1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thử nghiệm ương cá ngựa đen (hippocampus kuda ) bằng các loại thức ăn khác nhau

37 337 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA THỦY SẢN Trương Trung Quân THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ NGỰA ĐEN Hippocampus kuda BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SINH HỌC BIỂN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

Trương Trung Quân

THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ NGỰA ĐEN (Hippocampus

kuda ) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SINH HỌC BIỂN

2012

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

Trương Trung Quân

THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ NGỰA ĐEN (Hippocampus

kuda ) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SINH HỌC BIỂN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS BÙI MIN0H TÂM

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Bùi Minh Tâm đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm quý báo và hết lòng giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài cũng như trong quá trình viết bài luận văn

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa Thủy Sản - trường Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện

đề tài tốt nghiệp

Xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Văn Đua, thầy Lê Sơn Trang và anh Nguyễn Hồng Quyết Thắng - cán bộ Khoa Thủy Sản và tập thể anh em trong trại cá - Khoa Thủy Sản đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Sau cùng là sự biết ơn sâu sắc đối với gia đình đã tạo điều kiện cho em học tập đến ngày hôm nay

Trương Trung Quân

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “ Thử nghiệm ương cá Ngựa Đen (Hippocampus kuda) bằng các loại

thức ăn khác nhau” được tiến hành từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 5 năm

2012, tại trại cá nước ngọt - Khoa Thủy Sản - trường Đại Học Cần Thơ Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần Nghiệm thức 1 cho ăn Nauplius của Copepoda, nghiệm thức 2 cho ăn nauplius của Copepoda kết hợp với Copepoda trưởng thành, nghiệm thức 3 cho ăn nauplius của Artemia Kết quả sau 15 ngày ương tốc

độ tăng trọng về khối lượng và chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 3 lần lượt

là (0.1±0.00 g/con) và (1.04±0.13 cm/con) thấp nhất ở nghiệm thức 1 là (0.06±0.00 g/con) và (0.8±0.01 cm/con) Vì nghiệm thức 3 (cho ăn nauplius Artemia) nên tăng trọng cao hơn so với nghiệm thức 1 (cho ăn nauplius Copepoda) do đó 2 nghiệm thức khác biệt có ý nghỉa thống kê

Tỷ lệ sống của cá có biến đổi theo giai đoạn do sự thay đổi về kích thước của

cá nên nhu cầu về thức ăn cũng thay đổi theo, ở ngày thứ 12 thì tỷ lệ sống nghiệm thức 1 là cao nhất nhưng từ ngày 12 trở đi tỷ lệ sống giảm nhanh, khi kết thúc thí nghiệm chỉ còn 20%, và nghiệm thức 2 là 36%, nghiệm thức

3 là 25,3%

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ 3

TÓM TẮT 4

MỤC LỤC 3

DANH SÁCH BẢNG 5

DANH SÁCH HÌNH 6

PHẦN 1: ĐẶC VẤN ĐỀ……… ………7

1.1.Giới thiệu 7

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8

1.3 Nội dung 8

PHẦN 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 9

2.1 Đặc điểm sinh học cá ngựa đen 9

2.1.1 Phân loại và hình thái cấu tạo cá ngựa đen 9

2.1.2 Phân bố 10

2.1.3 Môi trường sống và điều kiện sống 10

2.1.4 Dinh dưỡng 13

2.1.5 Sinh trưởng 13

2.1.6 Đặc điểm sinh sản của cá ngựa đen 13

2.1.7 Giá trị 14

2.1.8 Tình hình nghiên cứu 14

2.2 Các loại thức ăn sử dụng trong phòng thí nghiệm cho cá ngựa 15

2.2.1 Copepoda 15

2.2.2 Artemia 15

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1.Địa điểm nghiên cứu 17

3.2 Vật liệu nghiên cứu 17

3.3 Nguồn nước thí nghiệm 18

3.4 Thức ăn tự nhiên 18

3.4.1 Copepoda 18

3.4.2 Artemia 18

3.4.3 Nuôi cấy tảo 19

3.5 Phương pháp bố trí thí nghiệm 19 7 3.6 Phương pháp xử lý số liệu 20

PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Kết quả thí nghiệm 1 23

4.1.1 Các thông số môi trường trong thí nghiệm 23

4.1.1.1 pH và nhiệt độ 23

4.1.1.2 Nồng độ NH 4+ 23

4.1.1.3 NO 2- 24

4.1.2 Tỷ lệ cá mang trứng ấp nở thành công (%) 24

4.2 Kết quả thí nghiệm 2 25

4.2.1 Các thông số môi trường 25

4.2.1.1 Nhiệt độ và pH 25

4.2.1.2 Nồng độ NH 4+ 25

4.2.1.3 Nồng độ NO 2- 26

4.2.2 Tốc độ tăng trưởng của cá ngựa 15 ngày tuổi 27

4.2.2.1 Tăng trưởng về chiều dài 27

4.2.2.2 Tăng trưởng về khối lượng 28

4.2.3 Tỷ lệ sống (%) 28PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 29

5.1 Kết luận 29

Trang 6

5.2 Đề xuất 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined

Trang 7

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1 Cá ngựa đen 9

Hình 2 Cách đo chiều dài cá ngựa 21

Hình 3 Nồng độ NH4+ của các nghiệm thức theo ngày trong thí nghiệm 1 23

Hình 4 Nồng độ NO 2- của các nghiệm thức theo ngày trong thí nghiệm 1 24

Hình 5 Tỷ lệ cá mang trứng ấp nở thành công 25

Hình 6 Nồng độ NH 4+của các nghiệm thức theo ngày trong thí nghiệm 2 26

Hình 7.Nồng độ NO 2- của các nghiệm thức theo ngày trong thí nghiệm 2 27

Hình 8 Tỷ lệ sống của các nghiệm thức theo ngày trong thí nghiệm 2 29

Hình 9 Một vài hình ảnh về phiêu sinh động vật 28

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG

Trang 9

PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Giới thiệu

Ở vùng biển nước ta phát hiện được 7 loài cá ngựa, đó là:cá ngựa gai

(Hippocampus spinosissimus ), cá ngựa ba chấm (H trimaculatus), cá ngựa

đen (H kuda), cá ngựa thân trắng (H kelloggi), cá ngựa mõm ngắn (H

mohnikei), cá ngựa gai dài (H histrix), cá ngựa đốm trắng

Tuy các loài cá ngựa không có giá trị về dinh dưỡng nhưng laị có tác dụng dược tính rất cao nên có giá trị lớn trong đời sống và xuất khẩu Từ lâu người

ta đã biết sử dụng cá ngựa như một loại dược liệu quý vì vậy đây là loài có giá trị kinh tế cao

Ước tính mỗi năm có khoảng 40 triệu con cá ngựa bị đánh bắt trong tự nhiên nhằm phục vụ thị trường thuốc ở Trung Quốc Chúng được sử dụng làm thuốc kích dục cũng như chữa trị nhiều chứng bệnh khác chẳng hạn như bệnh tim Nhu cầu cá ngựa trong những năm gần đây tăng mạnh tới mức giá bán lẻ tại châu Á là 1.900 USD/kg Khoảng 1 triệu con nữa bị đánh bắt để buôn bán như

đồ quý hiếm bởi sinh vật biển này giữ lại được hình dáng và màu sắc khi được sấy khô Bên cạnh đó 1 triệu cá thể bị đánh bắt để làm cảnh mặc dù rất ít con

có thể sống sót quá vài tháng nếu không có thức ăn tươi Nên đã có lệnh cấm quốc tế về buôn bán cá ngựa Chỉ được phép đánh bắt cá ngựa phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học hoặc buôn bán cá ngựa được nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt Trên thế giới, việc nhập và xuất khẩu cá ngựa được kiểm soát

từ ngày 15-5-2004 Số lượng cá ngựa đã bị giảm sút đến mức nghiêm trọng do việc đánh bắt cá gia tăng.Tại Phú Yên, Khánh Hòa, cá ngựa ngoài việc bị đánh bắt thủ công còn bị những chuyến thuyền giã cào, tận diệt ngoài khơi Và nhiều nơi khác viêc cá ngựa cũng rất rầm rộ Do sự khai thác qua mức nên việc xuất khẩu cá ngựa ở nước ta còn rất hạn chế, có năm đạt 5 tấn cá ngựa, một công ty ở Ðà Nẵng trước đây xuất sang Trung Quốc 1 tấn cá ngựa khô 1 năm, nay không có để xuất, nhưng hàng năm Trung Quốc tiêu thụ đến 20 tấn

cá ngựa khô (khoảng 6 triệu con) (Việt Linh, 2010)

Vì vậy việc nuôi cá ngựa thương phẩm đang được nhiều người quan tâm đến, nhưng khó khăn trước mắt là nguồn giống rất khó tìm, từ đó ta có thể thấy được việc sản xuất giống loài cá này rất cần thiết, không chỉ để cung cấp cho viêc nuôi và xuất khẩu mà còn giúp cho việc bảo toàn giống loài này tránh khỏi tuyệt chủng dưới sự khai thác quá mức của người dân Xuất phát từ

những mong muốn đó đã dẫn đến viêc thực hiên đề tài “THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ NGỰA ĐEN(Hippocampus kuda ) BẰNG CÁC LOẠI THỨC

ĂN KHÁC NHAU”

Trang 10

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định nguồn thức ăn tươi sống thích hợp để nâng cao tỷ lệ sống trong ương nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda), góp phần làm tăng nguồn kinh tế cho người dân thông qua việc nuôi cá ngựa, và giúp cho nghề nuôi cá ngựa được phô biến và dể dàng hơn

1.3 Nội dung

Lưu giữ cá ngựa bố đã mang trứng đến khi trứng nở thành cá bột

Ương nuôi cá ngựa với các loại thức ăn khác nhau

Trang 11

PHẦN 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm sinh học cá ngựa đen

2.1.1 Phân loại và hình thái cấu tạo cá ngựa đen

Theo (Lourie et al, 1999.)cá ngựa được phân loại theo hệ thống sau:

Ngành : Chordata

Lớp : Actinopteryg

Bộ : Syngnathifor

Họ : Syngnathidae Giống : Hippocampus

Loài: Hippocampus kuda

Hình 1 Cá ngựa đen

Đặc điểm hình thái:

Cá ngựa có thân hình hơi dẹt, dài và cong Toàn thân dài khoảng 10 - 15 cm,

có khi hơn; phần phình to ở giữa thân rộng từ 2 - 4 cm; màu vàng nhạt hoặc nâu đen Thân và đuôi chia thành các ô hình chữ nhật, các ô này được tạo bởi các đốt xương vòng song song; ở đỉnh các đốt thân có các gai nhọn, thân có 7

gờ dọc, đuôi cuộn lại ở cuối và chỉ có 4 gờ Đầu hơi giống hình đầu ngựa, giữa

Trang 12

đầu có các gai to nhô lên Mỏ có dạng ống không có răng, hai mắt hình cầu (FAO, 1990)

2.1.3 Môi trường sống và điều kiện sống

Ở môi trường tự nhiên, cá ngựa sống ở những nơi có độ sâu khoảng 10m, nơi

có nhiều rạn san hô và cỏ biển và gần đáy, ở những nơi có chất đáy cát bùn (Fao, 1990)

Nhiệt độ: Tuy cá ngựa là động vật biến nhiệt nhưng chúng cũng bị nhiều tác

động bởi sự thay đổi của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống, giới hạn

Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động sinh sản của cá ngựa rất mạnh, nhiệt

ngựa đực hoạt động tích cực để tìm cá ngựa cái Khi đã bắt cặp, cá ngựa cái đẻ trứng của chúng vào túi ấp của con đực

Thời gian ấp của trứng thụ tinh sẽ liên quan mật thiết với nhiệt độ môi trường

ấu trùng khỏe mạnh, chúng thường chết trong túi ấp và cá bố mẹ cũng có thể chết (Vicent, 1996)

Độ mặn: cá ngựa sống ở nhiều độ mặn khác nhau, từ 10 – 35‰, tuy nhiên sự chiu đựng đối với độ mặn cũng ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của cá, như

ở giai đoạn ấu niên cá chỉ chịu được khoảng 15‰, còn giai đoạn trưởng thành chúng có thể sống được ở độ mặn 10‰.(Trương Sĩ Kỳ, 2006)

pH: Cá ngựa không có sự chịu đựng cao đối với sự biến đổi đột ngột của pH,

vì vậy tốt nhất pH luôn ở mức trung bình của nước biển 8,0 – 8,3.(Trương Sĩ

Kỳ, 2000)

Trang 13

2.1.4 Dinh dưỡng

Cá ngựa chỉ ăn thức ăn tươi sống như tôm biển nhỏ, tép ruốc, Artemia các loài giáp xác chân chèo như copepoda ngoài ra còn ăn được ấu trùng của cá loài nhuyễn thể

Từ những nghiên cứu thử nghiệm để thuần hóa loài này cho thấy thức ăn ưa thích của chúng ở giai đoạn trưởng thành là mysis của các loài tôm Vì vậy hiên nay có nhiều nghiên cứu để chúng thích nghi với loại thức ăn mysis đông lạnh.(Bùi Minh Tâm, 2011)

2.1.5 Sinh trưởng

Tỷ lệ tăng trưởng của cá ngựa tương đối nhanh và ổn định so với các loài cá biển khác Từ giai đoạn ấu trùng đến khi thành thục trong vòng 4,5-6 tháng Theo Ortega và Rayes (2006) đã nghiên cứu về sinh trưởng của cá ngựa đen

(Hippocampus kuda) gồm có các độ tuổi khác nhau từ 1, 12 và 20 ngày tuổi được cho ăn bằng hỗn hợp luân trùng (Branchionus plicatilis) và nauplii

Artemia trong 15 ngày chúng được chuyển sang bể xi măng và cho ăn bằng Artemia lớn cho đến ngày 95 Khi đó, tăng trưởng của cá ngựa tương ứng với

ba nhóm tuổi trên là từ 0,7, 1,5 và 2,7 đến 4,5, 5,4 và 6,7 cm Tác giả thu mẫu

và cân đo 15 ngày/lần Kết thúc thí nghiệm, trung bình chiều dài và khối lượng tăng trưởng/ngày là bằng nhau ở ba nhóm cá tương ứng với 0,05cm và 0,005g/ngày

Marshall và Paul (2001) đã khẳng định cá ngựa được cho ăn bằng Artemia giàu hóa có tăng trưởng và sức sống cao hơn so với các nghiệm thức khác

2.1.6 Đặc điểm sinh sản của cá ngựa đen

Hầu hết các loài cá ngựa ở Việt Nam có mùa sinh sản quanh năm.Thông thường mùa sinh sản kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 Tuổi thành thục của cá ngựa là 6 tháng tuổi, kích thước thành thục đầu tiên của cá ngựa đen đực là 9cm và cá cái là 10cm.(Bùi Minh Tâm, 2011)

Cá ngựa sinh con theo một cách kỳ lạ: Khi buồng trứng vào giai đoạn chín mùi thì con cái chuyển trứng vào túi của con đực tạo cho con đực có hiện tượng giống mang thai Những nghiên cứu mới đây cho thấy rằng cá đực truyền tinh dịch của chúng ra xung quanh chứ không đưa trực tiếp vào túi ấp Thời gian ấp từ 2-3 tuần (Foster và Vicent, 2004)

Thời gian trứng nở phụ thuộc vào cá bố mẹ Một số trải qua thời gian phát triển chung với những phiêu sinh vật biển Đôi khi những con cá ngựa đực có thể ăn một số con của nó trước khi chúng được tự do Những con cá ngựa khác ngay lập tức bắt đầu cuộc sống dưới đáy biển.(Trương Sĩ Kỳ, 2004)

Trang 14

Thông thường cá ngựa sống thành cặp, nhưng có một số loài sống thành bầy đàn Khi sống thành cặp, cá ngựa thường giao phối vào sáng sớm hoặc đôi khi vào chập tối đễ củng cố thêm mối quan hệ của chúng Phần thời gian còn lại chúng dành cho việc tìm thức ăn.(Trương Sĩ Kỳ, 1994)

2.1.7 Giá trị dinh dưỡng của cá ngựa

Những nghiên cứu gần đây cho thấy cá ngựa (Hippocampus) có hàm lượng

amino acid và acid béo không no HUFA rất cao, đặc biệt là Docosahexaenoic acid (DHA) Hàm lượng kẽm và mangan cũng khá cao ở cá ngựa Về mặt y học, điều này giải thích vì sao sử dụng cá ngựa giúp tăng cường hoạt động của thận và sự sinh tinh Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng cá ngựa giàu

Na, K và P, rất cần thiết cho sự trao đổi chất của con người Hàm lượng kẽm

và sắt cao (160 microgam/g) ở cá ngựa giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng sự vận chuyển oxy của huyết sắc tố ở người Cá ngựa thân trắng được ưa chuộng

2.1.8 Tình hình nghiên cứu

Theo thông tinh mới nhất thì Trương Sĩ kỳ (2011) đã cho sinh sản thành công loài cá ngựa thân trắng (Hippocampus kelloggi) là một trong số rất ít loài có

kích thước lớn nhất trong giống Hipocampus

Adam Jones cùng cộng sự thuộc đại học Texas A&M đã đưa ra nhiều giả thiết

cho sự nghiên cứu về hiện tượng con đực mang thai ở cá ngựa Jones sử dụng

cá ngựa và họ hàng của chúng nhằm hướng đến một trong những lĩnh vực nghiên cứu thú vị nhất của sinh học tiến hóa hiện đại: nguồn gốc của các đặc điểm phức tạp Chiếc túi ấp trên cơ thể cá ngựa đực và cá chìa vôi nơi con đực giữ trứng trong quá trình giao phối là một đặc điểm thú vị có ảnh hưởng lớn đến ngành sinh học nghiên cứu các loài do khả năng mang thai của con đực đã

thay đổi hoàn toàn động lực của hành động giao phối

Thượng Đình Tâm và Hoàng Tùng (2008) nghiên cứu về sinh trưởng và tỉ lệ

sống của cá ngựa đen (Hippocampus kuda) ương bằng Copepoda thu từ các ao

nuôi tôm: mật độ cá ngựa 1-2 con/L, thức ăn: 3-5 con/mL, sau 50 ngày nuôi tỉ

lệ sống của cá cao nhất ở các nghiệm thức sử dụng Copepod sống (76,3%) và nghiệm thức sử dụng kết hợp Copepoda đông lạnh với Artemia nauplii (74,2%) cao hơn so với cá chỉ cho ăn Copepoda đông lạnh hoặc Artemia nauplii Điều này khẳng định với cá ngựa, việc sử dụng con mồi sống hết sức quan trọng và giá trị dưỡng cao của Copepoda sống

Trang 15

Viện Hải dương học và Trung tâm Công nghệ sinh học và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Đà Nẵng đã nghiên cứu thành công và chuyển giao quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cho người dân, đến nay các hộ dân

đã nuôi được cá ngựa thương phẩm từ cá ngựa đen (Hipppcampus kuda) với

thức ăn chủ yếu là nhóm chân mái chèo (Copepoda) lấy từ các ao nuôi tôm hoặc nuôi cá được nuôi với mật độ 50 con/bể 60 lít Cá thương phẩm được nuôi với mật độ 30 con/60 lít bằng nước biển tự nhiên qua tinh lọc và hệ thống nuôi hòan chỉnh theo yêu cầu

Công trình nghiên cứu khoa học về sinh sản giống cá ngựa gai (Hippocampus

spinosissimus) thành công đầu tiên với tỷ lệ sống là 50% ( Hồ Thị Hoa và

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 2009)

Nghiên cứu của Hồ Thị Hoa (2010) đã cho sinh sản nhân tạo thành công đối

với cá ngựa thân trắng (Hippocampu kellogii)

2.2 Các loại thức ăn sử dụng trong phòng thí nghiệm cho cá ngựa

2.2.1 Copepoda

Có nhiều hình dạng khác nhau, từ hình cầu tròn, giống cua, dài giống giun Đa

số Copepoda có hình trụ, với một phụ bộ dang rộng Thân gồm hai phần chính, đầu ngực (đầu gắn vào đốt đầu tiên của 6 đốt ngực) và phần bụng, hẹp hơn Đầu có một điểm mắt và đôi râu A1 dài không phân nhánh

Hiện nay, có hơn 10.000 loài Copepoda khác nhau, chúng phân bố hầu hết các thủy vực nước ngọt, lợ và mặn Kích thước của copepoda tùy thuộc vào từng loài cũng như giai đoạn phát triển của chúng Hầu hết Copepoda trưởng thành

có hình dạng giống như hình trụ, chiều dài 1-5mm Khác với Rotifer, Copepoda thích ăn tảo khuê hơn tảo lục Trong các nghiên cứu gần đây ấu trùng nauplius của Copepoda (30-38 µm ) có thể được bầu chọn làm thức ăn cho ấu trùng cá biển ngay sau khi nở Copepoda có thể là nguồn thức ăn tốt cho nhiều loài cá biển nhiệt đới Copepoda là nguồn thức ăn phù hợp cho ấu trùng cá biển do chúng có nhiều acid amin và các acid béo thiết yếu, hàm lượng protein cao (44-52%) và có thành phần acid amin thích hợp, có hàm lượng enzyme tiêu hóa cao vai trog quan trọng trong dinh dưỡng ấu trùng cá biển Copepoda di chuyển theo hình zic zăc nên ấu trùng cá biển dễ phát hiện (Nguyễn Thị Kim Liên, 2010)

Trang 16

giống loài tảo Artemia thường xuất hiện ở những nơi có nồng độ muối cao, ít

có loài tôm, cá dữ và các động vật cạnh tranh thức ăn khác như luân trùng, giáp xác nhỏ ăn tảo Ở các sinh cảnh này nhiệt độ, thức ăn và nồng độ muối là những nhân tố chính ảnh hưởng đến mật độ của quần thể artemia Artermia là nguồn thức ăn tự nhiên đặc biệt quan trọng đối với nghề nuôi thủy sản đặc biệt

là trong ương nuôi ấu trùng tôm cá, là thức ăn rất quan trọng trong ương nuôi

ấu trùng và hậu ấu trùng tôm biển

Hiện nay Artemia được sử dụng với 3 dạng chính: trứng khử vỏ khô, ấu trùng nauplii và con trưởng thành Artemia có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nhiều loại động vật thủy sinh Hàm lượng protein khoảng

từ 40-50, con trưởng thành có hàm lượng protein cao hơn ấu trùng Ngược lại, hàm lượng lipid trong nauplii rất cao (>20%) và đặc biệt rất giàu HUFA Chất lượng của Artemia được đánh giá dựa vào kích thước, Artemia có kích thước nhỏ có giá trị hơn Tuy nhiên, hàm lượng HUFA là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng, yếu tố này phụ thuộc nhiều vào môi trường và nguồn thức ăn cung cấp Ngoài ra Artemia có thể được giàu hóa HUFA, vitamin để nâng cao chất lượng (Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2011)

Trang 17

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Địa điểm nghiên cứu

Các thí nghiệm được tiến hành tại Khoa Thuỷ Sản – Trường Đại Học Cần Thơ

3.2 Vật liệu nghiên cứu

-Lưới nauplius, lưới zoea1 (để tách nauplius và copepoda trưởng thành)

-Sencol (giàu hóa Atemia sinh khối)

-Môi trường walne

Một số loại hóa chất và công dụng:

- Chlorine: Diệt trùng, khử vi khuẩn, nấm xung quanh khu vực trại nuôi

- Formalin: Ngâm dụng cụ, tắm ấu trùng trước khi bố trí vào bể, kích thích lột xác Vệ sinh tay trước khi chạm vào bể ấu trùng

- EDTA: Kết tủa kim loại nặng

Trang 18

3.3 Nguồn nước thí nghiệm

Nước ót ruộng muối Vĩnh Châu được lọc sạch, pha với nước ngọt để có nồng

độ muối 30‰ Xử lý bằng bằng chlorien nồng độ 50 ppm Sục khí mạnh dưới ánh nắng mặt trời khoảng 5 ngày trước khi sử dụng Sau đó, kiểm tra Clo dư thừa bằng Test Chlorine và độ mặn Trung hòa Clo dư bằng Natrithiosulphate

và thêm nước ngọt để trở về độ mặn mong muốn

3.4 Thức ăn tự nhiên

3.4.1 Copepoda

Đây là thức ăn quan trọng trong quá trình ương cá ngựa giống Được thu về từ các ao nuôi tôm quảng canh hay các rừng ngập mặn ở Sóc Trăng, Bạc Liêu

Hỗn hợp Copepoda với nhiều giống khác nhau: Cyclopoida, Harpacticoida,

Calanoida.Sau đó được trử lại trong thùng 90L, hay lấy giống thuần từ (bộ

môn Thủy Sinh Vât Ứng Dụng) thường là giống (Microsetella) về nuôi sinh khối, cho ăn bột đậu nành và tảo Chaetoceros ở nước 30‰ 2 lần/ngày, sau 10

ngày có thể lọc lấy nauplius qua mắt lưới 100µm, sau đó rửa sạch cho cá ngựa con ăn

3.4.2 Artemia

Nguồn thức ăn tự nhiên đặc biệt quan trọng trong quá trình nuôi lưu trữ cá ngựa

Ấp từ trứng của Atemia Vỉnh Châu theo Trần Ngọc Hải (2006)

Bước 1 : Cho Artermia vào lưới lọc rồi ngâm lượng trứng này trong dung

dịch Chlorine 200ppm (hòa lẫn 2g Chlorine vào 1 lít nước)cho đến khi trứng Artemia chuyển sang màu nhạt hơn

Bước 2: Rửa Artemia qua nước ngọt cho sạch Chlorine rồi ngâm Artermia trong nước ngọt khoảng 10 -20 phút

Bước 3: Lấy ra, rửa sạch và ấp trong nước 30‰, có sục khí để trứng nở đều Artemia khi ấp sau 24h sẽ nở, ta để thêm 6h

Tiến hành thu Artermia đã nở sau 30h, thu Artermia từ bể ấp, tắt sục khí, đậy

bạt đen chờ khoảng 5 phút cho vỏ nổi lên mặt nước dùng vợt vớt vỏ Artermia

nổi Mở val thu ấu trùng dưới nền đáy

sau khi thu ấu trùng đưa vào bể 250L để nuôi sinh khối,cho ăn 2 lần/ngày Cho

Artemia ăn bột đậu nành, men bánh mì, tảo Chaetoceros Sau 1 tuần thi cho ăn

được

Ngày đăng: 27/11/2015, 11:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Việt Linh. Đặc điểm sinh học của cá ngựa đen (hippocampus kuda) http://www.sinhhocvietnam.com. 10.2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: hippocampus kuda
6. Trương Sĩ Kỳ và Đoàn Thị Kim Loan. 1994. Đặc điểm sinh sản của cá ngựa đen Hippocampus kuda sống ở vùng cửa sông Cửa Bé, Nha Trang. Tạp chí khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hippocampus kuda
9. Hồ Thị Hoa và Nguy ễn Thị Thanh Thủy. 2009. Thử nghiệm sinh sản cá ngựa gai(Hippocampus spinossimus) ở vùng biển Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T9. 2: 90-97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hippocampus spinossimus
10. Nguyễn Thị Kim Liên, 2005. Tìm hiểu sự phân bố và khả năng nuôi sinh khối copepoda Microsetella norvegica. Khoa Thuỷ Sản - Đại học Cần Thơ, 70 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microsetella norvegica
12. Thượng Đình Tâm, Hoàng Tùng, 2008. Sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) ương bằng copepod thu từ ao tôm. Tạp chí khoa học-công nghệ biển, số 03 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hippocampus kuda
7. Ranier Froese và Daniel Pauly. Các loài trong họ cá ngựa. http://www.wikipepia.com.09.2011 Link
1. Bùi Minh Tâm, 2010. Kỹ Thuật Nuôi Cá Cảnh Biển. Khoa Thuỷ Sản - Đại học Cần Thơ Khác
2. Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2011. Sử dụng sinh khối Artemia làm thức ăn ương nuôi các loại thủy sản nước lợ. Tạp chí khoa học.19b 168-178 Khác
3. Trần Sương Ngọc, Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Văn Hòa, 2007. Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên. Khoa Thuỷ Sản - Đại học Cần Thơ, 94 trang Khác
4. Trương Sĩ Kỳ, 2006. Kỹ thuật sản xuất giống cá ngựa. Hải Dương Học Nha Trang. 30 trang Khác
11. Trương Sĩ Kỳ. 2000. Kỹ thuật nuôi cá ngựa ở biển Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 59 trang Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w