Nông thôn càng phát triển, CCKT nông thôn chuyển dịch theohướng tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần khu vực nông thôn được cải thiện sẽ tạođiều kiện quan trọng để thực hiện chiến lượ
Trang 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN
Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu; địabàn nông thôn Việt Nam là nơi sinh sống, hoạt động của 72% dân cư cả nước Nôngthôn là nơi cung cấp nông sản cho xã hội, là thị trường tiêu thụ sản phẩm của côngnghiệp và dịch vụ, đồng thời là nơi cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho côngnghiệp và dịch vụ Nông thôn càng phát triển, CCKT nông thôn chuyển dịch theohướng tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần khu vực nông thôn được cải thiện sẽ tạođiều kiện quan trọng để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước,Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị ngày 10 - 11 - 1998 đã khẳng định: “Chuyển dịchCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá,nhất là nông, lâm, thủy sản qua chế biến, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, giảm tỷ lệlao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong CCKT nông thôn”[2]
Để CDCCKTNT hợp lý, trước hết phải nhận thức được những lý luận cơbản về CCKT, CCKT nông thôn
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN
1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc phát triển nền kinh tế có hiệu quả là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốcgia Muốn đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có một CCKT hợp lý xét trên góc
độ các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế Các yếu tố hợpthành CCKT phải được thể hiện cả về số lượng cũng như về chất lượng và đượcxác định trong những giai đoạn nhất định, phù hợp với những đặc điểm tự nhiên,KT-XH cụ thể của mỗi quốc gia (vùng, hoặc địa phương) qua từng thời kỳ
Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến, mà luôn vận độngchuyển dịch cần thiết, thích hợp với những biến động của điều kiện tự nhiên, KT-
XH Do đó sự duy trì quá lâu hoặc thay đổi quá nhanh chóng của CCKT mà khôngtính đến sự phù hợp với những biến đổi của tự nhiên, KT-XH đều có thể ảnhhưởng đến hiệu quả của nền kinh tế Vì vậy việc duy trì hay thay đổi CCKT không
Trang 2phải là mục tiêu, mà chỉ là phương tiện của việc tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Cơ cấu kinh tế trong quá trình vận động chuyển dịch nhanh hay chậm không phụthuộc vào ý muốn chủ quan mà phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết cho sựchuyển đổi, sự vận động và phát triển của LLSX xã hội, các mục tiêu KT-XH sẽđạt được như thế nào Nói cách khác CCKT biến đổi chính là kết quả của quá trìnhphân công lao động xã hội, CCKT phản ánh mối quan hệ LLSX và QHSX của nềnkinh tế
Từ sự phân tích trên có thể hiểu: CCKT là tổng thể các bộ phận hợp thành kết
cấu (hay cấu trúc) của nền kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội Các bộ phận
đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện KT-XH nhất định nhằm đạt hiệu quả KT-XH cao [25, tr.5].
Khái niệm CCKT như nêu trên là khoa học tương đối toàn diện, đầy đủ các
bộ phận cấu thành, các mối quan hệ khắng khích giữa các bộ phận cấu thành
Như vậy CCKT vừa mang tính khách quan, vừa mang tính lịch sử xã hội,đồng thời luôn vận động và phát triển không ngừng, gắn với sự phân công laođộng, hợp tác kinh tế trong nước và quốc tế
Ta có thể hiểu trực diện hơn, CCKT là: mối quan hệ và tỷ lệ giữa các ngànhtrong nền kinh tế (hoặc trong GDP), mối quan hệ giữa các vùng kinh tế, giữa các
thành phần kinh tế Từ đó có thể hiểu CDCCKT là sự thay đổi tỷ trọng tương đối
của các ngành, các bộ phận của mỗi ngành trong nền kinh tế (hoặc trong GDP),
sự thay đổi vị trí, vai trò của các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân Chuyển dịch CCKT là việc thay đổi cấu trúc nội tại và mối quan
hệ giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế có hướng đến mục tiêu đã xác định
1.1.2 Khái niệm cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nôngnghiệp chiếm tỷ trọng lớn Nông thôn có thể xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế,chính trị, văn hoá, xã hội … Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắnliền với địa bàn nông thôn Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung
Trang 3của nền kinh tế về LLSX và QHSX, về cơ chế kinh tế … vừa có những đặc điểmriêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.
Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật; KTNT có thể bao gồm nhiều ngành kinh tếnhư: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ … trong
đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu Xét về mặt
KT-XH, KTNT cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: KTNN, kinh tế tập thể, kinh
tế tư nhân … xét về mặt không gian và lãnh thổ, KTNT bao gồm các vùng như:vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên cánh cây màu, vùng trồng cây ăn quả …
Nói cách khác: KTNT là một phức hợp những nhân tố cấu thành LLSX và
QHSX trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến phục vụ cho nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn Tất cả các ngành đó đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế
vùng, lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Từ đó có thể hiểu: CCKT nông thôn là quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các
lĩnh vực kinh tế trên địa bàn nông thôn có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau phát triển trong điều kiện tự nhiên - KT-XH, trong một thời gian nhất định ở nông thôn Cơ cấu kinh tế đó được thể hiện cả về
mặt chất và mặt số lượng Cơ cấu KTNT có vai trò to lớn, ảnh hưởng chi phối đếnđời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn [22, tr.491-492]
Như vậy, giữa các bộ phận của CCKT nông thôn có mối quan hệ chặt chẽkhông tách rời theo những tỷ lệ về lượng cũng như về chất Cơ cấu KTNT tồn tại kháchquan nhưng không bất biến, mà luôn biến đổi thích ứng với sự phát triển của LLSX vàphân công lao động xã hội trong từng thời kỳ Việc xác lập CCKT nông thôn chính làgiải quyết mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của LLSX và QHSX, giữa tự nhiênvới con người trong khu vực nông thôn theo thời gian và những điều kiện KT-XH cụthể
Qua phân tích CCKT nông thôn như trên, ta thấy rằng: CDCCKTNT là sự
thay đổi cấu trúc nội tại và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của CCKT nông thôn theo hướng tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn.
Trên thực tế CDCCKTNT là sự thay đổi tỷ trọng tương đối của các ngành,các bộ phận của mỗi ngành, sự thay đổi vị trí, vai trò của các vùng kinh tế, cácthành phần kinh tế trong CCKT nông thôn Cơ cấu KTNT là một bộ phận cấu
Trang 4thành quan trọng trong CCKT quốc dân, do đó CDCCKTNT là một nội dung quantrọng trong quá trình CDCCKT của mỗi quốc gia.
1.1.2.1 Đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế nông thôn
- Một là, tính khách quan: Cơ cấu KTNT hình thành và phát triển mang
tính khách quan, sự vận động và biến đổi CCKT nông thôn phụ thuộc vào trình độphát triển của LLSX và phân công lao động xã hội Do vậy không thể áp đặt mộtcách chủ quan, nóng vội một CCKT nào đó khi các điều kiện tự nhiên, KT-XH chưađòi hỏi
Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang bùng nổ,việc ứng dụng cuộc cách mạng ấy, đặc biệt là công nghệ sinh học đã tạo ra nhiềugiống cây, con mới cho năng suất, chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đang
là nhân tố tác động làm chuyển dịch mạnh mẽ CCKT và KTNT, tạo ra một cơ cấumới ở nông thôn có trình độ thích ứng rộng hơn và hiệu quả hơn
Cơ cấu KTNT được hình thành và biến đổi mang tính khách quan, do đóđòi hỏi con người phải nhận thức đầy đủ các quy luật (quy luật kinh tế và quy luật
tự nhiên), trên cơ sở đó mà xác lập, biến đổi và phát triển CCKT nông thôn saocho ngày càng hợp lý hơn và hiệu quả cao
- Hai là, tính lịch sử - xã hội: CCKT nông thôn không bất biến mà luôn vận
động, biến đổi và chuyển dịch phù hợp với những điều kiện tự nhiên, KT-XH vàtiến bộ của khoa học, công nghệ Sự biến đổi của các điều kiện trên, kéo theo sựchuyển hoá, biến đổi các bộ phận kinh tế trong hệ thống KTNT, do đó cũng làmcho CCKT nông thôn biến đổi, chuyển dịch theo để hình thành CCKT mới thaythế CCKT cũ không còn phù hợp với thực trạng mà trước đây vốn đã phù hợp vớichính bản thân nó
- Ba là, CCKT nông thôn luôn vận động và phát triển theo hướng ngày càng hợp lý, hoàn thiện và hiệu quả: Việc xác lập CCKT nông thôn hợp lý trong
một không gian lãnh thổ nhất định có ý nghĩa rất to lớn, vì nó tạo ra hiệu quả
KT-XH cao Tuy nhiên ngày nay phân công lao động xã hội đã vượt khỏi phạm viquốc gia, hình thành phân công lao động quốc tế, điều đó đòi hỏi xác định CCKTkhông chỉ dựa vào các yếu tố nội lực, mà phải biết khai thác và sử dụng có hiệuquả các nguồn lực bên ngoài Vì vậy, việc lựa chọn cơ cấu hợp lý có hiệu quả
Trang 5trong điều kiện ngày nay là phải biết kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lựctổng hợp, tranh thủ tối đa các nguồn vốn, khoa học và công nghệ, kinh nghiệmquản lý… của thế giới để khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế
so sánh của đất nước nhằm đem lại hiệu quả KT-XH cao
Ngoài những đặc trưng có tính chất chung trên, CCKTNT còn hình thành
và biến đổi phụ thuộc vào những đặc điểm về địa lý, điều kiện khí hậu, nông hóathổ nhưỡng, mật độ dân cư, phong tục tập quán, trình độ khoa học công nghệ…
Trên đây là những đặc trưng cơ bản của CCKT nông thôn, cần phải nhậnthức đầy đủ và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để đưa ra những giải pháp có hiệuquả trong quá trình CDCCKTNT ở nước ta nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng
Trong năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại bùng
nổ, đặc biệt là công nghệ sinh học đã làm thay đổi nhận thức trong phát triển kinh
tế và chuyển đổi CCKT nông thôn Nhiều quan niệm mới đã xuất hiện như: nềnnông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, phát triển công nghệ vi sinh … đã có ảnhhưởng rất lớn đến chiến lược phát triển kinh tế và CDCCKTNT Những ý tưởngcông nghiệp hoá nông nghiệp duy trì về mặt “ cơ khí, sắt thép” đã thất bại, đểnhường bước cho công nghiệp hoá nông thôn hài hoà hơn, ít ảnh hưởng đến môitrường sinh thái hơn, đó là nền nông nghiệp sinh thái, nền nông nghiệp gắn bó vàhài hoà giữa kinh tế với môi trường tự nhiên và xã hội, đây cũng chính là địnhhướng phát triển nền nông nghiệp bền vững
1.1.2.2 Nội dung cơ bản của cơ cấu kinh tế nông thôn
Cơ cấu KTNT gồm cơ cấu ngành kinh tế (nông nghiệp theo nghĩa rộng,công nghiệp và dịch vụ), cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế
* Cơ cấu ngành kinh tế:
Đây là nội dung diễn ra sớm nhất và đóng vai trò quyết định trong các nộidung của CCKT nông thôn
Trong lịch sử kinh tế của nhân loại ở thời kỳ đầu, KTNT chủ yếu là nôngnghiệp, về sau xã hội càng phát triển thì phân công lao động xã hội ngày càng cao,
tỉ mỉ nên sự phân chia các ngành nghề càng đa dạng, sâu sắc Đặc biệt từ khi tiếnhành công nghiệp hoá thì CCKT nông thôn càng phân ngành nhanh chóng theohướng CNH, HĐH
Trang 6Phân công lao động càng sâu sắc thì cơ cấu ngành càng đa dạng và tỉ mỉ.Tiền đề của phân công lao động xã hội là khi năng suất lao động trong nôngnghiệp, mà trước hết và chủ yếu là năng suất lao động trong khu vực sản xuấtlương thực đạt ở một trình độ nhất định, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng lươngthực cần thiết cho xã hội, lúc này phân công lao động phát triển hơn nữa giữangười sản xuất lương thực với người sản xuất nguyên liệu nông nghiệp và cả tronglĩnh vực chăn nuôi… Đến đây ta thấy chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, hình thànhmột ngành mới trong nông nghiệp.
Về vấn đề này C.Mác đã chỉ rõ: “Lao động nông nghiệp là cái cơ sở tựnhiên… không phải chỉ riêng cho lao động thặng dư trong lĩnh vực của bản thânngành nông nghiệp, mà nó là cái cơ sở tự nhiên để biến tất cả các ngành lao động
khác thành những ngành độc lập” [34, tr.54]
Cùng với sự phân công lao động xã hội thì CCKT nông thôn cũng vận động
và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn Khi năng suất lao động trong nông nghiệptăng lên, ngoài hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, con người đã tìm kiếm và làmthêm nhiều công việc khác như phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và đếnmột trình độ nhất định đã tách thành một ngành sản xuất độc lập, đó chính là tiềnthân của ngành CNNT ngày nay
Xã hội càng phát triển, phân công lao động xã hội càng cao, thì có một bộphận dân cư tách khỏi khu vực sản xuất (nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp)chuyển sang lĩnh vực thương mại - dịch vụ để phục vụ cho nông nghiệp và tiểu thủcông nghiệp, chính điều này thúc đẩy SXHH càng phát triển
Đến đây, CCKT nông thôn đã hình thành đầy đủ các ngành: Nông nghiệp công nghiệp và dịch vụ, ở giai đoạn này CCKT nông thôn tuy đã hình thành đầy
-đủ nhưng các ngành vẫn còn rất đơn điệu, sơ khai
Cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội, cơ cấu ngành KTNTngày càng hoàn thiện hơn, sự hoàn thiện được thể hiện ở việc phát triển các ngànhchuyên sâu hơn
Quá trình hoàn thiện cơ cấu ngành KTNT cũng chính là quá trình chuyểndịch cơ cấu ngành của KTNT Do vậy, để CCKT nông thôn chuyển dịch nhanh vàđúng hướng, cần phải nhận thức một cách sâu sắc và nắm bắt những quy luật vậnđộng khách quan của chúng để tác động đúng, có hiệu quả nhằm đạt được các mụctiêu đã xác định
Trang 7- Ngành nông nghiệp:
+ Theo nghĩa rộng: Nông nghiệp là tổ hợp các ngành gắn liền với các quátrình sinh học gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Do sự phát triển củaphân công lao động xã hội, nên các ngành này tương đối độc lập nhau, nhưng lạigắn bó mật thiết nhau trên địa bàn nông thôn
Là ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân, nên vừa chịu sự chi phối chung củanền kinh tế quốc dân, vừa gắn bó chặt chẽ với các ngành khác trên địa bàn nông thôn,đồng thời mang nét đặc thù của một ngành mà đối tượng sản xuất là những cơ thể sống
+ Theo nghĩa hẹp: Nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi
Trồng trọt được phân ra: trồng cây lương thực, cây thực phẩm, cây côngnghiệp, cây thức ăn gia súc, cây ăn quả, cây dược liệu, cây cảnh …
Chăn nuôi: chăn nuôi gia súc, gia cầm …
Ngành lâm nghiệp: trồng và bảo vệ rừng, trồng cây phân tán, trồng cây lấy
gỗ, lấy cũi …
Ngành thủy sản: bao gồm nuôi trồng và khai thác, đánh bắt thủy hải sản
- Công nghiệp nông thôn:
Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước, là một bộphận cấu thành của kinh tế quốc gia
Nói đến CNNT là đề cập đến các ngành nghề, các hoạt động kinh tế ngoàinông nghiệp có tính chất công nghiệp ở nông thôn Công nghiệp nông thôn làngành bao gồm:
Các hoạt động của thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp,các doanh nghiệp, các HTX, tổ hợp tác, tổ sản xuất công nghiệp và thủ côngnghiệp, các hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp khai thác khácvới quy mô vừa và nhỏ, hoạt động của nó gắn với kinh tế trên địa bàn nông thôn
Công nghiệp nông thôn trước hết gắn chặt với sản xuất nông nghiệp, nó tạo
ra và cung cấp cho nông nghiệp công cụ và điều kiện để tiến hành các quy trìnhsản xuất nông nghiệp; cung cấp cho nông nghiệp các máy móc, công cụ chăm sóccây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu Ngoài ra còn cung cấp các máymóc, công cụ phục vụ thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, sơ chế, chế biến, vận chuyểnnông sản [10, tr.14]
Trang 8Công nghiệp nông thôn gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại với nông nghiệp
và phát triển KT-XH ở nông thôn
Công nghiệp nông thôn bao gồm:
+ Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, có ý nghĩa vô cùng to lớn, lànhân tố trực tiếp làm tăng giá trị nông sản hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị hiếungười tiêu dùng, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, nâng caohiệu quả SXKD của ngành nông nghiệp, làm tăng thu nhập, ổn định và cải thiệnđời sống cho nông dân
+ Sản xuất công cụ thường, công cụ cải tiến và sửa chữa máy móc trongnông thôn, góp phần đổi mới kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động cho ngànhnông nghiệp Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh việctrang bị ngày càng nhiều thiết bị máy móc hiện đại, nông nghiệp và nông thôn còn
có nhu cầu công cụ thường, công cụ cải tiến, máy móc làm những việc đơn giản,sửa chữa máy móc … những bộ phận này do chính CNNT đảm nhiệm
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: nhằm đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng về việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn như: Đường giao thông,thủy lợi, nhà ở, nhà y tế, các công trình văn hoá, … đòi hỏi công nghiệp sản xuấtvật liệu xây dựng ở nông thôn phải không ngừng phát triển
+ Ngoài ra CNNT còn có các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ, các ngànhnghề truyền thống như: ươm tơ dệt lụa, đúc đồng, gốm sứ, sơn mài, mây tre đan,dệt chiếu, thảm len, … những ngành nghề mới hình thành như đan thảm lục bình,tách vỏ hạt điều … cũng không thể xem nhẹ trong quá trình phát triển của KTNT
- Dịch vụ:
Đây là ngành kinh tế ra đời gắn liền với phân công lao động xã hội ở nôngthôn xét về mặt lịch sử thì nó là sản phẩm của ngành nông nghiệp và CNNT,nhưng khi ra đời thì nó lại là bộ phận quan trọng gắn bó và tác động thúc đẩy chongành nông nghiệp và CNNT nói riêng và KTNT nhanh chóng phát triển
Dịch vụ nông thôn bao gồm: Ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, bưu điện,thông tin liên lạc; cung ứng điện, nước và tiêu nước; sửa chữa máy móc và cáccông cụ sản xuất; cung ứng giống cây trồng, giống gia súc, gia cầm; dịch vụ vềphòng trừ sâu bệnh cho cây trồng và khám chữa bệnh cho gia súc, gia cầm; dịch
Trang 9vụ làm đất, vận chuyển, bảo quản, chế biến nông sản; du lịch vườn ở nông thôn;các hoạt động dịch vụ y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao …
* Cơ cấu vùng kinh tế:
Phân công lao động xã hội theo ngành tất yếu kéo theo sự phân công laođộng xã hội theo lãnh thổ, đó là hai mặt của quá trình gắn bó hữu cơ với nhau Bởi
lẽ phân công lao động xã hội theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên những vùng,lãnh thổ nhất định
Cơ cấu vùng kinh tế là sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ trongphạm vi cả nước Trong mỗi quốc gia thường có những điều kiện tự nhiên, KT-
XH không giống nhau, vì vậy người ta thường chia lãnh thổ của mỗi quốc gia rathành nhiều vùng kinh tế khác nhau, mỗi vùng kinh tế có những điều kiện tựnhiên, KT-XH tương đối giống nhau, để xác lập CCKT cho từng vùng một cáchhợp lý, bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ trên từng vùng cho thích hợp, nhằmkhai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế vốn có của từng vùng Tuy nhiênviệc bố trí cơ cấu ngành kinh tế trên từng vùng không khép kín, mà phải theo cơcấu mở, có sự liên kết giữa các vùng và đặt trong mối quan hệ gắn bó với CCKTcủa cả nước,đồng thời hướng ra thị trường thế giới
Cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội và nhu cầu của thịtrường, thì cơ cấu vùng kinh tế cũng có sự vận động và biến đổi theo cho phù hợp,nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Vì vậy xu hướng của chuyểndịch cơ cấu vùng kinh tế là theo hướng đi vào chuyên môn hóa và tập trung hóasản xuất và dịch vụ, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung cóhiệu quả cao, mở rộng quan hệ với các vùng chuyên môn khác, gắn kinh tế vùngvới kinh tế cả nước Điều này được Đảng ta khẳng định: “Chuyển dịch CCKT lãnhthổ trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗtrợ nhau làm cho tất cả các vùng đều phát triển” [14, tr.89]
Thực tiễn cho thấy, để hình thành cơ cấu vùng kinh tế hợp lý trong khu vựcKTNT, trước hết hướng vào khu vực có lợi thế so sánh, đó là những nơi có điềukiện về đất đai tốt, thời tiết khí hậu ôn hòa, vị trí giao thông thuận lợi, gần trụcgiao thông quan trọng, gần thành phố và khu công nghiệp, có điều kiện phát triển
và mở rộng giao lưu kinh tế với thị trường trong và ngoài nước, có khả năng tiếp
Trang 10cận và hoà nhập nhanh chóng vào các thị trường và hàng hóa dịch vụ khác Songcũng cần thấy rằng: so với cơ cấu ngành kinh tế, thì cơ cấu vùng thường có tính trìtrệ hơn, có sức ỳ hơn, bởi vì việc xây dựng vùng chuyên canh cho sản xuất nôngnghiệp (Nông - lâm - thủy sản) cần phải được xem xét, nghiên cứu một cách kỹlưỡng và thận trọng, vì nếu mắc sai lầm thì khó khắc phục hơn, nhất là kinh tế, xãhội và môi trường sinh thái.
* Cơ cấu thành phần kinh tế:
Cơ cấu thành phần kinh tế ở nông thôn là thể hiện vị trí, vai trò, mối quan
hệ giữa các thành phần kinh tế trong nông thôn, cơ cấu thành phần kinh tế khôngphải là một tập hợp giản đơn các thành phần kinh tế với nhau, mà cơ cấu ấy phảiđảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:
Một là, phải đảm bảo cho KTNT phát triển đúng định hướng XHCN
Hai là, cơ cấu phải hợp lý để sử dụng và khai thác tối đa các nguồn lực ở
nông thôn
Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, điểm xuấtphát là một nước nông nghiệp lạc hậu, cho nên trình độ của LLSX rất thấp và pháttriển không đều, do vậy tất yếu sẽ tồn tại nhiều thành phần kinh tế
Theo Lênin: Đặc trưng kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội là nền kinh tế nhiều thành phần Người chỉ rõ: các nước đi lên chủ nghĩa xã hộiphổ biến có 3 thành phần kinh tế cơ bản: kinh tế XHCN, kinh tế tư bản chủ nghĩa
và kinh tế SXHH nhỏ
Vận dụng tư tưởng kinh tế ấy của Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.Đảng ta xác định : “Nền kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp, nông thôntồn tại lâu dài, mỗi thành phần có vị trí, vai trò riêng và đều được khuyến khíchphát triển theo định hướng XHCN” [2]
Do chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa, nữa phongkiến nên tất yếu tồn tại những hình thức kinh tế mang tính xã hội hoá thấp nhưkinh tế cá thể, tiểu chủ của những người nông dân, thợ thủ công, những người làmthương mại- dịch vụ nhỏ trên địa bàn nông thôn
Trang 11Các thành phần kinh tế ở nông thôn tồn tại do yêu cầu giải phóng sức sảnxuất, khơi dậy và khai thác hết mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, nângcao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Kinh tế nông thôn nước ta hiện có các thành phần kinh tế cơ bản sau:KTNN, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), …
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là một bộphận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướngXHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác vàcạnh tranh lành mạnh Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lựclượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh
tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùngphát triển Kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thànhnền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Kinh tế tư nhân có vai tròquan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế [16, tr.83].+ Kinh tế nhà nước gồm: các DNNN ở nông thôn nước ta có nhiều hìnhthức như: nông trường, lâm trường, công ty (trạm) thủy nông, các DNNN nuôitrồng thủy sản, chế biến nông sản, thương nghiệp, dịch vụ nông nghiệp …
+ Kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX ra đời và phát triển ở nông thôn Kinh tếtập thể ra đời là do yêu cầu nâng cao hiệu quả của sản xuất và đời sống của từngthành viên Kinh tế tập thể đảm đương những khâu mà từng hộ gia đình không cókhả năng làm hoặc làm kém hiệu quả Vai trò của nó là góp phần tích cực vào quátrình phát triển KT-XH ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới ngày càng vănminh hiện đại theo hướng công nghiệp và đô thị
+ Kinh tế tư nhân gồm: Kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân Đây làthành phần kinh tế có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp
và KTNT ở nước ta hiện nay “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trongnhững động lực của nền kinh tế” [16, tr.83]
Ngoài ra, hiện nay có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang đầu tư vàokhu vực nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản
Trang 121.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM, XU HƯỚNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN
1.2.1 Những đặc điểm chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Cơ cấu KTNT vừa mang tính khách quan vừa mang tính lịch sử - xã hội, dovậy để CDCCKTNT đòi hỏi con người phải nhận thức và nắm bắt được các quyluật vận động khách quan của chúng để tác động đúng, có như vậy mới tạo raCCKT hợp lý và hiệu quả CDCCKTNT là quá trình tác động vào các bộ phận cấuthành của chúng, làm cho chúng chuyển hoá từ cơ cấu cũ sang cơ cấu mới tiến bộhơn Quá trình đó đòi hỏi phải có thời gian và phải trải qua những nấc thang của
sự phát triển từ thấp đến cao Đó cũng là quá trình thay đổi về lượng để dẫn đến sựthay đổi về chất Quá trình CDCCKTNT diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộcrất lớn vào yếu tố con người, đặc biệt là cơ chế, chính sách và những giải pháp tácđộng Vì vậy, cần phải nắm rõ những đặc điểm chung của quá trình CDCCKTNT,
mà bất kỳ nước nào từ nền kinh tế tiểu nông lạc hậu chuyển sang nền kinh tế côngnghiệp cũng phải trải qua để có hướng tác động cho phù hợp
- Một là: Lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế của Walt Rostow (còn gọi là
lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế).
Theo ông quá trình phát triển kinh tế của bất kỳ nước nào cũng đều phải trảiqua các giai đoạn tuần tự: Xã hội truyền thống, giai đoạn chuẩn bị cất cánh, giaiđoạn trưởng thành, giai đoạn mức tiêu dùng cao Khi chuyển từ giai đoạn này sanggiai đoạn khác trong quá trình phát triển thì CCKT cũng có sự thay đổi nhất định,
đó chính là sự CDCCKT Quá trình phát triển của nền kinh tế luôn gắn với sựchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Dưới sự tác động của khoa học, công nghệ mà
xã hội nông nghiệp truyền thống bắt đầu phát triển, nền kinh tế từng bước hiện đạihóa và mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài Cùng với sự phát triển của cácngành kinh tế thì cơ cấu lao động cũng thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ lệ laođộng có trình độ chuyên môn tay nghề cao và tỷ lệ dân cư đô thị
- Hai là: Lý thuyết nhị nguyên của A.Lewis (hay còn gọi là mô hình kinh tế hai khu vực của A.Lewis ).
Trong lý thuyết của mình, ông chia nền kinh tế thành hai khu vực kinh tếsong song tồn tại:
Trang 13+ Khu vực truyền thống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
+ Khu vực kinh tế công nghiệp hiện đại
Trong hai khu vực, thì khu vực truyền thống có đặc điểm là trì trệ, năngsuất lao động thấp, còn khu vực công nghiệp có vốn, có công nghệ và có điều kiện đểtăng trưởng cao Vì thế có thể chuyển một phần lao động từ khu vực nông nghiệpsang khu vực công nghiệp hiện đại Việc di chuyển lao động đã làm cho số lượng laođộng trong nông nghiệp ngày càng giảm, nhưng sản lượng không giảm và sau đóngười lao động trong nông nghiệp có điều kiện đầu tư nâng cao năng suất lao động
Để tăng hiệu quả trong sự tác động qua lại giữa hai khu vực, cần kết hợp việc giảmtốc độ tăng dân số và quan tâm thích đáng tới nông nghiệp trong quá trình CDCCKT
- Ba là: Lý thuyết mô hình kinh tế hai khu vực của Harry.T.Oshima.
T.Oshima là một nhà kinh tế học Nhật bản, ông đã nghiên cứu mối quan hệ giữahai khu vực dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước Châu Á, Châu Mỹ.Qua nghiên cứu ông thấy rằng: Nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao, vàothời gian cao điểm của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động, nhưng lại dưthừa trong lúc nhàn rỗi
Từ đó T.Oshima cho rằng: Sự phát triển của nền kinh tế bắt đầu bằng việcgiữ lao động trong nông nghiệp nhưng cần tạo thêm nhiều việc làm trong nhữngtháng nhàn rỗi Tiếp đó là sẽ sử dụng lao động nhàn rỗi vào các ngành sản xuấtcông nghiệp cần nhiều lao động, khi tạo ra việc làm trong những tháng nhàn rỗi sẽtăng thu nhập cho người nông dân, mở rộng thị trường trong nước cho các ngànhcông nghiệp và dịch vụ Khi thị trường lao động không còn dồi dào thì sản xuấtnông nghiệp sẽ chuyển dần sang cơ giới hoá để tăng năng suất lao động
Như vậy, các lý thuyết phát triển kinh tế trên đều có điểm chung là đềukhẳng định sự phát triển kinh tế cần phải thông qua quá trình CDCCKT ngành SựCDCCKT ngành bao giờ cũng bắt đầu từ khu vực sản xuất truyền thống của xã hội
là sản xuất nông nghiệp, theo quy luật tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp trong cơcấu GDP giảm dần (mặc dù số tuyệt đối vẫn tăng lên), còn tỷ trọng của ngànhcông nghiệp, thương mại - dịch vụ sẽ tăng dần (cả số tuyệt đối lẫn tương đối đềutăng) Cơ cấu lao động cũng sẽ thay đổi phù hợp với xu hướng trên là tỷ trọng laođộng trong nông nghiệp giảm dần cả về số tương đối lẫn tuyệt đối, tỷ trọng lao
Trang 14động trong các ngành công nghiệp và thương mại- dịch vụ tăng lên cả về số tươngđối lẫn tuyệt đối.
Do vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọngđối với việc chuyển dịch phát triển CCKT nông thôn nói riêng và cơ cấu kinh tếquốc dân nói chung Nó là xuất phát điểm của quá trình CDCCKT của mỗi quốcgia
Quá trình CDCCKTNT có những đặc điểm chung như sau:
1.2.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn bắt đầu từ sự chuyển dịch của cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Xét toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quá trình phát triển của ngành nôngnghiệp đã dẫn đến chuyển dịch cơ cầu sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy sự ra đời
và phát triển các ngành khác, đồng thời đây cũng là quá trình hội nhập của ngànhnông nghiệp vào toàn bộ nền kinh tế thông qua các quan hệ thị trường
Nội dung cơ bản của chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là quátrình chuyển đổi nền nông nghiệp từ TT,TC sang nền SXHH, tức sang sản xuấtchuyên canh gắn với nhu cầu của thị trường Quá trình này được chia thành bagiai đoạn sau:
+ Giai đoạn một: Đó là nông nghiệp sinh tồn, quy mô nhỏ của nông dânchiếm ưu thế Cơ cấu nông nghiệp có tính thuần nông với mục tiêu sản xuất tựcung, tự cấp mà chủ yếu là sản xuất lương thực
+ Giai đoạn hai: Đặc trưng của giai đoạn này là quá trình đa dạng hoá sảnxuất nông nghiệp, nghĩa là ngoài sản xuất lương thực còn phát triển các cây trồngkhác và chăn nuôi Một yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp là việc áp dụng công nghệ mới của nông dân đã xuất hiện
+ Giai đoạn ba: Đặc trưng chủ yếu của nền nông nghiệp trong giai đoạn này
là nền nông nghiệp thương mại, chuyên môn hoá với quy mô sản xuất lớn, với cáctrang trại chuyên môn hoá cao
Như vậy, quá trình CDCCKTNT gắn liền với sự chuyển dịch của cơ cấusản xuất nông nghiệp, mà điểm bắt đầu là từ sự chuyển dịch của cơ cấu sản xuấtnông nghiệp với ba giai đoạn như trên Ba giai đoạn trên gắn liền với sự phát triểncủa ngành công nghiệp và quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân
Trang 151.2.1.2 Quá trình phát triển của sản xuất nông nghiệp thúc đẩy sự ra đời
và phát triển của các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn
Quá trình CDCCKTNT diễn ra theo quy luật là tỷ trọng của ngành nôngnghiệp giảm xuống và tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp tăng lên trong cơcấu Chính sự phát triển ngày càng đa dạng hoá trong sản xuất nông nghiệp là cơ
sở thúc đẩy CDCCKTNT Khi năng suất lao động trong ngành nông nghiệp tănglên, ngoài hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, con người đã tìm kiếm và làm thêmnhiều công việc khác như phát triển nghề thủ công và đến một trình độ nhất định
đã tách thành một ngành sản xuất độc lập (tiền thân của CNNT ngày nay) Quátrình phát triển của nông nghiệp và công nghiệp, đòi hỏi phải có sự trao đổi lẫnnhau, do đó có một bộ phận dân cư tách khỏi sản xuất chuyển sang lĩnh vực lưuthông trao đổi hàng hoá và hình thành ngành thương mại - dịch vụ ở nông thôn
Như vậy, quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp đã thúc đẩy sự ra đời vàphát triển của các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn Đó cũng chính là quá trìnhCDCCKTNT, đồng thời cũng là quá trình CNH, HĐH nông thôn “Công nghiệphoá, hiện đại hoá nông thôn là quá trình CDCCKTNT theo hướng tăng nhanh tỷtrọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷtrọng sản phẩm và lao động nông nghiệp …” [15, tr.93-94]
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng: sự phát triển của nông nghiệp chỉ là tiền đề,điều kiện ban đầu cho sự phát triển các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn màthôi, bởi sự phát triển của các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn còn phụ thuộc
và chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như: tính đặc thù của từng địaphương, từng quốc gia hay điều kiện tự nhiên, KT-XH khác chi phối Do vậyCDCCKTNT theo hướng tiến bộ hơn, đòi hỏi phải có nhân tố chủ quan của conngười tác động vào các nhân tố khách quan đó (cải biến điều kiện tự nhiên, KT-XH)
Phát triển các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn đã góp phần quan trọngcho sự phát triển KTNT, tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn Điềunày càng có ý nghĩa hơn với điều kiện của Việt Nam khi bình quân đất nôngnghiệp thấp, lao động nông thôn dư thừa nhiều, công nghiệp đô thị chưa pháttriển…Thực tế cho thấy: Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn như là một
Trang 16giải pháp hữu hiệu, ngăn chặn làn sóng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị.Song vấn đề cơ bản là cần phải xem xét kỷ khi lựa chọn phương án phát triển cácngành phi nông nghiệp ở nông thôn, trong đó có CNNT phải hết sức thận trọng,nhằm đảm bảo phát triển hài hoà giữa ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường sinhthái, đó cũng chính là sự phát triển bền vững mà mỗi quốc gia đang hướng tới.
1.2.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với việc thay đổi
tổ chức sản xuất ở nông thôn, thay đổi mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất kinh doanh ở nông thôn, đặc biệt là mối quan hệ giữa hộ nông dân với các chủ thể khác ở nông thôn
Về tổ chức sản xuất ở nông thôn phải theo hướng ngành chuyên sâu Chẳnghạn, trong sản xuất nông nghiệp, sau khi tách thành trồng trọt và chăn nuôi thìhướng hoàn thiện của ngành sản xuất nông nghiệp là ngành trồng trọt giảm dần tỷtrọng trong cơ cấu, còn ngành chăn nuôi tăng dần tỷ trọng, nhưng theo quy luật thì
số tuyệt đối của ngành trồng trọt lẫn ngành chăn nuôi đều phải tăng Sự phát triểntiếp theo là việc thay đổi cơ cấu cụ thể trong từng ngành Trong ngành nôngnghiệp ngoài trồng cây lương thực, thực phẩm sẽ xuất hiện thêm những cây trồngphù hợp với điều kiện từng vùng để đáp ứng nhu cầu của thị trường như cây côngnghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu … hoặc sản phẩm mà thị trường không có nhucầu thì có thể sẽ không tồn tại trong cơ cấu sản xuất Ngành chăn nuôi cũng sẽthay đổi theo hướng đó Nói khác hơn, sự thay đổi tổ chức sản xuất ở nông thôntheo hướng sản xuất gắn với thị trường
Mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất ở nông thôn được mởrộng hơn, không còn bó hẹp ở địa bàn thôn, xóm mà đặt trong quan hệ kinh tế cảvới nước và thế giới, giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình pháttriển, đặc biệt là sự phối hợp, sự hợp tác của bốn nhà: Nhà nước, nhà nông, nhàkhoa học và nhà doanh nghiệp, làm cho sản xuất có hiệu quả hơn
1.2.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
1.2.2.1 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn