Đề tài luận văn - kinh tế: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN 2
1.1 Giới thiệu tổng quan 2
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn 3
II TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN 5
2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý khách sạn Thái Nguyên 5
2.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận 7
2.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận 9
III.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN .10
3.1 Phân tích thị trường khách 10
3.1.1 Khái quát thị trường khách 10
3.1.2 Đặc điểm tiêu dùng của khách 11
3.2 Phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn Thái Nguyên 12
3.2.1 Nguồn số liệu được sử dụng trong phân tích 12
3.2.2 Phân tích thực hiện doanh thu qua 2 năm 2007-2008 .13
3.2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn năm 2007-2008 15
IV ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN 17
4.1 Đặc điểm lao động trong Khách sạn 17
4.1.1 Khái quát chung 17
4.1.2 Đánh giá về tình hình lao động của Khách sạn Thái Nguyên năm 2008 20
4.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất KTHT 21
V NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ 24
Trang 2I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN
1.1 Giới thiệu tổng quan
*Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Khách sạn Thái Nguyên – VVMI
* Địa chỉ: Số 02 – Hoàng Văn Thụ - TP Thái Nguyên - Tỉnh TháiNguyên
* Trực thuộc đơn vị: Công ty TNHH 1 thành viên CN Mỏ Việt Bắc TKV
-* Loại hình doanh nghiệp: Khách sạn
* Điện thoại: (0280)3855361
* Fax: 0280754562
* Chức năng kinh doanh:
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn, vật lý trị liệu, phục vụ ăn uống
- Vận tải hành khách đường bộ, du lịch lữ hành, dịch vụ vé máy bayhàng không
- Cung ứng dịch vụ hàng thương mại, giải khát và đồ dụng gia dụng
- Cung ứng dịch vụ vật tư thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống
Tỉnh Thái Nguyên không chỉ được biết đến như một địa danh lịch sử củanhững năm tháng chiến tranh Mà ngày nay trong thời kỳ xây dựng và đổimới đất nước, Thái Nguyên - một tỉnh miền núi phía Bắc, tiếp giáp với thủ đô
Hà Nội Với vị trí địa ly thuận lợi, Thái Nguyên đang trở thành một trung tâmkinh tế- xã hội của khu vực Đông Bắc Việt Nam
Cùng với sự phát triển chung của các ngành nghề khác, ngành du lịchThái Nguyên đang từng bước phát triển dựa trên những tiềm năng sẵn có( Khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, hangPhượng Hoàng, khu di tích ATK, Đền Đuổm…)
Cùng với sự phát triển chung của các loại dịch vụ trong ngành du lịch,thì kinh doanh khách sạn được xem là yếu tố quan trọng Bởi vậy hiện naytỉnh Thái Nguyên đã và đang xây dựng nhiều nhà nghỉ và khách sạn Một
Trang 3trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh này phải kể đến đó làKhách sạn Thái Nguyên.
Khách sạn Thái Nguyên được thành lập năm 1978, sau 31 năm hoạtđộng kinh doanh, Khách sạn đã thu được nhiều kết quả, trở thành một điểmdừng chân đáng tin cậy cho du khách gần xa Khởi đầu là một Khách sạn Nhànước hoạt động kém hiệu quả, trở thành một công ty cổ phần, với những thayđổi tích cực trong cách quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân viên,nâng cấp, sửa chữa và mở rộng cở sở vật chất hạ tầng… Khách sạn đang nỗlực trở thành một Khách sạn 3 sao theo quy chuẩn của Tổng cục Du lịch, mộtKhách sạn có quy mô lớn và chất lượng cao trên địa bàn Tỉnh, ngày càng đápứng những nhu cầu của xã hội
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn
Khách sạn Thái Nguyên đã trải qua một quá trình hình thành và pháttriển lâu dài Kể từ ngày thành lập vào năm 1978 cho đến nay có thể nóiKhách sạn đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính:
*Giai đoạn 2:(1990 – 19940)
Đến năm 1990 Khách sạn chuyển sang cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh BắcThái quản lý Năm 1991 chuyển về sở thương mại Bắc Thái Lúc này Kháchsạn đi vào hoạt động và hoạch toán độc lập Tuy vậy Khách sạn vẫn bị giớihạn về số lượng khách cũng như quy mô và chất lượng dịch vụ Lúc bấy giờkhách hàng chủ yếu là khách công vụ trong nước
Trang 4*Giai đoạn 3:(1995 – 2002)
Năm 1995, Khách sạn trở thành Công ty dịch vụ Khách sạn Thái Nguyêntheo quyết định số 235 – QĐ/UB ngày 15/10/1995 của Uỷ ban Nhân dân tỉnhThái Nguyên.Công ty thành lập trên cơ sở sát nhập giữa Khách sạn TháiNguyên và Công ty ăn uống thành phố Hoạt động kinh doanh khách sạn củadoanh nghiệp trong khoảng thời gian từ 1995 – 1997 chủ yếu là chuyên kinhdoanh các mặt hàng ăn uống, phục vụ buồng ngủ, nghỉ, bán buôn, bán lẻ một
số mặt hàng
Năm 1998 – 2002, công ty kinh doanh thêm dịch vụ lữ hành du lịchtrong và ngoài nước Giai đoạn này, Khách sạn đã đánh dấu một bước pháttriển mới với quy mô được mở rộng, các loại hình kinh doanh cũng đa dạng
và phong phú hơn Đặc biệt đội ngũ lao động được chú ý đào tạo chuyên môn
và nâng cao trình độ nghiệp vụ đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của côngviệc
*Giai đoạn 4: (2003 - đến nay)
Năm 2003 thực hiện theo quyết định số 2722/QĐ – UB ngày 24/10/2003
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thái Nguyên chuyển nhượng Công ty dịch vụ Kháchsạn Thái Nguyên trực thuộc sở thương mại và du lịch tỉnh Thái Nguyên vềlàm đơn vị trực thuộc công ty than Nội địa - Tổng công ty than Việt Nam Từnăm 2004 Khách sạn tích cực đổi mới trong cách quản lý, tinh giảm cán bộcông nhân viên, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất hạ tầng…từ đó tăng hiệuquả kinh doanh chuẩn bị tích cực cho quá trình cổ phần hóa Khách sạn
Năm 2007, Công ty dịch vụ khách sạn Thái Nguyên được chuyểnnhượng sang cho Công ty Mỏ Việt Bắc – TKV Khách sạn đã đánh dấu mộtbước phát triển mới, sau khi cổ phần hóa thành công vào đầu năm 2008, với51% cổ phần của Nhà nước, 15,67% CBCNV và 33,33% của các nhà đầu tư.Khách sạn đã bắt đầu hoạt động có hiệu quả, kinh doanh có lãi, mở ra mộttrang mới trong 31 năm hoạt động của Khách sạn, qua đó đã chuẩn bị điềukiện cho việc mở rộng quy mô kinh doanh, tăng cường nhân lực phấn đấu đạt
Trang 5tiêu chuẩn 3 sao Nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn của khách hàng trong thời
kỳ hội nhập, hướng tới nhóm khách hàng là các nhà đầu tư đến hợp tác kinh
tế và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Thái Nguyên
Trên đây là 4 giai đoạn hình thành và phát triển của khách sạn TháiNguyên Trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách, khách sạn đang từng bước
khẳng định là một khách sạn uy tín, hoạt động có hiệu quả, đem lại công ăn
việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cổ đông, đóng góp cho ngân
sách nhà nước và không ngừng phát triển Khách sạn ngày càng lớn mạnh hơn
II TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN
2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý khách sạn Thái Nguyên.
Sơ đồ 01 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy khách sạn
Hiện nay khách sạn Thái Nguyên đang áp dụng mô hình tổ chức trựctuyến chức năng Với mô hình trên các chức năng cơ bản của quản trị kinh
doanh được thực hiện bởi các nhóm chuyên gia trong từng lĩnh vực, trong
Khách sạn đó chính là các trưởng phòng, ban, bộ phận Theo cơ cấu này
Khách sạn thiết lập được các phòng chức năng Điểm mấu chốt để dẫn đến
thành công của cơ cấu tổ chức này đó chính là các phòng chức năng một mặt
phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo chức năng Mặt khác phải phối
hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng khác Trong quá trình áp dụng mô
hình tổ chức, Khách sạn Thái Nguyên đã từng bước tận dụng được những ưu
BỘ PHẬN QUẦY GIẢI KHÁT SỐ 1,2
BỘ PHẬN NGHIỆP
VỤ TỔNG HỢP
BỘ PHẬN BẢO VỆ
AN TOÀN
BỘ PHẬN
KẾ TOÁN THỐNG KÊ TÀI CHÍNH
BỘ PHẬN PHỤC
VỤ ĂN UỐNG
BỘ PHẬN PHỤC
VỤ BUỒNG
Trang 6thế cũng như hạn chế những nhược điểm của mô hình Nhưng bên cạnhnhững hiệu quả kinh doanh do mô hình tổ chức mang lại,thì cách áp dụng môhình cũng đã xuất hiện nhiều những cản trở cho quá trình hoạt động củadoanh nghiệp Sau đây là những đánh giá nhận xét khái quát ưu nhược điểm
về cách áp dụng mô hình tổ chức bộ máy của Khách sạn Thái Nguyên
* Ưu điểm của mô hình tổ chức quản lý của Khách sạn
- Việc phân chia thành các phòng ban, bộ phận phụ trách các mảng khácnhau của Khách sạn đã tăng cường sự phát triển chuyên môn hóa, cũng nhưnâng cao chất lượng và năng suất lao động của từng bộ phận
- Các bộ phận hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của các trưởng phòng,trưởng bộ phận.Từ đó Khách sạn sử dụng một cách có hiệu quả năng lực quản
lý và tính sáng tạo của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng các quyết định ởcấp quản lý, đặc biệt ở cấp lãnh đạo cao nhất
- Với việc áp dụng mô hình trên, ban lãnh đạo cao nhất của Khách sạn cóthể nắm bắt các thông tin của các bộ phận một cách có hiệu quả, thông quacác nhà quản lý của từng bộ phận Từ đó có cách điều chỉnh, cũng như đưa racác quyết định một cách kịp thời
* Nhược điểm của mô hình tổ chức quản lý Khách sạn
- Mô hình trên gây ra khó khăn trong việc xây dựng một quy chuẩnchung về chất lượng cho Khách sạn Hiện nay chất lượng và hiệu quả kinhdoanh của mỗi bộ phận trong Khách sạn có sự chênh lệch nhất định, gây ranhững cản trở cho hoạt động kinh doanh
- Khó khăn Khách sạn đang gặp phải đó chính là việc phối hợp các chứcnăng khác nhau, cũng như giải quyết các mâu thuẫn giữa các bộ phận, phòngban Đặc biệt trong Khách sạn việc phối hợp giữa các bộ phận đóng vai tròthen chốt trong việc quyết định chất lượng sản phẩm Khách sạn mang lại chokhách hàng
- Việc xây dựng và phân chia các bộ phận của Khách sạn còn nhiều hạnchế Hiện nay với quy mô đã được mở rộng, dịch vụ Khách sạn ngày càng
Trang 7phong phú nhưng Khách sạn vẫn chưa hình thành bộ phận Maketting, giớithiệu và bán sản phẩm riêng, cũng như chia có bộ phận quản trị nguồn nhânlực, những bộ phận hết sức quan trọng trong một khách sạn.Hiện nay những
bộ phận này vẫn phải lồng ghép với các bộ phận khác, gây khó khăn cho quảtrình hoạt động Điều đó đã cản trở trực tiếp hoạt động kinh doanh của Kháchsạn
- Việc phân chia thành nhiều bộ phận cũng tạo nhiều rào cản đến khảnăng quản lý bao quát của các nhà lãnh đạo cao nhất Nếu quá trình chuyênmôn hóa ngày càng sâu và đặc biệt không hợp lý thì sự cản trở này sẽ ngàycàng lớn
2.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận
*Ban giám đốc: Có chức năng hành chính cao nhất về quản lý Khách
sạn Dưới sự chỉ đạo và chỉ dẫn của giám đốc để lập kế hoách công tác, cácquy tắc, quy định để đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra của ban giám đốc,thực hiện đôn đốc kiểm tra, chỉ đạo các bộ phận hoàn thành công việc đượcgiao, thay mặt Khách sạn liên hệ với các tổ chức cơ quan khách sạn bênngoài, giải quyết các công việc hành chính hàng ngày để đảm bảo cho côngviệc kinh doanh Khách sạn diễn ra bình thường
*Bộ phận lễ tân: Là trung tâm vận hành của toàn bộ Khách sạn, đầu mối
liên hệ giữa khách và Khách sạn Lễ tân còn là bộ phận thông tin, trợ giúp chocác bộ phận quản lý Khách sạn Phục vụ khách trong suốt quá trình khách lưulại Khách sạn
*Bộ phận phục vụ buồng: Thực hiện chức năng kinh doanh buồng ngủ,
khách đăng ký được tiếp nhận chu đáo lịch sự, khi khách đến được đón tiếpnồng hậu ân cần, được bố trí đúng loại buồng mà khách đã đăng ký từ trước
và buồng được chuẩn bị sẵn mọi tiện nghi, vệ sinh để phục vụ khách Bộ phậnphục vụ buồng luôn đảm bảo vệ sinh buồng hàng ngày, đúng theo những quyđịnh và hệ thống tiêu chuẩn của khách sạn, luôn đáp ứng những yêu cầu từ
Trang 8phía khách hàng liên quan đến buồng khách sạn, đồng thời giải quyết kịp thờicác sự cố xảy ra Để thực hiện tốt các chức năng, bộ phận buồng của kháchsạn đã được phân công một cách chặt chẽ, điều phối nhịp nhàng công việcgiữa các thành viên trong bộ phận.
*Bộ phận phục vụ ăn uống:
Là một trong những bộ phận lớn và quan trọng của Khách sạn Chứcnăng của bộ phận này là phục vụ khách các món ăn, đồ uống một cách tốtnhất theo đúng mong muốn của khách hàng Bộ phận đã và đang cố gắng đưađến các khách hàng các món ăn ngon, an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý, phục
vụ khách tận tình với thái độ văn minh lịch sự, hiếu khách
*Bộ phận kế toán thống kê tài chính
Kế toán tại Khách sạn Thái Nguyên được ghi theo hình thức nhật kýchứng từ Nhiệm vụ cụ thể của bộ phận kế toán được phân công cho từngnhân viên : chuẩn bị bảng lương, kế toán thu, kế toán chi, kế toán giá thành,kiểm soát các chi phí của toàn bộ hoạt động khách sạn Thu ngân ( thủ quỹ)theo dõi chặt chẽ tất cả các việc thu tiền và tính tiền vào tài khoản của khách.Mỗi ngày nhân viên kiểm toán ca đêm phải kiểm tra, vào sổ tất cả các hoáđơn chứng từ chi tiêu và mua hàng của khách ở các bộ phận khác nhau
Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Trưởng phòng kế toán
Tài sản cố định
Trang 9*Bộ phận nghiệp vụ tổng hợp:
Thực hiện một số chức năng như quản lý vật chất kỹ thuật của Kháchsạn, cung cấp các điều kiện kĩ thuật cần thiết để Khách sạn hoạt động bìnhthường và đảm bảo chất lượng dịch vụ của Khách sạn, làm công tácmarketing, tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường
Các bộ phận còn lại thực hiện chức năng nhiệm vụ theo như nội dung têngọi
2.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận
Với mô hình tổ chức trực tuyến chức năng, bên cạnh những ưu điểm rõrệt thì hạn chế được kể đến lớn nhất đó chính là sự khó khăn trong việc phốihợp các bộ phận trong khách sạn Nhưng hiện nay khách sạn Thái Nguyênđang dần khắc phục tình trạng khó khăn này, tăng cường cao tính liên kết giữacác bộ phận, các chức năng, tạo một thái độ, không khí làm việc vì lợi íchchung của toàn khách sạn Trong các khoá học nâng cao trình độ, chuyênmôn, khách sạn đều đưa sự liên kết, phối hợp giữa các bộ phận trở thành vấn
đề trọng tâm, bởi khách sạn Thái Nguyên luôn tâm niệm rằng chỉ khi mốiquan hệ giữa các bộ phận có sự liên kết chặt chẽ khi đó thì chất lượng dịch vụmới được nâng cao, tính chuyên môn hoá được sâu rộng đến tất cả các bộphận trong khách sạn
Hiện tại khách sạn đã trang bị hệ thống máy tính liên kết nội bộ giữa cácphòng ban, giúp thông tin được xuyên suốt, nắm bắt và truyền đạt từ bộ phậnlãnh đạo cao nhất cho đến các thành viên Hàng ngày, số lượng phòng đượcđặt, số lượng khách đến đều được thông báo một cách chi tiết, rõ ràng từ bộphận lễ tân, qua các bộ phận phục vụ, thống kê tài chính cũng như bộ phậnnghiệp vụ tổng hợp, từ đó các bộ phận có kế hoạch rõ ràng trong việc phục vụkhách Cũng như từ các thông tin đó, ban lãnh đạo có thể xác định các chiếnlược phát triển lâu dài cho khách
Trang 10III.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN THÁI NGUYÊN
3.1 Phân tích thị trường khách
3.1.1 Khái quát thị trường khách
Là đơn vị mà khởi nguồn thuộc sở thương mại du lịch Tỉnh Thái Nguyên
và sau này là ông ty than Nội địa, Khách sạn Thái Nguyên là một trong nhữngkhách sạn lớn và dịch vụ ở mức khép kín cao cùng một số khách sạn của cáccông ty khách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: Dạ Hương, Hồ Núi Cốc Lượng khách tạm trú và lưu trú tại khách sạn Thái Nguyên là tương đối lớn
mà đối tượng chủ yếu là khách tỉnh ngoài và khách nước ngoài Đối tượngkhách hàng chính của khách sạn đó là khách công vụ, lưu trú với mục đíchlàm ăn, hợp tác
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang phấn đấu và nỗ lực trở thành một nơithu hút đầu tư cũng như trở thành một trung tâm phát triển của khu vực miềnnúi phía Bắc Trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã có nhiều chính sáchkhích lệ đầu tư vào nhiều công trình, cơ sở VCKTHT cho thành phố Chính vìvậy, lượng khách công vụ đến hợp tác làm ăn, tìm cơ hội đầu tư tại TháiNguyên ngày một tăng, không chỉ có các nhà đầu tư trong nước mà còn có cảcác nhà đầu tư nước ngoài cũng rất hứa hẹn Nắm bắt được xu thế đó cũngnhư tận dụng những thế mạnh của mình, Khách sạn đã xác định đối tượngkhách chính là các nhà đầu tư đến hợp tác kinh tế và tìm cơ hội đầu tư tại TháiNguyên
Với đối tượng khách trên, khách sạn đang cố gắng xây dựng một thươnghiệu trở thành điểm đến tin cậy cho khách hàng, luôn hoàn thiện để đáp ứngcác đặc điểm cũng như nhu cầu cao của khách hàng
Ngoài khách công vụ khách sạn còn đón một lượng khách lớn hàng nămđến lưu trú với mục đích du lịch, tham quan Thái Nguyên đang từng bướcphát triển ngành du lịch với các tiềm năng sẵn có ( khu Hồ Núi Cốc, khu bảo
Trang 11tàng văn hoá dân tộc Việt Nam, hang Phượng Hoàng, khu di tích ATK, đềnĐuổm ) Bên cạnh đó, Khách sạn Thái Nguyên được toạ lạc trên một khuônviên đẹp giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên, là nơi lý tưởng để tổ chứccác sự kiện văn hoá và kinh tế, cũng như các buổi đám cưới, tiệc Chính điềunày cũng thu hút một số lượng khách lớn đến với Khách sạn Thái Nguyên,làm đa dạng và phong phú nguồn khách của Khách sạn.
3.1.2 Đặc điểm tiêu dùng của khách.
Đối tượng khách chính của khách sạn là khách hàng công vụ, lưu trú vớimục đích làm ăn, giao lưu hợp tác, tham gia các hội thảo, sự kiện Với đốitượng khách này, có đặc điểm thời gian lưu trú dài, diễn ra nhiều lần trongmột thời gian nhất định, độ tuổi của khách thường từ 35 – 55 tuổi, thường lànam giới, ít khi đi cùng với gia đình Khách công vụ thường có tâm lý chọnnhững khách sạn thuận lợi cho việc đi lại làm ăn và giao dịch, thường lànhững khách sạn nằm ở trung tâm thành phố Khách công vụ thường cónhững đặc điểm: không đòi hỏi quá cao về chất lượng dịch vụ bổ sung nhưmassage, du lịch nhưng thường chú ý đến không gian, đòi hỏi một khônggian thoáng đãng, cũng như thiết bị phục vụ cho công việc phải đầy đủ thuậntiện
Ngoài ra, khách hàng công vụ thường chọn những khách sạn có nhiềulựa chọn về phòng ốc cũng như trong việc ăn uống Bởi khách xuất phát từnhiều nơi khác nhau nên khả năng tài chính, thói quen, phong tục cũng khácnhau, có sự khác biệt đối với từng khách
Nhận biết được các đặc điểm của đối tượng khách trên, khách sạn TháiNguyên vẫn đang từng ngày cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao chấtlượng đội ngũ nhân viên để đáp ứng tốt những nhu cầu của khách hàng Trong
2 năm 2007 và 2008 khách sạn đã đầu tư trên 20 tỷ đồng để cải thiện hơn nữacác thiết bị trong phòng khách sạn, đầutư các trang thiết bị văn phòng như:máy fax, photo, internet phòng họp, hội nghị rộng rãi phù hợp và đáp ứng
Trang 12tốt hơn nữa đối với khách công vụ Hiện nay khách sạn Thái Nguyên đangngày càng hoàn thiện khả năng cung cấp dịch vụ và phục vụ khách hàng củakhách sạn Hiện nay, số lượng khách mà khách sạn có thể phục vụ trong mộtthời điểm là khoảng 1250 khách và số lượng khách có thể phục vụ trung bình
là 850 khách
3.2 Phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn Thái Nguyên
3.2.1 Nguồn số liệu được sử dụng trong phân tích
Để thực hiện việc phân tích kết quả kinh doanh của Khách sạn thì nguồn
số liệu phục vụ phân tích là các tài liệu ghi chép của các bộ phận như: bộphận kinh doanh nhà hàng, bộ phận quản lý phòng ngủ, bộ phận quản lý các
bộ phận hội họp trong Khách sạn Các tài liệu đó được thu nhập và báo cáodưới dạng thông tin thứ cấp của các bộ phận với lãnh đạo Khách sạn và đượcghi chép theo những tiêu chí và chuyên môn nghiệp vụ của kế toán và kinhdoanh Nguồn số liệu đó được ghi chép một cách hệ thống theo các tháng, quý
và năm, từ đó làm cơ sở phân tích hoặc đối chiếu so sánh giữa đầu năm vàcuối năm với nhau, giữa các năm với nhau, giữa kế hoạch và thực tế thựchiện, từ đó rút ra cái nhìn tổng quát về mặt định hướng cũng như quy luậttrong bối cảnh cụ thể hoạt động của Khách sạn trên môi trường và sự tác độngcủa thị trường vùng Thái Nguyên.Báo cáo này tận dụng một cách tối đanguồn số liệu của phòng kế toán là căn bản, vì trong thời gian thực tập, Kháchsạn Thái Nguyên mới được cổ phần hóa, có sự thay đổi nhất định các bộ phận
do đó một số tài liệu ghi chép ở bộ phận không được thực hiện đầy đủ hoặcchưa thống nhất Bên cạnh đó còn sử dụng một số tài liệu thu nhập trực tiếpbằng phương pháp phỏng vấn và điều tra, quan sát thực tế tại đơn vị thực tập
Trang 133.2.2 Phân tích thực hiện doanh thu qua 2 năm 2007-2008
Bảng 01: Phân tích chi tiết doanh thu theo hoạt động 2007-2008
ĐVT:VNĐ
TT HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
TỔNG DOANH THU
CHÊNH LỆCH DOANH THU