1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến nuôi thương phẩm cá trắm đen (mylopharyngodon piceus richarson, 1864) tại phú xuyên, hà nội

62 710 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

CP Crude Protein Protein thô CL Crude Lipid Chất béo thô BLC – Black carp Cá Trắm đen PER Protein Efficiency Ratio Hiệu quả sử dụng protein FE Feed Efficiency Hiệu quả sử dụng thức ăn D

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

-o0o -

NGUYỄN HỒNG SƠN

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN NUÔI

THƯƠNG PHẨM CÁ TRẮM ĐEN (Mylopharyngodon piceus

Richarson, 1864) TẠI PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

-o0o -

NGUYỄN HỒNG SƠN

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN NUÔI

THƯƠNG PHẨM CÁ TRẮM ĐEN (Mylopharyngodon piceus

Richarson, 1864) TẠI PHÚ XUYÊN, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản

Mã số: 60 62 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS PHẠM QUỐC HÙNG

PGS.TS LẠI VĂN HÙNG HOÀNG HÀ GIANG

Khánh Hòa - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Nguyễn Hồng Sơn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Khoa sau đại học, Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng, Phòng Hợp tác Quốc tế và Đào tạo viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng, đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Đình Luân, TS Phạm Quốc Hùng người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, nơi đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này

Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống

Hà Nội, tháng 11 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Hồng Sơn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC BẢNG V DANH MỤC HÌNH VI DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VII

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Đặc điểm sinh học chủ yếu của cá trắm đen 3

1.1.1 Phân loại cá trắm đen 3

1.1.2 Đặc điểm phân bố 3

1.1.3 Tập tính sinh sống và điều kiện sinh thái 4

1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 5

1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 5

1.1.6 Đặc điểm sinh sản 6

1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá trắm đen 6

1.2.1 Nhu cầu protein, lipid, carbohydrate và tỷ lệ DE/P tối ưu 6

1.2.2 Nhu cầu acid amin thiết yếu của cá trắm đen 7

1.2.3 Nhu cầu vitamin của cá trắm đen 8

1.2.4 Nhu cầu khoáng chất của cá trắm đen 9

1.2.5 Tỷ lệ tiêu hóa của cá trắm đen với một số nguyên liệu chính 9

1.3 Tình hình sản xuất và sử dụng thức ăn chế biến nuôi cá trắm đen 10

1.4 Tình hình nuôi thương phẩm cá trắm đen 12

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Địa điểm và thời giai nghiên cứu 15

2.2 Vật liệu nghiên cứu 15

2.3 Bố trí thí nghiệm 16

2.4 Chăm sóc và quản lý 17

2.5 Thu thập và phân tích số liệu 17

2.5.1 Phương pháp xác định hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn 17

2.5.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và dinh dưỡng của cá 17

2.5.3 Phương pháp thu thập số liệu về các chỉ số môi trường 18

2.6 Phương pháp xử lý số liệu 19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20

3.1 Thiết lập công thức thức ăn cho cá trắm đen thí nghiệm 20

Trang 6

3.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của cá 21

3.2.1 Tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen được ăn các loại thức ăn thí nghiệm khác nhau 21

3.2.2 Tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen trong quá trình thí nghiệm 22

3.2 Ảnh hưởng của các công thức thức ăn đến tỷ lệ sống của cá 23

3.3 Ảnh hưởng đến hệ số chuyển đổi thức ăn 23

3.4 Hiệu quả sử dụng protein 24

3.5 Hiệu quả kinh tế 25

3.6 Thảo luận 26

3.7 Biến động một số yếu tố môi trường 27

3.1.1 Biến động nhiệt độ 27

3.1.2 Hàm lượng oxy hòa tan 28

3.1.3 Biến động pH 29

3.1.4 Biến động hàm lượng PO43- 30

3.1.5 Biến động hàm lượng Nitrite (NO2-) 31

3.1.6 Biến động hàm lượng NO3- 32

3.1.7 Biến động hàm lượng NH4 32

3.1.8 Biến động hàm lượng NH3 33

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 35

1 Kết luận 35

2 Khuyến nghị 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Quan hệ về tuổi, chiều dài, khối lượng cá trắm đen 5

Bảng 1.2 Nhu cầu một số dưỡng chất của cá trắm đen 7

Bảng 1.3 Nhu cầu acid amin thiết yếu trong thức ăn nuôi cá trắm đen 8

Bảng 1.4 Nhu cầu vitamin của cá trắm đen 9

Bảng 1.5 Thành phần premix khoáng cho thức ăn cá trắm đen 9

Bảng 1.6 Tỷ lệ tiêu hóa của cá trắm đen với một số nguyên liệu thức ăn chủ yếu 10

Bảng 1.7 Một số công thức thức ăn và hệ số thức ăn thực nghiệm nuôi cá trắm đen 11

Bảng 2.1 Kích cỡ cá đưa vào thí nghiệm 15

Bảng 3.1 Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu trong các công thức thức ăn 20

Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của các công thức thức ăn sau khi sản xuất 21

Bảng 3.3 Tăng trưởng của cá trắm đen ở các công thức thí nghiệm 21

Bảng 3.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn 23

Bảng 3.5 Hiệu quả sử dụng protein của cá trắm đen ở các công thức 25

Bảng 3.6 Chi phí thức ăn để tiêu thụ được 1kg cá tăng trọng 26

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1: Hình dạng ngoài của cá trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson,

1846) 3

Hình 1 2: Bản đồ phân bố tự nhiên cá rắm đen 4

Hình 2 1: Cá Trắm đen giống dùng trong thí nghiệm 15

Hình 2 2: Ao thí nghiệm nuôi cá trắm đen 16

Hình 2 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi cá trắm đen 16

Hình 3 1: Khối lượng tăng lên qua các lần thu mẫu thí nghiệm 22

Hình 3 2: Tỉ lệ sống của cá trắm đen ở các thí nghiệm 23

Hình 3 3: Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm 28

Hình 3 4: Hàm lượng oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm 29

Hình 3 5: Biến dộng pH trong quá trình thí nghiệm 30

Hình 3 6: Biến động hàm lượng PO43- trong quá trình thí nghiệm 30

Hình 3 7: Biến động hàm lượng NO2- trong quá trình thí nghiệm 31

Hình 3 8: Hàm lượng NO3- trong quá trình thí nghiệm 32

Hình 3 9: Biến động hàm lượng NH4+ trong quá trình thí nghiệm 33

Hình 3 10: Hàm lượng NH3 trong quá trình thí nghiệm 33

Trang 9

CP (Crude Protein) Protein thô

CL (Crude Lipid) Chất béo thô

BLC – Black carp Cá Trắm đen

PER (Protein Efficiency Ratio) Hiệu quả sử dụng protein

FE (Feed Efficiency) Hiệu quả sử dụng thức ăn

DE (Digestible Energy) Năng lượng tiêu hóa

ADG (Average daily gain) Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày

VNCNTTS1 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1

Trang 10

MỞ ĐẦU

Trong nuôi trồng thuỷ sản, chi phí thức ăn chiếm khoảng 60 – 65% tổng chi phí sản xuất Điều này cho thấy thức ăn chiếm vị trí khá quan trọng trong ngành nuôi trồng thuỷ sản Việc nghiên cứu giảm giá thành thức ăn là vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay

Nhu cầu bột cá cho nuôi trồng thủy sản ngày càng cao trong khi nguồn cung càng ngày càng giảm Do vậy thay thế protein bột cá bằng các nguyên liệu giàu protien

từ thực vật, sản phẩm phụ từ chế biến thực phẩm là xu hướng tất yếu trong sản xuất thức ăn thủy sản nói riêng và thức ăn chăn nuôi nói chung Các nguồn nguyên liệu giàu đạm như khô đỗ tương, gluten ngô, bột thịt, bột xương, bột lông vũ, bột máu, đầu tôm… là nguồn nguyên liệu tốt để thay thế cho bột cá và có giá thành thấp Do vậy, vấn đề đặt ra cần có các nghiên cứu sử dụng hợp lý các nguyên liệu này có thể cho phép thay thế một phần hoặc hoàn toàn bột cá, giảm chi phí cho thức ăn trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của cá theo yêu cầu

Cá trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) là loài cá nước ngọt

đặc sản, thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon và đặc biệt có một số tác dụng tốt trong y học nên được người dân Việt Nam và Trung Quốc ưa chuộng (Từ Giấy, 1976; Nguyễn Văn Hảo, 2001; Nico, 2005) Những năm gần đây nhu cầu về cá Trắm đen thương phẩm không ngừng tăng lên trong khi nguồn thức ăn tự nhiên là các loài động vật thân mềm ngày càng giảm nên việc sử dụng thức ăn hỗn hợp để nuôi cá trắm đen ngày càng trở nên phổ biến

Năm 2008, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã bước đầu thử nghiệm thành công thức ăn hỗn hợp cho cá trắm đen, sử dụng nguyên liệu có sẵn trên thị trường Kết quả cho thấy thức ăn hỗn hợp có hàm lượng đạm 41%, béo 11% cho giai đoạn nuôi cá giống và thức ăn có hàm lượng đạm 36%, béo 7 % cho giai đoạn nuôi cá thịt là phù hợp (Nguyễn Diệu Phương, 2009) Năm 2009, phòng sinh học thực nghiệm, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã nghiên cứu thử nghiệm thay thế một phần bột cá bằng men bia khô trong công thức thức ăn cho cá trắm đen giai đoạn 30g – 250g kết quả đã tìm ra được công thức thức ăn có tỷ lệ thay thế bột cá bằng men bia khô có hiệu quả kinh tế Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở giai đoạn cá <250g, cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trước khi khuyến cáo áp dụng vào sản xuất Do vậy, việc nghiên cứu công thức thức ăn cho cá trắm đen giai đoạn thương phẩm có

Trang 11

hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện Việt Nam là bước tiếp theo góp phần hoàn thiện kỹ thuật sản xuất thức ăn cho cá Trắm đen ở Việt Nam

Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài:

“Ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến nuôi thương phẩm cá trắm đen

Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846) Tại Phú Xuyên - Hà Nội”

Mục tiêu của đề tài

Xác định công thức thức ăn công nghiệp phù hợp cho cá trắm đen giai đoạn nuôi thương phẩm nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi

Nội dung nghiên cứu

- So sánh hiệu quả của các công thức thức ăn có tỷ lệ Protein khác nhau thông qua các thông số về tốc độ tăng trưởng, khả năng sử dụng thức ăn, hệ số chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống của cá trắm đen

- So sánh hiệu quả kinh tế của các công thức thức ăn có tỷ lệ Protein khác nhau thông qua chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Đặc điểm sinh học chủ yếu của cá trắm đen

1.1.1 Phân loại cá trắm đen

Bộ: Cypriniformes

Họ: Cyprinidae

Phân họ: Leuciscinae

Giống: Mylopharyngodon

Loài: Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846)

Nguồn: (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001)

Hình 1.1: Hình dạng ngoài của cá trắm đen Mylopharyngodon piceus

bố ở Trung Quốc Cá trắm đen là loài đặc hữu chỉ có ở Châu Á, nhưng được di nhập vào châu Mỹ từ đầu những năm 1970 do bị lẫn với cá Trắm cỏ trong quá trình nhập khẩu của một trại cá tư nhân ở Arkansas, sau này cá trắm đen chính thức được giới thiệu tới Mỹ vào những năm 1980 (Nico và Williams, 1996), được giới thiệu vào Bangladesh năm 1983 (http://banglapedia.search.com.bd/HT/E_0081.htm)

Trang 13

Ở Việt Nam, cá sống chủ yếu ở các hệ sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông

Mã, sông Lam, cá còn đươc nuôi thả trong các đầm ao và ruộng trũng; cá có nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Giới hạn thấp nhất về phía Nam của loài cá này là Sông Lam Nghệ An (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001)

Hình 1.2: Bản đồ phân bố tự nhiên cá trắm đen

(Khu vực cá trắm đen phân bố được tô đậm màu)

1.1.3 Tập tính sinh sống và điều kiện sinh thái

Cá trắm đen thường sống ở hạ lưu các sông, đầm hồ ven sông, đồng ruộng Chúng sống ở tầng giữa và tầng đáy, rất ít khi bơi lên mặt nước, ưa thích nơi nước tĩnh hoặc nước chảy yếu Vào mùa sinh sản, những cá thể trưởng thành thường tìm đến nơi nước chảy xiết, có điều kiện thích hợp để đẻ trứng Sau khi đẻ xong, cá di chuyển vào các đầm, hồ dọc theo hai bên bờ sông để vỗ béo Mùa đông, cá di chuyển đến vùng nước sâu ven sông để tránh rét (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2010)

Cá trắm đen là loài rộng nhiệt Trong tự nhiên, chúng phân bố ở những lưu vực sông có nhiệt độ nước từ 4-30oC Khoảng nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng và phát triển của cá trắm đen từ 22-28oC (Chen và Gloria, 2010) Theo Nico và ctv (2005), cá trắm đen là loài có sức chịu đựng về nhiệt độ từ 0,5oC đến 40oC Nhiệt độ phù hợp cho sinh sản và phát triển của trứng nằm trong khoảng từ 18oC đến 30oC

Trang 14

Cá trắm đen sống được ở pH từ 6-10 trong khoảng thời gian nhất định, pH thích hợp từ 7 hoặc 7,5-8,5 Yêu cầu về hàm lượng oxy hòa tan ≥ 2 mg/l

1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Cá trắm đen là loài cá ăn tạp, thiên về thức ăn động vật Ở giai đoạn nhỏ, chúng

ăn động vật phù du, ấu trùng muỗi, ấu trùng chuồn chuồn, khi lớn cá chuyển sang ăn động vật đáy, nhất là ốc, hến, trai nhỏ, ngoài ra còn ăn tôm, cua và các loại côn trùng (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2010) Khi răng hầu phát triển cá bắt đầu ăn được

ốc lớn Cá từ 0,5 kg trở lên có thể ăn được ốc lớn, cá 4 tuổi có khả năng tiêu thụ 1-2 kg nhuyễn thể/ngày Chúng sử dụng răng hầu để nghiền nát vỏ nhuyễn thể, lọc lấy cơ thịt mềm rồi nhằn ra những mảnh vỏ vụn (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004) Mặc dù thức ăn ưa thích của cá trắm đen là các loài động vật đáy nhưng những nghiên cứu gần đây tại Trung Quốc cho thấy cá trắm đen sinh trưởng khá tốt khi nuôi bằng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn tự chế

1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

Cá trắm đen thuộc loại cá có kính thước lớn, nặng nhất trên 70 kg và dài trên

200 cm (Nico và ctv, 2005) Tuổi thọ của cá lên đến trên 70 tuổi (Chen và Gloria, 2010) Năm đầu cá sinh trưởng chậm nhưng lớn nhanh từ năm thứ 2 đến năm thứ 4, cỡ khai thác trung bình từ 2 tới 5 kg (Bảng 1.1)

Bảng 1 1: Quan hệ về tuổi, chiều dài, khối lượng cá trắm đen

6+ 95 8,5 (Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão, 2005)

- - 40-50 (Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão, 2005;

Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001)

- 200 70 (Nico và ctv, 2005)

70+ 181 83 (Chen và Gloria, 2010)

Cá trắm đen nuôi trong ao đầm thường sinh trưởng chậm hơn so với ngoài tự nhiên do nguồn thức ăn ưa thích của loài bị hạn chế Cá trắm đen kích cỡ 2,5 kg thường phải nuôi từ 2-3 năm (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004)

Trang 15

1.1.6 Đặc điểm sinh sản

Cá trắm đen thành thục sau 3 năm Mùa sinh sản của cá trắm đen trên hệ thống sông Hồng từ tháng 5 đến tháng 7, tập trung nhất từ tháng 6 đến tháng 7 Vào mùa vụ sinh sản, cá di cư lên trung lưu các sông nơi có nước chảy đủ mạnh với lưu tốc 1,3-1,5 m/s để đẻ trứng Bãi đẻ của cá trắm đen nằm trên sông Thao (khu vực từ Lào Cai đến Yên Bái, tập trung nhiều nhất ở chân cầu Làng Giàng thuộc Lào Cai và Quạch thuộc Yên Bái), trên sông Lô Gâm (khu vực từ Phú Thọ đến Tuyên Quang), trên sông Lam (khu vực Nghệ An) Trứng cá trắm đen trôi nổi theo dòng nước về hạ lưu Trong khoảng nhiệt độ thích hợp từ 22-28oC, trứng cá phát triển và nở thành cá bột sau 25 giờ Khi mới nở, các cơ quan chưa hoàn thiện nên cá bột chưa chủ động bơi được, sau 3-4 ngày cá bột tiêu hết noãn hoàng, bắt đầu chủ động tìm thức ăn bên ngoài (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2010)

Sức sinh sản của cá cái cỡ 18 kg là 150 vạn trứng, cá cái cỡ 20 kg là 200 vạn trứng Trứng đẻ ra có màu xanh nhạt, đường kính từ 1,5-1,9 mm, vỏ trứng mỏng trong suốt, không dính

Hiện nay Việt Nam đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá trắm đen nhưng mới chỉ ở quy mô thử nghiệm, chưa đưa vào sản xuất cá giống đại trà

1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá trắm đen

1.2.1 Nhu cầu protein, lipid, carbohydrate và tỷ lệ DE/P tối ưu

Nhu cầu protein, lipid, carbohydrate, năng lượng và tỷ lệ DE/P của cá trắm đen

ở các giai đoạn khác nhau được trình bày trong Bảng 1.2

Trang 16

Bảng 1 2: Nhu cầu của cá trắm đen với một số dưỡng chất chính

Dưỡng chất Nhu cầu

(%)

Kích cỡ cá thí nghiệm Tài liệu tham khảo

Protein

35 Cá giống

30 Cá trưởng thành 29-40 Cá giống (Wang và Song, 1984)

33 Cá 2+ tuổi

28 Cá 3+ tuổi Lipid

6,7 10,3-13,7 g (Leng và Wang, 2003)

6 44,2-59,7 g 4,5 Cá trưởng thành

hóa (DE)

3.560-3.911 kcal/kg (Wang et al., 1992) 13.377-15.288 kj/kg (Li et al., 2006)

14.952-16426 kj/kg (Leng và Wang, 2003) DE/P

9,77-11,8 kj/g protein (Wang et al., 1992) 38,2 kj/g protein (Leng và Wang, 2003) 41,034-49,560 kj/g protein (Li et al., 2006)

1.2.2 Nhu cầu acid amin thiết yếu của cá trắm đen

Nhu cầu acid amin thiết yếu trong thức ăn cho cá trắm đen theo tổng hợp của (Leng và Wang, 2003); (Li và ctv, 2006) như sau (Bảng 1.3)

Trang 17

Bảng 1 3: Nhu cầu acid amin thiết yếu trong thức ăn nuôi cá trắm đen Acid amin thiết yếu Nhu cầu (% thức ăn) Nhu cầu (% protein)

1.2.3 Nhu cầu vitamin của cá trắm đen

Vitamin là những chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau, cơ thể động vật cần một lượng nhỏ trong thức ăn để duy trì sinh trưởng và phát triển bình thường Do

đó về mặt số lượng, vitamin không phải là một hợp phần quan trọng của cơ thể như protein hay lipid nhưng lại đóng vai trò như là chất xúc tác, bổ dưỡng và giữ gìn sức khỏe cho cá nuôi Đối với mỗi loài cá nuôi thì nhu cầu vitamin là khác nhau, sự thiếu hụt vitamin gây ra những rối loạn chuyển hóa và thường biểu hiện qua các triệu chứng

rõ ràng như dị hình, mòn vây vảy, mù mắt… và tỷ lệ chết cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cá nuôi

Những nghiên cứu về nhu cầu vitamin của cá trắm đen chủ yếu được công bố ở Trung Quốc và được (Li và ctv, 2006) tổng hợp như sau (Bảng 1.4)

Trang 18

Bảng 1 4: Nhu cầu vitamin của cá trắm đen

1.2.4 Nhu cầu khoáng chất của cá trắm đen

Nhu cầu về khoáng theo tổng hợp của (Li và ctv, 2006) như: (bảng 1.5):

Bảng 1 5: Thành phần premix khoáng cho thức ăn cá trắm đen

- 0,220

- 0,092 0,020

- 0,001 0,0004 0,250 0,0016

1.2.5 Tỷ lệ tiêu hóa của cá trắm đen với một số nguyên liệu chính

Theo tổng hợp của Leng và Wang (2003), Li và ctv (2006), tỷ lệ tiêu hóa của cá Trắm đen với một số loại nguyên liệu chủ yếu như sau:

Trang 19

Bảng 1 6: Tỷ lệ tiêu hóa của cá trắm đen với một số nguyên liệu thức ăn chủ yếu

Nguyên liệu

Tỷ lệ chất khô %

Protein thô %

Lipid thô %

Carbohydrate

%

Năng lượng thô (Kcal/kg)

Năng lượng tiêu hóa (Kcal/kg)

Men bánh mỳ 82,1 90,5 76,6 80,0 14.012,2 11.836,54

Khô đỗ tương 74,9 93,1 85,0 72,0 13.857,4 11.815,62 Bột nhộng tằm 72,9 82,4 99,0 65,0 17.083,3 13.995,48

Barley meal 66,9 74,4 82,8 71,5 15.020,6 10.991,37 Bột hạt bông vải 64,5 85,5 57,0 60,5 12.761,2 9.824,03

Khô dầu lạc 57,1 91,1 96,7 66,0 11.112,7 9.359,61 Khô dầu hạt cải 45,9 89,5 64,6 59,0 11.882,6 8.945,39 Alfalfa grind 36,3 83,5 93,8 62,2 7.414,5 5.263,47

1.3 Tình hình sản xuất và sử dụng thức ăn chế biến nuôi cá trắm đen

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá trắm đen Thành phần dinh dưỡng chính của thức ăn cho cá Trắm đen có chứa 28%-30% protein, 4,5%-6% chất béo, 35% carbohydrate dễ tiêu, < 8% chất xơ Trong đó, tỷ lệ protein động vật chiếm khoảng 15% protein thức ăn Nguồn nguyên liệu giàu protein có nguồn gốc động vật bao gồm bột cá, bột máu, nhộng tằm Nguồn protein thực vật bao gồm khô dầu đậu tương, khô dầu hạt cải, gluten Kết quả nuôi thử nghiệm bằng thức ăn hỗn hợp cho thấy cá trắm đen sử dụng tốt thức ăn hỗn hợp và sinh trường nhanh, hệ số thức ăn dao động trong khoảng từ 2-2,5 (Leng và Wang, 2003) (bảng 1.7) Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để phát triển nghề nuôi cá trắm đen ở Trung Quốc

Trang 20

Bảng 1 7: Một số công thức thức ăn và hệ số thức ăn thực nghiệm nuôi cá trắm

đen (Leng và Wang, 2003)

Thành phần thức ăn ( %) Protein

thô (%)

Loại cá nuôi và phương thức FCR

Bột cá: 10, khô dầu đậu tương: 24, khô

dầu hạt rau: 15, cám gạo: 15, đại mạch,

ngô: 20, bột mạch: 6, phospholipid: 6,

các thành phần khác: 4

29,44

Cá trắm đen làm chính, ghép thêm cá trắm cỏ

2,

07

Bột cá: 5, khô dầu đậu tương: 35, cám

mạch: 18, ngô: 15, đất tầng mặt: 10,

men bánh mỳ: 5, khô dầu hạt rau: 10,

Premix: 0,15, muối vô cơ: 1, dầu đỗ

tương: 1

27,4

Cá trắm đen làm chính, ghép thêm cá

mè vv

2,

51

Bột cá: 5, bột nhộng tằm: 5, khô dầu đậu

tương: 14, khô dầu hạt rau: 43, cám mạch:

14, Premix khoáng: 5, dầu cá: 2, lysine:

0,5, methionine: 0,2, Premix: 0,3, chất kết

dính: 1

30

Cá trắm đen làm chính, ghép thêm cá

mè, cá trắm cỏ

2,1-2,2

Bột cá: 6, bột máu: 2, khô dầu đậu

tương: 12, khô dầu hạt rau: 20, khô dầu

hạt bông: 20, ngô: 6, đại mạch: 15,

gluten ngô: 15, premix tổng hợp: 4

31,7

Cá trắm đen làm chính, ghép thêm cá

mè, cá Trắm cỏ

2,

4

Bột cá: 12, bột nhộng tằm: 8, bột thịt

xương: 1, khô dầu đậu tương: 15, khô

dầu hạt bông: 10, khô dầu hạt rau: 20,

vỏ mạch: 10, mạch nha:10, bột thứ

phẩm: 8, một số chất khác: 6

32

Cá trắm đen làm chính, ghép thêm cá

2,

1

Trang 21

Michael và Zhang (2004), Michael và ctv (2006), Michael và ctv (2007) đã thực nghiệm sản xuất thức ăn nuôi cá trắm đen từ giai đoạn cá hương lên cá thịt bằng thức

ăn chế biến lấy nguồn protein chủ yếu từ khô dầu đỗ tương Kết quả cho thấy cá nuôi sinh trưởng rất tốt và hệ số thức ăn dao động từ 0,99 ở giai đoạn cá hương; 1,19-1,49 ở giai đoạn cá giống và 1,36-1,42 ở giai đoạn cá trưởng thành

Ở Việt Nam, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về sản xuất thức ăn cho cá trắm đen Thức ăn nuôi cá trắm đen chủ yếu là ốc, hến thu gom từ tự nhiên hoặc kết hợp cho ăn thức ăn tự nhiên (ốc, hến) và thức ăn hỗn hợp của các loài cá nước ngọt khác (Kim Văn Vạn và ctv, 2010)

1.4 Tình hình nuôi thương phẩm cá trắm đen

Do cá trắm đen là loài có kích thước lớn, thịt thơm ngon nên được nuôi phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam Ở Trung Quốc, cá trắm đen là một trong bốn loài cá nước ngọt truyền thống được nuôi phổ biến, sản lượng hàng năm đạt khoảng 170.000 tấn (Leng và Wang, 2003) Hình thức nuôi cá trắm đen truyền thống là ghép với các loài cá nước ngọt khác, thức ăn chủ yếu là ốc, hến tự nhiên và cho sản lượng thấp Gần đây, nhu cầu về cá trắm đen không ngừng tăng lên, cho nên cá trắm đen được nuôi ghép với tỷ lệ cao hơn hoặc nuôi đơn Sử dụng ốc, hến làm thức ăn nuôi cá trắm đen tuy cho hiệu quả khá cao nhưng việc thu mua ốc hến tươi ngày càng khó khăn, giá mua cũng tăng cao nên người nuôi cá trắm đen có xu hướng chuyển sang sử dụng thức

ăn viên hỗn hợp nuôi cá trắm đen Nhờ những nỗ lực nghiên cứu mà hiện nay sử dụng thức ăn viên hỗn hợp nuôi cá trắm đen ngày càng phổ biến, cho sản lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn so với hình thức nuôi truyền thống

Nuôi ghép lấy cá trắm đen làm chính: Tại Trung Quốc, các thí nghiệm gần đây của Hiệp hôi Đậu tương Hoa kỳ nghiên cứu sản xuất thức ăn cho cá trắm đen giống và

cá thương phẩm cũng nuôi cá trắm đen làm đối tượng chính và ghép thêm cá mè trắng Hình thức nuôi này cho năng suất trên 5 tấn/ha/vụ nuôi (Michael và ctv, 2007) Leng và Wang (2003) báo cáo kết quả nuôi cá trắm đen bằng thức ăn viên hỗn hợp đã cho năng suất trên 10.250 kg/ha Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2004), nuôi ghép lấy cá trắm đen làm chính với tỷ lệ 50-60% được nuôi chung với cá trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, trôi thì năng suất cá trắm đen chiếm 33-45% năng suất chung Cũng theo phương thức ghép các loài cá, nếu nuôi cá trắm đen và trắm cỏ làm chính, tỷ lệ thả cá trắm đen từ 15-20% tổng số cá thả thì năng suất riêng của cá trắm đen chiếm từ 13-18% năng suất

Trang 22

chung Về nguyên tắc, việc lựa chọn đối tượng nuôi ghép với cá trắm đen trong mô hình này chủ yếu là làm sạch môi trường, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và không cạnh tranh thức ăn với cá trắm đen Vì vậy, cá trắm cỏ, cá mè trắng và cá mè hoa là những đối tượng phổ biến nhất được ghép với cá trắm đen trong mô hình này

Nuôi ghép cá trắm đen với tỷ lệ thấp trong ao hồ là phương thức nuôi truyền thống ở Việt Nam và Trung Quốc Thức ăn thường là ốc, hến tự nhiên, sản lượng tương đối thấp Thông thường, cá trắm đen được nuôi ghép với mật độ một vài cá thể/1.000m2 ao và thường nuôi lưu lại 2-3 năm đến khi cá đạt khối lượng thân 4-5 kg/con thì thu hoạch Do sản lượng thu hoạch thấp nên cá trắm đen thường được chủ

ao hồ sử dụng làm thực phẩm và ít khi hạch toán hiệu quả kinh tế

Nuôi cá trắm đen trong lồng bè nhỏ được áp dụng ở Trung Quốc Cá được nuôi bằng ốc, hến kết hợp với thức ăn tự chế Lồng nuôi có thể tích 48m2 đã thu được sản lượng 1.681,5kg cá trắm đen, hệ số thức ăn (ốc, hến tươi) là 31,5 Chưa có những dẫn liệu nuôi cá trắm đen trong lồng bè bằng thức ăn chế biến

Nuôi cá trắm đen trong ruộng lúa: Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2004), trong các khu ruộng giàu ốc có thể thả ghép cá trắm đen với mật độ 1 con/80-150 m2

Cỡ giống thả từ 0,5-0,7 kg, sau 1 năm nuôi đạt cỡ 4-7 kg Ở một số vùng, cá trắm đen được nuôi trong ruộng lúa, làm thiên địch tiêu diệt ốc bươu vàng Mặc dù hiệu quả tiêu diệt ốc bươu vàng là rõ rệt xong chưa có những báo cáo khoa học đề cập đến năng suất, hiệu quả kinh tế của hình thức nuôi này

Nuôi đơn cá trắm đen: Cho tới thời điểm này chưa có nhiều báo cáo về hình thức nuôi đơn cá trắm đen Gần đây ở Việt Nam đã có những nghiên cứu bước đầu về thử nghiệm nuôi đơn cá trắm đen trong ao cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận đạt 500 triệu đồng/ha/năm (Kim Văn Vạn và ctv, 2010)

Theo khảo sát sơ bộ năm 2007, một số hộ nuôi cá ở Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định đã bắt đầu nhập giống cá trắm đen từ Trung Quốc về nuôi ghép trong ao, ruộng lúa hoặc nuôi ghép trong hồ chứa thủy lợi nhỏ Các hộ dân sử dụng thức ăn chế biến kết hợp với ốc, hến cho cá trắm đen nuôi ăn Kết quả bước đầu cho thấy cá trắm đen sinh trưởng tốt nếu được cung cấp đầy đủ thức ăn Tuy vậy, do chưa có kỹ thuật nuôi

và biện pháp phòng trị bệnh phù hợp nên các mô hình này chưa được nhân rộng

* Nghiên cứu phòng trị bệnh cá trắm đen

Trang 23

Theo tài liệu của Bùi Quang Tề (2007), cá trắm đen thường mắc các bệnh tương

tự cá trắm cỏ như bệnh xuất huyết đốm đỏ, bệnh do Pseudomonas, bệnh thối mang do

vi khuẩn Myxococcus piscicolas gây ra, bệnh nấm mang do Branchiomyces spp gây ra

Ngoài ra cá trắm đen còn mắc các bệnh do các loài ký sinh trùng như rận cá, sán lá đơn chủ hoặc song chủ, trùng bánh xe Biện pháp quản lý sức khỏe cá trắm đen nuôi dựa trên nguyên tắc phòng bệnh là chủ yếu, và trị bệnh khi cần thiết Kết hợp giữa hạn chế tác nhân gây bệnh, quản lý tốt môi trường nuôi và nâng cao thể trạng của cá nuôi Thời điểm cá nuôi dễ mắc bệnh là đầu mùa xuân, đầu mùa hè và đầu mùa thu khi thời tiết chuyển mùa

Trang 24

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời giai nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Tại Phú Xuyên – Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2012 đến tháng 9 năm 2012

2.2 Vật liệu nghiên cứu

a Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus Richardson, 1846):

Cỡ cá thí nghiệm ở bốn nghiệm thức không có sự sai khác về mặt thống kê Kích cỡ cá đưa vào thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2 1: Kích cỡ cá đưa vào thí nghiệm

Khối lượng TB

(g/con) ± SE

195.61±0,12 a 195.74±0,44 a 195.96±0,23 a 195.68±0,27 a

Hình 2 1: Cá trắm đen giống dùng trong thí nghiệm

b Thức ăn công nghiêp

Thức ăn sử dụng cho cá thí nghiệm được sản xuất tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 Các chỉ tiêu của thức ăn: viên nổi, kích cỡ viên 3mm, hàm lượng protein thô là 35% (CT1), 40% (CT2), 45% (CT3) và công thức đối chứng sử dụng thức ăn là ốc tự nhiên

Phân tích thành phần dinh dưỡng nguyên liệu được phân tích tại phòng thí nghiệm dinh dưỡng thức ăn, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1

Trang 25

Thiết lập công thức và cân đối tỷ lệ các nguyên liệu ban đầu thực hiện bằng phần mềm WUFFDA, 2008 MINHVIET

Trang 26

2.4 Chăm sóc và quản lý

- Cá được cho ăn ngày 2 lần (8h và 16h) và được cho ăn đến khi ngừng bắt mồi thì thôi Khối lượng thức ăn hàng ngày ở mỗi lô thí nghiệm được ghi lại để phân tích

- Định kỳ 30 ngày kiểm tra cá 1 lần, mỗi lần cân 30 con/1 lô thí nghiệm

2.5 Thu thập và phân tích số liệu

2.5.1 Phương pháp xác định hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn

Sau khi đã sản xuất thức ăn viên lấy mẫu thức ăn phân tích hàm lượng protein thô, độ ẩm và chất béo

+ Xác định độ ẩm: thức ăn được cân và sấy ở điều kiện nhiệt độ 60-70oC trong

2 giờ, sau đó sấy mẫu ở nhiệt độ 100-105oC trong 1 giờ, cân mẫu đến khối lượng không đổi Độ ẩm có trong mẫu được tính theo công thức sau:

Độ ẩm (%) =

Khối lượng mẫu trước khi sấy – Khối lượng mẫu sau khi sấy

x 100 Khối lượng mẫu trước khi sấy

+ Xác định hàm lượng protein thô bằng phương pháp Kjeldahl: mẫu thức ăn được vô cơ hóa bằng hệ thống Digestion 12 - 1009 Digester Unit Sau đó được chưng cất bằng Kjeltec system - 1026 Distilling Unit và chuẩn độ bằng axit sunfuric 0,1N để xác định lượng nitơ và xác định hàm lượng protein tổng số

Protein tổng số (%) =

V x 6,25 x 0,00142

x 100

m Trong đó: V: Thể tích H2SO4 0,1N (ml) dùng trong chuẩn độ mẫu

0,00142: Lượng nitơ tương ứng với 1ml H2SO4 0,1N tính bằng gam (g), m: Khối lượng mẫu (g)

+ Xác định hàm lượng chất béo: chất béo được xác định bằng hệ thống Soxtec HT6

Chất béo (%) =

a - b

x 100

m Trong đó: a: Khối lượng cốc nhôm chứa mỡ

b: Khối lượng cốc nhôm trắng mẫu

m: khối lượng mẫu dùng vào định lượng

2.5.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và dinh dưỡng của cá

a Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ADG (Average daily gain)

Trang 27

ADG (%) =

W2 – W1

(g/cá/ngày) Thời gian nuôi

b Tốc độ tăng trưởng đặc biệt SGR (Specific growth rate)

SGR =

Ln(W2) – Ln(W1)

x 100 Thời gian nuôi

Trong đó: W1 và W2 là khối lượng cá trước và sau thí nghiệm

c Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô DFI (Dry feed intake)

h Tổng chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trưởng ở mỗi nghiệm thức

Chi phí = FCR x giá thức ăn (đồng/kg)

i Hiệu quả kinh tế nuôi cá Trắm đen thương phẩm

Tổng chi phí (Thức ăn, con giống, tiền điện, vôi, thuốc, nhân công, lãi suất, chi khác)

Tổng thu = sản lượng (kg) x giá bán (đ/kg) Lợi nhuận = tổng thu – tổng chi

2.5.3 Phương pháp thu thập số liệu về các chỉ số môi trường

- Nhiệt độ nước được đo hai lần trong một ngày vào lúc 7h sáng và 14h bằng nhiệt kế cầm tay

- Ôxy hòa tan được theo dõi hàng ngày, mỗi ngày đo 2 lần (7h và 14h) bằng testkit đo oxy

Trang 28

- Biến động pH môi trường nước được đo một lần/tuần

- NH3, NO2 được theo dõi hàng tuần bằng bộ Test thử

2.6 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu nhập được tiến hành tính toán và xử lý qua các phần mềm Excel, SPSS So sánh kết quả về các chỉ tiêu sinh trưởng dựa vào các kết quả tính toán cụ thể của bảng số liệu kết hợp với phân tích phương sai (ANOVA) Để xác định ảnh hưởng của các công thức thức ăn đến các chỉ tiêu sinh trưởng Dùng phân tích thống kê mô tả, phân tích phương sai một nhân tố khối ngẫu nhiên (p<0,05)

Trang 29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thiết lập công thức thức ăn cho cá trắm đen thí nghiệm

Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu và các thành phần dinh dưỡng chính cho các công thức thức ăn thí nghiệm được thể hiện (bảng 2.2 và bảng 2.3)

Bảng 3.1: Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu trong các công thức thức ăn

Trang 30

Bảng 3 2: Thành phần dinh dưỡng của các công thức thức ăn sau khi sản xuất

Công thức Độ ẩm (%) Chất béo thô (%) Protein thô (%)

Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2

3.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của cá

3.2.1 Tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen được ăn các loại thức ăn thí nghiệm khác nhau

Sau 16 tuần nuôi, nhìn chung tốc độ tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức tương đối tốt, từ cỡ cá thả trung bình

Bảng 3 3: Tăng trưởng của cá trắm đen ở các công thức thí nghiệm

Ghi chú: Giá trị ở cùng hàng có cùng ký hiệu mũ là không có sự sai khác về thống kê (P>0,05)

Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng cá trắm đen cùng giai đoạn trong thí nghiệm của Michael và ctv (2006) do hiệp hội đậu tương Hoa kỳ tài trợ tại Viện nghiên cứu thực nghiệm thủy sản Shenyang (5,2 g/con/ngày) và tại Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Hắc Long Giang (4,7 g/con/ngày) Sở dĩ có sự khác biệt này là

do cá trắm đen thường tăng trưởng chậm ở giai đoạn cá nhỏ và tăng nhanh dần ở những giai đoạn sau nếu tính theo tốc độ tăng trưởng bình quân ngày Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng chậm ở thí nghiệm này có thể là trong khoảng thời gian thí nghiệm nhiệt

độ nước trong các ao thí nghiệm luôn >32oC Theo NACA (1995) thì nhiệt độ thích hợp nhất cho cá trắm đen tăng trưởng và phát triển là 20-30oC

Qua bảng 3.3 cho thấy khối lượng trung bình của cá trắm đen khi sử dụng thức

ăn ở 2 nghiệm thức (CT2 và CT3) có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau, khối lượng trung bình của cá khi sử dụng thức ăn CT2 và CT3 không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05) Tuy nhiên lại có sự khác biệt khi cá ăn thức ăn ở CT1 và CT3 (P<0,05) Ở lô đối chứng tốc độ tăng trưởng cao hơn so với CT1 nhưng lại thấp hơn so

Trang 31

với CT3 và không có sự sai khác so với CT2 Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ở các nghiệm thức có sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05) giữa CT1 và CT3 Kết quả phân tích thống kê về tốc độ tăng trưởng đặc trưng của cá trắm đen qua 90 ngày nuôi cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức (P>0,05) Dựa trên kết quả phân tích ANOVA một nhân tố, kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen có sự khác nhau giữa các nghiệm thức Và tốc độ tăng trưởng cao nhất là cá ở CT3 và thấp nhất là ở CT1

3.2.2 Tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen trong quá trình thí nghiệm

Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thức ăn và điều kiện

môi trường nuôi Tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen trong quá trình thí nghiệm được thể hiện ở các hình 3.1

Hình 3 1: Khối lượng tăng lên qua các lần thu mẫu thí nghiệm

Qua hình 3.1 cho thấy khối lượng trung bình của cá trắm đen qua các lần thu mẫu trong quá trình thí nghiệm ở cả 4 nghiệm thức là tương đương nhau, không thấy

có sự sai khác có ý nghĩa (P> 0,05) Ở lần thu mẫu thứ 1, khối lượng cá tăng lên cao nhất trong 4 lần thu và thấp nhất là ở lần thu mẫu thứ 3 Nguyên nhân là do thời gian đầu khi tiến hành thí nghiệm điều kiện môi trường phù hợp với sự tăng trưởng của cá trắm đen, sau 1 thời gian điều kiện môi trường nước thay đổi đặc biệt là khi nhiệt độ lên cao dẫn đến cá tăng trưởng chậm Tuy nhiên do cách quản lý tốt nên đã khắc phục được điều đó vào cuối kỳ nuôi Để so sánh tốc độ tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức ở từng đợt thu mẫu chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố để so sánh Kết quả là sự tăng trưởng qua các lần thu mẫu có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P<0,05) Phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy ở các lần thu mẫu giữa các nghiệm thức không có sự sai khác về tốc độ tăng truởng đặc trưng (P>0,05)

Ngày đăng: 23/11/2015, 18:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
25. Li, D., Li, G. and Chen, S. (2006) “Research on Black carp nutrition”. Reservoir Fisheries, 26, 83-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Research on Black carp nutrition
26. Li, Z., Wang, D. and Gong, X. (1997) “The study on evaluating the fish feed in the level of energy metabolism”. Journal of Shanghai Fisheries University, 6, 186-192 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The study on evaluating the fish feed in the level of energy metabolism
27. Michael, C.C. and Zhang, J. (2004) “Black carp fingerlings production with soy- maximized feeds”. Beijing, China Sách, tạp chí
Tiêu đề: Black carp fingerlings production with soy-maximized feeds
28. Michael, C.C., Zhou, E. and Zhang, J. (2006) “Feeding trials demonstrate efectiveness of soy-based, high protein feed for Black carp production” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Feeding trials demonstrate efectiveness of soy-based, high protein feed for Black carp production
29. Michael, C.C., Zhou, E. and Zhang, J. (2007) “Feeding trial demonstrates efficiency of soy-based, high protein feed for production of 2-kg Black carp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Feeding trial demonstrates efficiency of soy-based, high protein feed for production of 2-kg Black carp
30. NACA (1985) Tranining manual: Intergrated fish farming in China. http://www.fao.org/docrep/field/003/ac233e/AC233E00.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranining manual: Intergrated fish farming in China
31. Nico, L.G., Williams, J.D. and Jelks, H.L. (2005) Black carp and Risk Assessment of an Introduced Fish, American Fisheries Society, Special Publication 32, Bethesda, Maryland Sách, tạp chí
Tiêu đề: Black carp and Risk Assessment of an Introduced Fish
32. Wang, D., Gong, X. and Liu, Y. (1987) “The effects of fat content in feeds on the growth of Black carp fingerlings”. Journal of Fisheries of China, 11, 23-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effects of fat content in feeds on the growth of Black carp fingerlings
33. Wang, D., Mei, Z. and Pang, Z. (1992) “Studies on the digestible energy requirement of the formulated diet of Black carp”. Fisheries Science &amp;Technology Information, 19, 38-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Studies on the digestible energy requirement of the formulated diet of Black carp
34. Wang, D., Pan, Z. and Mei, Z. (1989) “Effect of diets containing different lipid sources on growth of Black carp (Mylopharyngodon piceus)”. Journal of fisheries of China, 13, 370-374 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of diets containing different lipid sources on growth of Black carp (Mylopharyngodon piceus)”
35. Wang, D. and Song, T. (1984) “The effects of protein and carbohydrate contents in feeds on the growth of Black carp fingerlings”. Journal of Fisheries of China, 8, 9-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effects of protein and carbohydrate contents in feeds on the growth of Black carp fingerlings
36. Wang, R.X. (1982) “A preliminary study on the formation of the primary organ rudiment and development of the digestive and the respiratory systems of the black carp”. Journal of Fisheries of China, 6, 77-83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A preliminary study on the formation of the primary organ rudiment and development of the digestive and the respiratory systems of the black carp
37. Wang, Y., Yao, H., Wu, N., Gu, Y. and Bian, W. (1994) “Phytoplankton and organic-detritus in high-output fish ponds with Black carp as the major cultured species”. Journal of fisheries of China, 18, 297-304 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phytoplankton and organic-detritus in high-output fish ponds with Black carp as the major cultured species
38. Yang, G., Li, J., Guo, L. and Gu, D. (1981) “Optimum level of protein in diet for Black carp fingerlings”. Journal of Fisheries of China, 5, 49-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Optimum level of protein in diet for Black carp fingerlings
(1980) “Pond fish culture in China”, Pearl River Fisheries Research Institute, China National Bureau of Aquatic Products, Guangzhou, China Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pond fish culture in China”
39. Zhong, L., Chao, J., Zeng, M., Ouyang, H., Chen, F., Li, Y., Zhao, Z. and Su, Z Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w