Nguyễn Thu Hà, “Về những khiếm khuyết của một số tít báo tiếng Việt theo cách nhìn của ngôn ngữ học” Luận văn tốt nghiệp, khoa Báo chí, ĐH Tổng hợp, 1995 Nguyễn Đức Thắng, “Tính hấp dẫ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Người hướng dẫn khoa học
ThS GVC LÊ KIM NHUNG
HÀ NỘI - 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS GVC Lê Kim Nhung – người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khoa luận này
Chúng tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thày cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận
Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục được hoàn thiện Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Người thực hiện
Hoàng Thị Thường
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo ThS GVC Lê Kim Nhung Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả tìm tòi, nghiên cứu của riêng tôi
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu được công bố
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Người thực hiện
Hoàng Thị Thường
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
7 Bố cục của luận văn 5
PHẦN NỘI DUNG 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
1.1 Vài nét về phong cách ngôn ngữ báo chí 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Đặc trưng của phong cách BCCL 6
1.1.3 Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách BCCL 7
1.2 Vài nét về tiêu đề báo 9
1.2.1 Đặc điểm của tiêu đề báo 9
1.2.2 Chức năng của tiêu đề báo 10
1.2.3 Tính chất của tiêu đề báo 11
1.2.4 Cấu tạo của tiêu đề báo 12
1.2.5 Dạng tiêu đề báo 12
1.3 Một số thủ pháp đặt tiêu đề báo 12
Chương 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỐNG KÊ 15
2.1 Kết quả thống kê 15
2.2 Nhận xét 15
2.3 Phân tích các thủ pháp đặt tiêu đề 16
2.3.1 Dùng các biện pháp tu từ 16
Trang 62.3.2 Dùng dấu chấm lửng 31
2.3.3 Dùng tiếng Anh 35
2.3.4 Dùng câu hỏi 37
2.3.5 Dùng dấu ngoặc kép 41
2.3.6 Dùng con số để nhấn mạnh 48
2.3.7 Dùng thành ngữ, tục ngữ 49
2.3.8 Dựa theo tên tác phẩm văn học, điện ảnh, tên ca khúc nổi tiếng… hoặc nương theo ý thơ, danh ngôn 53
PHẦN KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 7Tiêu đề giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với văn bản báo chí Tiêu
đề là cái tác động vào thị giác đầu tiên đối với độc giả Nó vừa là nội dung, vừa là hình thức của tờ báo, do đó bài báo có được người đọc quan tâm, chú ý hay không phụ thuộc rất nhiều vào tiêu đề Nói cách khác, tiêu đề báo có tính chất quyết định đến số phận của bài báo Để tiêu đề có thể thu hút được độc giả, các nhà báo thường sử dụng tới các thủ pháp ngôn từ khác nhau Có khá nhiều thủ pháp đặt tiêu đề báo, nhưng lựa chọn thủ pháp này hay thủ pháp khác lại lệ thuộc vào từng tình huống, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Song dù thế nào thì mỗi tiêu đề cũng phải vừa nêu được thần thái của bài viết, vừa gợi trí
tò mò cho độc giả
Như chúng ta đã biết, đối tượng độc giả của báo Hoa học trò là học sinh
và người viết bài cho báo Hoa học trò cũng chủ yếu là học sinh Trong việc sử dụng ngôn ngữ, các bạn học sinh ít khi sử dụng những cách diễn đạt thông thường mà luôn có xu hướng tìm đến những cách diễn đạt độc đáo, hấp dẫn
Vì vậy, việc đặt tiêu đề của báo Hoa học trò thường được các bạn học sinh sử dụng nhiều thủ pháp khác nhau để tăng tính hấp dẫn cho bài báo
Trang 8Từ trước đến nay, nghiên cứu về các thủ pháp đặt tiêu đề báo chưa được quan tâm nhiều Vì vậy, luận văn này chọn các thủ pháp đặt tiêu đề của báo Hoa học trò làm đối tượng khảo sát và nghiên cứu
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những năm gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về tiêu
đề báo dưới nhiều góc độ khác nhau
2.1 Nghiên cứu từ góc độ báo chí
Trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” (NXB ĐHQG, 2004), tác giả Vũ Quang Hào đã có một phần nghiên cứu tương đối đầy đủ về tít báo: cấu trúc và chức năng của tít báo, một số thủ pháp đặt tít thường gặp, một số tít mắc lỗi Đây là những gợi mở rất quan trọng cho việc nghiên cứu tiêu đề báo chí Ngoài ra, tác giả còn trực tiếp hướng dẫn một số sinh viên khoa báo chí trường Đại học Tổng hợp làm các khóa luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học về tiêu đề báo như: Trần Thu Nga, “Đầu đề bài báo trên báo Nhân dân chủ nhật” (Luận văn tốt nghiệp, khoa Báo chí, ĐH Tổng hợp, 1993)
Nguyễn Thu Hà, “Về những khiếm khuyết của một số tít báo tiếng Việt theo cách nhìn của ngôn ngữ học” (Luận văn tốt nghiệp, khoa Báo chí, ĐH Tổng hợp, 1995 )
Nguyễn Đức Thắng, “Tính hấp dẫn của tít báo Việt ngữ” ( Luận văn tốt nghiệp, khoa Báo chí, ĐH Tổng hợp, 1996)
Nguyễn Thị Mai, “Về đặc trưng ngôn ngữ của tít báo và những thủ pháp đặt tít thông thường” (Báo cáo khoa học sinh viên, khoa Báo chí, ĐH Tổng hợp, 1998)
Tuy những bài viết này chỉ tập trung nhiều ở lĩnh vực báo chí, nhưng
đã cho thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ tít báo Thuật ngữ tít, theo Vũ Quang Hào còn được gọi là tiêu đề, đầu đề, nhan đề…nhưng tác giả đề nghị
và chấp nhận dùng thuật ngữ tít Tác giả cho rằng đây là một thuật ngữ báo
Trang 9chí, lại vừa là một từ nghề nghiệp, được dùng phổ biến và có tính quốc tế Ngoài ra, thuật ngữ này còn có khă năng phái sinh, tiện lợi cho việc gọi tên các thao tác xử lý tít
2.2 Nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ
Trong cuốn “Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng” (NXB Khoa học
xã hội, 2006), tác giả Cao Xuân Hạo đã có một phần nói về chức năng của tiêu đề báo Tuy đề cập đến vấn đề một cách gián tiếp nhưng tác giả có một nhận định đáng lưu ý: “Xét về chức năng thông báo, tiêu đề là một thứ chủ đề
mà phần thuyết là cả bài văn, bài báo kia”
Trong bài viết “Dấu ngoặc kép trong những tiêu đề báo” (Kiến thức ngày nay, số 218, 1996), tác giả Nguyễn Đức Dân đã chú ý đến vai trò quan trọng của dấu ngoặc kép trong những đề báo Ngoài ra, trong các bài viết “Ý tại ngôn ngoại, những thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 2, 2004), “Vận dụng thành ngữ, tục ngữ và danh ngôn trên báo chí” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 10, 2004), tác giả đã xét hàm
ý của tiêu đề báo chí ở phương diện ngữ dụng, chú ý về mặt sử dụng những tiêu đề báo chí có dẫn những lời trong bài hát và tục ngữ, thành ngữ
Rải rác trên các tạp chí chuyên ngành có các bài nghiên cứu về tiêu đề báo chí, nhưng chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu một vài khía cạnh nào đó và phần lớn đều có sự so sánh với tiêu đề báo chí nước ngoài (báo tiếng Anh, tiếng Nga):
Trong bài viết “Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9 + 10, 2001), tác giả Nguyễn Thanh Hương đã khảo sát một cách khái quát và toàn diện về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại Mặc dù tác giả khảo sát báo tiếng Anh, nhưng những vấn đề tác giả đưa ra đã phần nào chỉ dẫn cho việc vận dụng vào tiếng Việt
Trang 10Trong bài viết “Về kiểu tiêu đề mô phỏng trên các văn bản báo chí” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 10, 2003), tác giả Trần Thanh Nguyện đã nêu vấn đề này một cách chi tiết và sâu rộng hơn, giúp làm phong phú thêm diện mạo của tiêu đề văn bản báo chí
Trong bài viết “Đôi điều nên biết về tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 11, 2003), tác giả Nguyễn Thị Vân Đông đã tập trung vào một số đặc điểm của tiêu đề và một số kinh nghiệm viết tiêu đề báo của báo chí phương Tây với các dẫn chứng trong báo tiếng Anh và tiếng Việt Ngoài ra, trong bài viết “Tiêu đề báo tiếng Anh và tiếng Việt dạng ngữ cố định” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1 + 2, 2005), tác giả cho rằng việc sử dụng ngữ cố định để đặt tiêu đề cho các bài báo được các nhà báo khai thác triệt để nhằm thực hiện một cách có hiệu quả những yêu cầu về chức năng và đặc điểm của báo chí
Trong bài viết “Từ trái nghĩa trong các tiêu đề báo chí Nga” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1, 2007), tác giả Vũ Thị Chín đã nhận định việc sử dụng từ trái nghĩa là một trong những thủ pháp yêu thích và được sử dụng rộng rãi trong các tiêu đề trên báo chí Nga
Trên đây là một số công trình nghiên cứu và bài viết tiêu biểu có liên quan đến tiêu đề báo chí ở góc độ báo chí và ngôn ngữ Việc nghiên cứu tiêu
đề báo là một vấn đề có tính thời sự và được nhiều người quan tâm Luận văn này kế thừa những kết quả trên, đi sâu tìm hiểu các thủ pháp đặt tiêu đề của báo Hoa học
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xác định rõ một số mục đích sau:
- Khẳng định, củng cố vấn đề lý thuyết của phong cách học
- Góp thêm tiếng nói khẳng định hiệu quả của các thủ pháp đặt tiêu đề văn bản báo chí
Trang 11- Tư liệu thống kê phục vụ thiết thực cho việc học tập và giảng dạy ở trường phổ thông sau này
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xác định một số nhiệm vụ sau:
- Tập hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài
- Khảo sát, thống kê, phân loại các thủ pháp đặt tiêu đề văn bản báo chí trong giới hạn nghiên cứu
- Phân tích, nhận xét, đánh giá các thủ pháp đặt tiêu đề văn bản báo chí
và hiệu quả của nó
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thống tư liệu
- Phương pháp phân loại
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xác định rõ đối tượng và phạm vi như sau:
- Đối tượng nghiên cứu: Các thủ pháp đặt tiêu đề của báo Hoa học trò
- Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ khảo sát trên tờ báo Hoa học trò, với 40 số trong các năm:
2009, 2010, 2011, 2012
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2 : Phân tích kết quả thống kê
Trang 12PHẦN NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Vài nét về phong cách ngôn ngữ báo chí
1.1.1 Khái niệm
Phong cách báo chí- công luận (BCCL) là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí- công luận Nói cụ thể hơn đó là vai của người đưa tin, nhà báo,
cổ động, người quảng cáo, bạn đọc…tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự
Phong cách ngôn ngữ báo chí- công luận dựa chủ yếu trên kiểu ngôn ngữ viết- phi nghệ thuật, nhưng có thể bao gồm rộng rãi những cấu trúc của các kiểu viết và miệng- nghệ thuật của lời nói Yếu tố cá tính đóng vai trò quan trọng
1.1.2 Đặc trưng của phong cách BCCL
Muốn thực hiện được chức năng thông báo- tác động trong công việc thông tin, tuyên truyền, quảng cáo phong cách BCCL phải có những đặc trưng sau:
- Tính thông tin: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động
xã hội Để đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ phải chính xác, nhất là thông tin về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện
- Tính ngắn gọn: Văn bản báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng thông tin cao Tiêu biểu sự ngắn gọn là bản tin, đặc biệt là loại tin vắn, tin nhanh, tin quảng cáo…Ở đó có khi chỉ dùng một câu mà người đọc có thể nắm bắt được thông tin cần thiết Phóng sự có thể dài hơn nhưng trừ từng trường hợp không dài quá ba trang báo
Trang 13- Tính sinh động, hấp dẫn: Không phải thể loại nào cũng sinh động, hấp dẫn nhưng muốn thu hút sự chú ý của người đọc, ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc Điều đó thể hiện ở cách dùng từ, đặt câu trước hết là ở đầu đề bài báo
1.1.3 Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách BCCL
1.1.3.1 Từ ngữ của phong cách BCCL
Lối nói của ngôn ngữ báo chí sử dụng lớp từ ngữ được cấu tạo đặc biệt
có màu sắc biểu cảm- cảm xúc rõ rệt và màu sắc tu từ học chức năng nổi bật
Ví dụ: thảm họa hạt nhân, giải pháp số không, ảnh hưởng bị xói mòn, leo thang chiến tranh, gây lò lửa căng thẳng…
Trong phong cách ngôn ngữ báo chí, cách mở rộng ý nghĩa của từ thường đem lại tính chất bình giá rõ rệt và mang màu sắc báo chí đậm nét Xu hướng luôn đi tìm cái mới trong ý nghĩa của từ trở thành một nguyên tắc dùng
từ của phong cách này Ví dụ: đứng bên cạnh nhân dân ta, đứng sau kẻ thù xâm lược, đứng ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu, lôi kéo vào quỹ đạo thù địch, bật đèn xanh cho bọn xâm lược…
Đặc điểm nổi bật của từ ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí là mối tương quan giữa những từ ngữ diễn cảm (có màu sắc tu từ) có tính năng động
và linh hoạt Sau khi xuất hiện trong một hoàn cảnh nói năng nhất định, những từ ngữ diễn cảm được lặp lại nhiều lần trong những hoàn cảnh khác nhau, sẽ mất dần tính sắc sảo và chuyển sang những từ khuôn mẫu Chẳng
hạn từ “kiện tướng” được dùng trước hết trong lĩnh vực thể dục thể thao: kiện tướng bơi lội, kiện tướng bóng đá, kiện tướng bắn súng, kiện tướng chơi cờ…Nhưng một thời nó đã xuất hiện gợi cảm trong những kết hợp từ mới như: kiện tướng thủy lợi, kiện tướng đào đất, kiện tướng làm phân… rồi đến kiện tướng cải tiến kỹ thuật, kiện tướng sáng chế phát minh…và có lúc thì kiện tướng xuất hiện trong cả quân sự: kiện tướng diệt máy bay Mỹ (Nhân dân
Trang 14ngày 1- 9- 1996)… Rõ ràng ý nghĩa của từ kiện tướng ngày càng mở rộng và
mất dần tính gợi cảm lúc đầu của nó
Phong cách ngôn ngữ báo chí dùng nhiều từ có màu sắc trang trọng
như: thiết lập quan hệ hợp tác toàn diện, thiện chí hòa bình, xu thế đối thoại, tăng cường đoàn kết, loài người tiến bộ… Nhiều từ ngữ có thái độ bình giá phủ định như: dính líu, trả đũa, chủ bài, ngóc đầu, phỉnh phờ, ve vãn, bán rao, tiếp tay, câu kết, quảng cáo rùm beng Ngoài ra, phong cách ngôn ngữ báo chí sử dụng những từ ngữ thuộc nghề báo như: thông tín viên, đặc phái viên, hãng thông tấn, đua tin, tiết lộ, lớp từ ngữ quốc tế như: Mácxít, Lêninit, sôvanh, ôlympíc… nhiều kiểu từ viết tắt cho việc tiếp thu thông tin được nhanh gọn: CBCNV (cán bộ công nhân viên), CLB (câu lạc bộ), T.W (trung
ương)…
Phong cách ngôn ngữ báo chí không hạn chế sử dụng các biện pháp tu
từ từ vựng và cú pháp Trong báo chí ta thấy không ít hình ảnh ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ song song kết hợp câu ngắn với câu dài Những biện pháp tu từ này nhằm vào việc diễn đạt chính xác, có hình ảnh và nhạc điệu phù hợp với từng nội dung và thể loại
Các phương tiện diễn đạt nói trên thể hiện đặc điểm ngôn ngữ báo chí
rõ nét và góp phần tạo nên một phong cách ngôn ngữ độc lập, phong cách ngôn ngữ báo chí
1.1.3.2 Cú pháp của phong cách BCCL
Câu khuyết chủ ngữ nêu sự kiện, thường chỉ được dùng ở những phạm vi
nhất định như ở đầu các bảng thông tin, bản tin Ví dụ:
- Hôm qua…tại…khai mạc…
- Đối với các thành phố…sẽ đào tạo một đội ngũ…
- Qua phát huy vai trò…mà lựa chọn, nhận xét…
Câu có đề ngữ làm nổi bật thông tin, thường dùng trong các đầu đề tin tức như: Hà Tĩnh: 15 nghìn tấn phân đạm phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân
Trang 15Câu có nhiều thành phần tách biệt được in thành dòng riêng bằng những con chữ khác nhau, để nhấn mạnh các nội dung thông tin, thường dùng trong các đầu đề tin tức
Những yếu tố diễn cảm cú pháp, những cách diễn đạt làm nổi bật thông
tin Ví dụ: Điều làm cho khách hàng nhớ tới Bình Thiên là chất lượng sản
phẩm và mẫu mã khá đẹp
Những câu đơn phát triển kết hợp lời nói trực tiếp với lời nói gián tiếp
để cô đúc thông tin và tăng sức thuyết phục của thông tin
Đặc điểm nổi bật của cú pháp trong phong cách ngôn ngữ BCCL là sử dụng kết hợp những yếu tố khuôn mẫu và những yếu tố diễn cảm
1.2 Vài nét về tiêu đề báo
1.2.1 Đặc điểm của tiêu đề báo
Có thể nói, so với tiêu đề sách hay tiêu đề của tác phẩm âm nhạc (ca khúc, bản nhạc…) thì tiêu đề báo có mấy đặc điểm nổi bật sau đây:
- Số lượng tiêu đề báo là rất lớn Mỗi trang báo có thể có đến hàng chục tiêu đề và một số báo bốn trang với mỗi ngày một số…thì con số đó là hoàn toàn dễ hiểu Trong khi đó chẳng hạn, ở nước ta hiện nay có khoảng 40 nhà xuất bản, mỗi năm xuất bản khoảng một vài nghìn tiêu đề sách mà thôi
- Chính vì số lượng tiêu đề báo lớn như vậy nên ngoại trừ những tiêu đề rất đặc biệt, rất hấp dẫn, khó có thể được độc giả lưu nhớ và nhắc lại Khi đã không nhớ tiêu đề, họ cũng rất khó có thể nhớ được nội dung bài Trong khi
đó, nếu không nhớ tên sách độc giả có thể vẫn nhớ cốt truyện, nhân vật, hoặc khi quên tên ca khúc họ vẫn có thể nhắc được toàn bộ hoặc một phần ca từ hay giai điệu
- Đời sống của tiêu đề báo rất ngắn ngủi, xét về mặt nào đó, nó chỉ
“sống” trong khoảng thời gian giữa hai kì ra báo (một ngày, một tuần, một tháng, hoặc ba tháng) Trong khi đó tiêu đề sách và tác phẩm âm nhạc tồn tại
Trang 16lâu dài hơn, nhất là những tên sách, tên ca khúc đã chiếm được cảm tình của đại bộ phận độc giả / thính giả theo năm tháng
- Tiêu đề báo đòi hỏi một sự hấp dẫn cao hơn, có khả năng níu mắt người đọc nhất đối với tác phẩm báo chí đó Trong khi tính hấp dẫn không phải là yêu cầu đối với việc đặt tên sách hay tên tác phẩm âm nhạc
1.2.2 Chức năng của tiêu đề báo
Nói đến chức năng của tiêu đề báo, Lô- íc Éc-vu-ê khẳng định ngay rằng “Chức năng đầu tiên của đầu đề là bắt mắt (thu hút mắt) độc giả khi họ lướt xem tờ báo lần đầu tiên” Có những người xem lướt qua tờ báo ấy trước khi quyết định mua Dù họ có phải mua báo hay nhận được báo miễn phí, thì việc đầu tiên bao giờ cũng là nhìn lướt qua xem có gì đáng đọc hay không Một đầu đề hấp dẫn, ngay lập tức sẽ thu hút được sự chú ý của độc giả
Chức năng thứ hai của tiêu đề báo, theo tác giả là nó có khả năng
“phân biệt bài nào quan trọng hơn bài nào Nó thể hiện sự lựa chọn của ban biên tập” Do vậy mà “đọc toàn bộ các đầu đề trong một tờ báo, độc giả sẽ biết ngay hôm nay có gì mới và thông tin nào quan trọng hơn” Tiếp theo, vai trò chính của đầu đề là “giúp độc giả lựa chọn”, nghĩa là có khi độc giả chỉ đọc đầu đề, có khi độc giả đọc đầu đề họ sẽ xem luôn bài, nhưng cũng có khi
họ đọc đầu đề rồi tự nhủ lát nữa sẽ quay lại bài này Chính vì thế , tác giả này yêu cầu “Đầu đề phải nêu bật được chủ đề, nếu có thể được thì nêu cả góc độ của bài báo nữa Đầu đề phải nhấn mạnh có gì mới, có gì hay đáng đọc” để độc giả có thể lựa chọn ngay khi xem lướt qua tờ báo
Như đã biết, tiêu đề là một bộ phận hữu cơ của tác phẩm báo chí, cho nên nó cũng có những chức năng chung của báo chí Nhưng do chỗ tiêu đề tồn tại tương đối độc lập với bài nên có những chức năng riêng, đặc thù- chức năng định danh thông tin Do vậy, để thực hiện được chức năng này, tiêu đề phải thỏa mãn ít nhất hai yêu cầu:
Trang 17- Tiêu đề phải khái quát được nội dung của cả bài báo trong một cấu trúc ngôn ngữ định danh xác định, chuẩn mực, ngắn gọn và có thể có sức biểu cảm (đối với một vài loại tiêu đề)
- Tiêu đề phải được trình bày hấp dẫn
Hai yêu cầu này cũng đồng thời là hai điều kiện để một tiêu đề níu mắt người đọc Đó là điều kiện cần và đủ
1.2.3 Tính chất của tiêu đề báo
Theo Lô-íc Éc-vu-ê “Một đầu đề hay và hiệu quả đòi hỏi nhiều tính chất, và không thể thỏa mãn mọi tính chất đó trong một đầu đề” Theo tác giả
đó là những tính chất sau:
- Tiêu đề phải rõ ràng và dễ hiểu, nghĩa là làm thế nào để độc giả có thể hiểu ngay lập tức Tác giả cũng giải đáp ngay là tránh các từ trừu tượng, từ viết tắt, từ chuyên môn (thuật ngữ), từ gây hiểu lầm…ở trong tiêu đề
- Tiêu đề phải ngắn và năng động, nghĩa là phải viết trực tiếp, loại bỏ các yếu tố thừa (như tính từ hoặc các trạng từ), các yếu tố lặp
- Tiêu đề phải chính xác và chứa thông tin, nghĩa là không đặt đầu đề
quá mơ hồ, chung chung theo kiểu: “Thể thao cũng là một cách giải trí”, cũng không nên đặt đầu đề nửa vời, theo kiểu: “Một dân tộc không bị mắc bệnh ung thu” (dân tộc nào?) Và đặc biệt là phải dựa vào nội dung để đặt đầu
đề, tránh các kiểu đầu đề dùng cho bài báo nào cũng được
- Tiêu đề phải thích đáng, nghĩa là nó phải nêu được thông tin độc đáo ở chỗ nào và nhất thiết phải phù hợp với nội dung bài báo Để biết một đầu đề
có thực sự thích đáng không, tự đặt cho mình câu hỏi: Dùng đầu đề này cho một bài báo khác có được không ? Trong sáu tháng nữa dùng đầu đề này có được không ? Nếu cả hai câu trả lời đều là “có” thì rõ ràng là đầu đề đó không thích đáng Đặc biệt phải chú ý đến tỉ lệ cân xứng của đầu đề với độ dài của bài báo
Trang 181.2.4 Cấu tạo của tiêu đề báo
Tiêu đề báo có thể được cấu tạo theo ba loại sau:
- Tiêu đề được cấu tạo bởi một từ: danh từ, động từ, tính từ
- Tiêu đề được cấu tạo bởi một cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
- Tiêu đề được cấu tạo bởi một câu: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán
1.2.5 Dạng tiêu đề báo
Về dạng tiêu đề, Lô-íc Éc-vu-ê cho rằng có ba dạng sau:
- Tiêu đề thông báo: “Tham vọng duy nhất của loại tiêu đề này là cung cấp thông tin chính cho độc giả…Đầu đề này phải tóm tắt được toàn bộ bài báo, trả lời một cách đơn giản một trong số các câu hỏi cơ bản (Ai ? Cái gì ?
Ở đâu ? Khi nào ? Như thế nào ? Tại sao ? Nhiều báo phải lựa chọn cẩn thận thông tin nào sẽ đưa lên làm đầu đề bài báo ”
- Tiêu đề kích thích: Loại tiêu đề này “chỉ chứa một vài yếu tố liên quan đến chủ đề của bài báo, mục đích chính là làm cho độc giả tò mò, muốn đọc ngay lập tức…Nó phản ánh cái thần của bài báo, hơn là nội dung bài báo” Tuy nhiên, tác giả cãng cảnh báo rằng “chú ý không để cho xu hướng rẻ tiền lấn át”
- Tiêu đề hỗn hợp: Theo Lô-íc, đây là loại “thường được dùng nhất Đó
là sự hòa hợp của cả hai loại trên, tức là vừa cung cấp thông tin, lại vừa gợi trí
tò mò”
1.3 Một số thủ pháp đặt tiêu đề báo
Có thể kể đến một số thủ pháp sau đây:
- Dùng biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, chơi chữ…):
+ So sánh: Phim truyền hình đã ngon như cơm bình dân, Nghệ sĩ múa Thu Vân như ngọn gió hành hương xứ lạ, Hầm để xe như trung tâm thương mại, Chiến dịch bắt dạy,thêm học thêm như bát trộm…
Trang 19+ Ẩn dụ: Đừng sống quỳ teen nhé, Cặp đôi đũa lệch, Những cái bướu, Nuốt pin và nuốt thuốc súng…
+ Chơi chữ: Cô ta sang Tây, Từ mạn bạc đến két bạc, Sầu riêng với nỗi buồn chung, Phá rừng bằng luật rừng…
- Dùng dấu ngoặc kép đánh dấu những từ có cách dùng đặc biệt: Khi
“Ex” của ba tái xuất, Để trở thành “BFF” của “gà bông”, Binh pháp
“dihomu” của biệt đội gà còi, Vi vu xe điện, teen phải đội “mubahi”…
- Dùng cấu trúc bỏ lửng, mà dấu lửng lại thường hiện diện ở giữa tiêu
đề: Cấp cứu cần được…cấp cứu, Trẻ, đẹp và…cô đơn, Sự “mềm dẻo”…chết người, Những sản phụ tuổi …học trò, Liên doanh để … ngậm bồ hòn, Ra tòa vì…váy
- Dùng từ tiếng Anh : Đến trường cùng Hot girl, Có nên soi Rating để chọn phim, Tên khám phá Quilling đến từ Ai Câp, Cẩm nang ứng phó Drama queen…
- Đặt ra những câu hỏi: Công chứng: khổ chung! Tại sao ?, Chất xám chảy về đâu ?, Ăn xin: Cho ? Không cho?, Valentin’s day: Tặng gì? Đi đâu?
- Dùng dấu ngoặc kép đánh dấu những từ có cách dùng đặc biệt: Khi
“Ex” của ba tái xuất, Để trở thành “BFF” của “gà bông”, Binh pháp
“dihomu” của biệt đội gà còi, Vi vu xe điện, teen phải đội “mubahi”
- Dùng con số để nhấn mạnh, gây ấn tượng: Ba triệu dân Singapore sẽ không còn một xu, Nước có số dân mười con số 1, Giết 9 người lấy 65 đồng bạc, 9 triệu người điên, 7000 tấn thuốc độc, 7 quốc gia 1 biên giới…
- Dựa theo tên các tác phẩm văn học, điện ảnh, tên ca khúc nổi
tiếng…hoặc nương theo ý thơ, danh ngôn: Kĩ nghệ lấy chồng Tàu (Kỹ nghệ lấy Tây- Vũ Trọng Phụng), Hà Nội trong mắt tôi: Tiền (Hà Nội trong mắt ai – Trần Văn Thủy), Ngàn lẻ một chuyện…ôm (Ngàn lẻ một đêm), Em ơi ! Hà Nội …váy (Em ơi ! Hà nội phố)
Trang 20- Dùng các đơn vị ngôn ngữ dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca…Ít nhất có ba cách dùng đơn vị ngôn ngữ dân gian để đặt tiêu đề Đó là:
+ Sử dụng nguyên dạng như nó vốn có trong dân gian: Hậu sinh khả úy, Buôn có bạn, bán có phường, Thả con săn sắt, bắt con cá rô, Đục nước béo
cò, Nước chảy chỗ trũng, Thuốc đắng giã tật…
+ Chỉ sử dụng một vế của câu tục ngữ hoặc của câu ca dao: Sai một ly…, Cháy nhà ra…, Bầu ơi thương lấy bí cùng…, Muốn con hay chữ …, Trông người lại ngẫm đến ta…
+ Dùng đơn vị ngôn ngữ dân gian đồng thời thêm, bớt, thay đổi thành tố của nó…cho phù hợp với nội dung của bài báo Đây là thủ pháp được sử dụng
khá phổ biến: Gậy ông đập lưng…bà, Vải thưa có che được mắt thánh ?, Xôi hỏng bỏng mất, Không bột mà gột nên hồ, Đi đêm có tránh được ma, Đồng tiền đi liền đồng ruộng, Tình ngay cái lý gian gian, Trăm dâu đổ đầu… doanh nghiệp, Sai một mâm, âm một triệu
Trang 218 Dựa theo tên tác phẩm văn học, điện ảnh, tên ca
khúc nổi tiếng hoặc nương theo ý thơ, danh ngôn
2.2 Nhận xét
Như chúng ta đã biết, tiêu đề báo chí có hai chức năng cơ bản là: chức năng thông báo và chức năng hấp dẫn người đọc Để tiêu đề báo vừa khái quát được chủ đề của bài báo, vừa hấp dẫn người đọc thì các nhà báo thường
sử dụng đến nhiều thủ pháp ngôn từ khác nhau
Qua việc khảo sát trên 40 số báo Hoa học trò, chúng tôi nhận thấy có 8 thủ pháp thường được sử dụng để đặt tiêu đề là: dùng biện pháp tu từ; dùng dấu chấm lửng; dùng tiếng Anh; dùng câu hỏi; dùng dấu ngoặc kép; dùng con
số để nhấn mạnh; dùng thành ngữ, tục ngữ; dựa theo tên tác phẩm văn học, điên ảnh, tên ca khúc nổi tiếng hoặc nương heo ý thơ, danh ngôn Trong đó,
Trang 22thủ pháp dùng biện pháp tu từ chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả với 212 tiêu đề (chiếm 34.9 %)
Mỗi một thủ pháp lại có những đặc điểm và tác dụng riêng Việc tìm hiểu các thủ pháp đặt tiêu đề trên báo Hoa học trò là việc cần thiết, bởi vì từ đây giúp cho độc giả có cái nhìn khái quát về đặc điểm của từng thủ pháp cũng như tác dụng của chúng đối với các văn bản báo chí nói chung và báo Hoa học trò nói riêng
âm, BPTT từ vựng- ngữ nghĩa, BPTT cú pháp, BPTT văn bản Trong khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số BPTT ngữ nghĩa tiêu biểu như: ẩn
dụ, chơi chữ, nhân hóa, so sánh
2.3.1.1 Biện pháp ẩn dụ
Trong các biện pháp tu từ: ẩn dụ, chơi chữ, nhân hóa, so sánh thì biện pháp ẩn dụ được sử dụng nhiều hơn cả, với 137 tiêu đề (chiếm 64.6 %) Đúng như Walter đã ghi nhận “…những văn bản quá hình thức lạnh lùng dường như không dùng ẩn dụ, còn văn bản thông thường thì ngược lại, tận dụng tối
đa ẩn dụ để tạo thêm sức mạnh diễn đạt” (dẫn theo Phan Văn Hòa, Ngôn ngữ
và đời sống 4/2008)
Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa tu từ, lấy tên gọi đối tượng này để chỉ cho đối tượng khác, trên cơ sở hai đối tượng có nét tương đồng nào đó, nhằm làm cho đối tượng hiện lên một cách biểu cảm và có hình ảnh
Trang 23Qua thống kê, chúng tôi thấy dùng biện pháp ẩn dụ để đặt tiêu đề có thể theo một số dạng sau:
có lẽ là để tự nhắc nhau chớ hồn nhiên “nuốt pin và nuốt thuốc súng”
Trong tiêu đề trên, tác giả dùng cụm từ “nuốt pin và nuốt thuốc súng” để chỉ việc người ta tặc lưỡi cho qua những thứ rõ ràng không đúng chuẩn mực, trên cơ sở hai đối tượng này có sự giống nhau về phẩm chất: là việc làm không đúng, gây hại cho con người Việc sử dụng biện pháp ẩn dụ phẩm chất này giúp cho tiêu đề có tính biểu cảm cao Nó không chỉ thông báo chủ đề của bài báo: người ta tặc lưỡi cho qua những thứ rõ ràng không đúng chuẩn mực,
mà còn thể hiện thái độ phê phán của tác giả với việc làm sai trái ấy
VD2: Những cái bướu
(HHT, số 968) Bài báo đề cập đến cách nhìn những khiếm khuyết của con người Chúng
ta không ai hoàn hảo, ai cũng có những khiếm khuyết, song chúng ta thường
Trang 24không nhìn thấy khiếm khuyết của mình mà lại dễ dàng nhìn thấy khiếm khuyết của người khác Cũng như con lạc đà không bao giờ nhìn thấy cái bướu của chính mình, nhưng cái bướu của người anh em nó lại luôn hiện ra trước mắt nó Nói như nhà tâm lý học Care Jung thì “Tất cả những gì ở người khác khiến ta bực mình đều có thể giúp ta hiểu hơn về bản thân mình”.Vậy tại sao chúng ta không nhìn những “cái bướu” của người khác như một món quà,
vì dù sao nó cũng giúp ta hiểu hơn bản thân mình
Trong tiêu đề trên, tác giả dùng hình ảnh “cái bướu” để chỉ những khiếm khuyết của con người, trên cơ sở hai đối tượng này có sự giống nhau về phẩm chất: là cái xấu, thiếu hoàn hảo Việc sử dụng biện pháp ẩn dụ phẩm chất này không chỉ có tác dụng thông báo chủ đề của bài báo: những khiếm khuyết của con người, mà còn thể hiện thái độ cảm thông và những bài học rút ra từ những khiếm khuyết ấy
độ cao khoảng từ 70- 100m và có chiều dài từ 100- 140m, chạy với vận tốc từ 150- 200 km/h, với mức độ ngoằn ngoèo khác nhau Cảm giác ngồi trên con
“rồng thép” bay với vận tốc 193 km/h từ độ cao 130m xuống vuông góc với mặt đất thật là kinh khủng Nhưng khi dừng lại, ai nấy đều hét lên sung sướng như vừa từ cõi chết trở về, nhảy nhót tưng bừng và ôm chầm lấy nhau
Trong tiêu đề trên, tác giả sử dụng hình ảnh “rồng thép” để chỉ chiếc tàu lượn siêu tốc trên đường ray sắt, trên cơ sở giữa hai đối tượng này có sự giống
Trang 25nhau về hình dáng: dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn ở trên cao Việc sử dụng biện pháp ẩn dụ hình thức này giúp cho người đọc hình dung ra sự oai phong, hùng dũng của tàu siêu tốc cũng như mức độ hấp dẫn của nó vì sự liên tưởng: chiếc tàu siêu tốc như con rồng thép bay lượn trên cao
VD2: Hãy bảo vệ núi đôi
(HHT, số 969) Một trong những bệnh đáng sợ nhất của phái nữ chính là bệnh ưng thư
vú Để bảo vệ “núi đôi” khỏi căn bệnh ung thư các teen nữ cần có một chế độ sinh hoạt đúng cách Thứ nhất, phải tắt tất cả các loại ánh sáng khi đi ngủ Vì theo các nhà nghiên cứu thì ánh sáng trong giấc ngủ sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư vú Thứ hai, cần tăng cường Vitamin D và chất xơ cho cơ thể để làm giảm nguy cơ ung thư vú Thứ ba, hạn chế ăn đồ nướng Vì đồ nướng chín ở nhiệt độ quá cao sẽ sản sinh ra một loại chất hóa học có tên là HCAS- chất sinh ung thư Thứ tư, nên hòa mình với thiên nhiên trong lành
Trong tiêu đề trên, tác giả sử dụng hình ảnh “núi đôi” để chỉ bầu vú của người phụ nữ, trên cơ sở giữa hai đối tượng này có sự giống nhau về hình dáng: tròn, nhô lên Việc sử dụng biện pháp ẩn dụ hình thức này giúp cho tiêu
đề vừa có tính hình ảnh, vừa thể hiện sự tế nhị của tác giả khi nói đến bộ phận nhạy cảm của người phụ nữ
Trang 26Gomez Justin đã làm thế nào để chiếm được trái tim của cô ca sĩ xinh đẹp Selena ? Trước hết là Justin luôn lãng mạn Anh đã từng gửi tặng Selena cả một chiếc xe tải chứa đầy hoa hồng Anh còn bao cả một sân vận động ở LosAngeles để hai người cùng xem phim và thuê hẳn một chiếc trực thang riêng để Selena ngắm Canada- quê hương của mình Quan trọng hơn là Justin luôn dành thời gian cho Selena Dù công việc bận tối mắt nhưng anh vẫn tháp tùng Selena đến buổi lễ trao giải MTV Europe Music Awards, rồi theo đuôi
“phù dâu” Selena đến dự tiệc cưới của bạn Và đặc biệt Justin được phụ huynh của Selena rất quý mến
Trong tiêu đề trên, tác giả sử dụng cụm từ “đốn tim” để chỉ việc tán tỉnh, trên cơ sở hai đối tượng này có sự giống nhau về cách thức hành động: chiếm được trái tim của đối phương Việc dùng biện pháp ẩn dụ cách thức này giúp cho tiêu đề có hình ảnh, thể hiện sự hài hước, dí dỏm của các bạn học sinh
VD2: Bẻ khóa mật mã học đường
( HHT, số 985 )
Vì sợ thầy cô phát hiện kế hoạch của mình, các teen đã không ngừng chế
ra những mật mã tinh quái mà chỉ có các bạn trong cuộc mới có thể giải mã Mật mã ở đây được chia làm ba loại Thứ nhất là loại ngôn ngữ cơ thể Chẳng hạn khi teen giơ hai ngón tay chỉ vào quạt (tỏ ý nóng), chỉ ra phía sau, có nghĩa là hẹn 2 giờ trưa nay gặp nhau ở cổng trường Thứ hai là loại thông điệp
mã hóa Chẳng hạn trong giờ kiểm tra nhận được mẩu giấy có nội dung: “Ba nhỏ Hai ốm nặng, gửi thuốc vô gấp”, có nghĩa là câu số 3, ý số 2, đang bí gửi đáp án qua lẹ Thứ ba là loại mật mã kí tự Chẳng hạn như “1508” có nghĩa là một năm không tắm…
Trong tiêu đề trên, tác giả sử dụng cụm từ “bẻ khóa” để chỉ việc giải những mật mã học đường, trên cơ sở hai đối tượng này có sự giống nhau về
Trang 27cách thức hành động: mở cái gì đó ra Việc dùng biện pháp ẩn dụ cách thức này giúp cho tiêu đề có tính hình ảnh, thể hiện sự hài hước, dí dỏm của học sinh
“chiếc bàn di động” là cái yên xe máy
Trong tiêu đề trên, tác giả sử dụng từ “căng tin” để chỉ chiếc xe máy chở
đồ ăn mà phụ huynh mang đến trước cổng trường cho học sinh ăn, trên cơ sở hai đối tượng này có sự giống nhau về chức năng: là nơi để ăn, uống Việc sử dụng biện pháp ẩn dụ chức năng này giúp cho tiêu đề có tính biểu cảm, thể hiện hàm ý phê phán của tác giả trước việc học sinh phải học qua nhiều, không có thời gian về nhà ăn cơm, đồng thời cũng thể hiện thái độ hài hước với loại dịch vụ cơ động này
VD2: Đến trường với sách giáo khoa ipad
(HHT, số 973) Bài báo đề cập đến việc các bạn học sinh trường THPT Victoria- Hoàng Diệu (Hà Nội) được sử dụng ipad để học tập như một cuốn sách giáo khoa đa năng Mỗi lớp sẽ được chia thành các nhóm nhỏ (từ 5- 6 người) để cùng học với các thiết bị công nghệ Mỗi nhóm tối thiểu cần có 1 chiếc laptop hay ipad,
Trang 28iphone Nhờ có các thiết bị công nghệ này mà các bạn học sinh được kết nối với kho kiến thức vô tận của nhân loại một cách dễ dàng, các tiết học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn rất nhiều
Trong tiêu đề trên, tác giả sử dụng “sách giáo khoa” để chỉ chiếc ipad trên cơ sở hai đối tượng này có sự giống nhau về chức năng: dùng để học tập trong nhà trường Việc sử dụng biện pháp ẩn dụ chức năng này phản ánh được sự hiện đại, tiện dụng của phương tiện học tập, đồng thời thể hiện sự hài hước, dí dỏm của các bạn học sinh
2.3.1.2 Biện pháp nhân hóa
Bên cạnh biện pháp ẩn dụ, biện pháp nhân hóa cũng được sử dụng khá nhiều trên báo Hoa học trò, với 41 tiêu đề (chiếm 19.3 %)
Nhân hóa là biện pháp tu từ dùng từ chỉ hành vi, động tác, cách cảm, cách nghĩ của con người cho đối tượng không phải là người, nhằm diễn đạt một cách sinh động, có hồn, biểu cảm về đối tượng
Qua khảo sát, chúng tôi thấy dùng biện pháp nhân hóa để đặt tiêu đề có thể theo một số dạng sau:
a Dùng từ chỉ hành vi, động tác của con người cho đối tượng không phải là người
VD1: Facebook đang nuốt mất sự tự tin của bạn
(HHT, số 945) Theo một nghiên cứu mới đây, Facebook có thể làm sụt giảm đáng kể lòng tự tin của bạn và bạn càng có nhiều bạn trên Face thì tình hình càng trầm trọng hơn Chẳng hạn khi bạn vào Facebook, nhìn thấy ảnh bạn bè trong những chuyến du lịch thú vị, hoặc ai đó chụp ảnh món quà giá trị được người yêu tặng Nếu bạn cố xem cho hết thì việc bạn cảm thấy buồn chán về cuộc sống không mấy thú vị của mình là điều tất nhiên Để không trở thành “con
Trang 29ma công nghệ” bạn nên hiểu được ý nghĩa của công nghệ trong đời sống và sử dụng đúng mức
Trong tiêu đề trên, “Facebook” là một trang mạng xã hội, còn “nuốt” chỉ hành động của con người để ăn thức ăn Tác giả đã sử dụng từ chỉ hành động của con người cho đối tượng không phải là người, qua đó đối tượng hiện lên sinh động, hấp dẫn: Facebook như một con người đang nuốt dần sự tự tin của bạn
VD2: Hô hấp cho điện thoai, máy tính
(HHT, số 935) Đối với những món đồ công nghệ cao như điện thoại, máy tính bị dính nước cần phải “hô hấp” đúng cách Việc đầu tiên là hãy tháo ngay các bộ phận như là pin, thẻ nhớ, sim… và lau cẩn thận bằng khăn giấy Với các phần cực kì “nhạy cảm” như màn hình cảm ứng thì phải lau hết sức nhẹ nhàng Sau
đó mang tới trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra Mọi hành động dùng máy sấy, máy hút…đều có khả năng làm “phá hoại” Vì nếu không biết cách bạn sẽ phá hỏng các bảng mạch, thiết bị điện tử bên trong
Trong tiêu đề trên, “điện thoại, máy tính” là những đồ vật vô tri, còn “ hô hấp” là từ chỉ hành động dành cho con người Tác giả sử dụng từ chỉ hành động của con người cho đối tượng không phải là người khiến đối tượng hiện lên sinh động hấp dẫn: những chiếc điện thoại, máy tính cần được bảo dưỡng đúng cách, kịp thời để khôi phục hoạt động khi nó bị dính nước
b Coi đối tượng vô sinh như con người và trò chuyện tâm tình với chúng
VD1: Bác bảo tàng ơi, hãy lắng nghe !
( HHT, số 963) Bảo tàng không chỉ là nơi cung cấp kiến thức, mà quan trọng hơn bảo tàng còn tạo nguồn cảm hứng để teen yêu và khao khát tìm hiểu thêm về cuộc
Trang 30sống , lịch sử, văn hóa…của chính đất nước mình Thế nhưng đa số teen cảm thấy hụt hẫng khi thăm bảo tàng Việt Nam, bởi những đồ vật được trưng bày trong bảo tàng vẫn không có gì khác so với 10 năm trước Đến bảo tàng, teen
có rất ít cơ hội sờ chạm hay trải nghiệm gì với những món đồ cổ ngăn cách bởi lớp kính lạnh lùng Không gian trong bảo tàng cũng nhuốm màu buồn buồn Đấy là chưa kể những lời giới thiệu y xì đúc từ năm này sang năm khác của các anh chị hướng dẫn viên Vì vậy, để bảo tàng trở nên hấp dẫn, thú vị hơn thì các teen hãy ghi lại những ý kiến đống góp của mình bỏ vào hộp thư ở bảo tàng để các cơ quan quản lý nắm được nhu cầu của teen
Trong tiêu đề trên, “bảo tàng” là nơi trưng bày những đồ vật cổ, có ý nghĩa lịch sử hay văn hóa của quốc gia, còn “bác” là đại từ nhân xưng và “ơi”
là từ hô gọi Tác giả đã coi bảo tàng như con người và trò chuyện với nó, qua
đó nhắc nhở những người làm công tác phục vụ hãy lắng nghe ý kiến, thay đổi cách làm việc để ngày càng phục vụ tốt hơn
VD2: 12 ơi Cảm ơn và xin chào nhé !
(HHT, số 962) Đối với các bạn học sinh lớp 12 thì thời gian trôi qua thật nhanh, mới ngày nào còn chập chững bước vào trường mà giờ đã đến lúc phải chia tay Buổi học cuối cùng cảm xúc thật khó tả Áp lực thi cử dường như không còn, chỉ còn lại cảm xúc bâng khuâng và biết bao điều chưa nói Những cái ôm thật chặt, những nụ cười rạng rỡ hẹn ngày gặp lại, những giọt nước mắt lưu luyến và cả những ánh nhìn vu vơ…hệt như một cuốn phim quay chậm Và những thước phim ấy sẽ là kỉ niệm đáng quý nhất của đời học sinh 12 ơi, cảm
ơn bạn vì những kỉ niệm đẹp, vì những bài học trưởng thành và vì cả con đường rộng dài phía trước đang chờ đón
Trong tiêu đề trên, “12” là lớp 12, năm học cuối cùng của đời học sinh, còn “cảm ơn và xin chào” là từ dành cho con người” Tác giả đã coi đối tượng
Trang 31vô sinh như con người và trò chuyện với chúng, qua đó đối tượng hiện lên sinh động, hấp dẫn hơn: lớp 12 như một người thân thiết đã ghi dấu bao kỉ niệm vui buồn của các bạn học sinh cuối cấp
c Dùng các từ chỉ phẩm chất, tính cách, trạng thái của con người cho đối tượng không phải là người
VD1: Áo chip, cô bạn đỏng đảnh của “núi đôi”
(HHT, số 980) Các bạn gái có thể sở hữu cả một tủ áo chíp bé xinh, nhưng chưa chắc toàn bộ những em ấy có thể bảo vệ và tôn vinh vẻ đẹp của “núi đôi” Việc kết thân với cô bạn này cũng phải có quy tắc Áo chip căn bản được chia làm hai loại: quả chéo và quả ngang Loại quả chéo thì dễ làm thân hơn với tất cả các loại “núi đôi”, trong khi loại quả ngang thì chỉ nên sử dụng trong những trường hợp đặc biệt như khi mặc áo, váy ống chẳng hạn Với “núi đôi” lớn hãy kết thân với áo chip quả chéo cao, che gần như trọn vẹn bầu “núi đôi” Nếu rinh ngay một em áo chip bé tẹo cho “núi đôi” lớn thì “núi đôi” sẽ bị đè nén, mất độ săn chắc và dáng ngực mất cân đối Gọng và dây quai bản to, chắc chắn cũng là hai yếu tố nâng đỡ “núi đôi” lớn luôn yên vị với dáng vẻ hoàn hảo nhất Còn với bạn “núi đôi” bé thì quả chéo che một nửa bầu ngực,
có thể thêm miếng lót nâng sẽ khiến “núi đôi” của bạn trông tròn trịa hơn Trong tiêu đề trên, “áo chip” là chiếc áo lót mặc bên trong của con gái, còn “đỏng đảnh” là từ chỉ tính cách của con người Tác giả đã dùng từ chỉ tính cách của con người cho đối tượng không phải là người khiến đối tượng hiện lên sinh động, có hồn: Chiếc áo chip như những cô nàng đỏng đảnh, khó tính cần phải biết sử dụng cho phù hợp với đặc điểm cơ thể từng người và từng loại trang phục khác nhau
VD2: Cô nàng móng nhung quý phái
(HHT, số 986)
Trang 32Điểm độc đáo của “móng nhung” chính là những chiếc móng được phủ một lớp nhung mềm mại, sang trọng Móng nhung được chia làm hai loại: móng giả phủ sẵn nhung (bán theo bộ, sử dụng như các loại móng tay giả thông thường) và phủ nhung trực tiếp lên móng thật Bạn có thể mua những
bộ móng nhung giả trên eBay với giá từ 3- 5 đôla (khoảng 60- 100k)/ một bộ
10 cái
Trong tiêu đề trên,“móng nhung” là những chiếc móng tay được phủ một lớp nhung, còn “quý phái” là từ chỉ phẩm chất của con người Tác giả đã dùng từ chỉ phẩm chất của con người cho đối tượng không phải là người với hàm ý: những chiếc móng nhung đẹp như một cô nàng quý phái, sang trọng
2.3.1.3 Biện pháp chơi chữ
Chơi chữ là biện pháp tu từ dược sử dụng khá nhiều trên báo Hoa học trò, với 23 tiêu đề (chiếm 10.8%)
Chơi chữ là phương thức khai thác các tiềm năng của âm thanh, từ ngữ
để tạo ra những liên tưởng bất ngờ, thú vị
Qua khảo sát, chúng tôi thấy dùng biện pháp chơi chữ để đặt tiêu đề có thể theo một số dạng sau:
hư mà môi trường bên trong “tam giác giới tính” được sạch sẽ Khí hư sinh lý bình thường sẽ giúp cân bằng môi trường tại “tam giác giới tính”, đánh đuổi hết chất bẩn và vi khuẩn có hại ra khỏi khu vực này, giữ cho “tam giác giới tính” được khỏe mạnh Đây đúng là một “chiến binh” hoạt động rất âm thầm
mà hiệu quả
Trang 33Tiêu đề trên sử dụng từ đồng âm khác nghĩa là từ “hư” Từ “hư” thứ nhất
là danh từ (khí hư- một loại huyết trắng được tiết ra từ âm đạo), còn “hư” thứ hai là tính từ (độc hại) Việc sử dụng từ đồng âm khác nghĩa tạo cách hiểu bất ngờ thú vị: khí hư mà lại không hư chút nào, đó là một hiện tượng sinh lý cần thiết cho sự phát triển Bài báo cung cấp những thông tin khoa học thường thức nhưng rất quan trọng đối với tuổi teen
VD2: Fan Đồng quê mà không…quê
(HHT, số 805) Hàng năm hiệp hội nhạc Đồng quê (CMA) luôn thống kê đặc điểm nhận dạng fan Đồng quê Khác với tên gọi “Đồng quê” , các khán giả của dòng nhạc này lại không quê mùa chút nào Thậm chí họ còn nằm trong số những người có thu nhập cao Tại Mỹ, 37 triệu fan nhạc Đồng quê (chiếm 42 % tổng số) có thu nhập cao hơn 75.0000 đôla (tương đương 1,5 tỉ đồng) / năm, trong khi thu nhập trung bình của người dân ở đây là 50.000 đôla / năm Các fan nhạc Đồng quê tiêu tiền chủ yếu vào việc mua sắm (255), du lịch (17%), đến các buổi biểu diễn nhạc đồng quê (16%), số còn lại dùng để tiết kiệm Độ tuổi của các fan nhạc Đồng quê cũng đang được trẻ hóa
Tiêu đề trên sử dụng từ đồng âm khác nghĩa là “quê” Từ “quê” thứ nhất
là danh từ (Đồng quê- tên một loại nhạc), còn từ “quê” thứ hai là tính từ (quê mùa) Việc sử dụng từ đồng âm khác nghĩa tạo nên cách hiểu bất ngờ, thú vị: nhạc Đồng quê nhưng lại không quê mùa chút nào, mà rất hiện đại Bài báo cho thấy các fan hâm mộ của dòng nhạc Đồng quê ngày càng hiện đại
b Dùng từ trái nghĩa
Đây là cách tác giả sử dụng những cặp từ trái nghĩa với nhau: thật- giả, tốt- xấu, cũ- mới… để tạo nên những mệnh đề phi lí nhằm kích thích trí tò mò của người đọc
VD1: Đánh trận giả, chấn thương thật
( HHT, số 952 )