1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

52 1,3K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 783,5 KB

Nội dung

Tài nguyên nước mặt: Là nước phân bố trên mặt đất, nước trong các đại dương, sông, suối, ao hồ, đầm lầy

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

1.1 Giới thiệu chung về tài nguyên nước

1.1.1 Khái niệm nguồn nước mặt

Tài nguyên nước mặt: Là nước phân bố trên mặt đất, nước trong các đại dương, sông,

suối, ao hồ, đầm lầy Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn từ điềukiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con người; nước mặt dễ bị ônhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi; khả năng hồi phục trữ lượngcủa nước nhanh nhất ở vùng thường có mưa

Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng

847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%

Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian(dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng

Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, ThuBồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%), các

hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%)

Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%) Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng

Trang 2

có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sông

Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6%)

1.1.2 Đánh giá tài nguyên nước: dựa trên 3 đặc trưng là: lượng (quantiy), chất

(quality) và động thái (dynamic)

Lượng là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước trên một

lãnh thổ

Chất bao gồm các đặc trưng về hàm lượng các hòa tan hoặc không hoà tan trong

nước (có lợi hoặc có hại theo tiêu chuẩn của đối tượng sử dụng)

Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng dòng chảy

theo thời gian, sự trao đổi nước giữa các khu vực chứa nước, sự chuyển độngcủa nước dưới đất, các quá trình trao đổi các chất hòa tan, truyền mặn, …

1.1.3 Quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước

Phát triển tài nguyên nước: Là các hoạt động đưa tới việc sử dụng hữu hiệu tài

nguyên nước cho một hay nhiều mục đích

Quy hoạch tài nguyên nước: Là quy hoạch, bảo vệ, phân phối nguồn nước giữa

các ngành dùng nước và các hoạt động kinh tế xã hội; cân đối giữa nguồn nướckhai thác và nhu cầu dùng nước; xem xét các mục tiêu, các khó khăn, trở ngại vàquyền lợi của các đối tượng có liên quan

Quản lý tài nguyên nước: Là toàn bộ các hoạt động vận hành, pháp lý, quản lý,

thể chế và kỹ thuật cần thiết để quy hoạch, vận hành và quản lý tài nguyên nước.Hay nói một cách khác; QLTNN là một quá trình bao gồm cả các hoạt động quyhoạch, thiết kế, xây dựng, và vận hành hệ thống tài nguyên nước

Quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước (Integrated Water Resource

Management - IWRM) được phổ biến trên toàn cầu như một giải pháp nhằm giảiquyết các vấn đề chủ yếu liên quan đến tài nguyên nước và đảm bảo khả năng sửdụng bền vững nguồn tài nguyên này

• Những người thuộc các lĩnh vực khác nhau có cách hiểu chưa thống nhất vềquản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước Đối với các nhà sinh thái học

và môi trường, quản lý tài nguyên nước thường gắn liền với những tác động gây

Trang 3

ô nhiễm nguồn nước, suy giảm hệ sinh thái, suy thoái đất và phá hoại các vùngđất ngập nước Đối với các nhà thủy lợi, nói đến tài nguyên nước là nói đến các

hồ chứa, đập, chuyển nước, phòng chống lũ, chỉnh trị sông, xử lý nước và kênhmương hóa Đối với các nhà kinh tế, quản lý tài nguyên nước liên quan đến hiệuquả kinh tế, hoàn vốn và việc đạt được các mục tiêu quốc gia Với các nhà làmluật, vấn đề chủ yếu của tài nguyên nước là quyền sở hữu nước, hệ thống quyềndùng nước, ưu tiên sử dụng nước, thị trường nước, các vấn đề pháp lý và thể chế

về nước…

• Có thể nói rằng IWRM là một lĩnh vực đa ngành Để tạo thuận lợi cho công tácquản lý và hợp tác trong quản lý tài nguyên nước, đặc biệt là các lưu vực sông đaquốc gia, người ta thường thực hiện và phát triển chiến lược IWRM ở đơn vịmột lưu vực sông (river basin)

1.1.4 Quản lý lưu vực

nhánh phụ bao gồm vùng nhận nước và chuyển giao nước

từ con sông đó (bao gồm cả đất liền)

• Mỗi lưu vực là một hệ thống, mỗi tác động gây ra trên lưu

vực đều có ảnh hưởng đến các yếu tố khác, vì vậy quản lý

nguồn nước phải gắn liền với quản lý và bảo vệ lưu vực

1.2 Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước trên thế giới

1.2.1 Nước sử dụng cho đô thị

Sử dụng nước đô thị liên quan trực tiếp đến số lượng nước thu vào (quantity ofwater withdrawn) phục vụ cho số dân của các thành phố, thị trấn, khu dân cư, các côngtrình dịch vụ công ích Cấp nước cộng đồng còn bao gồm nước phục vụ sản xuất côngnghiệp, cung cấp trực tiếp cho các nhu cầu dân số đô thị và những nhu cầu này còn tiêuthụ lượng nước chất lượng cao từ hệ thống cấp nước thành phố Trong nhiều thành phố,một lượng nước đáng kể còn cấp cho dịch vụ vệ sinh chợ, công viên và tưới cây xanhtrên đường

Lượng nước sử dụng phục vụ cộng đồng tùy thuộc vào dân số của thành phố,

Trang 4

thống nước nóng tập trung Ngoài ra, lượng nước sử dụng còn tùy thuộc vào các điềukiện khí hậu Trong nhiều thành phố lớn, lượng nước thu hiện nay tiêu thụ lên đến 300– 600 lít/người/ngày.

Những năm cuối thế kỷ 20, lượng nước thu vào của những quốc gia phát triển ởBắc Mỹ và châu Âu lên đến 500 – 1.000 lít/người/ngày Đối với các quốc gia đang pháttriển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, lượng nước sử dụng chỉ từ 50 – 100lít/người/ngày Ở một số vùng thiếu tài nguyên nước, lượng nước sử dụng là không quá

10 – 40 lít/người/ngày

Nếu hệ thống cống thoát nước thành phố hoạt động đạt hiệu quả cao, phần lớnlượng nước thải này được đưa trở lại hệ thống sông rạch sau khi sử dụng, lượng nướcthải này có thể đã xử lý hoặc chưa Những nguồn tiêu hao chính bao gồm lượng nướcmất đi do hệ thống cấp và thoát nước bị rò rỉ, do bốc hơi từ các nhà máy nước, vùng táitạo, rửa đường và tưới công viên Ngoài ra, mức độ tiêu hao còn tùy thuộc vào điềukiện khí hậu Ở những vùng khô, nóng, lượng nước tiêu hao chắc chắn lớn hơn nhữngvùng lạnh, ẩm: lượng nước tiêu hao cho nhu cầu tiêu thụ cá nhân (ăn/uống) không đáng

kể so với lượng nước tiêu hao do bốc hơi

Các giá trị tương đối về tiêu hao nước thường thể hiện bằng phần trăm lượngnước thu vào và tuỳ thuộc vào quy mô của khối lượng nước thu cho cấp nước côngcộng Như vậy, ở những thành phố hiện đại có các hệ thống cấp và thoát nước tập trungđạt hiệu quả cao, lượng nước thu vào có thể đạt 400 – 600 lít/người/ngày, thường lượngnước tiêu hao không vượt quá 5 -10% lượng nước thu vào Ở những thành phố nhỏkhông có hệ thống cấp và thoát nước tập trung với lượng nước đạt 100 – 150lít/người/ngày Tuy nhiên, mức tiêu hao tăng đáng kể khu vực này và có thể đạt đến 40– 60%, giá trị này thấp hơn ở những vùng lạnh, ẩm và cao hơn ở vùng khô, nóng

Xu hướng hiện đại hóa trong cấp nước công cộng trên toàn thế giới là xây dựng

hệ thống cấp và thoát nước tập trung hiệu quả cao ở cả thành phồ lớn cũng như thànhphố nhỏ Trong tương lai, lượng nước thu vào có xu hướng tăng lên, trong khi mức tiêuhao có xu hướng giảm đáng kể

1.2.2 Nước sử dụng trong công nghiệp

Trang 5

Nước sử dụng trong công nghiệp được dùng cho mục đích làm mát, vận chuyển,tẩy rửa và đôi khi là sản phẩm cuối cùng Các nhà máy điện nguyên tử và nhiệt điệnđược đưa vào danh sách các đối tượng sử dụng chính Nó yêu cầu một lượng nước lớn

để làm mát thiết bị Lượng nước thu vào phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp tùythuộc vào đặc thù của từng ngành công nghiệp Nó còn phụ thuộc các loại sản phẩmkhác nhau của ngành, công nghệ sản xuất và điều kiện khí hậu

Ngoài các nhà máy nhiệt điện ra, những đối tượng sử dụng nước công nghiệp cơbản khác là các nhà máy hóa dầu và hóa chất, luyện kim sắt và không sắt, công nghiệpgiấy và bột gỗ, dệt nhuộm và thuộc da, công nghệ chế biến, công nghiệp cơ khí Cácđặc điểm chính của sử dụng nước ngọt – khối lượng nước ngọt thu vào, lượng nướctiêu hao – tùy thuộc rất lớn vào hệ thống cấp nước trong sử dụng

Lượng nước tiêu hao cho sản xuất công nghiệp thường là chiếm tỷ lệ khôngđáng kể so với lượng nước thu vào Đối với các nhà máy nhiệt điện, mức tiêu hao chỉkhoảng 0,5 – 3,0%, nhưng có thể lên đến 30 – 40% đối với các quy trình công nghiệpđặc biệt

Sự phát triển lượng nước thu vào phục vụ sản xuất công nghiệp là một trongnhững nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước trên thế giới Điều này có thể giải thích là

do sự phát triển công nghiệp nhanh trong nhiều quốc gia và mức ô nhiễm ngày càngtrầm trọng do nước thải xả vào thủy vực tự nhiên mà hầu hết lượng thải nước nàykhông được xử lý hay chỉ được làm sạch một phần Để khắc phục những vấn đề ônhiễm này, rất nhiều quốc gia thực hiện các giải pháp mạnh để giảm lượng nước thuvào phục vụ sản xuất công nghiệp và xả thải Từ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước,một xu hướng tiến tới ổn định và ngay cả giảm nhu cầu sử dụng nước Trong tương laihầu hết các quốc gia sử dụng hệ thống cấp nước tuần hoàn và xu hướng ở nhiều quốcgia sẽ phát triển công nghệ khô và công nghệ không thải

1.2.3 Nước sử dụng trong nông nghiệp

Ngày nay, các hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là đối tượng tiêu thụ nướclớn nhất Trước những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, chuyên canh được phát

Trang 6

Tuy nhiên trong những năm 80, nước sử dụng tưới tiêu cũng tăng cả ở các quốc giaphát triển và các quốc gia đang phát triển

Những nguyên nhân làm cho chi phí dẫn nước tăng cao là do mặn hoá đất vìthiếu hệ thống dẫn hợp lý, suy giảm các nguồn cấp nước tưới tiêu và các vấn đề liênquan đến bảo vệ môi trường Trong một số các quốc gia phát triển, diện tích đất canhtác đã ổn dịnh và có xu hướng giảm xuống

Ở thế giới hiện đại, dân số tăng cao, dẫn nước tưới tiêu đóng một vai trò cực kỳquan trọng nhằm phát triển các trang trại chuyên canh để tăng sản phẩm lương thực vàphát triển đàn gia súc – gia cầm

Những giá trị thu nước đặc trưng thường rất khác nhau Trong tương lai chúng

sẽ thay đổi đáng kể tùy thuộc vào hệ thống kênh dẫn tiên tiến, những yêu cầu, kỹ thuật

và cơ chế cải tiến tưới Ở Bắc Âu, lượng nước sử dụng tưới tiêu là thấp nhất, biếnthiên từ 300 -5.000 m3/ha Trong khi đó, ở Nam và Đông Âu, lượng nước này biến thiên

từ 7.000 – 11.000 m3/ha Lượng nước hoàn lưu về các thủy vực ước tính từ 20 – 30%lượng nước thu vào Ở Hoa Kỳ, lượng nước thu phục vụ tưới tiêu ước tính khoảng8.000 – 10.000 m3/ha và lượng nước hoàn lưu về thủy vực là khoảng 40 – 50% Ở cácquốc gia châu Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ có sự khác biệt rất lớn về điều kiện khíhậu, thành phần canh tác, kỹ thuật tưới tiêu, giá trị thu nước đặc biệt biến thiên từ 5.000– 6.000 m3/h đến 15.000 – 17.000 m3/h và một số vùng đặc biệt ở châu Phi, lên đến20.000 – 25.000 m3/ha

1.2.4 Dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên nước mặt trên thế giới

Việc xây dựng hồ chứa dẫn đến sự thay đổi dòng sông theo không gian và thờigian, và tăng tài nguyên nước trong những thời kỳ mùa khô và những năm hạn hán Kếtquả là một vùng rộng lớn sẽ bị ngập nước, hồ chứa còn đóng góp đáng kể lượng bốchơi từ nước mặt đến những vùng khô hạn Điều này dẫn đến tổng tài nguyên nước giảm

và như vậy hồ chứa là một trong những đối tượng sử dụng nước lớn nhất Mặc dù hồchứa đã được xây dựng từ thiên niên kỷ trước, nhưng phải đến nửa sau của thế kỷ 20chúng mới phổ biến trên toàn thế giới Tuy nhiên, những hồ chứa có thể tích lớn hơn 50

km3 chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng hơn 40 năm Hiện nay, tổng khối lượng nước

Trang 7

của hồ chứa trên toàn thế giới là khoảng 6.000 km3 và chiếm diện tích lên đến 500.000

km2

Việc xây dựng hồ chứa tập trung vào khoảng từ thập niên 50 – 70 của thế kỷtrước ở các quốc gia phát triển, ở đây có những quy định đầy đủ về sông nước chảy.Rồi sau đó tỷ lệ xây dựng hồ chứa giảm dần, mặc dù nó vẫn còn rất cao ở các quốc giagiàu có tài nguyên nước chảy Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vai trò kháquan trọng của các nhà máy thủy điện, đặc biệt ở những vùng thiếu nhiên liệu dầu mỏ.Ngoài ra, hồ chứa cung cấp một lượng nước rất lớn cho sản xuất công nghiệp, nôngnghiệp, nuôi thủy sản Về cơ bản, chúng là các hệ thống quản lý nước quy mô lớn điềuchỉnh dòng chảy sông cũng như bảo vệ những khu đông dân cư khỏi các trận lũ và ngậplụt Tuy nhiên, trong tương lai hồ chứa sẽ không chỉ xây dựng ở vùng núi hay trongnhững vùng kém phát triển, mà không lâu nữa những vùng đất màu mỡ phục vụ canhtác nông nghiệp cũng bị sử dụng xây đập

1.3 Hiện trạng gây ô nhiểm tài nguyên nước mặt ở Việt Nam và các tác động của chúng

và chất thải rắn Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải hoặc có mà không đạt tiêu chuẩn quy định Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải

thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép

Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần,

H S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm

Trang 8

nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư

Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung

là rất lớn

Tại cụm công nghiệp Tham Lương thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1,hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…

Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực

Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt thường không có hệ thống xử lýtập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương) Mặt khác, còn rấtnhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng

Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là

có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ

ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP),

Trang 9

các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP

Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số

vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu

Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước

và sức khoẻ nhân dân

Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồngthuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một

số vùng ven biển Việt Nam

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường cònchưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường Nhậnthức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước) Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử

Trang 10

dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn Chưa có các quyđịnh hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước

Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước

ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%) Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá ít Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về

số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản

lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)

1.3.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm

Do các hoạt động sống của con người

- Hiện nay mỗi ngày TP vẫn phải tiếp nhận khoảng 1 triệu m3 nuớc thải sinh họat,gần 400.000 m3 nước thải công nghiệp, 4000-5000 tấn rác thải sinh họat thảitrực tiếp xuống kênh rạch Do vậy phần lớn các kênh rạch của Thành phố đều bịbùn lắng rất nhanh và ô nhiễm nghiêm trọng, hầu hết đều có màu đen và hôithối, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và môi trường

Bùn thải này đã ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm nước mặtdẫn đến chất luợng nguồn nuớc bị suy giảm

- Bên cạnh đó, theo Ban quản lý Bãi rác Đông Thạnh, nơi được chỉ định tiếp nhậnbùn hầm cầu, mỗi ngày nơi đây chỉ tiếp nhận được chừng khoảng 180 m3 bùnhầm cầu của Thành phố, còn thấp xa so với số luợng bùn hầm cầu thải ra mỗingày Một luợng rất lớn bùn hầm cầu đã bị các đơn vị thu gom của nhiều quậnhuyện thải không đúng nơi quy định, làm tăng ô nhiễm môi trường

- Sinh hoạt đô thị thải ra một lượng nước thải tương đối lớn, khoảng 80% lượngnước cấp Lượng nước thải này xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận mà không có bất

kỳ một biện pháp xử lý nào Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất ô nhiễmhữu cơ

Trang 11

- Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thảitrực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắcnghẽn cống rãnh tạo nước tù Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợpchất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường

mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước

sạch cấp cho nhu cầu xã hội

- Chúng ta chưa có bất cứ công trình xử lý nước thải đúng nghĩa nào cho các khudân cư Hiện nay mới bắt đầu xây dựng hai trạm nhỏ xử lý nước thải tại Hà Nội.Xây dựng các công trình xử lý nước thải chung cho đô thị với hoàn cảnh thực tếhiện nay vẫn đang còn là vấn đề của tương lai, hầu như chưa đủ điều kiện khảthi để có thể đặt ra kế hoạch đầu tư cụ thể cho các đô thị Rất nhiều xí nghiệpkhông đủ khả năng đầu tư để lắp đặt hệ thống xử lý nước thải

- Nhiều sự cố gây thất thoát nước do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày, rò

rỉ nước từ van hư cũ Lười hoặc quên tắt van cũng là nguyên nhân gây lãng phínước

Trang 12

 Do các hoạt động nông nghiệp

- Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt sông rạch đã làm ônhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự khuấyđộng nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt

- Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, cácloại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nộiđồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng

- Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thấtthoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt

 Do các hoạt động công nghiệp

Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễmbởi nước thải, khí thải và chất thải rắn Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuấtcông nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử

lý chất thải

Nước thải từ các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, đều chưa qua xử lý hoặc chỉ xử lý

sơ bộ Các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp rất đa dạng, có cả chất hữu cơ,dầu mỡ, kim loại nặng, Nồng độ COD, BOD, DO, tổng coliform đều không đảm bảotiêu chuẩn cho phép đối với nước thải xả ra nguồn

Hiện nay vấn đề xử lý nước thải, công trình xử lý nước thải còn khá mới đối với thực tế

ở nước ta, kể cả trong công tác tư vấn, thiết kế, xây dựng cũng như vận hành quản lý,

Trang 13

Các hiểu biết về cấu tạo công trình và vận hành quản lý nhìn chung chỉ mới giới hạntrong khuôn khổ lý thuyết, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa,

Các thông số tính toán thiết kế chủ yếu là sử dụng theo các kinh nghiệm và kết quả

nghiên cứu của nước ngoài với điều kiện tự nhiên và xã hội của họ Không thiếu những sai lầm trong chọn lựa phương án xử lý, gây hậu quả đáng tiếc ở nước ta

 Do các hoạt động khác

- Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn cácvật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêuthoát của dòng nước

- Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạchnước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch

- Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu

bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển

- Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụngbừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng

- Nước mưa chảy tràn, đặc biệt là nước mưa đợt đầu, cuốn theo các chất ô nhiễmtrên mặt đất

1.3.3 Tác động của ô nhiễm tài nguyên nước mặt:

Chất lượng môi trường nước tốt hay xấu, sạch hay bị ô nhiễm được đặc trưng bằng cácthông số vật lý, hoá học, sinh học Bảng V.2 mô tả các nguồn ô nhiễm và các tác độngcủa một số chất ô nhiễm tới môi trường thuỷ sinh và con người

Trang 14

Giảm sự phát triển cây trồng

và sự đa dạng các loài, giảm mồi cho các thú ăn thịt sống,bồi lắp các khe, giảm sức sông cúa các trứng và ấu trùng, làm ngạt môi trường sống

Tăng chi phí trong xử lý nước, chuyển hóa các chất độc hại và các chất dinh dưỡng, giảm sản lượng cá, các nhuyễn thể, giảm tuổi thọ các hồ, kho nước, các cảng

cỏ, chăn nuôi; nước

thải đô thị, khu công

nghiệp

Bùng nổ rong rêu, gây nhiễm bẩn thứ cấp, làm giảm oxy ảnh hưởng đến cây

và sự đa dạng các động vật

có xương sống; làm chết cá

Tăng chi phí xử lý nước, nguy

cơ làm giảm sự lưu thông pxytrong máu trẻ con, gây bệnh ung thư, giảm cá, nhuyễn thể

Các

chất

hữu cơ

Đồng ruộng, đồng

cỏ, công viên, nước

thải đô thị, công

Tăng chi phí xử lý nước, giảmsản lượng cá, các nhuyễn thể

và các loài thủy sinh khác

và các loài thủy sinh khác

Tăng chi phí trong xử lý nước, các bệnh về mắt, chân voi, dịch tả, sán, thương hàn, lỵ; giảm sản lượng và nhiễm trùng vào cá, các nhuyễn thể

và các loài thủy sinh khác Kim

loại

nặng

Lắng đọng từ không

khí, nước thải công

nghiệp, nước thải từ

các trạm xử lý nước,

dòng chảy axit từ

Giảm tập đoàn cá do sinh sản giảm sút Tác động mạnh đến các loài khxuônương sống dẫn đến

Tăng chi phí xử lý nước, nhiễm độc chì, hại thận, giảm sản lượng và sức khỏe của cá, các nhuyễn thể và các loài

Trang 15

các mỏ giảm thức ăn của cá thủy sinh khác

Tăng chi phí xử lý nước, tăng nguy cơ ung thư, giảm sản lượng các loài thủy sản

Axit Lắng đọng từ không

khí, nước từ các mỏ

Làm chất các cơ thể sống dưới nước, giải phóng các kim loại vết từ đất đá và bề mặt các kim loại, các ống nước

Giảm sản lượng các loài thủy sản

Clorua Nước nhiễm mặn;

nước muối từ khai

bị tổn thương của một số loài đối với chất thải độc, kýsinh và bệnh tật

Giảm sản lượng các loài thủy sản

1.4 Các biện pháp quản lý tài nguyên nước mặt

1.4.1 Các nguyên tắc trong quản lý môi trường

Trang 16

Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường-tài nguyên là đảm bảo quyềnđược sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước,góp phần gìn giữ môi trường và tài nguyên chung trên trái đất

Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường – tài nguyên bao gồm:

 Hướng tới sự phát triển bền vững

Nguyên tắc này quyết định mục đích của việc quản lý môi trường – tài nguyên

Để giải quyết nguyên tắc này, công tác quản lý phải tuân thủ những nguyên tắc của việcxây dựng một xã hội bền vững, thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện đườnglối, chủ trương, luật pháp và chính sách nhà nước, ngành và địa phương

Kết hợp các mục tiêu quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường – tài nguyên

Môi trường và tài nguyên không có ranh giới không gian, do vậy sự ô nhiễm môitrường hay suy thoái tài nguyên ở quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ có ảnh hưởng trực tiếptới quốc gia, vùng lãnh thổ khác Để thực hiện được nguyên tắc này, các quốc gia cầntích cực tham gia và tuân thủ các công ước, hiệp định quốc tế, đồng thời với việc banhành các văn bản quốc gia về luật pháp, tiêu chuẩn, quy định có liên quan đến môitrường và tài nguyên

Việc kết hợp các mục tiêu này được thực hiện thông qua các quy định luật pháp, cácchương trình hành động, các đề tài hợp tác quốc tế và khu vực

 Quản lý môi trường – tài nguyên xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và

cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp, công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp

Các biện pháp và công cụ quản lý rất đa dạng như luật pháp, chiến lược, quy

hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ, … Mỗi loại biện pháp và công cụ trên

có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể Ví dụ bảo vệ môitrường và tài nguyên trong nền kinh tế thị trường, thì công cụ kinh tế có hiệu quả tốthơn Trong khi đó, trong nền kinh tế kế hoạch hóa thì công cụ luật pháp và chính sáchlại có các thế mạnh riêng

Trang 17

Phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường và tài nguyên cần được ưu tiên hơn việcphải xử lý hồi phục nếu xảy ra tai biến Thông thường đây cũng là biện pháp ít tốn kémhơn so với xử lý, phục hồi.

 Người gây ô nhiễm phải trả tiền

Đây là nguyên tắc quản lý do các nước OECD (Tổ chức các quốc gia phát triểnkinh tế) đưa ra Nguyên tắc được dùng làm cơ sở để xây dựng các quy định về thuế,phí, lệ phí môi trường và các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản

lý môi trường – tài nguyên Dựa trên nguyên tắc này, các nước đưa ra các loại thuế suấtnhư thuế năng lượng, thuế Carbon, thuế SO2, …

Nguyên tắc này cần thực hiện phối hợp với nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền, với

nội dung là người nào sử dụng các thành phần môi trường và tài nguyên thì phải trả tiềncho việc sử dụng và các tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên Phí rác thải,phí nước thải, phí khí thải và các loại phí khác là các ví dụ về nguyên tắc người sử dụngphải trả tiền

1.4.2 Các phương pháp quản lý

1.4.2.1 Khái niệm

Phương pháp quản lý là cách thức được tiến hành trên cơ sở một hệ thống nhữngnguyên tắc đúc kết lại mà chủ thể vận dụng nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất

1.4.2.2 Các đặc trưng của phương pháp quản lý

(1) Phương pháp quản lý là một yếu tố động, có tác động ngay tức thì đến kết quả quản

lý Vì vậy, nếu phương pháp đúng sẽ làm cho mục tiêu quản lý đạt kết quả cả lượng vàchất và ngược lại không đạt được mục tiêu quản lý mà còn gây thiệt hại về mặt tổ chức

(2) Đối tượng hướng tới của phương pháp quản lý là con người

1.4.2.3 Các quan điểm trong sử dụng phương pháp quản lý

Trang 18

Để có hiệu quả cao trong quản lý nhất thiết nhà quản lý phải có quan điểmnghiên cứu và vận dụng phương pháp một cách khoa học Trong quản lý các quan điểmsau thường được áp dụng:

Quan điểm duy vật biện chứng lịch sử: Coi thế giới vật chất tồn tại khách quan trong

trạng thái vận động thường xuyên, liên tục Chủ thể quản lý phải thấy mọi khách thểđều là vật chất, vận động không ngừng và gắn liền với điều kiện không gian và thờigian cụ thể

Quan điểm thống nhất: Hệ thống là một chỉnh thể hoàn thiện vận động thường xuyên,

liên tục theo hình thức đóng và mở

Quan điểm tổng hợp: Là các yếu tố cấu thành tổ chức chính trị, xã hội hay môi trường

gắn kết các quan hệ cùng chiều, tích cực và nhiều quan hệ trái ngược, kìm hãm trong hệthống

1.4.2.4 Vai trò của phương pháp quản lý

(1) Là công cụ chuyển tải cơ chế quản lý đến các đối tượng quản lý nhằm tạo nên sựthống nhất trong quá trình thực hiện quản lý

(2) Làm cho họat động quản lý tuân thủ các nguyên tắc quản lý trong từng điều kiệnhòan cảnh khác nhau, tạo nên sự thống nhất trong quá trình quản lý

(3) Là điều kiện nâng cao số lượng, chất lượng và điều kiện quản lý

(4) Kết gắn được những cá nhân đơn lẻ trong tổ chức với môi trường phong phú, đadạng bên ngoài

1.4.2.5 Các phương pháp quản lý

Phương pháp kinh tế: là phương pháp sử dụng lợi ích kinh tế để tác động đến

đối tượng quản lý Phương pháp này thường hay dùng vì nó mang lại hiệu quảcao gắn liền với lợi ích của con người, nó tạo ra động lực mạnh hơn các phươngpháp khác

Phương pháp hành chính: là phương pháp dựa vào quyền uy của tổ chức để bắt

mọi thành viên phải chấp hành mệnh lệnh của người quản lý Dùng phương pháp

Trang 19

này tạo ra sự tập trung, thống nhất trong tổ chức, làm cho hoạt động diễn ra theo

ý muốn của chủ thể, trong điệu kiện nhất định có thể mang lại hiệu quả cao

Phương pháp giáo dục, thuyết phục động viên (phương pháp tâm lý): là phương

pháp khai thác tính cực của khách thể quản lý thông qua sự thuyết phục, lôi kéo

Phương pháp hiện thực hóa: là phương pháp làm cho cách thức quản lý của chủ

thể phù hợp với mong muốn của khách thể nhằm phát huy được tác dụng củaphương pháp đã chọn

Phương pháp quản lý theo mục tiêu.

Phương pháp quản lý chất lượng toàn bộ, theo ISO.

1.4.3 Các công cụ quản lý môi trướng nước mặt

Trong công tác quản lý tài nguyên nước người ta sử dụng nhiều công cụ khác nhau.Nhưng nhìn một cách tổng quát, chúng ta có thể thấy một số công cụ cơ bản thường sửdụng trong quản lý tài nguyên nước gồm:

Công cụ pháp lý: là các văn bản quản lý như luật, nghị định, quyết định, thông

tư, các quy định được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

Công cụ kinh tế: là các khỏan thu từ các đối tượng khai thác nguồn nước, các

hành vị vị phạm pháp luật trong quản lý tài nguyên nước như: thuế, các loại phí,

xử phạt…

Công cụ kỹ thuật: là dùng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý tài nguyên

nước như: các mạng quan trắc, phòng thí nghiệm, các phần mềm máy tính trong

xử lý dữ liệu, các mô hình tính toán…

Trang 20

* Ngày ban hành: 20/05/1998

* Ngày có hiệu lực: 01/01/1999

Luật gồm 10 chương , 75 điều

Chương I Những quy định chung

Chương II Bảo vệ Tài nguyên nước

Chương III Khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Chương IV Phòng chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt và tác hại khác do nước gây ra Chương V Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

Chương VI Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước

Chương VII Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước

Chương VIII Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước

Chương IX Khen thưởng và xử lý vi phạm

Chương X Điều khoản thi hành

 Luật bảo vệ môi trường 2005

Qua hơn 10 năm thực hiện Luật, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có nhữngchuyển biến tích cực Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoànthiện Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng lên Mức độ gia tăng ô nhiễm,suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế Công tác bảo tồn thiên nhiên

và bảo vệ đa dạng sinh học đạt được nhiều tiến bộ Tuy nhiên, trước những áp lực củatiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự diễn biến sôi động vàtoàn diện của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Bảo vệ môi trường đã bộc

lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi

Một là, bản thân Luật Bảo vệ môi trường có những bất cập cần phải được điều chỉnh:

nhiều quy phạm còn ở mức khung, thiếu cụ thể và chưa rõ ràng nên hiệu lực thi hành

Trang 21

Nhà nước trong thời gian qua cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thànhviên.

Hai là, môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo

động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; khôngkhí ở nhiều khu đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độđộc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức; đadạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nướcsạch nhiều nơi chưa được bảo đảm

Ba là, môi trường nước ta trong thời gian tới sẽ phải chịu áp lực rất lớn khi công

nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh: nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên rấtlớn và gia tăng các nguồn thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; quá trình đô thị hoádiễn ra nhanh chóng, gia tăng dân số nhanh cũng gây nên nhiều vấn đề môi trường bứcxúc Bên cạnh đó, các vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm đadạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước quốc tế có xu hướng tác động mạnh và nhiều mặtđến môi trường nước ta

Bốn là, định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ trương cải

cách hành chính đòi hỏi phải đổi mới và tăng cường thể chế về bảo vệ môi trường.Với những bất cập, hạn chế và thách thức, yêu cầu nêu trên, việc sửa đổi một cách cơbản và toàn diện Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 là cần thiết

* Số ký hiệu: 52/2005/QH11

* Cơ quan ban hành: Quốc hội

* Ngày thông qua: 29/11/2005

Luật gồm 15 chương , 136 điều

Chương I: Những quy định chung

Chương II: Tiêu chuẩn môi trường

Chương III: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết

Trang 22

Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

Chương V: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Chương VI: Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư

Chương VII: Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác

Chương VIII: Quản lý chất thải

Chương IX: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồimôi trường

Chương X: Quan trắc và thông tin về môi trường

Chương XI: Nguồn lực bảo vệ môi trường

Chương XII: Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

Chương XIII: Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, mặt trân tổ quốc việt nam vàcác tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường

Chương XIV: Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệthại về môi trường

Chương XV: Điều khoản thi hành

 Tiêu chuẩn môi trường

QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển venbờ

QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

 Công cụ kinh tế

 Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là loại thuế MT đặc biệt, thực hiện điều tiết, thu nhập về hoạt độngkhai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước

Trang 23

Biểu thuế suất của thuế tài nguyên hiện nay ban hành theo Quyết định số UBTVQH10 ngày 16/4/1998 về pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi năm 1998 (ngày hiệulực 01/6/1998 và sắp hết hiệu lực).

05/1998/PL-Pháp lệnh số 07/2008/PL-UBTVQH12 (ngày hiệu lực 01/1/2009 và sắp hết hiệu lực).Nghị định số 05/2009/NĐ-CP (ngày hiệu lực 19/1/2009 và đang có hiệu lực)

Ngày 12-1-2006, Sở Tài nguyên-Môi trường TP.HCM đã phối hợp với Cục thuế, Tổngcông ty cấp nước, Sở Tư pháp thành phố triển khai việc thu thuế tài nguyên nước.Mức giá 2.000 đồng/m3 nước mặt và 4.000 đồng/m3 nước dưới đất là mức giá để tínhthuế, còn thu thuế bao nhiêu thì còn tùy theo từng ngành nghề, có mức thuế suất khácnhau, theo quy định của pháp luật hiện hành Ví dụ như ngành sản xuất nước đóng chai,khi khai thác và sử dụng tài nguyên nước sẽ chịu thuế suất khoảng 2 - 4%

* Đối tượng nào sẽ phải đóng thuế tài nguyên nước?

Chỉ có những cá nhân, đơn vị khai thác nước mặt, nước dưới đất dùng trong các ngànhsản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại mới phải đóng thuế tài nguyên nước Còncác hộ gia đình, cơ quan, đơn vị khai thác nước mặt, nước dưới đất dùng để sinh hoạthằng ngày, hay dùng cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, lâmnghiệp thì không chịu thuế này

* Việc thu thuế sẽ được thực hiện như thế nào?

Việc này sẽ do ngành thuế thực hiện Trước mắt, các cá nhân, đơn vị tự đăng ký và kêkhai thuế; cơ quan thuế sẽ kiểm tra và tiến hành thu thuế

 Thuế môi trường

Thuế MT là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt động có ảnhhưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường

Mục đích: buộc người gây ô nhiễm phải trả tiền cho những thiệt hại mà họ gây ra chomôi trường

Trang 24

Hiện nay ở VN chưa có ban hành loại thuế MT nào, nhưng đang họp để thông qua dựthảo Luật thuế môi trường.

Theo lịch trình, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về dự thảo luật vào kỳ họp thứ 7 (tháng

5 tới) và dự kiến thông qua vào kỳ họp thứ 8, diễn ra vào cuối năm nay(2010)

 Phí MT

Phí MT là khoản thu của ngân sách dành cho hoạt động BVMT, tính trên lượng phátthải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục tác động tiêu cực do chất

ô nhiễm gây ra đối với MT

Hiện nay, ở VN đã ban hành phí BVMT đối với nước thải công nghiệp (Nghị định67/2003/NĐ-CP) và đối với nước thải sinh hoạt (Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND)

 Trợ cấp MT

Ở nước ta hiện nay cũng đã quy định miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị xử lý ônhiễm môi trường Ở nhiều nước đang phát triển đã áp dụng hình thức trợ cấp hoặc chovay vốn với lãi suất rất thấp đối với các cơ sở sản xuất đầu tư cải tiến, đổi mới côngnghệ sản xuất để giảm lượng thải chất ô nhiễm, hoặc đối với các nhà máy gây ô nhiễmtrầm trọng phải di chuyển địa điểm từ nội thị ra các khu công nghiệp ở ngoại thành

 Công cụ kỹ thuật

 Quan trắc

Định kỳ tiến hành quan trắc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, pháthiện kịp thời những nơi bị ô nhiễm trầm trọng và áp dụng kịp thời các biện pháp hữuhiệu để ngăn chặn ô nhiễm Cần phải phân tích, xác định nguyên nhân gây ô nhiễmchính xác thì mới khắc phục được

Từ năm 1993, hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt tại Tp.HCM đã có 6 trạm đi vàohoạt động gồm: Bến Than (Phú Cường), Bình Phước, Nhà Rồng (sông Sài Gòn), Nhà

Bè (sông Nhà Bè), Hoá An (sông Đồng Nai) và Bình Điền (sông Chợ Đệm)

Đến năm 1997, hệ thống quan trắc mở rộng thêm 02 trạm Lý Nhơn (sông Soài Rạp) vàTam Thôn Hiệp (sông Lòng Tàu)

Trang 25

Tháng 01/2005, hệ thống quan trắc chất lượng nước mặt của thành phố mở rộng thêm

02 trạm: Cát Lái (trên sông Đồng Nai) và trạm cửa sông Vàm Cỏ (trên sông Vàm Cỏ)nâng tổng số trạm lên 10 trạm

Từ tháng 11/2006 tiếp tục mở rộng thêm hai trạm Thị Tính và Bến Củi (sông Sài Gòn)

và cuối cùng đến tháng 3/2007, hệ thống quan trắc nước mặt mở rộng thêm 08 trạm baogồm: Bến Súc, Rạch Tra (sông Sài Gòn), Thầy Cai (Tân Thái – kênh Thầy Cai), N46(Kênh N46 thuộc hệ thống kênh Đông) và các trạm cửa sông là Đồng Tranh, Ngã Bảy,Cái Mép nâng tổng số trạm quan trắc nước mặt của Tp.HCM lên thành 20 trạm và đivào hoạt động ổn định

Tần suất: Tiến hành lấy mẫu thường kỳ

vào các ngày 01-08-15-22 hàng tháng

và mẫu được lấy vào hai thời điểm

trong ngày ứng với lúc triều cao nhất và

triều thấp nhất (đỉnh cao nhất, chân thấp

Quản lý việc thoát nước

Phát triển hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải đô thị và công nghiệp đầy đủ

Trang 26

- Tất cả các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, khách sạn, các cơ sở dịch vụ có lượngnước thải lớn đều phải có trạm xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trườngmới được thải ra hệ thống thoát nước chung

- Trong phát triển đô thị phải dành đất để xây dựng các trạm xử lý nước thải đô thịtâp trung

- Luôn luôn quan tâm bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước trong đô thị, vì trongquá trình phát triển đô thị, hệ thống thoát đô thị thường bị lấn chiếm và làm hưhỏng, như san lấp hai bên bờ để mở rộng đất ở, mở rộng đường, sân bãi, xâydựng nhà cửa đè lên hệ thống thoát nước, làm nứt gãy hệ thống thoát nước, đổchất thải xây dựng vào kênh mương làm tắt nghẽn dòng chảy

 Lựa chọn công nghệ

Phổ biến kinh nghiệm chọn lựa công nghệ xử lý nước thải đô thị thích hợp Tuỳ theotính chất ô nhiễm và khối lượng nước thải khác nhau mà cần chọn lựa các công nghệthích hợp

 Phòng ngừa

Cần phải có biện pháp ngăn chặn để các cơ sở công nghiệp không thải ra các chất nguyhiểm, có thể làm ảnh hưởng tới quá trình xử lý nước thải ở các trạm xử lý nước thải tậptrung của thành phố Các biện pháp phòng ngừa trong việc này có thể là :

- Phải thực hiện quá trình tiền xử lý ở các cơ sở công nghiệp trước khi đưa nướcthải về trạm xử lý nước thải tập trung là một cách tiếp cận theo cách chi phí hiệuquả

- Hạn chế sử dụng các hoá chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuấtcông nghiệp và sinh hoạt đô thị

1.4.4 Các giải pháp quản lý tài nguyên nước

1.4.4.1 Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của công đồng trong các hoạt động về tài nguyên nước

Phát huy hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thứccủa mọi tầng lớp trong xã hội về các chủ trương, chính sách và pháp luật về tài nguyên

Ngày đăng: 23/04/2013, 10:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt - TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
th ống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt (Trang 12)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w