1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Giáo dục đạo đức cho trẻ từ 56 tuổi trong gia đình

19 3,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 145,5 KB

Nội dung

A.PHẦN MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trên đà phát triển ,vì vậy phải có những con người có tài ,có đức bởi muốn cho đất nước phát triển mạnh mẽ thì nhân tố con người đóng mộ

Trang 1

A.PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang trên đà phát triển ,vì vậy phải có những con người có tài ,có đức bởi muốn cho đất nước phát triển mạnh mẽ thì nhân tố con người đóng một vai trò quyết định, mà nền móng đạo đức con người phải được nhen nhóm ngay từ lứa tuổi rất nhỏ hay nói cách khác trẻ phải được hình thành những bước đầu về nhân cách ,trong sự nghiệp phát triển toàn diện nhân cách trẻ thì giáo dục đạo đức đóng vai trò đặc biệt quan trọng Có thể nói đây là thời kỳ hoàn kim để giáo dục đạo đức cho trẻ ,nếu gia đình ,nhà trường ,xã hội bỏ qua việc giáo dục đạo đức cho trẻ ở giai đoạn này thì đồng nghĩa với việc bỏ qua một cơ hội thuận lợi để hình thành nhân cách con người Thế nhưng, các gia đình hiện nay việc nhận thức tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo đang còn hạn chế ,nhất là việc giáo dục đạo đức đối với con cái họ,các bậc cha mẹ thường ủy thác việc giáo dục con cái cho nhà trường ,xã hội mà lãng quên đi vai trò của chính mình ,của gia đình trong việc hình thành nhân cách của con trẻ ,chính cha mẹ là tấm gương sáng ,là người thấy đầu tiên nâng niu những bước đi chập chững khi trẻ vào đời Và để có thể hiểu rõ hơn về thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn từ 5-6 tuổi em đã chọn đề tài “thực trạng v à gi ải ph áp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn từ 5-6 tuổi trong gia đình” làm đề tài cho bài tiểu luận học phần “ Giáo dục học mầm non” của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý luận về thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn trong gia đình hiện nay, đề tài có mục đích đề xuất các biện pháp để giáo dục đạo đức cho trẻ trong gia đình được tốt hơn

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong gia đình

3.2.Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn trong gia đình hiện nay

3.3.Phân tích những thực trạng để chỉ ra những ưu , nhược điểm của phụ huynh trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ

Trang 2

3.4 Đề xuất ý kiến để giáo dục đạo đức cho trẻ trong gia đình hiện nay được tốt hơn

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong gia đình 4.2.Khách thể nghiên cứu

Giáo dục trong gia đình

5.Phương pháp nghiên cứu

5.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận

5.2.Phương pháp điều tra ,quan sát ,phỏng vấn

5.3.Phương pháp tr ò chuyện

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Một số khái niệm cơ bản về gia đình và giáo dục gia đình

1.1.Khái niệm gia đình

Theo từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên, Nxb Khoa học - xã hội 1998) định nghĩa: “Gia đình là đơn vị xã hội thành lập trên cơ sở dòng máu, bắt đầu có từ thời đại thị tộc mẫu hệ; trong thời đại phong kiến thường có cha, mẹ, con, cháu,

có khi cả chắt nữa; trong thời đại tư bản thường chỉ có vợ chồng và con cái” Chủ nghĩa Mác - Lênin coi: “Gia đình là phạm trù xuất hiện sớm nhất trong lịch

sử loài người”

Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi,

1.2.Khái niệm gia đình truyền thống và gia đình hiện đại

1.2.1Gia đình truyền thống

Trang 3

Gia đình truyền thống (hay gia đình ba thế hệ): là gia đình bao gồm ông bà, cha

mẹ và con cùng sống ấm cúng trong một mái nhà, là loại gia đình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hóa bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

1.2.2Gia đình hiện đại

Gia đình hiện đại phải là sản phẩm của một nền công nghiệp phát triển, dân cư

có lối sống đô thị và đạt đến một trình độ văn minh đô thị khá cao

gia đình hiện đại thường chỉ có 3 – 4 thành viên và có nhiều lắm là 3 thế hệ Trước hết gia đình hiện đại tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và

có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội,có sự độc lập về quan hệ kinh tế Cá nhân tính được đề cao

1.3.Giáo dục gia đình là gì

Giáo dục gia đình là sự giáo dục được thực hiện trong phạm vi gia đình, do các thế hệ trước thực hiện, nhằm tác động tới thế hệ sau với mục đích hình thành và củng cố trong thế hệ sau những phẩm chất, năng lực phù hợp với quan điểm của thế hệ trước cũng như phù hợp với hệ chuẩn mực của xã hội Đây là một hoạt

động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có sự chuẩn bị ) của những

người giáo dục (thế hệ trước), tác động một cách thường xuyên, liên tục tới đối tượng được giáo dục (hế hệ sau), nhằm đạt tới mục đích mà người giáo dục đã định

2.Giáo dục đạo đức

2.1 Giáo dục

2.1.1.Khái niệm giáo dục

- Hiểu theo nghĩa rộng: Giáo dục là một hoạt động có mục đích, có tổ chức,

có kế hoạch giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, nhằm hình thành ở người được giáo dục một cách tự giác, tích cực, độc lập, những quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị lí tưởng xã hội chủ nghĩa, những động cơ, thái

độ, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen đối xử trong các quan hệ chính trị, đạo đức, pháp luật…thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội

Trang 4

- Hiểu theo nghĩa hẹp: Giáo dục là bộ phận của quá trình sư phạm toàn vẹn,

chức năng của giáo dục là xây dựng ý thức, tình cảm, hành vi đạo đức đúng đắn cho người được giáo dục

2.1.2 Tầm quan trọng của giáo dục

Giáo dục đào tạo con người, mà con người lại là mục tiêu, là động lực cho sự phát triển, vì vậy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển Chính vì thế Đảng và Nhà Nước ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu Tức là chính sách về giáo dục phải được coi là chính sách quốc gia ở vị trí ưu tiên hàng đầu.Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng mà còn tổ chức dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của người được giáo dục Giáo dục mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như di truyền, môi trường, hoàn cảnh không thể có được Đồng thời giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt với những người bị khuyết tật Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây

ra cho con người Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng tích cực.Do vậy giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt

2.2 Đạo đức

2.2.1 Đạo đức là gì ?

- Dưới góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt được

phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu chuẩn mực điều chỉnh( chi phối) hành vi của con người trong các mối quan hệ xã hội, đạo đức phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp sự tồn tại xã hội, do đó đạo đức biến đổi theo sự biến đổi của tồn tại xã hội

Đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người Nếu phát luật điều chỉnh hành vi của con người bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước thì đạo đức điều chỉnh hành vi của con người bằng sức mạnh của dư luận xã hội

- Dưới góc độ cá nhân: Đạo đức chính là phẩm chất, nhân cách của con

người phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi thói quen và cách ứng xử của

họ trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội; giữa bản thân

họ với người khác, với chính bản thân mình

Trang 5

2.2.2 Nguồn gốc, chức năng của đạo đức

2.2.2.1.Nguồn gốc của đạo đức

Đạo đức là một hiện tượng xã hội, xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên khi loài người mới hình thành Theo quan điểm triết học Mác-Lênin: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , phát triển cùng với sự biến đổi của tồn tại xã hội, các điều kiện sinh hoạt vật chất , hoàn cảnh lịch sử - xã hội khác nhau Nhưng đạo đức khác với các hình thức xã hội khác ở chỗ đạo đức điều chỉnh hoạt động của con người trong các mối quan hệ xã hội, giúp con người tự hoàn thiện nhân cách của mình

Đạo đức là một phạm trù lịch sử, khi điều kiện kinh tế xã hội sinh ra nó thay đổi thì tất yếu các quan hệ xã hội và quan hệ đạo đức cũng thay đổi theo Đạo đức cá nhân được hình thành và phát triển trong quá trình con người hoạt động, giao lưu, giao tiếp với những người xung quanh Đạo đức được biểu hiện ra bên ngoài ở tri thức, hiểu biết của cá nhân về các yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức và thói quen đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người , giữa con người với môi trường xung quanh trong cuộc sống hàng ngày

2.2.2.1 Chức năng của đạo đức

- Đạo đức có chức năng giáo dục

- Đạo đức có chức năng điều chỉnh hành vi

- Đạo đức có chức năng kiểm tra đánh giá

2.3 Giáo dục đạo đức

2.3.1.Khái niệm

Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức từ nhiều phía với những hình thức khác nhau nhằm hình thành cho con người những hành

vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội

Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nhân cách con người mới Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài được diễn ra ngay từ khi còn thơ bé cho đến khi trưởng thành, thậm chí suốt cuộc đời

Trang 6

Đối với trẻ thơ, giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về những yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử hàng ngày Trên

cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức , những nét tính cách của con người Việt Nam mới

2.3.2 Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức

Trong xu thế hội nhập toàn cầu không gì cưỡng lại được hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa, vấn đề giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng đang là mối quan tâm của các quốc gia Trong sự phát triển nền giáo dục của mỗi nước, đồng thời với việc cập nhật thông tin khoa học, công nghệ vào nhà trường còn cần phải quan tâm đến định hướng giáo dục giá trị đạo đức và nhân văn cho thế hệ trẻ

Sinh thời Chủ tịch HỒ CHÍ MINH – vị cha già của chúng ta cũng rất quan tâm đến việc rèn luyện, giáo dục thế hệ trẻ Người đã dạy “ Bây giờ phải học, học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức” Trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện hiện nay, giáo dục đạo đức cho trẻ em là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của mỗi nhà trường Bởi đạo đức là cái gốc trong nhân cách toàn diện của mỗi con người Nhờ giáo dục đạo đức mà con người trau dồi được những phẩm chất tốt và không ngừng hoàn thiện bản thân mình Thực tiễn đạo đức đã chứng minh, người được rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt có thể không thành nhân tài nhưng nhất định sẽ hữu ích trong cuộc sống, người có tài nhưng thiếu đức chẳng những khó thành công trong cuộc sống mà có khi trở thành kẻ phá hoại Như Chủ tịch HỒ CHÍ MINH đã từng nói: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm gì cũng khó” Nhất là trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, nhiều giá trị đạo đức đang có nguy cơ bị mặt trái của cạnh tranh và cơ chế thị trường làm băng hoại thì giáo dục đạo đức cho mọi người nói chung và cho trẻ em nói riêng không chỉ là vấn đề quốc gia, mà còn là vấn đề quốc tế “ Vấn đề đạo đức của thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một đất nước, mà là vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng để bảo vệ sự sống còn và tương lai của loài người” ( Suy nghĩ của Ô – rơ – lô pơ – xây - chủ tịch câu lạc bộ Rô – ma – Pa – ri, 1981)

Nói đến vai trò của giáo dục đạo đức, K.Đ.U – Sin – xki đã từng nói: “Hiện tượng đạo đức là bài toán chủ yếu của giáo dục, nó quan trọng hơn nhiều so

Trang 7

với việc phát triển trí tuệ nói chung, việc chứa đầy đầu những kiến thức” Ê –

ly – xê – Pa – ri(18 – 11 – 1989) đã phát biểu: “Ta hãy thú nhận với nhau:

Về phương diện đạo đức xã hội chúng ta đang còn mò mẫm tiến lên Các vấn

đề ưu tiên của chúng ta hình như không được định hướng Chúng ta quan tâm đến các vấn đề vũ trụ nhiều hơn việc tìm kiếm đạo đức Con người đã đi lên mặt trăng nhưng không tiến lại gần đồng loại hơn Con người thăm dò đáy biển và giới hạn của vũ trụ trong khi người láng giềng liền cửa với mình

là kẻ xa lạ Chúng ta sống đến tuổi già nhưng tuổi già lại trở thành gánh nặng

và một điều nguyền rủa.” Đó là hậu quả của sự xa rời nhiệm vụ đạo đức Trước nguy cơ tấn công và xâm nhập của tiêu cực và tệ nạn xã hội hiện nay, trước yêu cầu cấp bách của việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì giáo dục đạo đức cho mọi người là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn, đặc biệt

là với thế hệ trẻ

2.4 Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ em lứa tuổi mẫu gi áo

Sinh ra không phải trẻ đã có đạo đức, nhân cách mà đó là kết quả của quá trình giáo dục và tự giáo dục Bàn về vấn đề này, Hồ Chủ Tịch khẳng định:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài được diễn ra ngay từ khi còn thơ

bé cho đến khi trưởng thành, thậm chí suốt cuộc đời Vì thế việc giáo dục đạo đức cần phải bắt đầu ngay từ tuổi nhà trẻ , mẫu giáo và phải coi đây là một vấn đề trung tâm

Đối với trẻ m ẫu gi áo, dưới tác động giáo dục của người lớn, đứa trẻ đã có thể nắm được những khái niệm, những biểu tượng đạo đức, như thế nào là tốt, thế nào là xấu, là ngoan, hư, cái gì được phép làm và cái gì không được phép làm Trẻ bắt đầu có những hành vi phù hợp với những khái niệm đó và dần dần trẻ biết đánh giá về những điều ấy Nhờ đó mà những biểu tượng, khái niệm đạo đức, hành vi đạo đức được hình thành nhanh chóng ở trẻ và những ấn tượng đầu tiên đó thường để lại dấu ấn suốt đời Bởi vậy nếu ngay

từ tuổi m ẫu gi áo chúng ta chú trọng giáo dục cho trẻ những khái niệm, hành

vi đạo đức đúng đắn sẽ đặt cơ sở, nền tảng cho bộ mặt đạo đức mai sau của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ một động lực quan trọng giúp trẻ phát triển và

Trang 8

hành động đúng hướng trong quá trình trưởng thành.Mặt khác, ở giai đoạn tuổi mẫu giáo, tính hình tượng và tính dễ cảm xúc chi phối mạnh hoạt động tâm lí của trẻ, khiến cho trẻ dễ đồng cảm với những người xung quanh, nhất

là những người nghèo khổ Đây là thời điểm hoàng kim để giáo dục lòng nhân ái và những phẩm chất đạo đức cho trẻ Đây cũng là thời điểm thuận lợi

để xây dựng nền tảng đạo đức cho mỗi người Do vậy cần phải giáo dục đạo đức cho trẻ dù là những khái niệm sơ đẳng nhất, nhưng chính xác và phản ánh được đạo đức của xã hội, mang bản sắc dân tộc Việt Nam Đồng thời người lớn cần phải uốn nắn những nhận thức, hành vi thái độ lệch chuẩn của trẻ ngay từ bé, tránh để những lệch lạc ấy trở thành thói quen khó sửa, khó uốn Như cổ nhân xưa đã dạy:

“Tre non dễ uốn, tre già nổ đốt”

“Bé chẳng vin, cả gẫy cành”

Hơn nữa đối với trẻ m ẫu giáo, giáo dục đạo đức còn ảnh hưởng tới việc giáo dục thể chất , lao động, trí tuệ và thẩm mĩ cho trẻ:

+ Đối với trí dục: Giáo dục đạo đức là tiền đề cần thiết để mở rộng hiểu biết

về quan hệ đạo đức (giữa cá nhân với nhau, cá nhân với tập thể) Hình thành, phát triển khả năng nhận xét, đánh giá các thái độ, hành vi đạo đức của bản thân, của người khác

+ Đối với giáo dục thẩm mĩ: Trình độ phát triển đạo đức có ảnh hưởng

mạnh mẽ đến giáo dục thẩm mĩ Những xúc cảm, tình cảm đạo đức tích cực , những hành vi văn minh là cơ sở của giáo dục thẩm mĩ Chẳng hạn trẻ thích sạch sẽ, gọn gàng trong sinh hoạt cá nhân, tập thể, thích làm được nhiều việc tốt giúp đỡ cô giáo, cha mẹ, bạn bè…Đó chính là giúp trẻ biết hướng tới cái đẹp, thích cái đẹp và có mong muốn được tạo ra cái đẹp

+ Đối với giáo dục thể chất và lao động: Việc giáo dục đạo đức cho trẻ có

những thói quen hành vi sạch sẽ, văn minh, thích làm những công việc vừa sức như tự xúc ăn, làm đỡ công việc giúp đỡ cô giáo, cha mẹ, bạn bè…lấy thìa, bát đĩa, đồ chơi…Chính là góp phần phát triển thể lực và giáo dục thói quen lao động cho trẻ

2.5.Những biểu hiện về đạo đức của trẻ mẫu giáo

Trang 9

Trẻ mẫu giáo rất thích một số sự vật , đồ vật và hành động,nó muốn sờ mó

và tìm hiểu chúng ,tuy nhiên với một số vật thì trẻ được phép chơi ,còn một

số vật thì trẻ lại bị cấm.Trong sinh hoạt của trẻ 5-6 tuổi xuất hiện nhiều khái niệm như “nên” “không nên” , “điều này là tốt” , “điều kia là xấu” Những khái niệm này có quan hệ đến hành động và mối liên hệ của trẻ với những người khác và người lớn xung quanh

Ở trẻ mẫu giáo dần hình thành một số suy nghĩ về đạo đức ,chúng nhận biết

sự khác nhau giưa sự thật và nói dối , chúng cũng nhân thức được rằng việc không tuân thủ theo những quy tắc đạo đức như phải đối xử tốt với bạn bè và không được lấy đồ của người khác ,quan trọng hơn nhiều so với việc vi phạm các quy tắc xã hội như không nói “ cảm ơn ,xin lỗi”

Trẻ ngưỡng mộ và do đó thường có xu hướng chọn những người giỏi , những người có uy quyền để bắt chước theo các hành động Trẻ 5-6 tuổi có thể đánh giá hành vi của người khác theo những tiêu chuẩn đạo đức đã được mọi người thừ nhận và đưa ra những lập luận có tính chất khái quát nào đó

về những gì trẻ nghe thấy được với quan điểm riêng của mình

2.6 Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo

2.6.1 Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo

- Trong quá trình giáo dục đạo đức, việc hình thành những tình cảm đạo đ ức

có vị trí quan trọng hàng đầu Bởi lẽ ở lứa tuổi này mọi hành động của trẻ đều bị chi phối bởi tình cảm Khi trẻ yêu mến ai thì trẻ luôn nghe theo lời người đó và sẵn sàng làm mọi việc để người đó vui lòng và yêu quý trẻ Mặt khác, tình cảm đạo đức là cơ sở, động lực thúc đẩy trẻ có những hành vi, việc làm tốt

- Việc hình thành các thói quen đạo đức cho trẻ mẫu giáo là nhiệm vụ quan trọng thứ hai trong quá trình giáo dục đạo đức Đặc điểm đặc trưng của trẻ mẫu giáo là khả năng bắt chước Khi bắt chước hành vi của người khác, nhiều trẻ chưa hiểu được nội dung đạo đức hành vi của mình, do vậy dễ dẫn đến hành vi sai Bởi vậy,cần hình thành ở trẻ những thói quen hành vi khác nhau trong quan hệ ứng xử với người lớn, bạn bè, nơi công cộng, với chính bản thân mình,…

- Nhiệm vụ cơ bản thứ ba là hình thành ở trẻ những biểu tượng về chuẩn mực hành vi đạo đức và động cơ đạo đức đúng đắn.Trên cơ sở có tình cảm đạo đức đúng đắn, đứa trẻ tích cực, tự giác thực hiện những hành vi phù hợp với các yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức, dần dần nhận ra được các yêu cầu của chuẩn mực hành vi( thế nào là ngoan, thế nào là hư, là xấu…) Các nhiệm vụ giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành thói quen đạo đức được thực hiện thống nhất trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo

Trang 10

2.6.2.Nội dung của giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo

Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo là một công việc khó khan nhưng vô cùng quan trọng ,việc lựa chọn nội dung giáo dục phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ thì mới xây dựng cho trẻ những nét tính cách , những phẩm chất đạo đức tốt đẹp Sau đây là một số nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 2.6.2.1 Giáo dục lòng nhân ái và những nhân tố sơ đẳng của lòng yêu quê hương đất nước

- Giáo dục tình yêu gia đình:

+ Trẻ biết kính trọng, vâng lời, lễ phép, yêu quý ông bà, cha mẹ, anh chị… + Trẻ biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị…, tự nguyện làm những việc tốt cho người thân vui lòng

+ Trẻ biết vâng, dạ, biết cảm ơn khi người lớn cho quà hay giúp đỡ, biết xin lỗi khi mình có lỗi

+ Biết quan tâm đến ông bà, cha mẹ…khi ốm đau, không quấy rầy la hét ồn

ào khi mọi người đang bận việc

- Giáo dục tình yêu và thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh

+ Đối với bạn cùng tuổi: Trẻ thân ái, đoàn kết với bạn bè; sẵn sàng nhường

đồ chơi hay quà bánh cho bạn; giúp đỡ, nhường nhịn bạn trong khi chơi và trong học tập; thông cảm, chia sẻ với bạn khi bạn có chuyện buồn; không trêu chọc, gây gổ với bạn…

+ Đối với em bé hơn mình: Biết chơi hòa thuận và bày cho em bé chơi cùng; biết nhường nhịn, dỗ dành em bé…

+ Đối với người tàn tật hay những người gặp hoàn cảnh khó khăn: Biết yêu thương, tôn trọng, thông cảm với những người tàn tật hay những người gặp hoàn cảnh khó khăn; không trêu chọc hay nhại tật của họ, biết giúp đỡ họ phù hợp với khả năng của bản thân

+ Quan tâm đến người lao động: Biết yêu thương, tôn trọng, lễ phép với mọi người lao động như bác sĩ, chú công nhân, cô cấp dưỡng…

- Giáo dục tình cảm với trường, lớp, với thầy cô giáo

+ Trẻ yêu ngôi trường của mình, thích được đến trường, yêu quý và thoải mái khi tới lớp

+ Trẻ yêu thương, kính trọng, lễ phép, biết ơn và nghe lời thầy cô giáo

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, Bác Hồ:

+ Trẻ yêu quý, kính trọng Bác Hồ; biết lá cờ Tổ quốc

+ Biết quan tâm đến những ngày lễ lớn, những sự kiện quan trọng, những truyền thuyết lịch sử trong nước hoặc ở địa phương, biết những biến đổi tích cực trong đời sống địa phương

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, có ý thức bảo vệ thiên nhiên

Ngày đăng: 28/11/2015, 14:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w