Sử dụng thức ăn công nghiệp với ba công thức có hàm lượng protein lần lượt là 35%, 40%, 45% và công thức đối chứng sử dụng thức ăn hoàn toàn bằng ốc cho thấy hệ số thức ăn của ba công thức có giá trị tương đương nhau: CT1: 2,75; CT2: 2,73; CT3: 2,72 (bảng 3.4).
Bảng 3. 4: Hiệu quả sử dụng thức ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn
Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 ĐC Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô (DFI ) 1118,22±4,4a 1111,37±2,15a 1108,26±0,74a 9127,94±8,15b Hiệu quả sử dụng thức ăn (FE) (g/g) 72,67±0,28b 73,11±0,14bc 73,37±0,05c 8,89±0,007a Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) 2,75±0,01a 2,73±0,005a 2,72±0,002a 22,47±0,01b
Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô (DFI) của nghiệm thức ĐC là cao nhất 9127.94g/con/120ngày, tiếp đến là nghiệm thức CT1 với 1118.22 g/con/120 ngày, nghiệm thức CT2 là 1111.37g/con/120ngày và thấp nhất là ở CT3 chỉ 1108,26g/con/120 ngày. Tuy nhiên không thấy sự sai khác có ý nghĩa giữa các lô thí nghiệm CT1, CT2, CT3 (P>0,05) và có sự sai khác rất lớn giữa lô đối chứng và 3 nghiệm thức còn lại.
Hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất là ở CT3 (73,37) tuy nhiên lại không có sự sai khác với CT2 (73,11) với P<0,05. Hiệu quả sử dụng của cá ở lô đối chứng (8,89) thấp hơn so với cá ở CT1 (72,67). Sự khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa với P<0,05.
Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở cả 3 nghiệm thức CT1, CT2, CT3 lần lượt là 2,75; 2,73 và 2,72 và cao nhất là ở lô đối chứng (22,47). Giữa các nghiệm thức CT1, CT2, CT3 không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05). Lô đối chứng có hệ số thức ăn lớn hơn nhiều so với 3 nghiệm thức còn lại (P<0,05). Hệ số thức ăn của thí nghiệm này thấp hơn so với công bố trước đây bởi Leng và Wang (2003) (FCR= 2,07-2,51) và công bố của (Michael và Zhang (2004), Michael và ctv (2006), Michael và ctv (2007)).