7. Bố cục của luận văn
2.3.8. Dựa theo tên tác phẩm văn học, điện ảnh, tên ca khúc nổi tiếng…
hoặc nương theo ý thơ, danh ngôn
Theo số liệu thống kê, cách đặt tiêu đề dựa theo tên tác phẩm văn học, điện ảnh, ca khúc nổi tiếng…hoặc nương theo ý thơ, danh ngôn được sử dụng ít nhất, với 10 tiêu đề (chiếm 1.6%).
2.3.8.1. Dùng tên tác phẩm văn học
VD1: Chuyện tình gà bông “Romeo và Juliet (HHT, số 986)
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
này phản tác dụng, khiến học sinh hai lớp tức anh ách, chiến tranh từ nóng đến lạnh ngày nào cũng nổ ra. Cứ tưởng hai lớp sễ gét nhau đến “sông cạn núi mòn” thì đùng một cái, cô lớp trường lớp này và anh chàng bí thư lớp kia “cảm nắng” nhau. Vì cả hai đều là “thủ lĩnh cấp cao” của hai lớp nên không thể phản bội lớp để công khai đến với nhau nên đành chịu cảnh lén lút quen nhau ngoài vòng dư luận. Nhưng “vải thưa không che được mắt thánh”, chuyện tình cảm của hai bạn bị lớp phát hiện và hậu quả là cả hai đều trở thành “kẻ thù quốc gia” của lớp. Không thể để chuyện này kéo dài, hai bạn đã nhờ đến sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để cùng giải quyết tận gốc “nạn binh đao”.
Tiêu đề trên dựa theo tên tác phẩm kịch nổi tiếng của Secxpia: “Romeo và Juliet”. Việc sử dụng thủ pháp này có tác dụng gây sự tò mò, thu hút người đọc: không biết nội dung bài báo là gì mà có liên quan đến tên vở kịch. Và sau khi đọc bài báo, người đọc sẽ hiểu đó là vì bài báo nói về mối tình éo le, trắc trở của hai bạn học sinh.
2.3.8.2. Dùng tên ca khúc
VD: Nơi tình yêu bắt đầu (HHT, số 973)
Dù nghịch phá, chọc ngoáy, bày trò xỏ xiên nhau đủ kiểu nhưng dân nội trú cũng có những kỉ niệm đáng nhớ. Một teen kể lại: Học ở trường nội trú, các cặp gà bông hay có trò “gửi lời yêu thương” bằng cách giấu thư ở dưới gốc cây trước WC của trường. Đám FA bọn tớ chuyên gia đi canh me tráo thư. Có lần cả bọn bắt được lá thư tình với nét chữ quen quen, sau khi bí mật điều tra thì phát hiện nhỏ bạn trong nhóm đang “có vấn đề”. Vậy là cả bọn tính cách giúp bạn, soạn hai lá thư siêu dễ thương gửi cho hai bạn, hẹn gặp ở quán kem gần đó. Chắc tới giờ khi đã thành “gà bông” tụi nó cũng không biết vì sao duyên phận lại tình cờ như thế đâu.
Tiêu đề dựa theo tên ca khúc nổi tiếng trong giới trẻ lúc bấy giờ, ca khúc “Nơi tình yêu bắt đầu” do ca sĩ Bùi Anh Tuấn thể hiện tại cuộc thi The Voice.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Việc sử dụng thủ pháp này có tác dụng gây sự tò mò, thu hút người đọc: không biết nội dung bài báo là gì mà có liên quan đến tên ca khúc. Và sau khi đọc bài báo, người đọc sẽ hiểu đó là vì bài báo nói về nơi nảy nở tình yêu của các bạn học sinh khu nội trú.
2.3.8.3. Nương theo ý thơ
VD: Tại sao cây táo lại nở hoa? (HHT, số 908)
Con người có những nỗi sợ hãi cố hữu trước tự nhiên. Con người còn có cả những nỗi sợ hãi trước chính con người. Bạn sợ bước ra đường vì sợ đường xa nhiều hiểm nguy tai nạn, sợ phải ngủ qua đêm nơi vắng vẻ, rồi sợ cả tài xế tắc xi nơi thành phố lạ dẫn đi long vòng… Trước mỗi chuyến lên đường, song hành với hào hứng là nỗi sợ hãi, lo âu. Có người nói sợ ma không bằng sợ người, vì thực ra ai nhìn thấy ma. Con người và những hiểm nguy tráo trở có vẻ như luôn hiện hữu khắp nơi. Nhưng nếu mãi mãi người sợ người thì còn chỗ nào cho cơ hội kết bạn. Người sợ người thì còn đâu khoảng không gian cho điều hay lẽ phải gặp được nhau. Cuộc sống hiện đại hơn thì lạnh lùng hơn, đô thị lớn thì nỗi cô đơn càng lớn. Nhưng một nhà văn Nga từng nói: “không thể tin người, nhưng không thể không tin con người”. Có thể người ăn xin trước mặt ta là một kẻ giả vờ, nhưng cuộc đời có kẻ ăn xin thì phải có kẻ bố thí. Đôi khi hiểm nguy chưa đến mà ta đã mất mát rất nhiều chỉ vì một nỗi sợ người.
Tiêu đề trên nương theo ý thơ của Lưu Quang Vũ: “Nếu cuộc đời toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa ?”
Việc sử dụng cách đặt tiêu đề này gây ấn tượng với người đọc, tăng tính biểu cảm cho tiêu đề: nhắc nhở người ta hãy có lòng tin vào những cái tốt đẹp, mặc dù biết rằng cuộc sống có rất nhiều cái xấu xa.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Tiểu kết: Qua việc phân tích các ví dụ điển hình trên đây, chúng tôi thấy
thủ pháp dựa theo tên tác phẩm văn học, điện ảnh, ca khúc nổi tiếng…hoặc nương theo ý thơ, danh ngôn được sử dụng ít. Điều này là bởi những hoàn cảnh có khả năng vận dụng thủ pháp này không nhiều. Hơn nữa, để vận dụng thủ pháp này người viết phải có phông kiến thức rộng về văn học, điện ảnh, âm nhạc…Tuy nhiên, việc dùng thủ pháp này cũng mang lại hiệu quả nhất định gây ấn tượng, thu hút độc giả và tăng tính biểu cảm cho tiêu đề.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN KẾT LUẬN
Có thể nói, tiêu đề là yếu tố đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định đến số phận của bài báo. Người đọc có lựa chọn bài báo hay không là phụ thuộc ở tiêu đề có hấp dẫn, thu hút hay không. Để tiêu đề có thể thu hút được độc giả, người viết thường sử dụng nhiều thủ pháp khác nhau.
Qua việc tìm hiểu các thủ pháp đặt tiêu đề của báo Hoa học trò, chúng tôi thấy người viết thường sử dụng một số thủ pháp như: dùng biện pháp tu từ; dùng dấu chấm lửng; dùng tiếng Anh; dùng câu hỏi; dùng con số để nhấn mạnh; dùng thành ngữ, tục ngữ; dựa theo tên tác phẩm văn học, điện ảnh, tên ca khúc nổi tiếng. Trong đó, dùng biện pháp tu từ là thủ pháp được sử dụng nhiều hơn cả. Việc sử dụng các thủ pháp này mang lại những hiệu quả to lớn: giúp cho tiêu đề không chỉ thông báo chủ đề của bài, mà còn hấp dẫn độc giả.
Qua đây chúng tôi cũng thấy rằng khi sử dụng bất kì thủ pháp nào để đặt tiêu đề cho bài báo, người viết cũng phải lưu ý tới một số yêu cầu như: đúng lúc, đúng chỗ, đúng liều lượng… Nhưng có lẽ yêu cầu đang được đặt ra bức thiết hơn cả là phải thể hiện sự độc lập, sáng tạo. Chính sự tìm tòi, sáng tạo sẽ tạo ra sự mới mẻ, vốn là cội nguồn của sự hấp dẫn.
Tìm hiểu các thủ pháp đặt tiêu đề của văn bản báo chí là một vấn đề có nhiều mới mẻ và hấp dẫn. Song, do giới hạn về thời gian và phạm vi khảo sát của đề tài, những ví dụ và nhận xét mà chúng tôi đưa ra mới chỉ là những định hướng ban đầu. Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy Cô và các bạn để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài trong quá trình học tập và giảng dạy công tác sau này.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sách và giáo trình
1. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2010), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Đỗ Hữu Châu (2004), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
3. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
4. Cao Xuân Hạo (2006), Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí,
NXB Lao động, Hà Nội.
6. Hoàng Anh (2008), Những kĩ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí- Những vấn đề cơ bản,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Hoàng Phê (chủ biên) (2011), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
II. Tạp chí và bài nghiên cứu
1. Nguyễn Đức Dân (1996), Dấu ngoặc kép trong những tiêu đề báo, Báo
Kiến thức ngày nay, số 218.
2. Nguyễn Đức Dân (2004), Ý tại ngôn ngoại, những thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 2.
3. Nguyễn Đức Dân (2004), Vận dụng thành ngữ, tục ngữ và danh ngôn trên báo chí, Tạp chí Ngôn ngữ vào đời sống, số 10.
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
4. Nguyễn Thanh Hương (2001), Một số nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại, Tạp chí Ngôn ngữ và đời
sống, số 9+10.
5. Trần Thanh Nguyện (2003), Về kiểu tiêu đề mô phỏng trên các văn bản báo chí, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 10.
6. Nguyễn Thị Vân Đông (2003), Đôi điều nên biết về tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 11.
7. Vũ Thị Chín (2007), Từ trái nghĩa trong các tiêu đề báo chí Nga, Tạp
chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1. III. Báo Hoa học trò
1. HHT, số 803, 04/05/2009 2. HHT, số 805, 17/05/2009 3. HHT, số 887, 17/12/2010 4. HHT, số 888, 25/12/2010 5. HHT, số 889, 27/12/2010 6. HHT, số 923, 05/09/2011 7. HHT, số 924, 25/09/2011 8. HHT, số 933, 17/11/2012 9. HHT, số 934, 21/11/2012 10. HHT, số 935, 28/11/2011 11. HHT, số 945, 18/02/2012 12. HHT, số 949, 04/03/2012 13. HHT, số 952, 24/03/2012 14. HHT, số 953, 02/04/2012 15. HHT, số 954, 08/04/2012 16. HHT, số 955, 17/04/2012 17. HHT, số 958, 07/05/2012
Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 18. HHT, số 959, 12/05/2012 19. HHT, số 961, 29/0502012 20. HHT, số 962, 05/06/2012 21. HHT, số 963, 11/06/2012 22. HHT, số 964, 16/06/2012 23. HHT, số 967, 08/07/2012 24. HHT, số 968, 17/07/2012 25. HHT, số 970, 29/07/2012 26. HHT, số 972, 13/08/2012 27. HHT, số 973, 20/08/2012 28. HHT, số 976, 10/09/2012 29. HHT, số 977, 16/09/2012 30. HHT, số 978, 21/09/2012 31. HTT, số 979, 29/09/2012 32. HHT, số 980, 06/10/2012 33. HHT, số 981, 17/10/2012 34. HHT, số 982, 21/10/2012 35. HHT, số 983, 29/10/2012 36. HHT, số 984, 05/11/2012 37. HHT, số 985, 12/11/2012 38. HHT, số 986, 17/11/2012 39. HHT, số 987, 29/11/2012 40. HHT, số 988, 05/12/2012