− Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm −OH thế H, thế −OH, phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy.. − Côn
Trang 1Tiết chương trình: 57 Ngày soạn: …./… /…….
ANCOL
I Mục tiêu bài học:
1 Về kiến thức:
Biết được :
− Định nghĩa, phân loại ancol
− Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc − chức
và thay thế)
− Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro
− Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm −OH (thế H, thế −OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy
− Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol
− ứng dụng của etanol
− Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2)
2 Về kỹ năng:
− Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol
− Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C − 5C)
− Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể
− Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol
− Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học
− Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol
3 Về thái độ:
Hs hứng thú học tập, tìm tòi kiến thức mới trên cơ sở khai thác mối quan hệ cấu tạo - tính chất
II Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
-Mô hình phân tử nước, 1 số ancol, bảng nhiệt độ sôi của một số chất
2.Học sinh:
-Xem trước bài ở sgk
III Trọng tâm bài giảng:
− Đặc điểm cấu tạo của ancol
− Quan hệ giữa đặc điểm cấu tao với tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, tính tan)
− Tính chất hoá học
− Phương pháp điều chế ancol
IV Phương pháp:
-Đàm thoại nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn, ví dụ minh họa cho mỗi vấn đề -Trực quan
V Tiến trình lên lớp:
1 Ổn định lớp
2 Giảng bài mới:
Vào bài: Vừa rồi, chúng ta đã nghiên cứu về dẫn xuất halogen của hiđrocacbon, trong đó, khi thay 1 hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử hiđrocacbon bằng 1 hay nhiều nguyên tử halogen ta được dẫn xuất halogen Vậy, nếu ta thay halogen bằng nhóm
Trang 2hiđroxyl thì ta sẽ được 1 hợp chất mới, đó là ancol? Vậy để hiểu rõ hơn về nó, chúng ta
sẽ đến với bài Ancol
1’
25’
Thông báo: Hôm nay, chúng ta
sẽ tìm hiểu về cấu tạo, danh
pháp, tính chất vật lí Ở phần
I Định nghĩa, phân loại
II Đồng phân, danh pháp
Chúng ta sẽ nghiên cứu bài theo
phương pháp góc
GV có thể phân chia lớp thành 3
góc: góc phân tích, góc quan sát,
góc áp dụng
Góc quan sát: Học sinh
được xem những movie về công
thức cấu tạo, công thức phân tử của
ancol Sau đó hoàn thành các nội
dung trên phiếu học tập
Góc phân tích: Học sinh
đọc tài liệu sách giáo khoa và tài
liệu tham khảo để trả lời câu hỏi và
rút ra kiến thức mới cần lĩnh hội
Góc áp dụng: Học sinh giải
bài tập
-Lắng nghe
PHIẾU HỌC TẬP “GÓC PHÂN TÍCH”
Câu hỏi:
1) Ancol là gì?
2) Nhóm –OH có thể liên kết trực tiếp với Cacbon không no được không? 3) Các cách phân loại ancol?
4) Nếu trong phân tử ancol có 2 nhóm –OH gắn trên cùng 1 cacbon thì có được gọi là ancol đa chức không? Tại sao?
5) Cho biết mối quan hệ giữa bậc của cacbon và bậc của ancol?
PHIẾU HỌC TẬP “GÓC QUAN SÁT”
Câu hỏi:
1 Trong phân tử ancol có nhóm gì? Và liên kết trực tiếp với nguyên tử nào?
2 Trong ancol, nhóm –OH liên kết trực tiếp với Cacbon không no được
không? Tại sao?
3 Phân loại các ancol trong video vào bảng sau:
No, đơn chức, mạch hở
Không no, đơn chức, mạch
hở
Thơm, đơn chức
Trang 3Vòng no, đơn chức
Đa chức
PHIẾU HỌC TẬP “GÓC ÁP DỤNG”
Bài tập:
Câu 1: Hãy điền các cụm từ thích hợp vào ô trống:
Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm ……… liên kết trực tiếp với nguyên tử ………
Ngoài đồng phân nhóm chức (chẳng hạn CH3CH2OH và CH3OCH3), ancol còn có đồng phân ……….và đồng phân ……… ………
Gợi ý: - hiđroxyl (OH)
- mạch cacbon
- cacbon no
- vị trí nhóm chức.
-Câu 2: Gọi tên thay thế và cho biết bậc của các ancol sau:
e) C6H5CH2OH
Câu 3: Viết công thức cấu tạo của các ancol sau:
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai ancol A, B no, đơn chức, kế
tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 4,95 g nước a) Tìm CTPT, viết CTCT của hai ancol
b) Tính phần tram khối lượng của mỗi ancol trong hỗn hợp.
PHIẾU HỖ TRỢ HỌC TẬP “GÓC ÁP DỤNG”
• Định nghĩa: Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hiđroxi –
OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.
• Phân loại:
1 Ancol no, đơn chức, mạch hở.
Vd: CH3-OH, C2H5-OH,…
2 Ancol không no, đơn chức, mạch hở.
3 Ancol thơm, đơn chức.
Vd:
OH
Ancol benzylic
4 Ancol vòng no, đơn chức.
Trang 4
OH
Xiclohexanol
5 Ancol đa chức.
Vd:
H2C CH2
OH OH
H2C CH
CH2
OH
• Đồng phân: (đối với ancol no, mạch hở, đơn chức)
1 Mạch cacbon
2 Vị trí
1 Tên thông thường
Vd: C2H5OH : ancol etylic
2 Tên thay thế
-Y/c HS quan sát
bảng 8.2, nhận xét về
to sôi, KLR, độ tan
của ancol theo chiều
tăng số nguyên tử C
-So với các HC có
cùng số C đã học, to
sôi, độ tan của ancol
như thế nào?
-Vì sao?
-Nêu khái niệm lk
hiđro
-Xét ảnh hưởng của lk
H đến to sôi, độ tan
của ancol
-to sôi, KLR tăng khi số C tăng -độ tan giảm khi
số C tang
-to sôi, độ tan của ancol cao hơn nhiều so với các HC cùng số C
III Tính chất vật lí
-to sôi, KLR của ancol tăng khi số C tăng -độ tan của ancol giảm khi số C tăng -Liên kết hiđro: là liên kết tạo thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H mang một phần điện tích dương với ngtử X có
độ âm diện lớn (O, N, F) Nhờ có liên kết hiđro mà :
●Ancol có to sôi lớn hơn các chất có cùng
số C hoặc cùng PTK mà không có liên kết
H do tạo liên kết H liên phân tử
●Ancol tan nhiều trong nước là do tạo liên kết H với nước
3 Củng cố
Nhắc lại sơ qua nội dung toàn bài
4 Dặn dò
Làm bài tập sgk và chuẩn bị bài ancol (t2)
Ancol + tên gốc ankyl + ic
Tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + ol
Trang 55 Rút kinh nghiệm