nhau
c) Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm không cách đều nhau:
Ptb = Ptb1t1 + Ptb2t2+ + Ptbntn
∑ti
Trong đó:
Ptb1 - Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ nhất;
Ptb2 - Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ 2;
Ptbn - Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ n;
ti - Độ dài của khoảng thời gian thứ i
d) Nếu có số liệu tại hai thời điểm cách nhau tương đối xa (5-10 năm):
Trang 5Ptb = P1 - P0
lnP1 - lnP0 Trong đó:
P0 - Dân số đầu kỳ
P1 - Dân số cuối kỳ
lnP1 và lnP0 - Logarit tự nhiên của P1 và P0
4 Phân tổ chủ yếu: Số lượng dân số thường được phân tổ theo:
- Giới tính;
- Độ tuổi/nhóm tuổi;
- Dân tộc (5 năm thì phân tổ theo một số dân tộc có quy mô dân số lớn, hàng năm thì chỉ phân tổ theo 2 nhóm lớn là “Kinh” và “Các dân tộc khác”);
- Tôn giáo (trong tổng điều tra dân số và nhà ở 10 năm/lần);
- Tình trạng hôn nhân;
- Trình độ học vấn;
- Thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố;
5 Nguồn số liệu
- Nguồn số liệu chủ yếu về số lượng dân số là các cuộc tổng điều tra dân
số thường được tiến hành 10 năm một lần;
- Số lượng dân số hàng năm thường được tính toán dựa trên cơ sở số liệu dân số gốc và các biến động dân số (sinh, chết, xuất cư và nhập cư) theo phương trình cân bằng dân số Dân số gốc là dân số được thu thập qua tổng điều tra dân số Các biến động dân số được tính toán từ các tỷ suất nhân khẩu học (các tỷ suất sinh, chết, xuất cư và nhập cư) thu được qua các cuộc điều tra biến động dân số hàng năm hoặc tổng điều tra dân số;
- Từ các dự báo dân số ngắn hạn hoặc dài hạn;
Trang 6- Đối với các mục đích phân tích khác nhau, số lượng dân số có thể được tính toán thông qua ước lượng (hoặc suy rộng) kết quả điều tra mẫu, nếu mẫu điều tra đó được đánh giá là đủ mức độ đại diện thống kê.
6 Thời gian của dãy số liệu: Số liệu dân số từ năm 2002 đến 2006.
7 Hình thức thể hiện: Các số liệu được thể hiện dưới dạng bản đồ (bằng các dải
màu) và dưới dạng số (số lượng hoặc tỷ lệ).
8 Từ khóa: dân số trung bình của Việt Nam, số liệu dân số các tỉnh/thành phố, số
liệu dân số nam giới, số liệu dân số nữ giới, số liệu dân số thành thị, số liệu dân số nông thôn, bản đồ dân số 63 tỉnh/thành phố.
Trang 7Bản đồ 1:
Số liệu dân số trung bình năm 2002 của Việt Nam chia theo 63 tỉnh/thành phố
Trang 8Bản đồ 2:
Số liệu dân số trung bình năm 2003 của Việt Nam chia theo 63 tỉnh/thành phố
Trang 9Bản đồ 3:
Số liệu dân số trung bình năm 2004 của Việt Nam chia theo 63 tỉnh/thành phố
Trang 10Bản đồ 4:
Số liệu dân số trung bình năm 2005 của Việt Nam chia theo 63 tỉnh/thành phố
Trang 11Bản đồ 5:
Số liệu dân số trung bình năm 2006 của Việt Nam chia theo 63 tỉnh/thành phố
Trang 12Biểu 1
Số liệu dân số trung bình năm 2002 của Việt Nam chia theo 63 tỉnh/thành phố
Đơn vị tính: Nghìn người
Mã
Dân số
2002
Mã
Dân số 2002
11 Điện Biên
1954,5
1859,9
Trang 13Biểu 2
Số liệu dân số trung bình năm 2003 của Việt Nam chia theo 63 tỉnh/thành phố
Đơn vị tính: Nghìn người
Mã
Dân số
2003
Mã
Dân số 2003
11 Điện Biên
1995,6
1873,5
Trang 14Biểu 3
Số liệu dân số trung bình năm 2004 của Việt Nam chia theo 63 tỉnh/thành phố
Đơn vị tính: Nghìn người
Mã
Dân số
2004
Mã
Dân số 2004
Trang 15Biểu 4
Số liệu dân số trung bình năm 2005 của Việt Nam chia theo 63 tỉnh/thành phố
Đơn vị tính: Nghìn người
Mã
Dân số
2005
Mã
Dân số 2005
Trang 16Biểu 5
Số liệu dân số trung bình năm 2006 của Việt Nam chia theo 63 tỉnh/thành phố
Đơn vị tính: Nghìn người
Mã
Dân số
2006
Mã
Dân số 2006