Mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong Chiến tranh lạnh tuy là một mối quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á nhưng lại có tác động đến lợi ích của nhiều nước khác nhau, không chỉ các
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, em đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và sự động viên của gia đình, bạn bè Em
xin chân thành cảm ơn!
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện quốc gia, thư viện trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2… về những tài liệu sử
dụng trong khóa luận
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
ThS Nguyễn Thị Nga đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian qua để
em hoàn thành khóa luận
Do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế, mặc dù đã rất cố gắng
nhưng những vấn đề em trình bày trong khóa luận cũng không thể tránh khỏi
những thiếu sót Vì vậy, em kính mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các
thầy - cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để khóa luận của
em có thể hoàn thiện hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Phạm Duy Thịnh
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề tôi trình bày trong khóa luận là kết quả
nghiên cứu của bản thân tôi, được sự hướng dẫn tận tình của ThS Nguyễn
Thị Nga, không trùng với kết quả của các công trình nghiên cứu khác
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên Phạm Duy Thịnh
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
2.1 Tài liệu tiếng Việt 3
2.2 Tài liệu tiếng Anh 4
3 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6
5 Đóng góp của đề tài 6
6 Bố cục của đề tài 6
NỘI DUNG 7
Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ - THÁI LAN TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH 7
1.1 Quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trước năm 1945 7
1.2 Những nhân tố tác động tới quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh 10
1.2.1 Nhân tố khách quan 10
1.2.2 Nhân tố chủ quan 12
Chương 2 QUAN HỆ NGOẠI GIAO MỸ - THÁI LAN TRONG NHỮNG NĂM 1945 - 1991 23
2.1 Quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong những năm 1945 - 1975 23
2.1.1 Bối cảnh lịch sử 23
2.1.2 Quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong những năm 1945 - 1975 28
2.1.3 Đặc điểm mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong những năm 1945 - 1975 36
Trang 42.2 Quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong những năm 1975 - 1991 37
2.2.1 Bối cảnh lịch sử 37
2.2.2 Quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong những năm 1975 - 1991 45
2.2.3 Đặc điểm mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong những năm 1975 - 1991 49
CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ NGOẠI GIAO MỸ - THÁI LAN TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH (1945 - 1991) 51
3.1 Đặc điểm của quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945 - 1991) 51
3.2 Tính chất của mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945 - 1991) 54
3.3 Tác động của mối quan hệ ngoại giao Mỹ Thái Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945 - 1991) 55
3.3.1 Đối với thế giới 55
3.3.2 Đối với khu vực Đông Nam Á 56
3.3.3 Đối với nước Mỹ 57
3.3.4 Đối với Thái Lan 58
3.4 Triển vọng quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan 59
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 67
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc không được bao lâu, nhân
loại lại bước vào một cuộc chiến tranh mới - Chiến tranh lạnh Đây là “cuộc
chiến tranh không nổ súng, song luôn gây ra tình trạng căng thẳng, đặt nhân
loại bên miệng hố chiến tranh” [1; 59] Mỹ và các nước đồng minh tiến hành
chạy đua vũ trang, tăng cường nhân sách quốc phòng, lập các liên minh quân
sự, bao vây để ngăn chặn rồi tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa, lực lượng
cách mạng, tiến bộ trên thế giới Trong quan hệ đối ngoại, “Mỹ và đồng minh
theo đuổi chính sách “ngoại giao trên thế mạnh”[1; 59], tăng cường sức ép
kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động phá hoại ngầm Mỹ luôn chú trọng tới các
nước Đông Nam Á vì khu vực này có vị trí quan trọng về nhiều mặt đồng thời
Mỹ cũng ra sức thắt chặt mối quan hệ với các nước đồng minh
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước duy nhất trong khu
vực giữ được độc lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai Thái Lan theo đuổi
một chính sách ngoại giao được biết với tên gọi là “không đứng về phía nào”,
hoặc cũng có thể gọi theo cách khác là “đứng trung lập” Nhưng có một đặc
tính là Thái Lan chắc chắn sẽ thay đổi chính sách nếu có một bên giành chiến
thắng.Trong việc Thái Lan giữ được độc lập có vai trò rất lớn của “yếu tố
Mỹ” Mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái được thiết lập từ lâu trong lịch sử thì
đến đây đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh mối quan hệ đó ngày càng
được thắt chặt hơn
Mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong Chiến tranh lạnh tuy là
một mối quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á nhưng lại có tác động đến
lợi ích của nhiều nước khác nhau, không chỉ các nước trong khu vực mà cả
Trang 6với các cường quốc lớn bên ngoài có dính líu lợi ích tại nơi đây Hơn nữa, bản
thân mối quan hệ này là một mối quan hệ quốc tế khá đặc thù, mối quan hệ
giữa một cường quốc đế quốc tự cho mình là đứng đầu “thế giới tự do”, có thế
lực thực dụng với một nước tuy thuộc “thế giới thứ ba” nhưng nổi tiếng khôn
khéo và linh hoạt trong quan hệ đối ngoại trước các nước lớn
Trong các nước đồng minh của Mỹ trong Chiến tranh lạnh, Thái lan có
một vị trí khá quan trọng, được coi là cứ điểm tiền tiêu của Mỹ ở Đông Nam
Á nhằm ngăn chặn sự lan tỏa của chủ nghĩa cộng sản Vì thế, mối quan hệ
ngoại giao Mỹ -Thái nhìn từ bề ngoài giống như một thứ quan hệ đồng minh
tư tưởng, Thái Lan như một quốc gia “theo đuôi” Mỹ, phục vụ những mục
tiêu chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á đồng thời thu lợi về mình Nhưng khi
đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái trong Chiến tranh
lạnh tình hình không đơn giản như vậy
Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ ngoại giao Mỹ
- Thái Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh không những cung cấp cho chúng ta
những thông tin, những bài học lịch sử về chính sách đối với các nước nhỏ của
Mỹ mà còn giúp chúng ta tham khảo sự khôn khéo trong chính sách đối ngoại
của Thái Lan nữa Đó là những kinh nghiệm lịch sử hết sức quý báu giúp ích
cho chúng ta trong quá trình hội nhập vì sự phát triển của đất nước
Từ các nhận định trên người viết đã lựa chọn vấn đề “Quan hệ ngoại
giao Mỹ - Thái trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945 - 1991)” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp thuộc chuyên ngành lịch sử thế giới của mình, với mong
muốn tiếp cận một cách tổng quát về mối quan hệ này, và hy vọng sẽ làm rõ
được thực trạng, vai trò và ý nghĩa của mối quan hệ này đối với khu vực và
thế giới
Trang 72 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Tài liệu tiếng Việt
Là một mối quan hệ đa dạng, quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan đã thu
hút được sự quan tâm của rất nhiều học giả trong nước Mỗi công trình nghiên
cứu lại đề cập đến những khía cạnh khác nhau, hay lựa chọn những giai đoạn
khác nhau trong lịch sử quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái
Trong những công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt, trước hết phải kể
đến công trình “Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau Chiến
tranh lạnh”, của Lưu Khương Thùy (2003), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
Tuy không đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ song phương Mỹ - Thái, nhưng
thông qua việc nghiên cứu quan hệ Mỹ với các nước ASEAN trên nhiều lĩnh
vực người đọc cũng thấy được những nét khái quát về quan hệ Mỹ - Thái Bởi
Thái Lan là một trong những thành viên đầu tiên, tích cực của ASEAN và là
đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á Vì thế, là nguồn tư liệu tham
khảo cho người viết trong quá trình nghiên cứu
Cũng nghiên cứu về mối quan hệ Mỹ - ASEAN như tác giả Lưu
Khương Thùy, nhưng chỉ lựa chọn cho mình khoảng thời gian 30 năm là công
trình “Quan hệ Mỹ - ASEAN (1967 - 1997) lịch sử và triển vọng” của Lê
Văn Anh Anh (2009), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội Là một trong những
nhà nghiên cứu chuyên về quan hệ quốc tế, tác giả Lê Văn Anh đã cung cấp
cho người đọc những sự nhìn nhận đánh giá khách quan Và mặc dù không
tập trung vào mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan, nhưng tác cũng đã đưa
ra những gợi ý khoa học, cũng như những tư liệu để có thể đi sâu tìm hiểu về
mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế đó, trong
những công trình nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á cũng đã ít nhiều đề cập
Trang 8đến quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan Trong đó phải kể đến công trình
nghiên cứu “Lịch sử Đông Nam Á” của tác giả Lương Ninh (cb) (2005), Nxb
Giáo dục, Hà Nội.Là một công trình nghiên cứu tổng quát về lịch sử các quốc
gia Đông Nam Á từ thời nguyên thủy cho đến thời hiện đại nên không thể đi
sâu vào từng quốc gia riêng biệt Nhưng tác phẩm cũng đã cung cấp một số sự
kiện trong chính sách ngoại giao của các nước Từ đó, người viết có những
hiểu biết căn bản về quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Trên cơ sở đó, để đi sâu
tìm hiểu mối quan hệ phức tạp này
Một công trình nghiên cứu nữa phải kể đến là “Lịch sử thế giới hiện
đại”, Q2, của hai tác giả Trần Thị Vinh và Lê Văn Anh(cb), (2001), Q2, Nxb
Đại học sư phạm, Hà Nội Với đặc điểm là một giáo trình cho sinh viên lại
viết chung về lịch sử quan hệ quốc tế sau năm 1945, nên các tác giả đã chưa
có điều kiện để đi sâu nghiên cứu về những vấn đề trong quan hệ ngoại giao
Mỹ - Thái Dù vậy, những số liệu tin cậy mà các tác giả cung cấp đã giúp cho
người viết có thể tham khảo, bổ sung vào công trình nghiên cứu của mình
Sau cùng cần kể đến một số tài liệu của Thông tấn xã Việt Nam có đề
cập đến tình hình quan hệ Mỹ - Thái trong thời kỳ Chiến tranh lạnh trên lĩnh
vực ngoại giao Nguồn tư liệu này mang tính thời sự nhưng có đặc điểm là
những bài viết đơn lẻ có tính chất thông báo đòi hỏi phải được xử lý, phân
loại, tổng hợp và đánh giá để có đưa vào công trình nghiên cứu
2.2 Tài liệu tiếng Anh
Nghiên cứu về Mỹ, về Thái Lan cũng như mối quan hệ của hai nước
qua những giai đoạn khác nhau, luôn thu hút được giới nghiên cứu thuộc
nhiều lĩnh vực trên thế giới Vì vậy, các công trình nghiên cứu rất phong phú
Công trình đầu tiên là “The united states and the future of Thailand”
của D.A.Wilson (1965) Trong công trình này đã đề cập tới việc xây dựng
một “thế giới tự do” mà Mỹ đóng vai trò là người giúp Thái Lan đi vào con
Trang 9đường phát triển Quan hệ Mỹ - Thái được nhìn nhận dưới góc độ Mỹ đã có
vai trò rất lớn đối với sự phát triển của Thái Lan Qua đó giúp người viết có
thêm những ý kiến quý báu để đánh giá về đặc điểm và tính chất của mối
quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái trong thời kỳ Chiến tranh lạnh
Năm 1985, công trình nghiên cứu “Southeast Asia in United States
Policy” của H Fifield (1985), Council on Foreign relations, New York người
đọc đã một lần nữa thấy được vị trí quan trọng của Đông Nam Á trong chính
sách của Mỹ Từ một sự “thờ ơ” lúc ban đầu, đến việc nhận thức sâu sắc hơn
về vị trí địa chiến lược của Đông Nam Á, mà Mỹ đã có những điều chỉnh
trong chính sách đối với khu vực này Và trên cơ sở một chính sách chung,
căn cứ vào đặc điểm của từng nước mà Mỹ đã tìm kiếm cho minh một số
đồng minh ở Đông Nam Á như Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan Tác
giả đã giúp cho người viết có thêm nhiều hiểu biết về vị trí của Thái Lan trong
chính sách đối ngoại của Mỹ - một nhân tố có tính chất quyết định đến quan
hệ hai nước mà mỗi khi có sự biến động thì quan hệ đó cũng không còn
nguyên như cũ nữa
Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu một cách đầy đủ
và hệ thống của mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong Chiến tranh lạnh
(1945 - 1991) Vì vậy, với mong muốn bổ khuyết vào khoảng trắng đó, người
viết đã lựa chọn đề tài “Quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong thời kỳ
Chiến tranh lạnh (1945 - 1991)” nhằm tìm hiểu một toàn diện về quan hệ
ngoại giao của Mỹ và Thái Lan trong Chiến tranh lạnh Trên cơ sở đó, người
viết đưa ra những nhận xét, đánh giá về đặc điểm cũng như những tác động
của mối quan hệ không kém phần phong phú và phức tạp này
3 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu về quan ngoại giao chính trị, quân sự
Mỹ - Thái Lan
Trang 10Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Mỹ -
Thái Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh từ năm 1945 đến năm 1991
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện công trình nghiên cứu của mình, người viết dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm chỉ đạo của Đảng ta trong nghiên cứu sử học
Về phương pháp nghiên cứu, người viết đã sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phân tích, so
sánh, xử lý tư liệu…
5 Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ Mỹ - Thái Lan vừa có ý nghĩa lý luận
vừa có ý nghĩa thực tiễn Vì vậy, nghiên cứu đề tài sẽ có nhiều đóng góp
Về mặt lý luận: đề tài nghiên cứu góp phần cung cấp một số hiểu biết
về nghiên cứu quan hệ quốc tế
Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần tìm hiểu về quan hệ quốc tế trong
thời kỳ Chiến tranh lạnh Đồng thời giúp chúng ta có thể tham khảo khi giảng
dạy, nghiên cứu lịch sử thế giới hiện đại phần lịch sử quan hệ quốc tế
6 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở bài và phần kết luận, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động tới quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái
Lan thời kì Chiến tranh lạnh (1945 - 1991)
Chương 2: Quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong thời kỳ Chiến
tranh lạnh (1945 - 1991)
Chương 3: Những nhận xét đánh giá chung về quan hệ ngoại giao Mỹ -
Thái Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh
Trang 11NỘI DUNG
Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ
MỸ - THÁI LAN TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH
1.1 QUAN HỆ NGOẠI GIAO MỸ - THÁI LAN TRƯỚC NĂM 1945
Sau hơn 100 năm (1833 - 1945) sau khi ký “Hiệp ước hữu nghị và
thương mại” vào ngày 20 - 3 - 1833 [2; 22] Quan hệ thương mại Mỹ - Thái
Lan đã được tăng cường trong những năm đầu của thế kỷ XIX Sau đó là
những nỗ lực trong hợp tác nhân đạo, văn hóa… Trong suốt những năm từ
1833 đến 1945, quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan đã trải qua nhiều bước
thăng trầm
Năm 1938, quan hệ Mỹ - Thái Lan rơi vào ngưng trệ do vua Xiêm ký
Hiệp ước năm 1833 đơn thuần là một hành động ngoại giao nhằm ngăn chặn
mưu đồ độc chiếm Thái Lan của người Anh, chứ không phải là khuyến khích
quan hệ thương mại giữa hai nước Mặt khác, trong con mắt của người Mỹ
lúc bấy giờ Xiêm không phải là một thị trường quan trọng Mỹ đang quan tâm
đến vùng thị trường bao la thuộc miền Tây nước Mỹ và toàn châu Mỹ Ngoài
ra, khi người Mỹ đến Xiêm, Anh và các nước phương Tây khác đã xác lập
được quan hệ thương mại và gây ảnh hưởng khá vững chắc ở vương quốc này
và Mỹ không dễ một sớm một chiều làm đảo ngược tình thế được
Vào những thập niên 1851 - 1861, là những năm quan hệ thương mại
Mỹ - Xiêm được đẩy lên đến đỉnh cao nhất trong thời kỳ trước năm 1945 Với
ưu thế là nước có hạm đội tàu buôn lớn nhất và có máy xay lúa làm hàng hóa,
Mỹ mau chóng trở thành một trong những bạn hàng lớn của Xiêm Năm 1958,
Mỹ vươn lên thành bạn hàng thứ hai của Xiêm sau Anh
Trang 12Giữa lúc quan hệ thương mại Mỹ - Xiêm đang có nhiều tiến triển, đạt
được nhiều thành tựu thì Nội chiến ở Mỹ nổ ra (1861 - 1865) đã làm ngưng
trệ lại Từ đó cho đến khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, quan hệ
buôn bán giữa Mỹ và Xiêm vẫn luôn ở trong tình trạng cầm chừng
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, quan hệ Mỹ - Thái Lan rơi
vào tình trạng căng thẳng (từ năm 1939 vương quốc Xiêm đổi tên thành
vương quốc Thái Lan) Đến năm 1941, quan hệ thương mại giữa hai nước
hoàn toàn bị tê liệt khi người Thái buộc công ty Standard Valuum company
của Mỹ đang làm ăn ở Thái Lan phải chấm dứt hoạt động tại nước này
Trong khi quan hệ thương mại Mỹ - Thái không mấy phát triển thì các
hoạt động của các giáo sĩ Tin Lành của Mỹ lại đạt được những bước tiến liên
tục và gây được ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội Thái Lan Đặt chân đến
Xiêm lần đầu tiên vào năm 1931, các giáo sĩ Mỹ đã bắt tay ngay vào công
việc xúc tiến một loạt các hoạt động nhằm mục đích tạo ra môi trường thuận
lợi cho công tác truyền giáo của họ
Ban đầu các giáo sĩ chú trọng xây dựng quan hệ cá nhân thân mật với
nhà vua và hoàng tộc Xiêm Sau đó, họ bắt tay vào công tác xã hội như mở
lớp học, du nhập kỹ thuật và báo chí… vào Xiêm Sau hơn một thế kỷ hoạt
động không mệt mỏi, các giáo sĩ người Mỹ đã dành được thiện cảm và sự
ngưỡng mộ của các tầng lớp trong xã hội Xiêm Trong khi gặt hái được nhiều
thành công trong hoạt động xã hội, các giáo sĩ Mỹ vẫn không mấy thành công
trong các cố gắng truyền bá Phúc âm Xã hội Phật giáo ở Thái Lan hầu như
dửng dưng trước đạo Tin Lành Chính điều này làm cho vị thế của các giáo sĩ
người Mỹ ở Xiêm bị suy giảm Đến đầu thập niên 40 của thế kỷ XX, hoạt
động của họ trên đất Xiêm thực sự chấm dứt
Trang 13Thành công trong các hoạt động xã hội của các giáo sĩ Tin Lành đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việc
nhà ngoại giao Mỹ là Townsend Harris đến Băng Cốc và nhanh chóng ký
được một hiệp ước bất bình đẳng với Xiêm năm 1856 là một sự kiện quan
trọng trong quan hệ ngoại giao Mỹ - Xiêm Quan hệ ngoại giao giữa hai nước
trở nên đặc biệt gần gũi trong những năm 1919 - 1939 Tại Hội nghị Vecxai
(1919), Wilson đã một mình đáp ứng lời yêu cầu đòi các nước phương Tây
xóa bỏ những đặc quyền bất bình đẳng mà họ đang hưởng trong quan hệ với
Xiêm Một năm sau, 1920, Hiệp ước Mỹ - Xiêm được ký kết
Khi Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai cũng là khi chủ nghĩa
“can thiệp” thắng thế hoàn toàn trong quan hệ quốc tế Từ đấy, chính quyền
Mỹ không còn bị Quốc hội giàng buộc trong các quyết định đối ngoại nữa Do
đó, chính quyền Rudơven hoàn toàn có đủ thẩm quyền bày tỏ thái độ với Thái
Lan Nhưng trong thời gian này, Chính phủ Phibun theo Nhật và tuyên chiến
với Mỹ vào ngày 25 - 1 - 1942, đã đặt chính quyền Mỹ trước một sự lựa chọn
khó khăn Cuối cùng Rudơven đã đưa ra một giải pháp khôn ngoan là không
chấp nhận lời tuyên chiến của Chính phủ Phibun, tiếp tục tái lập quan hệ với
Thái Lan qua những người “Thái tự do” Chính điều này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tái thâm nhập và gia tăng ảnh hưởng của Mỹ vào Thái Lan
sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Như vậy, trong thời kỳ trước năm 1945, quan hệ Mỹ - Thái Lan chưa
được triển khai một cách sâu rộng mà chủ yếu ở 3 lĩnh vực chính là ngoại
giao, thương mại, truyền giáo Đã có những lúc mối quan hệ đó tưởng chừng
bị tê liệt nhưng với vị trí đặc biệt quan trọng của Thái Lan ở Đông Nam Á,
Mỹ đã tìm mọi cách để duy trì mối quan hệ giữa hai nước Đây là thời kỳ tạo
tiền đề hết sức quan trọng cho quan hệ Mỹ - Thái Lan trong thời kỳ tiếp theo
Trang 141.2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ NGOẠI GIAO
MỸ - THÁI LAN TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH
1.2.1 Nhân tố khách quan
*Bối cảnh quốc tế: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cũng là lúc thế
giới bước vào một cuộc chiến tranh mới - Chiến tranh lạnh “Chiến tranh
lạnh” là từ do Baruch - tác giả của kế hoạch nguyên tử lực của Mỹ ở Liên
Hợp Quốc đặt ra, xuất hiện lần đầu tiên trên báo Mỹ ngày 26 - 7 - 1947 Theo
phía Mỹ “Chiến tranh lạnh” là chiến tranh không nổ súng, không đổ máu
nhưng luôn ở tình trạng chiến tranh nhằm ngăn chặn rồi tiêu diệt Liên Xô và
các nước Xã hội chủ nghĩa
Xuất phát từ tính chất của nó, Chiến tranh lạnh đã làm cho quan hệ
quốc tế trở nên căng thẳng, hai nước đại diện cho hai hệ thống tư bản chủ
nghĩa và xã hội chủ nghĩa là Mỹ và Liên Xô, đã ra sức chạy đua vũ trang
thành lập các liên minh quân sự để lôi kéo các nước đồng minh về phe mình
Liên Xô và Mỹ tuy không đối đầu trực tiếp nhưng những cuộc chiến tranh cục
bộ diễn ra ở khắp nơi theo nguyên tắc “đại diện” Quan hệ quốc tế diễn biến
phức tạp và nóng bỏng
Thế giới hậu Chiến tranh thế giới thứ hai còn chứng kiến sự ra đời của
một loạt các nước xã hội chủ nghĩa trong đó phải kể đến sự ra đời của nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949) Sự thắng thế của Chủ nghĩa cộng sản
ở một đất nước rộng lớn, lại có đường biên giới chung với Liên Xô, đã nối
liền Chủ nghĩa xã hội từ Tây sang Đông Điều đó đã làm thay đổi cán cân lực
lượng trên thế giới Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh Chính vì
vậy, Mỹ ra sức củng cố quan hệ với các nước đồng minh của mình Trong đó,
quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan cũng được tăng cường
Song song với việc xây dựng những đồng minh tin cậy, Mỹ cũng đẩy
mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược để nắm lấy những vị trí trọng yếu Với
Trang 15mục đích đó, Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và các
nước Đông Dương khác (1954 - 1975) Để tiến hành chiến tranh, bên cạnh
việc huy động nguồn lực trong nước vô cùng tốn kém, khoảng 676 tỷ đôla,
nếu tính cả chi phí gián tiếp là 920 tỷ đô la [18; 93], Mỹ còn huy động đồng
minh và chư hầu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương Ngoài những đồng
minh ở Thái Bình Dương như Niudilân, Úc, Philippin, Inđônêxia, Mỹ còn
nhận ra một nước đồng minh đầy tiềm năng, đó là Thái Lan Bởi Thái Lan, có
vị trí liền kề với các nước Đông Dương nên rất thuận lợi cho việc đặt các căn
cứ quân sự cũng như việc vận chuyển lương thực, thực phẩm, thiết bị chiến
tranh sang phục vụ cuộc chiến tranh Thêm vào đó, từ Thái Lan có thể di
chuyển sang các nước Đông Dương bằng cả đường bộ, đường thủy và đường
hàng không, điều mà Mỹ không tìm thấy ở bất cứ đồng minh nào trong khu
vực này Đó cũng là nguyên nhân để chúng ta dễ dàng giải thích được tại sao
quan hệ ngoại giap Mỹ - Thái Lan trong Chiến tranh lạnh rất phát triển
Đến những thập niên 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều thay
đổi và do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nên tình hình ngoại thương
của các nước tư bản chủ nghĩa không ngừng suy giảm, kèm theo đó là xu
hướng bảo hộ ngày càng tăng Đó cũng là một yếu tố có tác động sâu sắc tới
quan hệ trên lĩnh vực kinh tế giữa Mỹ và Thái Lan và do đó cũng đã có nhiều
ảnh hưởng lên quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong cuộc Chiến tranh lạnh
*Bối cảnh khu vực: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á
được chú ý như một trong những vị trí địa chiến lược đặc biệt quan trọng của
chủ nghĩa tư bản trong cuộc Chiến tranh lạnh Bởi nơi đây sẽ hình thành con
đê ngăn làn sóng cộng sản của có thể tràn xuống phía Nam Mặt khác, đây
còn là con đường thuận lợi để tiến vào Trung Quốc, sang Liên Xô và đi sâu
vào lục địa châu Âu để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, tiêu diệt Liên Xô Mỹ đã
nhận thức sâu sắc được điều này Vì thế, Mỹ tìm cách nắm lấy Đông Nam Á
Trang 16Nên ngay khi người Pháp chưa rời khỏi Việt Nam, Mỹ đã thế chân để không
tạo ra ở nơi đây “một khoảng trống quyền lực” nào Đồng thời, Mỹ tăng
cường lôi kéo và xây dựng những đồng minh tin cậy của mình trong khu vực
Đông Nam Á Ngoài Philippin, Inđônêxia, Mỹ còn đặc biệt quan tâm đến
Thái Lan - một đất nước của những chính sách ngoại giao khôn ngoan nhưng
dễ thay đổi và lôi kéo
Một thuận lợi là Chiến tranh lạnh đã chia thế giới thành hai phe: Tư bản
chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, và đã đẩy hai nước Mỹ và Thái Lan về cùng
một phía, tạo thành những “đồng minh tự nhiên” Nhận thấy vị trí của Thái
Lan là “chìa khóa” của Đông Nam Á, Mỹ đã đẩy mạnh quan hệ với nước này,
ra sức “cứu vớt” Thái Lan sau Chiến tranh thế giới thứ hai Vì thế, trong
Chiến tranh lạnh, quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan được đẩy mạnh hơn bất
cứ giai đoạn nào trước đó
1.2.2 Nhân tố chủ quan
*Nước Mỹ và chính sách đối ngoại của nó
Được ra đời từ thế kỷ XVIII, Mỹ là một trong những nước tư bản trẻ
nhất thế giới nhưng lại có sức vươn lên và bành trướng rất mạnh mẽ Từ một
thuộc địa của Vương quốc Anh, chỉ sau hơn 100 năm độc lập, đến cuối thế kỷ
XIX, nước Mỹ đã vươn mình trở thành cường quốc đứng đầu thế giới về tiềm
lực kinh tế quốc dân Từ đó, người Mỹ tiếp tục hướng vào gia tăng thế lực của
nước họ về mặt quân sự và chính trị Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
nước Mỹ được biết đến như là siêu cường số một trên thế giới
Khởi phát từ cuộc đấu tranh chống thực dân Anh giành chính quyền độc
lập rồi tự mình tạo ra một thể chế chính trị, xã hội như một hành động khước từ
các thể chế cũ ở châu Âu, nước Mỹ được không ít các quốc gia và những người
theo đuổi lập trường dân chủ tư sản coi là người đi tiên phong trong cuộc đấu
Trang 17tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và là biểu tượng của khát vọng tự do - dân
chủ của họ Người Mỹ tự cho rằng họ là người đã tự lập ra một thể chế chính trị
- xã hội ưu việt nhất mà xã hội có thể có, thậm chí trong ngôn ngữ của họ
“nước Mỹ” còn được gọi bằng tên khác: “nước của chúa” [2; 10]
Không thể phủ nhận những nhân tố tiến bộ trong hiến pháp và thể chế
chính trị - xã hội ở Mỹ Song hiến pháp và nền dân chủ tư sản ở Mỹ không hề
đảm bảo được quyền tự do dân chủ trên thực tế cho những người nghèo và da
màu Thực chất của việc mở rộng nước Mỹ từ 13 bang vào năm lập quốc lên
thành 50 bang ngày nay là một quá trình thực thi chính sách đối ngoại bành
trướng liên tục của các chính phủ Mỹ Hơn nữa, trong khi không ngừng bành
trướng về phía Tây như vậy, chính phủ Mỹ cũng không hề sao nhãng việc tìm
ra các vùng khác của thế giới Bất chấp đường lối đối ngoại “biệt lập” và “nêu
gương” mà các vị lập quốc đề xướng, các chính quyền Mỹ kế nhiệm đã nhiều
lần viện đến lợi ích và an ninh quốc gia để tiến hành các cuộc chiến tranh
nhằm giành giật thuộc địa và vùng ảnh hưởng với các cường quốc châu Âu
Tiêu biểu cho xu hướng này là cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha ở các
quốc gia hải đảo thuộc hai đại dương lớn hai bên nước Mỹ là Đại Tây Dương
và Thái Bình Dương vào năm 1898 Đồng thời, ngay từ đầu thế kỷ XIX,
chính quyền Mỹ cũng đã không ngừng tìm cách mở rộng ra bên ngoài châu
Mỹ Một trong những biểu hiện của xu hướng này là việc người Mỹ sớm thúc
đẩy các hoạt động ngoại giao, buôn bán và truyền giáo ở các nước châu Á -
Thái Bình Dương
Những năm 1898 đến 1941 là thời kỳ biến chuyển trong chính sách đối
ngoại của Mỹ Bấy giờ nước Mỹ cơ bản đã ổn định về lãnh thổ, luật pháp và
đã vươn lên thành cường quốc số một của thế giới Ý thức rằng sức mạnh của
Mỹ đã được khuếch trương cao độ, nhóm can thiệp trong giới lãnh đạo Mỹ
Trang 18ngày càng nghi ngờ và đòi xét lại nền tảng chính sách đối ngoại cũ Có thể
coi xu hướng can thiệp nổi trội lên đầu tiên là vào năm 1989 khi chính quyền
Mỹ quyết định sát nhập Hawai vào nước Mỹ và tiến hành các cuộc chiến
tranh chiếm Porto Rico, Wake, Guam, Philippin và Cu Ba Sau đó xu hướng
này ngày càng chiếm được ưu thế thông qua các sự kiện nổi bật: Vào năm
1904 tổng thống Roosevelt quyết định đưa ra chính sách “cây gậy lớn”, đến
những năm 1917 - 1919 tổng thống Wilson đưa quân trang tham gia chiến
tranh thế giới thứ nhất và tham dự giải quyết các vấn đề quốc tế trong hội
nghị Vecxai Mặc dù các hiệp ước Wilson đặt bút kí trong hội nghị Vecxai bị
những người biệt lập chiếm số đông trong quốc hội Mỹ phủ quyết, song mưu
đồ và xu hướng can thiệp ra toàn cầu của chính quyền Mỹ vẫn không bị đè
bẹp Một khi con diều hâu trên quốc huy của nước Mỹ đã đủ lông đủ cánh thì
châu Mỹ bị bao bọc bởi hai đại dương trở nên quá chật hẹp đối với nó Và
cuối cùng, cái cớ cho nhóm can thiệp biện minh cho tham vọng bành trướng
của họ đã đến Sự xuất hiện của nước Nga Xô Viết năm 1917 và sau đó, cả sự
thắng thế của Đức, Ý, Nhật những năm 30 được nhóm can thiệp coi là những
nhân tố đe dọa đến an nguy của hệ thống Mỹ Chiến tranh thế giới thứ hai là
cơ hội vàng cho nhóm can thiệp trong giới lãnh đạo Mỹ xác lập được ưu thế
tuyệt đối của nó
Sự kiện Trân Châu Cảng 7 - 12 - 1941, được các nhà nghiên cứu Mỹ
coi là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của nước họ Việc Mỹ tuyên chiến với
Nhật và trực tiếp tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai được coi là
sự khai tử của chủ nghĩa biệt lập đồng thời là sự thắng thế tuyệt đối của chủ
nghĩa can thiệp toàn cầu
Chính sách đối ngoại toàn cầu được người Mỹ chấp nhận bởi sự tuyên
truyền của chính quyền Mỹ về sự lớn mạnh của nước Mỹ dân chủ và sứ mạng
Trang 19mới của Mỹ là “gánh vác” cuộc đấu tranh chống lại mọi sự đe dọa của các chế
độ độc tài trên thế giới, mà trước hết là sự đe dọa của Liên Xô đối với an ninh
của hệ thống Mỹ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Mỹ càng lao
sâu vào việc thực thi một chính sách đối ngoại toàn cầu dựa trên thế mạnh
Với chiến lược toàn cầu, Mỹ âm mưu chi phối thế giới, tuy rằng tình hình thế
giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều chuyển biến: Tương quan lực
lượng giữa Mỹ với nhiều nước thay đổi, Mỹ gặp nhiều thất bại trong chiến
tranh xâm lược, can thiệp vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới…thế mà một số
người hiếu chiến trong giới cầm quyền không hề từ bỏ giấc mộng về một thế
giới đơn cực do Mỹ đứng đầu
Chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đối
phó với tình hình không có lợi với vị trí của Mỹ, vì sự lớn mạnh của Liên Xô
và hệ thống xã hội chủ nghĩa, vì phong trào cách mạng thế giới lên cao, vì sự
cạnh tranh, mâu thuẫn ngày càng tăng giữa các nước tư bản đế quốc với Mỹ
Mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm vào các điểm chủ yếu sau:
- Ngăn chặn đi tới làm suy yếu và thủ tiêu sự tồn tại của Liên Xô, hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa, đảm bảo độc quyền của Mỹ trên thế giới
- Củng cố, xác lập lâu bền sự phụ thuộc các nước trong hệ thống tư bản
thế giới vào Mỹ, bị Mỹ dẫn dắt, chi phối về mọi mặt
- Đẩy lùi, đánh phá phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc
địa và phụ thuộc, hoặc hướng các nước độc lập dân tộc đi vào quỹ đạo của
Mỹ, nhằm làm suy yếu hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc khác, để tập
trung vào tay Mỹ với nhiều hình thức khác nhau Mỹ tiến hành trao trả độc
lập giả hiệu cho các nước thuộc địa, thiết lập chế độ thực dân mới do Mỹ
thống trị
- Xây dựng một nước Mỹ hùng mạnh về các mặt kinh tế, chính trị, quân
sự, văn hóa để giữ vững địa vị bá quyền của Mỹ trên thế giới
Trang 20Với chiến lược toàn cầu, Mỹ đã nhanh chóng xác lập được quyền bá
chủ không tranh cãi với phương Tây Nhiệm vụ “sen đầm” quốc tế chủ yếu
của Mỹ là tìm cách khuất phục thế giới xã hội chủ nghĩa và gia tăng ảnh
hưởng của Mỹ đến các phần còn lại của thế giới Đây là chiến lược của các
thế lực hiếu chiến phản động của Mỹ nhằm “ngăn chặn làn sóng cộng sản”
đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ngay cả trong lòng nước Mỹ Nhà
cầm quyền Oasinhtơn luôn luôn tin tưởng vào sức mạnh vô địch toàn diện của
mình, say sưa với tham vọng làm bá chủ thế giới, như họ thường huênh hoang
tuyên bố lúc bấy giờ rằng: “Hiện nay chúng ta và chỉ có chúng ta nắm được
bom nguyên tử, chúng ta có thể áp đặt chính sách của chúng ta trên toàn thế
giới” [1; 58] Họ còn muốn lôi kéo nhân dân Mỹ thực thi “trách nhiệm”, đảm
nhận “sứ mệnh” thống trị thế giới, đem lại lợi ích cho bọn tài phiệt Hoa Kỳ
“Dù muốn hay không muốn, chúng ta phải công nhận thắng lợi mà chúng ta
đạt được đã đặt lên nhân dân Mỹ gánh nặng là tiếp tục trách nhiệm lãnh đạo
thế giới” [1; 59]
Xuất phát từ tư tưởng đó, Mỹ đã tìm cách len chân vào tất cả những
vùng đất trên thế giới, Đông Nam Á cũng không nằm ngoài ý định của Mỹ
Để thực hiện mưu đồ của mình ở Đông Nam Á, Mỹ đã rất chú trọng đến Thái
Lan vì Thái Lan có vị trí chiến lược ở khu vực này và là thị trường giàu có
nguyên liệu So với các nước ở Đông Nam Á, Thái Lan nằm ở vị trí địa lý khá
trọng yếu, có thể là đặc trưng nhất của toàn bộ khu vực Nằm chính giữa
Đông Nam Á lục địa, Thái Lan vừa tiếp giáp với hai đại dương lớn là Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương, lại vừa thọc sâu ra vùng Đông Nam Á hải đảo
bởi vùng dải đất dọc bán đảo Mã Lai Từ Thái Lan, có thể khống chế toàn bộ
khu vực Đông Nam Á và phụ cận, có thể đi vào Trung Quốc, Ấn Độ, tiến ra
hai đại dương hoặc thọc sâu xuống vùng đất châu Đại Dương Vùng đất hẹp
Kra là nơi có thể đào kênh thông thương giữa hai đại dương lớn rất thuận lợi
Trang 21*Vị trí của Thái Lan trong chính sách đối ngoại của Mỹ
So với các nước khác ở Đông Nam Á, Thái Lan nằm ở một vị trí địa lý
khá trọng yếu, có thể coi là đặc trưng nhất của toàn khu vực Nằm chính giữa
Đông Nam Á lục địa, Thái Lan vừa tiếp giáp với hai đại dương lớn là Thái
Bình Dương và Ấn Độ Dương, lại vừa thọc sâu ra vùng Đông Nam Á hải đảo
bởi dải đất dọc bán đảo Mã Lai Từ Thái Lan, có thể khống chế toàn bộ khu
vực Đông Nam và các vùng phụ cận, có thể đi vào Trung Quốc, Ấn Độ, tiến ra
hai đại dương hoặc thọc sâu xuống vùng đất châu Đại Dương Vùng Đất hẹp
Kra là nơi có thể đào kênh thong thương giữa hai đại dương lớn rất thuận lợi
Cũng như các nước trong khu vực, Thái Lan thuộc vùng nhiệt đới gió
mùa, cỏ cây xanh tốt quanh năm, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
nhiệt đới và các cây công nghiệp như cây cao su, cây lấy gỗ…Thái Lan là một
trong những quê hương lâu đời của cây lúa nước và cũng là quê hương của
các loại gỗ quý như gỗ tếch, gỗ lim, sến, táu…nơi đây cũng có nhiều hương
liệu quý như hồ tiêu, hồi, quế Vùng biển có nhiều đặc sản: cá, tôm, cua…
Thái Lan cũng là nơi giàu tài nguyên khoáng sản và nguyên nhiên liệu cho
các ngành công nghiệp nước ngoài như thiếc, mangan, dầu khí…
Như vậy, Thái Lan không chỉ có ý nghĩa về mặt chiến lược - một địa
bàn trọng yếu về quân sự, giao thông, thương mại…mà còn có ý nghĩa về
kinh tế - một thị trường nguyên liệu giàu có Bởi vậy, cũng như các nước
Đông Nam Á, Thái Lan luôn là mục tiêu nhòm ngó, xâm lược của các nước
bên ngoài.Vì thế, tuy biết đến Thái Lan muộn hơn so với các cường quốc
phương Tây khác, song Mỹ lại là cường quốc chưa bao giờ rời mắt khỏi
Vương quốc Phật giáo nằm ở trung tâm Đông Nam Á lục địa này Hơn nữa
trước biến động của tình hình quốc tế và khu vực, Mỹ ngày càng đề cao và
mở rộng hơn các ý nghĩa chiến lược của nó Chính vì vậy, quan hệ Mỹ - Thái
Lan được thiết lập khá sớm (1833)
Trang 22Nước Mỹ chính thức biết đến và nhòm ngó Vương quốc Xiêm vào đầu
thế kỷ XIX Thế nhưng cho đến hết thế kỷ đó, Vương quốc Xiêm chỉ được
người Mỹ xem là một vùng thị trường nguyên liệu, nông sản và là nơi để Mỹ
tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp mà thôi Cũng như toàn bộ khu vực Đông
Nam Á, Thái Lan chưa được Mỹ coi là một đối tượng trực tiếp trong chính
sách đối ngoại của nó Có hai lý do cơ bản làm hạn chế ý nghĩa chiến lược
của Thái Lan trong con mắt người Mỹ lúc đó Thứ nhất, người Mỹ đang bận
khai phá miền Tây và khống chế toàn bộ châu Mỹ Vấn đề thị trường chưa
thực sự trở nên cấp thiết với nó Thứ hai, dẫu sao Mỹ vẫn còn bị khống chế
trong truyền thống biệt lập của nó Nước Mỹ vẫn chưa đủ mạnh để bày tỏ
tham vọng ra toàn cầu Các nước ngoài châu Mỹ chưa phải là nơi mà chính
sách đối ngoại của Mỹ hướng tới trực tiếp
Sau sự kiện Mỹ chiếm Philippin năm 1898, cũng như toàn bộ vùng
Đông Nam Á, Thái Lan thực tế nằm trong tầm nhìn của chính quyền Mỹ
Mưu đồ can thiệp vào các vấn đề toàn cầu nói chung và Đông Nam Á nói
riêng, đã thúc đẩy chính quyền Mỹ ngày càng nhìn thấy Thái Lan như một
cánh cửa thuận lợi để bước vào khống chế toàn bộ khu vực này
Khi người Mỹ tham gia chiến tranh Thái Bình Dương và chính thức
chuyển hẳn sang chiến lược can thiệp toàn cầu, Thái Lan được xem là một
trong những địa bàn quân sự và chính trị quan trọng ở Đông Nam Á cần
khống chế Những năm 1945 - 1989, chính quyền Mỹ nhìn nhận Thái Lan
như một địa bàn quan trọng trong chính sách “ngăn chặn cộng sản” ở Đông
Nam Á Thái Lan được chính quyền Mỹ coi là “phòng tuyến Tây sông Mê
Công” [2; 46], là nước tiền tiêu bảo vệ “thế giới tự do” ở khu vực Đông Nam
Á Những năm 1947 - 1959 ý nghĩa chính trị - quân sự của địa bàn Thái Lan
được Mỹ đề cao Sang thập niên 60 của thế kỷ XX, tuy Mỹ có chú trọng tái đề
Trang 23cao các quan hệ kinh tế với Thái Lan, song ý nghĩa kinh tế của địa bàn này
cũng không vượt quá ý nghĩa quân sự - chính trị của nó Dẫu sao đây cũng là
giai đoạn vị trí của Thái Lan trong chính sách Đông Nam Á của Mỹ được đề
cao nhất Thái Lan được coi là một địa bàn có ý nghĩa đa diện nhất về cả mặt
chính trị - quân sự và cả kinh tế Chiến tranh Việt Nam là một nhân tố làm gia
tăng ý nghĩa chiến lược của Thái Lan trong con mắt của các nhà vạch định
chính sách đối ngoại của Mỹ Sự nhìn nhận của Mỹ về vị trí chiến lược của
Thái Lan như thế nào chính là một trong những nhân tố có tính chất quyết
định đến chiều hướng và quy mô của mối quan hệ Mỹ - Thái
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Thái Lan cũng phải đối mặt với không
ít khó khăn Vấn đề cấp bách nhất đối với Thái Lan lúc này là điều chỉnh mối
quan hệ với các nước đồng minh Do việc Chính phủ Thái Lan đứng về phía
Nhật Bản trong thời gian chiến tranh, các Chính phủ Anh, Pháp đều coi Thái
Lan là một nước bại trận thuộc phe phát xít cần phải trừng trị để nhân cơ hội
này muốn biến Thái Lan thành thuộc địa Trong bối cảnh đó, sự can thiệp của
Mỹ đã giúp Thái Lan thoát khỏi tình trạng khó khăn này Để tăng cường ảnh
hưởng đối với Thái Lan nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung, trong
những năm sau chiến tranh, Chính phủ Mỹ đã đứng về phía Thái Lan
Những nhân tố khách quan và chủ quan nói trên đã tác động mạnh mẽ
đối với quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh
(1945 - 1991) Sự tác động đó làm cho mối quan hệ giữa hai nước ngày càng
trở nên phức tạp nhưng với ý đồ thực hiện “chiến lược toàn cầu” bành trướng
ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á thì với vị trí chiến lược của mình Thái
Lan vẫn luôn là đối tác và đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực Đông
Nam Á Việc Mỹ nhận định ý nghĩa chiến lược của Thái Lan như thế nào là
một trong những nhân tố có tính chất quyết định đến chiều hướng và mức độ
của mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan
Trang 24*Sự kế thừa những thành tựu ngoại giao trong quan hệ hai nước
Khi người Mỹ đầu tiên đến Thái Lan, vương quốc này có tên gọi là
Xiêm do một ông vua Phật giáo đứng đầu Lúc bấy giờ, Xiêm đã được biết
đến như một nước có truyền thống đối ngoại cơ hội, linh hoạt trước các cường
quốc bên ngoài Thế kỷ XIII, dưới triều vua Rakhamheng và các vua kế
nhiệm đã dùng những chính sách ngoại giao khôn khéo để tránh sự xâm lược
của quân Nguyên Mông, bảo vệ sự nguyên vẹn nền độc lập dân tộc Theo
điều 16 trong số 26 điều tuyên thệ khi đăng quang thì nhà vua Xiêm phải biết
“giữ gìn quan hệ tốt với bên ngoài” [2; 21] Chính vì vậy mà các ông vua thời
kỳ sau đều tránh được sự “nổi giận” của các cường quốc bên ngoài như Trung
Quốc, Ấn Độ và sau đó là các nước phương Tây
Mối liên hệ đầu tiên của người Mỹ với vương quốc Xiêm là đã xảy ra
như một sản phẩm phụ của sự phát triển thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc
và Đông Ấn Theo Somchai Anuman Rajadhon từ năm 1818, dưới triều Rama
III quan hệ buôn bán giữa Mỹ và Xiêm được thực hiện còn theo Hans
H.Indorf thì chiếc tàu Mỹ đầu tiên tới Băng Cốc là vào năm 1821 [2; 22] Bấy
giờ các thuyền trưởng Mỹ đưa tàu đến Xiêm để đổi súng ống lấy gạo, đường
và các nông phẩm khác Theo chân các tàu buôn vào giữa năm 1831, phái
đoàn truyền giáo Tin Lành người Mỹ đầu tiên đến vương quốc Phạt giáo này
Về sau, thông qua hoạt động của các nhà buôn, các nhà truyền giáo,
chính phủ Mỹ đã biết đến Thái Lan cũng như toàn bộ khu vực Đông Nam Á
Đầu năm 1833, Tổng thống Mỹ Andrew Jackson đã ủy nhiệm cho sứ thần
Edmund Robert đi tàu đến các quốc gia Đông Nam Á để thương thuyết và đặt
quan hệ ngoại giao Khi Edmund Robert đến Thái Lan (1833) thì vương quốc
này đang cố tránh khỏi tình trạng bị người Anh đặt ách cai trị thực dân đầy
đủ Vào ngày 20 - 3 - 1833, sứ thần Mỹ đã ký được với Xiêm bản “Hiệp ước
Trang 25hữu nghị và thương mại” [2; 22] Và đây được coi là mốc mở đầu của lịch sử
bang giao Mỹ - Thái Lan
Là một quốc gia nhỏ, Thái Lan luôn phải đối mặt với những tham vọng
của nhiều đế quốc nên chính sách đối ngoại của Thái Lan thường rất uyển
chuyển để giữ gìn độc lập, chủ quyền Những đóng góp của người Mỹ đã giúp
Thái Lan rất nhiều trong cuộc đấu tranh vì độc lập của họ Năm 1837, nhà thờ
Tin lành đầu tiên được xây dựng ở Thái Lan làm cho Mỹ - Thái xích lại gần
nhau hơn Sau đó, hàng loạt các hoạt động ngoại giao giữa Mỹ và Thái Lan
tiếp tục diễn ra và được thắt chặt hơn Năm 1856, vua Thái Lan lúc đó là
Rama IV gửi lá thư đầu tiên cho tổng thống Mỹ Franklin Pierce, năm 1862,
tổng thống Mỹ Lincon viết thư cho vua Rama IV [2; 144] Bước sang đầu
thập niên 1900, chính phủ Mỹ cử những cố vấn Mỹ làm việc cho chính phủ
Thái Lan chủ yếu là tư vấn cho chính sách đối ngoại của nước này Họ đã
đóng vai trò quan trọng giúp chính phủ Thái Lan đàm phán thắng lợi với các
cường quốc phương Tây và chính phủ ngoại quốc Nhờ vậy, cho đến năm
1909, hầu hết các hiệp ước bất bình đẳng giữa Thái Lan (lúc đó gọi là Siam)
với các nước phương Tây bị bãi bỏ
Bước sang thời kỳ Chiến tranh lạnh nhờ sự kế thừa những truyền thống
ngoại giao vốn có của hai nước mà quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái càng được
thắt chặt.Thái Lan luôn sát cánh bên Mỹ trong các cuộc chiến tranh xâm lược
mà theo Mỹ đó là sự ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lây lan Đặt biệt là trong
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ, Thái Lan đã đóng vai trò xung
kích và là đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á
Trang 26Tiểu kết chương 1
Bối cảnh quốc tế và khu vực sau Chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều
thay đổi Trong đó tầm quan trọng về mặt chiến lược ở Đông Nam Á cộng với
những lợi ích khác nhau từ hai phía mà quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan đã
được hình thành từ lâu trong lịch sử đến thời kỳ này càng được củng cố và kết
dính hơn Xét về nguyên nhân sâu xa, chúng ta có thể thấy, Mỹ muốn Thái
Lan đủ mạnh để trở thành đồng minh thân cận của Mỹ ở Đông Nam Á, giúp
Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu của mình ở Đông Nam Á còn Thái Lan thì
muốn dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh và phát triển Đó chính là những nhân
tố khách quan và chủ quan chi phối rất lớn tới quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái
Lan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945 - 1991)
Trang 27Chương 2 QUAN HỆ NGOẠI GIAO MỸ - THÁI LAN TRONG NHỮNG NĂM 1945 - 1991
2.1 QUAN HỆ NGOẠI GIAO MỸ - THÁI LAN TRONG NHỮNG NĂM
1945 - 1975
2.1.1 Bối cảnh lịch sử
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cán cân quyền lực giữa các cường
quốc trên thế giới đã có sự thay đổi Các nước Đức, Ý, Nhật bị bại trận, hai
nước Anh, Pháp thắng trận nhưng thế lực đã bị suy yếu Chỉ có Liên Xô tuy là
nước chịu nhiều tổn thất trong chiến tranh nhưng sau chiến tranh vị thế và uy
tín quốc tế không ngừng được nâng cao Sau chiến tranh, Mỹ trở thành một
nước mạnh nhất về kinh tế, tài chính và quân sự
Để đối phó lại sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa,
các nước đế quốc đứng đầu là Mỹ bắt đầu thực hiện một chính sách thù địch
mới Tháng 3 năm 1947, tại Quốc Hội Mỹ, Tổng thống Hary S.Truman chính
thức phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa, đàn áp phong trào cách mạnh thế giới và qua đó khuynh đảo, khống
chế các nước đồng minh phương Tây do Mỹ cầm đầu, từng bước thực hiện
tham vọng bá chủ toàn cầu
Với sự ra đời của “Học thuyết Truman”, mối quan hệ đồng minh giữa
Liên Xô với Mỹ và các nước phương Tây trong thời kỳ chiến tranh chống
phát xít đã tan vỡ thay vào đó là cuộc Chiến tranh lạnh Để phát động Chiến
tranh lạnh, Mỹ tìm cách lôi kéo đồng minh vào những tổ chức kinh tế, chính
trị, quân sự, để qua đó khống chế, thao túng những nước này “Học thuyết
Truman” đã mở đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh
Trang 28Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô cũng như cuộc đối đầu giữa hệ
thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh ngay từ sau cách
mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917), với sự ra đời của nhà nước xã
hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới Các nước tư bản chủ nghĩa đã luôn tìm
cách tiêu diệt nhà nước xã hội chủ nghĩa non trẻ này như: Cuộc tấn công và
can thiệp của 14 nước tư bản, đế quốc chống lại nước Nga xô viết (1918 -
1920), cuộc bao vây kinh tế và chính trị (1920 - 1939), đặc biệt là cuộc chiến
tranh xâm lược Liên Xô của chủ nghĩa phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới
thứ hai (22 - 6 - 1941) Mặc dù vậy, Liên Xô đã đánh bại mọi cuộc tấn công
của kẻ thù, luôn đứng vững và ngày càng phát triển lớn mạnh Cuộc xung đột
giữa hai hệ thống xã hội đối lập bắt nguồn từ mâu thuẫn lớn giữa giai cấp vô
sản và giai cấp tư sản trong thời đại ngày nay
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tuy rằng Liên Xô và các nước tư bản
Anh, Pháp, Mỹ đã liên minh chống lại chủ nghĩa phát xít, nhưng mâu thuẫn
giữa Anh, Pháp, Mỹ với Liên Xô chỉ tạm thời lắng xuống nhưng vẫn luôn luôn
tồn tại Khi chiến tranh chấm dứt, mâu thuẫn giữa các nước Đồng minh với
chủ nghĩa phát xít kết thúc thì mâu thuẫn giữa các nước Anh, Pháp, Mỹ với
Liên Xô lại nổi lên thành mâu thuẫn chủ yếu Đó cũng là một trong những
nguồn gốc sâu sa của Chiến tranh lạnh Mặt khác, từ Hội nghị Ianta (2 - 1945),
các nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã thỏa thuận phân chia phạm vi ảnh hưởng trong
đó chủ yếu là của Liên Xô và Mỹ trên phạm vi toàn thế giới Vì thế, Chiến
tranh lạnh cũng là kết quả của cuộc tranh giành và mở rộng phạm vi thế lực
giữa Mỹ và Liên Xô mà người ta thường gọi là “trật tự hai cực Ianta”
Mâu thuẫn và tranh chấp giữa Liên Xô và Mỹ còn phản ánh mâu thuẫn
tranh chấp về lợi ích dân tộc của mỗi cường quốc sau chiến tranh Chiến tranh
lạnh nổ ra cũng từ lợi ích riêng biệt của mỗi cường quốc Liên Xô và Mỹ sau
Trang 29chiến tranh Hay nói một cách khác, Chiến tranh lạnh cũng có nguồn gốc từ
chủ nghĩa dân tộc nước lớn với những quyền lợi riêng biệt của từng nước
Liên Xô và Mỹ
Với sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh, hai phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ
đứng đầu và xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu luôn đặt trong tình trạng
đối đầu Mỹ và Liên Xô ra sức chạy đua vũ trang để lôi kéo các nước đồng
minh làm cho tình hình thế giới trở nên hết sức cẳng thẳng Để chống lại Liên
Xô, chống lại các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và các nước có cao trào
giải phóng dân tộc, Mỹ đã ra sức thành lập các khối quân sự nhằm tập hợp
những lực lượng phản cách mạng đặt dưới sự chỉ huy của Mỹ
Bước đầu tiên trên con đường xây dựng các khối quân sự xâm lược là
“Hiệp định phòng thủ Tây bán cầu” ký giữa Mỹ và các nước chư hấu Mỹ ở
Hội nghị RiodoGianêrô (9 - 1947) Tiếp đó, Mỹ ra sức lôi kéo các nước đồng
minh thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1949 Thực
chất khối NATO là một công cụ trong chính bành trướng của Mỹ Vì vậy,
ngay sau khi thành lập nó đã chất chứa những mâu thuẫn nội bộ gay gắt
Trước tình hình đó, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã
thành lập tổ chức Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ Vacsava (1955)
nhằm giữ gìn anh ninh của các nước hội viên, duy trì hòa bình ở châu Âu và
củng cố hơn nữa tình hữu nghị và hợp tác vững bền giữa các nước thành viên
Sau khi thành lập, cả hai khối quân sự đều ra sức chạy đua vũ trang,
trang bị vũ khí hết sức hiện đại để tăng cường sức mạng của khối mình Mỹ
còn tiếp tục thành lập các liên minh quân sự ở khắp nơi trên thế giới để bao
vây Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Khối SEATO (1954), CENTO
(1959), ANZUS (1951) Mỹ thiết lập trên 2000 căn cứ quân sự, đưa hàng
chục vạn quân Mỹ đóng ở khắp nơi trên thế giới
Trang 30Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước Liên Xô và Mỹ đã lên đến đỉnh
điểm vào những năm 70 của thế kỷ XX Theo ước tính của các chuyên gia
quân sự thì chỉ cần phóng ra 1/2 kho vũ khí của Mỹ hoặc Liên Xô cũng đủ để
hủy diệt sự sống của con người và nền văn minh nhân loại
Như vậy, thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai không phải là một
thế giới bình yên mà là thế giới đầy biến động và luôn luôn bị đe dọa bởi
chiến tranh Thế giới bị tách làm đôi với hai khối nước tư bản chủ nghĩa và xã
hội chủ nghĩa không ngừng chạy đua vũ trang, tìm cách tiêu diệt nhau Nhân
loại luôn luôn bị đe dọa bởi nguy cơ chiến tranh Tình hình đó đã phản ánh
tính chất nóng bỏng và phức tạp của quan hệ quan hệ quốc tế Trong quan hệ
giữa các nước nổi bật lên là những mối quan hệ đồng minh quân sự bên cạnh
mối quan hệ toàn diện trên nhiều lĩnh vực Quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan
là một minh chứng
Đối với Đông Nam Á, là một khu vực thuộc địa truyền thống của các
nước thực dân phương Tây, Đông Nam Á trở thành mối quan tâm đặc biệt của
các nước Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Tuy nhiên, ý đồ và tham vọng của các nước đế quốc đối với khu vực chiến
lược này rất khác nhau Đối với Mỹ, trong những năm chiến tranh, quan điểm
của Mỹ là thúc giục các nước thực dân trao trả độc lập cho các thuộc địa với ý
đồ làm giảm vai trò của Anh, Pháp, Hà Lan ở Đông Nam Á và mở rộng ảnh
hưởng của Mỹ ra khu vực này Trong khi đó Anh lại ủng hộ Pháp quay trở lại
xâm lược Đông Dương Quan điểm này đi ngược với quan điểm của Mỹ, tuy
nhiên cuối cùng họ đã nhân nhượng với nhau để đạt tới thỏa thuận trong
những vấn đề quốc tế quan trọng và rộng lớn Tại hội nghị thượng đỉnh Ianta
(2 -1945), những đứng đầu ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã đi đến thỏa thuận
về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng trên thế giới sau chiến tranh Theo đó
Trang 31khu vực Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các
nước phương Tây
Ngày 15 - 8 - 1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện
Thời cơ giành độc lập của nhân dân các nước Đông Nam Á đã đến Tùy theo
hoàn cảnh mỗi nước và điều kiện lịch sử cụ thể, nhân dân các nước Đông
Nam Á đã vùng dậy đấu tranh giành độc lập, tự do Đông Nam Á trở thành
khu vực đầu tiên trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã diễn ra
những cuộc cách mạng giải phóng phóng dân tộc thắng lợi đưa đến việc thành
lập các quốc gia độc lập
Sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ, Hội nghị Giơnevơ về Đông
Dương được triệu tập với sự tham gia của ngoại trưởng các nước Liên Xô,
Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Việt Nam dân chủ cộng hòa, đại diện chính
quyền Sài Gòn, Campuchia, Lào Hiệp định Giơnevơ được kí kết (21 - 7 -
1954), với các điều khoản quy định đình chỉ chiến sự ở Đông Dương và tôn
trọng độc lập chủ quyền ở Việt Nam, Lào, Campuchia Bản tuyên bố chung
nêu rõ việc ngừng bắn đồng thời trên toàn chiến trường Đông Dương
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết (1954), Mỹ bắt đầu can thiệp
trực tiếp vào Đông Dương Nhằm đối phó với phong trào giải phóng dân tộc ở
Châu Á và mở rộng hệ thống căn cứ quân sự của Mỹ ở khu vực này, ngày 8 -
9 - 1954, tại manila (Philippin), đại biểu các nước Mỹ, Anh, Pháp, Otraylia,
Niudilan, philippin, Thái Lan và Pakixtan đã kí kết Hiệp ước phòng thủ Đông
Nam Á, thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) Liên minh quân
sự này có giá trị vô thời hạn, trong đó các nước tham gia cam kết phối hợp
hành động để chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng
dân tộc ở khu vực này Điều 4 của hiệp ước quy định việc can thiệp quân sự
nếu các thành viên bị bất cứ “nguy cơ đe dọa” nào Bản nghị định thư kèm
Trang 32theo Hiệp ước tuyên bố đặt Campuchia, Lào và miền Nam Việt Nam dưới sự
bảo hộ của SEATO, vi phạm nghiêm trọng hiệp định Giơnevơ năm 1954 về
Đông Dương Như vậy, tình hình khu vực Đông Nam Á trong thời kì này diễn
biến hết sức phức tạp
Những biến chuyển mới trong bối cảnh quốc tế và khu vực đã có ảnh
hưởng sâu sắc đối với mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong những
năm 1945 - 1975
2.1.2 Quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan trong những năm 1945 - 1975
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối và sự thất bại
của Nhật đã thấy rõ, những người Thái tự do đã ép buộc chính phủ phái dân
chủ do Pridi Phanômiông đứng đầu từ chức Mỹ đứng trước cơ hội đặc biệt
thuận lợi để gia tăng ảnh hưởng của họ đến Thái Lan Và họ không bỏ lỡ cơ
hội này, trong những năm 1945 - 1946, với tư cách là người bạn của nhân dân
Thái Lan, chính quyền Truman đã đưa tay cứu giúp nước này thoát khỏi
những rắc rối ngoại giao với Anh sau chiến tranh, đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi và giúp Thái Lan mau chóng được ra nhập Liên Hợp Quốc Bằng
việc cho vay và mua thiếc tồn kho giúp Thái Lan, Mỹ đã giúp nước này khắc
phục và vượt qua những khó khăn về kinh tế sau chiến tranh Vào những năm
1945 - 1946, dường như việc khuyếch trương ảnh hưởng của Mỹ ở Thái Lan
thông qua việc thắt chặt và gia tăng các quan hệ kinh tế - xã hội làm cho quan
hệ ngoại giao hai nước đứng trước một triển vọng sáng sủa
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân loại bước vào cuộc chiến
tranh mới - Chiến tranh lạnh Đó là thời kỳ mà “con người cần nhau, các
chính phủ cần cần nhau” [19; 1], các nước càng nhận ra lợi ích từ việc đẩy
mạnh các mối quan hệ chính, những mối quan hệ đã có Và trong nhiều năm,
Thái Lan đã chỉ chú trọng tới quan hệ duy nhất với Mỹ, bởi Thái Lan được
Trang 33biết đến như “một bang tiền tiêu” [19; 2] nằm ngoài lãnh thổ Mỹ trong cuộc
chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản
Sau khi “cứu” Thái Lan khỏi sự “trừng phạt” của các nước Đồng minh
Anh, Pháp vì tội tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai cùng với Nhật Bản, Mỹ
ngày càng lôi kéo được Thái Lan về phía mình, nhằm tạo ra một đồng minh
quan trọng ở Đông Nam Á lục địa
Trong khi đó, tình hình chính trị Thái Lan sau năm 1945 có nhiều biến
động Do sức ép của quần chúng nhân dân, Chính phủ phái dân chủ do Pridi
Phanômiông đứng đầu cầm quyền từ tháng 3 - 1946 nhưng chỉ tồn tại được 4
tháng Phibun Songgiam, cựu thủ tướng Thái Lan trong Chiến tranh thế giới
thứ hai đã làm cuộc đảo chính, lên làm Thủ tướng (4 - 1948) và thiết lập nền
độc tài quân sự ở Thái Lan Chính phủ Phibun thi hành chính sách đối nội
phản dân chủ và chính sách đối ngoại thân Mỹ Sau năm 1954, chính phủ
Thái Lan theo Mỹ đàn áp cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân
Đông Dương Đến Tháng 9 - 1954, Thái Lan đã chính thức tham gia vào tổ
chức quân sự do Mỹ lập nên ở Đông Nam Á (SEATO), cam kết “hành động
để đối phó với nguy cơ chung” [18; 317] và là thành viên rất tích cực của tổ
chức này
Chính sách phản động của Chính phủ Phibun đã vấp phải sự phản đối
của nhân dân và một bộ phận giới quân sự cùng phe phái đối lập Ngày 17 - 9
- 1957, một nhóm các tướng lĩnh do tướng Sarit Thanarat cầm đầu đã tiến
hành cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ Phibun, và lên làm Thủ tướng Thái Lan
(1959 - 1963) Chế độ độc tài quân sự chính thức được thiết lập và tồn tại ở
Thái Lan cho đến năm 1973 Sau đó, một Chính phủ dân sự do nhà vua chỉ
định được thành lập đứng đầu là giáo sư Sinia Thamasac Tuy nhiên, những
bất ổn về chính trị chưa chấm dứt trong những năm tiếp theo, các Chính phủ
Trang 34dân sự liên tiếp thay nhau cầm quyền trong một thời gian ngắn ngủi Tình
trạng này kéo dài đến tháng 10 - 1976
Tình hình bất ổn chính trị của Thái Lan không phải là trở ngại cho việc
Mỹ đẩy mạnh biến Thái Lan thành đồng minh thân Mỹ Nhằm tăng cường
ảnh hưởng của mình ở đây, Chính phủ Mỹ đã bênh vực, nâng đỡ cho Thái
Lan Mỹ đã tuyên bố công nhận phong trào “Thái tự do” là đại diện chính
thức của quốc gia này, và coi Thái Lan như một nước đồng minh Anh và
Pháp lúc bấy giờ bị kiệt quệ sau chiến tranh nên phải lệ thuộc vào Mỹ, đã
buộc phải nhượng bộ Mỹ trong vấn đề Thái Lan Hiệp ước Anh - Thái được
ký kết ngày 1 - 1 - 1946, với những điều khoản nhẹ nhàng hơn so với những
yêu cầu của Anh trước đây Theo Hiệp ước này, Thái Lan phải thực hiện
những yêu cầu sau: Cung cấp gạo dữ trữ cho Anh (không quá 1,5 tấn), phải
trả cho Anh vùng đất ở Bắc Mã Lai và Miến Điện mà Thái Lan chiếm trong
thời gian chiến tranh Về phần mình, Anh tuyên bố rút quân và lập lại quan hệ
ngoại giao với Thái Lan [18; 297]
Gần một năm sau Hiệp ước Anh - Thái, Hiệp ước Pháp - Thái được ký
kết (17 - 11 - 1946) với sự trung gian hòa giải của Mỹ Theo đó, Thái Lan
phải trả lại cho Pháp những vùng lãnh thổ ở Lào, Campuchia mà Thái Lan đã
chiếm trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời phải bồi thường những
thiệt hại của Pháp ở Thái Lan Chính phủ ĐoGon lập lại quan hệ ngoại giao
với Thái Lan và ủng hộ Thái Lan gia nhập Liên Hợp Quốc Tháng 11 - 1946,
Thái Lan trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc
Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy một năm sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, với sự hỗ trợ đắc lực của Mỹ và đường lối ngoại giao mềm dẻo,
Chính phủ Thái Lan đã lần lượt trao trả các vùng đất chiếm được trong chiến
tranh để giữ được chủ quyền đất nước và khôi phục quan hệ ngoại giao với
Trang 35các nước phương Tây Tuy nhiên, đổi lại Thái Lan đã ngả về lập trường thân
Mỹ và chống lại các chính phủ kháng chiến Đông Dương
Bước sang những năm 1960 - 1961, quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái Lan
bắt đầu bộc lộ những bất đồng khá nghiêm trọng Năm 1961, Kenedy quyết
định đẩy cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương sang một giai đoạn
mới với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Tuy nhiên, lúc đó, Mỹ cũng theo
đuổi chính sách đối ngoại lôi kéo các nước thế giới thứ 3 “trung lập” vào quỹ
đạo của nó nền đã giành được sự chú ý đặc biệt đến việc xác lập quan hệ gần
gũi với các chính phủ trung lập ở Lào và Campuchia Theo Mỹ, việc nắm các
nước này không chỉ là để mở rộng “các quốc gia tự do” Đông Nam Á mà còn
là cách thức để cô lập Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, cô lập cách
mạng Việt Nam Và điều này đã làm cho ý nghĩa của địa bàn Thái Lan bị
giảm sút Thái Lan trở thành “vùng quan tâm thứ 2”, “phòng tuyến thứ 2” [2;
43] trong chính sách chống phá cách mạng Việt Nam của Mỹ Vì thế, Thái
Lan mất đi cơ hội nhận giành các khoản viện trợ lớn của Mỹ Trước tình hình
đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Thái Lan, tướng Prapart đe dọa sẽ thực hiện
chính sách đối ngoại riêng của người Thái - chính sách Thaiist dựa vào “lịch
sử Thái, văn hóa Thái và lợi ích Thái” [2; 43] Thực chất đây là chính sách đối
ngoại không thân phương Tây của người Thái Tháng 8 - 1961, Thái Lan đã
cùng với Malaysia và Philippin lập ra Hội Đông Nam Á (ASA) với mục đích
khuyến khích các quan hệ gần gũi hơn về kinh tế - xã hội và văn hóa giữa các
nước trong khu vực
Mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Thái tuy có nhiều biến động song không
ngừng được hai bên cố níu giữ bởi mục tiêu đối ngoại chung: Chống chủ
nghĩa cộng sản, đảm bảo an ninh cho chế độ quân sự ở Thái Lan, liên minh
hai nước vẫn được duy trì Và cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam có tác
động trực tiếp đến quan hệ Mỹ - Thái
Trang 36Năm 1961, khi Mỹ tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền
Nam Việt Nam, Thái Lan bắt đầu được Mỹ lưu ý nhiều hơn Tháng 5 - 1961,
Phó Tổng thống Mỹ, Johnson đã cam kết rằng Mỹ sẽ bảo vệ Thái Lan khỏi
“sự xâm lược của chủ nghĩa cộng sản” [2; 45] Trong bài phát biểu trên
truyền hình Băng Cốc, ông ta nói rằng đối với người Mỹ không có gì quan
trọng hơn là sự toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan, Mỹ sẽ cố gắng viện trợ quân
sự và kinh tế cho Thái Lan [2; 45] Tháng 3 - 1962, Thanat Khoman đến Mỹ
đã mở đầu cho một giai đoạn liên minh chặt chẽ giữa hai nước Thắng lợi của
Pathet Lào trong cuộc đấu tranh tiến đến thành lập chính phủ liên hiệp lần 2
đã khiến cho Mỹ tính đến việc nắm lấy Thái Lan để lập ra phòng tuyến Tây
sông Mê Công Mỹ quyết định bỏ chính phủ Trung Lào để tiến hành chiến
tranh Đông Dương Vì thế, chỉ sau một tuần đàm phán, Dean Rusk và Thanat
Khonan đã mau chóng tìm được tiếng nói chung Ngày 6 - 3 - 1962, Thông
cáo Dean Rusk - Thanat Khonan đã được đưa ra Theo đó, “nước Mỹ coi
việc duy trì độc lập và chủ quyền của Thái Lan như một điều thiết yếu đối với
quyền lợi quốc gia của nước Mỹ và hòa bình thế giới” [2; 46] Mỹ đồng ý
phòng thủ Thái Lan chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa cộng sản mà không
cần chờ đợi một thỏa thuận với các thành viên khác của tổ chức hiệp ước
SEATO Kết quả này được David A.Wilson đánh giá là nhờ vào sự khéo léo
ngoại giao của Thái Lan biết “đổ nước đi mà vẫn giữ đứa bé lại” [2; 46]
Ngay trong đàm phán, ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk đã hứa là Mỹ sẽ
tiếp tục giúp đỡ và gia tăng cung cấp trang thiết bị cho các lực lượng quân đội
Thái Lan Các cố vấn Mỹ sau đó đã nhanh chóng đến Thái Lan huấn luyện
khả năng chống chiến tranh du kích cho lục quân Thái Trợ lý của ngoại
trưởng Mỹ về các vấn đề Viễn Đông, W.Averell Hariman cũng được cử đến
Băng Cốc để thảo luận về công cuộc phòng thủ Thái Lan Phía Thái Lan cũng
tỏ ra sốt sắng trong công việc tăng cường câu kết với Mỹ Điều này làm cho
quan hệ ngoại giao hai nước thêm gần gũi
Trang 37Trong sự cố kết gần gũi Mỹ - Thái những năm đầu thập niên 60 của thế
kỷ XX, đại sứ Mỹ ở Thái Lan, ông Kenneth Young và vợ ông ta, bà Patricia
cũng như một vai trò quan trọng Bằng các quan hệ cá nhân rộng rãi với các
cơ quan chính quyền Thái và bằng sự quan tâm đến vấn đề dân nghèo vùng
Đông Bắc Thái Lan, đại sứ Mỹ đã làm dịu bớt đi những ấn tượng xấu về
người Mỹ trong giới lãnh đạo Thái bởi những lần bất đồng ngoại giao và làm
môi giới để cố kết lại sự gần gũi trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước
Đến cuối năm 1963 cả Mỹ và Thái Lan đều có sự thay đổi người đứng
đầu chính phủ Song cả hai thủ lĩnh mới đều cam kết tiếp tục chính sách của
người tiền nhiệm Nếu Johnson tuyên bố “sẽ giữ cam kết của Mỹ từ Việt Nam
tới Beclin” [2; 47] thì Thanom cũng cam kết sẽ theo đuổi chính sách Sacrit
trong từng chi tiết cả đối nội lẫn đối ngoại
Tuy vậy, từ năm 1964 khi Mỹ sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam, thì
ý nghĩa chiến lược của Thái Lan đối với người Mỹ cũng có sự thay đổi Việc
Mỹ quyết định mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam và sang
Lào đã hướng cho Mỹ nghĩ tới Thái Lan như một căn cứ hậu cần và căn cứ cho
các cuộc không kích của quân đội Mỹ Với hy vọng tranh thủ viện trợ của Mỹ,
chính phủ Thanom đã tích cực ủng hộ mong muốn đó của Mỹ, cho phép Mỹ
xây dựng các căn cứ không quân trên đất Thái và xích lại gần Mỹ hơn
Như vậy, diễn biến của cuộc chiến tranh Việt Nam những năm 1964 -
1965, đã tạo cơ hội cho sự cố kết mối liên minh của Mỹ với Thái Lan Chính
phủ Mỹ nhìn nhận Thái Lan như một người bạn đồng minh, một công cụ phục
vụ cho cuộc chiến tranh Việt Nam
Đến năm 1965, Mỹ và Thái Lan lại tiếp tục ký một hiệp ước phòng thủ
bí mật để củng cố thêm mối liên minh của hai nước Sau hiệp ước đó, quan hệ
Mỹ - Thái ngày càng trở nên nhộn nhịp và được thắt chặt hơn Đầu tiên là
chuyến thăm Thái Lan của Phó Tổng thống Mỹ Hubert Hamphrey ngày 13 - 2
Trang 38- 1966 Tiếp đó, từ ngày 27 đến ngày 29 - 10 - 1966, Tổng thống Mỹ Johnson
cũng đến Thái Lan Qua chuyến thăm của Johnson đã thắt chặt hơn mối quan
hệ cá nhân với hai nhân vật quan trọng nhất của vương quốc Thái Lan là nhà
vua Phumiphon và Thủ tướng Thanom Về phía Thái Lan, cũng lần lượt cử
các nhân vật cao cấp đến Mỹ với mục tiêu cố kết quan hệ bền chặt hơn giữa
hai nước Tháng 6 năm 1967, vua Phumiphon tiến hành chuyến thăm Mỹ Sau
đó, Thủ tướng Thanom cũng có chuyến thăm Oasinhton (3 - 1968)
Qua các cuộc gặp gỡ, các chuyến thăm cấp cao mà nhiều hiệp ước đã
được ký kết giữa Thái Lan và Mỹ Ngoài hiệp ước bí mật năm 1965, hai nước
còn ký Hiệp ước hữu nghị về kinh tế (29 - 5 - 1966) Trong hiệp ước, cả hai
bên cam kết sẽ gia tăng các quan hệ kinh tế trên cơ sở liên minh chặt chẽ về
quan hệ chính trị và quân sự
Mối quan hệ Mỹ - Thái trên lĩnh vực ngoại giao có sự thay đổi tùy theo
những diễn biến của cuộc chiến tranh mà Mỹ đang tiến hành ở Việt Nam Sau
chiến dịch mùa khô lần thứ 2 (1966 - 1967), cách mạng Việt Nam đã phát
triển thêm một bước mới Mỹ rơi vào tình trạng không có khă năng giành
thắng lợi trong cuộc chiến tranh Việt Nam Vì thế, Mỹ đã kêu gọi sự tham
chiến của quân đồng minh và quân chư hầu Trước tình hình đó, Thái Lan đã
thực hiện chính sách đối ngoại 2 mặt Một mặt, nó tiếp tục liên kết về chính
trị và hợp tác quân sự với Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam Mặt khác, do
nhận thức rằng Mỹ không hẳn là một nhân tố hoàn toàn đảm bảo an ninh và
phát triển cho Thái Lan và lo sợ sự phát triển của phong trào cách mạng Đông
Dương nên giới lãnh đạo Thái đã tìm phương pháp dự phòng khác nhằm cố
kết các quốc gia phi cộng sản khác trong khu vực Kết quả là, tháng 8 - 1967,
Thái Lan cùng 4 nước trong khu vực bao gồm Inđônêxia, Malaysia, Philippin
và Singapo đã thành lập ra Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Đây là tổ chức khu vực đầu tiên ở Đông Nam Á, được ra đời trên cơ sở sự tự