0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quán ngữ tình thái và cách dạy quán ngữ tình thái ở trình độ nâng cao

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TỪ TÌNH THÁI VÀ QUÁN NGỮ TÌNH THÁI CHO SINH VIÊN QUỐC TẾ Ở TRÌNH ĐỘ NÂNG CAO (Trang 54 -60 )

6. Bố cục của Luận Văn

3.1 Quán ngữ tình thái và cách dạy quán ngữ tình thái ở trình độ nâng cao

3.1.1 Mô tả

Quán ngữ tình thái đƣợc sử dụng rất tự nhiên trong tiếng Việt, đặc biệt trong khẩu ngữ, vì vậy chúng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong các giáo trình dạy tiếng Việt nâng cao nhƣng đồng thời chúng cũng thực sự trở thành những thử thách thực sự đối với sinh viên nƣớc ngoài nói riêng và những ngƣời nƣớc ngoài muốn giao tiếp hòa nhập với cộng đồng bản ngữ.

Có thể nói, để nắm bắt và sử dụng đƣợc quán ngữ tình thái, sinh viên nƣớc ngoài cần có một quá trình cũng nhƣ một độ “ngấm” văn hóa nhất định. Theo chủ quan chúng tôi thấy, sử dụng quán ngữ tình thái trong khẩu ngữ không đơn giản chỉ là dùng đúng ngữ cảnh, tình huống, ý nghĩa mà còn có sự liên quan rất trọng yếu của ngữ điệu câu – một phƣơng tiện biểu thị tình cảm, thái độ rất quan trọng. Nếu không chú ý đến ngữ điệu trong câu có quán ngữ tình thái thì ngay lập tức, câu nói của bạn sẽ bị “cứng” dù đúng về mặt ý nghĩa và vị trị phân bố ngữ pháp trong câu.

Tuy đƣợc cấu tạo theo quy tắc ngữ pháp thông thƣờng nhƣng quán ngữ tiếng Việt gần với từ và ngữ cố định. Qua khảo sát của chúng tôi thì phân bố vị trí của quán ngữ tình thái trong câu nhƣ sau: vị trí đầu câu là vị trí điển hình của quán ngữ tình thái, chiếm tần suất xuất hiện cao nhất. Sau đó là vị trí ở cuối câu. Ở bất cứ vị trí nào, các quán ngữ tình thái đƣợc dùng nhƣ một phƣơng tiện biểu thị quan điểm thái độ, ý kiến của ngƣời nói về điều đƣợc nói ra, đồng thời tạo ra hiệu ứng tƣơng tác liên nhân tƣơng ứng.

52

Với bất kì loại quán ngữ tình thái nào thì đối với sinh viên nƣớc ngoài đều có những khó khăn riêng. Quán ngữ tình thái dƣới dạng một kết cấu ngữ pháp đôi khi có sự tƣơng đồng với kết cấu của ngôn ngữ mẹ đẻ của sinh viên, đặc biệt là nhóm sinh viên sử dụng tiếng mẹ đẻ gần loại hình với tiếng Việt nhƣ sinh viên Trung Quốc thì đó là một thuận lợi.

Quán ngữ tình thái cũng có thể là một từ nhƣng theo chúng tôi thấy nếu trình bày khái niệm này theo một quan điểm nhƣ vậy thì sinh viên rất dễ lẫn lộn với từ. Thậm chí kể cả loại hai âm tiết khá phổ biến cũng dễ bị nhầm nên theo chúng tôi các từ ba âm tiết hay kết cấu ngữ pháp mới là đối tƣợng chúng tôi khảo sát và coi chúng với tƣ cách quán ngữ tình thái. Nếu từ hai âm tiết thì phải có điều kiện các yếu tố của nó có tính cố kết với nhau và không thể lí giải nghĩa bằng một phép cộng nghĩa của hai yếu tố.

Qua thống kê trong một số giáo trình mà chúng tôi thƣờng sử dụng trong giảng dạy, chúng ta thấy có một số hiện tƣợng đáng lƣu ý sau: xét về phân bố vị trí trong câu, quán ngữ tình thái thƣờng giữ vị trí đầu câu hoặc đầu phân câu chiếm khoảng 60-70%: ai chẳng biết, ai chẳng thích, chả giấu gì, đại để thì, đã

đành là, tha hồ mà, chả trách..là phải.. Nó cho chúng ta thấy một sự thật là để biểu đạt cảm xúc, thái độ thông qua công cụ ngôn ngữ, ngƣời ta thƣờng có xu hƣớng bộc lộ ngay từ đầu. Về phƣơng diện tâm lý ngôn ngữ thì hiện tƣợng này cũng phản ánh một nét tâm lí nổi bật là cái gì muốn gây chú ý thì thƣờng nằm ở đầu, ở vị trí tiền cảnh. Vị trí ở đầu câu là vị trí khá điển hình của quán ngữ tình thái vì để bộc lộ cảm xúc thái độ, ngƣời ta cũng cần có một bối cảnh, một sự tình hay một sự dẫn dắt tâm lí nào đó.

Nhóm quán ngữ tình thái ở vị trí cuối câu: ấy mà (í mà), có khác, cơ mà, thì phải, mà lại..chiếm khoảng hơn 20% trong số lƣợng các quán ngữ tình thái mà

53

chúng tôi thu đƣợc. Mặc dù ít hơn hẳn so với nhóm đứng đầu câu hoặc phân câu nhƣng đây cũng đƣợc coi là một vị trí khá thƣờng gặp trong các hội thoại tiếng Việt. Quán ngữ tình thái cuối câu thƣờng có hai âm tiết và thƣờng chỉ hiểu đƣợc một cách rõ ràng thông qua ngữ cảnh chứa nó. Trong trƣờng hợp ấy mà thƣờng

gặp khá nhiều trong khẩu ngữ với ý nghĩa giải thích lí do cho một sự việc, hiện tƣợng: Sắp mưa í mà (giải thích cho hiện tƣợng côn trùng tự nhiên xuất hiện

thành đàn) hoặc cái đƣợc nói đến là phổ biến, không có gì ngạc nhiên, ví dụ: Lại

làm nũng để đòi đi chơi í mà thì còn có thêm một nét nghĩa nhấn mạnh ngƣời nói

biết rõ về cái mà họ đang nói đến: Vợ anh Nam í mà

Nhóm cuối cùng mà sinh viên thƣờng gặp là nhóm quán ngữ tình thái dƣới dạng một biểu thức ngữ pháp nhƣ một kết cấu gồm hai phần: chả…là gì, chả trách…là phải, thà…còn hơn, ngay cả…nữa là.. Nhóm này thƣờng đƣợc sinh

viên hiểu nhƣ một cấu trúc ngữ pháp mà đôi khi có sự tƣơng đồng với ngữ pháp tiếng mẹ đẻ của sinh viên nên ở một số kết cấu quen thuộc có sự thuận lợi nhất định. Vì là một kết cấu nên nó cũng có vị trí hết sức linh hoạt trong câu.

Dƣới đây là biểu đồ phân loại quán ngữ tình thái tiếng Việt theo phân bố vị trí.

54

Bảng 3.1 Biểu đồ phân loại QNTT tiếng Việt theo phân bố vị trí

Quán ngữ tình thái trong hệ thống tƣ liệu mà chúng tôi khảo sát nói riêng và quán ngữ tiếng Việt nói chung có một số đặc điểm nhƣ sau:

Số lƣợng quán ngữ tình thái hai âm tiết chiếm đa số (khoảng hơn 50%), loại từ ba âm tiết trở lên chiếm trên dƣới 8% còn nhóm quán ngữ dƣới dạng một kết cấu ngữ pháp là xấp xỉ 5% (chúng tôi chỉ xét các kết cấu thƣờng mang đến những khó khăn cho sinh viên trong khi học chứ không có tham vọng đƣa hết các kết cấu ngữ pháp quen thuộc nhƣ Không những…mà còn, Mặc dù…nhưng..vào trong công trình này) Những quán ngữ tình thái có độ dài lớn

thƣờng phức tạp hơn trong việc tri nhận cũng nhƣ ghi nhớ nó nhƣng đồng thời cũng mang lại sự phấn khích cho sinh viên sau khi nắm bắt đƣợc, nó tạo đƣợc sự gần gũi hơn cho sinh viên với ngƣời bản ngữ cũng nhƣ khiến sinh viên có vẻ “giỏi” hơn, thử so sánh xem nếu một sinh viên nƣớc ngoài sử dụng câu: (1) Của

đáng tội, em cũng thích cô ấy thật thay vì nói (2) Thật ra thì em cũng thích cô ấy

51 29

20

55

rõ ràng là cách nói ở (1) mang lại sự thú vị cho ngƣời nghe hơn (2) đặc biệt là nó lại đƣợc sử dụng bởi một ngƣời nƣớc ngoài.

Về cơ bản, quán ngữ tình thái gắn với thủ pháp mô hình hóa nhằm hƣớng đến mục đích giúp sinh viên dễ hình dung cũng nhƣ tạo cho nó một “vỏ bọc nguyên khối”, tránh cho sinh viên những lỗi dịch hay chia nhỏ từng từ ra khiến cho khó khăn càng khó khăn hơn. Xét trên bình diện từ vựng học, quán ngữ tình thái gần với cụm từ cố định, thành ngữ. Những yếu tố xung quanh khác nhau cũng dẫn đến những cách dùng khác nhau.

Quán ngữ tình thái trong tiếng Việt thƣờng phi cú pháp, đồng nghĩa với việc nó gần với khái niệm từ hay các ngữ cố định. Ngoài ra nó còn có dạng kết cấu ngữ pháp khá phức tạp và chỉ đƣợc đơn giản hóa đi trong ngữ cảnh điển hình.

Trong cuốn Vấn đề từ trong tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp đã trình bày bảng phân loại sau:

Hai thành tố Ba thành tố trở lên Chức năng định danh thuần túy TỪ GHÉP NGỮ ĐỊNH DANH Chức năng định danh – gợi tả TỪ LÁY THÀNH NGỮ

Chức năng liên kết, rào đón, biểu thái…

TỪ GHÉP HƢ QUÁN NGỮ

Bảng 3.2 Bảng phân loại các đơn vị từ vựng do tiếng kết hợp với tiếng mà thành

Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi cũng dần dần cho sinh viên tập làm quen với một số thuật ngữ chuyên môn đơn giản nhƣ từ, từ đơn tiết, từ đa tiết… tƣơng ứng với trình độ của sinh viên. Quả thật với những yếu tố một hoặc hai âm tiết

56

và không mang ý nghĩa cụ thể nhƣ một thực từ nhƣ chứ, mà hay cơ mà, có khác,

ai bảo..sinh viên ngay lập tức có những thắc mắc và sách giáo khoa cũng giải

thích chúng nhƣ những hiện tƣợng ngữ pháp với những sắc thái đặc trƣng của từ tình thái. Nhƣng với những yếu tố cấu tạo phức tạp hơn nhƣ từ ba âm tiết trở lên hoặc dƣới dạng một kết cấu ngữ pháp thì sinh viên còn gặp những khó khăn nhiều hơn. Những trƣờng hợp nhƣ cứ nói thế chứ, thà..còn hơn hay tha hồ mà, ai

chẳng biết, hay sao mà, không biết..là gì..mang lại nhiều trải nghiệm khá thú vị

cho cả ngƣời học và ngƣời dạy. Từ những từ tình thái đã đƣợc học từ trƣớc, với những cảm nhận của sinh viên, những tổ hợp “khó hiểu” trên hoặc cũng là từ tình thái hoặc là một kết cấu ngữ pháp không hơn không kém. Theo chúng tôi, với khái niệm là những yếu tố có tính cố định, khá “mơ hồ” về ý nghĩa thực từ, từ ba thành tố trở lên hay dƣới dạng một kết cấu ngữ pháp (có thể tỉnh lƣợc thành phần trong một số trƣờng hợp) đều có thể tạm coi là quán ngữ tình thái. Trong Các bài giảng về từ pháp học tiếng Việt, chương Từ tình thái, Đinh Văn Đức cũng chủ yếu đề cập đến một đến hai âm tiết mà hầu nhƣ chƣa đề cập đến những từ từ ba âm tiết trở lên hay dạng kết cấu ngữ pháp.

Tạm chấp nhận một khái niệm nhƣ vậy,theo thống kê của chúng tôi, số lƣợng những trƣờng hợp có từ ba âm tiết trở lên chiếm khoảng 10% trên tổng số thống kê (14/138) còn dƣới dạng một kết cấu ngữ pháp thì ít hơn 5%. Xét trong 8 cuốn giáo trình mà chúng tôi khảo sát, so sánh với số lƣợng từ vựng nói chung hay từ tình thái nói riêng thì quán ngữ tình thái còn chiếm một số lƣợng khiêm tốn trong các giáo trình. Từ những số liệu đã thống kê trên, chúng tôi thể hiện đƣợc thông qua biểu đồ sau:

57

Bảng 3.3 Phân loại QN tiếng Việt căn cứ vào số lượng thành tố cấu thành

Có nhiều lí do cả khách quan lẫn chủ quan có thể dẫn đến kết quả trên nhƣ sự phức tạp nội tại của nhóm ngôn ngữ đặc trƣng này, quan niệm của tác giả giáo trình, tác động của sự khó khăn trong quá trình giảng dạy của giáo viên hay của chính sinh viên.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TỪ TÌNH THÁI VÀ QUÁN NGỮ TÌNH THÁI CHO SINH VIÊN QUỐC TẾ Ở TRÌNH ĐỘ NÂNG CAO (Trang 54 -60 )

×