Các vụ gây ra ô nhiễm tiêu biểu thời gian gần đây

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC (Trang 39 - 40)

e. Chưa xây dựng tổ chức và nội dung thích hợp về quản lý tổng hợp lưu vực sông

2.1.5.Các vụ gây ra ô nhiễm tiêu biểu thời gian gần đây

Tháng 4/2000: Sự cố cá bè nuôi chết hàng loạt với vùng ảnh hưởng dài khoảng 10km từ cầu La Ngà đến trung tâm lòng hồ Trị An (Đồng Nai), bốc mùi hôi thối trong bán kính hàng chục km.

* Từ 2003- 2005 tại TP.HCM:

Ngày 12/1/2003: Sự cố tràn dầu do va chạm giữa tàu Fortune và sà lan chở dầu An Giang làm tràn 388m3 dầu DO.

Ngày 20/3/2003: Tai nạn chìm tàu chở hàng Hồng Anh (Công ty TNHH Trọng Nghĩa) do gió to sóng lớn làm tràn 600 tấn dầu FO.

Ngày 21/1/2005: Tai nạn đâm va vào cầu cảng chở dầu tàu Kasaco làm tràn 300m3 dầu DO.

Ngày 6/4/2005: Xảy ra va chạm giữa tàu Hồ Tây 1 và xà lan Hàm Luông làm tràn 5,40m3 dầu DO.

- Chiều 19/9, báo cáo với đoàn giám sát của Ban Kinh tế ngân sách HĐND

TP.HCM về chất lượng nước sạch, ông Võ Quang Châu, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) lo lắng cho biết nguồn nước sông Sài Gòn (một trong hai nguồn nước sông chính dùng để xử lý thành nước sạch cung

cấp cho toàn thành phố) đang bị ô nhiễm nặng và biến đổi theo chiều hướng ngày càng xấu hơn.

- Theo đó chất lượng nước sông Sài Gòn dao động khá mạnh. Qua số liệu ghi nhận phân tích của các chuyên viên, một số chỉ tiêu nước mặt đo được trong tháng 5 và tháng 6/2007 tại sông Sài Gòn vượt quá tiêu chuẩn cho phép, tăng đột biến, thậm chí có chỉ tiêu tăng đến vài chục lần so với hai năm trước. Cụ thể độ đục trong nước tăng gấp 5 lần, hàm lượng mangan (Mn) cao gấp 4 lần, ammonia (NH3) cao gấp 40 lần, nồng độ coliform tăng 30 lần.

- SAWACO cho biết nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nguồn nước nói trên là do nước thải từ các khu công nghiệp Tân Quy và Tân Phú Trung nằm dọc hai bên bờ sông Sài Gòn. Trong các khu công nghiệp này, nhiều nhà máy thải bỏ một hàm lượng lớn ammonia các chất hữu cơ, vi sinh.

- Một số liệu khác do Chi cục Bảo vệ Môi trường đưa ra cũng cho thấy lượng NH3, chất rắn lơ lửng và vi sinh tăng cao tại các rạch, cống và các điểm xả nằm quanh trạm bơm Hòa Phú, đặc biệt là nhánh sông Thị Tính nằm ở thượng nguồn. Do khoảng cách của các khu công nghiệp với trạm bơm Hòa Phú rất gần nên gây ảnh hưởng đến chất lượng nước bơm tại trạm bơm, đặc biệt là lúc thủy triều lên. - Chất lượng nước mặt sông Sài Gòn ngày càng xấu đi. Tuy nhiên theo ông

Nguyễn Minh Hoàng, Trưởng ban Kinh tế ngân sách HĐND TP.HCM, SAWACO và Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM chưa thể đưa ra giải pháp để ngăn chặn tình trạng trên.

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC (Trang 39 - 40)