Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực tài nguyên nước

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC (Trang 27 - 28)

Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý về tài nguyên nước từ Trung ương đến địa phương. Đẩy mạnh và phát triển hệ thống quản lý tài nguyên nước ở địa phương. Tăng cường hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; xây dựng lực lượng quản lý, lực lượng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; định kỳ và đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.

Hiệu lực thi hành pháp luật về tài nguyên nước hiện nay còn yếu. Trong giai đoạn tới cần nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về tài nguyên nước. Một mặt, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của công dân, tất cả các cấp, các ngành, công đồng xã hội có ý thức chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước. Mặt khác, tăng cường việc giám sát, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thi hành pháp luật. Bên cạnh việc đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, cần nghiên cứu việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Đề cao vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước. Huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ tài nguyên nước. Đưa bảo vệ tài nguyên nước vào nội dung hoạt động của các tổ dân phố, thôn, ấp, bản, cộng đồng dân cư và phát huy vai trò của các tổ chức này trong công tác bảo vệ tài nguyên nước. Các biện pháp hành chính, tuyên truyền, giáo dục cùng với các công cụ kinh tế phải nhằm mục đích chung là nâng cao pháp chế trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w