Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.

Một phần của tài liệu 244 Giải pháp tăng cường hoạt động Marketing trong Xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam (chương 3) (Trang 28 - 31)

Các chính sách phân phối hàng dệt may phải tập chung vào giảm dần số trung gian, cố gắng xuất khẩu trực tiếp sang nước nhập mà không cần thông qua nước thứ ba. Điều này hiện nay không thể thực hiện ngay được vì còn nhiều cản trở trong môi trường chính trị phải thích ứng. Nhưng hệ thống kênh phân phối của các công ty cần phải được rút ngắn lại, đặc biệt đưa hàng hoá trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Điều này không những mang lại nhiều lợi nhuận mà còn hỗ trợ cho việc thu thập thông tin, giành được nhiều đơn đặt hàng hơn, tránh tình trạng chỉ cần giao hàng cho trung gian là xong như hiện nay.

Trước mắt vẫn phải củng cố các bạn hàng trung gian là Hồng Kông và Đài Loan vì họ đã tạo được uy tín trên thị trường thế giới. Các công ty cần phải thông qua nó để sản xuất gia công sang các thị trường khác. Tuy nhiên về lâu dài khi đã có đủđiều kiện chúng ta lên thiết lập kênh phân phối trực tiếp. Để thuận lợi hơn cho việc tiếp cận trực tiếp thị trường xuất khẩu, có thể có những phương pháp sau:

- Sử dụng đại lý hay chi nhánh bán ở nước ngoài (bán cho các nhà bán lẻ). Phương pháp này không những bán trực tiếp sản phẩm tới tay người tiêu dùng mà còn có thể thu thập được các thông tin trên thị trường.

- Liên doanh: Liên doanh giữa hai bên bạn hàng sở hữu có thể là một phương pháp rất có hiệu quả trong khai thác các cơ hội xuất khẩu. Chi phí thành lập và vốn ban đầu do hai bên thoả thuận và nó tùy thuộc vào thị trường. Thành lập liên doanh có lợi do hợp nhất chuyên môn của cả hai bên và thuận lợi hơn cho việc sử dụng đại lý vì đối tác có trách nhiệm cao hơn đối với mục tiêu chung.

- Sử dụng đại lý độc quyền ở địa phương: Là phương pháp truyền thống và rất quan trọng để tổ chức bán hàng ở nước ngoài, đặc biệt là những nước công nghiệp phát triển, điều quan trọng là phải chọn được đại lý đủ trình độ, kinh nghiệm và có thể cung cấp thông tin trở lại cho công ty…

Khi quyết định một phương thức phân phối mới cần phân tích tỉ mỉ, thận trọng, để quyết định thời điểm thuận lợi nhất cho việc thâm nhập. Có thể căn cứ vào những tiêu chuẩn như tính chất sản phẩm, tình hình Marketing, khối lượng bán, hệ thống phân phối đang sử dụng trên thị trường, chi phí vận tải so với tổng chi phí, mức độ rủi ro mà công ty sẽ chấp nhanạ, khả năng vốn của công ty.

Ngoài việc hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cần phải đảm bảo yêu cầu về giao hàng đúng hạn. Đây là yêu cầu rất quan trọng với sản phẩm dệt may do yếu tố thời vụ và thời trang là một trong những yếu tố quyết định về tính cạnh tranh của nhóm hàng này, vì vậy cần phải chủ động vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, sắp xếp kế hoạch sản xuất ngay sau khi có đơn đặt hàng.

Nói chung, trong vài năm tới ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa đủ "nội lực" để xuất khẩu trực tiếp, việc xuất khẩu thông qua các nước trung gian và hình thức chủ yếu. Bởi vậy chúng ta phải thông qua nó để tạo lập uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới bằng những ưu thế riêng biệt, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của chính những nước trung gian đó và các nước khác, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp.

4.Đẩy mạnh truyền tin và xúc tiến hỗn hợp.

Hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu hướng vào thị trường nội địa, do đó việc mở rộng hoạt động này ra thị trường quốc tế là rất cần thiết. Các hoạt động xúc tiến khuyếch trương cùng một

lúc phải hướng vào cả hai đối tượng là người tiêu dùng cuối cùng và các nhà nhập khẩu, nhà bán buôn, bán lẻ.

Về hoạt động quảng cáo. Đây là phương pháp quan trọng trong hình thái thị trường cạnh tranh. Quảng cáo không chỉ đơn thuần là vấn đề thông tin mà còn thuyết phục người mua. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, do tài chính còn hạn hẹp nên phải biết sử dụng tập trung và có mục tiêu cụ thể. Với các phương tiện thông tin đắt tiền như TV, đài, cần cân nhắc kỹ về hiệu quả và chi phí. Nhưng quảng cáo qua thư tín dụng, Catalog hay các tài liệu dùng tại điểm bán hàng thì nên đẩy mạnh hơn. Ngoài ra có thể quảng cáo qua các ấn phẩm của ngành, của công ty và nhấn mạnh những ưu thế của mình. Các tạp chí chuyên ngành, tạp chí thời trang ở nước ngoài cũng là những địa chỉ đáng tin cậy. Việc sử dụng tài liệu tại điểm bán hàng ở các cửa hàng bán lẻ hay nơi trưng bày triển lãm cũng có hiệu quả mà chi phí không cao. Những tài liệu này phải cung cấp nhiều thông tin cho việc thiết lập và củng cố uy tín sản phẩm.

Về xúc tiến bán. Các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam cũng cần phải làm sao để tạo lòng tin cho khách hàng. Các công ty có thể gửi hàng mẫu đến các khách hàng tiềm năng và khuyến khích dùng, kịp thời nắm bắt những phản ứng của họ đối với sản phẩm, thời gian giao hàng… để sửa đổi kịp thời.

Các công ty có thể tổ chức những hội nghị khách hàng theo định kỳ, chủ yếu đối với khách hàng nước ngoài, nhằm giới thiệu cho họ thấy rõ khả năng của công ty trong việc đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Nếu làm tốt việc này hiệu quả sẽ cao vì theo tâm lý của một số khách hàng đến với ngành may Việt Nam là để có được những đơn đặt hàng sản xuất tại chỗ với giá rẻ tương đối so với những thị trường khác.

Về bán hàng cá nhân. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc, Thái Lan, đó là cử nhân viên mang sản phẩm

mẫu đi chào hàng trực tiếp với các công ty nhập khẩu hàng dệt may. Để có bước đi này cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tìm hiểu kỹ về hệ thống phân phối ở các nước nhập khẩu thông qua các phòng thương mại, các đại diện thương mại và phải có một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm hoặc có thể thuê nhân viên tiếp thị người bản xứ ở các thị trường giàu tiềm năng dưới hình thức trả hoa hồng theo hợp đồng mà họ ký được, đây cũng là một phương pháp hữu hiệu.

Một phần của tài liệu 244 Giải pháp tăng cường hoạt động Marketing trong Xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam (chương 3) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w