Phương pháp thu thập số liệu về các chỉ số môi trường

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến nuôi thương phẩm cá trắm đen (mylopharyngodon piceus richarson, 1864) tại phú xuyên, hà nội (Trang 27)

- Nhiệt độ nước được đo hai lần trong một ngày vào lúc 7h sáng và 14h bằng nhiệt kế cầm tay.

- Ôxy hòa tan được theo dõi hàng ngày, mỗi ngày đo 2 lần (7h và 14h) bằng testkit đo oxy.

- Biến động pH môi trường nước được đo một lần/tuần - NH3, NO2 được theo dõi hàng tuần bằng bộ Test thử.

2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu nhập được tiến hành tính toán và xử lý qua các phần mềm Excel, SPSS. So sánh kết quả về các chỉ tiêu sinh trưởng dựa vào các kết quả tính toán cụ thể của bảng số liệu kết hợp với phân tích phương sai (ANOVA). Để xác định ảnh hưởng của các công thức thức ăn đến các chỉ tiêu sinh trưởng. Dùng phân tích thống kê mô tả, phân tích phương sai một nhân tố khối ngẫu nhiên (p<0,05).

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thiết lập công thức thức ăn cho cá trắm đen thí nghiệm

Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu và các thành phần dinh dưỡng chính cho các công thức thức ăn thí nghiệm được thể hiện (bảng 2.2 và bảng 2.3).

Bảng 3.1: Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu trong các công thức thức ăn

Nguyên liệu 35P 40P 45P Bột cá 56% CP 38 50 60 Khô đỗ 44% CP 15 15 15 Dầu cá 4 4 4 Bột thịt xương 5 5 5 Cám mỳ 24,93 12,93 2,93 Bột mỳ 12 12 12 Choline 0,25 0,25 0,25 Mold inhibitor 0,07 0,07 0,07 Premix 0,75 0,75 0,75 Tổng 100 100 100 Dinh dưỡng Vật chất khô % 92,02 92,68 93,23 Năng lượng trao đổi Kcal/g 2,39 2,77 3,09

Protein % 35,83 40,66 44,69

Lipid % 8,95 9,63 10,20

Xơ thô % 4,14 2,89 1,84

Calcium % 1,98 2,39 2,74

Bảng 3. 2: Thành phần dinh dưỡng của các công thức thức ăn sau khi sản xuất

Công thức Độ ẩm (%) Chất béo thô (%) Protein thô (%) Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2

CT1 8,15 8,23 8,48 8,35 35,25 35,16

CT2 7,68 7,42 9,15 9,25 40,14 40,22

CT3 6,48 7,69 10,15 10,24 44,26 44,33

3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của cá

3.2.1. Tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen được ăn các loại thức ăn thí nghiệm khác nhau

Sau 16 tuần nuôi, nhìn chung tốc độ tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức tương đối tốt, từ cỡ cá thả trung bình

Bảng 3. 3: Tăng trưởng của cá trắm đen ở các công thức thí nghiệm

Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 ĐC KLTB cá thu (g/con) 600,7±0,56 a 602,3±0,51bc 603,2±0,18c 601,4±0,54ab KLTB cá tăng thêm (g/con) 405,1±0,54 a 406,5±0,96bc 407, 2±0,41c 405,5±0,32ab ADG (g/con/ngày) 3,4±0,004a 3,4±0,001bc 3,4±0,003c 3,4±0,002ab SGR (%/ngày) 0,93±0,001a 0,94±0,001a 0,95±0,001a 0,94±0,001a

Ghi chú: Giá trị ở cùng hàng có cùng ký hiệu mũ là không có sự sai khác về thống kê (P>0,05).

Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng cá trắm đen cùng giai đoạn trong thí nghiệm của Michael và ctv (2006) do hiệp hội đậu tương Hoa kỳ tài trợ tại Viện nghiên cứu thực nghiệm thủy sản Shenyang (5,2 g/con/ngày) và tại Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Hắc Long Giang (4,7 g/con/ngày). Sở dĩ có sự khác biệt này là do cá trắm đen thường tăng trưởng chậm ở giai đoạn cá nhỏ và tăng nhanh dần ở những giai đoạn sau nếu tính theo tốc độ tăng trưởng bình quân ngày. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng chậm ở thí nghiệm này có thể là trong khoảng thời gian thí nghiệm nhiệt độ nước trong các ao thí nghiệm luôn >32oC. Theo NACA (1995) thì nhiệt độ thích hợp nhất cho cá trắm đen tăng trưởng và phát triển là 20-30oC.

Qua bảng 3.3 cho thấy khối lượng trung bình của cá trắm đen khi sử dụng thức ăn ở 2 nghiệm thức (CT2 và CT3) có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau, khối lượng trung bình của cá khi sử dụng thức ăn CT2 và CT3 không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05). Tuy nhiên lại có sự khác biệt khi cá ăn thức ăn ở CT1 và CT3 (P<0,05). Ở lô đối chứng tốc độ tăng trưởng cao hơn so với CT1 nhưng lại thấp hơn so

với CT3 và không có sự sai khác so với CT2. Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ở các nghiệm thức có sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05) giữa CT1 và CT3. Kết quả phân tích thống kê về tốc độ tăng trưởng đặc trưng của cá trắm đen qua 90 ngày nuôi cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức. (P>0,05). Dựa trên kết quả phân tích ANOVA một nhân tố, kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Và tốc độ tăng trưởng cao nhất là cá ở CT3 và thấp nhất là ở CT1.

3.2.2. Tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen trong quá trình thí nghiệm

Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thức ăn và điều kiện môi trường nuôi. Tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen trong quá trình thí nghiệm được thể hiện ở các hình 3.1.

Hình 3. 1: Khối lượng tăng lên qua các lần thu mẫu thí nghiệm

Qua hình 3.1 cho thấy khối lượng trung bình của cá trắm đen qua các lần thu mẫu trong quá trình thí nghiệm ở cả 4 nghiệm thức là tương đương nhau, không thấy có sự sai khác có ý nghĩa. (P> 0,05). Ở lần thu mẫu thứ 1, khối lượng cá tăng lên cao nhất trong 4 lần thu và thấp nhất là ở lần thu mẫu thứ 3. Nguyên nhân là do thời gian đầu khi tiến hành thí nghiệm điều kiện môi trường phù hợp với sự tăng trưởng của cá trắm đen, sau 1 thời gian điều kiện môi trường nước thay đổi đặc biệt là khi nhiệt độ lên cao dẫn đến cá tăng trưởng chậm. Tuy nhiên do cách quản lý tốt nên đã khắc phục được điều đó vào cuối kỳ nuôi. Để so sánh tốc độ tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức ở từng đợt thu mẫu chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố để so sánh. Kết quả là sự tăng trưởng qua các lần thu mẫu có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P<0,05). Phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy ở các lần thu mẫu giữa các nghiệm thức không có sự sai khác về tốc độ tăng truởng đặc trưng. (P>0,05).

3.2. Ảnh hưởng của các công thức thức ăn đến tỷ lệ sống của cá

Trong quá trình thí nghiệm cho thấy tỉ lệ sống của cá nuôi đạt cao nhất ở nghiệm thức thức ăn CT1 (98,34%), tiếp đến là thức ăn CT3 và CT2 đạt 97,79 và 97,61%, thấp nhất là cá ở lô đối chứng đạt 97,53%. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Michael và ctv (2006) là (95%) và trung tâm khuyến ngư tỉnh Hắc Long Giang (95,7%).

Hình 3. 2: Tỉ lệ sống của cá trắm đen ở các thí nghiệm

Phân tích ANOVA một nhân tố để so sánh sự khác biệt về tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy giữa các nghiệm thức thức ăn không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05). Như vậy có thể kết luận rằng thức ăn không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá Trắm đen trong giai đoạn này.

3.3. Ảnh hưởng đến hệ số chuyển đổi thức ăn

Sử dụng thức ăn công nghiệp với ba công thức có hàm lượng protein lần lượt là 35%, 40%, 45% và công thức đối chứng sử dụng thức ăn hoàn toàn bằng ốc cho thấy hệ số thức ăn của ba công thức có giá trị tương đương nhau: CT1: 2,75; CT2: 2,73; CT3: 2,72 (bảng 3.4).

Bảng 3. 4: Hiệu quả sử dụng thức ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn

Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 ĐC Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô (DFI ) 1118,22±4,4a 1111,37±2,15a 1108,26±0,74a 9127,94±8,15b Hiệu quả sử dụng thức ăn (FE) (g/g) 72,67±0,28b 73,11±0,14bc 73,37±0,05c 8,89±0,007a Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) 2,75±0,01a 2,73±0,005a 2,72±0,002a 22,47±0,01b

Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô (DFI) của nghiệm thức ĐC là cao nhất 9127.94g/con/120ngày, tiếp đến là nghiệm thức CT1 với 1118.22 g/con/120 ngày, nghiệm thức CT2 là 1111.37g/con/120ngày và thấp nhất là ở CT3 chỉ 1108,26g/con/120 ngày. Tuy nhiên không thấy sự sai khác có ý nghĩa giữa các lô thí nghiệm CT1, CT2, CT3 (P>0,05) và có sự sai khác rất lớn giữa lô đối chứng và 3 nghiệm thức còn lại.

Hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất là ở CT3 (73,37) tuy nhiên lại không có sự sai khác với CT2 (73,11) với P<0,05. Hiệu quả sử dụng của cá ở lô đối chứng (8,89) thấp hơn so với cá ở CT1 (72,67). Sự khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa với P<0,05.

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở cả 3 nghiệm thức CT1, CT2, CT3 lần lượt là 2,75; 2,73 và 2,72 và cao nhất là ở lô đối chứng (22,47). Giữa các nghiệm thức CT1, CT2, CT3 không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05). Lô đối chứng có hệ số thức ăn lớn hơn nhiều so với 3 nghiệm thức còn lại (P<0,05). Hệ số thức ăn của thí nghiệm này thấp hơn so với công bố trước đây bởi Leng và Wang (2003) (FCR= 2,07-2,51) và công bố của (Michael và Zhang (2004), Michael và ctv (2006), Michael và ctv (2007)).

3.4. Hiệu quả sử dụng protein

Kết quả phân tích sinh hóa của cá trắm đen trước và sau thí nghiệm khi nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau cho thấy protein hầu như không có sự thay đổi của cá trước và sau thí nghiệm. Trước khi thí nghiệm thành phần protein của cá trắm đen là 17,5%. Sau khi kết thúc thí nghiệm thành phần protein của cá trắm đen được nuôi bằng các loại thức ăn CT1, CT2 CT3 và ĐC lần lượt là 16,75%, 17,83%, 17,85% và 17,43%.

Chất lượng protein của các công thức thức ăn thí nghiệm được đánh giá thông qua hiệu quả sử dụng protein (PER) và protein chuyển hóa (PPD).

Bảng 3. 5: Hiệu quả sử dụng protein của cá trắm đen ở các công thức

Chỉ tiêu Công thức thức ăn

CT1 CT2 CT3 ĐC

Protein của cá khi bắt

đầu thí nghiệm (%) 17,5 17,5 17,5 17,5

Protein của cá khi kết

thúc thí nghiệm (%) 16,75±0,16 a 17,83±0,2c 17,85±0,21c 17,43±0,22b Hiệu quả sử dụng protein (PER) (g/g) 0,96±0,14 a 0,98±0,04b 1,00±0,34c 0,97±0,23ab Phần trăm protein chuyển hóa (PPD) (%) 17,87±0,002 a 17,97±0,002a 18,25±0,020b 18,13±0,013b

Không có sự khác biệt về hiệu quả sử dụng protein (PER) và tỷ lệ protein chuyển hóa (PPD) giữa các cặp nghiệm thức CT1 và CT2; Ct3 và ĐC (P>0,05) (bảng 3.5). Trong các nghiệm thức, cá trắm đen tăng trọng trung bình 1 g khi tiêu thụ 1 g protein từ thức ăn thí nghiệm. Tỷ lệ protein chuyển hóa (PPD) đạt 17,87-18,25% là thấp hơn xấp xỉ 2 lần so với PPD của các loài cá ăn tạp như cá rô phi và cá tra (PPD % = 30-35%). Có thể thấy protein của cá ăn thức ăn CT3 có hiệu quả sử dụng protein cao nhất; phần trăm protein chuyển hóa của cá ăn thức ăn CT3 và ăn ốc là tương đương nhau và cao hơn so với cá ăn CT1 và CT2. Chứng tỏ cá ăn thức ăn CT3 vừa lớn nhanh vừa có hiệu quả sử dụng protein cao hơn so với các loại thức ăn khác.

3.5. Hiệu quả kinh tế

Để so sánh hiệu quả kinh tế giữa các loại thức ăn với nhau không những quan tâm đến tốc độ tăng trưởng của cá nuôi, hệ số thức ăn mà chi phí thức ăn cũng rất quan trọng. Hệ số thức ăn và giá thành thức ăn sẽ quyết định chi phí thức ăn trong 1 chu kỳ nuôi. Giữa các loại thức ăn mà không có sự khác biệt về tăng trưởng và hệ số thức ăn thì loại thức ăn nào giá thấp hơn sẽ được lựa chọn. Chi phí thức ăn cho 1kg cá Trắm đen được thể hiện qua (bảng 3.6).

Bảng 3. 6: Chi phí thức ăn để thu được 1 kg cá tăng trọng

Chỉ tiêu Công thức thức ăn

CT1 CT2 CT3 ĐC

Giá 1kg thức ăn (đ/kg) 14.000 15.000 16.000 3.000 Giá cho 1kg tăng trọng (đ/kg) 38.500 40.950 43.600 67.410 Giá thành cho 1% protein (đ/% Pr) 2.298 2.296 2.442 3.867

FCR 2,75 2,73 2,73 22,47

Để thu được 1kg cá tăng trọng dùng thức ăn ĐC chi phí về thức ăn lớn nhất (67.410 đồng), tiếp đến là thức ăn CT3 (43.600 đồng) và thấp nhất là thức ăn CT1 (38.500 đồng).

Tuy nhiên nếu tính thành giá thành cho 1% protein thịt cá thì cá sử dụng CT2 làm thức ăn là rẻ nhất (2.296 đồng) và cao nhất là cá ăn thức ăn ĐC (3.867 đồng). Như vậy, sử dụng thức ăn CT2 vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng của cá vừa giảm giá thành sản phẩm.

3.6. Thảo luận

Cá trắm đen là loài cá ăn thịt với thức ăn chủ yếu là ốc, khi thời tiết thay đổi đột ngột không thể có nguồn ốc cung cấp sẽ dẫn đến nghề nuôi không bền vững. Chính vì thế việc nghiên cứu tìm loại thức ăn công nghiệp phù hợp cho cá trắm đen là rất cần thiết. Bên cạnh đó người ta cũng đã có các nghiên cứu để tìm ra các công thức thức ăn phù hợp, làm giảm giá thành sản phẩm giúp cho đầu ra của người dân được mở rộng hơn.

Michael và ctv, (2004) nghiên cứu sử dụng đậu tương ương cá trắm đen giống đạt trung bình tăng trưởng 0,37g/con/ngày. Tỷ lệ sống đối với cá trắm đen giống là 94,3%; FCR=0,95. Thí nghiệm thay thế một phần bột cá bằng bột đậu tương hoặc bột đậu Lupin sử dụng trong ương giống cá Trắm đen, trên cơ sở đảm bảo hàm lượng protein là 40%. Thí nghiệm đã kết luận rằng bột đậu tương và bột đậu Lupin hoàn toàn có thể thay thế được bột cá, khi các kết quả về tăng trọng, hệ số thức ăn, tỉ lệ protein hiệu quả và giá trị protein tạo ra giữa các công thức khác nhau không đáng kể. Ngoài ra có thể thay thế bột cá bằng các loại protein động vật có giá thành thấp như bột máu, nhộng tằm (Lượng bột máu và nhộng tằm khoảng 2%-4% là thích hợp); Các loại khô dầu thực vật (khô dầu đậu nành, khô dầu hạt cải, hạt bông, …) chiếm khoảng 50%- 70% (Leng và Wang, 2003).

Theo Li và ctv (2006) cho biết ngoài thành phần dinh dưỡng trong thức ăn phải đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cá sinh trưởng thì còn phải chú ý đến thành phần

nguyên liệu dinh dưỡng hợp lý trong thức ăn vì mỗi loại khác nhau sẽ có khả năng tiêu hóa khác nhau.

Trong thí nghiệm của chúng tôi nhận thấy giữa 3 công thức thức ăn cho tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng protein như nhau, hệ số chuyển đổi thức ăn của cá có sự khác nhau, trong đó cao nhất là ở CT3 (thức ăn 45% protein), ở CT2 cá cũng tăng trưởng tốt và không có sự sai khác với cá ăn ốc. Chi phí thức ăn để thu được 1 kg cá tăng trọng cũng có sự khác nhau giữa các nghiệm thức, thấp nhất là CT2 và cao nhất là ĐC. Với những kết quả của thí nghiệm này có thể kết luận công thức thức ăn CT2 có thể sử dụng cho cá trắm đen mà không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả sử dụng protein.

3.7. Biến động một số yếu tố môi trường

3.1.1. Biến động nhiệt độ

Trong quá trình thí nghiệm, nhiệt độ nước vào buổi sáng dao động từ 28,54- 31,64oC; trung bình 30,05oC và nhiệt độ nước buổi chiều dao động từ 30,02-33,12oC; trung bình 31,32oC. Nhiệt độ không khí buổi sáng dao động từ 33,23-36,33oC; trung bình 34,47oC; nhiệt độ không khí vào buổi chiều dao động từ 34,04-37,49oC; trung bình 35,69oC (Hình 3.5).

Do quá trình thí nghiệm được thực hiện trong mùa hè năm 2012 cho nên nhiệt độ nước trong ao trung bình khá cao (> 30oC) và có sự chênh lệch nhiều về nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều. Tuy nhiên sự dao động nhiệt độ trong ngày của các ao thí nghiệm không lớn (<3oC) nên vẫn phù hợp với sự phát triển của cá trắm đen.

Hình 3. 3: Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm

Theo Nico và ctv (2005), cá Trắm đen có phổ nhiệt độ tương đối rộng từ 5oC đến 40oC, vì vậy biến động nhiệt độ này nằm trong khoảng thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cá trắm đen. Nhiệt độ nước trong cả quá trình thí nghiệm không có sự chênh lệch lớn nên không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá thí nghiệm. Tuy nhiên, theo NACA (1985) nhiệt độ thích hợp nhất cho cá trắm đen sinh trưởng từ 20-30oC. Như vậy nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm này cao hơn. Điều này làm giảm khả năng tăng trưởng của cá và có thể là điều kiện khiến cho cá dễ bị bệnh. Nhưng trong suốt quá trình cá vẫn tăng trưởng tốt, không xuất hiện bệnh dịch nên có thể kết luận rằng nhiệt độ nước và không khí trong quá trình thí nghiệm không gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

3.1.2. Hàm lượng oxy hòa tan

Hàm lượng oxy trong ao thí nghiệm cá trắm đen được thể hiện ở hình 3.6. Hàm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến nuôi thương phẩm cá trắm đen (mylopharyngodon piceus richarson, 1864) tại phú xuyên, hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)