Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
25,3 KB
Nội dung
NHỮNGVẤNĐỀLÝLUẬNVỀCHUYỂNDỊCHCƠCẤUKINHTẾNÔNGTHÔN 1. Các khái niệm. 1.1 Khái niệm vềcơcấukinh tế. Cơcấukinhtế là một tổng thể hệ thống kinhtế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian , trong những điều kiện kinhtế xã hội nhất định. Nó thể hiện cả về mặt định tính và định lượng, cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế. Cơcấukinhtế không có tính chất cố định mà luôn vận động, thay đổi để phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinhtế trong từng thời kỳ phát triển, nhằm tăng trưởng kinhtế nâng cao hiệu quả kinhtế - xã hội. Cơcấukinhtế muốn phát huy được tác dụng cần có một quá trình, một thời gian nhất định, quá trình ấy dài hay ngắn phụ thuộc từng hình thức chuyểndịch và các chính sách kinhtế vĩ mô về ngành của Nhà nước . Vì vậy cơcấukinhtế không mang tính ổn định lâu dài, mà từng thời kỳ phải có một chính sách vềcơcấukinhtế tương ứng thích hợp với sự biến động của điều kiện tự nhiên ,kinh tế , xã hội. Sự duy trì quá lâu hoặc thay đổi quá nhanh chóng cơcấukinhtế mà không dựa vào những biến đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đều gây nên những hại vềkinh tế. Vì vậy có nên chuyểndịchcơcấukinhtế hay không ? chuyểndịch nhanh hay chậm không phải là sự mong muốn chủ quan, mà phải dựa vào mục tiêu, các quy luật kinhtếđể làm cơ sở cho quá tình chuyểndịchcơcấukinhtế của mỗi nơi, mỗi vùng và trong doanh nghiệp . 1.2. Khái niệm vềcơcấukinhtếnông thôn: Kinhtếnôngthôn là một trong hai khu vực kinhtế đặc trưng của kinhtế quốc dân: khu vực kinhtếnôngthôn và khu vực kinhtế thành thị. Khu vực kinhtếnôngthôncó vị trí quan trọng, trước hết là khu vực sản xuất cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội tồn tại và phát triển. Nó còn cung cấp ngày càng nhiều các nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp nguồn lao động phong phú cho khu vực thành thị đó là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp bao gồm cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, do có lợi thế tuyệt đối và tương đối có thể khai thác nguồn nông - lâm - thuỷ sản để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thêm nguồn tích luỹ của đất nước, góp phần phát triển khu vực nông thôn, cùng với sự phát triển của nền kinhtế quốc dân, đặc biệt là khu vực thành thị, tỷ trọng sản phẩm thuộc khu vực kinhtếnôngthôn giảm xuống, chủ yếu là sản phẩm nông - lâm- ngư nghiệp. Nhưng không vì thế mà vị trí của nó giảm, xuống mà khu vực này vẫn giữ vị trí là nơi sản xuất và cung cấp những sản phẩm chủ yếu không thể thay thế được. Vì thế cơcấukinhtếnôngthôn đóng vai trò to lớn nó tồn tại, phát triển gắn liền với tổng thể các quan hệ kinhtế nhất định. Cơcấukinhtếnôngthôn luôn vận động và thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội ở từng giai đoạn. Như vậy cơcấukinhtếnôngthôn được hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể các mối quan hệ kinhtế trong vùng nông thôn, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo tỉ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về chất, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinhtế - xã hội nhất định tạo một hệ thống kinhtếnông thôn, một bộ phận hợp thành không thể tách rời của hệ thống kinhtế quốc dân. Các mối quan hệ trong cơcấukinhtếnôngthôn phản ánh trình độ phát triển sự phân công lao động trong lãnh thổ, khi sự phân công đạt đến trình độ cao, thì cơcấukinhtếnôngthôn càng đa dạng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. 1.3. Khái niệm vềchuyểndịchcơcấukinhtếnông thôn. Chuyểndịchcơcấukinhtếnôngthôn đó là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống kinhtếnôngthôn theo một tỷ lệ và mục tiêu nhất định, nghĩa là đưa hệ thống kinhtếnôngthôn đến trạng thái phát triển tối ưu, đạt được hiệu quả cao. Thông qua các tác động điều khiển có ý thức của con người, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan. 2. Các nội dung của cơcấukinhtếnôngthôn 2.1. Cơcấu ngành: Trong quá tình phát triển loài người đã trải qua 3 lần phân công lao động xã hội: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; dịch vụ lưu thông tách khỏi sản xuất. Như vậy sự phân công lao động theo ngành là cơ sở hình thành cơcấu ngành, sự phân công lao động phát triển ở trình độ cao, càng chặt chẽ thì sự phân chia ngành càng đa dạng và sâu sắc. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt sự phát triển của công nghiệp hiện đại, cơcấukinhtếnôngthôn được cải tiến nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hoá. Cơcấukinhtếnôngthôn bao gồm 3 nhóm: nông nghiệp (nông - lâm - ngư nghiệp), công nghiệp nôngthôn (bao gồm công nghiệp khai thác, chế biến, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp truyền thống) và dịch vụ nôngthôn (bao gồm dịch vụ sản xuất và đời sống). Trong từng nhóm ngành được phân theo nhỏ hơn chẳng hạn như trong nông nghiệp (theo nghiã hẹp) được phân theo như trồng trọt, chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt được chia tiếp thành: cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau đậu, cây ăn quả, cây dược liệu . Phân công lao động thực hiện càng sâu sắc thì cơcấu ngành càng được phân chia càng tỉ mỉ và đa dạng.Tiền đề của sự phân công lao động là năng suất lao động nông nghiệp, chủ yếu là năng suất lao động của khu vực sản xuất lương thực, phải đạt ở mức nhất định, đảm bảo số lượng và chất lượng lương thực cho xã hội mới tạo nên sự phân công lao động giữa người sản xuất lương thực với người sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp, chăn nuôi . tạo nên sự phân công lao động giữa những người làm nông nghiệp và những người làm ở các ngành khác . Cónhững quốc gia không thể làm giàu bằng nông nghiệp mà phải làm giàu bằng công nghiệp và dịch vụ. Nhưng muốn làm giàu bằng công nghiệp và dịch vụ có hiệu quả thì trước hết phải coi trọng nông nghiệp, Nghĩa là nông nghiệp phải đảm bảo phát triển đến mức độ nhất định tạo tiền đề và là điều kiện quan trọng cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ với nhịp độ cao và ổn định. 2.2. Cơcấu vùng lãnh thổ: Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công theo lãnh thổ. Đó là 2 mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau. Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên vùng lãnh thổ nhất định.Nghĩa là cơcấu vùng lãnh thổ là nơi bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế tiềm năng sẵn có. Xu thế chuyểndịch của cơcấu vùng lãnh thổ theo hướng đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất và dịch vụ, hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung có hiệu quả cao, mở rộng các mối quan hệ với các vùng chuyên môn hoá khác, gắn với cơcấukinhtế của từng khu vực với cả nước. Trong từng vùng lãnh thổ cần coi trọng chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp và đa dạng. Theo kinh nghiệm lịch sử ,để hình thành cơcấu vùng lãnh thổ hợp lý trước hết cần hướng vào các khu vực có lợi thế so sánh. Đó là những khu vực có điều kiện đất đai khí hậu tốt, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi đó là những vùng gắn với các trục đường giao thông cửa sông, cửa biển, gần các thành phố, khu công nghiệp lớn sôi động có điều kiện phát triển và mở rộng giao lưu kinhtế với các vùng bên trong và bên ngoài, có khả năng tiếp cận và hoà nhập nhanh chóng vào thị trường hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên so với cơcấu ngành thì cơcầu vùng lãnh thổ có sức ỳ hơn. Vì vậy cần đánh giá và xem xét để quy hoạch sao cho hiệu quả kinhtế cao nhất. Cơcấukinhtếnôngthôn của mỗi vùng thường cónhững đặc trưng rất khác nhau và phụ thuộc vào hai nhóm nhân tố chính: - Thứ nhất: yêu cầu của thị trường tác động đến cơcấu vùng. - Thứ hai: Khả năng điều kiện riêng của từng vùng nhằm tìm kiếm những lợi thế trong sản xuất kinh doanh để thoả mãn đáp ứng nhu cầu của thị trường. 2.3. Cơcấu thành phần kinh tế. Cơcấu thành phần kinhtế là nội dung quan trọng của quá trình chuyểndịchcơcấukinhtế nói chung và cơcấukinhtếnôngthôn nói riêng ở nước ta. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định chuyển nền kinhtế nước ta từ nền kinhtế chỉ huy bao cấp sang nền kinhtế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và rất coi trọng phát triển nhiều thành phần kinh tế. Từ đó đến nay sự tham gia của các thành phần kinhtế vào nền kinhtế quốc dân ngày càng đông, trong đó hộ tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh là lực lưọng chủ yếu trực tiếp tạo ra các sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản cho toàn xã hội. Trong kinhtế hộ đã từng bước giảm số hộ thuần nông tăng tỷ lệ số hộ kiêm và các hộ chuyên làm thủ công nghiệp, dịch vụ. Đểcó sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn chúng ta không dừng lại ở kinhtế hộ mà phát triển lên xây dựng kinhtếnông trại rồi qui mô liên hộ. Tỷ trọng khu vực quốc doanh trong nông nghiệp nôngthôncó xu thế giảm dần, vì vậy cần rã soát lại sắp xếp lại và củng cốđể các đơn vị kinhtế quốc doanh trong nông nghiệp nôngthôn phát triển có hiệu quả. Đối với khu vực kinhtế hợp tác chúng ta cần đổi mới các hợp tác xã kiểu cũ, khuyến khích mở rộng và phát triển các hình thức hợp tác xã kiểu mới và trình độ khác nhau, hợp tác xã và hộ nông dân cùng tồn tại, phát triển trên cơ sở tự nguyện của các hộ thành viên và đảm bảo lợi ích thiết thực. 2.4. Cơcấu kỹ thuật: Cơcấu kỹ thuật là quan hệ tỉ lệ về lượng giữa các yếu tố của quá tình sản xuất, theo thời gian và điều kiện môi trường nhất định. Cũng như cơcấu thành phần kinh tế, trong thời gian dài cơcấu kỹ thuật trong nôngthôn nước ta mang nặng tình cổ truyền và nông nghiệp truyền thống lạc hậu phân tán, manh mún, và bảo thủ. Về kỹ thuật chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm qua các thế hệ của từng hộ nông dân. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Ngày nay dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã làm phá vỡ các hình thức, các phương thức sản xuất cổ truyển. Điều này đã làm cho cơcấu kỹ thuật ở nôngthôn nước ta trong những năm qua cónhữngchuyển biến chưa từng có. 3. Đặc trưng của cơcấukinhtếnôngthôn * Cơcấukinhtếnôngthôn mang tính khách quan và được hình thành do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội chi phối, ở một trình độ phát triển nhất định sẽ có một cơcấukinhtế cụ thể tương ứng trong nông thôn. ĐIều này khẳng định rằng việc xác lập cơcấukinhtếnôngthôn phải tôn trọng tính khách quan của nó và càng không thể áp đặt một cách chủ quan duy ý chí. * Cơcấukinhtếnôngthôn bao giờ cũng mang tính lịch sự và xã hội nhất định. * Cơcấukinhtếnôngthôn không ngừng vận động biến đổi, phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện và nó phản ánh quá trình phát triển của các yêu cầuvề lực lượng sản xuất,con người càng văn minh, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, tất yếu dẫn đến cơcấukinhtế ngày càng hoàn thiện, sự vận động và biến đổi không ngừng của các yếu tố các bộ phận trong nền kinhtế quốc dân nói chung cũng như trong nền kinhtếnôngthôn nói riêng. Cơcấukinhtếnôngthônvận động, biến đổi và phát triển thông qua sự chuyển hoá của chính nó, khi đó cơcấu cũ mất đi và ra đời cơcấu mới. Cơcấu mới ra đời lại tiếp tục vận động và phát triển và lại trở thành lạc hậu, nó lại được thay thế bằng một cơcấu mới tiến bộ hơn hoàn thiện hơn đó là tất yếu cảu sự phát triển của nhân loại. * Chuyểndịchcơcấukinhtếnôngthôn là một quá trình và cũng không có một cơcấu nào hoàn thiện và bất biến. Cơcấukinhtế nói chung và cơcấukinhtếnôngthôn nói riêng sẽ vận động chuyển hoá từ cơcấukinhtế cũ sang cơcấukinhtế mới đòi hỏi phải có thời gian và các thang bậc nhất định của sự phát triển. Đầu tiên là tự chuyển đỗi vễ lượng sau đó mới biến đổi về chất. Đó là quá trình chuyễn hoá dần sang một cơcấukinhtế mới phù hợp và hiệu quả hơn. Sự chuyểndịchcơcấukinhtế phải là một quá trình nhưng không phải là một quá trình tự phát mà phải có sự tác động của con người, trên cơ sở nhận thức được đúng đắn các quy luật khách quan đề tác động theo đúng mục tiêu. Vấnđề quan trọng là phải bắt đầu từ đâu và biện pháp nào mà tác động sao cho hiệu quả nhất. 4. Sự cần thiết phải chuyểndịchcơcấukinhtếnôngthôn nói chung và kinhtếnôngthôn ngoại thành nói riêng. 4.1. Thực trạng vềcơcấukinhtếnôngthôn ở nước ta hiện nay Quá trình chuyển đổi cơcấukinhtếnôngthôn theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang diễn ra khắp các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên sự chuyển đổi cơcấukinhtếnông nghiệp nôngthôn còn chậm chạp mang tính tự phát theo từng vùng, từng địa phương nên chưa thống nhất và thiếu đồng đều, xu hướng chuyểndịch theo hướng tích cực của nền kinhtế hàng hoá chưa bộc lộ rõ nét. Cho tới nay sản phẩm trồng trọt vẫn chiếm tới trên đưới 75% tổng giá trị nông sản. Lực lượng lao động nông nghiệp còn cao, trong đõ 70% chủ yếu tập trung ở ngành trồng trọt. Số lao động làm công nghiệp và dịch vụ chỉ có khoảng 14 - 15 % lao động làm nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản chiếm khoảng 14%. Như vậy tỉ trọng sản phẩm trồng trọt cũng như tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ cũng như lao động ở hai ngành này tăng lên chưa đáng kể chưa đáp ứng kịp thời cho kinhtếnông nghiệp phát triển nhanh. Một số làng nghề truyền thống chưa được khôi phục hoặc đã khôi phục nhưng chưa phát triển. Vì thiếu vốn, kỹ thuật, lao động, ngành dịch vụ ở nôngthôn chưa được mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp . Nghề phụ ở nôngthôn chưa được chú trọng phát triển dẫn đến tình trạng thời gian lao động ở nôngthôn chưa được sử dụng một cách triệt để. 4.2. cơcấukinhtếnôngthôn nước ta còn thể hiện nhiều điểm bất hợp lý. Theo quan điểm cũ kinhtếnôngthôn luôn đồng nghĩa với kinhtếnông nghiệp từ đó tạo ra sự cách trở phát triển nôngthôn so với thành thị ngày càng rõ rệt. - Cơcấu ngành, cơcấu vùng còn mang nặng đặc điểm, dấu hiệu của thời kỳ quản lý tập trung quan liêu bao cấp, không tính đến hiệu quả kinhtế của ngành. - Cơcấu thành phần kinhtế giữa quốc doanh, tập thể và tư nhân chưa hợp lý. - Sản xuất nông nghiệp và kinhtếnôngthôn còn mang nặng tính tự cấp tự túc manh mún. 4.3. Xuất phát từ yêu cầu của nền kinhtế thị trường. - Phải coi trọng thị trường là yếu tố quyết định trên việc chuyểndịchcơ cấu. Từ đó chuyển từ sản xuất theo nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất là chính sang sản xuất những gì mà thị trường đòi hỏi. - Thị trường trong và ngoài nước hiện nay cónhững thay đổi rất nhanh chóng do vậy đòi hỏi sản phẩm nông sản phải phong phú và đa dang. 5. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả 5.1. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ cơcấukinhtế và quá trình chuyểndịchcơcầukinhtếnông thôn: - Cơcấu giá trị loại sản phẩm và dịch vụ - Cơcấuvề lao động - Cơcấuvề vốn đầu tư - Cơcấuvề sử dụng đất đai. Các chỉ tiêu này có thể sử dụng để đánh giá trình độ và quá trình chuyểndịchkinhtếnôngthôn trong cả nước,trong vùng lãnh thổ và trong phạm vi thành phần kinh tế. Trong các chỉ tiêu trên chỉ tiêu vềcơcấu lao động biểu hiện rõ nhất còn cơcấu giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phản ánh rõ nhất quá trình chuyểndịchcơcấukinh tế. 5.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinhtế của quá tình chuyểndịchcơcấukinh tế. - Các chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu nhân tố bao gồm: + Năng suất cây trồng và năng suất vật nuôi + Giá trị các loại sản phẩm và dịch vụ + Giá trị tổng thu nhập. + Vốn đầu tư và chi phí vật chât. + Năng suất ruộng đất tính theo giá trị. - Các chỉ tiêu hiệu quả kinhtế của quá trình chuyểndịchcơcấukinhtếnôngthôn bao gồm: + Hiệu quả đầu tư vốn phát triển nôngthôn nói chung và một số ngành chủ yếu nói riêng. + Hiệu quả của chi phí vật chất. + Năng suất lao động nôngthôn Các chỉ tiêu này sử dụng để tính toàn hiệu quả cuả quá trình chuyểndịchcơcấukinhtếnông thôn. 6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyểndịchcơcấukinhtếnông thôn. 6.1. Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên. Nhóm này bao gồm: Vị trí địa lý của các vùng lãnh thổ; điều kiện đất đai của các vùng, điều kiện khí hậu thời tiết; các nguồn tài nguyên khác của các vùng lãnh thổ như nguồn nươc, rừng, biển, khoáng sản . các nhân tố tự nhiên trên có tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành vận động và biến đổi của cơcấukinhtếnông thôn. Tuy nhiên sự tác động và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên tới mỗi nội dung của cơcấukinhtếnôngthôn là không phải như nhau. [...]... phần kinhtế và vùng kinhtế đồng thời cũng tạo điều kiện ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển ngành kinh tế, thành phần kinhtế và vùng kinhtếnôngthôn đòi hỏi phải cónhững điểu kiện cho các nhà sản xuất đầu tư công nghệ, kỹ thuật trong nôngthônCơ sở hạ tầng nôngthôn cũng là một trong các yếu tố quyết định cho sự chuyển dịchcơcấukinhtế nông thônCơ sở hạ tầng nôngthôn bao... dịch cơcấukinhtế nông thôn huyện Gia Lâm theo xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá 7 Kinh nghiệm của một số nước trong việc chuyển dịchcơcấukinhtế nông thôn Ở mỗi nước cónhững điều kiện và đặc điểm riêng ở vào từng thời điểm và hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhưng đều coi kinhtếnông nghiệp và phát triển nôngthôn là cơ sở, là tiền đề trong một bước đi của chiến lược phát triển kinhtế xã... đó các nước đã cónhững bước chuyển dịchcơcấukinhtế nông nghiệp và cơcấukinhtếnôngthôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá Tuy nhiên cách thức tiến hành và kế quả cảu từng bước là khác nhau Ta có thể khái quát một số kinh nghiệm có tính phổ biến vận dụng vào quá tình chuyển dịchcơcấukinhtế nông thôn ở nước ta: 7.1 Giảm tỷ trọng sản phẩm và lao động trong khu vực nông nghiệp trong... quá trình biến đổi cơcấukinhtế nói chung và cơcấukinhtếnôngthôn nói riêng Thông qua quá trình tham gia thị trường quốc tế mà mỗi quốc gia tăng thêm các cơ hội tìm kiếm công nghệ và kỹ thuật mới cũng như vốn đầu tư để phát triển kinhtế mỗi nước Trong nền kinhtế thị trường Nhà nước cần ban hành các chính sách kinhtế vĩ mô để tạo ra động lực kinhtế mà cốt lõi là lợi ích kinhtế của người sản... vùng kinhtế nói chung và các vùng kinhtếnôngthôn nói riêng trong mỗi quốc gia Ngoài sự tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, cơcấukinhtế vùng lãnh thổ còn chịu ảnh hưởng bởi cơcấu thành phần kinhtế và cơcấu thành phần kỹ thuật cuả khu vực kinhtếnôngthôn Vị trí địa lý thuận lợi và các tiềm năng tự nhiên phong phú của mỗi vùng lãnh thổ là nhân tố thuận lợi cho các thành phần kinh tế. .. triển Thông thường ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi các thành phần kinh tế: Quốc doanh tập thể, cá thể, tư nhân và kinhtế hộ phát triển hơn các vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi 6.2 Nhóm các nhân tố kinhtế xã hội Nhóm này luôn có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi của cơcấukinhtếnôngthôn Các nhân tố kinhtế xã hội ảnh hưởng tới cơcấu thành phần kinhtếnông thôn. .. sách kinhtế giúp các nhà sản xuất có được hành lang và khuôn khổ để bảo vệ lợi ích của mình Để thực hiện chức năng kinhtế của mình nhất thiết Nhà nước phải có công cụ quản lý vĩ mô đối với nền kinhtếĐểchuyển đổi cơcấukinhtếnông thôn, đòi hỏi cónhững điều kiện vật chất nhất định đặc biệt là nguồn vốn đầu tư, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành và phát triển ngành kinh tế, thành phần kinh. .. sự chuyểndịch mạnh mẽ cơcấukinhtế tại chỗ: Năm 1980 giá trị sản lượng nông nghiệp chiếm 68,8% và giá trị công nghiệp nôngthôn chiếm 34,1% thì đến năm 1991 tỷ lệ này là 42,9% và 57,1% 7.4 Mở rộng và phát triển hệ thống dịch vụ nôngthôn là xu thế phổ biến ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Các nước trong khu vực rất coi trọng hệ thống dịch vụ nôngthôn bao gồm nhữngdịch vụ sản xuất và dịch. .. sách kinhtế vĩ mô của Nhà nước, , kinh nghiệm tập quán và truyền thống sản xuất của dân cư Trong nền kinhtế hàng hoá các quan hệ kinhtế được thể hiện thông qua thị trường Thị trường nôngthôn không chỉ thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinhtếnôngthôn (đầu ra) mà còn góp phần quan trọng thu hút các yếu tố (đầu vào) của thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông thôn. .. triển kinhtế nói chung, kinhtếnôngthôn và cơcấukinhtếnôngthôn nói riêng ở đây vai trò của khoa học kỹ thuật kỹ thuật được ứng dụng sản xuất góp phần quyết định hoàn thiện các phương thức sản xuất nhằm khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn các nguồn lực của xã hội và khu vực nôngthôn Đồng thời việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng làm phát triển lực lượng sản xuất trong nôngthôn qua . NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN 1. Các khái niệm. 1.1 Khái niệm về cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế là một tổng. trình độ cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cầu kinh tế nông thôn: - Cơ cấu giá trị loại sản phẩm và dịch vụ - Cơ cấu về lao động - Cơ cấu về vốn