1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp giảng dạy từ tình thái và quán ngữ tình thái cho sinh viên quốc tế ở trình độ nâng cao

114 274 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Từ thực tiễn giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho sinh viên quốc tế ở trình độ nâng cao sau 500-700 giờ lên lớp cũng như tình hình nghiên cứu lí luận chung về tì

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ người hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Thiện Nam – người đã đưa ra những định hướng ban đầu và những chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn Tôi cũng chân thành cảm ơn những góp ý sâu sắc của GS.TS Đinh Văn Đức cho luận văn này Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong Khoa Ngôn ngữ học – trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học cao học

Luận văn này cũng sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp ở Khoa Việt Nam học và tiếng Việt trong quá trình khảo sát, lấy tư liệu thực tế Nhân đây, tôi xin được gửi lời cảm

ơn tới các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Hà Nội, tháng 6 năm 2015

Tác giả luận văn

Phan Thanh Sơn

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình nào khác

Tác giả luận văn

Phan Thanh Sơn

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Bố cục của Luận Văn 5

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 7

1.1 Tình thái và từ tình thái trong Tiếng Việt hiện nay 7

1.2 Quán ngữ tình thái - Khái niệm cơ bản 15

1.3 Phát ngôn tình thái 19

1.4 Lai lịch vấn đề 21

1.5 Dạy từ tình thái (các sách) 23

CHƯƠNG 2 TỪ TÌNH THÁI VÀ DẠY TỪ TÌNH THÁI Ở TRÌNH ĐỘ NÂNG CAO 29

2.1 Từ tình thái và cách dạy từ tình thái ở trình độ nâng cao 29

2.1.1 Mô tả 29

2.1.2 Một số hiện tượng điển hình và cách dạy 31

2.2 Tiểu kết 49

CHƯƠNG 3 QUÁN NGỮ TÌNH THÁI VÀ DẠY QUÁN NGỮ TÌNH THÁI Ở TRÌNH ĐỘ NÂNG CAO 51

3.1 Quán ngữ tình thái và cách dạy quán ngữ tình thái ở trình độ nâng cao 51

3.1.1 Mô tả 51

3.1.2 Một số trường hợp điển hình và cách dạy 57

3.2 Phương pháp dạy liên quan đến yếu tố tình thái 68

3.3 Một thiết kế thử nghiệm 78

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 86

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ thực tiễn giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho sinh viên quốc tế ở trình độ nâng cao (sau 500-700 giờ lên lớp) cũng như tình hình nghiên cứu lí luận chung về tình thái, từ tình thái và quán ngữ tình thái, sự đa dạng phức tạp nội tại vốn có của nó, cho chúng ta thấy, để hiểu rõ và sử dụng đúng từ tình thái, quán ngữ tình thái trong hành chức là việc không hề đơn giản đối với sinh viên quốc tế Đặc biệt hơn nữa khi đây là một hiện tượng ngôn ngữ “được biểu thị xuyên thấm qua nhiều cấp độ ngôn ngữ khác nhau, từ ngữ điệu đến trật tự từ, từ các phương tiện từ vựng đến các phương tiện ngữ pháp, từ những thành tố thuộc bậc câu đến các thành tố thuộc bậc trên câu, bậc dưới câu…Và các ý nghĩa tình thái nhiều khi đan bện vào nhau làm thành một phổ liên tục, không dễ gì qui hoạch thành những kiểu loại, những bình diện rõ ràng ” ( Nguyễn Văn Hiệp –

Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ Tạp chí Ngôn ngữ, số 8 –

2007.)

Tình thái trong ngôn ngữ học phản ánh khá rõ nét văn hóa trong chính ngôn ngữ của mỗi dân tộc, tình thái bộc lộ rõ nhất trong ngôn ngữ nói, khẩu ngữ sử dụng hàng ngày Có thể nói, nắm vững và sử dụng thuần thục hệ thống từ tình thái, quán ngữ tình thái của người bản ngữ là chìa khóa để thâm nhập vào cánh cửa văn hóa mới, tiếng Việt cũng không nằm ngoài quy luật đó Tất nhiên việc này đòi hỏi một quá trình cần thiết có nhiều trải nghiệm nhưng nó cũng là động lực giúp sinh viên quốc tế có được “cảm giác” thâm nhập vào sâu hơn nền văn hóa mới hay đơn thuần chỉ là cảm giác được thấy mình thực sự “giỏi” hơn, gần gũi với người bản ngữ và ngôn ngữ mà mình đang tri nhận Sử dụng tốt tình thái

Trang 5

chẳng những tạo được sự hấp dẫn trong câu chuyện mà còn làm cho người tham gia cảm thấy ngạc nhiên, phấn khích

Việc hiểu rõ về tình thái, từ tình thái và quán ngữ tình thái cũng giúp người nghiên cứu có thể so sánh, mô hình hóa để đưa ra những cách giải thích dung dị

dễ hiểu hơn đối với một vấn đề còn khá nhiều ý kiến và phức tạp không chỉ với sinh viên quốc tế học tiếng Việt

Với nhận thức đó, chúng tôi thực hiện đề tài Phương pháp giảng dạy từ tình thái và quán ngữ tình thái cho sinh viên quốc tế ở trình độ nâng cao với

mong muốn khiêm tốn là có những đóng góp thêm về lí luận và ứng dụng giảng dạy trong thực tiễn

2 Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu về từ và quán ngữ tình thái đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm đến, từ lí thuyết chung cho đến lí giải một số vấn đề cụ thể… Có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp, trước đó một chút là Đinh Văn Đức, Đỗ Hữu Châu,Nguyễn Thiện Giáp, Cao Xuân Hạo gần đây có nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Hà

Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, tình thái nói chung và từ tình thái, quán ngữ tình thái nói riêng bắt đầu bước vào giai đoạn mới, được chú ý hơn cùng với sự quan tâm hơn đến ngôn ngữ học chức năng và ngữ dụng học

Từ quan điểm của Jespersen về tình thái, quan điểm hai thành phần cơ hữu của Bally hay quan điểm của Chomsky, Fillmore…đều có những nét tương đồng

và dị biệt, đó cũng là một lẽ tất nhiên trong công tác nghiên cứu khoa học nhưng ngược lại cũng là nguồn động viên cho những người nghiên cứu mới mạnh dạn bước vào địa hạt khó khăn này

Trang 6

Tuy nhiên có một thực tế là chưa có nhiều công trình đi sâu vào ứng dụng phương pháp giải thích cách dùng hay giải thích nghĩa trong việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ Chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn trong phần cơ sở lí thuyết của

đề tài này

3 Mục đích nghiên cứu

Với tính chất là một bộ phận quan trọng thường được sử dụng trong khẩu ngữ-ngôn ngữ nói hàng ngày, một bộ phận tự nhiên đối với bất kì người bản ngữ nào,việc hiểu và sử dụng tốt chúng là việc mà mỗi sinh viên nước ngoài đều cần phải và mong muốn đạt được trong quá trình thụ đắc một ngoại ngữ

Một là khảo sát những từ tình thái và quán ngữ tình thái thường dùng nhất trong giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài

Hai là đưa ra một sự phân biệt tương đối đơn giản giữa từ tình thái và quán ngữ tình thái thường gặp trong giảng dạy tiếng Việt

Ba là đưa ra một cách lí giải hữu hiệu hơn, đơn giản hơn cho từ tình thái và quán ngữ tình thái trong hành chức, làm rõ giá trị cũng như tầm quan trọng của

từ và quán ngữ tình thái trong giao tiếp và trong giảng dạy tiếng Việt

Nghiên cứu từ tình thái và quán ngữ tình thái cũng không ngoài mục đích giúp sinh viên quốc tế hiểu rõ và dễ dàng hơn trong việc nắm bắt hay sử dụng từ hay quán ngữ tình thái trong giao tiếp hàng ngày

Hơn nữa hiểu rõ, hiểu đúng và sử dụng thành thạo từ tình thái, quán ngữ tình thái giúp sinh viên “xâm nhập” sâu hơn vào văn hóa cũng như ngôn ngữ trong quá trình thụ đắc, đồng thời nâng cao khả năng sử dụng khẩu ngữ trong giao tiếp Thiết nghĩ, ngày nay, việc ứng dụng lí luận ngôn ngữ học vào giải quyết những vấn đề tương đối cụ thể cũng đem lại những hiệu quả nhất định trong đổi

Trang 7

mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường nói chung và giảng dạy tiếng Việt

và văn hóa Việt Nam cho sinh viên quốc tế nói riêng

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Những từ tình thái, quán ngữ tình thái xuất hiện tương đối phổ biến trong khẩu ngữ, thể hiện qua hội thoại trong một số cuốn giáo trình tiếng Việt, tập bài giảng mà chúng tôi thường sử dụng hàng ngày trong quá trình giảng dạy cho sinh viên nước ngoài ở trình độ nâng cao và một số tư liệu bên ngoài Từ và quán ngữ tình thái ở đây được chúng tôi chọn lựa với tiêu chí chung nhất đơn giản nhất, bỏ qua những tiêu chí lí thuyết có tính kinh viện không thích hợp với đối tượng mà chúng tôi hướng đến là sinh viên nước ngoài – những người cần một

sự diễn đạt gần gũi và đơn giản, hiệu quả nhất.Tư liệu chính bao gồm:

- Giáo trình Thực hành Tiếng Việt B (Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Khánh Hà, Phạm Như Quỳnh)

- Giáo trình Thực hành Tiếng Việt C

- Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài) Quyển 1 – Nguyễn Thiện Nam

- Tiếng Việt cho người nước ngoài - Trịnh Đức Hiển

- Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài Quyển 1 – Nguyễn Việt Hương

- Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài Quyển 2 – Nguyễn Việt Hương

- Giáo trình Tiếng Việt dành cho người nước ngoài 4 – Nguyễn Văn Huệ

- Tập bài giảng Tiếng Việt cao cấp – Trần Nhật Chính (lưu hành nội bộ)

Trang 8

Khảo sát này dành cho những đối tượng là người học từ trung cấp đến nâng cao, dựa trên tiêu chí đánh giá số lượng giờ học từ 500 – 700 giờ để có cái nhìn mang tính so sánh cũng như xem xét, đề xuất một số cách giải thích đơn giản, rút

ra nhận định về tần suất xuất hiện của từ tình thái và quán ngữ tình thái tiếng Việt

5 Phương pháp nghiên cứu

- Khảo sát, xử lí tư liệu

- Thủ pháp phân tích ngữ cảnh

- Thủ pháp đơn giản hóa (symplification)

- Thủ pháp đối lập tương phản có – không

- Thủ pháp đồng nghĩa cú pháp (Syntax synonymy)

6 Bố cục của Luận Văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1 Tổng quan

1.1 Tình thái và từ tình thái trong tiếng Việt hiện nay

1.2 Quán ngữ tình thái – khái niệm cơ bản

1.3 Phát ngôn tình thái

1.4 Lai lịch vấn đề

1.5 Dạy từ tình thái (các sách)

Chương 2 Từ tình thái và dạy từ tình thái ở trình độ nâng cao

2.1 Từ tình thái và cách dạy từ tình thái ở nâng cao

2.1.1 Mô tả

2.1.2 Một số hiện tượng điển hình và cách dạy

2.2 Tiểu kết

Trang 9

Chương 3 Quán ngữ tình thái và dạy quán ngữ tình thái ở trình độ nâng cao 3.1 Quán ngữ tình thái và cách dạy quán ngữ tình thái ở nâng cao

3.1.1 Mô tả

3.1.2 Một số trường hợp điển hình và phương pháp

3.2 Phương pháp dạy liên quan đến yếu tố tình thái

3.3 Một thiết kế thử nghiệm

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tình thái và từ tình thái trong Tiếng Việt hiện nay

Nhìn chung các quan niệm từ xưa đến nay vẫn coi tình thái vốn là một khái niệm liên quan đến ngữ nghĩa của câu, nghĩa là thuộc địa hạt cú pháp Theo đó, nghĩa của câu truyền thống được chia ra hai lớp: lớp nghĩa ngôn liệu (dictum) gắn với việc miêu tả nội dung mệnh đề và lớp nghĩa tình thái (modus) gắn với việc đối chiếu nội dung ngôn ngữ với thực tại qua thái độ của người nói.[8, tr 242,243] Mỗi ngôn ngữ có một hệ thống từ ngữ dùng để biểu đạt các liên hệ tình thái của câu trên cơ sở của chất liệu ngôn ngữ từng loại hình Với các ngôn ngữ biến tố thì dạng thức nhân xưng của động từ là phương tiện rất quan trọng, còn với ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt thì hệ thống các từ tình thái lại đảm trách công năng này Do bản chất ngữ pháp có những khía cạnh rất riêng biệt cho nên

có thể và cần phải xếp từ tình thái thành một phạm trù ngang hàng với phạm trù thực từ và hư từ Tuy rằng, phạm trù này chỉ bao hàm vài tập hợp nhỏ như: tiểu

từ, trợ từ, thán từ

Tiêu biểu cho các tác giả trực tiếp quan tâm khảo sát vấn đề tình thái thể hiện qua những bài viết đăng trên tập chí Ngôn ngữ như:

Lê Đông (1991) “Ngữ nghĩa – ngữ dụng của hư từ Tiếng Việt: ý nghĩa đánh

giá của các hư từ”

Nguyễn Minh Thuyết (1995) “Các tiền phó từ chỉ thời – thể trong Tiếng

Việt”

Phạm Hùng Việt (2001) “Vấn đề tình thái với việc xem xét chức năng ngữ

nghĩa của trợ từ Tiếng Việt”

Trang 11

Lê Đông – Nguyễn Văn Hiệp (2003) “Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ

học”

Hoàng Trọng Phiến trong Ngữ pháp Tiếng Việt – câu (1980) thì nhận xét tình

thái là phạm trù ngữ pháp của câu ở dạng tiềm tàng Tình thái có mặt trong tất cả các kiểu câu Điều này thể hiện ở chỗ câu có giá trị thời sự, nó có tác dụng thông báo một điều mới mẻ Qua đó, người nghe hiểu rằng người nói có thái độ thế nào với hiện thực

Chia sẻ quan điểm trong một bài viết bàn về khái niệm tình thái (1988), với

Hoàng Tuệ “Tình thái là một khái niệm trong sự phân tích theo cách nhìn tìm

đến thái độ của người nói trong hoạt động phát ngôn tức cũng là tìm đến tác động ngữ dụng, tác động mà người nói muốn tạo ra ở người nghe trong thực tế hoạt động ngôn ngữ.”

Ở một mức khái quát cao, Cao Xuân Hạo cho rằng tình thái của câu được biểu thị trong cấu trúc cú pháp cơ bản (mà tác giả gọi là cấu trúc Đề - Thuyết) gồm có:

- Nhận định của người nói về giá trị chân ngụy của điều được nói ra trong câu (khẳng định, phủ định, ngờ vực, nêu rõ phạm vi giới hạn và điều kiện của tính chân lý)

- Về tính khả năng hay tất yếu của điều đó (có thể hay không có thể, tất nhiên hay không tất nhiên, mức độ cao hay thấp của tính khả năng, tính tất yếu)

- Cách đánh giá của người nói đối với sự tình được truyền đạt (đáng mừng hay đáng tiếc, đáng hi vọng hay e ngại…)

- Sự giới thiệu của người nói về tính chất của câu nói (tính thành thực, đơn giản, áng chừng hay chính xác )

Trang 12

- Mối quan hệ giữa câu nói với tình huống đối thoại hay đối với ngôn cảnh và nhiều nội dung khác thuộc lĩnh vực lô-gic và siêu ngôn ngữ

Mặc dù các diễn đạt của các tác giả không giống nhau, song nhìn chung cách hiểu tình thái là một phạm trù ngữ nghĩa – chức năng phản ánh mối quan hệ, thái

độ, cách đánh giá của người nói đối với nội dung của phần còn lại trong câu là cách hiểu được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận nhất

Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi xin tổng kết thành mấy điểm chính như sau về vấn đề tình thái:

- Tình thái cùng với nội dung mệnh đề là hai thành phần cần thiết tạo nên cấu trúc ngữ nghĩa của câu, góp phần thực tại hóa câu và gắn câu với điều kiện giao tiếp hiện thực

- Tình thái là một phạm trù rộng lớn thể hiện thái độ, những cách đánh giá khác nhau của người nói đối với nội dung mệnh đề, với người đối thoại và với các nhân tố khác của ngữ cảnh liên quan đến sự tình được phản ánh

- Tình thái cần được nhìn nhận, xem xét, nghiên cứu như một phạm trù mang tính phức thể, nhiều phương diện tác động lẫn nhau và liên hệ một cách chặt chẽ với các phạm trù ngữ nghĩa – chức năng cũng như với các phạm trù của ngữ dụng học Theo cách nhìn này, khi nghiên cứu tính tình thái, chúng ta phải tính đến sự tương tác phức tạp của bốn nhân tố trong quá trình giao tiếp: người nói, người đối thoại, nội dung của phát ngôn và thực tế

Nội dung, ý nghĩa cụ thể của tình thái rất đa dạng nhưng phần lớn đều trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến các trạng thái nhận thức, đánh giá, thái độ, tâm lý, tình cảm của người nói

Từ tình thái là một mảng trong từ loại đối lập với thực từ và hư từ Theo Đinh Văn Đức, từ loại cũng nằm trong mô hình tam phân giữa thực từ, hư từ và tình

Trang 13

thái từ Trong đó tình thái từ là một đỉnh Tuy nhiên, tình thái từ có một cương vị ngữ pháp riêng biệt và không nằm trong phạm vi của hư từ Như vậy, tình thái từ không đơn giản cũng là hư từ theo nhận thức truyền thống, phàm từ nào không phải là thực từ thì là hư từ

Hiện nay, từ tình thái tiếng Việt được hiểu như một khái niệm rộng hơn – khái niệm chức năng tình thái Từ đó, trên khía cạnh nghĩa học và dụng học giúp

ta hiểu sâu hơn về những đặc trưng của từ tình thái tiếng Việt Từ tình thái là những từ công cụ nghĩa học trong câu nhằm thực tại hóa những đích ngôn trung của câu Nó đồng thời biểu đạt tình cảm, thái độ, cách thức nhận xét, cách thức đánh giá của người nói với nội dung mệnh đề trong mối liên hệ với thực tại, trong một số trường hợp khác, một sổ tiểu từ tình thái cũng có vai trò làm dấu hiệu tường minh đánh dấu đích ngôn trung của phát ngôn.[8,tr.139] Khái niệm

tình thái thực sự được khảo sát kĩ càng từ Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt sơ

khảo ngữ pháp chức năng Theo Cao Xuân Hạo, tình thái có hai loại: tình thái

của hành động phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn Cái thứ nhất thuộc bình diện ngữ dụng, cái thứ hai thuộc bình diện ngữ nghĩa Tình thái của hành động phát ngôn thuộc về ngữ dụng, nó phân biệt các lời nói về phương diện, mục tiêu, tác dụng trong giao tiếp, bao gồm cả sự khu biệt các loại câu như: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến đã được ngữ pháp hóa, còn những câu khác cũng thuộc phạm vi này đó là câu có giá trị ngôn trung được đánh dấu như câu xác nhận, câu bắt buộc, câu ngôn hành Tình thái thứ hai là tình thái của lời phát ngôn thì thuộc phạm vi nghĩa học Cao Xuân Hạo cho rằng, tình thái này thuộc nội dung được truyền đạt hay yêu cầu truyền đạt trong các câu trần thuật hay câu hỏi, nó liên quan đến thái độ người nói hay nội dung điều mình nói ra, nó liên quan đến nội dung quan hệ sở thuyết hoặc sở đề

Trang 14

Trong tiếng Việt các phương tiện tình thái được thay bằng việc dùng các phụ

từ tình thái quay xung quanh động từ và tính từ vị ngữ, nó có cả phương tiện từ vựng và phương tiện ngữ âm Ngoài Cao Xuân Hạo một số tác giả khác cho rằng: số lượng tiểu từ tình thái tuy nhỏ nhưng tần số xuất hiện lớn, nó có nhiều hạng mục, có những từ tình thái chuyên dùng, có những phụ từ tình thái và những tiểu từ tình thái dứt câu Chúng tôi đồng ý với Đinh Văn Đức khi ông cho rằng khó có thể chia sẻ vì xuất phát từ quan hệ chức năng của hai phạm trù này với tư duy, trong cách thức phản ánh của người bản ngữ thì chúng khác nhau về bản chất Trong phạm vi chức năng thì cả hai cũng rất khác nhau trong hoạt động

Trong câu hay cấu trúc ngữ pháp hầu như hư từ không vắng mặt, tấn số xuất hiện cao mặc dù chúng là một tập hợp không lớn về số lượng Khác với thực từ,

ý nghĩa hư từ thiên hẳn về tính chất ngữ pháp Hư từ ít tham gia biểu niệm, nó là phương tiện dùng để phân xuất các hình thức tri nhận thành khái niệm và biểu đạt mối quan hệ giữa khái niệm với khái niệm trong tư duy Bản chất đó quy định khả năng cú pháp của các hư từ, chúng không làm trung tâm đoản ngữ, đôi khi có thể làm thành tố phụ một cách giới hạn trong đoản ngữ, còn trong đa số trường hợp, hư từ được dùng làm yếu tố để liên kết cú pháp, kết hợp từ trong ngữ lưu dưới dạng các cấu trúc ngữ pháp Bản chất đó cũng quy định chức năng của hư từ ở trong câu: hư từ không có khả năng độc lập tạo ra câu và cũng không làm thành phần câu [8, tr.237,238] Các từ loại hư từ thường gặp nhất là: liên từ, giới từ, quán từ Trong tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn lập, danh sách hư từ có tăng lên vì đây là những ngôn ngữ thiên về phân tích tính

Tình thái từ là một tập hợp từ cũng không lớn về mặt số lượng (thường là các trợ từ và thán từ) nhưng tập hợp này lại có một đặc trưng rất riêng về bản chất

Trang 15

ngữ pháp ngữ nghĩa Tình thái từ không có ý nghĩa từ vựng và cũng không có ý nghĩa ngữ pháp theo cách hiểu truyền thống về hư từ Ở trong câu tuy chúng có

bị chi phối bởi các quy tắc kết học nhưng vị trí và sự di chuyển của chúng cho thấy từ loại này thiên về công cụ của nghĩa học nhiều học [8,tr.238] Ý nghĩa của các từ tình thái tập trung vào việc diễn đạt tình cảm, thái độ của người nói trong mối quan hệ với nội dung của câu và sự đối chiếu với thực tại, nhờ đó tình thái

từ góp phần quan trọng vào việc hình thành mục đích phát ngôn của các câu Đây chính là luận điểm mà chúng tôi hướng tới bởi hơn ai hết, điều mà sinh viên nước ngoài nào khi tri nhận một ngoại ngữ đều là nắm được cách dùng cũng như mục đích sử dụng của ngôn ngữ đó Bản chất này quy định sự độc lập của tình thái từ đối với các cấu trúc ngữ pháp, sự cơ động vị trí của chúng trong phát ngôn như một tác tử ngữ nghĩa, cho thấy chúng có mối quan hệ đặc biệt với cả cấu trúc phán đoán hơn là với từng khái niệm riêng biệt trong tư duy Việc thiết lập mối liên hệ giữa người nói và từ loại này khiến cho tình thái từ trở thành mối quan tâm đặc biệt của nghĩa học và dụng học Bản chất nghĩa của từ loại này cũng quy định rằng, tình thái từ không tham gia vào cấu trúc đoản ngữ và cũng không có khả năng làm thành phần câu

Từ tình thái thường được biết đến với hai loại: từ tình thái chuyên dụng và từ

tình thái lâm thời Từ tình thái chuyên dụng như: à, ư, nhỉ, nhé, a, ấy… đó là

những tiểu từ chuyên dụng đồng thời cũng có những từ tình thái lâm thời như:

đang, từng, cũng, vẫn, đều, lại… Cao Xuân Hạo cho rằng, có từ tình thái chuyên

dụng cũng như các phụ từ tình thái và những tiểu từ tình thái, cũng có người xếp tiểu từ tình thái vào hư từ như Nguyễn Anh Quế, coi nó là công cụ lớn trong tạo câu nhưng để nó trong khuôn khổ hư từ Lê Đông thì cho rằng: các phương tiện tình thái thể hiện những nhóm sắc thái đan bện vào nhau Chúng tôi thấy rằng,

Trang 16

nhóm tiểu từ tình thái cuối câu vẫn là quan trọng nhất, nó thực tại hóa câu nên thường được nhìn nhận trên phương diện lời nói chứ không phải trên phương diện ngôn ngữ Tiểu từ tình thái ít được quan tâm, nghiên cứu trong câu trúc câu, các tiểu từ tình thái tiếng Việt rất phức tạp, có nhiều tiểu lớp ngữ nghĩa đan xen với nhau và khó bóc tách Để có một sự phân loại chi tiết là rất khó và ngay cả việc muốn xác lập một khung miêu tả cũng không đơn giản

Các tiểu từ tình thái là loại phương tiện biểu thị cho quan hệ tình thái trong tiếng Việt, về ngữ pháp, nó thường đứng ở cuối câu đơn, còn trong câu phức, nó thường đứng cuối một vế Tiểu từ tình thái không có nghĩa từ vựng trong nghĩa biểu hiện ít dùng độc lập, cũng có những người loại thán từ ra khỏi khu vực này Tiểu từ tình thái cuối câu mang nhiều khía cạnh khác nhau Nó phức tạp hơn ở chỗ, một từ có nhiều nét nghĩa khác nhau gắn với ngữ cảnh Nội dung thông báo

có tính miêu tả trong câu bao giờ cũng gắn với ít nhất một tình thái nhất định Câu nào cũng phải có ý nghĩa tình thái Tuy ý nghĩa tình thái không chỉ ra ý nghĩa chỉ sự vật hiện tượng nào đó trong thực tại nhưng nó có tác dụng quan trọng, nó hàm ẩn, thể hiện tâm lý thái độ, tình cảm của người nói khi hỏi nghĩa của nó là gì cũng không đơn giản trong khi giải thích Đứng trước một sự tình thì

ở đây là tình cảm, là thái độ, là cách thức của người nói, tất cả những từ tình thái

đó có thể bỏ đi mà không ảnh hưởng đến nghĩa của câu Tuy nhiên, sự có mặt của nó là rất cần thì mới thỏa mãn sự đánh giá

Như đã nói, trong tiếng Việt việc sử dụng các từ tình thái có hai hiện tượng: những từ tình thái chuyên dụng và những từ tình thái lâm thời (do một số từ thuộc từ loại khác kiêm nhiệm) Trước hết, nói về các từ tình thái chuyên dụng

thường gặp là: à, ư, nhỉ, nhé, a, ạ, ấy, với, thế, nào, đâu, vậy, hẳn, chắc, chăng,

Trang 17

mà, cơ, chứ, đâu, thôi, đã, đi, hả, ơi, ôi, sao… Có một số trường hợp là song tiết

như: cơ chứ, mà lại, than ôi, hỡi ôi, vậy ư, mà thôi, thế à, cơ à, cơ mà…

Ý nghĩa chung của các từ tình thái này là diễn đạt mối quan hệ giữa người nói

và thực tại trong các phát ngôn có tính thông báo (câu) Các tiểu từ tình thái chuyên dụng có thể được phân loại theo vị trí trong phát ngôn (đầu câu, cuối câu) hoặc cũng có thể phân loại theo chức năng tình thái:

- Các tiểu từ biểu đạt ý nghĩa tình thái trong mối quan hệ với mục đích phát ngôn biểu thị cảm xúc của người nói

- Các trợ từ biểu đạt ý nghĩa tình thái với mục đích nhấn mạnh tăng cường Ngoài những từ tình thái chuyên dụng trong tiếng Việt còn có các từ tình thái lâm thời, đó là kết quả hiện tượng gọi là chức năng hóa, có nguồn gốc sâu hơn trong cách thức phản ánh của người bản ngữ trên chất liệu cụ thể của tiếng Việt Các từ tình thái lâm thời được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp khiến ngữ dụng học quan tâm rất nhiều đến phương diện này

Trong ngôn ngữ, vấn đề tình thái cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm

từ rất lâu Các công trình nghiên cứu về tình thái chủ yếu xoay quanh những nội dung như: phạm trù tình thái, các loại hình tình thái, những ý nghĩa tình thái được phản ánh trong các ngôn ngữ, các phương tiện diễn đạt

Tình thái là sự nhìn nhận, đánh giá thái độ của người nói mà câu đề cập đến: khẳng định tính đúng đắn chân thực của sự việc, phỏng đoán sự việc với thái độ tin cậy cao hoặc thấp, đánh giá mức độ hay số lượng của một phương diện nào

đó trong sự việc, xác định sự việc là có thực hay chỉ là khả năng giả thiết

Trong giới Việt ngữ học, vấn đề tình thái được chú ý quan tâm nghiên cứu hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp Đại diện cho nhóm tác giả nghiên cứu gián tiếp về

vấn đề tình thái có Nguyễn Kim Thản (1977) trong “Nghiên cứu ngữ pháp Tiếng

Trang 18

Việt” khi phân loại các loại từ trong Tiếng Việt đã cho rằng có một số động từ

tình thái (như: toan, muốn, hòng…) và trợ từ phục vụ cho sự biểu thị thái độ của người nói (như: ạ, cơ, vậy, mà, đấy, đấy thế…) Hay Lê Cận – Phan Thiều (1983) trong “Giáo trình ngữ pháp Tiếng Việt” có xác định, miêu tả tình thái từ trong

hệ thống từ loại tiếng Việt Đinh Văn Đức (2001) trong “Ngữ pháp Tiếng Việt –

từ loại” đã nhận định “tình thái vốn là một khái niệm về ngữ nghĩa của câu, nghĩa là thuộc địa hạt cú pháp” Còn Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn

Hiệp (1998) với “Thành phần câu Tiếng Việt” đã trình bày các phương tiện

ngôn ngữ dùng để biểu thị tình thái trong tiếng Việt Ngoài ra, Diệp Quang Ban

và Hoàng Văn Thung trong Ngữ pháp Tiếng Việt (2000) cũng nêu vấn đề về tình thái từ Theo đó, tình thái từ “là tiểu từ chuyên dùng biểu thị ý nghĩa tình thái

trong quan hệ của chủ thể phát ngôn với người nghe hay với nội dung phản ánh.”

1.2 Quán ngữ tình thái - Khái niệm cơ bản

Quán ngữ là đơn vị ngôn ngữ thuộc phạm vi quan tâm trước hết của các nhà nghiên cứu từ vựng Chính vì thế mà đơn vị này thường được gặp trong công trình nghiên cứu về tự vựng hơn là trong các sách ngữ pháp Bản thân thuật ngữ

“quán ngữ” được hiểu theo kiểu chiết tự “quán” là thói quen Lý do là lớp từ này được sử dụng theo “phản xạ” bản ngữ Với đặc tính “dùng lâu thành quen” theo

“phản xạ”, một số người cũng gọi chung thành ngữ là quán ngữ

Nguyễn Văn Tu với công trình nghiên cứu từ tiếng Việt đã dành vài trang để nói về khái niệm quán ngữ Theo quan niệm của tác giả, quán ngữ cũng có tính

ổn định vì các thành tố gắn bó với nhau thông qua quá trình “quen dùng” và đưa

ra các ví dụ minh họa cho quan điểm của mình: bạn nối khố, anh hùng rơm, gót

sắt, kỷ luật sắt, mua việc… Như vậy, đối với Nguyễn Văn Tu, quán ngữ là một

Trang 19

kiểu ngữ cố định mà các tác giả khác gọi tên là “ngữ cố định định danh” (Vũ Đức Nghiệu); Thành ngữ kết hợp (Nguyễn Thiện Giáp)… Qua đó, tác giả quan niệm tất cả các đơn vị của ngữ cố định đều có đặc tính “dùng lâu thành quen” và với những cụm nào nghĩa bóng thấp thì ông gọi là quán ngữ và nghĩa bóng cao là thành ngữ Có thể đây là lý do giải thích có lúc người ta dùng thuật ngữ “quán ngữ” để gọi luôn cho thành ngữ hay ngược lại

Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ đã định nghĩa quán ngữ là: “Tổ hợp

từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ các nghĩa của các yếu

tố hợp thành.” Từ điển này đưa ra các ví dụ là “lên lớp”, “lên mặt”, “lên tiếng” Còn Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa thuộc Bộ

Giáo dục và Đào tạo lại định nghĩa, quán ngữ là “Tổ hợp từ cố định quen dùng

mà nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của những yếu tố cấu thành.” Tuy nhiên, từ điển

này không cho ví dụ minh họa Từ định nghĩa của hai từ điển, chúng tôi vẫn rút

ra được một kết luận rất có ích cho việc phân biệt quán ngữ với thành ngữ đó là:

quán ngữ dùng về mặt từ vựng học, không có nghĩa bóng

Có thể nói vắn tắt rằng, trong tiếng Việt, khái niệm quán ngữ thường được nhắc đến trong mối quan hệ với cụm từ tự do hay cụm từ cố định, thành ngữ Nguyễn Thiện Giáp cho rằng quán ngữ là những kết cấu mà ở đó “một bộ phận hiểu theo nghĩa đen, một bộ phận hiểu theo nghĩa hình tượng.”

Đỗ Hữu Châu lại quan niệm quán ngữ là cách nói cách diễn đạt đưa đẩy để chuyển ý hay dẫn ý, để dẫn nhập chứ không nêu bật một sắc thái …

Nguyễn Thiện Giáp còn đi đến chỗ phân biệt một cách rõ rệt hơn khi cho rằng quán ngữ có chức năng liên kết, rào đón, biểu thái…và có cấu tạo gồm từ

ba thành tố trở lên

Trang 20

Đặc biệt trong đó cũng có các QNTT như: nói gì thì nói, ngó bộ, thảo nào,

đằng thẳng ra, kể ra, làm như thế… Đó là những tổ hợp từ, những lối nói đã tạo

thành những đơn vị, khối hay khuôn cấu trúc tương đối ổn định được người nói dùng như một công cụ chức năng của những tác tử tình thái tác động vào nội dung mệnh đề theo một kiểu nào đó Dù khái niệm về quán ngữ vẫn chưa được các nhà từ vựng học thống nhất với nhau về nội dung, nhưng ý nghĩa biểu đạt tình thái của lớp từ này đã được thừa nhận Và chúng tôi tạm gọi đối tượng mà mình đang nghiên cứu là quán ngữ tình thái

Quán ngữ tình thái có bộ phận luôn đứng sau nòng cốt câu, có nhiệm vụ đánh dấu lực ngôn trung cơ sở (ngôn trung điển hình) của câu Trong ví dụ:

- Cưới được vợ là sướng rồi còn gì

quán ngữ tình thái còn gì là nhận định để bác bỏ nhận định đã có trước đó

Xét về vị trí trong mô hình cấu trúc câu song phần đơn giản, quán ngữ tình thái luôn đứng sau nòng cốt Ở các câu thuộc kiểu nòng cốt ghép đơn giản hay phức tạp, tình thái ngữ có thể chiếm vị trí cuối mỗi vế câu

Ở một số dạng thức là một kết cấu ngữ pháp mà theo lí thuyết của Cao

Xuân Hạo gọi là Khung tình thái như: Thà…còn hơn, Hình như…thì phải chúng

ta thấy nó gắn liền với toàn bộ cấu trúc câu, không bị chi phối bởi bất cứ thành phần nào nên chúng tôi cũng coi những trường hợp đó là quán ngữ tình thái

Với một hiện tượng như đồng âm cũng là vấn đề cần đặc biệt chú ý khi nhận biết quán ngữ tình thái Hiện tượng này được Cao Xuân Hạo phân biệt bằng ranh giới Đề Thuyết nhưng Nguyễn Văn Hiệp lại có cách làm khác: với vị ngữ câu đơn thuần, khi bị lược bỏ, ý nghĩa câu sẽ không trọn vẹn, còn với quán ngữ tình thái, mặc dù bị lược bỏ, ý nghĩa câu vẫn giữ được sự trọn vẹn nhất định

Trang 21

Theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, cách phân biệt như của Nguyễn Văn Hiệp sẽ thuận lợi hơn cho người nước ngoài học tiếng Việt vì nó đưa lại cho họ một cảm nhận tương đối dung dị với một vấn đề khá rắc rối như tình thái tiếng Việt Trong một số hiện tượng đồng âm khác, chính vị trí của quán ngữ tình thái

sẽ là nhân tố để định danh nó, giúp phân biệt nó với hiện tượng đồng âm khác Nếu hai quán ngữ tình thái đặt cạnh nhau, thậm chí phủ định nhau về mặt ý nghĩa thì theo Nguyễn Văn Hiệp, ý nghĩa của quán ngữ tình thái sau vẫn nằm trong tầm ảnh hưởng của quán ngữ trước

Người ta nói, nghe nói là, nghe đồn là, có thể, có lẽ

Như vậy, qua nghiên cứu, chúng tôi có thể tóm tắt một số đặc điểm về bản chất của quán ngữ tình thái tiếng Việt như sau:

- Là cụm từ cố định, có tính ổn định tương đối về câu trúc và thành phần

từ vựng cấu tạo nên nó

- Có chức năng bày tỏ, bộc lộ sắc thái biểu cảm Đây là đặc điểm khác hẳn với những quán ngữ chỉ dùng trong phong cách khoa học, có chức năng liên kết

- Về cấu trúc, thường có cấu trúc cụm từ, một số trường hợp có kết câu

cụm chủ - vị (Chẳng hạn như: ai ngờ đâu, ai có dè đâu…)

- Về chức năng tạo câu, QNTT tương đương với từ

- Về ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa của QNTT tương đương với ý nghĩa của một từ hoặc cụm từ

- Là cụm từ cố định (đơn vị có sẵn trong vốn từ vựng của ngôn ngữ) nhưng ranh giới của lớp từ này với cụm từ tự do (đơn vị cấu tạo tự do trong lời nói) là không rõ ràng cụ thể

QNTT theo thống kê thường xuất hiện dưới dạng hai âm tiết là chủ yếu, ngoài

ra cũng có dạng ba hoặc bốn âm tiết hay nhiều hơn nữa Nếu là dạng hai âm tiết

Trang 22

thì chúng tôi chấp nhận chúng phải có những đặc điểm khác với từ ghép hai âm tiết thông thường như chúng phải có tính cố kết với nhau, không thể giải thích nghĩa theo kiểu kết hợp nghĩa của từng yếu tố Sở dĩ chúng ta phải chú ý đến đặc điểm hình thức này nhằm có một nét khu biệt với từ tình thái, thường là từ một

âm tiết Mặc dù còn nhiều ý kiến về biên giới giữa từ tình thái và quán ngữ tình thái nhưng như chúng tôi đã trình bày, với mục đích nhắm đến đối tượng sinh viên nước ngoài nên chúng tôi tạm chấp nhận một khái niệm tương đối rõ ràng

và giản tiện về mặt cảm quan

và phát ngôn tình thái

Trong một phát ngôn tình thái, đôi lúc yếu tố tình thái đối với sự tri nhận của sinh viên nước ngoài giống như “một mớ hỗn độn” đối lập với những yếu tố có nghĩa thực xung quanh nó, hơn nữa, vì thường dùng trong khẩu ngữ nên việc nghe hiểu ngữ điệu là rất quan trọng Việc khác biệt giữa các loại hình ngôn ngữ của bản ngữ và ngôn ngữ mẹ đẻ của người học cũng đem đến những khó khăn nhất định cho sinh viên nước ngoài Vì thế, điều quan trọng là giáo viên phải tạo cho người học một “cảm giác nào đó” về “khối hỗn độn” đó, tạo một thói quen

Trang 23

trực giác, sau đó phải đạt được một độ nhạy cảm nhất định về sự tồn tại của những yếu tố này trong lời nói bằng cách luyện tập nghe và nhận biết các lối nói nhấn nhá, ngữ điệu khác nhau trong khẩu ngữ

Vai trò của phát ngôn tình thái trong giao tiếp là của người Việt có vị trí khá quan trọng, đặc biệt là trong giao tiếp khẩu ngữ, giao tiếp trực tiếp, từ đó nó cũng trở thành một vấn đề hết sức quan trọng đối với người nước ngoài khi muốn nắm bắt tiếng Việt với tư cách như một ngoại ngữ Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng một số chức năng tình thái chỉ xuất hiện trong giao tiếp mặt đối mặt, nghĩa

là chúng không chỉ phụ thuộc vào người nói mà còn phụ thuộc vào quan hệ tương tác, có tính đối thoại giữa người nói và người nghe

Nhìn chung, khi phân biệt tình thái của phát ngôn, người ta thường thấy ý nghĩa của chúng có thể đóng vai trò phân biệt các kiểu chức năng của câu Thường có bốn loại chức năng chính:

- Tình thái trần thuật: đấy, là cùng, ấy mà (í mà)…

- Tình thái nghi vấn: chăng, hả, ư, chứ…

- Tình thái mệnh lệnh, cầu khiến: xem, đi, đã, nhé…

- Tình thái cảm thán: mất, thật, mới chết…

Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi thường gặp một số loại mô hình quán ngữ tình thái mà đặc biệt sinh viên thường quan tâm đến những loại như: quán ngữ tình thái có hình thức kết cấu ngữ pháp, từ tình thái có hình thức hư từ…Với

sự phân bố vị trí của chúng trong câu cũng như khả năng mô hình hóa, công thức hóa thì dường như quán ngữ tình thái dưới dạng một kết cấu có tính cố kết như một công thức ngữ pháp, đặc biệt là với sinh viên nước ngoài, nói một cách đơn giản hơn, nó như là một cách nói khẩu ngữ có yếu tố văn hóa cao trong tiếng Việt

Trang 24

1.4 Lai lịch vấn đề

Lý thuyết tình thái mặc dù đã nêu ra nhiều thế đối lập về phạm trù tình thái nhằm làm sáng tỏ bức tranh muôn màu này, tuy nhiên cũng khó có thể đi đến thống nhất hoàn toàn trong quan niệm Chẳng hạn tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa; tình thái căn bản và tình thái nhận thức; tình thái hướng tác thể và tình thái hướng người nói; tình thái mục đích phát ngôn và tình thái lời phát ngôn Trong đó thế đối lập giữa tình thái mục đích phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn là một thế đối lập triển vọng và hữu dụng

Cách tiếp cận ngữ dụng học này cho phép người nghiên cứu có thể miêu tả toàn diện tình thái với các phương tiện tình thái hoạt động, theo Cao Xuân Hạo,

“như những siêu tác tử tác động vào nội dung mệnh đề, hình thành nên khung tình thái rộng lớn của câu” Cao Xuân Hạo cũng là tác giả đầu tiên trong giới Việt ngữ học chủ trương phân loại tình thái theo cặp đối lập trên nhưng ông gọi chúng là tình thái của hành động phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn

Tình thái của hành động phát ngôn phân biệt lời nói về phương diện mục đích

và tác dụng trong giao tiếp Đó là sự phân biệt phổ biến giữa các khái niệm quen thuộc câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến…vốn là những sự phân biệt được ngữ pháp hóa (thể hiện bằng những sự phân biệt về hình thức đã được mã hóa trong ngữ pháp), chúng cũng được ngữ pháp truyền thống mô tả từ lâu Ngoài ra, tình thái của hành động phát ngôn còn phải kể thêm sự phân biệt giữa hai loại câu trần thuật (miêu tả) mang tính thông báo thuần túy, những câu có giá trị ngôn trung được đánh dấu: câu xác nhận, câu phản bác (phản bác phủ định), câu ngôn hành Tình thái của hành động phát ngôn thuộc về dụng pháp

Tình thái của lời phát ngôn thuộc nội dung được truyền đạt (trong câu trần thuật hay câu hỏi), nó liên quan đến thái độ của người nói đối với điều mình nói

Trang 25

ra hay đến quan hệ sở đề và sở thuyết của mệnh đề Nó thuộc về bình diện nghĩa học, bao gồm hai loại là tình thái của câu và tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân

Tình thái của câu phản ánh thái độ của người nói với điều mình nói ra, cách người nói đánh giá hiện thực trong thời gian (phạm trù thì), mức độ của tính xác thực, tính tất yếu (khách quan hay đạo lí), tính khả năng (vật chất hay tinh thần), tính mong muốn hay đáng tiếc của điều được thông báo

Tình thái của cấu trúc vị ngữ hạt nhân phản ánh những dạng thức thể hiện của hành động, quá trình, trạng thái hay tính chất do vị ngữ diễn đạt (phần thuyết) Dạng thức này bao gồm những đặc trưng như “kéo dài/không kéo dài”, “bắt đầu/kết thúc” (đặc trưng về thể) Nếu hạt nhân vị ngữ của câu có chủ thể thì tình thái phản ánh mối quan hệ của chủ thể (tham tố thứ nhất) đối với tính hiện thực, tính tất yếu, tính khả năng của hành động, quá trình, trạng thái hay tính chất do

vị ngữ hạt nhân của phần thuyết biểu đạt (có ý muốn, có ý định làm, đủ can đảm,

để làm, mức độ của trạng thái, tính chất được chủ thể mang trong bản thân

Khi chúng ta chấp nhận một quan niệm rộng về tình thái và các yếu tố tình thái liên quan, đồng nghĩa với việc chúng ta cho rằng bất kì một phát ngôn nào cũng chứa đựng một yếu tố tình thái nào đó Có dạng tình thái được đánh dấu trong câu và dạng không được đánh dấu trong câu Tình thái có thể được đánh dấu bằng chính các phương tiện tình thái, nghĩa

Các ý nghĩa tình thái rất rộng và phong phú, vì thế phương thức thể hiện và biểu đạt chúng cũng là một tập hợp rộng lớn và đa dạng không kém Sự rộng lớn

và đa dạng đó không chỉ đem lại những điểm thú vị trong giao tiếp hay trong nghiên cứu mà nó còn khiến chúng ta gặp phải không ít những khó khăn, phức tạp Trong ngôn ngữ biến hình thì các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đã

Trang 26

được nghiên cứu có hệ thống, thường được phân biệt là các phương tiện ngữ pháp, phương tiện từ vựng Đối với các ngôn ngữ biến hình nói chung thì các phương tiện ngữ pháp được chú trọng hơn, được tác giả gọi là thức của động từ, động từ tình thái, tiểu từ tình thái Trong tiếng Việt, các phương tiện biểu thị tình thái trước đây chưa được miêu tả một cách có hệ thống Các tác giả thường gọi tên các phương tiện tình thái theo những đặc trưng của cách biểu đạt Chẳng hạn như khởi ngữ, phó từ phủ định, động từ tình thái, ngữ khí từ, phó từ, phó động từ…vv

Trong thực tế, các phương tiện biểu thị tình thái không nhận được sự quan tâm đầy đủ, ngang tầm quan trọng vốn có của nó Sự thực là trong giảng dạy tiếng Việt cho đối tượng sinh viên nước ngoài, hiện tượng luôn nhận được sự quan tâm nhiều nhất cũng chính là những hiện tượng tình thái Việc thay đổi về

“chất” của sinh viên nước ngoài trong năng lực sử dụng tiếng Việt như một ngoại ngữ cũng nằm ở khả năng nắm bắt và sử dụng thuần thục các phương tiện tình thái tiếng Việt

1.5 Dạy từ tình thái (các sách)

Với sự quan tâm ngày càng nhiều tới phạm trù tình thái, trong nghiên cứu Việt ngữ học ngày càng có nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa ngữ dụng của các phương tiện biểu thị tình thái Chẳng hạn Nguyễn Văn Hiệp, Lê Đông, Lê Hoài Dương nghiên cứu về hệ thống tiểu từ tình thái cuối câu; Bùi Trọng Ngoãn nghiên cứu về động từ tình thái trong tiếng Việt; Đoàn Thu Hà khảo sát nghĩa và cách dùng các quán ngữ tình thái trong tiếng Việt vv Những công trình đó sắp xếp các phương tiện dùng để biểu đạt nghĩa tình thái thành ba nhóm chính:

Trang 27

- Phương tiện ngữ âm: hầu hết các ngôn ngữ sử dụng ngữ điệu và trọng âm

để thể hiện thái độ, tình cảm, cách đánh giá và những thông tin cần nhấn mạnh Đây là một phương tiện ưa dùng trong giao tiếp khẩu ngữ tự nhiên, có thể nói “tự nhiên” đến mức người ta đôi lúc không chú ý đến nó và khiến nó không được chú ý đúng mức trong giảng dạy ngoại ngữ

- Phương tiện ngữ pháp: phổ biến nhất là thời, thức của động từ trong các

ngôn ngữ biến hình và phương thức đảo trật tự từ hay thay đổi cấu trúc câu trong các ngôn ngữ không biến hình

- Phương tiện từ vựng: Bộ phận từ vựng biểu thị nghĩa tình thái khá phong

phú trong các ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ đơn lập Có những bộ phận biểu thị tình thái chuyên dụng, trước đây gọi là hư từ và thường được coi là những đơn vị thuộc về ngữ pháp vì theo ngữ pháp truyền thống chúng chỉ có ý nghĩa ngữ pháp chứ không có ý nghĩa từ vựng

Trong các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, các phương tiện từ vựng được sử dụng linh hoạt hơn rất nhiều so với phương tiện ngữ pháp Thực tế sử dụng ngôn ngữ cho thấy hầu hết các ngôn ngữ đều ưa chuộng cách biểu thị tình thái bằng phương tiện ngữ âm như chúng tôi đã trình bày ở trên

Mỗi đối tượng đến từ những quốc gia khác nhau, sử dụng một loại hình ngôn ngữ nào đó sẽ mang đến những sự so sánh thú vị trong nghiên cứu cũng như giảng dạy Chúng tôi, trong khuôn khổ công trình của mình chỉ dám quan tâm đến những trường hợp từ tình thái và quán ngữ tình thái thường xuyên gây ra thắc mắc trong một số giáo trình đang giảng dạy, kết hợp với một số trường hợp điển hình mà chúng tôi đã gặp xuyên suốt quá trình nghiên cứu chứ không có tham vọng phân tích hết các trường hợp từ tình thái và quán ngữ tình thái trong các giáo trình đó

Trang 28

Về phần các giáo trình chúng tôi sử dụng để khảo sát, tình hình chung là các tác giả dành sự quan tâm đến từ tình thái chưa đầy đủ Các sách thường chú trọng giải thích nghĩa và hướng dẫn sử dụng, tuy nhiên cách giải thích chưa thực

sự dễ hiểu với sinh viên vì có cảm giác kinh viện, nặng về lí luận, trong khi đối tượng tương tác là người nước ngoài chỉ cần dễ hiểu, dễ sử dụng, dễ nhớ, nhiều

ví dụ điển hình Ví dụ điển hình cũng chưa được chú ý để làm lột tả tốt nhất nghĩa và cách sử dụng của từ tình thái hay quán ngữ tình thái Cung cấp hàng loạt ví dụ mà tốt nhất là cố gắng tìm những ví dụ điển hình nhằm giúp sinh viên

có sự liên tưởng, so sánh, phân tích là một trong những việc cần được quan tâm đúng mức trong các giáo trình sau này Diễn giải từ tình thái hay quán ngữ tình thái một cách dễ hiểu là điều mà bất cứ sinh viên nước ngoài nào cũng trông đợi

Đơn cử như từ Mới, một từ tình thái có khá nhiều nghĩa và cách dùng, sinh viên

ít khi nhầm ở những nghĩa phổ biến như: Mới 1: tính từ (Cái áo mới); Mới 2: từ

tình thái chuyên dụng diễn tả một hành động vừa xảy ra, ít nhất là với người nói (Tôi mới sang Việt Nam; Anh ấy mới lấy vợ tuần trước; Anh ấy mới tốt nghiệp năm ngoái) Sở dĩ chúng tôi đưa yếu tố “ít nhất là với người nói” cũng bởi sinh

viên thường có thói quen chấp nhận “mới” hàm chứa cái gì đó mới xảy ra đi kèm

với các từ chỉ thời gian thực như lúc nãy, hôm qua, tuần trước vv.Tuy nhiên sinh viên bắt đầu có sự lưỡng lự hay thắc mắc thậm chí là phủ định khi “mới” đi cùng với những từ chỉ thời gian lâu dài hơn kiểu Anh ấy vừa tốt nghiệp năm ngoái Sinh viên cho biết cảm thấy mâu thuẫn giữa mới và năm ngoái Thật ra yếu tố

mới ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan người nói cộng với những dữ kiện

xung quanh nó như so sánh với yếu tố nào, nên nó vẫn hợp lí ở những ví dụ như

trên Nhưng đến những nghĩa mới sau đây, vấn đề bắt đầu nảy sinh Mới 3:phó từ

chỉ điều kiện (Chị ấy báo tôi mới biết) tức là phải có điều kiện “chị ấy báo” thì

Trang 29

mới dẫn đến kết quả “tôi biết” đồng nghĩa với việc nếu chị ấy không báo thì tôi không biết Một số tác giả, ví dụ Nguyễn Thiện Nam (Tiếng Việt nâng cao) chia

mới (điều kiện) thành hai loại là mới (điều kiện) và mới (điều kiện thời gian) ví

dụ: 8h anh ấy mới đến Chúng tôi chọn giải pháp chia mới (thời gian) thành hai

loại sớm và muộn:

- 8h anh ấy mới đến

Loại này có từ chỉ thời gian ở trước mới và có ý nghĩa muộn

- Mới 8h cô ấy đã đi ngủ

Loại này có ý nghĩa sớm với chỉ dấu là mới đứng trước từ chỉ thời gian

Ta thử làm rõ hơn hai nghĩa này trong một ngữ cảnh (NC) khác với hội thoại: NC1:

Tóm lại, chúng ta có thể giới thiệu bốn loại ý nghĩa của Mới là:

Mới 1: hành động vừa mới xảy ra, ít ra là với chủ quan người nói

Mới 2: điều kiện

Mới 3: ý nghĩa sớm

Mới 4: ý nghĩa muộn

Cùng với việc giản hóa cách dùng và các chỉ dấu nhận biết của một hiện tượng tình thái, chúng ta còn cần phải cung cấp một hệ thống các ví dụ để sinh viên tập nhận biết và phân biệt chúng sao cho thuần thục Bên cạnh đó là quá

Trang 30

trình yêu cầu sinh viên tự làm ví dụ nhằm rèn luyện khả năng tư duy đồng thời giáo viên sẽ phân tích lỗi (nếu có) đồng thời chỉ ra nguyên nhân hay lí do khiến sinh viên mắc sai lầm Đây thực sự là một qui trình khó khăn nhưng cũng rất thú

vị vì những cách tư duy của sinh viên nước ngoài luôn đem đến những điều mới

lạ cho tiếng Việt cũng như ảnh hưởng tích cực đến phương pháp của giáo viên Nhìn chung, trong quá trình khảo sát các cuốn giáo trình đồng thời nghiên cứu các sách giáo khoa tham khảo, chúng tôi thấy rằng:

- Các giáo trình hơi nặng về lí thuyết, hơn nữa, lí thuyết đó có xu hướng được áp dụng cách diễn giải dành cho người có chuyên môn về ngôn ngữ Có thể ý đồ của tác giả nhằm đến các giáo viên nhưng nếu như thế thì vô hình chung chúng ta đã tự thu hẹp khả năng tự học của sinh viên Một giáo trình tốt cần đáp ứng được cả hai loại đối tượng giáo viên và sinh viên nước ngoài, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang đề cao năng lực tự học và lấy sinh viên làm trung tâm như hiện nay

- Hệ thống ví dụ cũng là một điểm yếu của các giáo trình Ví dụ hơi khiên cưỡng, có cảm giác “cố gắng” sử dụng từ mới dẫn đến ví dụ mất tự nhiên Cần chọn ví dụ điển hình, ví dụ mà trong đó từ mới trở thành tiêu điểm và trở nên

dễ hiểu nhất Bên cạnh đó, phải chuẩn bị hàng loạt ví dụ nhằm giúp sinh viên

có được cái nhìn đối chiếu và hệ thống, như vậy mới dễ hiểu dễ nhớ, đặc biệt

là với một hiện tượng phức tạp như tình thái

- Các sách tham khảo tất nhiên là những cuốn sách lý thuyết kinh viện, tuy nhiên nếu được diễn giải đơn giản và rõ ràng hơn thì sẽ giúp các giáo viên nắm rõ, nắm chắc những hiện tượng mà mình cần tìm hiểu, từ đó tự tin hơn trong công việc chuyên môn của mình Cái khó ở đây là giáo viên cũng cần

Trang 31

một cách lí giải đơn giản vì đối tượng đặc thù của công việc này là sinh viên nước ngoài, phải sử dụng một ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ của mình

- Các yếu tố tình thái thường là các yếu tố “mơ hồ”, vì vậy áp dụng phương pháp nào, thủ pháp nào trong việc giảng dạy cần được cân nhắc nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất Vì là yếu tố mơ hồ, sử dụng nhiều hư từ nên phương pháp dịch không đưa đến những hiệu quả như mong muốn Phương pháp này thường chỉ áp dụng được nếu gặp những đối tượng sinh viên sử dụng tiếng mẹ

đẻ có loại hình ngôn ngữ gần với tiếng Việt cộng thêm những nét tương đồng

về văn hóa như Trung Quốc Một hiện tượng nữa có thể dùng phương pháp dịch là quán ngữ tình thái dưới dạng một kết cấu ngữ pháp, Cao Xuân Hạo gọi

là khung tình thái, Đoàn Thu Hà gọi là kết cấu kép Loại này có mô hình ngữ pháp tương đương, có tính công thức nên có thể áp dụng phương pháp dịch nhưng số lượng cũng không nhiều

Trang 32

CHƯƠNG 2

TỪ TÌNH THÁI VÀ DẠY TỪ TÌNH THÁI Ở TRÌNH ĐỘ NÂNG CAO

2.1 Từ tình thái và cách dạy từ tình thái ở trình độ nâng cao

2.1.1 Mô tả

Thông thường từ tình thái và phương pháp dạy từ tình thái được dùng ở trình

độ trung cao cấp, nếu có xuất hiện ở trình độ cơ sở thì thường cũng bỏ qua chưa giải thích về ý nghĩa tình thái Tình thái là một vấn đề phức tạp, chính vì vậy, mặc dù đã được học nhưng hầu hết sinh viên ít sử dụng hoặc không sử dụng từ tình thái trong một số trường hợp Sinh viên thường khá “mơ hồ” về cách dùng của từ tình thái, tất nhiên điều này cũng có thể có lỗi của giáo viên Sinh viên xoay quanh những câu hỏi như khi nào, với ai, tại sao hay bối cảnh nào…để sử dụng từ tình thái Sinh viên cũng không biểu lộ được cảm xúc thông qua ngữ điệu hay thái độ khi cần trong giao tiếp thông qua từ tình thái dù đã được lưu ý trước Cũng có thể do vẫn chưa tự tin về ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ mà sinh viên ngại, không dám sử dụng Yếu tố tự tin trong học ngoại ngữ rất quan trọng, chính vì vậy giáo viên ngoài việc phân tích, giải thích kĩ về từ tình thái cho sinh viên còn cần cho sinh viên thấy được sự khác nhau rõ rệt khi biết sử dụng các yếu tố tình thái với không sử dụng, đồng thời cũng khen ngợi động viên đúng lúc khi sinh viên đã biết sử dụng một hiện tượng nào đó, chỉ cho sinh viên thấy sự tiệm cận “hòa nhập” với cộng đồng bản ngữ nếu sử dụng thành thạo, tạo động lực cho sinh viên cố gắng hơn

Tình thái đối lập với nội dung mệnh đề là một đối lập tương đối rõ và được nhiều ý kiến ủng hộ Theo đó tình thái là sự đánh giá, xác nhận của người nói về

Trang 33

nội dung mệnh đề, sự xác nhận này có thể nêu thành nghi vấn, bác bỏ hay chỉ là được giả định, có thể được thể hiện bằng các phương tiện ngữ pháp hay từ vựng Tình thái theo nghĩa như vậy, dùng để chỉ tất cả những gì trong câu không thuộc vào nội dung mệnh đề

Nguyễn Văn Hiệp thì cho rằng: hiểu theo nghĩa hẹp, tình thái chỉ xoay quanh các tham số về tính tất yếu, tính khả năng và tính hiện thực, trên cơ sở nhận thức hay đạo nghĩa, tất cả được hiểu theo góc độ khách quan (tình thái trong logic) hay chủ quan (tình thái trong ngôn ngữ) Hiểu theo nghĩa rộng, khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học sẽ bao hàm các kiểu ý nghĩa rất khác nhau, mà theo cách diễn đạt ngắn gọn của Bybee là: “tất cả những gì mà người nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh đề”, biến các nội dung mệnh đề ở thế tiềm năng trở thành các phát ngôn trong giao tiếp Chính với các ý nghĩa như vậy mà Bally cho rằng tình thái chính là linh hồn của câu nói

Từ thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng, nhóm từ tình thái cuối câu luôn đem đến những khó khăn thắc mắc cho sinh viên nước ngoài Đây cũng là nhóm xuất hiện phong phú nhất với các trường hợp khác nhau, ngữ cảnh cũng khá đa đạng Bên cạnh đó, một số hiện tượng từ tình thái chưa được giải thích rõ trong các sách hay những trường hợp có tần suất lỗi cao cũng được chúng tôi lựa chọn

Để nắm rõ một hiện tượng tình thái, theo chúng tôi, mặc dù thường được học

ở trình độ nâng cao nhưng vốn là một hiện tượng phức tạp nên nó luôn gây khó khăn cho sinh viên nước ngoài Giáo viên phải cố gắng chỉ ra cho sinh viên thấy được bản chất của một hiện tượng tình thái thông qua phương pháp tích hợp, nghĩa là phải kết hợp nhiều phương pháp, thủ pháp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

Trang 34

2.1.2 Một số hiện tượng điển hình và cách dạy

a Đây – Đấy

Đây hay đấy ở cuối câu đem đến một sắc thái ngôn trung như một sự cảnh

báo hay tuyên bố Trong câu “Về muộn là ăn roi đấy” hay “Cứ liệu liệu cái thần

hồn đấy” Trong quá trình khảo sát học viên, chúng tôi nhận thấy, tiểu từ tình

thái cuối câu đấy thường được học viên sử dụng đúng trong các ngữ cảnh với nghĩa thông báo, nhấn mạnh hay hỏi, kiểu Anh đi đâu đấy? Đây là nhà tôi

đấy nhưng lại thường hay mắc lỗi trong các ngữ cảnh phức tạp hơn về tình thái

như Em đến lớp là để học hay là để nhắn tin đấy! Điều này cũng là dễ hiểu bởi

cùng với sự phức tạp vốn có của tình thái tiếng Việt nói chung và tiểu từ tình thái

cuối câu nói riêng, sinh viên dễ nhầm lẫn đấy với ý nghĩa thông báo và đấy với ý

nghĩa cảnh báo về một sự khó chịu

Tình hình này cũng khá phổ biến vì đôi khi trong các giáo trình, thành phần tình thái chưa được coi trọng một cách đầy đủ Ngữ pháp truyền thống thường

mô tả thành phần câu chính chứ chưa mô tả rõ nét về các thành phần “mơ hồ”

như tình thái Những ví dụ như Cam từ trong Vinh mới đưa ra đấy (Tiếng Việt

cho người nước ngoài, tr 163) ta thấy thành phần chính Cam từ trong Vinh mới đưa ra đã đủ giá trị thông báo và thường được các nhà ngữ pháp mô tả rõ, còn đấy thì ít được quan tâm Tuy nhiên, nếu sinh viên nước ngoài có những thắc

mắc thì nó lại thường rơi vào những trường hợp như đấy Giá trị của đấy trong ví

dụ thật ra mang toàn bộ sức nặng thông báo cho toàn phát ngôn

Để làm rõ ý nghĩa tình thái của đấy chúng ta thử dùng một số thủ pháp như so

sánh đối lập có – không:

- Anh ấy là thạc sĩ (1)

- Anh ấy là thạc sĩ đấy (2)

Trang 35

Ở (1) ta có một thông báo bình thường cung cấp một thông tin đến người

nghe, nhưng đến (2) khi ta thêm đấy, một nghĩa tình thái đã xuất hiện xuyên suốt

thông tin toàn phát ngôn với thông điệp tùy vào từng ngữ cảnh, có thể là:

- không phải là cử nhân

- chứ không kém cỏi đâu

- chứ không phải như anh đang nghĩ…

Ở trường hợp khác, so sánh hai ví dụ sau:

- Bố về rồi

- Bố về rồi đấy

Tính thông báo ở phát ngôn có đấy rõ ràng hơn, mang tính nhấn mạnh mặc dù

thông điệp chính là cung cấp nội dung “bố về” Ngoài ý nghĩa thông báo thông thường, ở đây còn xuất hiện thêm ý nghĩa cảnh báo một điều gì đó tùy từng ngữ cảnh Thông tin cảnh báo sẽ dễ nhận biết hơn trong những phát ngôn điển hình kiểu như:

- Công an đấy!

- Sếp vào đấy!

Chi tiết hơn vào cấu trúc, ta thấy có một biểu thức tính từ + đấy, thông

thường mang tính đánh giá, nhận xét Cụ thể như sau, trong khoảng 90 trường

hợp sử dụng đấy trong các cuốn giáo trình chúng tôi khảo sát, có khoảng sấp xỉ

20% trường hợp có tính từ ở trước, tuy nhiên đa số là những trường hợp xuất

hiện cùng tính từ có ý nghĩa tích cực: đẹp đấy, được đấy, hay đấy, xịn đấy Một

số ít trường hợp đi với tính từ tiêu cực như khó đấy, dở đấy hay tính từ trung tính, tích cực hay tiêu cực tùy vào ngữ cảnh như nhiều, ít, đông, vắng thì ý

nghĩa cảnh báo vẫn nổi trội hơn ý nghĩa đánh giá

Trang 36

Trường hợp của đây cũng phức tạp hơn ta tưởng Ý nghĩa đầu tiên chúng tôi muốn nói tới là ý nghĩa đánh giá, tự đánh giá với biểu thức tính từ + đây, thử so

sánh:

- Ca này khó / Ca này khó đây

- Anh này khó tính / Anh này khó tính đây

- Phim này hay / Phim này hay đây

Có thể nhận thấy, ở cả hai loạt phát ngôn có và không có đây này đều có yếu

tố đánh giá, đơn giản là vì đã có tính từ tức là phát ngôn đã có một sự đánh giá

nào đó nhưng ở ba phát ngôn có đây có sự khác biệt là nó mang tính chất

“hướng nội”, tự nói với bản thân, tất nhiên, ngữ cảnh của nó không cần phải đáp ứng điều kiện chỉ có một mình người nói mà vẫn có thể có những đối tượng giao

tiếp khác Một khác biệt nữa là ở các phát ngôn không có đây, chúng ta thấy tính khẳng định, thậm chí là kết luận nhưng nếu có đây ở cuối, nó xuất hiện thêm nét

nghĩa dự đoán

Tuy nhiên trong 25 trường hợp chúng tôi khảo sát, không có một trường hợp

nào dùng tính từ trước đây, chỉ có hai trường hợp là:

- Em đang chán đây (Giáo trình tiếng Việt 4, tr.70)

- Em đang lo lắm đây (Tiếng Việt nâng cao 2, tr.31)

Hai trường hợp này dễ gây hiểu lầm cho sinh viên bởi chán và lo thường xuất

hiện với tư cách có lúc như tính từ có lúc như động từ (biểu thị cảm xúc):

- Phim này rất chán / Em chán anh lắm

- Em lo quá / Em lo anh ấy đến muộn

Trong hai trường hợp mà chúng tôi khảo sát chúng tôi cho rằng lo và chán

được sử dụng với chức năng động từ biểu thái nên ý nghĩa của phát ngôn là ý

Trang 37

nghĩa thông báo kiểu Mình về đây hay Con đi học đây chứ không mang tính dự đoán hay đánh giá như trường hợp tính từ + đây

Mặc dù tính chất thông báo cho người nghe một thực trạng của chủ thể nói là khá rõ nhưng bên cạnh đó cần phải lưu ý thêm tính “hướng nội” của nó Thử so sánh:

- Thầy ơi, em về đây (1)

- Thầy ơi, chị ấy về đây (2)

(1) là một thông báo rất phổ biến và bình thường, cụ thể là thông báo về một thực trạng bắt đầu xảy ra, điều cần chú ý là chủ ngữ ở ngôi thứ nhất số ít hoặc có thể số nhiều và đó là điều kiện phải có Vì vậy (2) là phát ngôn sai vì chủ ngữ ở

ngôi thứ ba số ít Ta chỉ có thể nói: Thầy ơi, chị ấy về đấy hoặc Thầy ơi chị ấy về

đây này Lúc này phát ngôn mang tính chất thông báo và có thêm ý nghĩa cảnh

báo nhắc nhở của đấy và đây này

Ngoài ra đây còn một ý nghĩa nữa là dùng ở cuối câu hỏi mang tính “tự vấn”, thường kết hợp với những từ như không biết, không hiểu như:

- Không biết cô ấy có bảo vệ được không đây?

- Không biết có tự nấu ăn được không đây?

Những câu hỏi này mang lại cảm giác như người nói đang nói với chính bản thân mình, tự nêu “thắc mắc” với mình

Nhìn chung, dù mang một số nét nghĩa nhất định nhưng theo chúng tôi, với

sinh viên nước ngoài thì nét nghĩa chung phổ biến nhất của đây là tính chất thông

báo

b Hả (Hở)

Cũng tương tự, tiểu từ tình thái hả cũng là một trường hợp gây khó khăn cho học viên khi gặp phải Nhiều học viên nghĩ rằng hả là từ để hỏi giống như à

Trang 38

Trong cuốn Thực hành tiếng Việt B, các tác giả cho rằng hả tương đương với

phải không trong ví dụ: Tuần sau anh đi công tác hả = Tuần sau anh đi công tác phải không [tr 65]

Ở nghĩa thứ hai, các tác giả cho rằng hả đứng cuối câu hỏi và trước một tên

người hay một đại từ nhân xưng ngôi thứ hai: Mai đi đâu hả Hoa? hay Mai đi

đâu hả anh?

Thật ra chúng tôi nghĩ rằng, chỉ cho sinh viên lựa chọn hai cách trong nghĩa

này, một là sử dụng đại từ nhân xưng ở đầu câu cùng với câu hỏi sử dụng ạ ở cuối câu: Bác ơi, ngày mai đi ạ? (xác nhận một sự tình) hoặc Ngày mai đi hả

bác? Tất nhiên nếu bỏ đại từ nhân xưng ở cuối câu đi thì trong tiếng Việt câu

này trở nên nguy hiểm nếu dùng với người trên, và cũng nhiều giáo viên lo ngại

khi dạy tiểu từ tình thái hả Với chúng tôi thì lại nghĩ, học ngoại ngữ chúng ta

nên chấp nhận sai và sửa thì vẫn tốt hơn làm sinh viên sợ và không dám dùng

Vấn đề nữa là, ngay cả với câu hỏi có hả ở cuối câu và khuyên dùng với người

ngang hàng hay ở vị trí thấp hơn cũng mang tính lí thuyết, bởi trong thực tế ít khi

chúng ta sử dụng hả ở cuối câu với ý nghĩa để hỏi thông thường với bạn bè hay người dưới Xem những sự lựa chọn sau: Chelsea 9 giờ đá à? / Chelsea 9 giờ đá

hả? hay Vẫn chưa về à? / Vẫn chưa về hả? chúng ta thường thấy sự lựa chọn hả

ở cuối câu thường “cứng”, không “tự nhiên” bằng à và nếu à thường xuất hiên nhiều trong khẩu ngữ thì hả có thể thấy nhiều trong hội thoại của tác phẩm viết

hơn Đây cũng là một lưu ý khi xây dựng ngôn ngữ hội thoại cho phim hay kịch

Quay lại với từ hả mà sinh viên nước ngoài hay mắc lỗi nhất lại không phải

những trường hợp kể trên mà trong loại câu hỏi mang tính chất một thông điệp

cảnh báo, răn đe kiểu: Mua ipad để học hay để chơi game hả? hay Làm bài tập

chưa hả? Ở ví dụ đầu tiên, có thể sinh viên nhận biết được thông điệp cảnh báo

Trang 39

qua sự lựa chọn giữa việc học và chơi game nhưng đến ví dụ thứ hai thì ý nghĩa tình thái cảnh báo nhắc nhở “mờ” hơn và lúc này thông điệp thường được làm rõ thông qua ngữ điệu tình thái

Trong ví dụ (1) nó gần với cách nói nhấn mạnh của tiếng Anh khi kèm thêm

Why not để làm rõ tính khẳng định trong ngữ cảnh Dù sao, vị trí ở cuối câu của

từ tình thái chứ cũng ít nhiều khiến cho sự nhận diện nó tương đối dễ dàng hơn cho sinh viên nước ngoài

Cũng như thế, trường hợp chứ (không/ không phải) với vị trí ở giữa câu trong

A chứ không B hay A chứ không phải B, sinh viên cũng không quá khó khăn để

nhận diện được cách dùng cũng như ý nghĩa của nó trong câu Nhiều người cũng

nhầm nó với nghĩa của từ chứ trong : Anh cứ nói thế chứ! nhưng theo chúng tôi,

đây là một trường hợp khác, phức tạp hơn mà chúng ta sẽ bàn đến ở phần sau đây

Trang 40

Anh cứ nói thế chứ thật ra là một dạng rút gọn của mẫu đầy đủ Anh cứ nói thế chứ thật ra không phải như thế Việc khôi phục nguyên ngữ cảnh nhằm tạo thế

so sánh sẽ khiến sinh viên dễ hiểu hơn nhiều so với cách nói khẩu ngữ của người bản ngữ với nghĩa ngầm ẩn được tự hiểu trong ngữ cảnh Có một điều khá thú vị

là câu này thường hay được dùng với ý nghĩa khiêm nhường hay với ý chống chế

“chữa ngượng” Trong ví dụ có sử dụng câu Anh cứ nói thế chứ!, chúng ta thấy

rõ ràng là không thể có một hội thoại bắt đầu bằng câu này mà nó phải có một

tiền giả định như: Dạo này trông em trẻ ra cả chục tuổi đấy! Ta sẽ có một ngữ

- Anh cứ nói thế chứ, tôi thấy cậu ấy cũng đã cố gắng hết sức rồi!

Trong quá trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên thường “yếu” trong việc tưởng tượng ra ngữ cảnh, tình huống giao tiếp mà mình cần phải “nhập vai” dẫn đến một số khó khăn khi “cảm” về tình thái trong hội thoại, một khi sinh viên giải quyết được vấn đề này, “tưởng tượng” được bối cảnh giao tiếp mà mình đang tham gia thì họ sẽ dễ dàng nhận ra yếu tố tình thái và hiểu nó hơn Điều này cũng đòi hỏi giáo viên phải có những kĩ năng linh hoạt cộng với sự tương tác nhiệt tình của sinh viên mới cho ta một kết quả

như ý

Ngày đăng: 29/11/2015, 10:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ, NXB KHXH, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1975
2. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương Ngôn ngữ học, tập 2 Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Ngôn ngữ học, tập 2 Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
5. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2009), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
6. Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp (2001), Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7 + 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học
Tác giả: Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp
Năm: 2001
7. Đinh Văn Đức (1985), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, NXB ĐH và THCN, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB ĐH và THCN
Năm: 1985
8. Đinh Văn Đức (2010), Các bài giảng về từ pháp học Tiếng Việt, NXB ĐHQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bài giảng về từ pháp học Tiếng Việt
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB ĐHQG HN
Năm: 2010
9. Đinh Văn Đức (2013), Ngôn ngữ và tư duy – một cách tiếp cận, NXB ĐHQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và tư duy – một cách tiếp cận
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB ĐHQG HN
Năm: 2013
10. Nguyễn Thiện Giáp (1975), Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Năm: 1975
11. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng tiếng Việt, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1985
12. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và nhận diện từ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
13. Nguyễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề từ trong tiếng Việt, NXB Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề từ trong tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2011
14. Nguyễn Thiện Giáp(chủ biên) (1996), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp(chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
15. Đoàn Thị Thu Hà (2013), Đặc điểm hình thức của quán ngữ tình thái trong câu tiếng Việt, Kỉ yếu hội thảo khoa học, NXB ĐHQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm hình thức của quán ngữ tình thái trong câu tiếng Việt
Tác giả: Đoàn Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB ĐHQG HN
Năm: 2013
16. Đoàn Thị Thu Hà (2015), Phân biệt quán ngữ với các tổ hợp tự do có cùng hình thức và vị trí xuất hiện trong câu, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân biệt quán ngữ với các tổ hợp tự do có cùng hình thức và vị trí xuất hiện trong câu
Tác giả: Đoàn Thị Thu Hà
Năm: 2015
17. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng, tập 1, NXB KHXH, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1991
18. Nguyễn Văn Hiệp (2007), Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8 – 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Năm: 2007
19. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, NXB Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
20. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp Tiếng Việt, NXB Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cú pháp Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
21. Nguyễn Thiện Nam (1999), Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài, Luận án Tiến sĩ, ĐH KHXH và NV, ĐHQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài
Tác giả: Nguyễn Thiện Nam
Năm: 1999
22. Nguyễn Thiện Nam (1998), Giáo trình Tiếng Việt nâng cao, NXB Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tiếng Việt nâng cao
Tác giả: Nguyễn Thiện Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w