1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhật bản thập kỷ 1990 qua tác phẩm tại sao nhật bản suy thoái của morishima michio

239 318 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 239
Dung lượng 2,95 MB

Nội dung

Nếu năm 1982, với tác phẩm Tại sao Nhật Bản “thành công”?: Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản Why Has Japan “Succeeded”?: Western Technology and the Japanese Ethos, NXB Cambri

Trang 1

-

TỐNG THỊ HÀ

NHẬT BẢN THẬP KỈ 1990 QUA TÁC PHẨM

“TẠI SAO NHẬT BẢN SUY THOÁI”

CỦA MORISHIMA MICHIO

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học

Hà Nội - 2013

Trang 2

-

TỐNG THỊ HÀ

NHẬT BẢN THẬP KỈ 1990 QUA TÁC PHẨM

“TẠI SAO NHẬT BẢN SUY THOÁI”

CỦA MORISHIMA MICHIO

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học

Mã số: 60 31 50

Người hướng dẫn khoa học: TS Phan Hải Linh

Hà Nội - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 0

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 6

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Cấu trúc luận văn 8

CHƯƠNG 1 TÁC GIẢ MORISHIMA MICHIO VÀ TÁC PHẨM TẠI SAO NHẬT BẢN SUY THOÁI 10

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Morishima Michio 10

1.2 Tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái 17

1.2.1 Bối cảnh ra đời tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái 17

1.2.2 Cấu trúc nội dung tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái 20

1.3 Tiểu kết 22

CHƯƠNG 2 NHẬT BẢN THẬP KỈ 1990 QUA TÁC PHẨM TẠI SAO NHẬT BẢN SUY THOÁI 24

2.1 Nhật Bản thập kỉ 1990 qua tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái 25

2.1.1 Kinh tế Nhật Bản thập kỉ 1990 qua tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái 25

2.1.2 Chính trị Nhật Bản thập kỷ 1990 qua tác phẩm Tại sao Nhật Bản

suy thoái 31

2.1.3 Xã hội Nhật Bản thập kỷ 1990 qua tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái 34

2.2 Phương án “cứu cánh” cho Nhâ ̣t Bản của Morishima 41

2.3 Tiểu kết 44

Trang 4

CHƯƠNG 3 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN ĐI ỂM VỀ NHẬT BẢN CỦA MORISHIMA MICHIO VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO

VIỆT NAM 47

3.1 Quá trình phát triển quan điểm của Morishima Michio qua ba tác phẩm nghiên cứu về Nhật Bản 47

3.1.1 Quan điểm về vai trò của hệ tư tưởng truyền thống 51

3.1.2 Quan điểm về nền chính trị hiện đại 56

3.1.3 Quan điểm về mô hình quản trị kiểu Nhật 57

3.2 Từ Tại sao Nhật Bản suy thoái suy ngẫm một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 60

3.3 Tiểu kết 69

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC 80

Trang 5

Danh sách bảng biểu

1 Bảng 1.1: Những mốc chính trong cuộc đời và sự nghiệp

2 Bảng 1.2: Những tác phẩm tiêu biểu của Morishima

Danh sách hình ảnh minh họa

1 Ảnh 1.1: Chân dung giáo sƣ Morishima Michio 10

2 Ảnh 1.2: Ảnh chụp tại phòng họp mang tên Morishima

3 Ảnh 1.3: Trang bìa tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất nước Nhật Bản đã trải qua quá trình phát triển kinh tế đ ầy ấn tượng sau th ất bại trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, khiến cả thế giới phải ngưỡng mô ̣ và trở thành đối tượng nghiên cứu đầy hấp dẫn không chỉ đối với giới học giả mà cả chính

phủ, các nhà hoạch định kinh tế Hình ảnh đất nươ ́ c Mặt trời mọc cất cánh từ đống

tro tàn của chiến tranh , trở thành cường quốc kinh tế thế giới với sự tăng tr ưởng

thần kỳ đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu ở Nhật Bản và thế

giới Trong những thập niên 1960-1980, người ta không ngừ ng đi sâu phân tích, tìm hiểu nguyên nhân , yếu tố nào đã đưa Nhâ ̣t Bản đến với thành công Những từ ngữ ngơ ̣i ca, tán dương Nhật Bản như “kỳ tích Nhật Bản”, “Nhâ ̣t Bản là số 1”, “mô hình tuyển dụng và quản trị doanh nghiệp kiểu Nhật Bản”, “tam giác quyền lực kiểu Nhật Bản” có thể được nghe thấy ở khắp nơi trên thế giới

Tuy nhiên đất nướ c Nhật Bản đã từng tự hào với sự tăng trưởng cao đô ̣ những năm sau chiến tranh đã không tránh khỏi tình trạng “kinh tế bong bóng”1 trong những năm 1980 và suy thoái kéo dài khi bước vào thập kỷ 1990 Cả thế giới đã đặt

ra câu hỏi Tại sao Nhâ ̣t Bản “thành công”? thì giờ đây lại ngỡ ngàng trước sự suy

thoái kéo dài của Nhật Bản và câu hỏi Tại sao Nhật Bản suy thoái lại được đặt ra

Trong số rất nhiều các tác giả viết về kinh tế Nhật Bản, không thể không nhắc tới

Morishima Michio - nhà kinh tế học người Nhật Nếu năm 1982, với tác phẩm Tại

sao Nhật Bản “thành công”?: Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản (Why Has Japan “Succeeded”?: Western Technology and the Japanese Ethos, NXB

Cambrigde University Press, từ đây trở đi tác phẩm được gọi tắt là Tại sao Nhật

Bản “thành công”?), Morishima Michio từng đóng góp những lý giải sâu sắc về sự

thành công thần kỳ của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giớ i thứ Hai, thì 17 năm sau,

1 Kinh tế bong bóng là tình trạng các yếu tố cơ bản của nền kinh tế phát triển một cách không đồng đều và thực chất, đặc biệt giá thành tài sản như cổ phiếu, bất động sản tăng cao hơn nhiều so với giá trị thực tế làm ảnh hưởng xấu đến thị trường Kết quả là khi thị trường đóng băng, các nhà đầu tư phải bán tháo tài sản đồng

Trang 7

vào năm 1999, cùng với tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái? (なぜ日本は没落するか) ông lại đưa ra những câu trả lời xác đáng cho câu hỏi Tại sao Bằng việc đi

sâu tìm hiểu nguyên nhân suy thoái của Nhật Bản khi bướ c vào những năm 1990 -

“Thâ ̣p kỷ mất mát” (Lost Decade)2 - và đề xuất một số quan điểm về phương hướng khôi phục nền kinh tế Nhật Bản, ông đã không chỉ cảnh báo mà còn giúp nước Nhật

và người Nhật nhìn nhận một cách khách quan hơn về thực trạng và tương lai đất nước Đây là một đóng góp quan trọng và mang nhiều ý nghĩa của một trí thức Nhật

xa quê hương

Viê ̣t Nam và Nhâ ̣t Bản đều nằm trong khu vực Đông Á , dù có nhiều khác biệt nhưng cũng không thể phủ nhâ ̣n những nét tương đồng trong văn hóa , lịch sử của hai đất nước Sự phát triển của Nhâ ̣t Bản trong khu vực có ảnh hưởng to lớn tới các nước trong khu vực , trong đó có Viê ̣t Nam Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu từ những năm 2008 đến nay, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn

đề nan giải như mô hình kinh tế vĩ mô, các biện pháp cải cách trong lĩnh vực doanh nghiệp quốc doanh, ngân hàng, vai trò của nhà nước đối với kinh tế thị trường, các vấn đề xã hội gắn liền với tăng trưởng nóng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao… Một số nhà nghiên cứu đã đặt vấn đề: Phải chăng Viê ̣t Nam cũng đang và sẽ đối mă ̣t với các vấn đề tương tự mà Nhâ ̣t Bản đã phải đối mă ̣t trong hai thập kỉ cuối của thế kỷ trước? Đây chính là lúc cần khách quan phân tích tình hình Việt Nam, đồng thời học tập và rút kinh nghiệm của các nước khác để đề xuất những giải pháp phù hợp Đặc biệt, trong đó, việc tìm hiểu nguyên nhân , thực trạng suy thoái của Nhâ ̣t Bản những năm 1990 và các đề xuất cũng như chính sách giải quyết được đưa

ra là việc làm cần thiết, có nhiều ý nghĩa Vớ i tư cách là một học viên được đào tạo theo chuyên ngành Nhật Bản học, ngườ i thực hiê ̣n luâ ̣n văn đã lựa chọn đề tài Nhật

Bản thập kỉ 1990 qua tác phẩm “Tại sao Nhật Bản suy thoái ” của Morishima Michio làm đề tài cho luận văn cao học củ a mình, với nguyện vọng giới thiệu quan

Trang 8

điểm của một nhà khoa học nổi tiếng về nước Nhật đương thời với những phân tích

về thành công và thất bại của mô hình Nhật Bản, từ đó bước đầu đưa ra so sánh với các quan điểm khác và lý giải riêng của tác giả

2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Với luận văn này, người thực hiện muốn tập trung phân tích quan điểm của tác

giả Morishima Michio trong tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái Đối tượng

nghiên cứu của luận văn gồm các vấn đề chính như sau:

- Thân thế và sự nghiệp của nhà kinh tế học Morishima Michio

- Bối cảnh ra đời của tác phẩm và quan điểm của tác giả về tình hình Nhật Bản

cuối thập niên 1990 thể hiện qua tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái

- Quá trình hình thành, sự biến đổi và các mốc chính trong quan điểm của tác giả

về Nhâ ̣t Bản th ể hiện qua tác phẩm và hai công trình trước và sau là Tại sao Nhật

Bản “thành công”? và Tại sao Nhật Bản bế tắc

- Biên dịch sang tiếng Việt toàn bộ tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái

Mặc dù chưa đặt vấn đề so sánh làm nội dung chính nhưng trong phần cuối của luận văn, người viết xin bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm giúp Việt Nam tìm ra những định hướng phù hợp trong bối cảnh hiện nay

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Như đã trình bày, sự thần kỳ Nhâ ̣t Bản suốt nhiều thâ ̣p kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai đã được cả thế giới ngợi ca như mô ̣t biểu tượng tăng trưởng và tái thiết đất nước tuyê ̣t vời , là tấm gương cho các nước đang phát triển , trong đó có Viê ̣t Nam noi theo và ho ̣c tâ ̣p Vậy mà bước vào thâ ̣p niên 1990, thay cho sự phát triển thần kỳ, Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái , bế tắc kéo dài Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã đau xót gọi đây là thập kỉ mất mát Câu hỏi Tại sao? lại được đặt ra

nhằm tìm kiếm nguyên nhân của tình trạng này và đề xuất phương hướng giải quyết

Có rất nhiều công trình nghiên cứu ở Nhật Bản về giai đoạn này Trong đó có

thể kể đến các tác phẩm như Nguyên nhân thực sự của 10 năm mất ma ́ t là gì? (失わ

Trang 9

Nhật Bản suy thoái ? (なぜ日本は没落するか) của Morishima Michio (1999); Sự thực của 10 năm mất mát (「失われた 10 年」の真実 ) của Ogawa Kazuo (2009)

Nghiên cứu Nhâ ̣t Bản , đă ̣c biê ̣t là về kinh tế Nhâ ̣t Bản đã có một chặng đường

phát triển khá dài ở Việt Nam với các nghiên cứu tiêu biểu như: Nhật Bản: Đường

đi tới một siêu cường kinh tế của GS Lê Văn Sang và PGS TS Lưu Ngo ̣c Tri ̣nh

(1991); Kinh tế Nhâ ̣t Bản : Những bước thăng t rầm trong li ̣ch sử (1998), Trước thềm thế kỷ 21, nhìn lại mô hình phát triển kinh thế Nhật Bản (2001), Suy thoái kéo dài, cải cách nửa vời - Tương lai nào cho nền kinh tế Nhật Bản (2004) của PGS TS

Lưu Ngo ̣c Tri ̣nh ; Suy thoái k inh tế ở Nhật Bản và ảnh hưởng của nó đối với các

nước trong khu vực (2003) của TS Nguyễn Duy Dũng , Hai thập kỷ mất mát và cải cách cơ cấu ở Nhật Bản (2012) của TS Nguyễn Bình Giang , Kinh tế Nhật Bản trì trệ kéo dài: Những nguyên nhân thuộc về phía cung (2005) của TS Phạm Thị

Thanh Hồng Trong các nghiên cứu này, nhiều học giả Việt Nam đã tổng kết các kết quả nghiên cứu về kinh tế Nhật Bản và đưa ra những nhận định thú vị, đặc biệt

là so sánh với Việt Nam và tìm kiếm bài học cho Việt Nam Đặc biệt tác phẩm Tại

sao Nhật Bản “thành công”?- Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản của

Morishima Michio đã được dịch ra tiếng Việt từ bản tiếng Anh và giới thiệu ở Việt Nam năm 1991 (NXB Khoa học Xã hội) Không ít nhà nghiên cứu Việt Nam đã trích dẫn nghiên cứu của Morishima Michio, những nhận định của ông trong tác

phẩm này khi phân tích mô hình phát triển của Nhật Bản Tuy nhiên, đến nay hầu

như chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam phân tích về bản thân tác giả và những tác phẩm sau này của Morishima về nước Nhật thời suy thoái

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, trước hết, tác giả sử dụng phương pháp biên dịch nhằm giới thiệu toàn bộ tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái của Morishima Michio sang

tiếng Việt

Trên cơ sở đó, tác giả áp dụng phương pháp phân tích khi tìm hiểu nội dung các quan điểm nêu trong tác phẩm và phương pháp so sánh, đối chiếu với thực trạng

Trang 10

của nước Nhật, với các quan điểm của các học giả khác, và các tác phẩm của bản

thân Morishima như Tại sao Nhâ ̣t Bản “thành công”?, Tại sao Nhật Bản bế tắc (

Luận văn cũng đã sử dụng phương pháp thống kê, tổng hơ ̣p khi đưa ra những

dẫn chứng minh họa hay khi đánh giá tổng thể về đóng góp của tác phẩm và tác giả trong bối cảnh biến động không ngừng của nước Nhật nói riêng và nền kinh tế khu vực, kinh tế thế giới nói chung

Để cho người đọc tiện theo dõi, người thực hiện luận văn xin thống nhất cách trình bày tên các tác phẩm và một số thuật ngữ như sau: Đối với tác phẩm, lần đầu tiên nhắc tới sẽ được giới thiệu đầy đủ gồm tên tác phẩm bằng tiếng Việt, và tên bản gốc tiếng nước ngoài (nếu có), năm xuất bản trong ngoặc đơn, các lần sau đó sẽ chỉ

sử dụng tên tiếng Việt (in nghiêng) Đối với thuật ngữ có ý nghĩa quan trọng (key word) lần đầu tiên đề cập tới sẽ gồm thuật ngữ đã dịch ra tiếng Việt, nguyên văn tiếng nước ngoài và giải thích nội dung nếu cần thiết trong ngoặc đơn Những lần sau đó sẽ chỉ sử dụng thuật ngữ tiếng Việt

5 Cấu trúc luận văn

Với tiêu đề Nhâ ̣t Bản thập kỉ 1990 qua tác phẩm “Tại sao Nhật Bản suy thoái ”

của Morishima Michio, luận văn được trình bày theo 5 phần chính như sau:

Phần I: Lời mở đầu

Phần II: Nội dung: Gồm 3 chương

Chương 1: Morishima Michio và Tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái

Bằng viê ̣c giới thiê ̣u về thân thế và sự nghiệp của Morishima Michio và bối cảnh

ra đời tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái, chương 1 giúp người đọc hiểu bản thân

tác giả - nhà kinh tế học có nhiều đóng góp quan trọng cho nghiên cứu mô hình

kinh tế thế giới, và vị trí của tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái trong sự nghiệp

sáng tác của ông nhằm đóng góp cho quê hương

Chương 2: Nhật Bản những năm 1990 qua tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái

Đây là chương chính của luâ ̣n văn , tập trung phân tích và đánh giá về đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội… của Nhâ ̣t Bản nói chung và những lý gi ải cho tình trạng suy thoái cuối thập niên 1990 nói riêng của Morishima Michio

Trang 11

Chương 3: Sự phát triển quan điểm về Nhật Bản của Morishima và một số bài học

kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương 3 phân tích những thay đổi trong quan điểm của Morishima về Nhâ ̣t Bản, cũng như mối quan hệ đa chiều giữa kinh tế với xã hội, chính trị thể hiện chủ

yếu trong ba tác phẩm Tại sao Nhật Bản “thành công ”?, Tại sao Nhật Bản suy

thoái và Tại sao Nhật Bản bế tắc Trong phần này, tác giả luận văn bước đầu giới

thiệu tác phẩm cuối cùng của Morishima trong seri công trình chuyên khảo về Nhật

Bản Tại sao Nhật Bản bế tắc, nhằm chuẩn bị cho những nghiên cứu về tác phẩm

sau này Trên cơ sở đó, luận văn bước đầu rút ra những nhận xét về qui luật phát triển kinh tế xã hội thời hiện đại và đối chiếu với tình hình Việt Nam hầu đưa ra một số kinh nghiệm ban đầu

Phần III: Kết luận

Phần IV: Tài liệu tham khảo

Phần V: Phụ lục

Bản dịch tiếng Viê ̣t toàn văn tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái

Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều trong quá trình biên dịch tác phẩm từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, cũng như quá trình chuẩn bị, phân tích tài liệu và đối chiếu các tác phẩm của bản thân Morishima, cũng như các học giả khác về các vấn đề suy thoái của Nhật Bản, nhưng luận văn không tránh khỏi nhiều hạn chế Tác giả luận văn tha thiết mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè và các nhà nghiên cứu để có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu này trong thời gian tới

Trang 12

CHƯƠNG 1 TÁC GIẢ MORISHIMA MICHIO

VÀ TÁC PHẨM TẠI SAO NHẬT BẢN SUY THOÁI

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Morishima Michio

Morishima Michio ( 森 嶋 通 夫 ),

sinh ngày 18 tháng 7 năm 1923 tại

Osaka, mất ngày 13 tháng 7 năm 2004

tại Brentwood, Essex, Anh Ông là nhà

kinh tế xuất sắc của Nhật Bản trong thời

hiện đại Năm 1946, ông tốt nghiệp

Khoa kinh tế, Đa ̣i ho ̣c Kyoto, sau đó trở

thành giáo sư của Đại học Osaka Ông

đã nhận danh hiệu Giáo sư Danh dự của

các trường Đa ̣i ho ̣c Luân Đôn , Đa ̣i ho ̣c

Osaka, Giáo sư Kinh tế Sir Jonh Hicks

(1984 - 1988) của trườ ng Kinh tế Luân

Đôn Vợ ông là Morishima Yoko Ba

người con là Tokiko, Akio và Haruno

Ảnh 1.1: Chân dung Giáo sư Morishima

Michio [29]

Morishima Michio là nhà toán học kinh tế đã có những đóng góp to lớn cho nền khoa ho ̣c thế giới trong nửa sau thế kỷ XX Sinh ra và lớn lên ta ̣i Nhâ ̣t Bản , có thời gian dài làm viê ̣c ở Nhâ ̣t Bản nhưng từ cuối những năm 1960, ông sống và làm việc tại Anh Morishima lớn lên trong thời gian căng thẳng ngày càng tăng ở khu vực Đông Á Viê ̣c ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu của ông ta ̣i Đa ̣i ho ̣c Kyoto bi ̣ gián đoa ̣n bởi nghĩa

vụ quân sự vào lực lượng Hải quân tháng 12 năm 1943 Ông tốt nghiê ̣p Khoa kinh tế Đa ̣i ho ̣c Tokyo năm 1946, tiếp tu ̣c giảng da ̣y và nghiên cứu ta ̣i Đa ̣i ho ̣c Tokyo tới năm 1951, sau đó làm việc tại Đại học Osaka Trong thời gian giảng dạy ở Đại học Osaka tới cuối những năm 1960, ông có nh iều chuyến công tác ở các trường Đại học Oxford và Yale Ông cũng giảng da ̣y ta ̣i Đa ̣i ho ̣c Essex trước khi chuyển sang

Trang 13

Trường Kinh tế và Chính trị Luân Đôn (LSE) 3

năm 1970 Năm 1984, ông được bổ nhiê ̣m Danh hiê ̣u giáo sư kinh tế Sir John Hicks

Morishima bắt đầu sự nghiê ̣p của mình như mô ̣t nhà lý luâ ̣n kinh tế Ông chịu ảnh hưởng của nhà kinh tế học người Anh John Hicks và một số học giả Nhật Bản như Takata Yasuma, Oyama Hideo Ông đã sớm xây dựng được danh tiếng quốc tế

là một tron g những nhà lý luâ ̣n kinh tế hàng đầu thế giới Không chỉ các học giả quốc tế mà những học giả Nhật Bản cũng coi “Morishima Michio là một nhà kinh tế toán học người Nhật ưu tú” [24, tr 8] dù phần lớn cuộc đời mình ông sống và làm việc ở nước Anh Thật khó để cho ̣n ra trong các nghiên cứu của ông đâu là nghiên

cứu xuất sắc nhất , nhưng người ta thường coi Cân bằng, ổn định và tăng trưởng (Equilibrium, Stability and Growth, 1964) là nghiên cứ u tiêu biểu và có ảnh hưởng hơn hết Vị trí của Morishima trong giới kinh tế được phản ánh rõ ràng hơn khi ông đươ ̣c bầu làm Chủ ti ̣ch của Hiê ̣p hô ̣i Kinh tế lượng thế giới (The Econometric

Society) năm 1965

Sau khi đi ̣nh cư ta ̣i Anh năm 1968, Morishima đã cho ra mắt mô ̣t loa ̣t nghiên cứu về ba nhà kinh tế học hàng đầu của thế kỷ XIX là Karl Marx, Léon Walras và David Ricardo Mục đích của các nghiên cứ u này không chỉ đơn thuần là lịch sử tư tưởng - kinh tế, mà còn phân tích và làm sáng tỏ quan điểm của ba học giả hàng đầu dưới ánh sáng của lý thuyết kinh tế học hiê ̣n đa ̣i Ông còn “thử sức” với những diễn giải tiêu chuẩn của các học giả này và lý thuyết cân bằng chung (General

equilibrium theory) Trong phụ đề cuốn Kinh tế Walras (Walras's Economics,

1977), ông đã nhấn ma ̣nh việc cần thiết phải nghiên cứu các vấn đề vốn ít được quan tâm như tăng trưở ng, tích tụ và vai trò của đồng tiền Một chủ đề thống nhất xuyên suốt các nghiên cứu của ông là vấn đề về lý thuyết cân bằng chung được thể

hiện rõ nét nhất qua tác phẩm Vốn va ̀ tín dụng (Capital and Credit, 1992) Có thể

nói, Morishima đã có những đóng góp lâu dài cho kinh tế ho ̣c Ông đã cố gắng sử dụng lý thuyết kinh tế như mô ̣t phương tiê ̣n để hiểu hơn chức năng của kinh tế hiê ̣n

3

Tên tiếng Anh đầy đủ là London School of Economics and Political Science, được thành lập năm 1895 bởi Beatrice và Sidney Webb, là một trong những trường nghiên cứu khoa học nổi tiếng nhất của thế giới

Trang 14

đa ̣i và xã hô ̣i Điều này được thể hiê ̣n trong tác phẩm Lý thuyết kinh tế của Xã hội

hiê ̣n đại (The Economic Theory of Modern Society, 1976)

Trong việc ứng dụng mô hình và lý thuyết kinh tế vào nghiên cứu các trường hợp cụ thể, Morishima đặc biệt coi trọng nghiên cứu trường hợp Nhật Bản Năm

1982, ông xuất bản bản tiếng Anh cuốn Tại sao Nhật Bản “thành công”? (bản tiếng

Nhật được xuất bản năm 1984) Trong tác phẩm này ông đã cảnh báo người đọc

mô ̣t thực tế rằng Thành công luôn gắn liền sau nó là Thất bại - mô ̣t dự đoán sau đó đươ ̣c kiểm chứng và được ông phát triển trong Tại sao Nhật Bản suy thoái

Trên thực tế, mối quan hệ của Morishima với quê hương Nhâ ̣t Bản không phải lúc nào cũng dễ dàng Ông viết khá nhiều các vấn đề đương thời bằng tiếng Nhâ ̣t , nhâ ̣n xét m ột cách thẳng thắn và khách quan, thậm chí không ngần ngại phê phán nhiều khía ca ̣nh của Nhâ ̣t Bản sau chiến tranh Mô ̣t mă ̣t, năm 1976 Chính phủ Nhật

Bản trao tặng ông Huy chương văn hóa (文化勲章) - mô ̣t giải thưởng của Nhâ ̣t Bản

được đánh giá tương đương với giải Nobel Rất nhiều cuốn sách của ông , bao gồm

cả những phân tích sắc bén về thời đạ i của Thatcher và những nghiên cứu so sánh hai đất nước Nhật Bản và Anh quốc, đã được người Nhật say sưa đón đọc, bình luận

và trở thành những tác phẩm bán cha ̣y nhất (best seller) Nhưng mặt khác, cách trình bày ý kiến thẳ ng thắn , dường như từ quan điểm của người ngoài cuộc, có lẽ không phù hợp với mô ̣t xã hô ̣i có đă ̣c trưng là hê ̣ thống trật tự cấp bâ ̣c và tôn trọng thể diê ̣n như Nhâ ̣t Bản Thái độ sẵn sàng phê bình trong tranh luâ ̣n của ông đã gây

ra không ít quan điểm thù địch và đối kháng Đặc biệt ông bị các nhóm chính trị, kinh tế theo chủ nghĩa cực đoan của Nhật Bản chê trách Còn bản thân ông gọi xu hướng này là dấu hiệu hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt và phái cánh hữu cực đoan Dù vậy, Morishima luôn giành tình cảm sâu sắc và mối quan tâm đặc biệt đối với quê hương Nhật Bản Trong những năm trước khi mất , ông nỗ lực kêu gọi cho việc hình thành Cộng đồng Kinh tế Đông Bắc Á , trướ c hết gồm Nhâ ̣t Bản , Trung Quốc và Hàn Quốc Ông coi đó là một giải pháp mang tính chiến lược, giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng trì trệ về kinh tế và giải quyết các vấn đề chính trị và đối ngoại khác Luận điểm này đã dấy lên sự quan tâm không chỉ ở Nhật Bản, mà còn ở Trung Quốc và Hàn Quốc

Trang 15

Để lý giải mối quan tâm đặc biệt của ông đối với khu vực Đông Bắc Á, người ta

đã từng chỉ ra việc Morishima khi còn nhỏ đã có thời gian sống cùng gia đình ở Trung Quốc Khi đó, cha ông là m viê ̣c cho hãng Hàng không Trung Hoa (Công ty liên danh của Nhâ ̣t Bản và Trung Hoa ) Nhưng khi chiến tranh Mỹ Anh bắt đầu , cả gia đình ông đã chuyển về Tokyo vào tháng 4 năm 1943 Cha của ông tiếp tu ̣c làm viê ̣c ở Tokyo, khi chiến tranh kết thúc thì cả gia đình ông la ̣i chuyển tới vùng sơ tán Tuổi trẻ của Morishima đã chứng kiến nhiều cuô ̣c chiến (Chiến tranh Nhâ ̣t Trung

1937 - 1945, Chiến tranh thế giớ i thứ Hai 1939 - 1945 ) và bản thân ông cũng trải nghiê ̣m những thăng trầm cũng như những thay đổi của đất nước Nhâ ̣t Bản trước và sau Chiến tranh thế giớ i thứ Hai Có lẽ do có những ký ức và trải nghiệm này nên ông có cách nhìn nhận, đánh giá sâu sắc và khách quan về Nhâ ̣t Bản nói chung và nền kinh tế Nhật Bản nói riêng Điều đó đặc biệt thể hiện rõ nét trong 3 tác phẩm

Tại sao Nhật Bản “thành công” (1982), Tại sao Nhật Bản suy thoái? (1999) và Tại sao Nhật Bản bế tắc (2004) Có thể thấy những mốc chính trong cuộc đời và sự

nghiệp của Morishima Michio trong bảng sau

Bảng 1.1: Những mốc chính trong cuộc đời và sự nghiệp

của Morishima Michio

1 1946 Tốt nghiệp Khoa Kinh tế, Đại học Kyoto

2 1951-1963 Trợ giảng tại Đại học Osaka

3 1963-1968 Giáo sư tại Đại học Osaka

4 1968 Giáo sư kinh tế, giảng dạy tại Đa ̣i ho ̣c Essex

5 1969 Nghỉ giảng dạy ở Đại học Osaka

6 1970 Giáo sư tại LSE (London School of Economic)

7 1981 Ủy viên của Học viện Anh

8 1984 Giáo sư danh dự của trường Kinh tế Luân Đôn

9 1989 Nghỉ hưu

10 1995 Nhâ ̣n bằng tiến sĩ danh dự

Trang 16

Khi nhắc tới nhƣ̃ng thành tích trong sƣ̣ nghiê ̣p của Morishima , ta không thể không nhắc tới các tác phẩm tiêu biểu sau của ông

Bảng 1.2: Những tác phẩm tiêu biểu của Morishima Michio

1 1952 Thói quen của người tiêu dùng và Sự ưa chuộng tiền mặt

(Consumer Behavior and Liquidity Preference)

2 1964 Cân bằng, ổn định và tăng trưởng (Equilibrium, Stability and

Growth)

3 1972 Sự hoạt động của mô hình kinh tế lượng (The Working of

Econometric Models

4 1973 Kinh tế Mác: Lý thuyết giá trị và tăng trưởng (Marx's

Economics: A dual theory of value and growth)

5 1976 Lý thuyết kinh tế của Xã hội hiện đại (The Economic Theory

8 1984

Tại sao Nhật Bản “thành công”?: Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản (なぜ日本は「成功」したか?-先進技

9 1989 Kinh tế Ricardo (Ricardo's Economics)

10 1999 Tại sao Nhật Bản suy thoái (なぜ日本は没落するか) (Bản

Trang 17

Trong suốt cuộc đời mình, Morishima đã nhâ ̣n đươ ̣c nhiều giải thưởng cao quý ,

ví dụ như Công lao Văn hóa (文化功労者, giải thưởng dành cho người có thành tích trong hoạt động văn hóa ) năm 1976, Huân chương văn hóa năm 1976, Giải

thưởng của độc giả tạp chí Văn nghê ̣ Xuân Thu (文藝春秋読者賞) dành cho bài

viết xuất sắc nhất năm 1979 Trong suốt cuô ̣c đời mình , Morishima không chỉ nghiên cứu mà còn có những đóng góp to lớn trong viê ̣c thành lâ ̣p các trung tâm nghiên cứu cả ở Nhâ ̣t Bản và Anh quốc Ông là người sáng lâ ̣p Viê ̣n nghiên cứu Kinh tế xã hô ̣i (ISEX) ở Đa ̣i ho ̣c Osaka cùng với Takat a Yasuma Năm 1968 ông sang Anh và giảng da ̣y ta ̣i Đa ̣i ho ̣c Essex và sau đó là LSE Năm 1978, ông có vai trò to lớn trong việc thành lập Trung tâm quốc tế về kinh tế ho ̣c và các khoa ho ̣c liên quan Suntory - Toyota (Suntory - Toyota International Centres for Economics and Related Disciplines - STICERD) [43] tại LSE Trung tâm nghiên cứ u này đươ ̣c thành lập bằng nguồn vốn đóng góp của Suntory Limited và Toyota Motor Co., Ltd Kể từ khi thành lâ ̣p tới nay, STICERD đã trải qua 5 đời Chủ ti ̣ch (sau này đổi thành chức danh Giám đốc ) và Chủ t ịch đầu tiên chính là giáo sư Mori shima Michio

Trong tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái Morishima cũng nhắc tới Trung tâm

này Để ghi nhâ ̣n đóng góp và tưởng nhớ Morishima Michio , STICERD đã lấy tên ông đă ̣t cho mô ̣t phòng họp ở STICERD Giám đốc LSE Howard Davies bày tỏ sự kính mến và cảm kích của mình với Morishima Michio khi khẳng định rằng:

“Sự đóng góp của Michio Morishima cho nghiên cứu tại LSE là vô cùng to lớn Ông không chỉ là Chủ tịch sáng lập của STICERD - một trong những trung tâm nghiên cứu đáng chú ý nhất của trường, mà còn dành trọn thời gian cũng như sức lực cho LSE trong nhiều năm ” [44]

Trang 18

Ảnh 1.2: Ảnh chụp tại phòng họp mang tên Morishima Michio [45] 4

Suốt cuô ̣c đời nghiên cứu, Morishima được đánh giá là một học giả và nhà tri thức nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản, Anh quốc mà cả trên thế giới Đóng góp của ông sẽ còn mãi với thời gian dù ông đã mãi ra đi vào mùa hè năm 2004 Có thể có người không đồng tình với quan điểm của ông , nhưng những tác phẩm của ông vẫn luôn đươ ̣c đông đảo độc giả đón nhận Không thể không ngưỡng mô ̣ trước sức làm viê ̣c không mê ̣t mỏi , các công trì nh nghiên cứu tâm huyết và mong muốn hiểu và cải thiện xã hội Trong cuô ̣c đời ông luôn nhận được sự hỗ trợ âm thầm mà hiệu quả của vợ ông - bà Morishima Yoko, người đã gắn bó với ông từ năm 1953

Mă ̣c dù có trí tuệ phi thường và những nhâ ̣n đi ̣nh sắc sảo, thẳng thắn có thể làm người khác phải e dè , nhưng những người đã vinh dự biết ông thường nhận định ông là một người đàn ông li ̣ch lãm, tuy quả quyết, thâ ̣m chí đôi khi ngoan cố, nhưng rất chân thành và quan tâm đến người khác Sue Coles , thư ký hành chính của STICERD đã bày tỏ lòng yêu mến và kính tro ̣ng của mình với Morishima Michio nhân kỷ niê ̣m 25 năm thành lâ ̣p Trung tâm : “Về phía mình, tôi đã rất vui thích được làm việc cho Michio Ông không chỉ là ông chủ và là mô ̣t nhà kinh tế h ọc tuyê ̣t vời,

mà còn là người tôi đã ngưỡng mộ và tôn kính bởi sự quan tâm và lòng nhân ái , sự cống hiến tâm huyết không bao gi ờ mệt mỏi của ông cho Trung tâm ”[28] Còn

4 Ngồi ở phía trước của bức chân dung của Giáo sư Michio Morishima là Morishima Yoko Bên tra ́i là Giáo

sư Tony Atkinson, cựu Chủ tịch STICERD và giáo sư Janet Hunter Bên phải, là ngài Darhrendorf, cựu Giám

Trang 19

Giáo sư d anh dự Meghnad Desai , giáo sư kinh tế và cựu giám đốc của Trung tâm nghiên cứu về quản tri ̣ toàn cầu của LSE (Centre for the Study of Global Governance) cho biết : “Morishima Michio là mô ̣t trong những nhà kinh tế lý luâ ̣n nổi bâ ̣t nhất của thế hê ̣ mình Ông đã có những chương trình nghiên cứu đầy tham vọng Ông cũng sẽ được nhớ đến như là mô ̣t giảng viên nổi tiếng và được đồng

nghiê ̣p yêu mến” [44]

1.2 Tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái

Tại sao Nhật Bản suy thoái gồm 8 chương và phần phu ̣ lu ̣c, dày 205 trang, là tác

phẩm đươ ̣c coi là phần tiếp theo của tác phẩm Tại sao Nhật Bản “thành công”? Tác phẩm này được Nhà xuất bản Iwanami xuất bản vào tháng 3 năm 1999 Tác

phẩm không chỉ phân tích tình hình kinh tế của Nhật Bản những năm 1990 - giai đoạn Nhâ ̣t Bản bước vào suy thoái kéo dài sau những năm tháng tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, mà còn đưa ra những đề xuất nhằm giúp Nhật Bản vượt qua tình trạng suy thoái

Ảnh 1.3: Trang bìa tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái (bản tiếng Nhật) [52]

1.2.1 Bối cảnh ra đời tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái

Sau sự đổ vỡ của kinh tế bong bóng , vào đầu thập niên 1990, Nhật Bản rơi vào tình trạng đình trệ kéo dài Sự suy thoái kinh tế của Nhâ ̣t Bản những năm 1990

Trang 20

trước hết thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm liên tục bắt đầu từ năm 1991

đã khiến người dân Nhâ ̣t Bản đã từng tự hào với tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế cao suốt nhiều thâ ̣p kỷ rơi vào hoang mang và dần mất đi niềm tin vào nền kinh tế Vào thời kỳ tăng trưởng cao , tốc đô ̣ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10,26%, giảm hơn

mô ̣t nửa vào 20 năm tiếp theo 1971 - 1980 là 4,5%, 1981 - 1990 là 4%, nhưng tình trạng thực sự đáng báo đô ̣ng xuất hiê ̣n khi Nhâ ̣t Bản bước vào thâ ̣p kỷ 1990 với chỉ số tăng trưởng tụt dốc chỉ còn 0,79%, và đỉnh điểm là con số âm hai năm liền 1997

1,9 0,5 1,5

-Suy giảm của tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế đã kéo theo sự suy giảm của tốc đô ̣ tăng trưởng GNP bình quân hàng năm của Nhâ ̣t Bản , cụ thể giai đoa ̣n 1991 - 2000 tỷ lệ này chỉ là 0,5%, thấp hơn rất nhiều so vớ i các giai đoa ̣n trước (giai đoa ̣n 1960 -

1970 là 7,7%; giai đoạn 1970 - 1980 là 3,2%; giai đoa ̣n 1980 - 1988 là 3,0%) [18, tr 6]

Sự suy giảm tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế phản ánh rõ nét qua tình trạng nhu cầu tiêu dùng giảm sút và sự phá sản các ngành sản xuất Sản xuất muốn phát triển phụ thuô ̣c vào nhiều yếu tố , trong đó nhu cầu tiêu dùng được coi là đô ̣ng lực chính Tuy nhiên từ đầu những năm 90, nhu cầu tiêu dùng giảm liên tu ̣c Thời kỳ 1980 - 1989 mức thay đổi tổng cầu hàng năm là 3,6% thì giảm xuốn còn 1,2% giai đoa ̣n 1990 –

1999 [2, tr 20] Những con số thống kê này đã nói lên mức tiêu dùng đang giảm nhanh chóng hàng năm

Kéo theo sự giảm sút nhu cầu tiêu dùng , như mô ̣t quy luâ ̣t tất yếu, là sự giảm sút

lơ ̣i nhuâ ̣n của doanh nghiệp, đă ̣c biê ̣t là các doanh nghiệp sản xuất Nhiều doanh

Trang 21

nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, không đủ vốn để duy trì hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh sản xuất, buô ̣c phải thu he ̣p sản xuấ t, giảm mức đầu tư, thuyên giảm lao đô ̣ng Tình trạng này khiến các nhà đầu tư Nhật Bản không còn khí thế đầu tư kinh doanh vì biết rằng không thể tăng , thâ ̣m chí khó thu được lợi nhuâ ̣n khi nhu cầu tiêu dùng giảm, nơ ̣ nần dễ tăng nhanh Ngay cả các ngành công nghiê ̣p mũi nho ̣n cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của sự suy giảm nhu cầu tiêu dùng , dẫn tới hàng loa ̣t công ty tuyên bố phá sản , buô ̣c phải đóng cửa nhiều nhà máy trong nước và nước ngoài Tình tra ̣ng này có thể được nhìn thấy cu ̣ thể hơn qua bản thống kê sau

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Số vu ̣ 10723 14069 14564 14061 15018 14834 16464 18988 15352 Số

nơ ̣(*) 8,1 7,6 6,8 5,6 9,2 8,1 14,0 13,7 13,6

Chú thích: (*) Nghìn tỷ Yên

Biểu hiê ̣n thứ hai của sự suy thoái kinh tế là sự yếu kém của lĩnh vực tài chính ,

tiền tê ̣ Do hê ̣ thống tài chính Nhâ ̣t bản dựa chủ yếu vào ngân hàng nên sự đổ vỡ

của kinh tế bong bóng đã khiến cho hệ thống tài chính ngân hàng Nhật Bản phải đối

mă ̣t với các khoản nợ xấu khổng lồ Theo thống kê, tổng số nợ khó đòi của các ngân hàng Nhật Bản là 590 tỷ USD , chiếm 12,3% tổng số tiền cho vay , trong đó 87 tỷ USD là hầu như không có khả năng thu hồi [6, tr 3] Hơn nữa, không chỉ các ngân hàng, tổ chức tín du ̣ng nhỏ rơi vào tình tra ̣ng này mà cả các ngân hàng lớn cũng đang chi ̣u chung số phận Điều này dẫn tới viê ̣c các ngân hàng bi ̣ phá sản , buô ̣c phải sát nhập hoặc bán cổ phần Bên ca ̣nh đó, thị trường chứng khoán cũng bấp bênh và đồng Yên cũng không ổn đi ̣nh Chỉ số Nikkei rơi xuống còn 15.000 điểm cuối năm

1990 so vớ i 39.000 điểm năm 1989 Tình hình này trong các năm tiếp theo cũng không cải thiê ̣n Đồng Yên Nhật sau giai đoạn lên giá 1990-1995, đỉnh cao là năm

1995 vớ i tỷ giá 94,1 Yên/USD, là giai đoạn giảm giá từ 1996

5

Dẫn theo TS Lưu Ngọc Tri ̣nh , Trước thềm th ế kỷ 21, nhìn lại mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản , NXB

Thống kê, 2001, tr 13

Trang 22

Song hành cùng với khủng hoảng kinh tế luôn là sự gia tăng tình trạng thất

nghiê ̣p và phá sản Nhâ ̣t Bản luôn tự hào với tỷ lê ̣ thất nghiê ̣p được xếp vào hàng

thấp nhất trên thế giới (luôn duy trì mức khoảng 2%) thì nay khi rơi vào k hủng hoảng, chắc không khỏi thất vo ̣ng khi tỷ lê ̣ thất nghiê ̣p tăng lên hơn 3% từ 1995, và vươ ̣t cả Mỹ (4,3%) năm 1999 với con số 4,9%, tương đương 3,5 triê ̣u người thất nghiê ̣p

Trong tình hình kinh tế suy thoái như vâ ̣y , có lẽ nước Nhâ ̣t đã đánh mất lòng tin của người dân Nhật Bản và thế giới dù đã có sự phát triển mạnh mẽ và ổn định trong quá khứ , có thể coi là nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai Chính điều đó đã khiến cá c học giả go ̣i thâ ̣p kỷ 1990 là thập kỷ mất mát của

Nhâ ̣t Bản Mô ̣t lần nữa , các nhà nghiên cứu lại đứng trước một hiện tượng Nhật

Bản, nhưng lần này không phải là sự thần kỳ mà là sự thất bại Rất nhiều học giả đã

nỗ lực lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái toàn diện và sâu sắc của

kinh tế Nhâ ̣t Bản những năm 1990 Và Morishima Michio với tác phẩm Tại sao

Nhật Bản suy thoái năm 1999 được coi là một trong những trường hợp thành công

trong việc “bắt bệnh” cho nước Nhật đương thời

1.2.2 Cấu trúc nội dung tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái

Trong Tại sao Nhật Bản suy thoái, Morishima đã phân tích các nguyên nhân dẫn tới dự suy thoái của Nhật Bả n Không chỉ như vâ ̣y , ông cò n đưa ra dự đoán về tương lai kinh tế Nhâ ̣t Bản vào năm 2050 - thời điểm có thể Nhâ ̣t Bản cũng đang trong tình tra ̣ng suy thoái và đề xuất phương án hồi phục nền kinh tế Nhật Bản

Trong tác phẩm này , sự suy thoái của Nhật Bả n ở đây không chỉ mang ý nghĩa sự

khủng hoảng về kinh tế mà còn bao hàm cả ý nghĩa suy thoái về chính trị , xã hội Tức là Nhâ ̣t Bản không có những chương trình chính tri ̣ đô ̣c lâ ̣p hay các chính tri ̣ gia có thể thực hiê ̣n sự đổi mới mang tính chính tri ̣

Xuyên suốt tác phẩm , Morishima cũng có cái nhìn so sánh Nhật Bản và nước Anh ở các lĩnh vực như chính trị , tài chính, công nghiê ̣p, giáo dục từ sự so sánh đó, làm nổi lên tình hình thực tế của Nhật Bản

Trang 23

Ngay từ chương 1 với tiêu đề Phương pháp luận dự báo Morishima đã đưa ra

những dự đoán về tình hình Nhật Bản vào những năm 2050, dựa trên phân tích nền tảng kinh tế xã hội của Nhật Bản Ông nhấn mạnh yếu tố tạo nên nền tản g của xã hội chính là con người Trong cách tiếp cận lấy con người làm cơ sở đó, yếu tố giáo dục đóng vai trò quan trọng nhất Trong chương này, tác giả cũng đã đưa ra quan điểm về kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên nền tảng con người

Ở chương 2: Sự phân liệt của dân số, ông lý giải cụ thể hơn những dự đoán tình

hình Nhật Bản năm 2050 dựa trên phân tích yếu tố con người , vai trò, ảnh hưởng của giáo dục từ sau chiến tranh Ông cũng xem xét và phân tích vai trò của ba giới: chính trị, tài chính, quan chức Ông cho rằng mối quan hệ của tam giác này có ảnh hưởng lớn trong sự phát triển của Nhâ ̣t Bản

Chương 3: Sự hoang phế tinh thần, Morishima phân tích mô ̣t số nguyên nhân

chủ yếu dẫn tới khủng hoảng về mặt tinh thần của người Nhật , như tình trạng thiếu nhân tài, sự suy thoái đa ̣o đức nghề nghiê ̣p Từ đó ông đưa ra dự đoán về nền

móng xã hội Nhật Bản năm 2050 mà ông gọi là một nền móng thiếu sức sống

Chương 4: Sự hoang phế của nền tài chính Morishima đề câ ̣p tới tình tra ̣ng

khủng hoảng tài chính của Nhật Bản những năm 1990 trên cơ sở phân tích một số biểu hiê ̣n tiêu biểu Ông đưa ra nguyên nhân Nhâ ̣t Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính này

Chương 5: Sự hoang phế của nền công nghiệp có nội dung về khủng hoảng công

nghiê ̣p Ở đầu chương này , ông đề câ ̣p tới mối quan hê ̣ chặt chẽ giữa tài chính và công nghiê ̣p, và tình trạng khủng hoảng tài chính dẫn tới khủng hoảng công nghiệp Bên ca ̣nh đó , ông đưa ra các nguyên nhân khủng hoảng như chế đô ̣ tuyển du ̣ng , thăng tiến kiểu Nhâ ̣t Bản, viê ̣c thiếu sự đổi mới

Chương 6: Sự hoang phế của giáo dục, Morishima tâ ̣p trung vào sự khủng

hoảng giáo dục Ông lo lắng về chất lươ ̣ng giáo du ̣c của Nhâ ̣t Bản khi tỉ lê ̣ vào đa ̣i học ngày càng cao cùng với tỷ lệ sinh ngày càng giảm Ông đưa ra đề xuất phương

án cải cách giáo dục thông qua việc cắt giảm các môn ho ̣c ở chương trình giảng da ̣y cấp 3, chia giáo dục đa ̣i ho ̣c thành hai cấp: đào tạo kiến thức cơ bản cho những

Trang 24

người muốn sớm có việc làm và đào tạo chuyên sâu cho những người có khả năng nghiên cứu lâu dài Tuy nhiên ông nhấn mạnh chỉ bằng cải cách giáo dục thì Nhật Bản cũng chưa thể hồi phu ̣c được

Chương 7: Phương án “cứu cánh” duy nhất, Morishima đưa ra đề xuất về thành

lâ ̣p “Cô ̣ng đồng Đông Bắc Á ” (東北アジア共同体)6 như một phương án cứu trợ , với mu ̣c tiêu thúc đẩy sự hồi phu ̣c của Nhâ ̣t Bản, giúp Nhật Bản th oát khỏi sự suy thoái kinh tế

Dù đưa ra đề xuất về Cộng đồng Đông Bắc Á , nhưng bản thân Morishima cũng tự nhìn thấy những trở nga ̣i của đề xuất đó nhìn từ góc độ lịch sử: quá khứ xâm lược, những hành vi tàn ba ̣o của quân đội Nhâ ̣t Bản ở Trung Quốc , Triều Tiên , những

căng thẳng tranh chấp về lãnh thổ Vì vậy trong chương 8 với tiêu đề Trở ngại của

phương án “cứu cánh”, ông đưa ra một số giải pháp cho các vấn đề đó Đặc biệt

ông nhấn mạnh sự thay đổi trong nhận thức của bản thân chính phủ Nhật Bản và thái độ hợp tác chân thành, tích cực hơn của các chính trị gia Ông cảnh báo tình hình hiện tại của Nhật Bản lại đáng tuyệt vọng , có thể dẫn Nhâ ̣t Bản đến tình trạng

tự cô lập mình trong Châu Á

Trong phần phụ lu ̣c của tác phẩm, Morishima Michio đề câ ̣p tới những vấn đề

mà ông gọi là “khoảng tối” chưa được giải thích trong khoa ho ̣c xã hô ̣i ở Nhâ ̣t Bản , đòi hỏi những nghiên cứu và lý giải sâu sắc hơn

1.3 Tiểu kết

Qua những nét khái quát về thân thế và sự nghiệp của học giả Morishima

Michio, cũng như hoàn cảnh ra đời và cấu trúc của tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy

thoái, chương 1 của luận văn muốn cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tác giả và

tác phẩm Đặc biệt luận văn mới giới thiệu thêm những thông tin về đóng góp của Morishima trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế trên phạm vi thế giới và ở Nhật Bản,

cũng như vị trí của Tại sao Nhật Bản suy thoái trong chuỗi tác phẩm của ông viết về

6 Trong Tại sao Nhật Bản suy thoái, Morishima dùng hai thuật ngữ là: Cộng đồng chung Châu Á (アジア共

同体), Cộng đồng Đông Bắc Á ((東北アジア共同体) để chỉ cùng một nội dung Để cho người đọc tiện theo dõi, người thực hiện luận văn xin được dùng thuật ngữ Cộng đồng Đông Bắc Á trong luận văn dựa trên tần

Trang 25

Nhật Bản Tác phẩm này ra đời đúng trong bối cảnh Nhật Bản đang rơi vào tình trạng khó khăn sau khi kinh tế bong bóng vỡ vào đầu thập kỉ 1990, khi cả chính phủ Nhật Bản và các nhà nghiên cứu đều đang loay hoay tìm con đường đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng suy thoái Liệu thế giới có thể nhìn thấy Nhật Bản “cất cánh” một lần nữa từ những khó khăn này như Nhật Bản đã “thành công” trong quá khứ hay không? là câu hỏi chính mà Morishima đặt ra khi viết tác phẩm Có lẽ cũng chính vì vậy, “tác phẩm đã được đón đọc một cách hào hứng ở Nhật Bản và trên thế giới” [9, tr 88]

Trên cơ sở những nội dung được trình bày ở chương 1, trong các chương 2 và chương 3 tiếp theo , luâ ̣n văn sẽ tiến hành phân tích cụ thể từng quan điểm của Morishima về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của Nhâ ̣t Bản những năm 1990 thể hiện qua tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái , Đồng thời, luận văn sẽ đối chiếu

những nhận định của nhà nghiên cứu vớ i các nhận định trước và sau đó của ông hoặc của các học giả khác, với tình hình thực tế của Nhật Bản , nhằm đưa ra đánh giá phù hợp về tính xác thực hay hợp lý của các quan điểm đó Từ đó, luận văn hướng tới việc rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp đối với Viê ̣t Nam trong bối cảnh hiện tại

Trang 26

CHƯƠNG 2 NHẬT BẢN THẬP KỈ 1990 QUA TÁC PHẨM

TẠI SAO NHẬT BẢN SUY THOÁI

Với những thành công “thần kỳ” từ sau chiến tranh, nước Nhâ ̣t bước vào thâ ̣p niên 1990, với niềm tin rằng sự thần kỳ của kinh tế Nhâ ̣t Bản vẫn sẽ tiếp tu ̣c Nhưng ngươ ̣c la ̣i với sự kỳ vo ̣ng và tin tưởng đó, Nhâ ̣t Bản đó n thâ ̣p niên 1990 với sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng Đây là dấu hiệu khởi đầu sự suy thoái kéo dài của Nhâ ̣t Bản Như đã trình bày trên, thế chỗ cho c ác con số “thần kỳ” của tăng trưởng kinh tế là những con số “ảm đạm” dưới 1% kéo dài trong nhiều năm liền suốt thâ ̣p niên 1990

Trước tình hình suy thoái kéo dài của Nhâ ̣t Bản , nhiều nhà nghiên cứu Nhật Bản

và nước ngoài đã đưa ra những lý giải về nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho tình trạng này Nếu các nhà kinh tế học đã phân tích rằng nguyên nhân dẫn tới tình tra ̣ng suy thoái của Nhâ ̣t Bản là do cơ cấu kinh tế không còn phù hợp, thì các nhà xã hội học lại đưa ra lý giải là sự già hóa dân số ; nền giáo du ̣c thiếu năng động, các nhà chính trị học đổ lỗi cho sự lãnh đạo của các chính đảng, sai lầm trong chính sách hay ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế

Điểm đặc biệt làm nên giá trị của Tại sao Nhật Bản suy thoái là tác giả

Morishima không chỉ dừng lại ở góc độ kinh tế học mà đã đưa ra cách tiếp cận đa chiều nhằm tìm kiếm nguyên nhân sâu sa cho tình trạng của Nhật Bản Trong đó, ông khẳng định nguyên nhân chủ yếu nằm chính bên trong nước Nhâ ̣t Ông đưa ra thuyết “Nhật Bản suy thoái luâ ̣n ” (日本没落論) với mục đích phân tích tình hình Nhật Bản những năm 1990 và dự báo những suy thoái tiếp theo trong tương lai Điểm cơ bản trong Nhật Bản suy thoái luận này là thông thường suy thoái được biểu hiện bằng các chỉ số kinh tế, nhưng ở Nhật Bản suy thoái lại xuất phát từ khủng hoảng chính trị và tinh thần: “Sự khủng hoảng phát sinh từ sự yếu kém của chính trị chứ không phải vì kinh tế” [20, tr v] Ông khẳng định các nguyên nhân chủ yếu của tình trạng suy thoái là sự thay đổi của hệ tư tưởng và giáo dục, sự yếu

Trang 27

kém của chính trị, mô hình quản lý thiếu đổi mới Khác với các học giả khác chủ yếu phân tích và đưa ra những cải cách cu ̣ thể cho từng lĩnh vực , trong tác phẩm của mình, bên cạnh viê ̣c đưa ra quan niê ̣m , nhâ ̣n đi ̣nh về lý do Tại sao Nhật Bản suy

thoái, Morishima đã đề xuất phương án “cứ u trợ” cho Nhâ ̣t Bản trong việc cải thiện từng lĩnh vực và cải thiện vị thế ở khu vực thông qua việc thành lâ ̣p Cô ̣ng đồng Đông Bắc Á

Trong chương này, luận văn xin tập trung phân tích “hình ảnh” Nhật Bản thập kỉ

1990 trong Tại sao Nhật Bản suy thoái của Morishima Michio

2.1.1 Kinh tế Nhật Bản thập kỉ 1990 qua tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái

2.1.1.1 Nguyên nhân khủng hoảng tài chính tiền tệ

Vào cuối thập niên 1990, Morishima có thời gian quay v ề làm việc ở Nhâ ̣t Bản (từ 14 tháng 8 tới 14 tháng 11 năm 1998) Đây cũng là lúc Nhâ ̣t Bản đang rơi vào khủng hoảng tài chính Morishima cho rằng khủng hoảng tài chính củ a Nhâ ̣t Bản có hai nguyên nhân : nguyên nhân trong nướ c là sự đổ vỡ của “bong bóng đất đai” và nguyên nhân quốc tế là do Nhâ ̣t Bản trượt ngã trong chính sách quốc tế hoá tài chính (Kế hoạch Big Bang) 7

Trước hết hãy đi từ nguyên nhân đổ vỡ nền kinh tế bong bóng - được coi là khởi

đầu cho thâ ̣p kỷ mất mát của Nhật Bản Kinh tế bong bóng đổ vỡ đã kéo theo sự su ̣p

đổ của hàng loa ̣t các ngân hàng vào đầu những năm 1990, khi giá đất và cổ phiếu đều mất giá nghiêm trọng Do tin chắc vào viê ̣c giá đất và giá cổ phiếu chắc chắn tiếp tục tăng cao nên từ cuối thâ ̣p niên 1970 tới đầu thâ ̣p niên 1980, rất nhiều doanh nghiê ̣p và các nhà đầu tư Nhâ ̣t Bản đổ tiền vào mua đất đai và b ất động sản Thâ ̣m chí họ còn lo rằng sẽ không còn đất để mua Nhiều người đã thế chấp b ất động sản

để vay tiền ngân hàng đi mua đất đai Giá đất tăng lên “điên loạn” “Nếu lấy năm

7 Big Bang nghĩa đen là một vụ nổ lớn trong vũ trụ, là tên gọi của một giả thuyết khoa học về sự hình thành

vũ trụ được dùng để chỉ những hiện tượng thiên nhiên cũng như xã hội mang tính bất ngờ và dữ dội Năm

1986, thủ tướng Anh lúc đó là Margaret Thatcher đã thực hiện kế hoạch cải tổ trên thị trường chứng khoán Luân Đôn và gọi tên là kế hoạch Big Bang Kế hoạch này được thực hiện nhằm tự do hóa thị trường chứng khoán Nội các thủ tướng Hashimoto Ryutaro đã thực hiện kế hoạch cải cách tài chính vào năm 1998, và lấy

tên Big Bang phiên bản Nhật Bản (日本版ビッグバン) để phân biệt với kế hoạch Big Bang của nước Anh

Ở Nhật Bản, người ta vẫn thường gọi tắt kế hoạch của Hashimoto là Kế hoạch Big Bang

Trang 28

1983 làm chuẩn với 100 thì tại thời điểm năm 1988, ở Tokyo đạt tới 350, ở Osaka là 250” Sự gia tăng giá đất ở Tokyo dừng la ̣i vào năm 1988, tiếp tu ̣c đình trê ̣ tới năm

1991 Tớ i năm 1995 thì giá đất tại Tokyo , Osaka giảm tới khoảng 150 [120, tr 79] Kết quả tất yếu là những nhà đầu tư vay tiền ngân hàng mua đất không có khả năng trả nợ, đă ̣c biê ̣t là những người thế chấp đất và b ất động sản để vay tiền Các ngân hàng cho vay quá nhiều cũng vì tin vào giá đất và cổ phiếu sẽ tăng rơi vào tình trạng nguy hiểm vớ i hàng loa ̣t nơ ̣ xấu tồn đo ̣ng Nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính

bị tê liệt, ngâ ̣p trong đống tài sản thế chấp dưới da ̣ng đất đai và chứng khoán đang mất giá và số nợ xấu không có khả năng thu la ̣i Họ buộc phải xiết nợ dù Nhà nước

cố gắng can thiệp , bảo lãnh cho các tổ chức tài chính , tín dụng Các doanh nghiệp không dám ma ̣o hiểm đầu tư sản xuất kinh doanh Người dân Nhâ ̣t Bản cảm thấy lo lắng nên thắt chă ̣t chi tiêu Điều này dẫn tới viê ̣c nhu cầu tiêu dùng giảm , các ngành kinh tế khác cũng bị ảnh hưởng nặng và rơi vào khó khăn

Morishima go ̣i đây là hâ ̣u quả c ủa viê ̣c “ăn uống vô đô ̣” (過剰貪欲) [20, tr 74] Ông đã giải thích cụ thể hơn nguyên nhân sâu sa khiến kinh tế bong bóng , đă ̣c biê ̣t

là bong bóng đất đai , xảy ra mạnh mẽ như vậy ở Nhật Bản Theo ông, người Nhâ ̣t Bản xa rời đại lục , đến định cư ta ̣i quốc đảo nên luôn thèm muốn đất đai Các cuộc chiến tranh xâm chi ếm đa ̣i lu ̣c cũng do ham muố n đất đai rô ̣ng lớn Dù đã có được bài học từ l ịch sử chiến tranh nhưng sự sùng bái , thèm muốn đất đai vẫn tồn tại trong tâm thức người Nhâ ̣t cho đến ngày nay Morishima dẫn ra mô ̣t ví du ̣ thú vi ̣ trong cuộc họp giữa đại diện Nhật Bản và Anh quốc về việc thành lâ ̣p Trung tâm nghiên cứu LSE, khi bàn về số tiền vốn của trung tâm nên đầu tư vào gì, dường như ngay lâ ̣p tức phía Nhâ ̣t B ản yêu cầu đầu tư vào đất [20, tr 76] Có thể thấy rằng sự ham muốn, sùng bái đất đai đã ăn sâu trong tâm trí người Nhâ ̣t Điều này ph ần nào

lý giải hiện tượng kinh tế bong bóng của Nhật Bản cuối những năm 1980 và đầu thâ ̣p niên 1990 Đến đây, tác giả luận văn nhớ lại những câu chuyện trong lịch sử Nhật Bản, mỗi khi nước Nhật hùng mạnh và ổn định đối nội thì khuynh hướng đem quân xâm lấn các vùng đất trên lục địa lại trỗi dậy Tiêu biểu là các cuộc xâm lược bán đảo Triều Tiên thời cổ đại, hay cuộc xâm lược của Toyotomi Hideyoshi thời

Trang 29

cận thế, các cuộc chiến tranh khẳng định vị thế thời cận đại và chiến tranh châu Á Thái Bình Dương thời hiện đại Phải chăng đây cũng là một biểu hiện của tâm lý

“sùng bái, thèm muốn đất đai” mà Morishima phân tích?

Nhằm cải cách hê ̣ thống tài chính và ngân hàng Nhâ ̣t Bản theo hướng tự do hóa hơn, ngày 1 tháng 4 năm 1998, Nhâ ̣t Bản đã thi hành Kế hoạch Big Bang Đây là kế hoạch của thủ tướng lúc đó là Hashimoto Ryutaro, được áp dụng từ năm 1998 tới năm 2001 Mục tiêu cơ bản của kế hoạch này là làm cho thị trường tài chính Nhật Bản trở nên tự do, công bằng và quốc tế hóa hơn, có thể sánh ngang với các trung tâm tài chính của thế giới như New York, Luân Đôn

Kế hoa ̣ch này được thực thi mô ̣t phần do áp lực đòi hỏi gỡ bỏ hàng rào quốc tế của giới tài chính Kết quả là công ty nào của Nhâ ̣t Bản cũng có thể bán trái quyền bằng đôla và thực hiê ̣n giao di ̣ch xuất khẩu bằng đôla Thâ ̣m chí các đối tác bán trái quyền có thể bán trực tiếp cho công ty thương ma ̣i đối tác mà không cần có ngân hàng Bất cứ một tổ chức hoặc các cá nhân Nhật Bản nào cũng đều có thể được tham gia các hoạt động ngoại hối mà không cần xin phép trước, thay vì hoạt động này vốn chỉ dành cho một số ngân hàng nhất định như trước đây Các tổ chức tiền tệ nước ngoài được phép kinh doanh trên thị trường tiền tệ hoặc mở tài khoản tại các ngân hàng Nhật Bản Các cửa hàng, khách sạn, hiệu ăn ở Nhật Bản có thể thu ngoại

tệ Các xí nghiệp cũng có thể quyết toán trực tiếp bằng ngoại tệ Nhà nước tăng cường chế độ kiểm tra, kiểm soát đối với cả các ngân hàng lẫn các doanh nghiệp, bằng các biện pháp như: xem lại chế dộ tài chính hợp nhất, chuyển sang chế độ thông báo công khai dựa chủ yếu vào kế toán hợp nhất, nâng cấp hệ thống kiểm toán lên theo tiêu chuẩn quốc tế… Đây được coi là cú đánh mạnh không chỉ với ngân hàng ngoa ̣i hối nước ngoài được cấp phép mà với tất cả các ngân hàng Có ý kiến cho rằng:

“Nếu toàn bộ chương trình này được tiến hành đúng như kế hoạch vạch ra thì hệ thống tài chính Nhật Bản sẽ được tăng cường rất mạnh Thị trường sẽ có tính cạnh tranh hơn, cả cạnh tranh từ nước ngoài trong đó những ai tồn tại được sẽ trở nên mạnh hơn, còn kẻ yếu sẽ bị loại bỏ và người được lợi cuối cùng sẽ là người tiêu dùng.” [14, tr 64]

Trang 30

Tuy nhiên, Morishima lại nhìn nhận kế hoạch Big Bang đã khiến cho đồng Yên tăng ma ̣nh Nhâ ̣t Bản rơi vào tình tra ̣ng tiến thoái lưỡng nan , rằng nếu muốn tăng sức hấp dẫn c ủa đồng Yên thì phải tăng tỉ giá lãi xuất nô ̣i đi ̣a , nhưng nếu tăng giá đồng Yên s ẽ làm ảnh hưởng đến xuất khẩu Hơn nữa, từ phương diê ̣n chính sách cũng cần phải kìm nén lãi xuất để ngăn khủng hoảng Điều này khiến viê ̣c quốc tế hóa đồng Yên càng khó khăn hơn , ảnh hưởng đến hình ảnh “cường quố c kinh tế” của Nhật Bản Morishima đề xuất việc nâng cao vai trò đồng Yên với tư cách là đồng tiền quốc tế ít nhất là trong khu vực châu Á Điều này liên quan t ới viê ̣c thành

lâ ̣p một cộng đồng chung ở châu Á, giúp Nhâ ̣t Bản có t hể thoát khỏi suy thoái và lấy lại sự tăng trưởng

Ngoài lý do là các khoản nợ xấu do bong bóng tài sản như đã trình bày thì các ngân hàng còn gặp khó khăn bởi việc các doanh nghiệp đã có thể tự phát hành cổ phiếu để huy động vốn thay vì vay tiền dài hạn của ngân hàng Sự suy su ̣p của Ngân hàng tín dụng dài hạn Nhật Bản m ở đầu cho sự suy thoái h ệ thống tài chính ngân hàng và ảnh hưởng m ạnh mẽ tới nền công nghiê ̣p vốn liên quan mâ ̣t thiết với ngân hàng

2.1.1.2 Nguyên nhân khủng hoảng nền công nghiệp Nhật Bản

Nền công nghiệp Nhật Bản sau chiến tranh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự đổ vỡ của ngành tài chính ngân hàng Các doanh nghiệp vì có thể tự phát hành cổ phiếu để huy động vốn nên không còn thói quen vay tiền của ngân hàng nữa, cho nên “dây nối ngân hàng và doanh nghiệp đã bị cắt đứt” [20, tr 87] Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và chào bán tự do đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ các

cổ phiếu rơi vào tay những đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp Cho nên việc các ngân hàng đánh mất sức mạnh sau chiến tranh cũng gây ảnh hưởng lớn tới cơ cấu công nghiệp Bên cạnh đó, tình hình này dẫn tới việc các công ty không hoàn được vốn chi trả cho vốn đầu tư của ngân hàng, nhà nước không nắm bắt được hoạt động của các công ty

Các zaibatsu (財閥) cũ về hình thức đã bị giải thể sau chiến tranh, nhưng vẫn giữ liên kết với các công ty thuộc tập đoàn zaibatsu trước kia để liên kết hoạt động Tức

Trang 31

là trên thực tế, các “zaibatsu vẫn tồn tại với tư cách là tập đoàn kinh tế” [20, tr 25] và vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ qua các quan chức cấp cao đã về hưu nhưng được mời giữ những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp (hiện tượng này người ta gọi là “amakudari” 天下り) Mối quan hệ giữa ba giới chính trị, quan chức

và tài chính tiếp tục phát triển bền chặt, xuất hiện những giao dịch và thỏa thuận “tay trong” và bao che sai phạm cho nhau Đây là những dấu hiện đầu tiên của việc “suy đồi” đạo đức nghề nghiệp của cả ba giới này Tình hình kinh tế xấu nên các tập đoàn

dù cố gắng “xoay chuyển” tài tình đến mấy vẫn không thoát được khó khăn chung, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản Theo một báo cáo ngày 14 tháng 4 năm 1995 của cơ quan điều tra ở Nhật Bản về các vấn đề tài chính, tổng số các doanh nghiệp bị phá sản là 14.201 vụ, với tổng giá trị là 6.171,5 tỷ Yên [1, tr 29] Morishima đã khẳng định rằng “Dù sao đi nữa thì các tập đoàn là sản phẩm của nền công nghiệp Nhật Bản sau chiến tranh đã bắt đầu bị khủng hoảng suy thoái nhòm ngó” [20, tr 88] Và hệ quả kéo theo đương nhiên là tình trạng thất nghiệp hay giảm biên chế Khi phân tích vấn đề này, Morishima đã nhìn nhận nó như một nhân tố tác động mạnh tới vấn đề cốt lõi của hệ thống quản trị kiểu Nhật là ch ế độ “tuyển dụng suốt đời” (終身雇用) và “trả lương theo thâm niên” (年功序列)

2.1.1.3 Vai trò của mô hình quản trị doanh nghiệp kiểu Nhật

Hê ̣ thống tuy ển dụng suốt đời là mô ̣t trong ba tru ̣ cô ̣t chính của quản lý doanh nghiê ̣p Nhâ ̣t Bản Đó là mô ̣t đă ̣c trưng của doanh nghiê ̣p Nhâ ̣t Bản Ở Nhật Bản , cho đến những năm 1990, khi người lao đô ̣ng vào làm cho mô ̣t doanh nghiê ̣p thường sẽ xác đi ̣nh gắn bó lâu dài , cống hiến cho doanh nghiê ̣p đó cho đến khi nghỉ hưu Những người vào doanh nghiê ̣p cùng thời điểm sẽ thăng tiến cùng lúc hoă ̣c gần như cùng mô ̣t lúc Điều này ta ̣o nên mô ̣t hiê ̣n tượng mà Morishima go ̣i là “câu lạc bộ những người bạn tốt ” thường thăng tiến cùng mô ̣t lúc và giúp đỡ lẫn nhau [20, tr 107] Các nước Âu Mỹ thăng tiến do đề bạt , do thàn h tích còn Nhâ ̣t Bản thăng tiến dựa vào thâm niên Hê ̣ thống tuy ển dụng suốt đời này đã t ừng góp phần làm nên kì tích kinh tế Nhật Bản khi tạo nên sự ổn định trong hệ thống tuyển dụng, hạn chế cạnh tranh, ổn định tình hình sản xuất của các doanh nghiệp, đào tạo nghề

Trang 32

theo mô hình trải nghiệm lần lượt các vị trí từ cao đến thấp… Giáo sư Ezra Vogel, Đại học Havard, đã từng nhấn mạnh vai trò của chế độ tuyển dụng suốt đời trong việc duy trì lòng trung thành và sự phụ thuộc của nhân viên vào công ty Ông phân tích quá trình hình thành hệ thống tuyển dụng suốt đời và trả lương theo thâm niên

ở Nhật Bản trong các thập niên 1960-1970 như sau:

“Hệ thống tuyển dụng lâu dài và theo thâm niên vốn không phải là hiện tượng phổ biến trong nền công nghiệp Nhật Bản nhưng nó đã trở thành một mô hình chiếm ưu thế trong khu vực công nghiệp hiện đại và sau đó đã lan rộng sang các

tổ chức thương nghiệp lớn Do khu vực công nghiệp hiện đại được mở rộng nên phần lớn nhân viên công ty chuyển sang chế độ lương thâm niên và mô hình tuyển dụng lâu dài, Các nhà quản lý của Nhật Bản hài lòng thấy rằng, hệ thống coi trọng thâm niên của họ hơn hẳn so với các hình mẫu chủ yếu của Tây Âu” [17, tr 160-161]

Mặc dầu vậy, bước đến thập niên 1990, hệ thống tuyển dụng suốt đời bắt đầu bộc lộ hạn chế và trở nên không phù hơ ̣p v ới bối cảnh kinh tế xã hội mới Morishima là một trong những người sớm chỉ ra hạn chế này Ông đặc biệt nhấn mạnh sự kìm hãm của hệ thống trong khả năng cạnh tranh theo chiều ngang giữa những người được tuyển dụng cùng thời gian và giữa các doanh nghiệp Điều này, theo ông, đã góp phần không nhỏ gây nên sự trì trê ̣ trong s ản xuất kinh doanh Tâm

lý được bảo hộ khi đã được nhận vào một công ty khiến người lao động tự hài lòng, mất đi chí tiến thủ, kết hợp với chủ nghĩa cá nhân và hệ quả của chế độ giáo dục mang tính san bằng, không chú trọng đào tạo nhân tài khiến tâm lý thờ ơ, không nỗ lực đóng góp cho công ty trở nên phổ biến Trong khi đó các doanh nghiệp khó sa thải nhân viên hoặc đề bạt vượt cấp cho các cá nhân xuất sắc do ảnh hưởng của cách nghĩ truyền thống Thêm vào đó, tình trạng già hóa dân số càng làm cho tình hình trở nên khó khăn hơn Hệ thống tuyển dụng suốt đời vốn được ca ngợi là đặc trưng riêng của quản trị kiểu Nhật Bản, là mô hình mà nhiều nước châu Á học tập cho đến đầu những năm 1990, ngược lại đã trở thành phanh hãm, gây cản trở cho khả năng khắc phục khó khăn của doanh nghiệp Có thể thấy đây chính là nguyên nhân sâu sa đẩy nền kinh tế Nhật Bản vào suy thoái trầm trọng

Trang 33

2.1.2 Chính trị Nhật Bản thập kỉ 1990 qua tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái

Kinh tế và chính tri ̣ vốn luôn là hai mă ̣t không thể tách rời , có thể ví như hai

bánh xe cùng chạy Mặc dù là một nhà kinh tế học nhưng khi xem xét nguyên nhân

dẫn tới tình hình khủn g hoảng kinh tế Nhâ ̣t Bản những năm 1990, Morishima đã nhấn mạnh mối liên quan mật thiết giữa kinh tế và chính trị và dành nhiều công sức phân tích các nguyên nhân chính tri ̣ Nền chính trị Nhật Bản những năm 1990, theo

tác giả Tại sao Nhật Bản suy thoái, là một nền chính trị yếu kém Trong đó , năng lực lãnh đa ̣o, quản lý của chính phủ và năng lực của các chính trị gia và quan chức

là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của một đất nước

Morishima nhâ ̣n định: ít nhất cho tới đầu thập niên 1990, các chính trị gia , quan chức và doanh nhân Nh ật Bản đã thành công trong việc tạo nên mô hình phối hợp

ăn ý Nhưng từ sau năm 1990, khi kinh tế bong bóng đổ vỡ thì sự đoàn kết giữa ba giới này cũng tan vỡ

“Tam giác quyền lực Nhật Bản trước kia có những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản thì nay đã tỏ ra hạn chế và trở thành lực cản

phát triển.” [1, tr 45]

Suốt nhiều thâ ̣p kỷ sau chiến tranh , các quan chức chính phủ và các doanh nghiê ̣p luôn có quan hê ̣ chă ̣t chẽ với nhau , nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện cho kinh doanh còn tư nhân thì hợp tác và tuân theo sự hướng dẫn của chính phủ Sự liên kết giữa “tam giác thép” hay “tam giác quyền lực” có thể nói là khá phù hợp trong mô ̣t thời gian , đă ̣c biê ̣t là giai đoa ̣n Nhâ ̣t Bản phải tâ ̣p trung mo ̣i nguồn lực nhằm nhanh chóng đuổi ki ̣p các nước công nghiê ̣p phát triển Âu Mỹ Tuy nhiên , cùng với thời gian tam giác này đã dần đánh mất sức ma ̣nh và dần biểu lô ̣ ra những hạn chế tiêu cực , cùng với sự suy đồi của đa ̣o đức ngh ề nghiệp Tác giả cũng lưu ý tới viê ̣c tình tr ạng bê bối, mất kỷ luâ ̣t trong tam giác quyền lực vào thời kỳ kinh tế bong bóng có thể liên quan mật thiết tới s ự thay đổi thế hệ của những người đứng đầu các giới

“Bước vào nửa đầu thập niên 1990, trong ba giới này đã xuất hiện những người có điều kiện giáo dục hoàn toàn khác nhau, Từ năm 1994 trở đi, xã hội Nhật chia thành 3 bộ phận Đó là bộ phận hành chính gồm thế hệ công chức được đào

Trang 34

tạo bởi nền giáo dục mới, chính trị gia chỉ hoạt động theo cung cách truyền thống và xã hội của giới doanh nghiệp trong đó các nhà lãnh đạo được đào tạo theo nền giáo dục thời kỳ quá độ còn sót lại tư tưởng Nho giáo, còn tầng lớp nhân viên được đào tạo từ đầu đến cuối bởi nền giáo dục cải cách sau chiến tranh.” [20, tr 32-35]

Bên ca ̣nh đó, sự thất ba ̣i của Đảng Dân chủ Tự do năm 1993 càng khiến cho tình hình chính trị trở nên khủng hoảng Bô ̣ máy nhà nước yếu kém cùng với tình hình chính trị bất ổn định, sự tranh đua giữa các đảng, các phe phái trong nội bộ các đảng càng khiến Nhâ ̣t Bản lún sâu vào tình tr ạng trì trệ và đẩy bánh xe kinh tế cha ̣y theo hướng suy thoái trầm trọng

Hơn nữa, Morishima nhấn mạnh việc chính trường Nhâ ̣t Bản thập kỷ 1990 thiếu những chính tri ̣ gia xuất chúng thực sự có thể đưa ra những đổi mới chính tri ̣ thích đáng

“(Người Nhật hiện nay-ND) không có tính sáng tạo, không có năng lực truyền đạt cho người khác ý kiến của mình Cả chính phủ Nhật Bản, giới tài chính và công chức đều là “tập thể của những cậu ấm”, không thể thuyết phục người khác một cách triệt để bằng lập luận của mình Hơn nữa, họ còn không có năng lực tư duy lý luận để có thể tạo dựng một ý tưởng mới.” [20, tr 85]

Theo ông nền kinh tế củ a đất nước muốn phát triển thì cần có được những trợ lực như những ngo ̣n gió giúp thuyền cha ̣y Nhâ ̣t Bản đã gă ̣p may trong thời kỳ tăng trưởng cao đô ̣ khi có “ngo ̣n gió” chiến tranh Triều Tiên , Viê ̣t Nam Việc hậu thuẫn

về quân nhu cho Mỹ trong các cuộc chiến này đã giúp Nhật Bản phát triển nền công nghiệp và tạo đà phát triển cho cả nền kinh tế Nhưng vào giai đoa ̣n những nă m

1990, không có “ngo ̣n gió” nào đươ ̣c ta ̣o ra giúp con thuyền kinh tế Nhâ ̣t Bản căng buồm phát triển Tác giả luận văn nhận thấy quan điểm này của Morishima có thể đúng về mặt lý thuyết và đứng trên lập trường phát triển của Nhật Bản, nhưng việc

đề cao vai trò của “ngọn gió” chiến tranh trên thực tế lại gián tiếp mâu thuẫn với chính quan điểm của ông khi phê phán việc Nhật Bản đã gây ra ấn tượng xấu trong các nước châu Á bằng việc gây và tham chiến Dường như ở đây Morishima cũng

Trang 35

đang cảm thấy “bí” khi tìm một giải pháp cho Nhật Bản Chúng ta sẽ cùng phân tích

kỹ hơn vấn đề này ở phần cuối của chương 2

Như đã trình bày trên, Morishima cho rằng suy thoái ở Nhật Bản tuy biểu biện trên lĩnh vực kinh tế nhưng căn nguyên nằm ở năng lực chính trị, và ông lo lắng cho tương lai Nhật Bản Ông phê phán giới chính trị gia Nhật Bản chỉ quan tâm tới lợi ích cá nhân, không tận tâm tận lực đóng góp cho xã hội, không có năng lực tạo nên những cải cách chính trị lớn lao và nhiều ý nghĩa như Thatcher, Blair đã làm ở nước Anh Quả vậy, những năm 1990 là thời kỳ chính trị Nhật Bản bất ổn định, chỉ trong khoảng 10 năm đã thay đổi tới 8 Thủ tướng, thậm chí có những vị Thủ tướng chỉ nhậm chức vài tháng

Bảng 2.1: Danh sách các đời thủ tướng Nhật Bản từ 1989 tới 2000

STT Tên thủ tướng Nhiệm kỳ Chính Đảng

1 Uno Sosuke (宇野 宗佑) 3/7/1989

-10/8/1989

Đảng Tự do Dân chủ (Jiyu Minshuto, 自由民主党)

5 Hata Tsutomu (羽田 孜)

28/04/1994-30/07/1994

Đảng Cải cách Nhật Bản

(Shinseito, 新生党)

6 Murayama Tomiichi (村山 富市)

30/7/1994-11/1/1996

Đảng Xã hội Dân Chủ (Nihon Shakaito, 日本社会党)

7 Hashimoto Ryutaro (橋本 龍太郎)

11/1/1996-30/7/1998 Đảng Tự Do Dân Chủ

8 Obuchi Keizo (小渕 恵三)

30/7/1998-5/4/2000 Đảng Tự Do Dân Chủ

Trang 36

Điều này dẫn tới sự thiếu thống nhất, khó khăn trong việc đưa ra các chính sách khôi phục kinh tế Một số chính sách cải cách như : cải cách hành chính , thực hiê ̣n

“chính phủ gọn nhẹ” ; cải cách cơ cấu kinh tế nhằm tăng cường phía cung của nền kinh tế ; cải cách hệ thống tài chính với Kế hoạch Big Bang ; cải cách giáo dục được đưa ra nhằm cứu vãn nền kinh tế nhưng đều không mang lại hiệu quả cao Điều này càng đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng tụt dốc không phanh

2.1.3 Xã hội Nhật Bản thập kỉ 1990 qua tác phẩm Tại sao Nhật Bản suy thoái 2.1.3.1 Xã hội già hóa và tỷ lệ sinh giảm

Khi nhắc tới xã hội Nhật Bản, vấn đề đầu tiên được nhắc tới hiện nay có lẽ là tình trạng già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm Nhưng thực tế vấn đề này đã tồn tại trong xã hội Nhật Bản từ thập kỷ 1990 của thế kỷ trước

“Nếu xét tỷ lệ những người 65 tuổi trở lên chiếm trong tổng dân số, thì Nhật Bản thấp nhất trong 18 nước vào đúng năm 1980 nhưng được dự đoán là sẽ đứng vào hàng đầu từ năm 2010 trở đi Thực tế chỉ số dân số thể hiện tỷ lệ giữa nhóm người hơn 65 tuổi đối với nhóm người dưới 15 tuổi tăng cao mạnh mẽ giữa thế kỷ XXI Chỉ số này, vào năm 1996 là 96,6% nhưng vào năm 2000 là 118%, năm 2020 dự kiến là 196%, năm 2050 sẽ tăng tới 247%.” [20, tr 19] Morishima cho rằng tình trạng này sẽ dẫn tới vấn đề tài sản xấu ở thành thị bởi các tòa nhà, văn phòng, cửa hàng đều trống vắng, không có người thuê mướn, sử dụng Đi cùng với tình trạng đó là vấn đề “an ninh ở những nơi đó kém đi, trở thành

nơi trú ngụ của những kẻ lang thang” [20, tr 18] Ông nhìn nhận sự suy giảm dân

số như vậy sẽ còn tiếp diễn khi người dân có tâm lý hạn chế sinh đẻ hơn nữa vì nhận thấy “Việc dân số giảm đến như vậy thì những đứa trẻ được sinh ra thật đáng thương Trách nhiệm mà chúng phải gánh trên vai là quá lớn” [20, tr 18] Bởi lẽ chi phí cho các vấn đề phúc lợi xã hội như bảo hiểm, y tế… sẽ tăng lên khi số lượng

người già ngày một tăng Trên thực tế, theo tính toán của Viện nghiên cứu dân số và

đảm bảo xã hội Nhật Bản, tổng chi phí cho đảm bảo xã hội chiếm 22,5% thu nhập

quốc dân, và nếu tình hình già hóa dân số tiếp tục tiến triển như hiện nay, trong khi các điều khoản về lợi ích cho người già không thay đổi, thì đến năm 2025 con số

Trang 37

này sẽ phình to, lên đến 32,5% [42] Bên cạnh đó người Nhật có xu hướng kết hôn muộn, không muốn sinh con càng làm cho tỷ lệ sinh giảm, làm già hóa dân số Morishima cho rằng tình trạng này của xã hội là một điều nguy hiểm cho sự phát triển của Nhật Bản Bởi vì sự già hóa dân số dẫn tới cơ cấu lao động thay đổi và chất lượng lao động giảm sút Tỷ lệ người già tăng lên theo thời gian, tỷ lệ sinh lại giảm khiến cho lực lượng lao động ngày một già đi Nhật Bản không có đủ lực lượng lao động trẻ để bù đắp và gánh vác trách nhiệm xã hội cho số lượng người già đang gia tăng Trong khi đó, chính sách nhập cảnh và sử dụng lao động nước ngoài lại rất hạn chế Xu hướng già hóa dân số khiến Nhật Bản nhận thấy chế độ tuyển dụng suốt đời và trả lương theo thâm niên không còn phù hợp Lao động già nhưng khó sa thải bởi các hợp đồng làm việc suốt đời, mức lương theo thâm niên vẫn tăng dần trong khi doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn và qui mô sản xuất Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới và môi trường kinh doanh quốc tế có tính cạnh tranh cao đòi hỏi lực lượng lao động trẻ hơn, năng động, sáng tạo hơn, Nhật Bản đứng trước yêu cầu cấp bách cải cách cả chính sách kinh tế, xã hội lẫn mô hình quản trị nếu muốn thoát khỏi suy thoái

2.1.3.2 Tình trạng thất nghiệp tăng nhanh

Trong tác phẩm, Morishima bày tỏ sự lo lắng cho vấn đề việc làm của người dân Nhật Bản trong những năm 1990 Ông cho rằng “vấn đề thất nghiệp sẽ trở thành vấn đề trọng yếu của Nhật Bản sau vấn đề tài chính” [20, tr 73] Ông bày tỏ sự bất bình với những người cho rằng tỉ lệ thất nghiệp 4,2% lúc đó của Nhật Bản là không có gì đáng lo ngại, và con số thất nghiệp đó không liên quan gì tới vấn đề khủng hoảng trước mắt của Nhật Bản Ông phân tích sự đổ vỡ của bong bóng đất đai đã khiến nhiều người trở thành “trắng tay”, số người mất việc làm tăng lên do các doanh nghiệp phá sản Ông khẳng định vấn đề thất nghiệp “hiện tại không được giải quyết ưu tiên số một nhưng nó sẽ trở thành vấn đề lớn nhất của Nhật Bản trong tương lai gần” [20, tr 71] Và để giải quyết vấn đề này thì “Nhật Bản phải bắt đầu

từ việc tạo ra thị trường lao động, nhưng để làm được điều đó thì phải cải cách hoặc phá bỏ cái gọi là hệ thống tuyển dụng kiểu Nhật Bản.” [20, tr 71]

Trang 38

2.1.3.3 Cải cách giáo dục và sự phân cách của xã hội

Sau khi Nhật bại trận năm 1945, quân chiếm đóng đã thực hiện cải cách Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến xã hội, trong đó cải cách giáo dục sau chiến tranh Nếu như giáo du ̣c trước chiến tranh của Nhật Bản chịu ảnh hưởng của Nho giáo và chủ nghĩa dân tộc thì giáo dục sau chiến tranh lại lấy chủ nghĩa cá nhân , chủ nghĩa tự do làm cốt lõi Morishima phân tích hệ quả của việc thay đổi quan điểm và nội dung giáo dục dẫn đến sự hình thành những lớp người có sự giáo dục khác nhau: những người nhâ ̣n sự giáo du ̣c trước chiến tranh và những người trẻ hơn nhâ ̣n sự giáo du ̣c sau chiến tranh Nô ̣i dung giáo du ̣c khác nhau đã mang la ̣i sự khác nhau về tư t ưởng của các lớp người này Dần dần hình thành lên hiện tượng phân liệt giữa các nhóm xã hội Khoảng cách giữa nhóm xã hô ̣i c ủa những người trưởng thành mang tính bảo thủ - bản tính của người Nhật - với nhóm xã hô ̣i của người trẻ tuổi mang tính cấp tiến, chịu ảnh hưởng của Tây Âu càng ngày càng trở nên rõ nét Morishima cho rằng đây có thể là lý do chính d ẫn đến những vấn đề khó hòa giải, thậm chí mâu thuẫn trong m ối quan hệ của các nhóm xã hô ̣i này , nhất là khi họ ở trong một môi trường làm việc chung Cho tớ i thâ ̣p niên 1990, thế hê ̣ những người sinh ra trước chiến tranh vốn chi phối giới chính tri ̣, tài chính Nhật Bản từ thập niên

1960 tớ i thâ ̣p niên 1970 đã dần m ất đi sức ma ̣nh và vai trò lãnh đ ạo Viê ̣c chuyển giao thế hê ̣ lãnh đa ̣o là điều không thể tránh khỏi Vào đầu thập niên 1990, “tam giác thép” được nắm giữ bởi những người có nền tảng giáo dục và tư tưởng hoàn toàn khác Có thể thấy phần lớn những người Nhậ t Bản năng đô ̣ng vào thâ ̣p niên

1990 không còn chịu ảnh hưởng của quan điểm Nho giáo - điều mà thế hê ̣ trước vẫn rất sùng kính

Mă ̣t khác , chính bản thân nền giáo dục Nhật Bản cũng đánh mất vai trò của mình, không còn đảm bảo được chất lượng giáo du ̣c như trước Với kinh nghiêm giảng dạy tại các trường đại học của Nhật Bản và Âu M ỹ, Morishima bộc lộ sự thất vọng về nền giáo dục Nhật Bản Ngươ ̣c la ̣i với không khí ho ̣c tâ ̣p miê ̣t mài , căng thẳng và n ghiêm túc trong và sau gi ờ học của sinh viên các trường đa ̣i ho ̣c ở Mỹ , Anh thì ở trường đa ̣i ho ̣c Nhâ ̣t Bản sinh viên h ọc tập một cách thụ động và sau giờ

Trang 39

học thư ờng chú tâm đến các hoa ̣t đô ̣ng hô ̣i nhóm , câu la ̣c bô ̣ mang tính gi ải trí

Ông cho rằng Đa ̣i học ở Nhật Bản chưa ph ải là University theo đúng nghĩa của nó

Ông cũng phân tích tỉ lê ̣ vào đa ̣i ho ̣c càng cao thì chất lượng giáo du ̣c càng kém Vào thập niên 1980, Nhâ ̣t Bản mở hàng lo ạt trường đa ̣i ho ̣c tư , dẫn tới việc thi vào

đa ̣i ho ̣c không còn quá khó khăn , và chất lượng sinh viên trở nên yếu kém hơn trước Nhưng dường như Bô ̣ giáo du ̣c Nhâ ̣t Bản đương thời đã không nh ận ra điều này Kida Hiroshi, nguyên thứ trưởng Bô ̣ giáo du ̣c Nhâ ̣t Bản đ ương thời còn tự tin cho rằng: “Dù tỉ lệ vào đại học có là 65% thì giác dục đại học vẫn có thể nghiêm chỉnh Vì nước Mỹ cũng đang làm như vậy ” [20, tr 122]8 Morishima khẳng định cùng với tỉ lệ vào đại học tăng, chất lươ ̣ng giáo du ̣c giảm là viê ̣c bằng tốt nghiê ̣p đa ̣i học không còn đủ độ tin cậy chứng minh năng lực của sinh viên tốt nghiệp Điều này chắc chắn dần dẫn tới chất lượng lao động của Nhật Bản sẽ giảm sút trong tương lai

Trên thực tế, sau Chiến tranh thế giới thứ Hai (8/1945), nền giáo dục Nhật Bản thực hiện cải cách giáo dục lần thứ hai theo mô hình Mỹ với hệ thống giáo dục 6-3-3-4 Chính sách giáo dục bắt buộc, miễn phí và bình đẳng được tiếp tục thực hiện ở giáo dục cơ bản 9 năm (tiểu học và trung học cơ sở) Chính sách này tạo cơ sở cho Nhật bản sớm thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào những năm 1950 và phổ cập trung học phổ thông vào những năm 1970 [30] Ngoài ra , quy mô các trường đa ̣i ho ̣c cũng được mở rô ̣ng Một số lớn các trường đại học mới thành l ập theo mô hình của Mỹ

“Số trường đa ̣i ho ̣c quốc lâ ̣p tăng lên , mỗi tỉnh có ít nhất mô ̣t trường và đến năm

1997 đã có tổng cô ̣ng 98 trường Nếu tính cả những trường có chương trình học

4 năm thì có thêm 57 trường đa ̣i ho ̣c công lâ ̣p ở các tỉnh , thành phố và 431 trường đa ̣i ho ̣c dân lâ ̣p Tổng số sinh viên năm 2001 ước tính gấp 27 lần số sinh viên trước Chiến tranh thế giới thứ Hai và khoảng 43% trong số này là sinh viên của các trường đại học dân lập.” [16, tr 53]

8

Dẫn theo Morishima Michio, Tại sao Nhật Bản suy thoái, NXB Iwanami Shoten, 2002, tr 122

Trang 40

Viê ̣c phổ câ ̣p hóa giáo du ̣c bâ ̣c cao không ch ỉ dừng lại ở quy mô đa ̣i ho ̣c mở

rô ̣ng và số người vào đa ̣i ho ̣c tăng lên mà ti ếp theo đó là h ọc viên ho ̣c lên cao ho ̣c cũng nhiều hơn Xu hướng ho ̣c đa ̣i ho ̣c rồi ho ̣c cao ho ̣c dần trở nên phổ biến Morishima go ̣i những người này là mô ̣t loa ̣i “lang thang cấp cao ” Họ có thể cũng có bằng cấp nhưng năng lực chưa thực sự đúng như bằng cấp họ có Có thể thấy trên thực tế trình độ giáo dục và nghiên cứu khoa học lại giảm sút , không tỉ lê ̣ thuâ ̣n với số lượng của trường đa ̣i ho ̣c và sinh viên

Mô ̣t yếu tố nữa dẫn tới viê ̣c chất lượng giáo du ̣c kém đi là phương pháp và nô ̣i dung giảng da ̣y Morishima phân tích: đô ̣ tuổi từ 15 đến 20 tuổi (tương đương với cấp ba và những năm đầu đa ̣i ho ̣c ) là giai đoạn năng l ực ho ̣c hỏi của con người cao nhất Nhưng phương pháp giáo du ̣c của Nhâ ̣t Bản đối với lứa tuổi này la ̣i không phù

hơ ̣p, thay vì khiến ho ̣c sinh suy nghĩ sâu sắc, tự tăng cường khả năng phân tích logic thì trường học chỉ nhồi nhét ki ến thức càng nhiều càng tốt Phương pháp giáo du ̣c này khó có thể nuôi dạy nên những nhân tài có tố ch ất thực sự cho tương lai Ông nhấn ma ̣nh viê ̣c ho ̣c tâ ̣p , kích thích giữa bạn bè có nhiều lợi ích hơn cả giáo dục chính quy trên lớp Viê ̣c chỉ da ̣y tri thức và kỹ năng ghi nhớ kiến thức vô tình khiến sinh viên trở nên thu ̣ đô ̣n g, máy móc Kết quả ho ̣c tâ ̣p có thể cao nhưng chưa chắc đã nói lên chất lượng giáo du ̣c tốt Nhà nghiên cứu Nhật Bản của Việt Nam cũng có chung nhận xét rằng:

“Hệ thống giáo dục Nhật Bản ra đời sau chiến tranh với đă ̣c trưng là chú trọng giáo dục cho học sinh tính tập thể , giáo dục phổ cập , hoặc khả năng ghi nhớ và bắt chước, thay vì đề cao tính đô ̣c lâ ̣p sáng ta ̣o của mỗi cá nhân ” [12, tr 380] Phương pháp giáo du ̣c như thế khó có thể sinh ra những người ưu tú , những doanh nhân, quan chứ c và những chính tri ̣ gia xuất chúng Đây là mô ̣t nguyên nhân dẫn tới chất lượng người lao đô ̣ng cũng như giới lãnh đa ̣o Nhâ ̣t Bản trở nên yếu kém, nền kinh tế suy thoái và đánh mất sự đánh giá cao từ quốc tế

2.1.3.4 Sự thay đổi hệ tư tưởng trong xã hội Nhật Bản

Trong Tại sao Nhật Bản “thành công”? Morishima đã từng khẳng đi ̣nh:

“Một hệ tư tưởng nào đó có tầm quan trọng quyết định tại một bước ngoặt trong lịch sử thì hê ̣ tư tưởng đó cũng có tác đô ̣ng ha ̣n chế các khả năng của hoa ̣t

đô ̣ng kinh tế thường nhâ ̣t trong khuôn khổ của riêng nó.” [10, tr 248]

Ngày đăng: 30/11/2015, 20:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w