1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PETEC BÌNH ĐỊNH

48 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 489,98 KB

Nội dung

Các lĩnh vực và sản phẩm sản xuất kinh doanh chủ yếu Công ty Cổ phần PETEC Bình Định là một doanh nghiệp hoạt động sản xuấtkinh doanh rất phong phú và đa dạng trên nhiều lĩnh vực.. Với c

Trang 1

Tên giao dịch tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN PETEC BÌNH ĐỊNH

 Tên giao dịch tiếng Anh : Petec Binh Dinh Joint Stock Company

 Tên viết tắt : PETEC BIDICO

Trang 2

hợp nhất giữa hai Công ty: Công ty Công nghệ phẩm Bình Định và công ty Vật liệuxây dựng Chất đốt Bình Định dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Sở ThươngMại và Du Lịch Bình Định

Công ty Vật liệu chất đốt, được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ/TCngày 24/05/1976 do chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nghĩa Bình–ông NguyễnTrung Tín ký

Đến ngày 24/01/1989, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nghĩa Bình ra Quyết định số189/QĐ-UB, sáp nhập Xí nghiệp Xây dựng vào Công ty Vật liệu chất đốt, tổ chứclại thành Công ty Vật liệu xây dựng - xây lắp

Tháng 4/1989 Trung ương thống nhất tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh BìnhĐịnh và Quảng Ngãi Do đó, Công ty Vật liệu xây dựng - xây lắp cũng được chiathành 2 Công ty:

+ Công ty Vật liệu xây dựng – xây lắp Bình Định

+ Công ty Vật liệu xây dựng – xây lắp Quảng Ngãi

Mạng lưới Công ty chỉ còn lại các đơn vị đóng chân trên huyện, thị thuộctỉnh Bình Định

Công ty Công nghệ phẩm được thành lập từ tháng 04/1976 Lúc mới thànhlập mạng lưới hoạt động của Công ty tương tự như Công ty Vật liệu chất đốt, Công

ty gồm có 4 phòng chức năng Mỗi huyện thị có một cửa hàng Ngoài ra, mỗi thị xãcòn có: Trạm gia công công nghệ thực phẩm, trạm kho công nghệ phẩm và cửahàng may mặc

Căn cứ Nghị định số 14/1988/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính Phủ vềviệc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, nhằm thích ứng vớimôi trường kinh doanh, đảm bảo khả năng phát triển lâu dài của Công ty, ngày14/05/2001 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định ra quyết định số 35/2001/QĐ-UB vềviệc chuyển công ty Thương nghiệp Tổng hợp Bình Định thành Công ty Cổ phầnThương mại Bình Định, với vốn điều lệ là: 7.319.400.000 đồng

Trang 3

Ngày 08/09/2006, Đại hội cổ đông bất thường đã nhất trí thống nhất phương

án tăng vốn điều lệ, theo đó vốn điều lệ của Công ty tăng từ 7.319.400.000 đồng lênthành 15.000.000.000 đồng (tức tăng 104,93%), tương đương 1.500.000 cổ phần

Tại Hội đồng cổ đông thường niên năm 2007 (ngày 14/04/2007), đã thôngqua và thống nhất đổi tên từ Công ty Cổ phần Thương mại Bình Định (viết tắt làBITRACO) thành Công ty Cổ phần PETEC Bình Định (viết tắt là PETECBIDICO), đồng thời tăng vốn điều lệ từ 15.000.000.000 đồng lên thành30.600.000.000 đồng (tức tăng 104%), tương đương 3.060.000 cổ phần

1.1.3 Quy mô hiện tại của Công ty

- Vốn điều lệ: 30.600.000.000 đồng

- Tổng số lao động: 115 người

Công ty có đội ngũ nhân viên quản lý kỹ thuật, kinh doanh có trình độ kinhnghiệm cao Tất cả các cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị sản xuất tương đốihiện đại với đội ngũ công nhân có tay nghề cao Mặt khác, Công ty cũng đã tạo rađược những hàng hóa và dịch vụ được người tiêu dùng chấp nhận và tin dùng

Với những kết quả mà Công ty đã đạt dược trong thời gian qua thì có thể nóirằng Công ty Cổ phần PETEC Bình Định là một Công ty có quy mô vừa

1.2 Các lĩnh vực và sản phẩm sản xuất kinh doanh chủ yếu

Công ty Cổ phần PETEC Bình Định là một doanh nghiệp hoạt động sản xuấtkinh doanh rất phong phú và đa dạng trên nhiều lĩnh vực Các lĩnh vực kinh doanhchủ yếu của Công ty là:

- Bán buôn, bán lẻ xăng dầu, mỡ phụ, hoá chất, khí đốt và các chế phẩm từ dầumỏ

- Kinh doanh xi măng, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, phân phối hàngtiêu dùng, vật tư nông nghiệp…

- Sản xuất và kinh doanh nước tinh khiết

- Kinh doanh ôtô, kim khí, điện máy

- Dịch vụ cho thuê mặt bằng kho bãi

- Đầu tư tài chính

Trang 4

Với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đa dạng như trên, hiện nay Công ty Cổphần PETEC Bình Định đang sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa chủ yếu sau:

Bảng 1.1: Danh mục sản phẩm, hàng hóa của Công ty

3 Dầu diezel

1.Xi măng Nghi Sơn

2.Xi măng Phúc Sơn

3.Xi măng Chinfon

4.Xi măng Hoàng Mai

3 Dịch vụ kinh doanh mặt bằng Công ty

(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp)

Một số hình ảnh về mặt hàng kinh doanh chính của Công ty:

Trang 5

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần PETEC Bình Định

1.3.1 Chức năng

- Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỡ

- Kinh doanh các mặt hàng công nghệ, thực phẩm công nghệ, vật liệu xâydựng, hàng tiêu dùng, vật tư Nhà nước

- Sản xuất chế biến thực phẩm, đồ hộp, lâm sản, thủy hải sản

- Dịch vụ vận tải xăng dầu và các loại hình dịch vụ khác

- Nâng cao môi trường thương mại, chế biến các loại sản phẩm cung ứng thịtrường

- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế của khu vực cũng như của tỉnh nhà, đa dạnghóa các loại hình doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán

- Một mặt sản xuất các mặt hàng có tính chất phục vụ thay thế cho hàng hóanhập khẩu, mặt khác Công ty cũng góp phần gia nhập thị trường thế giới

- Công ty kinh doanh đa dạng hóa và phong phú, hoạt động trên cả hai lĩnhvực sản xuất và thương mại, mở rộng thị trường, ổn định giá cả và lưu thông hànghóa đúng phẩm chất đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng

- Không ngừng nâng cao mục tiêu chung của Công ty, thực hiện đầy đủ cácnghĩa vụ đối với Nhà nước, đồng thời đảm bảo đời sống ổn định cho công nhân viên

- Thực hiện việc hoạch toán kinh doanh độc lập, có tài khoản, có con dấuriêng để thực hiện việc giao dịch theo đúng Pháp luật

- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn đãđăng ký hoặc công bố

Trang 6

- Thực hiện thống kê theo quy định của Pháp luật về thống kê, định kỳ báo cáođầy đủ các thông tin về Công ty với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.Báo cáo định kỳ theo quy định của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm về tính xácthực của nó, tuân thủ các quy định thanh tra của cổ đông.

1.4 Cơ cấu tổ chức quản trị của Công ty Cổ phần PETEC Bình Định

1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị của Công ty

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần PETEC Bình Định

Với: Quan hệ chỉ đạo

PHÒNGKinh doanh Xăng dầu

BAN KIỂM SOÁT

ĐẠI HỘI ĐỒNG

CỔ ĐÔNG

Ban Tổng Giám đốcHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Phòng Tài chính - Kế toán

Phòng Kế hoạch - Đầu tư

Trang 7

1.4.2 Số cấp quản lý

Dựa trên quy mô, ngành nghề và thị trường, cơ cấu tổ chức của Công ty hiệnnay được phân chia theo mô hình trực tuyến chức năng, được chia làm 3 cấp nhưsau:

- Cấp cao nhất : Hội đồng quản trị

- Cấp thứ hai : Ban Tổng Giám đốc

- Cấp thứ ba : Các phòng ban, trung tâm, xí nghiệp và chi nhánh

1.4.3 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý

Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan

quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệcủa Công ty quy định Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chínhhàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công

ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, ngoạitrừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị cótrách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác.Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Luật pháp, điều lệ Công ty, các quychế nội bộ Công ty và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định

Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ

đông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điềuhành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty Ban kiểm soát hoạtđộng độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc

Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng Giám đốc gồm 3 thành viên: 1 Tổng Giám đốc phụ

trách chung và 2 Phó tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là cơ quan tổchức, điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty

+ Tổng Giám đốc là người đại diện theo Pháp luật của Công ty, là người

điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạtđộng hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thựchiện các quyền và nhiệm vụ được giao

Trang 8

+ Các Phó tổng Giám đốc và các Trưởng phòng là người giúp việc cho

Tổng Giám đốc (do Tổng Giám đốc trực tiếp chỉ đạo); chịu trách nhiệm trước TổngGiám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đãđược Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhànước và Điều lệ Công ty

Các bộ phận chức năng:

Bộ phận kinh doanh, bao gồm:

Phòng kinh doanh tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý hoạt động kinh

doanh các mảng: kinh doanh xi măng, các mặt hàng công nghệ phẩm và các dịch vụkho cùng ngành hàng

Phòng kinh doanh xăng dầu: Chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý hệ thống bán

buôn, bán lẻ mặt hàng xăng dầu PETEC và các dịch vụ kho cùng ngành hàng

Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: Kinh doanh đa ngành hàng, trong đó chủ yếu tổ

chức quản lý hệ thống bán buôn mặt hàng xăng dầu PETEC tại TP Hồ Chí Minh

Xí nghiệp chế biến thực phẩm Quy Nhơn (PX sản xuất nước tinh khiết): Sản

xuất và kinh doanh mặt hàng nước tinh khiết nhãn hiệu PETEC và NASA Quản lýdịch vụ cho thuê mặt bằng, kho bãi (không thuộc hệ thống kho xi măng và xăngdầu) của Công ty

Trung tâm ôtô PETEC BIDICO: Kinh doanh mặt hàng ôtô các loại.

Trung tâm phân phối PETEC BIDICO: Chịu trách nhiệm kinh doanh bán

buôn các ngành hàng tiêu dùng, hàng vật tư nông nghiệp, nông sản các loại

Trung tâm điện máy BITRACO: Kinh doanh mặt hàng điện tử, điện máy,

điện gia dụng các loại

Cửa hàng vật liệu xây dựng – trang trí nội thất: Kinh doanh mặt hàng vật

liệu xây dựng và trang trí nội thất

Bộ phận hành chính, bao gồm các phòng chức năng:

Phòng Tổ chức - Hành chính:

Trang 9

Tổ chức nhân sự, thực hiện việc nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức bộmáy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho phù hợp với đặc điểm sản xuấtkinh doanh và yêu cầu phát triển; đề xuất các chế độ, chính sách về nhân sự Thựchiện chức năng văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, đánh máy; quản lý mua sắm tàisản, trang thiết bị khối văn phòng; công tác bảo vệ an toàn, phòng chống cháy nổ,

vệ sinh, y tế… và các nhiệm vụ khác về thủ tục hành chính của Công ty Chịu tráchnhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý, các giấy phép liên quan đến hoạt động củaCông ty; cập nhật và phổ biến các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty; dự báo các thay đổi về chính sách Pháp luật có thểảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Phòng Tài chính - Kế toán:

Xây dựng kế hoạch và theo dõi quản lý tình hình sử dụng nguồn vốn củaCông ty; tham mưu, đề xuất các biện pháp phát triển nguồn vốn, sử dụng nguồn vốncủa Công ty; lập và phân tích báo cáo tài chính định kỳ quý và năm để phục vụ choCông tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tổ chứcđiều hành bộ máy kế toán, xây dựng các thủ tục hồ sơ, sổ sách, chứng từ kế toán,quy trình luân chuyển chứng từ phục vụ cho công tác kế toán, thống kê của Côngty; lập kế hoạch kiểm toán định kỳ hàng năm trình cho Ban Tổng Giám đốc phêduyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán đó; đánh giá mức độ tin cậy và toàndiện của các thông tin tài chính; thông qua công tác kiểm toán nội bộ, tham mưucho Giám đốc về việc kiểm soát hiệu quả chi phí đối với các hoạt động

Phòng Kế hoạch - Đầu tư:

Chịu trách nhiệm định hướng, lập kế hoạch phát triển các ngành hàngmới, lĩnh vực kinh doanh mới và kế hoạch chung toàn Công ty Tham gia quản lýcác công trình xây dựng cơ bản do Công ty quản lý Quản trị các thành phần côngnghệ thông tin toàn Công ty Tổ chức và thực hiện các công tác truyền thông, quản

lý hình ảnh Công ty Thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan chức năng, chínhquyền, truyền thông, báo đài, cộng đồng nhằm mục đích xây dựng chiến lược quan

Trang 10

hệ đối với đối tác nước ngoài; xây dựng các chiến lược nhằm đối phó với các thôngtin thất thiệt, sự cố.

1.5 Cơ cấu tổ chức sản xuất

1.5.1 Công nghệ sản xuất nước uống tinh khiết

Nhãn hiệu nước uống tinh khiết PETEC và NASA

Quy trình công nghệ sản xuất nước tinh khiết

Công ty cổ phần PETEC Bình Định hiện đang sản xuất một loại sản phẩm lànước tinh khiết PETEC và NASA Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo quytrình khép kín qua 12 công đoạn trên quy trình công nghệ hiện đại của Hoa Kỳ.Hiện tại, sản phẩm này đã có mặt khắp thị trường Bình Định, các tỉnh Tây Nguyên

và TP Hồ Chí Minh, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.Quy trình công nghệ sản xuất nước tinh khiết thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất nước uống tinh khiết

Trang 11

(Nguồn: XN chế biến thực phẩm)

Giải thích các bước trong quy trình sản xuất nước tinh khiết

- Nguồn nước: được lấy từ nguồn nước máy

- Bồn nước trung gian: là nơi trung gian dùng để chứa nước máy để bắt đầuquá trình lọc

- Qua cột lọc làm muối: có chiều cao 1,3m; gồm 3 lớp: than, sỏi, cát Nướcqua cột này để lọc bớt chất bẩn, bụi, than, sạn để giảm bớt tạp chất trong nước

- Qua cột lọc làm mềm: Sau giai đoạn qua cột làm muối, nước được làmmềm nhằm giảm nồng độ Ca2+, Mg2+ ở bộ phận làm mềm, giảm bớt độ cứng trongnước Cột lọc làm mềm gồm 2 lớp: than và sỏi

- Qua cột lọc than: Sau khi nước được làm mềm, tiếp tục qua bộ phận lọcthan gồm 2 lớp là nhựa và sỏi để tăng độ sạch và làm nước có độ ngọt hơn

- Bộ đôi lọc 5-1 MIC: Lọc sạch những cặn bã mà những bộ phận trên khônglọc hết, làm tăng độ tinh khiết cho nước

Bồn nướctrunggian

Qua cộtlọc than

Qua cộtlọc làmmềm

Qua cộtlọc làmmuốiNước máy

Nước

thành

phẩm

Đóngthùng hoặc bình có chứa nước đãThực hiện CO nhãn chai

chạy qua đủ hệ thống lọc

Bộ đôilọc 5-1MIC

Chiết rót vào chai hoặc bìnhPETEC, NASA

Hệ thốngống dẫnchiết rót

Qua bộlọc 0.2MIC

Trang 12

- Đèn UV: nhằm diệt siêu vi, vi khuẩn gây bệnh, vi sinh vật có chứa trongnước, khử trùng, khử mùi, khử sắc.

- Qua cột lọc 0.2 MIC: nhằm lọc xác vi trùng, vi khuẩn sau khi được diệt ở

- Bộ Ozon và cột tiếp xúc Ozon: nước được chuyển qua bộ phận Ozon, bộ

xử lý gồm có bộ Ozon và cột tiếp xúc Ozon, với mục đích làm cho nước có thờigian sử dụng lâu hơn và tránh những tác nhân bên ngoài khi sử dụng

- Hệ thống ống dẫn - chiết rót vào chai hoặc bình: dùng chiết nước vào chai

và bình theo mức chuẩn và đóng kín nắp

- Thực hiện CO nhãn chai hoặc bình có chứa nước đã chạy qua đủ hệ thốnglọc: là giai đoạn sau khi các chai được qua máy soi kiểm tra chất lượng rồi dán nhãntheo từng bộ phận trình tự Sau đó đóng lại thành thùng

1.5.2 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất

Hình thức tổ chức sản xuất

Công ty kinh doanh trên lĩnh vực thương mại là chủ yếu Hiện tại chỉ sảnxuất nước uống tinh khiết nên việc tổ chức sản xuất của Công ty đơn giản, bộ phậnsản xuất duy nhất là phân xưởng sản xuất nước tinh khiết Hình thức sản xuất đượcchuyên môn hóa theo công nghệ sản xuất hàng loạt, được hình thành qua một quytrình công nghệ liên tục

Kết cấu sản xuất

Trang 13

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kết cấu sản xuất nước tinh khiết

(Nguồn: XN chế biến thực phẩm)

Quản đốc: Điều hành hoạt động sản xuất của phân xưởng theo nhiệm vụ,

kế hoạch được giao Tổ chức phân công công việc, đôn đốc hướng dẫn công nhânsản xuất đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng Quản lý máy móc thiết bị của phânxưởng

Bộ phận sản xuất chính: hệ thống dây chuyền sản xuất theo quy trình

công nghệ sản xuất nước tinh khiết

Bộ phận sản xuất phụ trợ: hệ thống vệ sinh cho sản phẩm.

1.6 Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây

Bảng 1.2: Bảng số liệu so sánh kết quả kinh doanh giai đoạn 2008-2010

2008

Năm 2009

Năm 2010

Tốc độ tăng trưởng hàng năm

6 Chỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA (%) 22,03 10,73 6,08

-7 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE (%) 44,79 29,91 13,95

-Nhìn chung, diễn biến nền kinh tế Việt Nam trong 3 năm 2008, 2009 và

2010 có nhiều biến động phức tạp, đan xen giữa những điều chỉnh của những chính

QUẢN ĐỐC

KhoTổ

xử lý đóng chaiTổ trình bàyTổ

Trang 14

sách vĩ mô và biến động của thị trường là sự khó lường của thời tiết, đã ảnh hưởnglớn đến các hoạt động sản xuất-kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp Đối vớiCông ty, ta thấy:

Về tổng doanh thu năm 2009 là 762,45 tỷ đồng, giảm so với năm 2008; đếnnăm 2010 lại tăng trở lại đạt 920,96 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt0,45%

Về tổng tài sản, năm 2008 là 78,05 tỷ đồng; năm 2009 là 130,42 tỷ đồng,tăng mạnh so với năm 2008; sang năm 2010 giảm còn 117,53 tỷ đồng Tốc độ tăngtrưởng hàng năm là khá cao, đạt 28,61%

Vốn điều lệ là 30,6 tỷ đồng, không đổi qua các năm

Lợi nhuận trước thuế và lợi nhận sau thuế qua các năm giảm dần: tốc độgiảm hàng năm của lợi nhuận trước thuế là 35,07%; của lợi nhuận sau thuế là33,75%

Tương tự như lợi nhuận, chỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản và lợi nhuận trênvốn chủ sở hữu cũng giảm dần qua các năm Sự biến động của các chỉ số này sẽđược phân tích rõ hơn ở phần sau

Như vậy, có thể thấy sự tác động của các yếu tố khách quan không thuận lợi

đã làm giảm lợi nhuận của Công ty Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh cả 3năm vẫn đảm bảo đạt theo kế hoạch đề ra và mức lợi nhuận đạt được trong cả 3năm vẫn đảm bảo mức chia cổ tức cho các cổ đông là 20%

PHẦN 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Trang 15

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PETEC BÌNH ĐỊNH

2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty CP PETEC Bình Định 2.1.1 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn

Dựa vào bảng cân đối kế toán rút gọn trên của Công ty ta thấy:

- Tổng tài sản của Công ty tính tới cuối năm 2008 là 78.047.257.624 đồng;

năm 2009 là 130.421.278.094 đồng, tăng 52.374.020.470 đồng so với năm 2008;đến năm 2010 là 117.442.292.128 đồng, giảm 12.978.985.966 đồng so với năm

2009 Trong đó:

+ TSNH: Năm 2008 là 55.694.868.727 đồng; năm 2009 là 98.664.322.092đồng, tăng so với năm 2008; năm 2010 giảm còn 84.888.625.771 đồng Trong tàisản ngắn hạn thì các khoản phải thu là lớn nhất: năm 2008 là 41.151.093.533 đồng;năm 2009 là 55.026.979.647 đồng; và năm 2010 là 55.184.405.168 đồng

+ TSDH: Năm 2008 là 22.352.388.897 đồng; năm 2009 31.756.956.002đồng; đến năm 2010 là 32.553.666.357 đồng Trong TSDH chủ yếu là tài sản cốđịnh, mà cụ thể là TSCĐ hữu hình; các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dàihạn khác có trị số nhỏ trong TSDH; và Công ty không có các khoản phải thu dàihạn cũng như bất động sản đầu tư

- Tổng ngồn vốn có sự biến động tương tự như như tổng tài sản và được

hình thành từ 2 nguồn:

+ Nợ phải trả: Là các khoản huy động từ bên ngoài bao gồm các khoản vaycũng như chiếm dụng Năm 2008 nợ phải trả là 34.152.182.373đồng; năm 2009 là79.591.864.662 đồng, tăng so với năm 2008; đến năm 2010 còn 63.840.486.080đồng Vì hoạt động chủ yếu là kinh doanh nên nguồn hình thành nợ phải trả phầnlớn là nợ ngắn hạn và ít sử dụng đến nợ dài hạn

+ Nguồn vốn CSH: Năm 2008 là 43.895.075.251 đồng; năm 2009 tăng hơnnăm 2008 và đạt 50.829.413.432 đồng; năm 2010 là 53.601.806.048 đồng, tăng sovới năm 2009 Trong đó chiếm nhiều nhất là vốn đầu tư của CSH Tuy nhiên

Trang 16

nguyên nhân làm cho nguồn vốn CSH tăng dần qua các năm lại chủ yếu do sự giatăng của quỹ đầu tư phát triển.

2.1.2 Phân tích khái quát bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Dựa vào bảng phụ lục báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm của Công ty

ta thấy:

- Doanh thu: bao gồm doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh

thu hoạt động tài chính và thu nhập khác Trong doanh thu thì doanh thu từ bánhàng và cung cấp dịch vụ là lớn nhất: năm 2008 đạt 951.822.579.813 đồng; năm

2009 đạt 762.454.711.907 đồng, giảm 189.367.867.906 đồng (tương đương giảm19,9%) so với năm 2008; và đến năm 2010 mức doanh thu này lại đạt920.958.233.740 đồng, tăng 158.503.521.833 đồng (tăng 20,79%) so với năm 2010.Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2008 là 1.475.466.745 đồng; năm 2009 giảm79.840.460 đồng so với năm 2008; năm 2010 là 1.983.328.034 đồng, tăng587.701.749 đồng so với năm 2009 Cuối cùng là thu nhập khác với mức tăng liêntục qua các năm: năm 2008 là 5.385.978.734 đồng; năm 2009 là 8.222.844.675đồng, tăng 2.836.865.941 đồng so với năm 2008; năm 2010 là 14.166.064.519đồng, tăng tới 5.943.219.844 đồng so với năm 2009

- Chi phí: Chi phí giá vốn hàng bán năm 2008 là 895.469.772.015 đồng;

năm 2009 là 728.116.677.699 đồng, giảm 257.353.094.316 đồng so với năm 2008;năm 2010 là 895.038.707.026 đồng, tăng 166.922.029.327 đồng so với năm 2009.Chi phí bán hàng năm 2008 là 26.569.068.878 đồng; năm 2009 giảm 5.780.662.989đồng; đến năm 2010 lại tăng 1.070.005.772 đồng Có thế thấy mức doanh thu từbán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2010 là tăng nhiều so với năm 2009 songkhoản chi phí bán hàng lại tăng không nhiều Điều đó chứng tỏ công tác bán hàngđang được quản lý tốt Cuối cùng là chi phí QLDN: năm 2008 là 4.878.024.508đồng; năm 2009 là 3.779.561.845 đồng, giảm 1.098.462.663 đồng so với năm 2008;năm 2010 là 4.861.051.999, tăng 1.081.490.154 đồng Như vậy, quy mô của Công

ty được mở rộng trong khi chi phí QLDN lại không tăng cho thấy hiệu quả của côngtác QLDN đang được nâng cao

Trang 17

- Lợi nhuận: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (bao gồm lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác) của Công ty năm 2008 là 23.282.309.925đồng; năm 2009 là 16.945.770.511 đồng, giảm 6.336.539.414 đồng so với năm2008; năm 2010 là 9.614.845.339 đồng, giảm 7.330.925.172 đồng so với năm 2009.Như vậy, có thể thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm dần qua các năm, kéotheo lợi nhuận sau thuế TNDN cũng giảm qua các năm: năm 2009 là13.990.983.317 đồng, giảm 3.201.535.960 đồng so với năm 2008; năm 2010 là7.117.085.242 đồng, so với năm 2009 giảm 6.873.898.075 đồng

Tuy nhiên, nhìn chung trong 3 năm hoạt động Công ty vẫn kinh doanh có lợinhuận và luôn vượt mức kế hoạch đề ra mặc dù phải đối mặt với giai đoạn khủnghoảng của nền kinh tế toàn cầu và lạm phát tăng cao Điều đó đã cho thấy hoạt độngkinh doanh của Công ty là có hiệu quả, việc quản lý và sử dụng các khoản chi phí làtương đối tốt

2.1.3 Phân tích khái quát bảng lưu chuyển tiền tệ

Dựa vào bảng phụ lục lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp

ta thấy:

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ gồm 3 phần, đó là: lưu chuyển tiền thuần từhoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiềnthuần từ hoạt động tài chính Trong đó, tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ năm

2008 là -662.609.103 đồng; năm 2009 là 766.388.412 đồng; năm 2010 tăng lên là6.614.101.844 đồng Như vậy, tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của năm 2009 vànăm 2010 là dương, chứng tỏ Công ty đã bắt đầu tạo tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu

Trước hết, ta xét đến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là dòngngân lưu ròng của toàn bộ dòng tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động kinhdoanh của Công ty Nhìn chung, lưu chuyển tiền thuần của hoạt động kinh doanhtrong 3 năm là dương và là dòng ngân lưu ròng lớn nhất: năm 2008 là54.720.995.247 đồng; năm 2009 là 1.581.490.992 đồng; và năm 2010 là23.890.018.601 đồng Vì vậy nó không những đủ bù đắp thâm hụt về tiền của hoạt

Trang 18

động kinh doanh mà còn có để tích lũy Điều đó chứng tỏ trong hoạt động kinh doanhCông ty có năng lực tạo tiền hợp lý và thông suốt.

Tiếp đến là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư Nó phản ánh toàn bộdòng tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của Công ty Trong năm

2008, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là -8.353.701.138 đồng; năm 2009 là-7.391.682.235 đồng; đến năm 2010 là -5.360.603.129 đồng Qua bảng phụ lục có thểthấy do việc đầu tư dàn trải và chủ yếu là chi về mua sắm, xây dựng TSCĐ và tài sảndài hạn khác trong khi các khoản thu lại không nhiều cho nên Công ty ít có khả năngtạo tiền từ hoạt động đầu tư trong tương lai

Cuối cùng là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Đó là dòng ngânlưu ròng phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tàichính của Công ty Năm 2008, dòng ngân lưu ròng này là -47.029.903.103 đồng;năm 2009 là 6.576.579.655 đồng; năm 2010 là -11.915.313.628 đồng Nhìn chungdòng ngân lưu này là âm Bởi tiền vay ngắn hạn, dài hạn hàng năm lớn nhưng vẫnkhông đủ bù đắp tiền chi trả nợ gốc vay và chi trả cổ tức, lợi nhuận hàng năm cho chủ

sở hữu Điều đó cũng cho thấy Công ty có nhu cầu cao về nguồn tài chính bên ngoài

và có khả năng tạo lợi nhuận để chi trả cổ tức cho chủ sở hữu Tuy nhiên, việc khôngthu được tiền từ phát hành cổ phiếu hay nhận vốn góp của các chủ sở hữu thể hiệntrong những năm này chủ sở hữu và nhà đầu tư chưa tin tưởng vào khả năng tạo tiềntrong tương lai

Tóm lại, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có thể bù đắp cho lưuchuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và hoạt độngt tài chính Dẫn đến lưu chuyểntiền thuần trong kỳ dương Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ cùng với tiền, tươngđương tiền cuối kỳ và ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ đã làmcho tiền và tương đương tiền cuối kỳ tăng lên: năm 2009, tiền và tương đương tiền là3.834.433.822 đồng, tăng 767.450.298 đồng so với năm 2008; đến năm 2010 là10.449.704.653 đồng, tăng 6.615.270.828 đồng so với năm 2009

2.2 Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn

2.2.1 Phân tích khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Trang 19

Cơ cấu tài sản

Cơ cấu và sự biến biến động của tài sản trong giai đoạn 2008-2010 được thể

hiện qua bảng số liệu và đồ thị sau:

Trang 20

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu tài sản giai đoạn 2008-2010

Dựa vào bảng số liệu và đồ thị trên ta thấy tình hình biến động và kết cấu tàisản của Công ty như sau:

Tổng TS của Công ty tính tới cuối năm 2008 là 78.047.257.624 đồng; năm

2009 tăng 52.374.020.470 đồng so với năm 2008; đến năm 2010 lại giảm12.978.985.966 đồng so với năm 2009 Trong đó:

TSNH: Năm 2008 là 55.694.868.727 đồng, chiếm 71,36% tổngTS; năm 2009 chiếm 75,65% tổng TS; năm 2010 chiếm 72,28% Chênh lệch2009/2008 là +42.969.453.365 đồng, về mặt tỷ trọng trên tổng tài sản cũngtăng 4,29%; chênh lệch 2010/2009 là -13.775.696.321 đồng, giảm 3,37% vềmặt tỷ trọng Điều này cho thấy tổng TS và TSNH biến động cùng chiều vớinhau qua các năm, tức là cùng tăng hoặc cùng giảm Trong TSNH thì cáckhoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể: năm 2008, cáckhoản phải thu chiếm 73,89% tổng TSNH; năm 2009 chiếm 55,77%; đếnnăm 2010 là 65,01% Kế đến, hàng tồn kho cũng là khoản mục chiếm tỷtrọng lớn trong TSNH và có sự biến động lớn qua các năm: năm 2008 chiếm19,17%; năm 2009 chiếm 37,36% TSNH và tăng 26.179.485.531 đồng sovới năm 2008; năm 2010 chiếm 21,98% TSNH, giảm 18.203.351.278 đồng

so với năm 2009 Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong TSNH và có sựbiến động mạnh qua các năm: năm 2008 chiếm 5,51%; năm 2009 chiếm3,89%; năm 2010 chiếm 12,31% So với năm 2008 thì trong năm 2009 vốnbằng tiền không tăng nhiều Song đến năm 2010, vốn bằng tiền lại tăngmạnh so với năm 2009 cả về số tuyệt đối và tỷ trọng Vốn băng tiền lớn sẽ

Trang 21

giúp Công ty chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ, mua sắm các yếu

tố đầu vào; tuy nhiên, điều đó lại cho thấy hiệu quả sử dụng vốn trong năm làkhông tốt, gây ra tình trạng ứ đọng vốn lớn Đồng thời, qua bảng số liệu chothấy Công ty không quan tâm đến việc đầu tư tài chính ngắn hạn cho nên sẽkhông gặp rủi ro đầu tư tài chính trong ngắn hạn

TSDH: Năm 2008 là 22.352.388.897 đồng, chiếm 28,64%

tổng TS; năm 2009 chiếm 24,35% tổng TS; đến năm 2010 là 32.553.666.357đồng, chiếm 27,72% tổng TS Chênh lệch 2009/2008 là 9.404.567.105 đồng,tuy nhiên về mặt tỷ trọng trên tổng TS giảm 4,29%; chênh lệch 2010/2009 là796.710.355 đồng, tăng 3,37% về mặt tỷ trọng Trong TSDH thì tài sản cốđịnh chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nguyên nhân trực tiếp của sự biến độngTSDH qua các năm So với năm 2008, năm 2009 TSCĐ tăng 9.009.098.696đồng; năm 2010 tăng 979.736.453 đồng so với năm 2009 Điều đó cho thấytrong những năm qua Công ty đã đầu tư, xây dựng trang bị thêm nhằm mởrộng quy mô kinh doanh, mà cụ thể là việc xây dựng và đưa Trung tâmThương mại Petec Bidico bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009 Bên cạnh

đó, thay vì đầu tư tài chính ngắn hạn, Công ty lại chú trọng đến đầu tư tàichính dài hạn Đây là một khoản mục chiếm tỷ trọng tương đối trong TSDH:năm 2008 chiếm 23,36%; năm 2009 chiếm 16,55%; năm 2010 chiếm15,19% Có thể thấy trong năm 2009, quy mô đầu tư tài chính được mở rộngthêm 32.534.800 đồng nhằm tăng thêm lợi nhuận từ lĩnh vực tài chính Songđến năm 2010, lại bị thu hẹp 309.698.400 đồng nhằm hạn chế rủi ro do tìnhhình biến động của nền kinh tế Qua bảng số liệu thì Công ty cũng khôngquan tâm đến đầu từ bất động sản

Nhận xét: Như vậy, cơ cấu tài sản của Công ty chủ yếu là TSNH (trên 70%).

Trong TSNH thì chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn và hàngtồn kho Đối với Công ty Petec Bidico là một công ty thương mại thì cơ cấu nàyđược xem là hợp lý Tuy nhiên chưa thể kết luận việc thay đổi cơ cấu TS cũng như

Trang 22

các khoản mục trong TS của Công ty qua các năm là hiệu quả và phù hợp hay chưa.Điều này sẽ được phân tích cụ thể hơn ở các phần sau

Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn trong giai đoạn 2008-2010 được thểhiện qua bảng số liệu và đồ thị sau:

Trang 23

Qua bảng số liệu và đồ thị trên có thể thấy thì tình hình biến động của nguồnvốn tương tự như tài sản Song về kết cấu thì nguồn vốn để tài trợ cho tài sản đượchình thành từ 2 nguồn:

- Nợ phải trả: Năm 2008 nợ phải trả là 34.152.182.373đồng, chiếm 43,76%tổng NV; năm 2009 là 79.591.864.662 đồng, chiếm 61,03% tổng NV và tăng45.439.682.289 đồng so với năm 2008; đến năm 2010 là 63.840.486.080 đồng,chiếm 54,36% và giảm 15.751.375.582 đồng so với năm trước Trong nợ phải trảbao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Trong đó, nợ ngắn hạn gần như là nguồn hìnhthành nên nợ phải trả (chiếm trên 97% nợ phải trả) Năm 2008 nợ ngắn hạn là33.316.736.556 đồng, chiếm 97,55%; năm 2009 chiếm 98,25%; năm 2010 chiếm97,63% Trong nợ ngắn hạn thì phải trả người bán là chiếm tỷ trọng lớn nhất: năm

2009 là 55,54%, năm 2010 là 61,81% Kế đến là các khoản vay và nợ ngắn hạn,thường chiếm trên 30% nợ ngắn hạn Các khoản mục còn lại trong nợ ngắn hạnnhư: người mua trả trước; thuế & các khoản phải nộp Nhà nước; phải trả người laođộng; chi phí phải trả, phải nộp khác đều chiếm tỷ trọng không đáng kể Bên cạnh

nợ ngắn hạn là nợ dài hạn, đây là khoản mục chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợcủa Công ty (dưới 3% tổng nợ phải trả), cụ thể: năm 2008 là 2,45%; năm 2009 là1,75%; và năm 2010 là 2,37% Trong nợ dài hạn chủ yếu là vay dài hạn, còn dựphòng trợ cấp mất việc làm chỉ là một khoản mục nhỏ trong nợ dài hạn

- Nguồn vốn chủ sở hữu: của Công ty cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

nguồn vốn và có mức gia tăng khá trong thời gian qua Năm 2008 nguồn vốn CSHchiếm 56,24% tổng nguồn vốn; năm 2009 chiếm 38,97%, tăng 6.934.338.181 đồng

so với năm 2008; năm 2010 chiếm 45,64%, tăng 2.772.392.616 đồng so với năm

2009 Về mặt tỷ trọng thì nguồn vốn tự tài trợ là chiếm tỷ trọng lớn nhất trongnguồn vốn CSH Trong đó, vốn đầu tư ban đầu của CSH là chiếm tỷ trọng lớn nhất(trên 50%) và không đổi về số tuyệt đối qua các năm Đồng thời, mức lợi nhuận sauthuế chưa phân phối mà mỗi năm Công ty đạt được đều trên 10 tỷ đồng: năm 2008

là 11.072.519.277 đồng; năm 2009 là 13.045.030.770 đồng; và năm 2010 là

Trang 24

12.235.078.352 đồng Còn lại là nguồn kinh phí và quỹ khác, chỉ chiếm tỷ trọngnhỏ và gần như không đáng kể trong tổng nguồn vốn CSH

Nhận xét: Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn cho thấy Công ty kinh

doanh có lợi nhuận, ngày càng tự chủ hơn về mặt tài chính và uy tín ngày càngđược nâng cao

2.2.2 Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Theo quan điểm luân chuyển vốn, xét về mặt lý thuyết thì nguồn vốn CSHphải đảm bảo trang trải cho hoạt động kinh doanh chủ yếu như hoạt động sản xuấtkinh doanh, hoạt động đầu tư mà không phải đi vay hay chiếm dụng Do vậy, ta cócác mối quan hệ cân đối sau:

Quan hệ cân đối thứ nhất:

Trong đó, vốn không bị chiếm dụng của Công ty bao gồm tổng giá trị TS củaCông ty loại trừ các khoản phải thu, tạm ứng và các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược

Bảng 2.3: Bảng quan hệ cân đối thứ nhất

2010 Cuối nămĐầu năm 50.829.413.43253.601.806.048 75.394.298.44762.257.886.960 -24.564.885.015-8.656.080.912

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Petec Bình Định)

Từ bảng trên ta thấy:

Ở thời điểm đầu năm 2009, nguồn vốn CSH của Công ty không những đủtrang trải cho các hoạt động cơ bản mà còn thặng dư 6.998.911.160 để tài trợ cho cáchoạt động khác Tuy nhiên đến cuối năm 2009, mặc dù nguồn vốn CSH có tăng hơn

so với đầu năm nhưng vẫn không đủ tài trợ cho các hoạt động cơ bản này Do đó,nguồn vốn Công ty đi chiếm dụng vào cuối năm tăng hơn so với đầu năm

Nguồn vốn CSH = Vốn không bị chiếm dụng

Ngày đăng: 26/11/2015, 23:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w