Một số biện pháp khác.

Một phần của tài liệu 244 Giải pháp tăng cường hoạt động Marketing trong Xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam (chương 3) (Trang 34 - 38)

IV. Một số kiến nghị về phía môi trường vĩ mô nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu và Marketing xuất khẩu.

7. Một số biện pháp khác.

Nhà nước cần có sự điều tiết về tỷ giá hối đoái:

Trong thời gian qua có ý kiến cho rằng nếu loại trừ yếu tố lạm phát của USD và VNĐ thì thực tế VNĐ đã lại giảm giá khá mạnh. Do đó chính phủ cần phải tiến hành một chính sách tỷ giá linh hoạt, lấy việc ổn định giá thực tế làm mục tiêu điều chỉnh giá danh nghĩa. Đây là cơ sở để tiến hành thành công chất lượng mở cửa nền kinh tế, khuyến khích hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế và đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế đất nước.

Nhà nước nên có các biện pháp để bảo đảm tính ổn định sản xuất, thị trường đặc biệt ổn định hạn ngạch cho các doanh nghiệp đã thực hiện tốt hạn

ngạch được cấp. Việc tổ chức đấu thầu hạn ngạch cần hết sức thận trọng. Đối tượng dự thầu phải là những doanh nghiệp thực sự sản xuất, xuất khẩu hàng có uy tín, có chất lượng cao trong những năm qua. Đồng thời tăng cường việc kiểm tra kiểm soát đánh giá thực chất việc thực hiện hạn ngạch, chỉ cấp hạn ngạch cho các doanh nghiệp thực sự sản xuất hàng xuất khẩu đi các thị trường có hạn ngạch.

Bộ Thương mại cần tăng cường đàm phán thương mại để mở rộng thị trường và giành ưu đãi cho việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đi các thị trường đặc biệt là thị trường EU và Bắc Mỹ.

Nhà nước cũng cần phải có chính sách hỗ trợ tài chính, cơ sở hạ tầng, đất đai, lao động đối với các doanh nghiệp nhỏ, vừa mới thành lập vì loại hình này thích hợp với kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may gia công xuất khẩu.

Ngoài ra có thể duy trì quỹ hạn ngạch dùng để thưởng cho các doanh nghiệp mở mang thị trường mới, tăng mặt hàng xuất khẩu… và hàng năm tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu để trao đổi thông tin, tìm kiếm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may hoặc có thể thành lập câu lạc bộ 100 doanh nghiệp hàng dệt may xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, từ đó giới thiệu với khách hàng trong và ngoài nước…

Trên đây là một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may. Tuy nhiên những biện pháp này không tránh khỏi thiếu sót nhưng cũng phần nào đưa ra những thuận lợi và khó khăn để có thể khắc phục, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

KẾT LUẬN

Có thể nói ngành dệt may Việt Nam đã có những bước đi đúng hướng và đang trên đà phát triển. Xuất khẩu hàng dệt may đã, đang và sẽ là ngành quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Với thị trường xuất khẩu đang ngày càng được mở rộng, hàng dệt may đã vượt qua các mặt hàng khác vươn lên vị trí số 1 trong danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và hiện nay đang đứng thứ hai (sau dầu thô). Mặc dù vậy ngành dệt may Việt Nam vẫn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và vẫn còn những tồn tại chưa vượt qua được.

Bài viết trên đã nêu lên những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may và thực trạng hoạt động Marketing xuất khẩu ở các doanh nghiệp này, từ đó đưa ra các giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Hy vọng rằng bài viết này sẽ đóng góp một phần hết sức nhỏ bé vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.

Với vốn kiến thức còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, các anh chị trong ban nghiên cứu thị trường góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cám ơn!

Một phần của tài liệu 244 Giải pháp tăng cường hoạt động Marketing trong Xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam (chương 3) (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w