Căn cứ các chỉ số trên Báo cáo tài chính để phân tích tổng quan tình hình tài chính doanh nghiệp, tình hình công nợ và khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh, dấu hiệu rủi ro và dự báo
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN LÊ CHI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH
LƯU TRÚ TẠI KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
Khánh Hòa - 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN LÊ CHI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH
LƯU TRÚ TẠI KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS NGUYỄN THỊ KIM ANH
Khánh Hòa - 2015
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
Nguyễn Lê Chi
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả có thể hoàn thành luận văn này không chỉ là công sức của riêng tác giả
mà còn là sự đóng góp giúp đỡ, khuyến khích trong thời gian nghiên cứu của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp
Trước tiên tác giả muốn gởi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang đã tận tình truyền đạt cho tác giả các bài học lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế, những phương pháp nghiên cứu khoa học và đó chính là những kiến thức nền tảng giúp tác giả hoàn thành luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh đã dành cho tác giả thời gian quý giá, ý kiến và lời khuyên của cô Ý kiến xây dựng của cô đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong việc hoàn thành nghiên cứu này
Các đồng nghiệp của tác giả giúp đỡ tôi trong việc thu thập các dữ liệu và chia
sẻ cho tôi những kinh nghiệm để hoàn thành luận văn
Tác giả chân thành để dành nghiên cứu này cho cha mẹ yêu quý của mình, những người đã luôn hy sinh, khuyến khích và hỗ trợ tác giả trong cuộc sống
Cuối cùng, xin được gởi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đã góp thêm ý kiến để tác giả hoàn thiện luận văn thạc sĩ này
Xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 04 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Lê Chi
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH xi PHẦN MỞ ĐẦU trang 1
1 Lý do chọn đề tài trang 1
2 Tổng quan về các nghiên cứu trang 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trang 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu trang 3
5 Phương pháp nghiên cứu trang 3
6 Ý nghĩa khoa học của đề tài trang 5
7 Giới thiệu bố cục của luận văn trang 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP trang 6
1.1 Khái niệm và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp trang 6 1.1.1 Khái niệm trang 6 1.1.2 Vai trò trang 6 1.2 Các phương pháp và kỹ thuật trong phân tích tài chính doanh nghiệp trang 8 1.2.1 Các phương pháp phân tích định tính trang 8 1.2.2 Các phương pháp phân tích định lượng trang 8 1.2.3 Các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính trang 12 1.3 Phân tích báo cáo tài chính trang 12 1.3.1 Báo cáo tài chính trang 12 1.3.1.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trang 12
1.3.1.2 Bảng cân đối kế toán trang 14 1.3.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trang 16
1.3.2 Các chỉ số cốt yếu trong phân tích báo cáo tài chính trang 16 1.3.2.1 Chỉ số khả năng thanh toán trang 16
Trang 6iv 1.3.2.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trang 19
1.4 Khái niệm phân loại và đặc điểm hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trang 21
1.4.1 Khái niệm và phân loại trang 21 1.4.2 Đặc điểm kinh doanh lưu trú du lịch trang 23 1.5 Du lịch xanh trang 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG I trang 26 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI TỈNH KHÁNH HÒA trang 27 2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn
2009 – 2013 trang 27 2.2 Phân tích tình hình tài chính hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2013 trang 37 2.2.1 Lựa chọn mẫu và phân loại mẫu trang 37 2.2.2 Phân tích tổng quát về tình hình tài chính trang 41 2.2.3 Phân tích các chỉ số cốt yếu trong phân tích báo cáo tài chính trang 47 2.2.3.1 Chỉ số khả năng thanh toán trang 47 2.2.3.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh trang 60 2.3 Đánh giá chung trang 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG II trang 79 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI TỈNH KHÁNH HÒA trang 80
3.1 Xây dựng doanh nghiệp trở thành cơ sở lưu trú du lịch xanh trang 80 3.2 Sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý trang 87 3.3 Điều tiết chi phí hoạt động trang 89 3.4 Dự toán vốn lưu động hoạt động trong kỳ trang 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG III trang 98 KẾT LUẬN trang 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 101
Tài liệu tiếng Việt trang 101 Tài liệu tiếng Anh trang 103
Trang 7v
PHỤ LỤC trang 104
Phụ lục 1 trang 104 Phụ lục 2 trang 106 Phụ lục 3 trang 111 Phụ lục 4 trang 131
Trang 8vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- EBIT : Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- EPS: Tỷ lệ thu nhập trên mỗi cổ phiếu
- NXB: Nhà xuất bản
- ROA: Hệ số thu nhập trên tổng tài sản
- ROE: Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần
- ROS: Tỷ suất sinh lời ròng
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
Trang 9vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thực trạng hoạtđộng lưu trú du lịch của Khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2013
trang 26
Bảng 2.2: Doanh thu của các nhóm doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch tại Khánh
Hòa giai đoạn 2011 – 2013 trang 28
Bảng 2.3: Doanh thu tiền phòng của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực lưu trú du
lịch tại Khánh Hòa giai đoạn 2009-2013 trang 30
Bảng 2.4: Số ngày lưu trú của khách du lịch sử dụng dịch vụ lưu trú tại Khánh Hòa
giai đoạn 2009-2013 trang 32
Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch
nhóm 1 giai đoạn 2009-2013 trang 40
Bảng 2.6: Tỷ lệ lợi nhuận thuần trên tổng doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh
lưu trú du lịch nhóm 1 giai đoạn 2009-2013 trang 42
Bảng 2.7: Tỷ lệ lợi nhuận thuần trên tổng doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh
lưu trú du lịch nhóm 2 giai đoạn 2009-2013 trang 43
Bảng 2.8: Tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp so với lợi nhuận
gộp của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch nhóm 2 giai đoạn 2009-2013 trang 44
Bảng 2.9: Tỷ lệ lợi nhuận thuần trên tổng doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh
lưu trú du lịch nhóm 2 giai đoạn 2009-2013 trang 45
Bảng 2.10: Hệ số thanh toán hiện hành của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du
lịch nhóm 1 giai đoạn 2009-2013 trang 47
Bảng 2.11: Tỷ lệ thanh khoản nhanh của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch
nhóm 1 giai đoạn 2009-2013 trang 48
Bảng 2.12: Chỉ số vốn lưu động trên doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh lưu
trú du lịch nhóm 1 giai đoạn 2009-2013 trang 50
Bảng 2.13: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của các doanh nghiệp kinh doanh lưu
trú du lịch nhóm 1 giai đoạn 2009-2013 trang 51
Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du
lịch nhóm 1 giai đoạn 2009-2013 trang 52
Trang 10viii
Bảng 2.15: Hệ số thanh toán hiện hành của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du
lịch nhóm 2 giai đoạn 2009-2013 trang 54
Bảng 2.16: Tỷ lệ thanh khoản nhanh của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch
nhóm 2 giai đoạn 2009-2013 trang 55
Bảng 2.17: Chỉ số vốn lưu động trên doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh lưu
trú du lịch nhóm 2 giai đoạn 2009-2013 trang 56
Bảng 2.18: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của các doanh nghiệp kinh doanh lưu
trú du lịch nhóm 2 giai đoạn 2009-2013 trang 58
Bảng 2.19: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du
lịch nhóm 2 giai đoạn 2009-2013 trang 58
Bảng 2.20: Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các doanh nghiệp kinh
doanh lưu trú du lịch nhóm 1 giai đoạn 2009-2013 trang 60
Bảng 2.21: Tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản (ROA) của các doanh nghiệp kinh doanh
lưu trú du lịch nhóm 1 giai đoạn 2009-2013 trang 61
Bảng 2.22: Tỷ suất sinh lời ròng (ROS) của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du
lịch nhóm 1 giai đoạn 2009-2013 trang 62
Bảng 2.23: Số vòng quay tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp kinh doanh lưu
trú du lịch nhóm 1 giai đoạn 2009-2013 trang 64
Bảng 2.24: Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các doanh nghiệp kinh
doanh lưu trú du lịch nhóm 2 giai đoạn 2009-2013 trang 67
Bảng 2.25: Hệ số thu nhập trên tổng tài sản bình quân (ROA) của các doanh nghiệp
kinh doanh lưu trú du lịch nhóm 2 giai đoạn 2009-2013 trang 67
Bảng 2.26: Tỷ suất sinh lời ròng (ROS) của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du
lịch nhóm 2 giai đoạn 2009-2013 trang 68
Bảng 2.27: Số vòng quay tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp kinh doanh lưu
trú du lịch nhóm 2 giai đoạn 2009-2013 trang 70
Bảng 2.28: So sánh tình hình tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du
lịch loại hình khách sạn 3 sao và 4 sao (nhóm 1) với loại hình khách sạn 5 sao và
resort (nhóm 2) giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 trang 76
Trang 11ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Mô hình phân tích tì chính Dupont 11 Hình 2: Tình hình lưu trú du lịch tại Khánh Hòa giai đoạn 2009-2013 27 Hình 3: Doanh thu tiền phòng của cơ sở lưu trú du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2009 -
2013 31
Hình 4: Số ngày lưu trú của khách du lịch sử dụng dịch vụ lưu trú tại Khánh Hòa giai
đoạn 2009-2013 31
Hình 5: Số ngày lưu trú của khách du lịch trong nước và nước ngoài sử dụng dịch vụ
lưu trú du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2009-2013 34
Hình 6: Công suất sử dụng phòng trung bình của khách du lịch sử dụng dịch vụ lưu
trú du lịch tại Khánh Hòa giai đoạn 2009-2013 35
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khánh Hòa là vùng đất màu mỡ cho ngành công nghiệp du lịch biển đảo phát triển Với nét đẹp của biển, lịch sử, văn hóa, ẩm thực,… đã cung cấp cho ngành du lịch Khánh Hòa tiềm năng thu hút khách du lịch nội địa cũng như quốc tế Thật vậy, theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa, năm 2013 đã có hơn 12 triệu lượt khách tham quan du lịch Trong đó, lượt khách do các cơ sở kinh doanh lưu trú phục vụ là hơn 3 triệu lượt, tăng gần 130% so với năm 2012 Đồng thời, số ngày lưu trú năm 2013 nhiều hơn 1,43 triệu ngày, tăng 27% so với năm 2012 Theo thống
kê của Cục thuế tỉnh Khánh Hòa, năm 2013 có 456 khách sạn và resort, tăng 111% so với năm 2012 Doanh thu hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú du lịch năm 2013 trên 3,6 ngàn tỷ đồng; trong đó, doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn 3 sao và khách sạn 4 sao chiếm 33%; doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn 5 sao và resort chiếm 57% và doanh thu của các doanh nghiệp khác chiếm 10%
Nhu cầu phòng nghỉ của khách du lịch ngày càng tăng nhanh và chủ yếu tập trung đối với khách sạn 3 sao trở lên Như vậy, đầu tư xây dựng các khách sạn 3 sao trở lên tại Khánh Hoà là một trong những danh mục đầu tư tối ưu và có tiềm năng
Các nhà quản lý, đầu tư hay các nhà cho vay luôn đặt ra các câu hỏi xoay quanh các vấn đề đối với tình hình tài chính của một doanh nghiệp Dự án đầu tư với lượng vốn nào là hợp lý? Phân bổ vốn đầu tư cho các danh mục tài sản hay chi phí với tỷ lệ như thế nào để đạt được lợi nhuận tối ưu? Tình hình tài chính của doanh nghiệp như vậy có hiệu quả hay không? … Để trả lời các câu hỏi trên, nhà quản lý, đầu tư, cho vay,…phải phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp đã từng kinh doanh trên thị trường để có một cái nhìn tổng quát hơn đối với lĩnh vực đang và sẽ được đầu tư
Từ đó, đưa ra quyết định các kế hoạch hoạt động kinh doanh trong tương lai
Do đó, các nhà đầu tư tương lai cũng như các nhà quản lý hiện tại trong lĩnh vực khách sạn luôn mong muốn có những số liệu tổng hợp để giúp họ có một bức
tranh tổng thể về hoạt động kinh doanh lưu trú tại tỉnh Khánh Hoà Đề tài “Phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tại Khánh Hoà”
mong đợi sẽ đáp ứng nhu cầu trên Từ những dữ liệu đó, các nhà ra quyết định sẽ đưa
Trang 13ra những nhận định và kế hoạch cũng như chiến lược khi đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú tại tỉnh Khánh Hoà
2 Tổng quan về các nghiên cứu
Trước đây đã có nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề phân tích tài chính của doanh nghiệp với những cách tiếp cận và quan điểm khác nhau Trong đó, các giáo trình và sách mà tác giả đã tham khảo và sử dụng cho cơ sở
lý luận bao gồm:
* Nghiên cứu trong nước: Nguyễn Ngọc Quang (2011): Phân tích Báo cáo tài
chính, NXB Tài Chính Căn cứ các chỉ số trên Báo cáo tài chính để phân tích tổng quan tình hình tài chính doanh nghiệp, tình hình công nợ và khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh, dấu hiệu rủi ro và dự báo tài chính của doanh nghiệp Bùi Văn Trường (2012) Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Lao Động Xã Hội Tác giả nêu các lý thuyết, các phương pháp và đưa ra các ví dụ minh họa trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngô Kim Phượng (2009): Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Tập hợp các tình huống và phân tích trên cơ sở số liệu thực tế của nhiều loại hình doanh nghiệp, tác giả đã giới thiệu những lý thuyết cơ bản cũng như chuyên sâu về phân tích tài chính doanh nghiệp Võ Đức Nghiêm (2013) : Phân tích hiệu quả hoạt động của các công ty ngành dược trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Tác giả phân tích hiệu quả hoạt động của ngành dược thông qua các chỉ tiêu tài chính Đồng thời sử dụng phương pháp định lượng đẻ nhận diện các nhân tố ảnh hưởng tác đồng đến chỉ tiêu ROA
* Nghiên cứu của nước ngoài: C Walsh (2008): Các chỉ số cốt yếu trong quản
lý, NXB Tổng hợp TP.HCM Đánh giá hoạt động doanh nghiệp dựa vào các nhóm hệ
số tài chính và khả năng sinh lợi Ngoài ra, phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Robert C.Higgins (2005): Phân tích quản trị tài chính, NXB Thống kê (Nguyễn Tấn Bình biên dịch) Tác giả căn cứ từ kết
quả hoạt động tài chính để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp Mary Buffet
& David Clark (2010) Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Buffet, NXB Trẻ Tác phẩm nêu những kinh nghiệm của Warren Buffet khi đọc Báo cáo tài chính và
“khám phá sức mạnh tạo nên sự giàu có dài hạn phi thường của một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững hơn các đối thủ”
Các tài liệu nghiên cứu nêu trên đều đề cập đến việc phân tích báo cáo tài
Trang 14chính doanh nghiệp Dựa vào các kết quả phân tích tài chính để đánh giá tình hình hoạt động doanh nghiệp
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Phân tích tình hình tài chính của một số doanh nghiệp
kinh doanh lưu trú du lịch tại Khánh Hoà
- Mục tiêu cụ thể: Đề tài bao gồm những mục tiêu cụ thể như sau:
+ Tổng quan cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;
+ Thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại tỉnh Khánh Hòa từ năm
2009 đến năm 2013;
+ Phân tích báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du
lịch tại tỉnh Khánh Hòa từ năm 2009 đến năm 2013;
+ Đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện quản lý tài chính trong một số doanh
nghiệp doanh lưu trú du lịch tại tỉnh Khánh Hòa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tế liên quan đến tình hình tài chính của 2 nhóm doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch: Nhóm 1 là nhóm doanh nghiệp kinh doanh các khách sạn 3 sao và khách sạn 4 sao; Nhóm 2 là nhóm doanh nghiệp kinh doanh các khách sạn 5 sao và resort, thông qua việc phân tích các Báo cáo Tài chính từ năm 2009 đến năm 2013
Số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa và Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp gửi cho Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa từ năm 2009 đến 2013
5 Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích tình hình tài chính của một số doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch tại Khánh Hòa; tác giả cần làm rõ một số khái niệm lý thuyết như: Báo cáo tài chính doanh nghiệp, các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, ý nghĩa của các chỉ số tài chính phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp Đồng thời, tác giả tìm hiểu khái niệm cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và đặc điểm kinh doanh lưu trú du lịch; nhằm lựa chọn một số doanh nghiệp để phân tích trong đề tài và đưa ra nhận định về ý nghĩa của các chỉ số tài chính, cũng như các kiến nghị hoàn thiện tình hình tài chính của các doanh nghiệp phù hợp
Nghiên cứu thực trạng của hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Khánh Hòa
Trang 15giúp tác giả hiểu rõ hơn biến động cũng như xu hướng nhu cầu lưu trú của khách du lịch Khánh Hòa Điều này ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu qua các tháng trong năm và doanh thu tương lai của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tại tỉnh Khánh Hòa
Phương pháp thu thập dữ liệu thông tin thứ cấp bao gồm: Tổng hợp số liệu
từ các “Báo cáo ước kết quả kinh doanh du lịch” hàng tháng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa ; “Báo cáo tình hình quản lý thu thuế hoạt động kinh doanh lưu trú” giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa; các Báo cáo tài chính các một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại tỉnh Khánh Hòa trên phần mềm Quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa Ngoài ra, tác giả tham khảo một số báo và các nghiên cứu trước đó
Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch được phân tích tài chính giai đoạn
từ năm 2009 đến năm 2013 trong đề tài này được lựa chọn theo các tiêu chí, cụ thể: Doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh và có doanh thu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại tỉnh Khánh Hòa Doanh nghiệp có phát sinh doanh thu từ năm
2009 đến năm 2013 và hạch toán kế toán độc lập Tác giả nêu cụ thể tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp được chọn để phân tích tình hình tài chính trong chương
2 Điều này nhằm chứng minh sự lựa chọn mẫu của tác giả phù hợp với các tiêu chí lựa chọn nêu trên
Phương pháp phân tích dữ liệu trong đề tài bao gồm: Thứ nhất, phương pháp
đồ thị giúp tác giả nhìn thấy rõ ràng và trực quan xu hướng và sự biến động hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Khánh Hòa
Thứ hai, phương pháp chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích được tác giả áp dụng khi phân tích sự biến động thực trạng kinh doanh lưu trú du lịch tại Khánh Hòa từ năm
2009 đến năm 2013, cụ thể: Tác giả chi tiết theo thời gian đối với doanh thu tiền phòng, số ngày lưu trú, công suất sử dụng phòng, để thấy được sự biến động các yếu
tố theo từng tháng trong năm và xu hướng nhu cầu lưu trú của khách du lịch tại Khánh Hòa Ngoài ra, phương pháp này được áp dụng khi phân tích các chỉ tiêu cốt yếu tài chính, nhằm chỉ ra sự ảnh hưởng của từng chỉ từng tiêu tài chính đối với hoạt động kinh doanh qua các năm của từng nhóm doanh nghiệp
Thứ ba, tác giả áp dụng phương pháp so sánh để nhận thấy mức độ biến động tình hình kinh doanh lưu trú du lịch qua các năm Tác giả so sánh các chỉ số tài chính
Trang 16để nhận định ý nghĩa của chỉ tiêu tài chính và nhận xét tình hình kinh doanh của từng nhóm doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013
Thứ tư, phương pháp liên hệ được sử dụng khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, để nhìn thấy các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính trong các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch tại tỉnh Khánh Hòa Từ mối liên hệ đó tác giả xác định được sự ảnh hưởng của từng chỉ tiêu phân tích đến tình hình hoạt động kinh doanh của các nhóm doanh nghiệp
Cuối cùng, phương pháp mô hình tài chính Dupont được sử dụng khi phân tích
sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị Dựa trên kết quả phân tích sự ảnh hưởng, tác giả đưa những kiến nghị hoàn thiện tình hình tài chính cửa các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tại tỉnh Khánh Hòa
6 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Đề tài cung cấp cho nhà đầu tư và nhà quản lý
hiện tại có cái nhìn toàn diện và cụ thể về sự phát triển đối với lĩnh vực kinh doanh lưu trú tại tỉnh Khánh Hòa Qua kết quả phân tích và so sánh tình hình tài chính của nhóm 1 (các doanh nghiệp kinh doanh các khách sạn 3 sao và 4 sao) và nhóm 2 (các doanh nghiệp kinh doanh các khách sạn 5 sao và resort), các nhà chiến lược sẽ đưa ra quyết định tài chính tối
ưu trong nguồn lực có hạn
- Đóng góp về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản trong
phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
7 Giới thiệu bố cục của luận văn
Đề tài này bao gồm các nôi dung chính sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch tại tỉnh Khánh Hòa
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch tại tỉnh Khánh Hòa
Trang 17CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
ra hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề; nhằm đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp Từ đó, nhà quản trị có thể dự đoán chính xác chỉ tiêu tài chính trong tương lai, cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp gặp phải; để đề ra những quyết định và giải pháp phù hợp với lợi ích của họ (Ngô Kim Phượng, 2009)
Phân tích tài chính doanh nghiệp dựa trên số liệu từ Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị, kế hoạch tài chính, các thông tin tài chính khác (thông tin về tình hình kinh tế quốc gia, kinh tế ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động và các ngành có liên quan) Trong đó, Báo cáo tài chính là nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính bao gồm các nội dung: Phân tích chi phí, giá thành
và kết quả hoạt động kinh doanh; phân tích cơ cấu tài chính; phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp; phân tích khả năng thanh toán và phân tích lưu chuyển tiền tệ (Ngô Kim Phượng, 2009) Các nội dung trên có mối liên hệ mật thiết và bổ sung cho nhau Do vậy khi phân tích tài chính, ta cần phải phân tích từ tổng hợp đến chi tiết, từ trọng điểm đến tổng thể, phân tích trong sự vận động và phát triển của
doanh nghiệp
1.1.2 Vai trò
Phân tích tài chính là một nội dung quan trọng trong phân tích kinh doanh Phân tích tài chính cung cấp thông tin về tình hình sử dụng nguồn lực tài chính; nhằm đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình việc sử dụng nguồn tài chính có hạn
Tùy vào đối tượng, mục đích và nhu cầu thông tin phân tích tài chính, nhà phân tích phải sử dụng công cụ khác nhau trong các điều kiện và môi trường cụ thể để đạt được lợi ích tối đa
Trang 18Thứ nhất, phân tích tài chính đối với nhà quản trị Nhà quản trị nói chung và nhà quản trị tài chính nói riêng là những người trực tiếp điều hành công ty Do đó, nhà quản trị cần phải nắm bắt tình hình tài chính cũng như các hoạt động khác của công ty Phân tích tài chính giúp nhà quản trị đánh giá khả năng tài chính, hiệu quả hoạt động của từng giai đoạn, từng bộ phận Là cơ sở để dự đoán tài chính, kế hoạch cung ứng vật tư hay kế hoạch huy động và đầu tư vốn So sánh kết quả tài chính trong quá khứ, hiện tại và kế hoạch; nhằm xác định tính hiệu quả của chính sách tài chính cũng như chính sách chung của doanh nghiệp hiện tại (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
Thứ hai, đối với nhà đầu tư Nhà đầu tư bao gồm các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty và những công ty góp vốn liên doanh, liên kết Các nhà đầu tư quan tâm đến giá trị mà công ty tạo ra, bao gồm giá trị trên sổ sách và giá trị thị trường Phân tích tài chính giúp nhà đầu tư dự đoán giá trị của doanh nghiệp, giá trị của cổ phiếu, khả năng sinh lời cũng như những rủi ro có thể xảy ra Từ đó, nhà đầu tư sẽ quyết định
có nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và trong bao lâu (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
Thứ ba, đối với người cho vay Người cho vay bao gồm các cá nhân và tổ chức cho vay, các cá nhân và tổ chức mua trái phiếu do công ty phát hành và tổ chức tín dụng Người cho vay quan tâm đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp Những câu hỏi xoay quanh bao gồm: Khả năng thanh toán ngắn hạn? Khả năng thanh toán dài hạn? Khả năng sinh lời? Phân tích tài chính sẽ cung cấp thông tin để đưa ra kế hoạch cho vay phù hợp với từng đối tượng cụ thể, nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
Thứ tư, đối với nhân viên của doanh nghiệp Nhân viên là những người trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần tạo nên giá trị của công ty Nhân viên luôn quan tâm đến những lợi ích từ công ty như: lương, thưởng, phúc lợi Phân tích tài chính sẽ trả lời những câu hỏi của họ, cụ thể: Lương sẽ được tăng trong những năm tới không? Năm nay có được thưởng không? Công việc hiện tại có ổn định không? Có nên quan tâm đến các công ty khác hay vẫn tiếp tục trung thành với công ty hiện tại? Trả lời những câu hỏi này, nhân viên sẽ có những quyết định nghề nghiệp đúng đắn (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
Thứ năm, cơ quan nhà nước bao gồm cơ quan thuế, cơ quan hoạch định kinh tế
và cơ qua chứng khoán cần phân tích tài chính doanh nghiệp để đưa ra các quyết định điều tiết nền kinh tế như: lập kế hoạch thu ngân sách, kiểm tra việc nộp thuế, xây dựng
Trang 19chính sách thuế, xây dựng chính sách mở rộng hay hạn chế đầu tư, chính sách và quyết định cho thị trường chứng khoán phát triển hay hạn chế thiệt hại nhà đầu tư,… (Bùi văn Trường, 2012)
Như vậy, Phân tích tài chính là một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay Phân tích tài chính có ý nghĩa đối với mọi đối tượng quan tâm đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2 Các phương pháp và kỹ thuật trong phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Các phương pháp phân tích định tính
Phương pháp chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích: Các chỉ tiêu tài chính được chi
tiết hóa theo thời gian, không gian và yếu tố cấu thành để phân tích để nhận thức được bản chất, tính quy luật, mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu Phương pháp tuân theo quy luật nhận thức từ khái quát đến cụ thể Phân tích chỉ tiêu tài chính chi tiết theo thời gian cho biết nhịp độ phát triển, tính thời vụ hay khả năng mất cân đối trong quá trình kinh doanh của các chỉ tiêu Đối tượng nghiên cứu có thể chi tiết theo tháng, quý hoặc năm Phân tích chỉ tiêu tài chính chi tiết theo không gian nhằm đánh giá kết quả hay hiệu quả hoạt động của từng đơn vị, bộ phận trong một thời điểm nhất định Sự kết hợp nghiên cứu chỉ tiêu kinh tế vừa theo không gian vừa theo thời gian, sẽ cho kết quả phân tích đẩy đủ và toàn diện hơn Phân tích chỉ tiêu tài chính chi tiết theo yếu tố cấu thành nhằm xác định vai trò của từng bộ phận trong việc ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổng hợp Ngoài ra, phương pháp này còn giúp xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu
do ảnh hưởng của các nhân tố (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
Chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích càng đa dạng và đầy đủ thì kết quả phân tích càng chính xác Tuy nhiên việc chọn cách thức chi tiết cũng như mức độ chi tiết còn mang tính chất chủ quan
Phương pháp phân tích tác nghiệp: Phương pháp này thường áp dụng trong
các trường hợp khẩn cấp nhằm thảo luận, bàn bạc một số vấn đề để đưa ra những quyết định kịp thời Tính khoa học để đưa ra quyết định của phương pháp này là không cao, mang tính chủ quan và thiếu sự cân nhắc kỹ lưỡng (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
1.2.2 Các phương pháp phân tích định lượng
Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích
Để đánh giá chỉ tiêu tài chính, ta cần phải so sánh chỉ tiêu tài chính thực hiện so với
Trang 20chỉ tiêu tài chính kế hoạch, chỉ tiêu tài chính kỳ trước hay chỉ tiêu tài chính của ngành Kết quả so sánh thể hiện số tuyệt đối, tương đối hay trung bình Khi so sánh các chỉ tiêu cần phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, phương pháp tính toán, đơn vị đo lường
và thời gian so sánh Phương pháp so sánh thường được sử dụng 2 dạng: So sánh dọc
và so sánh ngang Phương pháp này đơn giản nên được sử dụng rộng rãi (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
Phương pháp liên hệ: Phương pháp này thường được sử dụng đối với các chỉ
tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhằm lượng hóa các mối liên hệ đó với nhau Phương pháp này bao bồm: liên hệ cân đối, liên hệ thuận và ngược chiều, liên hệ tương quan
Liên hệ cân đối thường được thể hiện bằng các phương trình kinh tế hoặc các quan hệ tương xứng giữa các chỉ tiêu tài chính với nhau Liên hệ thuận và ngược chiều thường được sử dụng cho các chỉ tiêu có mối quan hệ nguyên nhân ở dạng thương số đối với chỉ tiêu kết quả Từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thể hiện bằng số tương đối Phương pháp liên hệ tương quan: Xác định mối liên hệ của các đại lượng ngẫu nhiên Qua đó đánh giá mức độ chặt chẽ của các mối liên hện đó; đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên cứu (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
Phương pháp loại trừ: Sử dụng để xác định mức độ ảnh dưởng của yếu tố độc
lập đến chỉ tiêu nghiên cứu Khi sử dụng phương pháp loại trừ ta chỉ nghiên cứu lần lượt mức độ biến động của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính Phương pháp loại trừ có
2 loại: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng đối với các nhân tố có mối quan
hệ chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng biểu thức đại số Khi xét ảnh hưởng của các nhân tố cần phải lần lượt thay thế các chỉ tiêu ở kỳ gốc bằng các chỉ tiêu ở kỳ phân tích theo một trình tự nhất định sắp xếp nhân tố, khi nhân tố chưa thay đổi thì trị số vẫn giữu nguyên ở kỳ gốc, khi nhân tố đã thay đổi thì trị số chuyển sang kỳ phân tích Hạn chế của phương pháp này là sự thay đổi của một nhân tố không liên hệ với các nhân tố khác Thực tế trong quá trình kinh doanh thì sự thay đổi của nhân tố này kéo theo sự thay đổi của nhân tố khác (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân
Trang 21tích được biểu diễn dưới dạng tích, các nhân tố được sắp xếp thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố, ta lấy phần chênh lệch của nhân tố đó nhân với trị số các nhân tố khác, nhân tố chưa thay đổi thì trị số giữ nguyên ở kỳ gốc, nhân tố đã thay đổi thì trị số chuyển sang kỳ phân tích (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
Phương pháp đồ thị: Dùng để biểu đồ, sơ đồ,… để minh hoạ các kết quả tài
chính trong quá trình phân tích Sử dụng phương pháp đồ thị người phân tích sẽ nhận thấy các chỉ tiêu nghiên cứu rõ ràng hơn, nhanh chóng nhìn ra mối liên hệ giữa các chỉ tiêu một cách trực quan hơn (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
Phương pháp mô hình tài chính Dupont: Dùng để phân tích mối liên hệ giữa
các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu tài chính cần phân tích Từ đó phát hiện những nhân
tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ và xu hướng khác nhau Phân tích tài chính dựa vào mô hình Dupont giúp nhà quản trị có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tổng quát, chính xác và khách quan hơn Từ đó đề ra các biện pháp đúng đắn để quản lý doanh nghiệp tốt hơn, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn.(Nguyễn Ngọc Quang, 2011)
Mô hình này cho biết: Tăng hiệu quả kinh doanh trên tài sản và sử dụng đoàn bẩy tài chính sẽ dẫn đến tăng hiệu quả kinh doanh trên vốn chủ sở hữu Kiểm soát chi phí để tăng lợi nhuận và quản lý sử dụng tốt tài sản để tạo ra doanh thu cao giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh trên tài sản (Bùi Văn Trường, 2012)
Trang 22Đo lường hiệu
quả của việc sử
Chi phí lãi vay
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
- nhuận Lợi
ròng
Tỷ suất lợi nhuận ròng
:
Tổng tài sản
+
Vòng quay tổng tài sản bình quân
x
ROA
:
Trang 231.2.3 Các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính
Bùi Văn Trường (2012) nêu các kỹ thuật sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính: phân tích theo chiều ngang, phân tích theo chiều dọc và phân tích tỷ số Phân tích ngang là so sánh số liệu của từng khoản mục trên báo cáo tài chính giữa các năm với nhau, để nhận thấy sự thay đổi về giá trị và mức độ thay đổi Từ đó, người phân tích nhận thấy được bản chất các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Phân tích theo chiều dọc là so sánh tỷ lệ của từng khoản mục trong báo cáo tài chính, nhằm đánh nhận biết mối liên hệ của các bộ phận cấu thành báo cáo tài chính ảnh hưởng đến tình hình tài chính Phân tích tỷ số nhằm định lượng mối quan hệ giữa hai cần so sánh
Với sự phong phú của các phương pháp phân tích tài chính đã tạo nên sự đa dạng của chỉ tiêu phân tích tài chính phù hợp với từng mục đích, nội dung, nhu cầu thông tin cần phân tích và trình độ người phân tích
1 3 Phân tích báo cáo tài chính
1.3.1 Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính, nơi chỉ ra chiều hướng phát triển của doanh nghiệp, đang trên
đà phát triển bền vững hay đang hướng đến kết quả tệ hại Báo cáo tài chính là bức tranh về tình hình tài chính của doanh nghiệp Báo cáo tài chính gồm ba bản báo cáo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng cân đối kế toán là bảng tổng hợp các tài sản được sử dụng trong doanh nghiệp và các nguồn vốn tạo nên các tài sản đó tại một thời điểm nhất định
Báo cáo kết quả kinh doanh dùng để xác định kết quả lãi hoặc lỗ của hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác trong một khoảng thời gian nhất định
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ ra dòng tiền tạo ra trong kỳ của doanh nghiệp chủ yếu từ hoạt động kinh doanh nào trong kỳ kinh doanh nhất định
1.3.1.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Theo nghiên cứu của Mary Buffet & David Clark (2010), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là nơi nói lên nguồn gốc tạo ra lợi nhuận của một công ty Do đó, để tìm kiếm các công ty sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn, Warren Buffet luôn bắt đầu từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 24Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần
Doanh thu là nơi tạo ra nguồn tiền vào của doanh nghiệp Doanh thu lớn không
có nghĩa là lợi nhuận lớn Lợi nhuận lớn là sự kết hợp giữa doanh thu cao và chi phí được sử dụng một cách tiết kiệm nhất có thể
Theo Warren Buffet, công ty có tỷ suất lợi nhuận gộp từ 40% trở lên là công ty
có lợi thế cạnh tranh bền vững Tỷ suất lợi nhuận gộp nhỏ hơn 40% là dấu hiệu công
ty đang ở trong một ngành có tính cao Tỷ suất lợi nhuận gộp nhỏ hơn hoặc bằng 20%, công ty không thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững với đối thủ trong một ngành có tính cạnh tranh đầy khốc liệt (Mary Buffet & David Clark, 2010)
Khi đánh giá tính cạnh tranh bền vững cần phải xem xét trong nhiều năm để đảm bảo sự nhất quán của tỷ suất lợi nhuận gộp Tỷ suất lợi nhuận gộp quan trọng khi đánh giá lợi thế cạnh tranh bền vững của một công ty Tuy nhiên, nó có thể bị chi phối
và làm mất đi tính lợi thế cạnh tranh dài hạn bởi chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu và chi phí lãi vay cao
Tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp so với lợi nhuận gộp dưới 30% là một tỷ lệ tuyệt vời; từ 30% đến 80% là tỷ lệ có thể chấp nhận được Nếu duy trì mức tỷ lệ này trên 80% hoặc trên 100%, công ty không có tính cạnh tranh bền vững trong một ngành có tính cạnh tranh cao (Mary Buffet & David Clark, 2010)
Đối với các nhà tài chính, họ tin rằng chi phí khấu hao là một chi phí không thực Nó đã được chi một lần tại thời điểm mua tài sản Do đó, họ tính chi phí khấu hao ngược lại vào lợi nhuận Khoản lợi nhuận này được gọi là EBITDA (Lợi nhuận trước khi tính thuế thu nhập, khấu hao và phân bổ) Tuy nhiên, Warren Buffet cho rằng tài sản sẽ bị hao mòn theo thời gian, doanh nghiệp sẽ cần một khoản tiền để đầu tư tài sản mới thay thế; nên chi phí khấu hao là một chi phí thực tế Cũng như chí phí khấu hao, chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ thấp so với lợi nhuận gộp sẽ đảm bảo sự giàu có dài hạn cho nhà đầu tư (Mary Buffet & David Clark, 2010)
Lãi (lỗ) do thanh lý tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh khác là một hoạt động không thường xuyên; vì vậy khi xác định tính lợi thế cạnh tranh bền vững, ta không nên tính vào lợi nhuận thuần của công ty
Lợi nhuận thuần trên tổng doanh thu bằng 20% là một tỷ lệ tốt ; dưới 10% là một tỷ lệ không khả quan; tỷ lệ từ 10% đến 20% là tỷ lệ của một công ty đang có tiềm
Trang 25năng phát triển bền vững Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng doanh thu cao bất thường mang đến rủi ro cao cho nhà đầu tư Đồng thời, tỷ lệ thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng trưởng đều qua các năm là dấu hiệu của một khoản đầu tư tối ưu (Mary Buffet & David Clark, 2010)
1.3.1.2 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán bao gồm tài sản và nguồn vốn của công ty Nơi chỉ ra số tiền, đất đai, công nghệ hay các khoản nợ vay của nhà cung cấp, ngân hàng và các chủ đầu tư
Một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững là một công ty có nhiều tiền mặt, ít
nợ, không bán trái phiếu hoặc cổ phiếu, không thanh lý tài sản cố định và có lợi nhuận
ổn định qua các năm Tiền mặt giúp doanh nghiệp giữ vai trò thống trị thị trường trong thời kỳ kinh tế khó khăn (Mary Buffet & David Clark, 2010)
Những công ty có số lượng hàng tồn kho và lợi nhuận thuần tăng trưởng tương ứng là một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững Sự tăng giảm đột ngột của lượng hàng tồn kho trong vài kỳ kế toán là dấu hiệu của rủi ro trong đầu tư (Mary Buffet & David Clark, 2010)
Ngoài ra, để tạo ra lợi thế cạnh tranh, nhiều công ty đã nới lỏng các điều khoản thanh toán, dẫn đến tăng doanh thu và các khoản phải thu Tuy nhiên, để có một lợi thế cạnh tranh bền vững, công ty nên duy trì ổn định tỷ lệ khoản phải thu thuần trên tổng doanh thu thấp hơn các đối thủ cạnh tranh (Mary Buffet & David Clark, 2010)
Các nhà tài chính tin rằng nếu hệ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thì công ty
sẽ rơi vào tình trạng khó khăn khi chi trả nợ ngắn hạn Theo quan điểm Warren Buffet:
Hệ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 có thể do công ty trả cổ tức cao hay mua lại cổ phiếu quỹ Với lợi nhuận ổn định và có lợi thế cạnh tranh bền vững có thể giúp công ty chi trả các khoản nợ ngắn hạn Như vậy, hệ số thanh toán hiện hành không giúp trả lời câu hỏi công ty đó có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không Tuy nhiên, phải khẳng định rằng hệ số thanh toán hiện hành đóng vai trò quan trọng khi xác định tính thanh khoản đối với công ty có quy mô nhỏ hoặc vừa (Mary Buffet & David Clark, 2010)
Một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững sẽ thay đổi nhà xưởng và thiết bị khi chúng hao mòn hết bằng tiền của họ Lợi thế cạnh tranh bền vững nhận được từ tài
Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Trang 26sản vô hình do công ty tạo ra; cái mà không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán Nhà đâu tư giỏi sẽ nhìn thấy được các tài sản vô hình Ngoài ra, khoản mục đầu tư dài hạn giúp ta nhìn được tầm nhìn của nhà quản lý cấp cao Các nhà quản lý cấp cao đang đầu tư vào một dự án có lợi thế cạnh tranh bền vững hay đơn thuần chỉ là phân chia túi tiền vào nhiều rổ trứng khác nhau (Mary Buffet & David Clark, 2010)
Các nhà tài chính cho rằng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao càng tốt Theo Warren, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cao cho thấy công ty có lợi thế cạnh tranh không bền vững Tổng tài sản cao chứng tỏ để gia nhập vào ngành cần phải có một lượng vốn lớn; đây là một yếu tố duy trì tính bền vững của các lợi thế cạnh tranh hiện có
Để bảo vệ tính bền vững của lợi thế cạnh tranh, ta nên dùng các khoản vay ngắn hạn cho đầu tư ngắn hạn, khoản vay dài hạn cho đầu tư dài hạn và nên duy trỳ nợ dài hạn ở mức thấp Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đã được điều chỉnh (vốn chủ sở hữu không tính cổ phiếu quỹ) thấp hơn 0.8 là một tỷ lệ đáng mơ ước của các nhà đầu tư (Mary Buffet & David Clark, 2010)
Đối với Warren, lợi nhuận giữ lại chính là ngỗng vàng đẻ ngỗng vàng con và những ngỗng vàng con đẻ ra trứng vàng; nếu biết dùng lợi nhuận giữ lại đầu tư vào các khoản đầu từ có lợi thế cạnh tranh bền vững Ngoài ra, nếu dùng lợi nhuận sau thuế mua cổ phiếu quỹ, sẽ làm vốn chủ sở hữu giảm Nhờ kỹ thuật tài chính này, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng, thu nhập trên một cổ phiếu tăng và cuối cùng giá cổ phiếu tăng Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao là một khoản đầu tư tốt Nó cũng chứng minh đây là một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững (Mary Buffet & David Clark, 2010)
Đòn bẩy tài chính giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận nhiều hơn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn Nhưng nếu công ty rơi vào tình trạng khó khăn trong kinh doanh, tính thanh khoản thấp, tình hình kinh tế bất ổn; đòn bẩy tài chính sẽ làm công ty rơi xuống dốc nhanh hơn Sử dụng nợ vay một cách khôn ngoan để cân bằng lợi ích và chi phí của việc vay nợ là bài toán khó cho các nhà quản trị (Robert C.Higgins, 2005)
Tỷ suất thu nhập trên tổng
Lợi nhuận trước thuế
và lãi vay (EBIT) Tổng tài sản bình quân x 100%
Trang 271.3.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ qua các năm, ta sẽ biết được công ty có tiến hành việc mua cổ phiếu quỹ hay không Từ đó, ta nhận thấy các nhà quản trị của công ty có đang làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường và sự giàu có của cổ đông thông qua việc
mua cổ phiếu quỹ hay không
Warren nhận thấy rằng, công ty sử dụng bằng hoặc ít hơn 50% lợi nhuận thuần hằng năm cho việc mua tài sản cố định là dấu hiệu của công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững; càng tốt hơn nếu duy trì mức tỷ lệ này thấp hơn 25% (Mary Buffet & David Clark, 2010)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho ta biết được dòng tiền của công ty hoạt động như thế nào Nhà quản trị có sử dụng nợ ngắn hạn đầu tư cho dự án ngắn hạn và nợ dài hạn sử dụng đầu tư cho dài hạn hay không? Rủi ro từ việc sử dụng nợ ngắn hạn đầu tư
dự án dài hạn?
1.3.2 Các chỉ số cốt yếu trong phân tích báo cáo tài chính
1.3.2.1 Chỉ số khả năng thanh toán
Tiền được ví như mạch máu lưu thông trong cơ thể của một công ty Tiền giúp công ty trang trải chủ yếu vào hai khoản: khoản phải trả và chi phí hoạt động khác Từ
đó ta sẽ có các nguyên liệu, nhân công và các chi phí khác phục vụ cho việc tạo nên sản phẩm Sản phẩm bán ra sẽ được thu hồi ngay bằng tiền hoặc ghi nhận trên khoản phải thu khác hàng Khoản phải thu giảm tương đương với việc tiền sẽ được thu hồi Như vậy dòng tiền luôn được luân chuyển trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Sự không liên tục hoặc liên tục không đều sẽ là dấu hiệu không tốt đối với tính thanh khoản (C.Walsh, 2008)
Lợi nhuận và tiền là 2 phạm trù khác nhau Một trong các yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa lợi nhuận và tiền đó là khấu hao Lợi nhuận cao không có nghĩa doanh nghiệp có khả năng chi trả tốt cho các khoản nợ đến hạn Doanh nghiệp vẫn có khả năng thanh toán trong khi lợi nhuận thấp hoặc thua lỗ Tuy nhiên, thua lỗ trong một thời gian dài sẽ là nguyên nhân mất khả năng thanh khoản của công ty (C.Walsh, 2008)
Dòng tiền trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không đơn thuần là một vòng khép kín như ta đã phân tích Nó có sự tác động của các yếu tố bên ngoài
Trang 28như: lãi vay, thuế, cổ tức, nợ vay và đầu tư trang thiết bị Đó cũng chính là các khoản làm mất tính thanh khoản của công ty; đặc biệt khoản trả nợ vay (C.Walsh, 2008)
Ngoài ra còn có các dòng tiền vào từ bên ngoài như: vốn góp, tiền vay và thanh
lý tài sản Tiền vay không làm chủ doanh nghiệp mất quyền kiểm soát công ty như vốn góp; nhưng nó lại đem đến rủi ro cao cho doanh nghiệp Thanh lý tài sản không phải là nguồn thu thường xuyên của công ty, nhưng nó sẽ góp phần giải quyết khó khăn về mặt tài chính doanh nghiệp trong ngắn hạn (C.Walsh, 2008)
Ta có thể đo lường khả năng thanh toán một cách tương đối thông qua các chỉ
số tài chính sau: hệ số thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh khoản nhanh, tỷ lệ vốn lưu động trên doanh thu
Như đã được đề cập tại mục 1.4.1.2, hệ số thanh toán hiện hành chỉ là một con
số tương đối Một công ty có thể gặp khó khăn tài chính trong khi hệ số thanh toán đầy khả quan, có nghĩa là hệ số thanh toán lớn hơn 1 Trong khi đó, công ty khác vẫn có thể có khả năng chi trả tốt với hệ số thanh toán hiện hành tồi tệ, nhỏ hơn 1 Như vậy,
hệ số thanh toán không cung cấp cho ta nhiều thông tin về khả năng thanh toán của công ty Để có sự đánh giá tổng quát hơn khả năng thanh toán, ta cần phải kết hợp hệ
số thanh toán với các thông tin tài chính trong quá khứ, của các đối thủ cạnh tranh và các nguồn thông tin khác (C.Walsh, 2008)
Hàng tồn kho là một khoản cấu thành nên tài sản lưu động Nó ảnh hưởng đến kết quả của chỉ số thanh toán hiện hành Hàng tồn kho tăng là nguyên nhân hệ số thanh toán hiện hành tăng Tuy nhiên, tính thanh khoản các loại hàng tồn kho là khác nhau Tình hình hình tài chính sẽ là thật tệ nếu giữ một lượng hàng tồn kho lớn nhưng tính thanh khoản lại kém Do đó, tỷ lệ thanh khoản nhanh được các nhà cho vay ưa thích hơn (C.Walsh, 2008)
Tỷ lệ thanh khoản nhanh càng cao cho thấy công ty có khả năng chi trả tốt các khoản nợ ngắn hạn Tỷ lệ này quá cao cho thấy việc sử dụng vốn không hiệu quả Tuy nhiên, tỷ lệ này quá thấp trong thời gian dài thì dấu hiệu một nền tài chính xuống dốc
và có khả năng dẫn đến phá sản Các nhà tài chính luôn muốn duy trì tỷ lệ này gần bằng 1 (Ngô Kim Phượng, 2009)
Tỷ lệ thanh khoản nhanh
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
=
Trang 29Chỉ số thanh khoản hiện hành và tỷ lệ thanh khoản nhanh phản ánh tình hình thanh toán tại một thời điểm nhất định Để đánh giá tính thanh khoản trong một thời
kỳ, ta có chỉ số vốn lưu động trên doanh thu
Theo quan điểm trên, các nhà tài chính cho rằng doanh thu có thể thể hiện lượng tiền lưu chuyển trong công ty Do đó, chỉ số vốn lưu động trên doanh thu phản ánh mối quan hệ khả năng thanh khoản từ khoản thặng dư ngắn hạn và lượng tiền lưu thông hằng năm Nếu chỉ số này giảm chứng tỏ công ty bán hàng quá nhiều, có nguy
cơ dẫn đến mất cân đối giữa nguồn lực và nhu cầu phát triển của công ty Ngoại trừ trường hợp giám đốc bán hàng của công ty đang có chiến dịch giảm hàng tồn kho (C.Walsh, 2008)
Vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động công ty Ngày vốn lưu động là khoản thời gian giữa dòng tiền vào (nhận tiền từ khách hàng) và dòng tiền ra (tiền chi trả cho người bán), là số ngày phát sinh nhu cầu vốn lưu động Vốn lưu động
là khoản tiền cần thiết để chi trả các khoản chi phí phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong những ngày vốn lưu động Vì vậy, xác định vốn lưu động là việc cần thiết của các nhà quản trị, giúp công ty không rơi vào tình trạng khủng hoảng về tài chính
Ngoài ra, một chỉ số quan trọng mà các nhà cho vay còn quan tâm đến đó là hệ
số khả năng thanh toán lãi vay Nó trả lời cho câu hỏi: Lợi nhuận trong kỳ có khả năng chi trả lãi vay hay không?
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay càng cao thì công ty sử dụng vốn vay càng hiệu quả Sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận trước thuế Thu nhập doanh nghiệp và chi phí lãi vay, cùng với chi phí lãi vay cố định sẽ làm ảnh hưởng lớn đối với lợi nhuận mà cổ động nhận được Ngoài ra, chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận trước thuế Thu nhập doanh nghiệp và chi phí lãi vay chứng tỏ đòn bẩy tài chính cao Điều này sẽ giúp cho công ty có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn kinh tế phát triển
Lợi nhuận trước thuế TNDN và chi phí lãi vay Chi phí lãi vay
=
Trang 30hoặc sẽ rơi vào tình trạng khó khăn nhanh chóng nếu nền kinh tế suy thoái (C.Walsh, 2008)
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là công cụ đòn bẩy tài chính, đóng vai trò quan trọng đối với nhà quản trị Tỷ lệ này phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng vốn được hình thành từ các khoản nợ Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì chủ sở hữu càng có lợi vì chủ sở hữu đóng góp một lượng vốn ít nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn Nếu doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên các khoản nợ lớn hơn số tiền lãi phải trả thì lợi nhuận của vốn chủ sở hữu sẽ gia tăng rất nhanh Khi đòn bẩy tài chính cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về lợi nhuận trước thuế sẽ làm thay đổi lớn tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu (Bùi Văn Trường, 2012)
Nói cách khác, ROE (Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần) rất nhạy cảm khi lợi
nhuận sau thuế và lãi vay biến đổi Tùy vào từng nền kinh tế khác nhau, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, mức tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có thể chấp nhận được khác nhau
Do vậy, nhà quản trị luôn gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận
1.3.2.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ta sử dụng hai chỉ số sau: ROA (Return on asset) – hệ số thu nhập trên tổng tài sản và ROE (Return on Equity) –
hệ số thu nhập trên vốn cổ phần Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cho biết hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hệ số thu nhập trên vốn chủ
sở hữu (ROE) cho biết hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu cao nghĩa là phần thu nhập của từng cổ đông cao Do đó, các lĩnh vực kinh doanh có ROE cao sẽ dễ dàng trong việc thu hút vốn đầu tư Đối với các nhà kinh doanh chứng khoán, ROE cao sẽ làm cho giá cổ phiếu tăng; do đó tài sản của các chủ sở hữu tăng theo Nói cách khác, ROE tạo ra giá trị cho công ty Hệ số ROE chỉ cao khi tỷ số ROA cao (Robert C.Higgins, 2005)
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu Tài sản
Tài sản Vốn chủ sở hữu bình quân
x 100
Trang 31Tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản (ROA) sẽ phản ánh được năng lực của nhà quản trị sử dụng nguồn lực của công ty trong việc tạo ra lợi nhuận Tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản (ROA) còn được biết đến với công thức sau:
Nhìn vào mô hình ta thấy, tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản (ROA) chịu ảnh hưởng bởi doanh thu, chi phí hoạt động sản xuất trong kỳ và tổng tài sản hiện có của đơn vị Trong đó, doanh thu chịu ảnh hưởng bởi số lượng bán ra, giá bán ra trên mỗi đơn vị và chính sách chiết khấu bán hàng Yếu tố ảnh hưởng chi phí hoạt động sản xuất trong kỳ chủ yếu: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Tài sản cố định, hàng tồn kho và khoản phải thu là ba khoản mục ảnh hưởng lớn đến giá trị của tổng tài sản
Để quản lý các yếu tố doanh thu, chi phí và tài sản trong kỳ và đạt tỷ số ROA mong muốn; nhà quản trị cần phải tách tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu và tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản thành các tỷ số nhỏ hơn và chi tiết hơn Đó là tỷ
lệ chi phí nguyên vật liệu trên doanh thu, tỷ lệ chi phí nhân công trên doanh thu, tỷ lệ chi phí chung trên doanh thu, tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu, tỷ lệ khoản phải thu trên doanh thu, tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu
và tỷ lệ tài sản cố định trên doanh thu
Như vậy, để đạt được ROA tối ưu, nhà quản lý cần phải cân bằng trong việc giảm chi phí, tăng giá bán cũng như sản lượng phù hợp để tăng doanh thu và đạt lợi nhuận tối ưu nhất Đồng thời, điều tiết các chính sách bán hàng phù hợp cũng như thời điểm mua hàng hợp lý Tỷ lệ tài sản cố định trên tài sản cao hay thấp phụ thuộc vào tính chất lĩnh vực kinh doanh của công ty
Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy những nhược điểm của mô hình này như: Thứ nhất, khi một công ty đạt được tỷ lệ ROA mong ước không có nghĩa là mọi lĩnh vực kinh doanh đều hoạt động tốt hay mọi mặt hàng bán của công ty đều bán chạy Thứ
Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA) =
Lợi nhuận trước thuế
và lãi vay (EBIT) Doanh thu
Doanh thu Tổng tài sản bình quân
= Tỷ suất lợi nhuận ròng (ROS)
Vòng quay tổng tài sản bình quân
x
Trang 32hai, không thể phân biệt nguyên nhân tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tăng là do chi phí nguyên vật liệu giảm hay giá bán tăng Thứ ba, sản lượng tăng không chỉ là nguyên nhân tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản tăng; mà còn làm lợi nhuận tăng do tỷ lệ chi phí
cố định trên một đợn vị sản phẩm giảm Cuối cùng, ta sẽ gặp khó khăn trong việc so sánh tỷ số ROA với các công ty trong cùng lĩnh vực; do sự khác nhau trong chính sách khấu hao tài sản cố định (C.Wash, 2008)
Ngoài ra, lạm phát ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động công ty Tuy nhiên, để đơn giản hơn trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, ta sẽ không phân tích thêm yếu tố lạm phát
1.4 Khái niệm phân loại và đặc điểm hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch
1.4.1 Khái niệm và phân loại
Dịch vụ lưu trú dược cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: khu nghỉ dưỡng, khách sạn, ký túc xá, nhà dân, Dịch vụ lưu trú thông thường đi kèm với dịch
vụ ăn uống và các dịch vụ khác, tùy theo từng mức độ Lĩnh vực lưu trú đóng vai trò
đặc biệt trong ngành du lịch (Du lịch có trách nhiệm đối với lĩnh vực lưu trú tại Việt Nam, 2014)
Hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động kinh doanh cho thuê buồng, giường và các dịch vụ khác đủ tiêu chuẩn để phục vụ khách du lịch Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt và giải trí, cơ sở lưu trú được phân loại và xếp hạng dựa trên chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ Tiêu chuẩn phân loại và xếp loại cơ sở lưu trú du lịch được quy định cụ thể và áp dụng thống nhất trong cả nước
Theo quy định của Tổng cục Du lịch, cơ sở lưu trú du lịch được phân làm 07 loại, bao gồm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch và nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú có quy mô từ 10 phòng trở lên, đảm bảo
chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách hàng Có bốn loại khách sạn, bao gồm: Thứ nhất, khách sạn thành phố là khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ và khách tham quan du lịch Thứ hai, khách sạn nghĩ dưỡng được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ ở khu vực có cảnh thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí và tham quan của khách du lịch Thứ ba, khách sạn nổi là khách sạn neo
Trang 33đậu trên mặt nước và có thể di chuyển được Cuối cùng, khách sạn bên đường được xây dựng gần đường giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ cho khách Khách sạn được xếp thành 5 hạng: 1sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao dựa vào vị trí, kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ, người quản lý và nhân viên phục vụ, an
ninh, an toàn, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm (TCVN 4391:2009 Khách sạn – Xếp loại, 2009)
Làng du lịch là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biêt thự hoặc một số cơ
sở lưu trữ khác như căn hộ và bãi cắm trại, được xây dựng ở những nơi có tài nguyên
du lịch, cảnh thiên nhiên đẹp, có hệ thống du lịch gồm nhà hàng, quầy bar, của hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí thể thao và các tiện ích khác phục vụ khác du lịch Dựa vào vị trí, khiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ, người quản lý và nhân viên phục
vụ, an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; làng
du lịch xếp thành 5 hạng: 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao (TCVN 7797-2009 Làng
du lịch – Xếp loại, 2009)
Biệt thự du lịch là biệt thự có trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê, có
thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú Cụm biệt tự du lịch phải bao gồm ba biệt thự du lịch trở lên Biệt thự du lịch được xếp thành hai hạng: hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh
lưu trú du lịch và hạng cao cấp.(TCVN 7795:2009 Biệt tự Du lịch,2009)
Căn hộ kinh doanh du lịch là những căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho
khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú Có từ mười căn hộ trở lên đượ gọi là khu căn hộ du lịch Căn hộ kinh doanh du lịch được xếp thành hai hạng:
hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch và hạng cao cấp (TCVN 7798:2009 Căn hộ Du lịch,2009)
Bãi cắm trại du lịch là khu vực được quy hoạch nơi ở có cảnh quan thiên nhiên
đẹp, có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ
cho khách cắm trại (TCVN 7796 :2009 Tiêu chuẩn bãi căm trại du lịch, 2009)
Nhà nghỉ du lịch là cơ sở có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du
lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn (TCVN
7799 :2009 Tiêu chuẩn nhà nghỉ du lịch, 2009)
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê là nơi sinh sống của người sở hữu nhà
hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị, tiện nghi cho
Trang 34khách du lịch thuê cư trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà
(TCVN 7800 :2009 Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, 2009)
Theo quy mô và tiêu chuẩn nêu trên, ngoài dịch vụ cho thuê phòng còn các dịch
vụ khác, bao gồm: dịch vụ nhà hàng và quán bar, hoạt động cho thuê phòng hội nghị, dịch vụ tổ chức hội nghị và sự kiện, hoạt động giải trí khác như spa, các trò chơi giải trí và các chuyến tham quan du lịch tại địa phương, Điều này dẫn đến sự đa dạng trong doanh thu cũng như chí phí của cơ sở kinh doanh lưu trú Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch
1.4.2 Đặc điểm kinh doanh lưu trú du lịch
Cơ sở lưu trú du lịch cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau phục vụ nhu cầu phong phú và đa dạng của người tiêu dùng Do đó, khách hàng của cơ sở lưu trú du lịch cũng rất đa dạng và phong phú Khách hàng của cơ sở lưu trú du lịch bao gồm người địa phương và khách du lịch Khách địa phương thường tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm
ăn uống, hội họp và giải trí Khách địa phương ít dùng dịch vụ lưu trú, nếu có thường
sử dụng trong một thời gian ngắn Khách du lịch sẽ tiêu dùng hầu hết các sản phẩm do
cở sở lưu trú du lịch cung cấp Như vậy khách du lịch là một đoạn thị trường chính yếu
và quan trọng nhất của cơ sở lưu trú du lịch (Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương, 2008)
Kinh doanh lưu trú du lịch bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch Do vậy khi đầu tư kinh doanh lưu trú du lịch, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu rõ về tài nguyên du lịch hiện có của địa phương, cũng như khách hàng mục tiêu
và tiềm năng để xác định quy mô và thiết kế của cơ sở lưu trú Những yêu cầu chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như vị trí và cơ sở hạn tầng của cơ sở lưu trú là nguyên nhân yêu cầu các nhà đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch phải có một lượng vốn đầu tư ban đầu lớn (Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương, 2008)
Khách hàng có thể tìm kiếm, đăng ký và thanh toán các dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch thông qua một tổ chức trung gian như đại lý lữ hành, công ty lữ hành; hoặc khách hàng có thể tự tìm hiểu và đăng ký trực tiếp dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch Điều này ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh, chi phí cũng như doanh thu của các
cơ sở lưu trú (Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương, 2008)
1.5 Du lịch xanh
Trang 35Du lịch xanh là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao thiên nhiên (bao gồm cả nền văn hóa trong quá khứ và hiện tại) theo khuyến cáo và bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng
đồng địa phương (Ceballos-Lascurain, H., 1996)
Du lịch xanh là đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch hiện tại
mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai (Brundtland, 1987)
Tuy có nhiều khái niệm về du lịch xanh nhưng nội dung chủ yếu của nó xoay quanh ba vấn đề cụ thể sau: Thứ nhất, du lịch phải thân thiện với môi trường và gần gũi
về xã hội văn hóa (giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn, tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương) Thứ hai, du lịch phải đóng góp kinh tế cho cộng đồng địa phương (đảm bảo lợi ích nhiều mặt của cộng đồng dân cư địa phương, tăng thu nhập cho địa phương) Thứ ba, phải có trách nhiệm về phát triển du lịch cho hôm nay và mai sau Du lịch xanh đồng nghĩa với du lịch trách nhiệm (Phan Huy Xu, 2013)
Du lịch xanh được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại lợi ích cho công đồng địa phương, tôn trọng văn hóa, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương Du lịch xanh có thể tạo ra một lợi tức tương
tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương, các nguồn lực tự nhiên và giá trị văn hóa của vùng được bảo vệ Trong khi đó,
du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại lợi ích cho các cộng đồng địa phương và có thể phá hủy nhanh chóng các môi trường nhạy cảm Kết quả của du lịch đại chúng có thể phá hủy hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hóa mà chúng phụ thuộc vào (Phan Huy Xu, 2013)
Để thực hiện du lịch xanh, ta cần thực hiện các giải pháp như sau: Bảo vệ khai thác hợp lý môi trường tự nhiên (bãi biển, dòng sông, cánh rừng, hệ sinh thái,…); Bảo
vệ và tồn trọng môi trường nhân văn (danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa lịch sử, truyền thống bản sắc dân tộc và địa phương,…); Xây dựng kế hoạch quy hoạch khu du lịch một cách khoa học và xây dựng tầm nhìn; Tính toán kỹ và quản lý chặt chẽ sức chứa du khách (không lạn dụng và tăng số lượng du khách quá sức chứa); Đào tạo cán
bộ và nhân viên du lịch có tính chuyên nghiệp cao (kể cả ngành hướng dẫn du lịch và
Trang 36ngành khách sạn – nhà hàng – resort); Gắn kết chặt chẽ các tổ chức, hiệp hội du lịch, công ty du lịch và chính quyền địa phương trong việc quản lý du lịch xanh ở các khu du lịch; Đảm bảo phúc lợi xã hội và thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương, giáo dục truyền thống hiếu khách và giao lưu văn hóa; Nâng cao vai trò quản lý giám sát của cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đối với các khu du lịch (Phan Huy Xu, 2013)
Trang 37TÓM TẮT CHƯƠNG I
Chương 1 đã làm rõ các vấn đề liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp,
cụ thể:
- Khái niệm, vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp;
- Chỉ ra các phương pháp và quá trình tổ chức phân tích tài chính doanh
nghiệp;
- Công thức tính và ý nghĩa các chỉ số cốt yếu khi phân tích báo cáo tài
chính đối với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khái niệm, phân loại và đặc điểm kinh doanh lưu trú du lịch;
- Khái niệm, đặc điểm và các giải pháp du lịch xanh
Qua việc hệ thống hóa những vấn đề cơ bản trong phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp để tạo tiền đề khoa học để tiếp tục nghiên cứu tình hình tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tại tỉnh Khánh Hòa trong chương 2
Trang 38CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI TỈNH
du lịch một nguồn nhân lực dồi dào Đây là một trong những yếu tố quan trọng chú yếu giúp cho ngành du lịch cũng như hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Khánh Hòa phát triển; đặc biệt là cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng
Theo thống kê của Cục thuế tỉnh Khánh Hòa, năm 2013 Khánh Hòa có 456 doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch đáp ứng cho nhu cầu lưu trú du lịch càng ngày càng tăng tại Khánh Hòa
Bảng 2.1 Thực trạng hoạt động lưu trú du lịch của Khánh Hòa
Trang 392.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 Lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ (lượt) Số ngày lưu trú (ngày)
-Lượt khách cơ sở lưu trú phục
vụ (lượt)
1.579.116 1.840.263 2.180.008 2.318.071 3.000.122
Số ngày lưu trú (ngày) 3.408.109 4.003.303 4.649.030 5.228.134 6665328
Tốc độ tăng trưởng số lượt khách lưu trú du lịch tại Khánh Hòa năm 2010 tăng
so với năm 2009 là 17%, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 18%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 6% và năm 2013 tốc độ tăng trưởng phục hồi lại và tăng vọt lên 29%
so với năm 2012 Tốc độ tăng trưởng số lượt khách lưu trú du lịch tại Khánh Hòa năm
2012 thấp hơn so với các năm, do ảnh hưởng sự suy giảm của nền kinh tế trong nước năm 2012 Năm 2013, kinh tế trong nước có sự phục hồi và khởi sắc; điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu du lịch tại Khánh Hòa Như vậy, tốc dộ tăng trưởng số lượt khách lưu trú du lịch tại Khánh Hòa chịu ảnh hưởng bởi sự tình hình kinh tế trong nước Ngoài ra, ta thấy số lượt khách lưu trú du lịch tại Khánh Hòa không ngừng tăng qua các năm Điều này chứng tỏ, kinh doanh lưu trú du lịch tại Khánh Hòa vẫn đang là lĩnh vực đầu tư tiềm năng, nhu cầu lưu trú du lịch chưa bão hòa, sự cạnh tranh trên khúc thị trường này chưa cao
Từ năm 2009 đến năm 2013 lượt khách du lịch tăng là 90%, số ngày lưu trú tăng là 96% Điều này cho thấy thời gian lưu trú của khách du lịch đang có xu hướng tăng Hay nói cách khác, nhu cầu lưu trú của khách du lịch tại Khánh Hòa ngày càng tăng
Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch trong nước từ năm 2009 đến năm
2013 không đổi là 02 ngày/lượt Trong khi đó, số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch người ngước ngoài năm 2009 và năm 2010 là 02 ngày/lượt, từ năm 2011 đến năm
Hình 2: Tình hình lưu trú du lịch tại Khánh Hòa giai đoạn 2009-2013
Trang 402013 tăng lên 03 ngày/lượt Như vậy, thời gian lưu trú du lịch có xu hướng tăng là do nhu cầu lưu trú của khách du lịch nước ngoài tại Khánh Hòa cao hơn trước đây
Qua phân tích bảng 2.2, ta thấy số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trú du lịch tại Khánh Hòa có xu hướng tăng Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trú du lịch năm 2012 so với năm 2011 là 106% và năm 2013 so với năm 2012 là 118% Trong đó, năm 2012 số lượng doanh nghiệp đầu tư kinh doanh khách sạn 03 sao trở lên không tăng so với năm 2011 và đến năm 2013 chỉ tăng lên 4 doanh nghiệp so với năm 2012 Số lượng doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch tăng chủ yếu là đầu tư vào loại hình lưu trú du lịch khác Như vậy, khúc thị trường kinh doanh khách sạn 3 sao trở lên tại Khánh Hòa khó gia nhập hơn
Bảng 2.2 Doanh thu của các nhóm doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch
tại Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT :1.000 đồng
Doanh nghiệp kinh
doanh lưu trú du lịch
tại Khánh Hòa Số
lượng
Tổng doanh thu
Số lượng
Tổng doanh thu
Số lượng
Tổng doanh thu
Tổng 388 2.443.996.500 410 3.043.377.233 456 3.603.412.629
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)
Tuy nhiên, doanh thu hằng năm của các doanh nghiệp kinh doanh nhóm khách sạn 3 sao trở lên chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực lưu trú du lịch, cụ thể: Năm 2011 chiếm 90%, năm 2012 chiếm 94% và năm 2013 chiếm 90%
Qua phân tích chi tiết từng nhóm doanh nghiệp ta thấy: Nhóm doanh nghiệp kinh doanh khách sạn 3 sao và 4 sao có doanh thu năm 2012 cao hơn so với năm 2011
và năm 2013 cao hơn so với năm 2012 lần lượt là 24% và 41% Nhóm doanh nghiệp kinh doanh khách sạn 5 sao và resort có doanh thu năm 2012 cao hơn so với năm 2011