1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng việt

74 6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 528,12 KB

Nội dung

Trong khóa luận này chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề: khảo sát nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng Việt, bởi qua khảo sát và thu thập, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN -

TẠ THỊ HÒA

KHẢO SÁT NHÓM TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA CHỈ CÁI CHẾT

TRONG TIẾNG VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ

HÀ NỘI – 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN -

TẠ THỊ HÒA

KHẢO SÁT NHÓM TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA CHỈ CÁI CHẾT

TRONG TIẾNG VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ

Người hướng dẫn khoa học ThS, GVC Đỗ Thị Thu Hương

HÀ NỘI – 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới Ths GVC Đỗ Thị Thu Hương, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ Văn, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, tháng 5, năm 2013

Sinh viên

Tạ Thị Hòa

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận này là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân dưới sự giúp đỡ của các thầy

cô giáo, đặc biệt là Ths GVC Đỗ Thị Thu Hương Những nội dung này không trùng khớp với kết quả nghiên cứu của tác giả khác

Sinh viên

Tạ Thị Hòa

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Đóng góp của khoá luận 4

8 Bố cục khóa luận 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 5

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT 5

1.1 Khái quát về hiện tượng đồng nghĩa 5

1.2 Từ đồng nghĩa 6

1.2.1 Một số quan niệm về từ đồng nghĩa 6

1.2.2 Định nghĩa 10

1.2.3 Phân loại từ đồng nghĩa 11

1.2.4 Phương pháp xác lập dãy đồng nghĩa 16

1.2.5 Giá trị nghệ thuật của từ đồng nghĩa 18

1.3 Tiểu kết chương 1 22

CHƯƠNG 2 23

NHẬN XÉT NHÓM TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA CHỈ CÁI CHẾT TRONG TIẾNG VIỆT 23

2.1 Nhận xét chung 23

2.2 Phân loại các từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết 23

2.2.1 Phương diện sắc thái biểu cảm - phong cách 24

2.2.2 Xét theo phạm vi sử dụng 43

2.2.3 Sự phân hóa ngữ nghĩa của dãy từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết 51

2.4 Tiểu kết chương 2 62

KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined

Trang 6

Trong tiếng Việt, bên cạnh các hiện tượng như: đồng âm, trái nghĩa… thì các từ đồng nghĩa có ý nghĩa vô cùng to lớn Nó giúp chúng ta biểu hiện được tư tưởng, tình cảm của mình một cách chính xác, có hình ảnh và giàu sức biểu cảm hơn Khả năng sử dụng các từ đồng nghĩa thuộc những phong cách ngôn ngữ khác nhau là vô cùng phong phú và đa dạng Nếu chúng ta lựa chọn chính xác một từ nào đó trong dãy đồng nghĩa thì khi đó chúng ta sẽ giải quyết tốt được các nhiệm vụ diễn đạt chính xác nội dung tư tưởng, đồng thời

nó còn giúp chúng ta tránh được sự diễn đạt trùng lặp do sử dụng một từ nào

đó lặp đi lặp lại trong một câu, làm cho câu văn đa dạng về kiểu loại và uyển chuyển hơn

Trong khóa luận này chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề: khảo sát

nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng Việt, bởi qua khảo sát và

thu thập, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng những từ ngữ đồng nghĩa để chỉ

cái chết - chỉ người hay vật không còn tồn tại nữa là vô cùng phong phú và

được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh với những mục đích khác nhau

Sống và chết là quy luật tất yếu của cuộc sống Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều khó chấp nhận được sự thật rằng ai đó mất đi Vì vậy, người nói hay người viết phải tìm những từ ngữ diễn đạt như thế nào để có thể giảm đi hoặc né tránh những cảm giác đau buồn, ghê sợ và nặng nề cho người nghe,

Trang 7

đồng thời tạo ra những giá trị thẩm mĩ, làm đẹp cho ngôn từ và từ đồng nghĩa được lựa chọn để đáp ứng những yêu cầu đó

Việc khảo sát nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết còn giúp chúng ta có thể hiểu được chính xác ý nghĩa của từng yếu tố ngôn ngữ để có thể sử dụng

từ ngữ phù hợp với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Đồng thời có thêm những hiểu biết về lời ăn tiếng nói của con người trong hoạt động giao tiếp hằng ngày và trong việc tìm hiểu bản sắc văn hóa, tư duy của dân tộc Quan trọng hơn, kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ được vận dụng vào chuyên môn trong quá trình giảng dạy sẽ đem lại hiệu quả thiết thực trong nhiều giờ học

Trên đây là những lý do cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài: khảo sát

nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng Việt Từng vấn đề cụ thể sẽ

được đi sâu trình bày trong khóa luận này

2 Lịch sử vấn đề

Xuất phát từ những góc độ, khuynh hướng và phương pháp tiếp cận khác nhau, những công trình nghiên cứu về hiện tượng đồng nghĩa đã cung cấp nhiều cách nhìn mới mẻ, đa diện về từ đồng nghĩa tiếng Việt Có thể nói đây là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm và cũng đã đạt được những thành tựu nhất định với những hướng nghiên cứu cụ thể như sau :

Hướng thứ nhất: tập hợp và giải thích các từ đồng nghĩa tiếng Việt Đây

là công trình nghiên cứu của các tác giả làm từ điển, tiêu biểu cho hướng này

có các công trình: Nguyễn Hoàng [9], Nguyễn Văn Tu [19]…

Hướng thứ hai: tìm hiểu khái niệm từ đồng nghĩa, phân loại và chỉ ra

nguồn gốc của chúng, đồng thời đề xuất cách phân biệt từ đồng nghĩa tiếng Việt hoặc cách xác định từ trung tâm trong một nhóm từ đồng nghĩa Theo

hướng này có các công trình: Đỗ Hữu Châu [2], [3]; Nguyễn Trung Thuần

Trang 8

Hướng thứ ba: tìm hiểu từ đồng nghĩa theo các nhóm, tiêu biểu có các

công trình sau: Phạm Thị Đặng [4]; Hà Thị Ngọc Hà [8],…

Như vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về nhóm từ ngữ

đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng Việt Với kết quả và hướng nghiên cứu

như vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: khảo sát nhóm từ ngữ đồng

nghĩa chỉ cái chết trong tiếng Việt

3 Mục đích nghiên cứu

Thấy được sự chi phối của các nhân tố xã hội, văn hóa, tầng lớp xã hội đối với việc sử dụng từ đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng Việt, đồng thời thấy được sự sáng tạo, phong phú và đa dạng của ngôn ngữ trong đời sống

4 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích đề ra, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:

a Tập hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài

b Khảo sát, thống kê và phân loại các từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng Việt

c Phân tích các nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng Việt

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: nhóm từ và ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng Việt Phạm vi nghiên cứu: ngữ liệu khảo sát được thống kê trong các cuốn từ điển: Nguyễn Hoàng [9]; Nguyễn Lực [10]; Hoàng Phê [11], và một số văn bản cụ thể

6 Phương pháp nghiên cứu

Do tính chất của đề tài và nhiệm vụ khoa học mà đề tài đặt ra, chúng tôi

sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như sau :

Phương pháp thống kê - phân loại: mục đích của phương pháp này là

nhằm thống kê tất cả những từ và ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng

Trang 9

Việt, đồng thời phân loại các từ và ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết thành từng nhóm

Phương pháp hệ thống: tìm hiểu các từ và ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết

trong tiếng Việt không thể bỏ qua phương pháp hệ thống Cụ thể khi xem xét

ý nghĩa nghĩa của một từ chết, chúng tôi sẽ đối chiếu từ đó với các từ còn lại trong dãy đồng nghĩa, từ đó chỉ ra điểm đồng nhất và khác biệt giữa các từ này

Phương pháp phân tích ngôn ngữ: phương pháp này được sử dụng khi

phân tích ý nghĩa của từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng Việt

7 Đóng góp của khoá luận

Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau:

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT 1.1 Khái quát về hiện tượng đồng nghĩa

Như chúng ta đã biết, mỗi sự vật, hiện tượng, hành động, hay phẩm chất… trong ngôn ngữ đều có tên gọi của nó Tên gọi này có thể là một từ, cũng có khi là một tổ hợp từ cố định Tuy nhiên cũng không ít trường hợp, cùng một khái niệm, đối tượng, hành động, phẩm chất…trong ngôn ngữ còn

có những tên gọi khác nhau nhưng xét về mặt ý nghĩa thì lại tương ứng với tên gọi đã có Tên gọi mới chỉ một khái niệm vốn đã có tên gọi trong ngôn ngữ thường được vay mượn từ những ngôn ngữ khác, hoặc có thể được lấy từ một tiếng địa phương nào đó Như vậy, hai hoặc hơn hai từ (tên gọi) xuất hiện trong ngôn ngữ để biểu thị cùng một sự vật, hành động, tính chất hoặc cùng một khái niệm có thể hoàn toàn trùng nhau về ý nghĩa, cũng có thể khác nhau

về sắc thái ý nghĩa, màu sắc, phạm vi và phong cách sử dụng Các từ như thế được gọi là từ đồng nghĩa

Hiện tượng đồng nghĩa trong ngôn ngữ là hiện tượng mang tính phổ quát

và có tính chất rộng khắp, đó có thể là hiện tượng đồng nghĩa từ vựng hoặc hiện tượng đồng nghĩa ngữ pháp Hiện tượng này có nội dung rất rộng lớn và

nó xảy ra ở khắp các cấp độ của ngôn ngữ Đó có thể là các kết cấu đồng

nghĩa (thí dụ: mẹ rất yêu con - con được mẹ rất yêu, Lan xinh hơn Hoa - Hoa

xấu hơn Lan….), có thể xảy ra ở các hình vị (thí dụ: bất - phi - vô), đặc biệt là

xảy ra nhiều nhất giữa các đơn vị từ vựng đồng nghĩa Các đơn vị từ vựng bao gồm các từ và các ngữ cố định có chức năng tương đương với từ Do đó hiện

tượng đồng nghĩa có thể xảy ra giữa các từ, (thí dụ: hùm - hổ, chết - tử-

tịch…); hoặc giữa các ngữ cố định (thí dụ: nước đổ lá khoai - nước đổ đầu vịt, đen như củ súng- đen như cột nhà cháy….)

Trang 11

Như vậy hiện tượng đồng nghĩa là một hiện tượng quen thuộc và phổ biến trong ngôn ngữ Nhờ có hiện tượng đồng nghĩa mà vốn ngôn ngữ của con người trở nên phong phú, đa dạng hơn, đồng thời đem lại những cách diễn đạt mới mẻ và tinh tế hơn rất nhiều Trong phạm vi của khóa luận này chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề đồng nghĩa từ vựng (gồm từ đồng nghĩa và ngữ đồng nghĩa) Để làm được điều ấy trước tiên chúng ta cần đi tìm hiểu những khái niệm quan trọng và trung tâm có liên quan đến đề tài của khóa luận

1.2 Từ đồng nghĩa

1.2.1 Một số quan niệm về từ đồng nghĩa

Trong ngôn ngữ học, việc nghiên cứu các từ đồng nghĩa đã được bắt đầu

từ rất lâu đời, và các nhà khoa học đã đưa ra không ít những quan niệm khác nhau

1.2.1.1 Quan niệm về từ đồng nghĩa của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới

Người Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên nghiên cứu từ đồng nghĩa, và họ đã rút ra kết luận rằng sự phong phú của ngôn ngữ, sự hàm súc của tư tưởng và sự đa dạng của các cách diễn đạt chính là nằm ở các từ đồng nghĩa Đó chính là cơ sở, là tiền đề để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu

về từ đồng nghĩa, từ đó đưa ra những quan niệm khác nhau về hiện tượng này Một số quan niệm tiêu biểu được các nhà nghiên cứu đưa ra như sau:

P.A.Budagov đã đưa ra quan niệm của mình: "Từ đồng nghĩa là những

từ gần về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm" [dẫn theo 7]

Trong bài viết Nhận xét về hiện tượng đồng nghĩa từ vựng (Tuyển tập

Những vấn đề trau dồi ngôn ngữ, số 2, Nxb Viện HLKH Liên Xô, 1959),

A.D.Grigôreva cho rằng "Các từ sẽ là đồng nhất nếu chúng thay thế được cho

Trang 12

Trong bài viết Về các từ đồng nghĩa được in ở tạp chí Người con của Tổ

quốc, (1814) N Ibragimốp đã đưa ra quan niệm về từ đồng nghĩa như sau:

"Các tên gọi của cùng một sự vật ở những quan hệ khác nhau của nó - chính

là các từ có ý nghĩa chung với nhau và riêng cho từng từ" [dẫn theo 16] Ibragimốp đã coi các từ đồng nghĩa là bằng chứng về sự phong phú của ngôn ngữ, là phương tiện để tránh sự trùng lặp, sự diễn đạt được thi vận, để cải tiến

về lối văn và sự khu biệt về phong cách

Như vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một quan niệm thống nhất về từ đồng nghĩa:

Các từ đồng nghĩa được định nghĩa là các từ gần gũi nhưng không đồng nhất về ý nghĩa Các học giả cũng xác định rằng các từ đồng nghĩa là chỉ tố về tính chất đã phát triển của một ngôn ngữ, là chỉ tố về sự phong phú, uyển chuyển của nó và các từ đồng nghĩa là để phục vụ cho sự đa dạng hóa trong cách biểu hiện tư tưởng Đồng thời nó còn là sự khu biệt về mặt phong cách,

về mức độ đặc trưng, về khả năng kết hợp với phạm vi từ nào đó, và những từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa trừu tượng

Các từ đồng nghĩa cũng được xem là những từ biểu thị cùng một hiện tượng của hiện thực khách quan, nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, thuộc tính phong cách…Theo đó có một số quan niệm tiêu biểu như sau:

Trong cuốn Từ điển giản yếu từ đồng nghĩa tiếng Nga của V.N.Kliueva,

năm 1961,in lại lần thứ hai có sửa đổi và bổ sung, các từ đồng nghĩa được định nghĩa là "Các từ - khái niệm phản ánh bản chất của cùng một hiện tượng của hiện thực khách quan, khu biệt bởi những sắc thái ý nghĩa bổ sung và phục vụ không chỉ cho việc thay thế nhau mà còn để chính xác hóa tư tưởng, thái độ của chúng ta đối với phát ngôn" [dẫn theo 16]

E M Gankina - Fêđôrúc trong bài Các từ đồng nghĩa trong tiếng Nga (bài viết được in trong tạp chí Tiếng Nga trong trường phổ thông, số 3, năm

Trang 13

1959) đã định nghĩa từ đồng nghĩa là "Các từ có âm khác nhau, gọi tên cùng một đối tượng, được thống nhất bằng khái niệm chung, nhưng có những sắc thái ý nghĩa nhất định'' [dẫn theo 16]

Nói tóm lại, các quan điểm trên về từ đồng nghĩa đã cho chúng ta thấy được sự đa dạng của các quan niệm, các định nghĩa về từ đồng nghĩa trong các công trình, các tài liệu, bài viết… Trong đó, tập trung vào hai quan niệm

cơ bản Quan niệm thứ nhất: các từ đồng nghĩa là những từ có âm khác nhau, gần gũi nhưng không đồng nhất về ý nghĩa của chúng Quan niệm thứ hai: các

từ đồng nghĩa là những từ biểu thị cùng một hiện tượng của hiện thực khách quan nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, thuộc tính phong cách Bên cạnh

đó, vấn đề đồng nghĩa thành ngữ cũng được đặt ra và đã có những công trình nghiên cứu với những ý kiến, quan điểm nhất định

1.2.1.2 Quan niệm về từ đồng nghĩa của các nhà Việt ngữ học

Cho đến nay, không chỉ trong các sách ngôn ngữ học ở nước ngoài, mà trong các tài liệu Việt ngữ học cũng đưa ra rất nhiều những quan niệm khác nhau về từ đồng nghĩa

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: "Trong vốn từ hội của bất cứ một ngôn ngữ nào cũng thường có những từ mặc dù hình thức ngữ âm hoàn toàn khác nhau nhưng từ nghĩa lại giống nhau do đó trong nhiều hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể

có thể thay thế cho nhau được Những từ này là những từ đồng nghĩa" [1, tr.63]

Ở định nghĩa này tác giả đã nêu ra những đặc điểm của từ đồng nghĩa: hình thức ngữ âm khác nhau, từ nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong nhiều hoàn cảnh Tuy nhiên tác giả lại chưa nói rõ sự giống nhau về ý nghĩa của các từ đến mức nào thì mới được coi là đồng nghĩa Trên cơ sở đó,

Đỗ Hữu Châu đã đưa ra quan niệm mới: "Hiện tượng đồng nghĩa là hiện

Trang 14

Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ ngữ có chung một nét nghĩa chung (nét nghĩa phạm trù) Số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ càng đồng nghĩa với nhau Mức độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đã có tất

cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác nhau ở một hoặc một vài nét cụ thể nào đó) [3, tr.184]

Phó Giáo sư Nguyễn Văn Tu đã đưa ra một định nghĩa và quan niệm của mình về từ đồng nghĩa:

"Những từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau Đó là nhiều từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó Đó là những tên khác nhau của một hiện tượng Những từ đồng nghĩa có một chỗ chung là việc định danh" [17, tr.95]

Về sau, trong cuốn Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, tác giả Nguyễn

Văn Tu đã nêu cụ thể và có mở rộng hơn quan niệm của mình về từ đồng nghĩa:

"Thực ra những từ đồng nghĩa là những từ của một thứ tiếng có nghĩa biểu đạt (chỉ sự vật, hiện tượng, tính chất…) giống nhau hoặc gần nhau, có thể thay thế cho nhau trong một số ngữ cảnh nhất định nhưng có khác nhau về sắc thái tình cảm, về giá trị gợi cảm, về phong cách, phạm vi sử dụng… Đó là những từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó

Đó là những tên khác nhau của một hiện tượng Những từ này có điểm chung

về chức năng định danh Nói rộng ra, những từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một khái niệm" [ 19, tr.13-14]

Nguyễn Thiện Giáp đã đưa ra quan niệm của mình về hiện tượng đồng nghĩa dựa trên định nghĩa của P A Buđagốp như sau: ''Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự giống nhau của các nghĩa sở biểu Vì vậy, chúng tôi tán thành quan niệm cho "Từ đồng nghĩa là

Trang 15

những từ gần nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm'' [ 6, tr 222]

Trên đây là một số quan niệm tiêu biểu của các tác giả khi nghiên cứu về hiện tượng đồng nghĩa Những ý kiến xác đáng này là cơ sở để chúng tôi có thể lựa chọn được một định nghĩa đúng đắn nhất về từ đồng nghĩa

1.2.2 Định nghĩa

Theo Giáo sư TS Nguyễn Đức Tồn "Khi định nghĩa từ đồng nghĩa không thể hoặc chỉ chú ý đến sự vật mà từ biểu thị, hoặc chỉ chú ý đến khái niệm mà từ biểu hiện, mà cần phải lưu ý đến cả hai thành tố chính, trong đó nội dung lôgích - sự vật tính của nghĩa từ Ngoài ra, còn phải kể đến các thành

tố phụ khác như sắc thái biểu cảm - phong cách, phạm vi sử dụng của từ Do vậy, quan điểm dựa vào cả sự vật lẫn khái niệm mà từ biểu thị để định nghĩa

từ đồng nghĩa là đầy đủ và chính xác hơn cả" [16, tr.96]

Như vậy, một định nghĩa ưu việt về các từ đồng nghĩa cần phải đồng thời chú ý đến quan hệ giống nhau của các sự vật, khái niệm mà chúng biểu thị, phải chú ý đến các mức độ giống nhau về ý nghĩa của chúng, và trong trường hợp lý tưởng có thể nêu được cả thủ pháp thực hành để nhận diện các

từ đồng nghĩa

Trên cơ sở đó, trong cuốn Từ đồng nghĩa tiếng Việt, Nguyễn Đức Tồn

đã đưa ra định nghĩa về từ đồng nghĩa như sau :

Hai đơn vị từ vựng / từ được gọi là đồng nghĩa khi chúng có vỏ ngữ âm khác nhau biểu thị các biểu vật hoặc / và biểu niệm giống nhau và :

a / Nếu chúng có thể xuất hiện được trong kết cấu "A là B" và đảo lại được "B

là A" mà không cần phải chỉnh lý bằng cách thêm bớt nét nghĩa gì vào một trong hai đơn vị / từ thì đó là những đơn vị từ vựng / từ cùng nghĩa

Trang 16

b / Nếu như để chúng có thể xuất hiện được trong kết cấu "A là B" và đảo lại được ''B là A'' cần có sự chỉnh lý, thêm bớt nét nghĩa nào đó vào một trong hai đơn vị / từ thì đó là những đơn vị từ vựng/ từ gần nghĩa" [16, tr.97-98 ]

Nói tóm lại, với định nghĩa này chúng ta có thể nhận thấy các từ đồng nghĩa phải là những từ thuộc về cùng một từ loại (có như vậy chúng mới cùng xuất hiện được trong kết cấu đồng nhất "A là B" và "B là A"; trong ý nghĩa của chúng có chứa những yếu tố khác nhau của các ý nghĩa này bị trung hòa hóa trong những ngữ cảnh nhất định) Các từ đồng nghĩa là những từ đối lập nhau chỉ theo những đặc trưng ngữ nghĩa mà trong những ngữ cảnh nhất định trở thành không cơ bản (điều đó quy định khả năng thay thế lẫn nhau của các

từ đồng nghĩa trong các ngữ cảnh này)

1.2.3 Phân loại từ đồng nghĩa

Thực tế cho thấy, không có sự đồng nhất thực sự giữa các từ đồng nghĩa, giữa chúng có sự khác nhau về sắc thái phong cách - biểu cảm, phạm vi sử dụng và sắc thái ý nghĩa Không chỉ vậy, đó còn là sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa chung, cơ bản Mỗi từ còn có lịch sử xuất hiện, hành chức trong phạm

vi giới hạn vốn từ tích cực hay tiêu cực, chứa đựng nhiều ý nghĩa và tham gia vào những mối liên hệ liên tưởng khác nhau với những từ khác Hơn nữa, các

từ đồng nghĩa còn khác biệt nhau cả về khả năng sản sinh từ, khả năng tạo thành các hình thái đánh giá chủ quan, khả năng tham gia kết hợp với những

từ khác

Dựa trên những sự khác biệt về ngữ nghĩa và màu sắc phong cách, Nguyễn Đức Tồn [16] chia các từ đồng nghĩa thành ba biệt loại chung nhất: Các từ đồng nghĩa ý niệm (từ đồng nghĩa ngữ nghĩa)

Các từ đồng nghĩa phong cách

Các từ đồng nghĩa ý niệm - phong cách

Trang 17

Sau đây, chúng tôi sẽ đi vào xem xét từng tiểu loại từ đồng nghĩa

(Ca dao) Đừng, chớ là những từ đồng nghĩa ý niệm, có ý nghĩa chung là dùng để

biểu thị ý khuyên ngăn không nên làm điều gì Tuy nhiên, giữa hai từ này có sắc thái ý nghĩa khác nhau ở chỗ: đừng dùng để biểu thị ý khuyên ngăn nói chung Thí dụ: U, đừng về vội (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Từ chớ biểu thị ý

khuyên ngăn không nên làm điều gì cốt để tránh sự không hay nào đó, nhưng

so với từ đừng thì từ chớ biểu thị thái độ dứt khoát hơn Thí dụ: Chớ thấy

sóng cả mà ngã tay chèo (Tục ngữ)

Các từ đồng nghĩa ý niệm có vai trò hết sức quan trọng, bởi vì chúng là phương tiện biểu hiện chính xác hóa tư tưởng trong từng trường hợp sử dụng ngôn ngữ Nhờ có những sắc thái nghĩa cơ bản riêng ở từng từ đồng nghĩa ý niệm mà việc sử dụng chúng đúng chỗ sẽ giúp cho lời nói của chúng ta không những trở nên tinh tế, chính xác mà còn rõ ràng, biểu cảm và ngắn gọn

Các từ đồng nghĩa ý niệm có mặt ở tất cả các từ loại thực từ: danh từ, động từ, tính từ Trong đó chúng ta có thể nhận thấy các từ đồng nghĩa ý niệm

có nhiều nhất là ở hệ thống tính từ, động từ Trong hệ thống danh từ, các từ

đồng nghĩa ý niệm chủ yếu là các từ trừu tượng, thí dụ: chân lí - sự thật, thời

cơ - cơ hội…

Ở các từ loại khác như đại từ, hư từ thì hiện tượng các từ đồng nghĩa ý

Trang 18

trưng cho các đại từ và hư từ, mà đặc trưng cho các hư từ là các từ đồng nghĩa phong cách

Thực tế cho thấy, những từ đồng nghĩa phong cách xuất hiện nhiều ở tất

cả các từ loại của ngôn ngữ: danh từ, tính từ, các đại từ Khác với các từ đồng nghĩa ý niệm, các từ đồng nghĩa phong cách xuất hiện với số lượng lớn thậm chí nhiều nhất ở các danh từ có ý nghĩa cụ thể Điều này hoàn toàn hợp lý với quy luật lôgích, bởi vì cùng một đối tượng cụ thể thuộc những thời đại khác nhau và ở những địa phương khác nhau nó có thể có những tên gọi khác nhau Các từ đồng nghĩa phong cách thường không thuần nhất và có thể tách chúng thành hai nhóm lớn:

Nhóm 1: các từ đã lỗi thời (các từ cổ)

Các từ cổ là những từ đã lỗi thời, bị thay thế, đẩy lùi khỏi cách sử dụng toàn dân bằng các từ khác Hiện nay chúng chỉ được sử dụng nhằm mục đích phong cách nhất định và về cơ bản được dùng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, bằng cách đó chúng hoạt động với tư cách là các từ đồng nghĩa phong cách với các từ tiếng Việt hiện đại

Các từ ngữ cổ đồng nghĩa với các từ ngữ hiện đại của tiếng Việt hiện nay có thể là các từ Hán - Việt cổ hoặc các từ ngữ liên quan đến những điển tích, điển cố được vay mượn từ tiếng Hán Thí dụ, các từ ngữ đồng nghĩa được in nghiêng trong các dãy đồng nghĩa sau đây:

Trang 19

- Nước mắt: lệ - lụy - châu…

- Cõi đời: bụi hồng, bụi trần, hồng trần…

- Phụ nữ đẹp: giai nhân, mĩ nhân, mĩ nữ, hồng nhan…

Các từ ngữ cổ đồng nghĩa phong cách với các từ tiếng Việt hiện đại còn

có thể là các từ thuần Việt, những từ này chỉ còn tồn tại trong thơ văn cổ hoặc trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ hoặc trở thành yếu tố mất nghĩa trong từ ghép hiện vẫn còn được sử dụng Thí dụ :

Tay cầm bầu rượu nắm nem

(Ca dao)

Nhóm 2: các từ đồng nghĩa phong cách của tiếng Việt hiện đại

Chúng khác với những từ đồng nghĩa cổ ở chỗ chúng không phải là nằm trong vốn từ tiêu cực mà thuộc về vốn từ tích cực, hiện vẫn còn được phổ biến rộng rãi Một nhóm khá nhiều các loại này là các từ địa phương nằm trong vốn từ tích cực của những người nói phương ngữ nào đó, thậm chí còn được

sử dụng trong tác phẩm văn học để nhằm khắc họa sắc thái địa phương hoặc tính cách nhân vật

Thí dụ:

O du kích nhỏ giương cao súng Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu

(Tố Hữu, Tấm ảnh)

Trang 20

Từ O là phương ngữ đồng nghĩa với từ cô, mang sắc thái trung tính, đời

thường

Trong số các từ đồng nghĩa với những từ mang sắc thái trung tính về phong cách còn có các từ thuộc vốn từ vựng sách vở, những từ này thường được sử dụng trong các tác phẩm văn chương, sách chuyên môn, hành chính - công vụ… Về cơ bản đó là những từ được vay mượn từ tiếng Hán, ngôn ngữ

Ấn Âu, hoặc được tạo thành từ các hình vị được vay mượn từ tiếng Hán

Chẳng hạn như: thân phụ - cha, thân mẫu - mẹ, thê tử - vợ con…

Các từ thuộc phong cách khẩu ngữ, bình dân, thông tục cũng có thể là từ

đồng nghĩa với các từ trung tính về phong cách Thí dụ: cóc (thông tục) - chẳng; tửu (khẩu ngữ) - rượu; …

1.2.3.3 Các từ đồng nghĩa ý niệm - phong cách

Các từ đồng nghĩa ý niệm - phong cách là những từ và các đơn vị tương đương của chúng biểu thị cùng một khái niệm hoặc cùng một hiện tượng của hiện thực khách quan và khác nhau không chỉ về màu sắc phong cách mà còn khác nhau cả về sắc thái của ý nghĩa chung của mỗi từ

Thí dụ: cặp đồng nghĩa hát và ca

Hát là từ được dùng phổ biến và là từ chính của cặp từ đồng nghĩa này: hát chèo, hát tuồng, hát hay…

Ca thường dùng để nói về những điệu cổ truyền ở miền Trung và Nam

Bộ: ca cải lương, ca vọng cổ, ca Huế…

Như vậy, chúng ta có thể chia những từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt nói riêng thành ba loại chung nhất Đó là từ đồng nghĩa ý niệm, từ đồng nghĩa phong cách, và từ đồng nghĩa ý niệm - phong cách Trong ba loại từ đồng nghĩa trên thì từ đồng nghĩa phong cách là những

từ cùng nghĩa, còn hai nhóm từ đồng nghĩa còn lại chỉ là những từ gần nghĩa

Trang 21

1.2.4 Phương pháp xác lập dãy đồng nghĩa

Để có thể xác lập được một dãy đồng nghĩa thì cần phải có một phương pháp khoa học cụ thể Vì vậy, vấn đề trước tiên cần phải giải quyết là lập cho được bảng các câu hỏi điều tra (anket) Khi đó, những câu hỏi được nêu trong bảng này sẽ có vai trò như những từ kích thích, còn câu trả lời - những từ đồng nghĩa tương ứng sẽ đóng vai trò như những từ phản ứng trong thực nghiệm liên tưởng của ngôn ngữ học tâm lý Để đưa ra được những câu hỏi trong bảng điều tra thì phải tìm ra được những cơ sở khoa học của chúng Cơ

sở đó chính là những con đường đã đưa đến sự hình thành các loại từ đồng nghĩa tương ứng

Trước hết, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc hình

thành các từ đồng nghĩa là cách nhìn khác nhau của chúng ta về cùng một sự

vật, hiện tượng… Bởi lẽ, từ không phải là đại diện của bản thân đối tượng mà

là sự biểu hiện quan điểm riêng của chúng ta về đối tượng Vì vậy, mỗi cách nhìn nhận khác nhau sẽ tạo ra những tên gọi đồng nghĩa như thế

Thứ hai, một con đường quan trọng khác dẫn đến sự ra đời của khá

nhiều từ đồng nghĩa là hiện tượng kiêng kị (tabu) Để thay thế các từ bị cấm

kị, cần phải sử dụng những tên gọi khác - các uyển ngữ Uyển ngữ chính là tên gọi được phép dùng để thay thế cho các từ ngữ bị kiêng cấm Thí dụ:

Cùng biểu thị khái niệm chết thì có nhiều tên gọi để thay thế như: từ trần, quy

tiên, về nơi suối vàng…

Thứ ba, hiện tượng rút gọn cũng là một trong những cách tạo ra từ mới

đồng nghĩa Các tên gọi rút gọn là sự tập trung ngữ nghĩa của toàn bộ các yếu

tố trong tên gọi đầy đủ vào một yếu tố nào đó được giữ lại Đặc biệt trong tiếng Việt, các từ rút gọn tồn tại khá phổ biến và thường đối lập với tên gọi đầy đủ về sắc thái biểu cảm, phong cách

Trang 22

Thứ tư, một trong những nguồn bổ sung thêm cho ngôn ngữ các từ đồng

nghĩa là sự vay mượn từ vựng Do vậy, các tên gọi thuần Việt và tên gọi vay

mượn đồng nghĩa với nhau đã song song tồn tại Tuy nhiên, các từ thuần Việt

và từ vay mượn thường không đồng nghĩa tuyệt đối với nhau mà chỉ là gần nghĩa Giữa chúng có sự khác nhau về những nét nghĩa nhất định hoặc về sắc

thái biểu cảm, phong cách hay phạm vi sử dụng Thí dụ: bệnh nhân (tiếng Hán) - người bệnh (từ thuần Việt); kế mẫu (tiếng Hán) - mẹ ghẻ (tiếng Việt) Thứ năm, một trong những con đường tạo ra từ đồng nghĩa là sự biến thể

của từ Sự biến thể có thể là về ngữ âm, vị trí hay trật tự các thành tố trong từ,

hoặc cả những từ láy được tạo ra từ một từ gốc nào đó Thí dụ: lầm - nhầm ,

đấu tranh - tranh đấu…

Tuy nhiên, theo Giáo sư Nguyễn Đức Tồn thì phương thức làm biến đổi ngữ âm và trật tự thành tố của từ được xem như là một cách cấu tạo từ mới

Vì vậy, "hợp lí hơn cả là nên coi các biến thể ngữ âm, biến thể trật tự thành tố của từ đã có sự khác biệt nhau về các phương diện khác nhau của ý nghĩa là những từ đồng nghĩa và chúng cần được thu thập vào dãy từ đồng nghĩa, dù

về mặt lịch sử chúng xuất phát từ cùng một gốc"[16, tr.222]

Thứ sáu, sự thâm nhập của những lớp từ hạn chế về lãnh thổ hoặc xã

hội vào ngôn ngữ toàn dân, là một con đường bổ sung khá nhiều từ đồng

nghĩa cho ngôn ngữ Thí dụ: mẹ - má, u, bầm; bố - cha, ba, (đồng nghĩa giữa

từ toàn dân và từ địa phương); lân - phốt pho; diêm sinh - lưu huỳnh (đồng

nghĩa giữa từ toàn dân và từ nghề nghiệp)

Thứ bảy, một trong những nguồn để tạo ra từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ

đó là cách tạo từ mới bằng phương thức ghép nghĩa Đó là việc dùng các yếu

tố đồng nghĩa (bao gồm cùng nghĩa và gần nghĩa), hoặc trái nghĩa ghép lại với nhau để tạo ra các từ ghép song tiết để biểu đạt những khái niệm chung hơn,

trừu tượng hơn, khái quát hơn Thí dụ: xinh đẹp, nhỏ bé , gầy còm…

Trang 23

Thứ tám, sự chuyển nghĩa, sự phát triển ý nghĩa của từ cũng là một con

đường làm nảy sinh các từ đồng nghĩa Xuất phát từ việc hai từ vốn không đồng nghĩa với nhau, nhưng do phát triển thêm các nghĩa phái sinh, vì vậy chúng trở nên có quan hệ đồng nghĩa với nhau Thí dụ: do sự phát triển thêm

của các nghĩa phái sinh mà từ ăn đã trở nên đồng nghĩa với các từ khác như:

hợp, hưởng…

Thứ chín, một trong những con đường quan trọng để hình thành các từ

đồng nghĩa là do sự biến đổi của ngôn ngữ trong thời gian Các từ mới xuất

hiện đã thay thế hoàn toàn hoặc cùng tồn tại với từ cũ, dẫn đến việc tạo nên sự phong phú, da dạng cho các từ đồng nghĩa

Tất cả các con đường trên là một trong những nguyên nhân để tạo nên các từ đồng nghĩa Từ những con đường này chúng ta đã có đủ những căn cứ

để giải quyết được vấn đề đã đặt ra: làm thế nào để có thể trả lời được những câu hỏi đặt ra trong bản điều tra, nhằm xác lập dãy đồng nghĩa của một từ ? Hay nói cách khác, phương pháp để xác lập một dãy đồng nghĩa là dựa vào bảng điều tra anket

1.2.5 Giá trị nghệ thuật của từ đồng nghĩa

Các từ đồng nghĩa được coi là chỉ tố về độ phong phú, độ phát triển và tính uyển chuyển của ngôn ngữ Do có sự khác biệt nhau về các sắc thái ý nghĩa, nên các từ đồng nghĩa đã thực hiện một loạt các chức năng quan trọng trong ngôn ngữ: góp phần làm tăng thêm tính chính xác và rõ ràng của phát ngôn, làm đa dạng hóa về mặt ngữ âm cho lời nói, tạo ra sự đa dạng và phong phú cho các phong cách nói và viết Đặc biệt các từ đồng nghĩa có giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn trong việc biểu đạt sắc thái biểu cảm (nhất là trong văn chương nghệ thuật); có khả năng khu biệt một cách tinh tế về thái độ, cảm xúc, tránh sự trùng lặp trong khi diễn đạt, giúp cải tiến lối văn và khu biệt về

Trang 24

Mỗi sự vật có nhiều tên gọi khác nhau, mỗi tên gọi này phản ánh thái độ, tình cảm, tâm trạng… khác nhau của chúng ta về sự vật ấy Những từ đồng nghĩa, có thể được dùng với mục đích tránh sự diễn đạt trùng lặp trong ngôn ngữ nói riêng và trong các tác phẩm văn chương nói chung

Thí dụ:

Một cái mũ len xanh nếu chị sinh con gái Chiếc mũ sẽ đỏ tươi nếu chị

đẻ con trai (Anh Đức, Con chị Lộc)

Hai từ sinh và đẻ là hai từ đồng nghĩa từ điển, được dùng với mục đích

thay thế, tránh sự lặp lại khi diễn đạt, đồng thời cho thấy sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ

Các từ đồng nghĩa với tư cách là phương tiện biểu hiện giàu hình ảnh có giá trị vô cùng to lớn trong việc thể hiện sắc thái biểu cảm, đồng thời tạo ra tính đa nghĩa cho văn bản nghệ thuật Cùng là một từ nhưng giá trị của những

từ đồng nghĩa đem lại thì thể hiện rất nhiều ý nghĩa khác nhau

Thí dụ: Cùng biểu thị khái niệm chết: chỉ người hay vật không còn sống thì

lại có những cách diễn đạt khác nhau:

Thà hy sinh tất cả chứ nhât định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ( Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

Hay:

Bao giờ ông lão chầu trời Thì em lại kiếm một người trai tơ

(Ca dao) Tuy nhiên, từ hy sinh được dùng để chỉ cái chết khi hiến thân để làm

nhiệm vụ vì nhân dân, Tổ quốc Vì vậy nó mang sắc thái kính trọng, trang

nghiêm Còn chầu trời lại biểu thị cái chết với ý nghĩa đả kích, châm biếm,

tạo ra tiếng cười mang sắc thái thông tục

Trang 25

Cha, thầy là những từ đồng nghĩa với bố, nhưng lại mang sắc thái khác

nhau khi được diễn đạt ở những ngữ cảnh khác nhau

Thí dụ:

Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

(Ca dao)

Bu chết đã ngót ba năm Thầy bảo thế

(Nam Cao, Từ ngày mẹ chết) Đây là hai từ đồng nghĩa dùng để biểu thị khái niệm: người đàn ông có

con, trong quan hệ với con Nhưng ở câu ca dao trên, từ cha được sử dụng

mang tính chất trang nghiêm, biểu hiện sự thiêng liêng, cao cả và thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc của mỗi người con đối với cha Trong câu văn

của Nam Cao thì thầy lại đem đến cảm giác gần gũi, thân quen trong cuộc

sống hàng ngày, vì vậy nó mang tính chất giản dị, mộc mạc nhưng cũng đầy tình yêu thương

Văn chương diễn đạt tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng thông qua ngôn ngữ Do đó hiện tượng đồng nghĩa trong từ ngữ văn chương còn được xây dựng trên cơ sở là tính hình tượng, cùng một ý nhưng cần được diễn đạt

bằng những hình tượng sáng tạo, độc đáo khác nhau Chẳng hạn, trong Truyện

Kiều, Nguyễn Du viết :

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ

Tưởng đồng nghĩa với nhớ Cả hai từ đều chỉ tâm trạng nhớ nhung về

quá khứ, nhưng từ tưởng đem lại ý nghĩa hình tượng cao hơn, sâu sắc hơn Nó

còn nói lên sự hiện diện của quá khứ trong hiện tại, thậm chí có khả năng xảy

ra ở tương lai, còn từ nhớ chỉ là một lát cắt thời gian trong quá khứ, chưa biểu

Trang 26

Nói tóm lại, từ đồng nghĩa đem lại những giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn đối với những tác phẩm văn chương Nó không chỉ đem lại những cách diễn đạt linh hoạt, uyển chuyển, tinh tế mà còn mang đến những sắc thái biểu cảm trong mỗi trường hợp khác nhau, đồng thời cải tiến lối viết và khu biệt về phong cách, thái độ, cảm xúc của mỗi nhà văn, nhà thơ

Trang 27

1.3 Tiểu kết chương 1

Như vậy, ở chương thứ nhất chúng tôi đã đưa ra những vấn đề lý thuyết khái quát và cơ bản nhất về từ đồng nghĩa trong tiếng Việt Đó là những từ ngữ có vỏ ngữ âm khác nhau nhưng biểu thị các biểu vật hoặc biểu niệm giống nhau và có thể xuất hiện được trong kết cấu "A là B" và đảo lại được

"B là A" mà không cần phải chỉnh lý bằng cách thêm bớt nét nghĩa gì vào một trong hai đơn vị từ vựng Đây là một hiện tượng có tính chất phổ quát và quen thuộc trong đời sống, đặc biệt là trong những sáng tác văn chương

Trên cơ sở đó, chúng tôi đã chỉ ra những giá trị nghệ thuật to lớn mà những từ ngữ đồng nghĩa đem lại: góp phần làm tăng thêm tính chính xác và

rõ ràng của phát ngôn, làm đa dạng hóa về mặt ngữ âm cho lời nói, tạo ra sự

đa dạng và phong phú cho các phong cách nói và viết Đặc biệt các từ đồng nghĩa có giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn trong việc biểu đạt sắc thái biểu cảm (nhất là trong văn chương nghệ thuật); có khả năng khu biệt một cách tinh tế

về thái độ, cảm xúc, tránh sự trùng lặp trong khi diễn đạt, giúp cải tiến lối văn

và khu biệt về phong cách

Những vấn đề này được xem là cơ sở quan trọng và không thể thiếu để chúng tôi có thể tiến hành triển khai cho việc khảo sát một nhóm từ ngữ đồng nghĩa cụ thể, chứng minh cho những vấn đề lý thuyết được nêu ra ở chương này

Trang 28

CHƯƠNG 2 NHẬN XÉT NHÓM TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA CHỈ CÁI CHẾT TRONG

TIẾNG VIỆT 2.1 Nhận xét chung

Như một hiện tượng phổ biến, trong bất cứ ngôn ngữ nào cũng tồn tại

nhóm từ ngữ biểu thị khái niệm sự kết thúc cuộc đời của con người, chúng lập

thành dãy đồng nghĩa vào loại lớn nhất trong mỗi ngôn ngữ

Nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết là bức tranh sinh động về sự sáng tạo các phương tiện đồng nghĩa từ vựng trong ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Việt nói riêng và rất đáng được chú ý Nó không chỉ tồn tại trong hệ thống từ vựng mà còn tồn tại trong những ngữ cảnh cụ thể với vô số những từ ngữ độc đáo của các nhà văn, nhà thơ

Qua việc khảo sát nhóm từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng Việt, chúng tôi đã thống kê được 130 đơn vị đồng nghĩa chỉ sự kết thúc cuộc đời của con người Nhóm từ ngữ đồng nghĩa này đã cho chúng ta thấy được sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ nói chung và nhóm những từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết nói riêng Cùng biểu thị một khái niệm nhưng lại có nhiều cách diễn đạt bằng những từ ngữ khác nhau Điều này không chỉ đem lại những cách diễn đạt chuẩn mực trong những hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp khác nhau mà còn cho thấy sự tinh tế, uyển chuyển của người sử dụng ngôn ngữ, tránh sự trùng lặp, diễn đạt sáo mòn khi giao tiếp Đồng thời những từ ngữ đồng nghĩa này còn cho chúng ta thấy được đặc điểm văn hóa, tư duy của người Việt trong cách gọi tên, định danh sự vật, sự việc

2.2 Phân loại các từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết

Dãy từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết trong tiếng Việt này được phân loại dựa trên ba tiêu chí cơ bản: phương diện sắc thái biểu cảm - phong cách; phạm vi sử dụng; sự phân hóa ngữ nghĩa của dãy từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết Cụ thể như sau :

Trang 29

2.2.1 Phương diện sắc thái biểu cảm - phong cách

Các từ ngữ này có thể được phân chia thành ba nhóm lớn

2.2.1.1.Những từ ngữ mang màu sắc trung tính

Một số từ ngữ tiêu biểu cho nhóm này: ngã, xế, trăm tuổi, xuống suối,

(V Huy Gô, Những người khốn khổ)

Tắt thở là sự ngừng thở hoàn toàn, không còn biểu hiện của sự sống,

được dùng để thay thế cho từ chết Mục đích là nhằm thông báo về tình trạng

đã xảy ra: sự thực là Phăng-tin đã chết, nhưng lại tránh nói một cách trực diện trước cái chết của đối tượng được nhắc tới Đồng thời nó chỉ ra địa vị, thân phận của một con người bình thường, nhỏ bé trong xã hội và có khả năng nhấn mạnh tới sự kết thúc hoàn toàn mọi biểu hiện của sự sống trong con người đó Từ này được sử dụng nhiều trong cuộc sống đời thường và mang sắc thái trung tính, không có sự đánh giá tốt - xấu khi thay thế cho cái chết của con người

Huy Cận từng viết :

Ảo não quá buổi trời chiều vĩnh biệt !

Và ngươi nữa, tiếng gió buồn thê thiết Xin lặng giùm cho nhẹ bớt nỗi cô đơn

Trang 30

Báo tin xấu dẫn hồn người đã xế…

(Huy Cận, Nhạc sầu) Một loạt các dấu hiệu khiến người đọc liên tưởng đến cái chết: vĩnh biệt,

buồn thê thiết, nỗi cô đơn, bóng quạ chập chờn, tin xấu… và cuối cùng kết

thúc bằng hình ảnh hồn người đã xế Từ xế với nghĩa nguyên bản để chỉ sự

chếch xuống phía dưới chân trời [11], đã được chuyển nghĩa để chỉ cái chết của con người Chết ở đây là biểu thị cho sự tàn lụi, sự kết thúc mãi mãi, là một quy luật của tạo hóa mà đời người ai cũng phải trải qua Tuy nhiên, cái chết hiện hữu rõ ràng với nỗi buồn đầy ảo não, bi thương, đem lại những hình dung về một cái chết đời thường, quen thuộc

Như chúng ta đã biết, cái chết thường đem lại cho con người cảm giác

về sự sợ hãi, nặng nề, là điều mà không phải bất cứ ai cũng có thể chấp nhận được Chính vì vậy, để nói về cái chết người ta thường liên tưởng đến việc người đó đang ngủ, một giấc ngủ dài và sẽ không bao giờ tỉnh lại Đó cũng

chính là nguyên nhân mà những từ ngữ như: nhắm mắt, mắt nhắm tay buông,

hai tay buông xuôi, nhắm mắt xuôi tay…được sử dụng để thay thế cho từ

chết Đây là cách gọi tên dựa vào đặc điểm, tư thế của người chết

(Chuyện "cổ tích" mang tên Nguyễn Hữu Ân)

Nhắm mắt là hành động khép hai mi mắt lại và bắt đầu ngủ, nhưng giấc

ngủ ở đây là giấc ngủ vĩnh viễn, không bao giờ thức dậy, là giấc ngủ ngàn thu Việc dùng từ đồng nghĩa để thay thế đã tránh được lối nói trực tiếp khi nhắc đến cái chết, đồng thời cũng gợi lên tâm trạng, tư thế của người chết đó

Trang 31

là sự ra đi một cách nhẹ nhàng, thanh thản, theo đúng quy luật của tạo hóa

Sắc thái ý nghĩa mà từ nhắm mắt đem lại là màu sắc trung tính, đời thường và

được sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày

Những câu tục ngữ, thành ngữ đồng nghĩa cũng được sử dụng để thay thế cho từ chỉ cái chết với màu sắc trung tính:

Vì biết phù sinh đời có thế Thông minh, tài bộ, thế gia chi!

Học hành, danh đạt, chung quy hão

Mắt nhắm, tay buông, giữ được gì?

(Lê Văn Bái)

Hay :

Để được nằm trong bộ áo quan, nghĩa là được chết bình đẳng như những cái chết khác, lão phải vui lòng nhận thêm một sự vất vả khi đã nhắm mắt xuôi tay

(Nguyễn Khắc Trường, Mảnh đất lắm người nhiều ma)

Rồi chắc ngày sau chết, cũng đến hai tay buông xuôi, chứ đem đi được đồng nào

(Nguyễn Công Hoan, Đi giày)

Một loạt các cụm từ cố định: mắt nhắm tay buông, hai tay buông xuôi,

nhắm mắt xuôi tay, được dùng để chỉ sự kết thúc cuộc đời của con người Đây

là tên gọi lấy nguyên nhân, đặc điểm của tư thế để chỉ tính chất, trạng thái của đối tượng Việc sử dụng những cụm từ cố định này cũng cho thấy rõ tư thế của đối tượng khi đã hoàn thành xong mọi việc của cuộc đời Vì vậy đây là sự

ra đi một cách thoải mái, nhẹ nhàng, không còn bất cứ sự níu kéo hay vương vấn nào Đó là sự buông xuôi, từ bỏ cuộc sống, cái chết bỏ mặc tất cả mọi thứ

Trang 32

cụm từ thay thế này mang tính hình tượng mạnh mẽ, tác động sâu sắc vào trí tưởng tượng của người đọc về tư thế cũng như tâm lý, trạng thái của con người trước lúc chết Cách gọi tên dựa vào đặc điểm, tư thế của đối tượng còn cho chúng ta thấy rõ được những quan sát tinh tế và vốn ngôn ngữ phong phú,

đa dạng của con người trước những hiện tượng quen thuộc xảy ra trong đời sống

Các yếu tố Hán Việt thường được sử dụng với mục đích thể hiện sự trang trọng, uy nghiêm, nhưng đôi khi cũng được sử dụng rộng rãi với mục đích thông thường, mang màu sắc trung tính

Thí dụ:

Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ

lệ tử vong cao trên thế giới và rất ít dấu hiệu suy giảm

(Cô-Phi An-Nan, Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS)

Tử vong là từ đồng nghĩa chỉ cái chết thường được sử dụng riêng trong

lĩnh vực y học Đây là cách gọi tên mang tính chất khoa học nhằm thông báo

về cái chết của đối tượng được nói tới Đồng thời gợi lên nguyên nhân của cái chết là do bệnh tật, tai nạn và có sự can thiệp của y học Mục đích của từ đồng nghĩa ở đây chỉ đơn giản là sự thay thế nhằm thông báo về một sự việc, một hiện tượng đã xảy ra trong cuộc sống

Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn tiêu biểu cho phong trào văn học hiện thực phê phán Trong các tác phẩm của ông số lượng từ ngữ đồng nghĩa được sử dụng tương đối nhiều với những mục đích khác nhau Trong một truyện ngắn ông đã viết:

Nếu tự tử thật, tôi cứ lẳng lặng mà chết, dại gì lại sai người giúp, để việc vỡ lở ra Tôi chờ thằng Thao đi khỏi, mới lấy bút giấy thảo thư tuyệt mệnh

(Nguyễn Công Hoan, Tôi tự tử)

Trang 33

Tự tử là từ được dùng để chỉ trường hợp tự giết chính mình và thường

được tiến hành một cách lặng lẽ Khi là từ đồng nghĩa để chỉ cái chết nó nhằm nhấn mạnh vào một vấn đề mang tính chất nghiêm trọng, thu hút sự chú ý của mọi người Nó chỉ ra nguyên nhân của cái chết là do sự bất mãn của đối tượng trước những sự việc, hiện tượng nào đó trong cuộc đời mà không được thỏa mãn như mong muốn Giá trị mà từ này đem lại là tạo nên sự quan tâm, chú ý của mọi người trước cái chết của đối tượng được nói tới, một cái chết không đáng có, không theo quy luật của tạo hóa

Những từ: tử vong, tự tử, đều đồng nghĩa với từ chết trên phương diện

sắc thái, tình cảm trung tính, không có sự đánh giá tốt - xấu Tuy nhiên mỗi từ ngữ lại có những ý nghĩa khác biệt nhau để làm nổi bật giá trị của những từ đồng nghĩa Nó không chỉ được dùng với mục đích tránh sự trùng lặp khi diễn đạt mà những từ ngữ này còn thể hiện rõ được sự sáng tạo của người nói, người viết trong việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nội dung, hoàn cảnh trong khi giao tiếp

Nói chung những từ ngữ đồng nghĩa chỉ cái chết mang màu sắc trung tính được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong hệ thống từ vựng Những từ ngữ này thường gần gũi, thông dụng và có thể dùng với mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội, nhằm mục đích thông báo đơn thuần Điều đó cũng cho thấy

sự phong phú về ngôn ngữ, vốn từ vựng và sự sáng tạo độc đáo của con người trong việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ

2.2.1.2.Những từ ngữ mang màu sắc tích cực

Một số từ ngữ tiêu biểu cho nhóm này như: về, đi, tử, mất, khuất, thác,

chẳng còn, đi xa, qua đời, yên nghỉ, lên tiên, về đất, từ trần, tạ thế, hy sinh, thăng thiên, quy tiên, xấu số thiệt phận, hai năm mươi, vĩnh viễn ra đi, rời bỏ cuộc đời, đi gặp cụ Các Mác - Lê Nin, ngừng suy nghĩ, từ giã cõi đời, trút hơi

Trang 34

thở cuối cùng, về với núi ngàn, lên đường theo tổ tiên, đoàn tụ ông bà, an giấc ngàn thu,

Những từ ngữ đồng nghĩa mang sắc thái tích cực này thường là những

từ ngữ mang màu sắc kính trọng, có tính chất thiêng liêng, cao cả

Thí dụ:

Đồng chí đã từ trần hồi 13h30 phút

Đây là từ đồng nghĩa để chỉ cái chết với màu sắc tích cực, dành riêng cho những đối tượng quan trọng, được nhiều người tôn kính Cái chết ở đây được hiểu chỉ là sự rời bỏ cuộc sống trần gian, từ bỏ cõi đời, đó là điều mà bất

cứ ai rồi cũng sẽ phải trải qua Vì vậy, sắc thái mà nó mang lại cho mọi người

là một cảm giác nhẹ nhàng, bình tâm khi đón nhận thông tin mà không hề có

sự đau đớn, đồng thời biểu thị địa vị xã hội của người đã chết Từ đồng nghĩa

từ trần được sử dụng để thay thế cho cái chết đem lại một không khí trang

nghiêm, biểu thị lòng kính trọng của con người khi nhắc tới người đã chết

Trong các sáng tác văn chương, những từ ngữ đồng nghĩa mang màu sắc tích cực này thường được dùng với mục đích ngợi ca những con người anh hùng sẵn sàng hiến thân cho tổ quốc cho tự do

Thí dụ:

Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc )

Thác là từ cũ được dùng để chỉ cái chết, mang sắc thái trang nghiêm, cổ

xưa? Đó là cái chết cho lý tưởng, vinh quang, cái chết biểu thị cho sự dũng

cảm, kiêu hùng Việc sử dụng từ thác để thay thể còn có tác dụng nhấn mạnh,

ngợi ca cho cái chết vì mục đích cao đẹp, sự quyết tâm hiến thân mình, không chịu khuất phục trước kẻ thù Đồng thời cũng minh chứng cho quan niệm của

người xưa trong cuộc chiến chống quân xâm lược: sống đánh giặc, thác cũng

đánh giặc, hoặc sống thờ vua, thác cũng thờ vua

Trang 35

Hy sinh là từ đồng nghĩa với từ chết nhưng lại đem đến một sắc thái

hoàn toàn khác biệt :

Chết - hy sinh cho Tổ quốc Hùng ơi Máu thấm đỏ, lời ca bay vào đất

Hy sinh lớn cũng là hạnh phúc

(Nguyễn Đức Mậu, Nấm mộ và cây trầm)

Đó là cái chết tự nguyện hiến thân mình, từ bỏ mọi quyền lợi riêng để cống hiến cho Tổ quốc, cho dân tộc và chỉ được dùng để chỉ cái chết cho những người chiến sĩ đã chiến đấu hết mình, có công ơn đới với đất nước Vì vậy giá trị mà từ đồng nghĩa đem lại ở đây là sự trang nghiêm, đầy thiêng liêng và cao cả Chết là bất tử, là hóa thân vào non sông, là ghi danh vào lịch

sử Không chỉ vậy nó còn đem đến cảm giác về sự tự hào, sự tôn vinh những người con anh dũng, kiên cường Chính vì vậy mà cái chết ở đây không còn là

sự mất mát, đau thương mà là sự hy sinh cao cả, là âm hưởng hào hùng, là bản trường ca về truyền thống của lịch sử dân tộc và luôn luôn được ngợi ca, trân trọng

Những cái chết cho Tổ quốc, cho dân tộc có khi lại được diễn tả bẳng thứ ngôn ngữ nhẹ nhàng mà thấm thía:

Ôi những con người mỗi khi nằm xuống Vẫn nằm trong tư thế tiến công

(Chính Hữu, Giá từng thước đất)

Nằm xuống là một tư thế ngả toàn thân trên một vật thể nào đó để nghỉ

ngơi Khi thay thế cho từ chết nó không còn đem lại cho người đọc những suy nghĩ về sự chết chóc, đau thương Đó chỉ là một cách để nghỉ ngơi, thoải mái

và thanh thản nhất sau những giây phút chiến đấu mệt mỏi, ác liệt Từ đồng nghĩa như một phương thức nói giảm, nói tránh để xóa đi những mất mát, đớn

Trang 36

vô nghĩa, chết chỉ là sự nghỉ ngơi để nhường bước cho những thế hệ sau tiếp

tục chiến đấu, cống hiến cho dân tộc Nằm xuống còn nhấn mạnh tới những

phần xương máu và công lao to lớn mà những người anh hùng đã ngã xuống

để bảo vệ non sông, đất nước Chính vì vậy giá trị biểu cảm mà từ này đem lại

là sự tác động mạnh mẽ tới thái độ, tình cảm của người đọc về lòng biết ơn, kính trọng đối với những thế hệ cha anh đã nằm lại nơi chiến trường ác liệt

Đó cũng chính là những tấm gương oanh liệt nhất để những thế hệ sau tiếp tục noi gương, bước tiếp theo truyền thống anh hùng của dân tộc

Cái chết là mối đe dọa, luôn rình rập, không báo trước đối với mỗi người lính nơi chiến trường Chính vì điều đó mà để nói tới cái chết họ thay thế

nơi mình đã sinh ra, trở về với đất mẹ thân yêu Cách nói giảm nói tránh này

đã lột tả được hình ảnh về những cái chết ngoan cường, anh dũng, không hề

có sự lo âu, sợ hãi Cái chết là sự biểu hiện của lòng dũng cảm, sự hy sinh cao

cả cho Tổ quốc thân yêu, vì vậy nó không hề mang lại cảm giác đau đớn, bi thương mà còn đem đến sự lạc quan cho con người khi đối diện với cái chết Qua đây chúng ta cũng cảm nhận thấy được tinh thần, ý chí hào hùng của những người lính cụ Hồ trong cuộc chiến đấu gian khổ và dành cho họ những tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất

Nhiều khi nhóm từ ngữ đồng nghĩa với từ chết mang sắc thái tích cực này được dùng để thể hiện sự thân thiết, quý trọng với người đã chết và xem cái chết như một cuộc nghỉ ngơi yên tĩnh Chết được hiểu là thời gian sống ở thế giới này đã hết, đã đến lúc phải ra đi đến một thế giới khác, vì thế người ta

Trang 37

sử dụng những từ ngữ đồng nghĩa để thay thế: mất, khuất, về, qua đời, yên

(Đêm liên hoan)

Khuất là từ được dùng để chỉ một vị trí bị che lấp, không nhìn thấy [11]

và được chuyển nghĩa để chỉ cho cái chết Khi dùng từ đồng nghĩa như vậy người đọc không hề cảm nhận thấy sự đau thương, xót xa trước cái chết của người mẹ hiền Cái chết ấy chỉ là một sự di chuyển đến một địa điểm, một thế giới khác mà mọi người không còn nhìn thấy, không thấy được sự tồn tại và hiện diện của họ trong cuộc sống.Việc sử dụng từ đồng nghĩa để thay thế cho cùng một khái niệm chỉ cái chết đã đem lại sắc thái phù hợp để tránh đi sự mất mát, xót xa trước sự kết thúc cuộc đời của một con người Hơn nữa nó còn cho thấy tình cảm yêu mến, lòng biết ơn và kính trọng của con đối với

mẹ Chính vì vậy mà cái chết chỉ được xem như một sự lùi xa, lui về với một chốn yên tĩnh để nghỉ ngơi, tránh xa mọi sự vận động của cõi đời trần tục, chết nhưng vẫn luôn tồn tại trong tâm tưởng của mỗi người con

Để giảm bớt sự xót xa, đau đớn khi nói về cái chết người ta thường tìm

đến những từ ngữ mang tính chất an ủi: hai năm mươi, xấu số thiệt phận

Thí dụ:

Bà tôi cười mỉa, đẩy ra: Chết, tôi đã hai năm mươi đâu mà ông cho chiếu bó

(Ma Văn Kháng, Côi cút giữa cảnh đời)

Hai năm mươi là cách nói quen thuộc, để chỉ cái chết mà chúng ta vẫn

Ngày đăng: 30/11/2015, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w