1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nội Dung Cơ Bản Một Số Ngành Luật Trong Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam

64 2,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình - Đặc điểm của hôn nhân: +Là sự giao kết giữa người đàn ông và người đàn bà trên cơ sở tự nguyện,

Trang 1

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BÌNH PHƯỚC

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

NỘI DUNG CƠ BẢN MỘT SỐ NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP

LUẬT VIỆT NAM

Ths Lê Văn Quyến

Trang 2

I Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp

điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình

1 Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình

Trang 3

I I Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp

điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình

1 Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình

- Hôn nhân là sự giao kết giữa người nam và

người nữ trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và

theo quy định của pháp luật, nhằm chung sống với nhau suốt đời để xây dựng gia đình hạnh

phúc, dân chủ văn minh, hòa thuận và bền

vững

Trang 4

I I Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều

chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình

- Đặc điểm của hôn nhân:

+Là sự giao kết giữa người đàn ông và người đàn bà trên

cơ sở tự nguyện, bình đẳng

+Mục đích của hôn nhân để vợ chồng chung sống với nhau

suốt đời, nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, no, ấm dân chủ và tiến bộ

+ Hôn nhân phải thực hiện theo quy định của Luật Hôn

nhân và gia đình năm 2000

Trang 5

I Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp

điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình

a Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình

-Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, do quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng

Trang 6

I I Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều

chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình

- Đặc điểm của gia đình:

+ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn

nhân, do quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng

+Các thành viên trong gia đình cùng quan tâm, giúp đỡ lẫn

nhau về vật chất và tinh thần

+Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng

gia đình, nuôi dạy con cái và các thành viên trong gia đình.

Trang 7

I I.Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp

điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình

- Đặc điểm của gia đình:

+ Có các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản

theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Trang 8

I Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp

điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình là ngành luật

trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh trong

lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Trang 9

2 Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia

đình

- Nhóm quan hệ về nhân thân: là những quan hệ

xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia

đình về lợi ích nhân thân

- Nhóm quan hệ về tài sản: là những quan hệ phát

sinh giữa các thành viên trong gia đình về tài

sản đó là quan hệ về sở hữu giữa vợ và chồng, quan hệ về cấp dưỡng…

Trang 10

Lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Quan hệ nhân thân

Quan hệ tài sản

Trang 11

3 Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và

gia đình

- Phương pháp tự nguyện

- Phương pháp thỏa thuận

- Phương pháp bình đẳng và độc lập với nhau

Trang 12

4 Nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia

đình

-Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện- tiến bộ

- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng

- Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng

- Nguyên tắc bảo đảm quyền lợi giữa cha mẹ và

các con

- Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em

Trang 13

II CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ KẾT HÔN

1 Các điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và

gia đình Việt Nam

Trang 14

Độ tuổi

Ý chí: tự nguyện *

Không thuộc các

Việc kết hôn phải đăng ký

Trang 15

Trường hợp cấm kết hơn

Ngườiđang có vợ

hoặc đang có

chồng

Những ngườiđã từng có

quan hệthích thuộc

Những người

cùng giới tính

Ngườimất năng lực

hành vidân sự

Những ngườicùng dòng máu vềtrực hệ

Cấmkết hôn

Những người

có họ trong

phạm vi 3 đời

Trang 16

II CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ KẾT HÔN

2 Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn

nhân và gia đình Việt Nam

Việc kết hôn sẽ bị hủy khi vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Trang 17

III QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA VỢ VÀ

CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

1.Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng

- Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau

về mọi mặt trong gia đình

- Vợ, chồng có quyền tự do chọn nghề nghiệp,

học tập, nâng cao trình độ văn hóa; có quyền tham gia hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế theo khả năng và nguyện vọng của

mỗi người

Trang 18

III QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA VỢ VÀ

CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

1.Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng

- Vợ, chồng có quyền tự lựa chọn nơi cư trú

- Vợ, chồng có nghĩa vụ chung thủy, thương

yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc và tiến bộ

- Vợ, chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách

dân số và kế hoạch hóa gia đình

Trang 19

III QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA VỢ VÀ

CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

1.Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng-Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo của nhau, không được cản trở, cưỡng ép nhau theo học không theo tôn giáo nào

Trang 20

III QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA VỢ VÀ

CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

2 Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng

- Quyền sở hữu tài sản của vợ, chồng

- Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và

chồng

- Quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng

Trang 21

IV QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA CHA, MẸ

VÀ CÁC CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

1 Căn cứ phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con

- Sự kiện sinh đẻ

- Sự kiện nuôi con nuôi

2 Nội dung của quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và

con theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương, nuôi

dưỡng con, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp

của con, tôn trọng ý kiến con, không phân biệt đối xử giữa các con…

Trang 22

IV QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA CHA, MẸ

VÀ CÁC CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

2 Nội dung của quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và

con theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

- Không được lạm dụng sức khỏe lao động của

con chưa thành niên

- Con có bổn phận thương yêu, kính trọng, biết

ơn đối với cha mẹ, lắng nghe ý kiến đúng đắn của cha mẹ

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau

chăm sóc nuôi dưỡng con chưa thành niên

hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật

Trang 23

IV QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA CHA, MẸ

VÀ CÁC CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

2 Nội dung của quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và

con theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

- Các con có nghĩa vụ và quyền cùng nhau

chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đại diện theo

pháp luật cho con chưa thành niên, con thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự…

- Con có quyền có tài sản riêng, cha mẹ có

quyền quản lý tài sản riêng của con chưa

thành niên

Trang 24

IV QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA CHA, MẸ

VÀ CÁC CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

2 Nội dung của quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và

con theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

- Con đã thành niên ở chung với cha mẹ có quyền

tự do lựa chọn nghề nghiệp, tham gia hoạt

động chính trị, kinh tế- văn hóa, xã hội và có nghĩa vụ đóng góp chăm lo đời sống chung

của gia đình

Trang 25

V CHẤM DỨT HÔN NHÂN THEO LUẬT

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

1 Chấm dứt hôn nhân do vợ hoặc chồng chết

hay có quyết định của Tòa án tuyên bố, vợ

chồng đã chết

- Sau khi vợ, chồng chết thì hôn nhân chấm dứt

- Vợ, chồng chết khi có quyết định của Tòa án

tuyên bố chết

Trang 26

V CHẤM DỨT HÔN NHÂN THEO LUẬT

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

2 Chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn

- Khi vợ, hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có

yêu cầu tòa án giải quyết lý hôn thị tòa án sẽ giải quyết ly hôn và hôn nhân sẽ chấm dứt khi

có quyết định ly hôn của tòa án hoặc bản án lý hôn

- Ly hôn do một bên yêu cầu

- Thuận tình ly hôn

Trang 27

V CHẤM DỨT HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

2 Chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn

-Những điều kiện hạn chế khi ly hôn

+ Vợ đang có thai

+ Vợ đang nuôi con dưới 12 tháng

+ Các trường hợp trên không áp dụng đối với

người vợ

Trang 29

VI GIÁM HỘ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN

TRONG GIA ĐINH

- Giám hộ: là một hay nhiều thành viên trong

gia đình có điều kiện giám hộ theo quy định của pháp luật thực hiện chăm sóc và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những

thành viên chưa thành niên hoặc những người mất năng lực hành vi dân sự

Trang 30

VI GIÁM HỘ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN

TRONG GIA ĐINH

- Người được giám hộ: người chưa thành niên,

người không có cha, mẹ hoặc có cha, mẹ bị mất, hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; hoặc bị tòa án hạn chế các quyền của cha mẹ, hoặc còn cha mẹ nhưng cha, mẹ không đủ

điều kiện chăm sóc giáo dục người chưa

thành niên và nếu cha, mẹ có yêu cầu của

người giám hộ

Trang 31

VI GIÁM HỘ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN

TRONG GIA ĐINH

-Người đã thành niên, nhưng mất năng lực hành

vi dân sự như: bị các bệnh điên, tâm thần, hoặc các bênh không làm chủ được hành vi của mình

-Người giám hộ:Là người có năng lực hành vi

dân sự đầy đủ, nghĩa là người đó đủ 18 tuổi không bị Tòa án tuyên là mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự

Trang 32

VI GIÁM HỘ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN

TRONG GIA ĐINH

- Có đủ điều kiện để đảm bảo thực hiện việc

giám hộ như: điều kiện về kinh tế, có trình

độ, có tư cách đạo đức, có thời gian để chăm sóc người giám hộ

Trang 33

Đ LUẬT ĐẤT ĐAI

I.KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH, NGUỒN VÀ

NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

1 Khái niệm Luật Đất đai

Luật đất đai là ngành luật độc lập trong

hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm

tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

Trang 34

Đ LUẬT ĐẤT ĐAI

I.KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH, NGUỒN VÀ

NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

2.Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của Luật Đất đai là các quan hệ xã hội phát sinh một cách trực tiếp trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai được các qui phạm pháp luật đất đai điều chỉnh Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều

chỉnh của ngành luật đất đai có các đặc điểm sau:

Trang 35

Đ LUẬT ĐẤT ĐAI

I.KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU

CHỈNH, NGUỒN VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

2.Đối tượng điều chỉnh:

- Đặc điểm:

+ Các quan hệ xã hội này phát sinh trong quá

trình quản lý Nhà nước đất đai, tối thiểu một bên tham gia quan hệ là Nhà nước.

+ Các quan hệ xã hội này gắn chặt với tính

thống nhất quản lý đất đai theo qui hoạch,

kế hoạch trên phạm vi cả nước.

Trang 36

Đ LUẬT ĐẤT ĐAI

I.KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP

ĐIỀU CHỈNH, NGUỒN VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

2.Đối tượng điều chỉnh:

- Đặc điểm:

+ Các quan hệ xã hội này là các quan hệ kinh tế

nhưng không nằm trong sự điều chỉnh của ngành luật kinh tế, vì mục đích đầu tiên trong quản lý và

sử dụng đất đai không phải là kinh doanh thu lợi

nhuận, mà là phục vụ lợi ích toàn xã hội, chủ thể của luật đất đai cũng mở rộng hơn so với chủ thể của luật kinh tế.

Trang 37

3.Phương pháp điều chỉnh của luật đất đai

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai là cách thức Nhà nước sử dụng để tác động vào cách xử sự của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai Căn cứ vào bản chất của từng mối quan hệ, luật đất đai có các phương pháp điều chỉnh sau:

Trang 39

Đ LUẬT ĐẤT ĐAI

I.KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP

ĐIỀU CHỈNH, NGUỒN VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

4.Nguồn của luật đất đai

- Hiến pháp năm 1992

- Luật Đất đai năm 2003

- Nghị định của chính phủ liên quan đến luật đất đai

( NĐ 181/2004/NĐ-CP Ngày 25/10/2004; NĐ 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004

Trang 40

Đ LUẬT ĐẤT ĐAI

I.KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU

CHỈNH, NGUỒN VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

5.Nguyên tắc cơ bản của Luật Đất đai

- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nứoc đại diện

chủ sở hữu

- Nguyên tác nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo

quy hoạch và pháp luật.

- Sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm ,cải tạo và bồi bổ

Trang 41

Đ LUẬT ĐẤT ĐAI

II MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN

CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

1.Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nước ta

- Điều này có nghĩa, các cá nhân, cơ

quan, tổ chức chỉ được quyền chiếm

hữu và sử dụng đất mà không có quyền định đoạt đối với đất Quyền định đoạt đất đai thuộc về Nhà nước

Trang 42

Đ LUẬT ĐẤT ĐAI

II MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN CỦA

LUẬT ĐẤT ĐAI

1.Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nước ta

- Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với

đất đai thông qua các việc sau: Quyết định

mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết

định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế

hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép

chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất.

Trang 43

Đ LUẬT ĐẤT ĐAI

II MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN

CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

2.Các quy định về quản lý nhà nước đối

với đất đai ở nước ta

- Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất

- Hệ thống bản đồ địa chính và sổ địa chính

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập quy hoạch,

kế hoạch sử dụng và thống kê đất đai

Trang 44

Đ LUẬT ĐẤT ĐAI

II MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN

CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

2.Các quy định về quản lý nhà nước đối

với đất đai ở nước ta

- Giao đất và giá đất

- Thu hồi đất

- Thanh tra đất đai

- Giải quyết các tranh chất đất đai

Trang 45

Đ LUẬT ĐẤT ĐAI

II MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN

CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI

3.Chế độ pháp lý đối với việc quản lý, sử

dụng các loại đất

- Đất nông nghiệp

- Đất phi nông nghiệp

+ Đất khu dân dân cư nông thôn

+ Đất đô thị

- Đất chưa sử dụng

Trang 46

E LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

I.VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA KHIẾU NẠI

TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

TỐ CÁO

1 Vai trò của khiếu nại, tố cáo

- Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong

những quyền cơ bản của công dân, từ lâu dã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật, trước hết là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước ta

Trang 47

E LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

I.VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA KHIẾU NẠI TỐ CÁO

VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO

1 Vai trò của khiếu nại, tố cáo:

Thực hiện quyền tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên

đi tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân

có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

Trang 48

E LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

I.VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA KHIẾU NẠI TỐ CÁO

VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO

2 Ý nghĩa của khiếu nại, tố cáo

Là biện pháp nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, qua đó bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi bị xâm hại, đồng thời xử lý kịp thời, chính xác,

nghiêm minh các hành vi trái pháp luật, thể

hiện đúng bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Trang 49

E LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

II KHÁI NIỆM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

1 Khái niệm khiếu nại

Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân chính là một tảng những biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp; bởi vì, bằng việc thực hiện quyền khiếu nại của mình, nhân dân đã trực tiếp giám sát và tham gia trực tiếp vào hoạt động cảu bộ máy nhà nước

Trang 50

E LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

II KHÁI NIỆM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

1 Khỏi niệm khiếu nại

"Khiếu nại" là việc công dân, cơ quan,

tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm

quyền xem xét lại quyết định hành

chính, hành vi hành chính hoặc quyết

định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc

hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trang 51

E LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

II KHÁI NIỆM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI 2.Đối tượng của khiếu nại

- Các quyết định hành chính

- Hành vi hành chính

- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức

Ngày đăng: 30/11/2015, 17:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w