Vùng ven bờ luôn là nơi được con người quan tâm do nguồn tài nguyên của nó
Trang 1A : KHÁI NIỆM VÙNG VEN BỜ VÀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BỜ BIỂN
Vùng ven bờ luôn là nơi được con người quan tâm do nguồntài nguyên của nó Đây là nơi có vùng đồng bằng màu mỡ vàtài nguyên biển phong phú, vùng ven bờ cũng là nơi dễ dàngcho sự tiếp cận của thị trường quốc tế Nó tạo ra không giansống, các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật cho các hoạtđộng của con người và có chức năng điều hoà đối với môitrường tự nhiên cũng như môi trường nhân tạo
Vùng ven bờ là trọng tâm của nhiều ngành kinh tế quốc gia, lànơi mà phần lớn các hoạt động về kinh tế, xã hội diễn ra vàcũng là nơi mà tác động của các hoạt động này nhiều nhất.Đối với những nước có vùng bờ, hơn một nữa dân số sống tạiđây và tầm quan trọng của vùng ven bờ còn gia tăng trongtương lai do sự gia tăng không ngừng của việc di dân từ cácvùng sâu trong lãnh thổ tới đây Do vậy, không ngạc nhiên khi
có sự xung đột sâu sắc giữa nhu cầu tiêu dùng hiện nay đốivới tài nguyên và việc đảm bảo cho việc tiêu thụ tài nguyên
đó trong tương lai Trong một số quốc gia, sự xung đột đó đãđạt đến mức nguy cấp do phần lớn vùng ven bờ đã bị ô nhiễm
do các nguồn khác nhau Rất nhiều hoạt động phát triển đôthị, công nghiệp và nông nghiệp trên vùng ven biển là nằmtrong vùng đất ngập nước ven biển có năng suất cao và các dự
án phát triển đang làm biến đổi hệ sinh thái ven biển trên mộtqui mô rất lớn Nước thải từ hầu hết các đô thị và khu côngnghiệp trên thế giới đổ trực tiếp vào biển hoặc gián tiếp quacác hệ thống sông mà không được xử lý hoặc xử lý rất ít.Nghề cá bị sa sút, đất ngập nước bị khô, các rạn san hô bị pháhủy, các bãi biển bị xuống cấp, Để các vùng ven bờ đượcduy trì và bảo vệ, cần phải có hành động hiệu quả và kịp thời
Trang 2Để giải quyết cho yêu cầu này, một hệ thống quản lý đượchình thành: Quản lý tổng hợp vùng ven bờ: (ICZM, IntegratedCoastal Zone Management).
Quản lý tổng hợp vùng ven bờ (QLTHVB) có thể cho phépgiải quyết các vấn đề nảy sinh trong phát triển như:
· Tăng dân số ở vùng ven biển, đô thị hoá, cạnh tranh đất đai,nguồn nước và các vấn đề liên quan đến ô nhiễm
· Sự dâng cao của mức nước biển làm cho nhiều quốc gia venbiển dễ bị ảnh hưởng của lụt lội và đe dọa cuộc sống và cáchoạt động kinh tế
· Quản lý tài nguyên kém làm tăng phạm vi ảnh hưởng và tínhkhốc liệt của các tai biến thiên nhiên như bão lụt, xói lở bờbiển, đối với cuộc sống và dân cư
· Tài nguyên bị khai thác quá mức và sử dụng không hợp lý ví
dụ như vấn đề khai thác cạn kiệt các loài thuỷ hải sản, khaithác san hô làm vật liệu xây dựng, phá rừng ngập mặn để nuôitôm
I Khái niệm vùng ven bờ
Hầu hết các hướng dẫn QLTHVB được xuất bản đều đồng rằng vùng ven bờ là khu vực có giao diện khá hẹp giữa biển
và đất liền Đó là nơi các quá trình sinh thái phụ thuộc vào
sự tác động lẫn nhau giữa đất liền và biển, các tác động nàydiễn ra khá phức tạp và nhạy cảm
Vùng ven bờ thường được hiểu như là nơi tương tác giữa đất
và biển, bao gồm các môi trường ven bờ cũng như vùng nước
kế cận Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu thổ,vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các bãibiển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn, đầmphá, và các đặc trưng ven bờ khác Khái niệm vùng ven bờthường được xác định một cách tùy tiện, hơi khác nhau giữa
các quốc gia và thường dựa vào giới hạn pháp lý và ranh giới
hành chánh Ngoài ra còn có những sai khác về địa văn(physiography), sinh thái và kinh tế giữa các vùng khác nhau,
Trang 3do đó không có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi vềvùng ven bờ Thay vào đó, có nhiều định nghĩa bổ sung phục
vụ cho những mục đích quản lý khác nhau, trong đó vấn đềranh giới cần được xem xét Ví dụ ở một số nước Châu Âu,vùng ven bờ mở rộng ra tới vùng lãnh hải, một số nước khácthường lấy đường đẳng sâu làm giới hạn Còn về ranh giới đấtliền thì cũng rất mơ hồ do tác động của biển vào khí hậu cóthể vào đến vùng nội địa bên trong cũng như vùng đồng bằngngập lụt rộng lớn
Vấn đề ranh giới vùng ven bờ có thể được xác định một cáchthực tế bao gồm các khu vực và các hoạt động liên quan đếnvấn đề quản lý mà chương trường sẽ nhắm vào Trong nhiềutrường hợp, ranh giới vùng đất và biển được chọn thường cómột khoảng cách nhất định với một mốc tự nhiên chẳng hạnnhư là mức nước thấp trung bình (MLWM, Mean Low WaterMark) hay mức nước cao trung bình (MHWM, Mean HighWater Mark)
Bảng 1 Một số ví dụ về ranh giới vùng ven bờ
Nước, bang Ranh giới đất liền Ranh giới biển Rhode Island 200 bộ kể từ bờ
biển Vùng lãnh hải (3dặm) Hawaii Tất cả đất liền trừ
vùng các khu rừng
bảo vệ
Vùng nước của Bang
Brunei Tất cả vùng đất
liền và nước cách MHWM 1 km
Từ MHWM đến
200 m nước sâu
Singapore Toàn bộ đất liền Vùng lãnh hải và
các đảo xa bờ Sri Lanka 300 m từ MHWM 2 km từ MLWM Malaysia Ranh giới huyện 20 km từ bờ
Trang 4· Vùng ven biển (Coastal area): về mặt địa lý thì rộng hơnvùng ven bờ, đường biên của nó mở rộng về phía đất liền hơn.Vùng ven bờ chỉ là một phần của khu vực ven biển Điều nàyrất quan trọng, đứng trên phương diện chức năng,bởi trongnhiều quy tình về môi trường, nhân khẩu, kinh tế và xã hộitrên thực tế bắt nguồn từ vùng ven biển rộng lớn, tuy nhiênnhững biểu hiện của chúng chỉ thấy rõ được trong phạm vivùng ven bờ.
· Vùng nước ven biển (Coastal water): vành đai hẹp gần bờ cónước biển và nước cửa sông
· Vùng gian triều (Intertidal area): vùng giữa đường ngập triềukhi triều thấp nhất và đường ngập triều khi triều cao nhất(phần đất liền chịu tác động của thủy triều)
· Vùng bờ biển (Coastline): đường tiếp xúc tại điểm chia cắtđất liền với các vùng nước ven biển
· Vùng đất ven bờ (Shore lands): vùng đất liền xuống tớiđường biên cao nhất bị ảnh hưởng bởi thủy triều Do có nhiều
sự khác nhau trong định nghĩa về khái niệm vùng ven bờ, cómột số vấn để thường nảy sinh trong quá trình thực thi quản lýtổng hợp vùng ven bờ Thứ nhất, pháp luật quốc gia liên quantới giải quyết vấn đề này, nếu nó tồn tại, thường không rõ ràngtrong việc đưa ra những định nghĩa và tiêu chí biên giới vùngven bờ một cách chính xác Thứ hai,thường các ranh giớiđược xác định theo qui định của hành chính không đồng nhấtvới ranh giới của hệ sinh thái Thứ ba, việc quản lý các vùngven bờ xuyên quốc gia thường rất khó khăn do nó liên quantới lợi ích từng quốc gia Ngoài ra, pháp chế và sự phân địnhđới bờ có thể có sự khác nhau rất lớn giữa các quốc gia cận kềnhau
Như vậy có thể thấy là định nghĩa về vùng ven bờ thườngphục vụ và hỗ trợ cho các kế hoạch chính trị, chính sách đểcân bằng nhu cầu đối với tài nguyên và giải quyết các xungđột nhiều mặt trong vấn đề sử dụng tài nguyên
Trang 5Do vậy, định nghĩa vùng ven bờ phải phản ảnh các tiếp cậntổng hợp bao gồm (a) vùng ven bờ được quản lý là một hệtổng hợp về tài nguyên và sử dụng tài nguyên và (b) chứcnăng quản lý phối hợp giữa các tổ chức khác nhau liên quanđến qui hoạch và thực thi.
Để định nghĩa về vùng ven bờ tiếp tục được chuẩn bị kỹlưỡng và cập nhật trong các dự án của các quốc gia, các yếu tốsau đây cần phải được tính đến:
· Phạm vi phần đất bên trong vùng ven bờ phải được thoảthuận cũng như phần nước thuộc lãnh thổ quản lý
· Định nghĩa vùng ven bờ phải xuất phát từ các đặc điểm tựnhiên (địa mạo) và chức năng sinh thái
· Xác định ranh giới hành chính dựa vào pháp luật quốc gia,các vùng đặc trưng và các qui hoạch chi tiết
· Sử dụng các kỹ thuật bản đồ để phác họa ranh giới đường bờ
và đường vùng ven bờ trên các bản đồ
II Đặc tính của vùng ven bờ
1 Vùng ven bờ bao gồm sự đa dạng lớn về nơi ở và các hệsinh thái (như vùng cửa sông, rạn san hô, thảm cỏ biển, rừngngập mặn, đầm phá, vũng biển, )
2 Các hệ sinh thái trên có các đặc điểm vốn có được mô tảnhư là các chức năng khi chú ý đến phạm vi hệ thống tàinguyên ven bờ.Đối với các vùng đất ngập nước,các chức năng
đó bao gồm năng suất sơ cấp và năng suất thứ cấp để duy trìkhu hệ động, thực vật; dự trữ trầm tích và các chất carbon hữu
cơ để nâng cao săng suất sinh học; liên kết các hệ sinh tháicần thiết để duy trì chuỗi thức ăn, tuyến di cư và gia tăng sảnlượng Đối với các rạn san hô các chức năng đó sẽ bao gồmnăng suất sinh học cao và tỷ lệ cố định carbon cao dẫn đến sựphát triển đáng kể các rạn san hô và sự ăn mòn vật lý và sinhhọc dẫn đến sự tạo thành trầm tích đá vôi
Trang 63 Lần lượt, các chức năng đó sản sinh ra "hàng hoá" (ví dụnhư cá, dầu khí, khoáng sản, ) và các dịch vụ có ích (ví dụnhư chống lại sóng, bão, sự giải trí và vận chuyển, ) Các
hàng hoá và dịch vụ như thế có giá trị kinh tế, một số có thểtrao đổi theo cơ chế thị trường,nhưng số khác không thể đánhgiá trực tiếp.Ví dụ tốt nhất là giá trị của san hô về nơi ở,giá trịgiải trí như bơi lội, chèo thuyền,câu cá giải trí hay đơn giảnchỉ là ngắm nhìn đại dương.Đối với các rừng ngập mặn, sựquan tâm đối với các nguồn tài nguyên này không được muabán và cũng không được đánh giá như hàng hoá hay như dịch
vụ và thường bị loại trừ khi phân tích về giá trị của rừng ngậpmặn khi phát triển thành giá trị sử dụng thay thế khác (ví dụnhư chuyển đổi thành vùng nuôi tôm).Các giá trị thường buônbán là cọc chống, than củi, cua, tôm rừng ngập mặn; các giátrị có thể buôn bán là cá, thân mềm 2 mảnh bắt trong vùng kếcận; các giá trị ít khi tính đến là dược liệu, chất đốt trong giađình, thức ăn trong những lúc nghèo đói, chổ ở cho cá con, bãithức ăn đối với các loài cá, tôm vùng cửa sông, quan sát vànghiên cứu động vật hoang dã; các giá trị thường bị bỏ qua làdòng dinh dưỡng cho vùng cửa sông, vùng đệm đối với tác hạicủa gió bão
4 Có một mối liên hệ trực tiếp giữa các chức năng môi trường
và việc sản sinh ra các hàng hoá để có thể sử dụng được nhiềudạng hơn chỉ là một dạng trong các hoạt động của con người(ví dụ như đá san hô được sử dụng trong việc xây dựng và sảnxuất vôi)
5 Trong vùng ven bờ, nơi mà có sự cạnh tranh giữa các bênliên quan khác nhau (các bên liên quan được xác định là cácnhóm trong cộng đồng có những mối quan tâm đặc biệt hay làliên quan đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên như là tàisản chung) đối với việc sử dụng đất và biển thường dẫn đếnnhững xung khắc mãnh liệt và phá huỷ sự thống nhất của hệthống tài nguyên
Trang 76 Các hoạt động ở vùng ven bờ trong nhiều nước đã góp phầnđáng kể vào GDP của kinh tế quốc gia.Ví dụ như ở SryLanka,vùng ven bờ chiếm 24% diện tích đất cả nước,nhưng
đã đóng góp 40% GDP của quốc gia với 50% dân số sống ởđây Nhiều cộng đồng trong vùng Đông Nam Á phụ thuộc vàocông nghiệp dầu lửa và tàu thuyền, du lịch ven bờ,
7 Vùng ven bờ là nơi tập trung cao sự định cư của con người
và là nơi thích hợp cho sự đô thị hoá Hầu hết các thành phốlớn của các nước vùng Đông Nam Á,cũng như các nước
khác trên thế giới nằm ở vùng ven bờ
8 Vùng ven bờ là sẽ tâm điểm cho sự phát triển trong tươnglai trong vòng 50 năm tới với sự gia tăng dân số và mở rộngcác ngành công nghiệp.Những sự phát triển như thế sẽ dẫnđến sự gia tăng những xung đột về môi trường và xã hội,đòihỏi cần phải có việc thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp
III Các yếu tố sinh thái môi trường vùng ven bờ
1 Vị trí địa lý
Nằm tiếp giáp với đường bờ biển, có thể có các dạng địa hình:Đồng bằng thấp trũng thuộc khu vực các sông lớn, chịu ảnhhưởng của thủy triều ,Núi cao ăn ra tận biển, địa hình khôngbằng phẳng, cao hoặc là những gồm đá sát biển và ít chịu ảnhhưởng của thủy triều Vùng đầm lầy hoặc đầm phá
2 Khí hậu
Tần suất xuất hiện gió và bão cao, nhất là vùng ven biển nhiệtđới
Có chế độ gió mùa và ảnh hưởng rõ của chế độ này
Biên độ nhiệt độ dao động ngày và đêm không lớn như ở lụcđịa
Lượng mưa và độ ẩm không khí thường cao hơn các vùngkhác Đây cũng là vùng dễ có các sự cố môi trường như bãolốc, sóng thần
3 Môi trường đất
Trang 8Có thể có các dạng đất như đất mặn, đất phèn, phèn mặn hoặcđất cát, cồn cát ven biển.
Dễ mẫn cảm với các điều kiện biến đổi của môi trường như dễ
bị xói lở do tác động của sóng gió
Môi trường đất bị ảnh hưởng mạnh của cả độ mặn trong nướcbiển và thủy triều
Môi trường sinh thái ở đây không có tính ổn định,dễ phát triểnnhưng cũng dễ bị phá hủy,thay đổi
4 Môi trường nước
Nước từ mặn cho đến lợ,độ mặn giảm từ biển vào đất liền,điều kiện nước cũng thay đổi theo chế độ thủy văn ở các cửasông đổ ra biển.Trong nước biển, nước sông và nhất là nước
lợ, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, có nhiều chất phù sa lơlững và nhiều hạt sét mịn tạo nên trầm tích nhiều sét
Chế độ thủy triều ảnh hưởng mạnh đến hệ sinh thái thể hiệnqua mức triều cực đại hay cực tiểu của chế độ nhật triều haybán nhật triều
Chế độ nước ngọt rất khan hiếm, chỉ thấy từ các nguồn nướcmưa hoặc giếng sâu từ tầng nước ngầm
5 Môi trường không khí
Thường chất lượng không khí ở các vùng ven biển rất tốt nếukhông có các hoạt động công nghiệp.Trong những vùng hoạtđộng công nghiệp ven biển th môi trường không khí sẽ bị ảnhhưởng.Tuy nhiên khả năng đảo nhiệt thường ít xảy ra hơn.Hàm lượng muối trong không khí cao dễ gây ăn mòn kim loại,các công trình xây dựng,vật liệu
6 Đa dạng sinh học
Được chia làm hai phần:phần dưới nước và trên cạn.Phần trêncạn lại được chia ra sinh vật ở vùng cao và sinh vật ở vùngngập và bán ngập.Phần dưới nước chia ra sinh vật tầng mặt,sinh vật tầng nước nông và sinh vật tầng nước sâu
Nhìn chung đa dạng sinh học ở vùng ven biển rất phong phú
và đa dạng.Tính đa dạng này phụ thuộc nhiều vào điều kiện
Trang 9môi trường tự nhiên như nhiệt độ,chế độ nước,môi trường đất.Đối với vùng đất cao,ít ngập triều và không có nước ngọt,đất
dễ nhiễm mặn và khô hạn thì đa dạng sinh học nghèo nàn.Đốivới vùng ngập nước và bán ngập triều hay còn gọi là đất ngậpnước,thì đa dạng sinh học phong phú hơn nhiều
7 Ô nhiễm môi trường vùng ven biển
Ngày nay với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ,hoạt động sảnxuất và sinh hoạt của con người đã tác động mạnh mẽ đếnmôi trường sinh thái ven biển theo hướng ngày một xấu đi.Nguyên nhân của ô nhiễm xuất phát từ:Nguồn nước thải sinhhoạt được thải trực tiếp từ các khu dân cư ven biển;Nước thảicông nghiệp;Nguồn nước thải từ các cống rãnh đô thị;Chấtthải rắn từ công nghiệp, nông nghiệp
8 Các dạng năng lượng trong môi trường ven biển
Năng lượng sóng biển: vô cùng lớn nhưng đến nay con ngườichỉ mới khai thác,sử dụng được khoảng 1-2%.Một số nướctrên thế giới đã sử dụng một phần năng lượng sóng biển đểphát điện,tuy nhiên vấn đề này còn có nhiều khó khăn trongthiết kế,xử lý công trình
Năng lượng gió: là loại năng lượng có tiềm năng rất lớn dùng
để phát điện,bơm nước,quay các động cơ, Tuy nhiên nguồnnăng lượng này cũng chưa được khai thác nhiều
Năng lượng ánh sáng mặt trời:sinh vật sử dụng năng lượngnày cho quang hợp,sinh trưởng và phát triển,con người sửdụng để sấy khô nguyên liệu,làm muối
IV Khái niệm về Quản lý tổng hợp vùng ven bờ
Tại Hội nghị Quốc tế về Vùng bờ, QLTHVB được định nghĩa
như sau: QLTHVB bao gồm việc đánh giá toàn diện, đặt ra
các mục tiêu, quy hoạch và quản lý các hệ thống tài nguyên ven biển, có xét đến các yếu tố lịch sử, văn hóa và truyền thống, và các lợi ích trong mâu thuẩn sử dụng;là quá trình liên tục tiến triển nhằm đạt được sự phát triển bền vững.
Trang 10Quản lý tổng hợp vùng ven bờ là một cơ cấu để tập hợpnhững người sử dụng, các chủ thể và những người ra quyếtđịnh tại vùng ven bờ nhằm đảm bảo quản lý hệ sinh thái cóhiệu quả hơn đồng thời phát triển được kinh tế và phân chiaquyền lợi hợp lý giữa các thế hệ và trong cùng thế hệ, thôngqua việc áp dụng những nguyên tắc có tính bền vững.Phápchế và quy hoạch ở Lãnh hải và nội địa thường là công cụthuận lợi để thực thi QLTHVB.
Mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về QLTHVBnhưng sự khác nhau giữa chúng là rất ít.Hầu hết các địnhnghĩa đều thừa nhận rằng QLTHVB là một quy trình có tínhliên tục,tính tiên phong trong thực hiện và có khả năng thíchnghi cao nhằm quản lý nguồn tài nguyên cho sự phát triển bềnvững vùng ven bờ.QLTHVB phải đạt được mục tiêu của nótrong các điều kiện hạn chế về môi trường,kinh tế,xã hội và tựnhiên cũng như trong hạn chế của các hệ thống và thể chế vềpháp lý,tài chính và hành chính
QLTHVB không thay thế cho các việc kế hoạch và quản lýcủa từng ngành.Đúng hơn là nó tập trung vào sự liên kết giữahoạt động của các ngành,cũng cố và điều hành quản lý ngành
để đạt được mục tiêu một cách bền vững và đầy đủ
QLTHVB là một quy trình tuần hoàn thường bao gồm 3 giaiđoạn cơ bản: l khởi xướng, 2 lập kế hoạch và 3 thực thi,giám sát và đánh giá.Tuy nhiên nó cũng phải hoạt động nhưmột quy trình lặp lại trong đó việc lập kế hoạch và thực thicần phải được tiến hành xem xét đánh giá và điều chỉnhthường xuyên
Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý tổng hợp vùng ven bờ làquản lý cái gì và như thế nào?Có rất nhiều dạng của quản lýtổng hợp,theo NetCoast 2001,có thể phân biệt các dạng sau:
· Tổng hợp giữa các chính quyền: tổng hợp giữa các thể chế
và cấp độ hành chính theo các mức độ như địa phương,tỉnh,
Trang 11quốc gia Đây cũng được gọi là tổng hợp theo ngành dọc Mụcđích của sự tổng hợp này là hoà hợp chính sách của quốc gia
và việc thực hiện cuối cùng ở các địa phương
· Tổng hợp giữa các lĩnh vực: tổng hợp giữa các ngành khácnhau tại cùng một cấp độ hành chính, ví dụ như giữa các bộvới nhau.Đây cũng gọi là tổng hợp theo chiều ngang.Mộtdạng đặc biệt là tổng hợp theo không gian,do vùng đất và biển
kế bên vùng ven bờ được quản lý bởi các ngành khác nhau (ví
dụ du lịch và nghề cá),nhưng các hoạt động thì lại ảnh hưởnglẫn nhau
· Tổng hợp giữa các tổ chức phi chính phủ và tổ chức chínhphủ: ví dụ như giữa các chính quyền địa phương và các tổchức tự nhiên ở địa phương và các công nghiệp nhỏ
· Tổng hợp giữa khoa học và quản lý: tổng hợp giữa các lĩnhvực khoa học khác nhau và chuyển giao khoa học tới nhữngngười sử dụng và những người lập kế hoạch.Rõ ràng là khoahọc xã hội, khoa học công nghệ và tự nhiên có nhiệm vụ cungcấp tài liệu cho các nhà quản lý vùng ven biển.Tuy nhiên,thông tin của họ thường không tối ưu nhất
· Tổng hợp quốc tế: có thể xảy ra vấn đề khi một vùng diệntích lại nằm trong biên giới của hai nước.Do tác động của việc
sử dụng tài nguyên giữa hai nước là không biết được,do vậy
sự hợp tác quốc tế là điều kiện tiên quyết
Mc Glashan đề nghị 4 phương diện quản lý tổng hợp: đó là hệthống quản lý theo không gian,theo thời gian,theo chiều dọc
và theo chiều ngang
· Tổng hợp theo không gian: bao gồm những vấn đề liên quanđến ranh giới, xa vào đất liền như thế nào và xa ra tới biển baonhiêu cần phải được xem xét trong các dự án quản lý.Vấn đềđất liền và biển cần phải được coi trọng như nhau,các quá
trình tự nhiên không quan hệ đến các ranh giới hành chính
Trang 12· Tổng hợp theo thời gian:vấn đề thời gian phải được coitrọng, để các quyết định trong hiện tại cần phải xem xét đếntác động của nó trong tương lai để bảo đảm cho sự bền vững.
· Tổng hợp theo chiều dọc:tất cảc các mức độ của các mối liên
hệ, hợp tác,kế hoạch tại các điểm ở địa phương phải gắn với
kế hoạch của vùng ven bờ,với chiến lược của quốc gia vàquốc tế.Cũng trong lĩnh vực này,khi áp dụng các chính sáchtrong các tổ chức,thông tin cần phải được thông qua từ thấpđến cao trong các tổ chức cũng như trong các cấp (ví như vănphòng qui hoạch,hội đồng địa phương,chính quyền quốcgia, )
· Tổng hợp theo chiều ngang: thể hiện nỗ lực nhằm điều phốicác ngành kinh tế tư nhân cũng như nhà nước,nhờ đó giảmđược sự chắp vá và chồng chéo trong quản lý.Các chủ đề khácnhau trong phạm vi vùng bờ cần được đưa ra khi thành lập cácquyết định (ví dụ như bảo vệ vùng ven bờ,phát triển kinh tế,bảo tồn thiên nhiên, );các ban ngành,các tổ chức khác nhauphải cùng làm việc với nhau hơn là làm việc riêng lẻ nhau.Một vấn đề nữa trong quản lý tổng hợp vùng ven bờ là tínhtoàn bộ.Đây là một phần của mô hình bền vững bao gồm cảngười dân,đặc biệt là người dân địa phương.Điều này đã đượcnhận thấy trong hầu hết các bước khởi đầu thành công vềquản lý tổng hợp vùng ven bờ ở nhiều quốc gia,trong đó có sựtham gia nhiệt tình của cộng đồng địa phương
Từ các thảo luận trên,có thể thấy là có nhiều quan điểm khácnhau về quản lý tổng hợp vùng ven bờ.Tuy vậy,rõ ràng là mộtchương trình quản lý vùng bờ miêu tả một số dạng hợp tácgiữa các cơ quan hoặc tổ chức khác nhau để cố gắng giảiquyết những mâu thuẩn có khả năng sinh ra.Cũng cần phảinhớ rằng các quốc gia khác nhau có các phương pháp tiếp cậnvùng ven bờ theo các đường lối khác nhau.Không có một cơchế nào phù hợp cho tất cả,do sự thành công của việc thực thiQLTHVB phụ thuộc vào các điều kiện địa phương,kinh
Trang 13nghiệm, đặc điểm của hệ sinh thái, áp lực phát triển cũng nhưvào các khung chính sách,pháp lý khu vực và quốc gia,cùngnhiều yếu tố khác nữa.Điều đó có nghĩa rằng mỗi một vùngcần có một phương pháp tiếp cận của chính mình.Không cómột khuôn mẫu chung đối với tất cả các vùng khác nhau.
Tuy nhiên, kinh nghiệm trong thực thi QLTHVB cho đến nay,
đã thấy có một số nhân tố quan trọng cần phải được kết hợpchặt chẻ trong bất kỳ hoạt động nào của QLTHVB để đạtđược thành công.Chúng bao gồm:
· Đạt được sự thống nhất và hợp tác giữa các ban ngành chínhphủ tại mọi cấp độ khác nhau
· Đảm bảo sự ủng hộ của các thể chế chính trị cho việc thựcthi dự án
· Đảm bảo sự tham gia và tham vấn đầy đủ của cộng đồng vàcác chủ thể địa phương
· Đạt được sự nhất trí trong việc quản lý và sử dụng bền vữngtài nguyên ven bờ
· Đinh hướng các phương pháp quản lý có tính linh hoạt vàthích ứng khi các điều kiện thay đổi
· Làm cho quy trình QLTHVB phù hợp với thể chế,tổ chức vàmôi trường xã hội của quốc gia và khu vực
· Tối ưu hóa việc sử dụng đa mục tiêu các hệ tài nguyên vùng
bờ thông qua việc tổng hợp các thông tin sinh thái,xã hội vàkinh tế;
· Triển khai các cách tiếp cận đa ngành,hợp tác và phối hợpliên ngành nhằm giải quyết những vấn đề phát triển phức tạp,
Trang 14đồng thời xây dựng các chiến lược tổng hợp nhằm mở rộng và
đa dạng hóa các hoạt động kinh tế
· Giúp chính quyền nâng cao năng suất và hiệu quả của việcđầu tư tài chính và nhân lực, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế,
xã hội và môi trường, thực hiện được các cam kết quốc tế liênquan đến môi trường biển và ven bờ
Khác với các cách thức quy hoạch phát triển khác,QLTHVBgiúp tối ưu hóa các lợi ích kinh tế và hội do việc sử dụng tàinguyên đem lại.Nơi mà sự phát triển bền vững phụ thuộc vàonguồn tài nguyên ven bờ có khả năng phục hồi.QLTHVB sẽgiúp quản lý việc sử dụng đa đa mục tiêu,duy trì được tínhtổng hợp về chức năng của các hệ ven bờ và sự ổn định củacác nguồn tài nguyên.Tất các các dạng phát triển đều tác độngđến chất lượng và năng suất của các hệ sinh thái ven bờ.Dođó,sự phát triển kinh tế,xã hội bền vững của vùng bờ khôngthể tách rời quy hoạch và quản lý môi trường.Điều này rấtquan trọng đối với các ngành kinh tế đang phát triển mà phụthuộc nhiều vào chất lương môi trường và tài nguyên thiênnhiên trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm,cũng như đối vớicác ngành kinh tế đã phát triển với mô hình phát triển vùngven bờ tiên tiến
QLTHVB cũng là một công cụ để giải quyết các vấn đề quốc
tế xuyên biên giới như ô nhiễm biển, khai thác quá mức cácnguồn tài nguyên chung và bảo vệ đa dạng sinh học
VI Các mục tiêu của quản lý tổng hợp vùng ven bờ
Mục tiêu chung của một chương trình quản lý tổng hợp vùngven bờ là đảm bảo sử dụng bền vững,tốt nhất các tài nguyênthiên nhiên vùng bờ và duy trì lợi ích nhiều nhất từ môitrường tự nhiên.Về mặt thực tế,chương trình quản lý tổng hợpvùng ven bờ hỗ trợ các mục tiêu quản lý thông qua việc đưa ra
cơ sở cho việc sử dụng bền vững các tài nguyên,bảo tồn đadạng sinh học,ngăn ngừa thiên tai,kiểm soát ô nhiễm,tăng
Trang 15cường lợi ích,phát triển bền vững nền kinh tế và tối ưu hóaviệc sử dụng đa mục tiêu.
Các mục tiêu cụ thể bao gồm: hỗ trợ ngành thủy sản,thu hútkhách du lịch,nâng cao sức khỏe cộng đồng,tăng cường nhậnthức cộng đồng,duy trì sản lượng sản phẩm có được từ cácvùng ngập mặn, Tất cả các điều này đòi hỏi các hành độngcủa cộng đồng phải được điều phối tốt.Đó chính là cái màquản lý tổng hợp vùng ven bờ cần làm.Các mục tiêu cụ thể
đó là:
· Hướng dẫn mức độ sử dụng và can thiệp đối với nguồn tàinguyên ven biển để chúng không bị sử dụng hoặc can thiệpquá sức mang cho phép bằng cách phân định ra các nguồn tàinguyên nào có thể khai thác mà không gây ra suy thoái hoặccạn kiệt, hay nguồn tài nguyên nào cần phải cải tạo hoặc khôiphục lại để cho những mục đích sử dụng truyền thống và cácmục đích khác sau này
· Duy trì môi trường vùng bờ với chất lượng cao nhất,xác định
và bảo vệ các loài có giá trị,xác định và bảo tồn các sinh cảnhvùng bờ quan trọng
· Giải quyết các mâu thuẩn giữa các hoạt động tác động đếntài nguyên vùng bờ và việc sử dụng không gian
· Tôn trọng các quy trình tự nhiên,khuyến khích các qui trình
có lợi và ngăn chặn những sự can thiệp có hại
· Xác định và kiểm soát các hoạt động gây tác hại lên môitrường vùng bờ
· Kiểm soát các ô nhiễm từ nguồn,từ dòng chảy tràn và từ việctràn hóa chất do sự cố
· Phục hồi các hệ sinh thái bị phá hủy
· Khuyến khích các hoạt động có tính kết hợp hơn là nhữnghoạt động có tính cạnh tranh;
· Đảm bảo rằng các mục tiêu kinh tế,xã hội,môi trường đạtđược với mức chi phí có thể chấp nhận được với xã hội
Trang 16· Bảo đảm các quyền và sử dụng truyền thống và các cách tiếpcận hợp lý đối với tài nguyên
· Nâng cao nhận thức,phát triển cộng đồng
Một điều quan trọng sống còn đối với sự thành công của quytrình QLTHVB là việc bảo đảm sự tham gia và cam kết đầy
đủ của các cộng đồng địa phương từ những giai đoạn đầu tiên.Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp nhiều hoặctoàn bộ vùng ven bờ thuộc quyền quản lý của địa phương, bởinhiều khi địa phương có sự chiếm hữu truyền thống và có cácquyền khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên
VII Các nhân tố thiết yếu của việc tổng hợp vùng ven bờ.
Nhân tố cơ bản của quá trình quản lý tổng hợp vùng ven bờ là
sự thống nhất và hợp tác.Bất kỳ một chính sách và hành độngquản lý tổng hợp nào được thiết kế để giải quyết các xung độttrong phát triển vùng bờ phải căn cứ vào những hiểu biết có
cơ sở của các quá trình tự nhiên và những cách thức mà cácquá trình này có thể bị nhiễu động.Đó là các hiểu biết về cácvấn đề chính trị,kinh tế,xã hội,các nhu cầu hiện tại và tươnglai;cũng như bao gồm chi phí xã hội
Việc quản lý hệ thống tài nguyên ven bờ được liên kết bởi 3
mặt của một hình khối hổ trợ nhau.Đó là các tiến trình,các
vấn đề và các hành động,mỗi một mặt như thế là một trục của
hình khối.Ba khía cạnh này quyện chặt vào nhau và việc chỉxem xét một trong 3 khía cạnh này có thể làm sụp đổ toàn bộ
hệ thống quản lý
Các tiến trình quản lý bao gồm 3 thành phần thiết yếu đó là
kế hoạch,thực thi,quan trắc và đánh giá
· Kế hoạch bao gồm sự khởi đầu,nghiên cứu,phân tích,hìnhthành các chương trình,thông qua và các thủ tục
· Sự thực thi đòi hỏi kinh phí và nhân lực và bước đầu phụthuộc vào thiết kế dự án và năng lực của các cơ quan thực thi
· Quan trắc là phần quan trọng của quá trình quản lý và kếthợp chặt chẽ vào giai đoạn sớm của chương trình.Mục tiêu
Trang 17của quan trắc là xem xét dự án tiến triển như thế nào,thăm dòcác cơ hội có thể mở rộng,đánh giá tác động và bài học rút ra.Đánh giá là cấp thiết do nó có khă năng sửa đổi các hoạt độngnếu như kế hoạch quản lý không tạo được những kết quả nhưmong đợi Kết quả của đánh giá làm thay đổi những kế hoạch
và chiến lược quản lý để có thể sửa chữa những sai sót ngay
từ giai đoạn đầu của quá trình quản lý.Theo cách này,quản lýtổng hợp vùng ven bờ được lập lại với các bài học rút ra từnhững sai sót ngay từ những giai đoạn đầu của chương trình
quản lý các vấn đề bao gồm việc xử dụng tài nguyên (đánh
bắt quá mức, tiềm năng du lịch, phá hủy nơi ở, ),chất lượngmôi trường (ô nhiễm, xói lở vùng bờ) và các liên quan đến các
tổ chức (ví dụ những xung đột trong pháp chế,xung đột giữacác ngành,việc thi hành luật kém hiệu quả, )
Các hành động quản lý tạo nên mặt quan trọng nhất của
chương trình quản lý vùng ven bờ do liên quan đến việc ápdụng các biện pháp trực tiếp hướng tới các thành quả mongmuốn đạt được.Ví dụ như duy trì chức năng thống nhất của hệsinh thái, nâng cao chất lượng nước và thay đổi hành vi củacon người.Các hành động bao gồm:
· Sắp xếp các tổ chức và thể chế để làm rõ các quyền hạn vànghĩa vụ,tăng cường sức mạnh cho việc tuân theo pháp luật vànhiệm vụ quan trắc và đánh giá
· Khuyến khích và điều chỉnh để thay đổi các hành vi của conngười bao gồm việc hình thành quỹ trợ cấp,giấy phép đánhbắt,cấm khai thác mỏ và đánh bắt cá,điều chỉnh tàu thuyền vàcác hoạt động đánh bắt
· Đầu tư công cộng trực tiếp,bao gồm các đầu tư của chínhphủ trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng,các nghiêncứu thích đáng về quản lý,tạo ra cơ sở hạ tầng căn bản(ví dụnhư hệ thống thải chất thải)và các hổ trợ kỹ thuật nếu cầnthiết
Những rào cản này có thể phá bỏ nếu thực thi các bước sau:
Trang 18· Đặt các chương trình QLTHVB vào đúng hoàn cảnh xã hộitại thời điểm sớm nhất có thể.
· Hướng dẫn một cách rõ ràng cho càng nhiều chủ thể càng tốtthế nào là QLTHVB và những gì nó có thể và không thể đạtđược
· Gia tăng mức độ minh bạch của quá trình ra quyết địnhthông qua các bộ máy của QLTHVB
· Nâng cao sự tham gia của các chủ thể và Tập hợp các đạidiện của các cơ quan chịu trách nhiệm thực thi và quản lý tạivùng ven bờ vào trong quy trình QLTHVB
VIII Cơ cấu tổ chức hệ thống QLTHVB
Quản lý tài nguyên vùng ven bờ đòi hỏi sự tham gia của tất cảcác cấp.Cấp chính quyền địa phương tham gia và họ quyếtđịnh chổ nào dự định phát triển,nơi nào tài nguyên được tìmthấy và nơi nào cần khai thác lợi ích Chính phủ cũng thamgia vào Thu hút cộng đồng đầu tư
Cần thấy rõ rằng QLTHVB là một chương trình tổng thể, baotrùm,nó không thay thế thể chế hiện tại,trong phần lớn trường
Trang 19hợp, mà cũng cố chúng Sự tổng hợp các lợi ích đa ngành vàotrong một chương trình là rất khó khăn.
Việc có được một cơ chế điều phối các hoạt động đa ngành,hướng tới mục tiêu của QLTHVB,chứ không phải một cơquan đơn lẻ thực hiện,là một trong những công việc tối cầnthiết của chương trình QLTHVB
Đối với một chương trình có phạm vi lớn và toàn diện, có thểxem xét và hình thành một cơ quan mới, chẳng hạn như một
cơ quan lãnh đạo chung, được chính phủ trợ giúp các nguồnlực, tài chính cần thiết để hoạt động Trong trường hợp khác,một cơ quan đang hoạt động cũng có thể trở thành cơ quantrọng trách thực hiện chương trình, nó được tăng cường đểquản lý, bảo tồn, với các mục tiêu rõ ràng và phù hợp với luậtpháp và được trao trách nhiệm, nguồn lực, tiện ích hành chính
và kỹ thuật cần thiết
Không có câu trả lời duy nhất cho câu hỏi quyền hạnQLTHVB sẽ đặt vào chổ nào trong cơ cấu thể chế nhà nướchiện hành Nó sẽ rất khác biệt đối với mỗi quốc gia, phụ thuộcvào những câu trả lời cho các câu hỏi như: liệu một cơ quanđiều phối có đủ không? Nếu đủ thì nó phải đặt ở bộ nào?Hoặc là có cần một cơ quan có quyền lực tiến hành QLTHVBmột cách độc lập không? Kỹ năng cần thiết của nhân viên làgì? Cơ quan này lồng ghép vai trò của một số cơ quan, ngànhliên quan nhiều đến vùng ven bờ như thế nảo? Đó là các vấn
đề quan trọng cần phải xem xét Về mặt thể chế, hầu hết cácquốc gia sẽ tìm thấy rằng chương trình QLTHVB của họ cóthể được quản lý bằng cơ chế quản lý hiện hành, với ít sự thayđổi nhất trong các sắp xếp về thể chế Ưu tiên về chính trị củamột số quốc gia trong việc thành lập một cơ quan mới cho cácchương trình QLTHVB thường khó thực hiện được, do vậy cơquan QLTHVB có lẽ nên đặt trong một cơ quan có quyền lựcpháp lý phù hợp nhất như là Cơ quan quản lý tài nguyên, môi
Trang 20trường hoặc là cơ quan mà có quyền lực đối với nhiều cơ quankhác, nếu như nó có chức năng điều phối mạnh.
QLTHVB đòi hỏi sự tổng hợp hoạt động của nhiều ngành liênquan vào chung một chương trình, và điều này có thể xảy ranếu có một sự điều phối đa ngành mạnh, cho nên sẽ rất cầnthiết, nếu như không phải là bắt buộc, thiết lập một Ủy banđiều phối đa ngành, tham gia xây dựng kế hoạch chiến lược
Ủy ban này sau đó cũng tham gia trong việc hình thành kếhoạch tổng thể với nhiệm vụ kiểm tra tiến độ, xem xét cácthay đổi của chương tr.nh, thảo luận các quy định đề xuất vàcung cấp các thông tin, tư vấn kỹ thuật Sau này, khi triển khaichương trình,Ủy ban này sẽ xem xét các đề cương cụ thể vềphát triển và quản lý tài nguyên
Cơ quan QLTHVB cũng cần phải xây dựng nhiệm vụ,đội ngũ,
có nguồn tài chính và ít nhất phải hoàn thành 3 nhiệm vụ sau:
· Điều phối liên ngành về phát triển vùng bờ và các vấn đềbảo tồn nguồn lợi
· Đánh giá môi trường và cấp phép cho các hoạt động chínhtrong phát triển vùng ven bờ
· Đạt được sự tuân thủ của các ngành với các điều lệ và quyếtđịnh của QLTHVB
Có thể có thêm một số nhiệm vụ khác như là xây dựng cácdịch vụ về QLTHVB Sẽ rất hữu ích nếu trao cho một Bộ cụthể triển khai giai đoạn lập kế hoạch và chiến lược và Bộ khác
hiện kế hoạch, bao gồm cả xây dựng và quản lý chương trình.
B : CÁC HỆ SINH THÁI VÙNG VEN BỜ
I Hệ sinh thái cửa sông
1 Các kiểu cửa sông
Cửa sông (estuary) là thuỷ vực ven bờ tương đối kín, nơi mànước ngọt và nước biển gặp nhau và trộn lẫn vào nhau.Cácđặc trưng về địa mạo, lịch sử địa chất và điều kiện khí hậu tạo
Trang 21nên sự khác biệt về tính chất vật lý và hoá học của các kiểucửa sông.
Kiểu tiêu biểu nhất là cửa sông châu thổ ven bờ (coastal plainestuary).Các cửa sông thuộc kiểu này được hình thành vàocuối kỷ băng hà muộn,khi nước biển dâng lên ngập các châuthổ sông ven bờ biển.Kiểu cửa sông thứ hai là vịnh nửa kín(semi-enclose bay) hoặc đầm phá (lagoon).Ở đây các doi cátsong song với đường bờ hình thành và ngăn cản một phần sựtrao đổi nước từ biển.Độ muối trong các đầm khác nhaunhiều,phụ thuộc vào điều kiện khí hậu.Kiểu cửa sông cuốicùng là vịnh hẹp.Các thung lũng này bị trũng bởi hoạt độngbăng hà và sau đó bị ngập bởi nước biển Chúng đặc trưng bởicửa nông làm hạn chế trao đổi nước trong vịnh với biển
Các kiểu cửa sông còn được phân chia bằng cơ sở khác dựatrên xu thế biến thiên của độ muối
Nước ngọt có tỷ trọng nhỏ hơn nước biển,khi gặp nhau nướcngọt sẽ nổi trên nước biển.Chúng sẽ trộn lẫn khi tiếp xúc,quátrình này khác nhau do nhiều yếu tố.Khi cột nước thẳng đứng
có độ muối cao nhất ở đáy và thấp nhất ở tầng mặt,người tagọi là kiểu cửa sông dương (positive estuary).Ở vùng khô hạn,lượng nước ngọt từ sông nhỏ và tốc độ bay hơi cao,hình thànhkiểu cửa sông âm (negative estuary).Đặc trưng của nó là nướcmặn đi vào bề mặt và đôi khi được pha loãng bởi lượng nướcngọt nhỏ.Kiểu cửa sông mang tính chất mùa (seasonalestuary) hình thành ở vùng có mùa mưa và mùa khô rõ rệt
Độ muối ở đây thay đổi theo thời gian chứ không phải thayđổi theo không gian
2 Các đặc trưng môi trường
Chế độ thuỷ lý hoá ở vùng cửa sông thay đổi trong giới hạnlớn làm cho môi trường gây ra nhiều áp lực đối với sinh vật
Sự thay đổi chế độ muối là đặc trưng cơ bản ở cửa sông vàphụ thuộc vào mùa, địa hình, thuỷ triều và lượng nước ngọt
Trang 22Hầu hết các vùng cửa sông đều có nền đáy bùn.Trầm tíchđược mang đến từ nước ngọt và nước biển.Vai trò của vật chất
từ sông hoặc từ biển trong quá trình hình thành nền đáy bùnkhác nhau giữa các cửa sông.Thành phần cơ học của trầm tíchcũng bị chi phối bởi dạng chảy, nơi dòng chảy mạnh, chất đáythô hơn; còn nơi nước tĩnh, chất đáy rất mịn Các tai biến như
lũ lội, bão lớn có thể làm thay đổi lớn đặc điểm trầm tích vàgây chết hàng loạt sinh vật.Nhiệt độ ở vùng cửa sông thay đổilớn hơn so với các thuỷ vực ven bờ lân cận
Biến thiên của giá trị này mang tính mùa vụ và theo điều kiệnkhí quyển Nhiệt độ còn khác nhau giữa các tầng nước Bềmặt có dao động cao hơn do trao đổi với khí quyển.Cửa sôngđược đất liền che chắn 3 phía, nên ảnh hưởng tạo sóng của gióđược giảm thiểu và vì vậy chỉ có sóng nhỏ Hoạt động yếu củasóng tạo điều kiện cho nền đáy mịn hơn, cho phép thực vật có
rễ phát triển và nền đáy ổn định Dòng chảy ở cửa sông dotriều và nước sông chi phối Tốc độ dòng chảy mạnh nhất đạtđược ở giữa luồng Ở một số vùng nơi cửa sông bị đóng vàomùa khô, sự vận chuyển nước giảm nghiêm trọng có thể dẫnđến ứ đọng nước, hàm lượng O2 giảm, tảo nở hoa và cá chết.Hầu hết các cửa sông đều có lượng nước ngọt chảy ra liên tục
từ nguồn Một lượng nước ngọt vận chuyển ra cửa sông trộnlẫn vào nước biển theo mức độ khác nhau, thể tích của lượngnước này được tải ra khỏi cửa sông hoặc bay hơi để bù chothể tích nước tương tự chảy ra từ nguồn.Thời gian cần thiết để
đo khối nước ngọt đã cho được tải ra khỏi cửa sông được gọi
là thời gian chảy Khoảng thời gian này có thể định lượngđược tính ổn định của hệ cửa sông Thời gian chảy kéo dài rấtquan trọng cho sự duy trì quần xã sinh vật nổi.Do có số lượnglớn vật lơ lững trong nước vùng cửa sông, ít nhất là vào mộtthời kỳ nào đó trong năm, độ đục của thuỷ vực thường rất cao
Độ đục có giá trị cao nhất khi lượng nước ngọt chảy ra nhiềunhất và giảm dần khi ra phía cửa, nơi lượng nước biển ưu thế
Trang 23Ảnh hưởng sinh thái chính của độ đục là làm giảm đáng kể độchiếu sáng, vì thế giảm quang hợp của thực vật phù du và thựcvật đáy làm giảm năng suất sinh học Trong điều kiện độ đụcquá cao, sinh khối thực vật phù du gần như không có và khốilượng vật chất hữu cơ được tạo thành chủ yếu bởi thực vật bãilầy nổi.Sự hoà tan oxy trong nước giảm theo quá trình tăngnhiệt độ và độ muối Vì vậy lượng oxy thay đổi khi các thông
số này biến thiên Ở các cửa sông có độ sâu lớn, thường xuấthiện lớp đẳng nhiệt vào mùa hè và tồn tại sự phân tầng độmuối Trong điều kiện đó, trao đổi khí giữa lớp mặt giàu oxy
và tầng đáy sâu diển ra rất kém Hiện tượng này cùng với hoạtđộng sinh học tích cực, sự trao đổi nước chậm gây ra sự thiếuoxy ở tầng đáy
3 Quần xã sinh vật
Động vật biển là nhóm lớn nhất ở vùng cửa sông khi xét vềphương diện số lượng loài và được xếp vào hai phân nhóm.Các động vật hẹp muối (stenohaline) không thể chịu được sựbiến thiên độ muối và chỉ sống được ở vùng cửa sông với độmuối lớn hơn 25% Đây thực sự là những động vật sống ởbiển Phân nhóm rộng muối (euryhaline) có thể thích nghiđược với độ muối 15 – 18%0, thậm chí một số loài chịu đượcmuối nhạt đến 5%0 Các loài nước lợ hay còn gọi là các loàicửa sông điển hình,có chu kỳ sống hoàn toàn ở vùng cửasông, sống chủ yếu ở vùng có độ muối trong khoảng từ 5-18%nhưng không xuất hiện trong nước ngọt hay nước biển thực
sự Một số giống loài nước lợ có thể hạn chế phân bố về phíabiển không phải vì yếu tố sinh lý mà do các mối quan hệ sinhhọc như cạnh tranh hoặc vật dữ.Nhóm động vật nước ngọtkhông thể chịu được độ muối trên 5% và chỉ sống ở phần trêncửa sông Ngoài ra, vùng cửa sông còn có nhóm sinh vật quá
độ gồm những loài như cá di cư Chúng có thể đi qua cửasông trên đường đến bãi đẻ ngoài biển hoặc trong sông Ví dụthông thường là cá hồi hoặc cá chình Một số sinh vật chỉ trải
Trang 24qua một phần cuộc đời trong cửa sông, thường gặp là giaiđoạn ấu trùng Số lượng loài động vật cửa sông thường nghèohơn các quần cư biển hoặc các vùng nước ngọt lân cận Đây làvùng khắc nghiệt mà nhiều sinh vật biển hoặc nước ngọtkhông thể chịu đựng được Các sinh vật cửa sông thực sự chủyếu có nguồn gốc biển.Sinh vật biển chịu sự giảm độ muối tốthơn sinh vật nước ngọt chịu đựng độ muối tăng,vì vậy sinhvật cửa sông có ưu thế bởi động vật biển.Tính đa dạng kémcủa thành phần loài ở cửa sông được giải thích bởi vài lý do kiến phổ biến nhất cho rằng điều kiện môi trường biến độngchỉ cho phép những loài với sự chuyên hoá chức năng sinh lýđặc biệt để thích nghi Cách giải thích thứ hai đề cập đến thờigian địa chất của quá trình hình thành các cửa sông Sự tồn tạicủa chúng không đủ dài để khu hệ cửa sông phát triển đầy đủ.
Lý do cuối cùng có thể là do hình thái vùng cửa sông kém đadạng nên có ít nơi sống và có ít loài động vật.Thành phần loàithực vật lớn ở cửa sông kém phong phú Hầu hết các vùngngập nước thường xuyên đều có đáy mùn không phù hợp đểrong bám.Hơn nữa,nước đục hạn chế độ chiếu sáng,vì vậyvùng nước sâu hầu như không có thực vật.Vùng triều và vùngnước nông cho phép phân bố một số loài rong lục,cỏ biển vàđặc biệt là thực vật ngập mặn ở vùng nhiệt đới.Tảo Silic kháphổ biến, phong phú trên các bãi triều gần bùn vùng cửa sông.Chúng có thể di động lên bề mặt hoặc vào trong bùn phụthuộc vào độ chiếu sáng Bùn cửa sông cũng là nơi sống thíchhợp của tảo lam sợi.Vi khuẩn là thành phần phong phú cảtrong nước và trong bùn, nơi giàu có vật chất hữu cơ Sinh vậtphù du ở vùng cửa sông khá nghèo về thành phần loài.TảoSilic thường chiếm ưu thế trong mùa nóng và thậm chí quanhnăm ở một số khu vực Động vật phù du cũng nghèo về thànhphần cũng như biến động lớn theo mùa.Các loài cửa sông thực
sự chỉ tồn tại ở các cửa sông lớn và ổn định.Ở các cửa sôngnông,thành phần động vật phù du biển điển hình chiếm ưu thế
Trang 254 Các quá trình sinh thái
Năng suất sinh học sơ cấp ở vùng cửa sông chủ yếu do tảoSilic sống đáy.Tuy nhiên,cửa sông lại có một lượng lớn chấthữu cơ và năng suất thứ cấp cao.Nguồn năng suất sơ cấp chủyếu được cung cấp bởi thảm thực vật vùng triều bao quanhcửa sông.Ngoài ra, cửa sông còn nhận vật chất hữu cơ từ sông
và từ biển với lượng đáng kể.Vùng cửa sông có rất ít động vật
ăn thực vật và vì vậy,vật chất có nguồn gốc thực vật phảiđược phân huỷ thành mùn bã để đi vào chuỗi thức ăn.Quátrình này có sự tham gia của vi khuẩn Mùn bã hữu cơ lắngđọng hình thành nền đáy giàu vi khuẩn và tảo.Đây là nhữngnguồn thức ăn quan trọng cho các động vật ăn mùn bã và chất
lơ lững Nhìn chung,nhờ giàu dinh dưỡng và tương đối ít cácvật dữ, cửa sông trở thành nơi nuôi dưỡng ấu trùng của nhiềuloài động vật mà khi trưởng thành chúng sống ở vùng khác.Đây cũng là bãi kiếm ăn của nhiều loài động vật di cư.Bêncạnh đó,nhờ sự bảo vệ tự nhiên của đầm phá và vùng cửasông mà nó có giá trị lớn cho sự phát triển cảng và cảng biển,tiếp đến là các khu công nghiệp và dân cư lân cận.Cửa sôngcũng được xem như là môi trường tiếp nhận các loại rác thảicông nghiệp và sinh hoạt dân cư.Hoạt động đánh bắt thủy sảnthường dựa trên hệ sinh thái cửa sông đầm phá.Cuối cùng thìcửa sông,đầm phá còn được sử dụng cho mục đích nghỉngơi,du lịch giải trí
II Hệ sinh thái vùng triều
Vùng triều là vùng không ngập nước một khoảng thời giantrong ngày với các yếu tố tự nhiên thay đổi do nước và khôngkhí chi phối.Quần xã sinh vật thích nghi môi trường này và sựliên kết giữa sinh vật và môi trường tạo nên hệ sinh thái vùngtriều
1 Môi trường vùng triều
Thuỷ triều là yếu tố quan trọng nhất tác động lên mọi sinh vậtvùng triều Thiếu sự hoạt động của thuỷ triều với sự lên xuống
Trang 26theo chu kỳ của mực nước biển hệ sinh thái này sẽ không tồntại và các yếu tố khác hết bị chi phối.Có ba chế độ thuỷ triềukhác nhau gồm nhật triều,bán nhật triều và hỗn hợp triều.Độcao thuỷ triều khác nhau từ ngày này sang ngày khác do sosánh giữa vị trí mặt trời và mặt trăng.Thuỷ triều cùng với thờigian có thể ảnh hưởng trực tiếp lên sự tồn tại và cấu trúc quần
xã sinh vật vùng triều Ảnh hưởng đầu tiên là thời gian vùngtriều phơi ra không khí và thời gian ngập nước.Trong thờigian phơi bãi,sinh vật phải chịu đựng sự dao động nhiệt lớn và
dễ bị mất nước Do hầu hết sinh vật vùng triều phải chờ ngậpnước mới bắt mồi,thời gian phơi bãi càng dài cơ hội kiếm ăn
và tích luỹ năng lượng càng ngắn.Động thực vật khác nhau vềkhả năng chống chịu với thời gian phơi bãi và sự chuyên hóanày là một trong những lý do tạo nên sự phân vùng phân bố.Ảnh hưởng thứ hai lên đời sống sinh vật là thời gian phơi bãivào ban ngày.Triều thấp vùng nhiệt đới diễn ra lúc trời tốithuận lợi hơn đối với sinh vật do nhiệt độ thấp hơn và ít mấtnước hơn.Thuỷ triều là chu kỳ có thể dự báo trước và hìnhthành nhịp điệu của nhiều loài sinh vật.Nhịp điệu này liênquan đến các quá trình sinh sản, dinh dưỡng, ,Nhờ đặc trưngvật lý,môi trường nước,nhất là các thuỷ vực lớn như đạidương có biến thiên nhiệt độ không lớn.Giới hạn nhiệt độ ởbiển hiếm quá ngưỡng gây chết đối với sinh vật.Tuy nhiên,vùng triều thường phải chịu chế độ nhiệt của không khí.Trong thời gian khác nhau,nhiệt độ có thể vượt quá ngưỡnggây chết hoặc có ảnh hưởng gián tiếp làm cho sinh vật suyyếu và không thể duy trì hoạt động bình thường Sóng biểnảnh hưởng đến các cá thể và quần thể sinh vật ở vùng triềunhiều hơn các thuỷ vực khác.Tác động đầu tiên với sinh vật làđập vỡ hoặc xé nát vật thể.Sự chịu sóng là giới hạn phân bốcủa các sinh vật không thích nghi sóng và là nhu cầu đối vớicác sinh vật ưa sóng.Sóng còn có tác động mở rộng vùng triềunhờ đẩy nước lên cao so với độ cao của triều.Nhờ vậy, nhiều
Trang 27sinh vật có thể sống cao hơn ở vùng có sóng so với vùng chechắn trong cùng một mức triều Độ muối ở vùng cũng thayđổi lớn Khi triều thấp, mưa lớn hoặc dòng nước từ đất liềnlàm giảm độ muối, có thể làm chết sinh vật do khả năngchống chịu hạn chế của chúng.
2 Thích nghi của sinh vật vùng triều
Các sinh vật vùng triều chủ yếu có nguồn gốc biển Sự thíchnghi cơ bản là tránh sức ép của điều kiện khí quyển Sự mấtnước là quá trình diễn ra ngay sau khi sinh vật biển ra khỏimôi trường nước Sinh vật vùng triều sống sót được khi phơibãi khi sự mất nước ở mức tối thiểu hoặc cấu tạo cơ thể thíchnghi với sự mất nước trong một thời gian nhất định Cơ chếđơn giản nhất là trốn chạy trong các hang hốc, rãnh hoặc tìmnơi trú ẩn ở vùng ẩm ướt phủ rong tảo Rong biển chịu đựng
sự mất nước nhờ cấu tạo mô Sau khi bị khô do triều rút,chúngnhanh chóng lấy nước và phục hồi hoạt động bình thường lúctriều lên Nhiều động vật vùng triều có cơ chế thích nghi khácthông qua cấu trúc, tập tính hoặc cả hai Để thích nghi vớinhiệt độ dao động lớn, sinh vật vùng triều phải duy trì cânbằng nhiệt trong cơ thể Sinh vật tránh nhiệt độ cao bằng cáchgiảm sự tăng nhiệt từ môi trường nhờ kích thước cơ thể lớnhơn Kích thước lớn có nghĩa là vùng bề mặt tiếp xúc trên thểtích nhỏ hơn và vùng thoát nhiệt nhỏ hơn Nhằm chống lại tácđộng cơ học của sóng, nhiều sinh vật sống cố định vào nềnđáy như hà, hầu, Một số sinh vật khác có cơ quan bám tạmthời nhưng vững chắc và vận động hạn chế như ví dụ về tơbám của vẹm Vỏ dày hoặc thấp và dẹt cũng là một cáchchống sóng Hầu hết sinh vật vùng triều có cơ quan hô hấpthích nghi với hấp thụ O2 từ nước Chúng có xu thế dấu bềmặt hô hấp trong khoang kín để chống khô Một số động vậtthân mềm có mang trong màng áo và được vỏ bảo vệ Cácthân mềm ở triều cao giảm mang và hình thành khoang áo vớinhiều mao mạch có chức năng như phổi để hấp thu khí Để
Trang 28bảo toàn O2 và nước, hầu hết động vật nằm yên lặng khi triềurút Cá vùng triều đặc trưng bởi hô hấp qua da do tiêu giảmmang và nảy nở nhiều mạch máu trên da.Động vật vùng triềutrên nền đáy cứng chỉ kiếm ăn khi ngập triều Điều này đúngvới tất cả các nhóm ăn thực vật, ăn lọc, ăn mùn bã và ăn thịt.Sinh vật sống trên nền đáy mềm có thể kiếm ăn khi triều thấpnhờ trong đáy có nước Sự thay đổi độ muối lớn là một sức épcho sinh vật vùng triều bởi lẽ hầu hết sinh vật vùng triềukhông có khả năng thích nghi tốt như sinh vật cửa sông.Chúng không có cơ chế kiểm soát hàm lượng muối trong dịch
cơ thể Do vậy chúng là sinh vật có khả năng thẩm thấu.Chính vì vậy, mưa lớn có thể gây ra những tai biến lớn Do rấtnhiều sinh vật vùng triều sống định cư hoặc sống bám, trứng
đã thụ tinh và ấu trùng của chúng phải trôi nổi tự do như sinhvật nổi để phát tán Do vậy, chu trình sinh sản của hầu hết cácsinh vật này phải đồng bộ với chu kỳ triều nào đó để bảo đảmhiệu suất thụ tinh
3 Đặc trưng của các loại bãi triều
Bãi triều đá: So với các loại bãi triều, bờ triều đá, đặc biệt ởvùng ôn đới có nhiều sinh vật có kích thước lớn cư trú và đạttính đa dạng về thành phần loài động thực vật cao nhất Đặctrưng nổi bật ở tất cả bãi triều đá là sự phân vùng của sinh vậttức hình thành các dãy theo chiều ngang rõ rệt
Bãi triều cát: yếu tố môi trường quan trọng nhất chi phối đờisống sinh vật ở các bãi triều cát là không được che chắn sóngbiển và mối liên quan của nó đến độ hạt và độ dốc củabãi Sóng gây ra sự di chuyển của bãi,làm nền đáy không ổnđịnh Sinh vật có hai con đường để thích nghi, chúng có thểvùi vào cát ở độ sâu lớn hơn nơi mà trầm tíchkhông còn bịsóng xô đẩy.Khả năng này được quan sát thấy ở các loàisò.Cách thích nghi thứ hai là tốc độ vùi nhanh của một sốđộng vật thuộc nhóm giun, giáp xác
Trang 29Bãi triều bùn: sự phân biệt giữa bãi triều cát và bãi triều bùn
là không rõ ràng.Vùng triều càng được che chắn càng có trầmtích mịn hơn và tích luỹ nhiều chất hữu cơ hơn Đáy bùn cũng
là đặc trưng của hệ sinh thái cửa sông và quần xã sinh vật củahai hệ có những nét tương đồng Bãi triều bùn chỉ xuất hiện ởvùng được che chắn, không bị sóng vỗ như trong các vịnh kín,đầm và đặc biệt là cửa sông Bãi triều bùn tích luỹ nhiều chấthữu cơ,tạo nên tiềm năng thức ăn lớn cho sinh vật.Sinh vậtsống ở bãi triều bùn chủ yếu thuộc nhóm sống trong đáy vớicác ống, hang thông lên bề mặt Kiểu dinh dưỡng ưu thế trongmôi trường này là ăn chất lắng đọng và chất lơ lững
4 Vai trò của hệ sinh thái vùng triều
Hệ sinh thái vùng triều có vai trò rất quan trọng trong hệ sinhthái nước mặn, bao gồm các chức năng sau:
· Là nơi cư trú, sinh sống của các loài sinh vật biển, như cácloài hai mảnh vỏ, các loài rong tảo,
· Là nơi cung cấp nguồn lợi kinh tế và cũng là nơi diễn ra sựtrao đổi vật chất, năng lượng, tạo nên nguồn sinh khối lớntrong hệ sinh thái
· Là nơi cung cấp năng suất sơ cấp cho vùng cửa sông, chủyếu là thảm thực vật bao quanh cửa sông, làm tăng sự đa dạngvùng cửa sông
· Hệ sinh thái vùng triều góp phần vào việc điều hòa khí hậunhờ vào sự hình thành các thảm thực vật, ngoài ra thảm thựcvật còn góp phân hình thành nên hệ sinh thái rừng ngập mặn
· Chức năng quan trọng của hệ sinh thái vùng triều đóng vaitrò quan trọng trong chu trình dinh dưỡng cũng như góp phầnhình thành các khu du lịch,khu vui chơi giải trí cho con người
Hệ sinh thái vùng triều có vai trò quan trọng, to lớn trong việcduy trì và bảo vệ tính đa dạng sinh học Có thể nói rằng, vùngtriều là nguồn gốc, là nền tảng cho việc hình thành và pháttriển các hệ sinh thái vùng ven bờ Do vậy, cần phải có chínhsách hợp lý trong việc quản lý cũng như khai thác tài nguyên
Trang 30vùng triều, từ đó có sự khai thác đúng mức nguồn lực to lớnnày góp phần thúc đẩy nền kinh tế vùng biển một cách bềnvững.
III Hệ sinh thái thảm cỏ biển
1 Phân bố và cấu trúc
Hệ sinh thái cỏ biển tuy có số lượng loài không nhiều nhưngchúng đóng vai trò quan trọng trong biển và và đại dương.Với các chức năng quan trọng như điều chỉnh môi trường thủyvực, bảo tồn nguồn gen, cung cấp nơi ở cho các loài, cung cấpnguyên nhiên vật liệu, năng lượng và thông tin nghiên cứukhoa học, du lịch
Cỏ biển (seagrass) là một nhóm thực vật có hoa sống ở dướinước ở vùng nhiệt đới và ôn đới Chúng phát triển mạnh ởvùng nước nông có khả năng thích nghi với môi trường nướcmặn, chịu được sóng gió và có khả năng thụ phấn nhờ nước.Các thảm cỏ biển bao phủ một số vùng rộng lớn ở dải ven bờvới nhiều chức năng lý-sinh học và tạo nên một hệ sinh tháiđặc thù
Hầu hết các thảm cỏ biển xuất hiện ở các vùng nước trũng đến
độ sâu 30m.Cỏ biển là một đặc trưng của các hệ sinh tháivùng nhiệt đới, có năng suất ngang với các rạn san hô
Sự tồn tại và phát triển của các loài cỏ biển phụ thuộc chặt chẽvào các nhân tố môi trường mà quan trọng nhất là độ muối,nhiệt độ, độ đục, độ sâu và hạt trầm tích Sự đa dạng của loài
cỏ biển chịu ảnh hưởng của các nhân tố tại chỗ Số loài nhiềunhất được ghi nhận ở vùng có nền đáy bùn cát, được che chắnmột phần tác động mạnh của sóng gió Ngược lại, thành phầnloài rất nghèo ở vùng đối sóng với nền đáy cứng hoặc không
ổn định và ở những nơi hoàn toàn bị che chắn với nền đáybùn
Như khái niệm về hệ sinh thái cỏ biển, các thực vật có hoanày là thành phần quan trọng nhất trong hệ Chúng bao gồm
58 loài được mô tả trên các đại dương thế giới; thuộc vào 12
Trang 31giống, 4 họ và 2 bộ Tuy nhiên, thảm cỏ biển chỉ có thể là mộtloài hoặc quần xã nhiều loài, tối đa là 12 loài Từng thảm cỏbiển có tính phân đới từ vùng triều thấp đến vùng dưới triều.Mỗi đới có loài ưu thế và tổ hợp loài kèm theo trong mối quan
hệ với dạng sinh trưởng của cây.Cấu trúc của quần hợp cỏbiển c.n thay đổi theo mùa.Tuy nhiên, sự biến thiên cũng rấtkhác nhau giữa các loài.Tuỳ theo khả năng thích nghi với biếnđộng điều kiện môi trường
Sinh vật bám (periphyton) là thành phần quan trọng của thảm
cỏ biển.Thuộc nhóm này là các sinh vật nhỏ như tảo, vikhuẩn, nấm, động vật và mùn bã vô cơ và hữu cơ.Chúng đónggóp một phần đáng kể cho dòng carbon tổng số trong thảm cỏbiển và trở nên có ý nghĩa sinh thái đối với vùng ven bờ nhiệtđới.Các nghiên cứu ở Đông Nam Á chỉ ra rằng rong đỏ(Phodophytes) chiếm ưu thế trong quần hợp sống bám.Tính
ưu thế thấp hơn thuộc về rong lục (Chlorophytes) rong nâu(Phaeophytes) và vi khuẩn lam (Cyanobacteria).Tuy vậy, sự
ưu thế thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện tại chỗ Tảo lamxanh (blue-green algae) thường gặp hơn ở thảm cỏ biển nước
lợ, còn các nhóm khác nhiều hơn trong vùng biển mở
Số lượng loài cá trong thảm cỏ biển nhiều hơn 5 lần so vớitrên nền đáy biển là bùn, xác sinh vật và cát
2 Chu trình dinh dưỡng
Vai trò sinh thái của thảm cỏ biển được quyết định bởi tốc độthành tạo hữu cơ nhanh chóng của cỏ biển.Tính theo đơn vịdiện tích, giá trị này cao hơn năng suất của Thực vật Phù du.Các thảm cỏ biển có mật độ động vật và vi khuẩn cao hơn và
độ đa dạng loài lớn hơn so với các thuỷ vực không có thực vậtlân cận Điều này có được là nhờ năng suất sinh học cao củachúng.Vào thời kỳ cao điểm của gió mùa hoặc khi cỏ biểnphơi ra vào mùa hè, lá của chúng được bứt khơi cây.Một số bịdòng chảy đem đi xa, số còn lại chìm xuống đáy và bị phânhủy Sinh vật ăn mùn bã, xé lá thành những mảnh nhỏ và sau
Trang 32đó được tiêu thụ bởi vi khuẩn và nấm Nhiều động vật khôngxương sống cũng ăn cỏ biển thối rữa.Đến lượt chúng trở thànhthức ăn cho bậc dinh dưỡng cao hơn như cá và cua.Do vậy,thảm cỏ biển kiểm soát tính phức tạp của quần cư,tính đa dạngloài và độ phong phú của động vật không xương sống liênquan và hình thành cấu trúc quần xã.
Điều cần chú ý là các sinh vật ăn tạp (omivorous) khá phongphú trong quần xã sinh vật của thảm cỏ biển Nhóm này gồmnhiều nhóm giáp xác mười chân, ốc và một số da gai Một loài
có thể ăn cỏ biển hoặc rong thối rữa, mùn bã nhỏ trên lá vànền đáy và cả những động vật còn sống hay đã chết.Thậm chímột số cua bơi lớn còn ăn cả thân mềm, giáp xác, giun nhiều
tơ và một phần đáng kể mô thực vật thối rữa và tảo sợi
Quá trình thối rữa là một đặc trưng của thảm cỏ biển Nhờ đó
mà các bộ phận của cỏ biển khi chết đi đã giải phóng các chấthữu cơ Các hợp phần carbon cấu trúc còn lại bị vi sinh vật (vikhuẩn và nấm) tấn công và các vật liệu được phân hủy chứanhiều vi khuẩn và nấm trở thành thức ăn tiêu hoá được củađộng vật đáy.Quá trình trên đây cũng liên quan đến sự biếnđổi theo mùa của quần xã sinh vật Các động vật ăn mùn bã và
ăn lọc tăng lên vào mùa cỏ biển thối rữa Ngược lại động vật
di chuyển ăn thực vật lại tăng vào mùa phát triển cỏ biển vàgiảm vào thời kỳ thối rữa.Hàm lượng oxy cũng thay đổi Hàmlượng thường giảm vào mùa hè (mùa thối rữa),với số lượnglớn của vi sinh vật, mùa này thuận lợi cho sự phát triển của ấutrùng của sinh vật đáy ăn lọc và vì vậy là mùa đẻ của nhiềuloài
3 Chức năng
Nhờ sự cố định năng lượng mặt trời có hiệu quả và sản lượngsinh khối cao,cỏ biển có khả năng tăng cường và duy trì độphì nhiêu của thủy vực.Điều này còn được bổ sung bởi quátrình trao đổi vật chất hữu cơ có hiệu quả diễn ra trên lá vànền đáy
Trang 33Một chức năng quan trọng khác của thảm cỏ biển là cầu nối
trong con đường di cư của sinh vật và là quần cư ương giống
cho biển.Các thảm cỏ biển thường phát triển ở vùng trung
gian của rừng ngập mặn và rạn san hô hoặc là vùng đệm của
hai hệ sinh thái khác nhau.Vì vậy, chúng trở thành điểm dừng
chân của nhiều loài cá, động vật không xương sống, thú và bò
sát Bằng việc cung cấp nơi ẩn náu thông qua tán cây và hình
thái, kích thước khác nhau của bóng khí cũng như nguồn dinh
dưỡng giàu có, thảm cỏ biển trở thành bãi ương giống chất
lượng cao của nhiều sinh vật.Nhiều loài sinh vật đáy sống
thường xuyên chỉ trải qua giai đoạn ấu trùng trong thảm cỏ
biển được coi như là có giá trị thương mại cao.Thành phần
của chúng khá đa dạng gồm: tôm, hải sâm,cầu gai,cua,vẹm và
ốc.Ngoài ra,thảm cỏ biển còn được coi là môi trường thuận lợi
cho nuôi trồng trên biển.Du lịch biển cũng lấy thảm cỏ biển
làm nơi giải trí,câu cá
Ở nước ta,cỏ biển thường phát triển ở vùng triều ven biển,ven
đảo,các vùng cửa sông,rừng ngập mặn, đầm phá.Số liệu thống
kê mặc dù chưa đầy đủ, diện tích phân bố thảm cỏ biển cho
đến hiện nay đã biết khoảng 10.000 ha
Bảng 2.1 Biến đổi diện tích một số bãi cỏ biển trong thời
kỳ 1996-2003:
1995(ha)
Diện tích 2003(ha)
Tỷ lệ %diện tích bị mất
1 Vùng hà cối (quảng ninh) 1.200 150 87,5
Trang 3410 Đầm lăng cô (TT huế) 500 120 76
13 Vịnh cam ranh (khánh hòa) 800 550 31,5
14 Côn sơn (bà rịa-vũng tàu) 320 200 27,5
(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, Tạp chí Bảo vệ Môi trường,2005)
Hệ sinh thái cỏ biển là một trong 3 hệ sinh thái biển quantrọng (Cỏ biển, san hô,rừng ngập mặn), nhưng hiện nay chúngđang đứng trước nguy cơ tổn thương và suy thoái Sự suythoái hệ sinh thái cỏ biển thể hiện trên các khía cạnh như mấtloài, mất diện tích phân bố, ô nhiễm, thoái hóa môi trườngsống, giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi kinh tế của các loàiquý hiếm kèm theo
Hệ sinh thái thảm cỏ biển là một trong những hệ sinh tháinhạy cảm và rất dễ bị tổn thương khi môi trường sống thayđổi.Theo thống kê chung của cả nước thì hiện nay diện tíchcác bãi cỏ biển của Việt Nam bị giảm 40 - 60%.Trước năm1995,cỏ biển Việt Nam chiếm diện tích là 10.770 ha.Năm
2003, diện tích này chỉ còn hơn 4.000 ha,nghĩa là mất đi 60%.Diện tích phân bố của các thảm cỏ biển Khánh Hòa giảm trên30% so với 6 năm trước đây,nghĩa là từ 1.235 ha năm1997,xuống còn 795 ha năm 2002,bình quân cứ một năm mấtkhoảng 80 ha Đặc biệt, nhiều nơi đã bị mất hẳn như ở ĐồngRui, Tuần Châu (Quảng Ninh), Gia Luận, Sỏi Cỏ (Hải Ph.ng)hoặc gần mất hẳn như ở Đầm Hà, Hà Cối (Quảng Ninh) Sựsuy giảm và mất các thảm cỏ biển ở nước ta đang có nguy cơgia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh tháibiển: suy giảm chất lượng môi trường nước và trầm tích, mấtcân bằng dinh dưỡng, sinh thái và đa dạng sinh học, giảm trữ
lượng cá và nguồn trứng cá, cá con trong hệ sinh thái này,giảm nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nông
Trang 35nghiệp, mất diện tích sa bồi các vùng cửa sông gây ảnh hưởngtới quá trình bồi tụ và mở rộng quỹ đất.
IV Hệ sinh thái rạn san hô
1 Cấu trúc
San hô là những sinh vật tương đối đơn giản, chúng tồn tại ởkhắp các vùng biển nông cũng như sâu Chúng là những cáthể hình trụ rất nhỏ có hàng xúc tu ở trên đầu để bắt mồi trongmôi trường nước và được xếp vào lớp San Hô (Anthozoa),ngành Động vật ruột khoang (Coelenterata) trong hệ thốngphân loại động vật.Một số lớn san hô phát triển dạng tập đoàn
và hình thành nên bộ xương chung San hô có 3 nhóm chính làsan hô cứng, san hô mềm và san hô sừng
San hô cứng có bộ xương bằng đá vôi và thường tăng trưởngrất chậm, có loại chỉ vào khoảng 1 cm/năm Điều đó có nghĩa
là một khối san hô với đường kính khoảng 1m có thể đã trảiqua cuộc đời hàng thế kỷ.Thế giới hiện có hàng ngàn rạn san
hô, giới hạn phân bố của chúng chỉ ở vùng nhiệt đới và cậnnhiệt đới, trải dài từ khoảng 30o vĩ tuyến bắc đến 30o vĩ tuyếnnam nơi mà nhiệt độ nước biển hiếm khi xuống dưới 18oC.Diện tích bao phủ rạn san hô lên đến 6x105 km2 Sự khác biệt
về hình thái, thành phần sinh học, tính đa dạng và cấu trúcphản ánh địa - sinh học, tuổi, phân vùng địa động vật và điềukiện môi trường
San hô sừng có thành phần đá vôi bao bọc lõi là vật liệu sừng
và hoặc đá vôi
San hô mềm tiêu giảm bộ xương bên trong và chỉ còn lại cáctrâm xương đá vôi nhỏ Một số rất mềm dẻo đến mức đu đưatheo dòng nước Sẽ không còn gì để lại sau khi san hô mềmchết đi
2 Hình thái
Ở những nơi mà tạo rạn tồn tại, kiểu phát triển của rạn tùythuộc vào địa hình (độ sâu và hình dạng) của nền đáy, lịch sử
Trang 36phát triển địa chất của vùng và các nhân tố môi trường, đặtbiệt là nhiệt độ và mức độ chịu đựng sóng gió.
Như chúng ta đã biết, san hô tạo rạn chỉ sinh trưởng trongnhững vùng nước ấm, có chiếu sáng tốt và cần nền đáy rắn đểbám vào Những yếu tố này hạn chế sự phân bố của san hô tạorạn ở những vùng biển nông đáy cứng Bộ xương san hô đếnlượt mình lại cung cấp nền đáy cứng cho sự phát triển củanhiều san hô hơn và các sinh vật khác Sự phát triển lên phíatrên của cấu trúc rạn có thể cho phép san hô tiếp tục tăngtrưởng lên vùng nông hơn và thậm chí cả khi nền móng lúnxuống hoặc nước biển dâng lên
Qua nhiều quá trình biến động của địa chất biển, đã hìnhthành các kiểu rạn hô khác nhau:
- Rạn riềm (fringing reef): rất phổ biến xung quanh các đảonhiệt đới và đôi khi dọc theo bờ đất liền Đây là kiểu cấu trúcđược coi là đơn giản nhất với sự phát triển đi lên của nền đávôi từ sườn dốc thoải ven biển,ven đảo Do tồn tại ở gần bờ,
bị ảnh hưởng bởi sự đục nước, nên chúng hiếm khi vươn đến
độ sâu lớn
- Rạn dạng nền (platform reef): là một cấu trúc đơn giản đặctrưng bởi sự cách biệt vơi đường bờ và có thể thay đổi lớn vềhình dạng Kích thước của chúng có thể rất lớn, đến 20 km2
chiều ngang Lịch sử địa chất của chúng cũng rất khác nhauvới nguồn gốc hình thành khá đa dạng
- Rạn chắn (barrier reef): được phát triển trên gờ của thềm lụcđịa Rạn chắn là cấu trúc rạn nổi lên từ biển sâu và nằm xa bờ.Một số vồn nguyên thủy là dạng riềm nhưng do vùng bờ bịchìm xuống hay bị ngập nước khi biển dâng lên
- Rạn san hô vòng (atoll): là những vùng rạn rộng lớn nằm ởvùng biển sâu.Mỗi một đảo san hô vòng là tập hợp của cácđảo nổi và bãi ngầm bao bọc một lagoon rộng lớn với đườngkính có thể lên đến 50km.Kiểu rạn này chỉ có ở vùng biển sâunằm ở ngoài thềm lục địa
Trang 373 Môi trường tự nhiên
3.1 Ánh sáng
Tất cả san hô tạo rạn đòi hỏi đủ ánh sáng cho quang hợp củatảo cộng sinh trong nội bào của chúng.Theo độ sâu, ánh sángthay đổi rất nhanh cả về cường độ và cả về thành phần Giớihạn này kiểm soát độ sâu mà san hô sinh trưởng Các loàikhác nhau có sức chịu đựng khác nhau đối với mức độ chiếusáng cực đại và cực tiểu Đó cũng là một nguyên nhân chínhcủa sự khác nhau về cấu trúc quần xã rạn
3.2 Trầm tích
Nhiều kiểu trầm tích khác nhau bao phủ trên và xung quanhrạn bao gồm vụn san hô thô, các loại cát và cả bùn mịn Kiểutrầm tích trên rạn ở một số nơi nào đó phụ thuộc vào dòngchảy, sóng và cả nguồn gốc trầm tích
3.3 Độ muối
Ít khi độ muối nước biển trở nên quá cao để ảnh hưởng đếnquần xã san hô.Độ muối thấp có ảnh hưởng quan trọng vàthông thường hơn đối với phân bố rạn và phân vùng san hô.Rạn không thể phát triển ở những vùng mà từng thời kì nướcsông tràn ngập,đó là nhân tố chính kiểm soát san hô dọc bờ.Ảnh hưởng chính của độ muối lên phân bố vùng san hô là donước mưa.San hô ở mặt bằng nói chung có khả năng chịuđựng độ muối thấp trong một giai đoạn ngắn, nhưng khi mưarất to cùng với triều thấp, mặt bằng rạn có thể bị hại, thậm chí
bị phá hủy hoàn toàn
3.4 Mức chênh triều
Mức chênh triều khác nhau giữa các rạn ở các vùng khácnhau.Sự khác nhau đó ảnh hưởng đáng kể đến sự phân vùngcủa quần xã san hô.Triều càng cao,ảnh hưởng của sự ngậptriều và khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng tương ứngcũng như ảnh hưởng đến sự phơi khô càng lớn
3.5 Thức ăn và các chất dinh dưỡng vô cơ
Trang 38Cũng như những sinh vật khác,san hô đòi hỏi cả thức ăn vàchất dinh dưỡng vô cơ.Đối với sinh vật rạn,cả hai được hoàtan trong nước biển.Thức ăn cũng có thể lơ lững trong nướcbiển như những mảnh nhỏ bao gồm cả sinh vật đang sống.Như những nơi khác, trên rạn một sinh vật ăn các sinh vật này
và bị ăn bởi các sinh vật khác và như thế chuỗi thức ăn đượchình thànhtrong đó tất cả các động thực vật đều liên hệ vớinhau Các dinh dưỡng đi vào rạn thường là từ sông nhưng nếukhông có sông, đối với các rạn ở xa đất liền,chất dinh dưỡngchỉ đến qua dòng chảy bề mặt Nhiều rạn có sự cung cấp dinhdưỡng vô cơ khác như là dưới một điều kiện nào đó, dòngchảy hướng vào rạn có thể làm cho nước ở tầng sâu chuyểnlên bề mặt Loại nước trồi này thường giàu phospho và cácchất hoá học cơ bản khác.Nhiều rạn có sự thay đổi theo mùa
về nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là những rạn có vĩ độ cao nơi
mà ảnh hưởng các mùa rỏ rệt hơn
4 Các mối quan hệ trong quần xã.
Mỗi loài san hô có sự sắp xếp riêng về chiến lược sinh trưởng,nhu cầu thức ăn và khả năng sinh sản.Mỗi một loài cũng thíchứng riêng với sự tác động của bão tố,sinh vật ăn thịt, bệnh tật
và vật ăn hại.Mỗi loài cạnh tranh với loài khác về không gian,ánh sáng và các lợi ích khác.Kết quả cuối cùng của tất cả cácmối quan hệ và sự cân bằng làm cho quần xã san hô trở nên
đa dạng nhất trong tất cả các quần xã trên trái đất.Với san hônhững mối quan hệ cần được xem xét bao gồm: thức ăn,
Trang 39tương hỗ kẻ thù và sự cạnh tranh lãnh thổ giữa chúng vớinhau.
4.1 Thức ăn
San hô tạo rạn có hai nguồn thức ăn chính: tự bắt mồi và cáchợp phần hữu cơ được tạo ra và bài tiết bởi tảo cộng sinh
Zooxanthellae trong mô san hô.Ngược lại,san hô cung cấp cho
tảo nơi sống và các chất thải ra của động vật như phospho vànitrat.Tảo đáp ứng cho san hô tới 80% nhu cầu thức ăn tổng
số của nó
Những san hô sinh trưởng ở vùng nước nông trong suốt với
độ chiếu sáng cao,thường có polyp nhỏ.Chúng có khả năngbắt các động vật nổi nhỏ.Một số san hô khác nhau thườngsống ở các vùng nước đục có các polyp lớn.Chúng không có
bộ tế bào gây độc trên các xúc tu như bọn ăn sinh vật nổi.Nguồn thức ăn của chúng chưa rõ, nhưng có thể chủ yếu làmùn bã hữu cơ
4.2 Quan hệ hội sinh
Nhiều sinh vật sống cùng với san hô mà không gây ra một táchại nào trong điều kiện bình thường Đó là những sinh vật hộisinh và bao gồm nhiều loài khác nhau như giun dẹt,giun nhiều
tơ, tôm, cua, sao biển, rắn, thân mềm và cá.Trong hầu hết cáctrường hợp,mối quan hệ giữa san hô và sinh vật hội sinh làkhông bắt buộc và sinh vật hội sinh có thể sống với nhiều san
hô khác nhau hoặc có thể sống độc lập.Trong một số trườnghợp, mối liên hệ này là rất đặc hiệu,vật hội sinh có thể liên kếtbắt buộc với một loài hoặc một nhóm loài riêng biệt và biếnđổi màu sắc,tập tính,thậm chí cả chu trình sinh sản của san hô
5 Tầm quan trọng của hệ sinh thái rạn san hô
Các rạn san hô đa dạng và tuyệt mỹ đã tham gia hình thành vàbảo vệ hàng ngàn hòn đảo.Chúng cũng có tầm quan trọng lớn
ở nhiều đảo lớn và vùng bờ biển trong việc bảo tồn đất đai và
sự tồn tại của con người.Rạn có ý nghĩa thật sự đối với cộngđồng ven biển và các quốc gia nhiệt đới.Do khác nhau về yếu
Trang 40tố kinh tế, xã hội,văn hóa, giá trị của rạn san hô được đánh giákhác nhau giữa các nước hoặc các cộng đồng.Đối với cáccộng đồng kinh tế phát triển, rạn san hô được coi là tài nguyên
về xã hội và văn hóa.Giá trị kinh tế được hiểu ở phương diệngiải trí và du lịch Các đặc sản cũng rất hấp dẫn nhưng khôngphải là thiết yếu.Nhiều cộng đồng như thế đã hỗ trợ chochương trình nghiên cứu khoa học nhằm hiểu biết chức năngcủa các hệ rạn san hô và tổ hợp phức tạp này liên quan nhưthế nào đến môi trường biển và lục địa
5.1 Sức sản xuất
Các rạn san hô được coi là hệ sinh thái có năng suất cao nhấttrên thế giới Chúng chiếm khoảng 0,1% diện tích bề mặt quảđất, nhưng nghề cá liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với rạnsan hô và được đánh giá là chiếm khoảng 10% sản lượng nghề
cá thế giới.Sức sản xuất cao có được nhờ tính hiệu quả củachu trình chuyển hoá vật chất.Trong đó tảo cộng sinh
Zooxanthellea, tảo có khả năng cố định N và vi khuẩn sống
trong trầm tích đóng vai trò quyết định.Nhóm san hô tạo rạn
do có tảo cộng sinh nội bào nên khác với các nhóm động vậtkhác, chúng có khả năng tự dưỡng.Trong điều kiện chiếu sángthích hợp,quá trình tự dưỡng này đã cung cấp hơn 50% dòngnăng lượng cho hệ sinh thái.Sức sản xuất sơ cấp của rạn san
hô thường cao hơn vùng ngoài rạn đến hàng trăm lần.Nhiềutác giả đánh giá hệ sinh thái san hô là cơ sở dinh dưỡng hữucơ,là nguồn cung cấp thức ăn không chỉ cho bản thân sinh vậtsống trong rạn mà còn cho cả vùng biển chung quanh.Rạn san
hô thường gắn bó chặt chẽ với rừng ngập mặn, thảm cỏ biểnnên chúng tạo cho vực nước có năng suất cao.Hàng năm,rạnsan hô cung cấp hầng triệu tấn carbon cho các vùng nước lậncận phục vụ cho quá trình sống trong đại dương
5.2 Sinh vật rạn san hô
Rạn san hô cũng được coi là hệ sinh thái quan trọng nhất,chúng bao gồm nhiều loài đặc trưng đại diện cho hầu hết các