đề tài: Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà
.1 LỜI MỞ ĐẦU .2 1. Tổng quan về doanh nghiệp 3 1.1.Quá trình hình thành và phát triển .3 1.2. Vai trò, vị trí của doanh nghiệp: .5 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: .5 1.4. Môi trường kinh doanh của công ty: 6 Nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo tại Việt Nam .7 Các chỉ tiêu 7 Công ty .9 Hải Hà 9 1.5. Những nét văn hoá công ty: 10 2. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà .11 2.1. Về chiến lược kinh doanh: 11 2.1.1 Các loại chiến lược công ty đang áp dụng: .11 2.1.2. Các căn cứ để xây dựng chiến lược: .14 2.2. Kế hoạch kinh doanh của Công ty: 15 3. Công tác tổ chức và quản lí chung: .19 4. Hoạt động Marketing và các chính sách căn bản: 22 4.1. Nghiên cứu thị trường: .22 4.2. Chính sách sản phẩm: .23 4.3. Chính sách giá cả: .25 4.4. Chính sách phân phối: 25 4.5. Chính sách xúc tiến hỗn hợp: .25 5. Vấn đề quản lí yếu tố lao động: .26 5.1. Về lao động: .26 5.2. Về vấn đề tiền lương: .30 6. Vấn đề về thiết bị công nghệ: .31 7. Vấn đề tổ chức tiếp nhận, cung ứng và hạch toán nguyên vật liệu: .33 8. Vấn đề tài chính kế toán của Công ty: 34 9. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty: 37 KẾT LUẬN 39 1 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động trong cơ chế thị trường mỗi doanh nghiệp luôn tự mình làm tất cả mọi việc, từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được. Cũng như một nhà đầu tư, anh ta muốn đầu tư một khoản tiền vào một Công ty nào đó thì anh ta phải biết rõ tình hình hoạt động của Công ty đó trong thời gian gần đây và xu hướng hoạt động của nó trong tương lai như thế nào. Công ty bánh kẹo Hải Hà là một Công ty có bề dày kinh nghiệm hơn 40 năm hoạt động, đã tồn tại và phát triển được cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất và cho đến nay Công ty luôn làm ăn có lãi, góp phần tích cực trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Báo cáo này với hy vọng sẽ có một cái nhìn tổng quát về Công ty bánh kẹo Hải Hà ở mọi góc độ, từ những mặt đã đạt được đến những mặt chưa đạt được, từ những điểm mạnh đến cả những điểm yếu của Công ty nhằm rút ra được một kết luận tổng quát nhất. Hy vọng nó có thể giúp ích cho những ai quan tâm đến Công ty và qua đợt thực tập viết Báo cáo này nó cũng giúp cho em có một cái nhìn thực tế hơn trong hoạt động của các doanh nghiệp và có điều kiện áp dụng những kiến thức lí thuyết đã học để có thể đánh giá hoạt động của công ty bánh kẹo Hải Hà một cách đúng đắn nhất. 2 1. Tổng quan về doanh nghiệp 1.1.Quá trình hình thành và phát triển Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ công nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo phục vụ nhu cầu trong nước và một phần cho thị trường xuất khẩu. Địa điểm công ty: số 25 đường Trương Định – Q.Hai Bà Trưng – Hà Nội Tên giao dịch: Hai Ha Confectionery Company. Tên viết tắt: HAIHACO. Được thành lập theo quyết định số 216 /23-3-1993/QĐ-BCNN. Căn cứ theo nghị định số 388/02-11-1991/NĐ-HĐBT . Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 106286 ngày 07/04/1993 do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp. Đăng kí nhãn hiệu hàng hoá số 5864 theo quyết định số 2348/21.5.1992/QĐ – cục Sở hữu công nghiệp. Đăng kí kiểu dáng công nghiệp số 5256 kẹo cứng nhân theo quyết định số 577/7.9.98/QĐ – cục Sở hữu CN. Ra đời trong hoàn cảnh cơ chế tập trung bao cấp, vì vậy khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường công ty đã gặp không ít khó khăn và thách thức. Với sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo và sự hăng say lao động của công nhân viên công ty, đến nay Hải Hà đã và đang có một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí của người tiêu dùng với hàng trăm loại sản phẩm bánh kẹo khác nhau. Các giai đoạn hình thành và phát triển của công ty: Được thành lập từ năm 1960, đến nay công ty đã trải qua 4 giai đoạn: Giai đoạn 1959-1969: Tháng 11 năm 1959 Tổng công ty nông lâm thuỷ sản miền Bắc đã xây dựng một cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt trân châu với 9 cán bộ công nhân viên(CNV) của Tổng công ty gửi sang. Đến đầu năm 1960 thực hiện chủ trương của công ty, cơ sở đã đi sâu nghiên cứu, sản xuất các mặt hàng miến. Trên cơ sở đó, 25.12.1960 xưởng miến Hoàng Mai ra đời, 25.5.1961, xưởng đã tập trung nhân lực và thiết bị để mở rộng sản xuất và liên tục hoàn thành kế hoạch. Ngoài sản phẩm chính là miến, xí nghiệp còn sản xuất nước chấm và tinh bột ngô. 3 Năm 1962, xí nghiệp miến Hoàng Mai thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản lí. Thời kì này, xí nghiệp đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất các mặt hàng như tinh dầu bột ngô cung cấp cho nhà máy pin Văn Điển. Năm 1966, Viện thực vật đã lấy nơi đây là cơ sở sản xuất thử nghiệm các đề tài thực phẩm để từ đó phổ biến cho các địa phương sản xuất, với mục đích giải quyết hậu cần tại chỗ, tránh sự ảnh hưởng của chiến tranh gây ra. Từ đó nhà máy đổi tên thành nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà. Ngoài sản xuất tinh bột ngô, nhà máy còn sản xuất viên đạm, trao tương, nước chấm lên men, nước hoa quả, dầu đạm tương, bánh mì, bột dinh dưỡng trẻ em… Năm 1968 nhà máy thuộc Bộ lương thực – thực phẩm quản lí. Giai đoạn 1970 – 1986: Tháng 6/1970. Thực hiện chỉ thị của Bộ lương thực – thực phẩm, nhà máy đã tiếp nhận phân xưởng kẹo của Hải Châu bàn giao với công suất 900 tấn/ năm, nhà máy mang tên mới là Nhà máy thực phẩm Hải Hà với số cán bộ CNV là 555 người và nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo nha, giấy tinh bột. Đến tháng 12/1976, nhà nước được chính phủ phê duyệt dự án cho phép mở rộng nhà máy, nâng mức công suất từ 900 tấn/năm lên 6000 tấn/năm, số cán bộ CNV là 900 người. Đến năm 1980, nhà máy chính thức có 2 tầng với tổng diện tích là 2500 m 2 . Nhà máy từng bước mở rộng qui mô sản xuất, trang bị thêm nhiều dây chuyền sản xuất mới, đổi mới kĩ thuật và nâng cao công nghệ từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Giai đoạn 1987- 1991: Từ 1987, nhà máy một lần nữa được đổi tên thành nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà thuộc Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quản lí. Sản phẩm của nhà máy được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, chủ yếu là thị trường Đông Âu. Tốc độ tăng sản lượng hằng năm của nhà máy đạt từ 1% đến 5%, sản xuất từ chỗ thủ công đã dần được cơ giới hoá. Thời kì này nhà máy mở rộng và phát triển thêm nhiều dây chuyền sản xuất mới. Đến năm 1990 nhà máy có 4 phân xưởng kẹo. Giai đoạn 1992 đến nay: Tháng 1/1992, nhà máy thuộc Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lí. 4 Tháng 7/1992, nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà được quyết định đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Hải Hà với tên giao dịch HAIHACO thuộc Bộ Công Nghiệp quản lí. Mặt hàng sản xuất chính là các loại kẹo bao gồm kẹo sữa dừa, kẹo hoa quả, kẹo cà phê, kẹo cốm và bánh biscuit, bánh kem. Công ty có 5 xí nghiệp trực thuộc: xí nghiệp kẹo, xí nghiệp bánh, xí nghiệp phụ trợ, nhà máy thực phẩm Việt Trì, nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Tháng 5/1992, Công ty liên doanh với Nhật Bản thành lập Công ty liên doanh HAIHA-COTOBUKI. Năm 1995 liên doanh với Công ty Miwon của Hàn Quốc để sản xuất mì chính tại Việt Trì. Năm 1996, thành lập công ty liên doanh thứ 3 là công ty Haiha-Kameda với đối tác Hàn Quốc, nhưng do hoạt động kém hiệu quả nên công ty liên doanh đã giải thể vào tháng 11/1998. 1.2. Vai trò, vị trí của doanh nghiệp: Là một trong những doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất bánh kẹo nên Hải Hà có vị trí rất quan trọng, một vài năm gần đây công ty cung cấp ra thị trường hơn 10.000 tấn sản phẩm đạt doanh thu hơn 200 tỉ đồng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Hằng năm công ty nộp cho ngân sách nhà nước 17-18 tỉ đồng , giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm người lao động, 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: Mỗi thời kì cụ thể, các công ty nói chung và Hải Hà nói riêng đều được đặt ra các chức năng nhiệm vụ cụ thể. Thực hiện Nghị quyết 7 của BCHTW Đảng CNH-HĐH Hải Hà xác định nhiệm vụ cụ thể là: - Tăng đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm nhằm mở rộng thị trường từ nông thôn đến thành thị, từ trong nước đến ngoài nước, đủ sức cạnh tranh với đối thủ trong và ngoài nước. Phát triển các mặt hàng mới nhưng cần chú trọng đến các loại bánh kẹo truyền thống. 5 - Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và khơng ngừng nâng cao hiệu quả thị trường cũ (đáp ứng, thỗ mãn nhu cầu của khách hàng) , mở rộng thị trường mới, nhất là thị trường miền Nam và thị trường xuất khẩu. - Ngồi việc sản xuất bánh kẹo là chính, cơng ty sẽ kinh doanh các mặt hàng khác để nâng cao đời sống và thúc đẩy sự phát triển ngày một mạnh của cơng ty. Ngồi ra cơng ty còn có các nhiệm vụ sau: - Bảo tồn và phát triển vốn được giao. - Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên và nâng cao trình độ chun mơn… Nền kinh tế thị trường có sự cạnhtranh gay gắt, các doanh nghiệp phải sản xuất và bán cái thị trường cần chứ khơng phải cái họ có. Vậy chỉ có nghiên cứu thị trường cả chiều rộng và chiều sâu, cơng ty mới có khả năng tồn tại và phát triển. 1.4. Mơi trường kinh doanh của cơng ty: Các yếu tố thuộc mơi trường vĩ mơ - Các yếu tố về kinh tế: Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang phục hồi nhanh chóng, sự phân hố thu nhập ngày càng cao. Khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu của thị trường về bánh kẹo sẽ cao hơn về số lượng, chất lượng, hình thức, mẫu mã… Trong những năm qua, tỉ giá ngoại tệ biến động ổn định với mức tăng trên thị trường liên ngân hàng trong năm 2001 bình qn 3,2% so với tỉ giá cuối năm 2000. Sự thuận lợi trên thị trường tài chính tiền tệ sẽ tạo điều kiện cho Cơng ty đầu tư phát triển. - Các yếu tố về chính trị, luật pháp: Đối với mặt hàng bánh kẹo Chính phủ đã có Pháp lệnh về vệ sinh an tồn thực phẩm; Luật bản quyền sở hữu cơng nghiệp: quy định ghi nhãn mác, bao bì nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và của các cơng ty sản xuất chân chính. Nhưng việc quản lí và thi hành của các cơ quan có chức năng khơng triệt để nên trên thị trường vẫn còn lưu thơng một lượng khơng nhỏ hàng giả, hàng nhái, hàng khơng rõ nhãn mác, hàng kém phẩm chất, q hạn sử dụng… 6 - Các yếu tố quốc tế: Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, sự hình thành khối mậu dịch tự do ASEAN (APTA) và việc kí hiệp định ưu đãi thuế quan (CEPT) đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh tế của ASEAN, vào năm 2006 mức thuế xuất nhập khẩu sẽ là 0% (trừ các hàng hoá không được phép xuất nhập khẩu). Đây sẽ là một thách thức đối với công ty, không những công ty gặp khó khăn trong việc xuất khẩu mà còn phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước với các sản phẩm của nước ngoài đặc biệt mặt hàng bánh kẹo từ trước tới nay vẫn được duy trì bảo hộ với mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu cao (50%- 100%). Nếu công ty không theo kịp thì có thể sẽ gặp những bất lợi không nhỏ. Nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo tại Việt Nam Các chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Dân số Việt Nam Triệu người 78,68 78,6 79,0 81,89 82,89 84,08 2. Tổng sản lượng bánh kẹo tiêu thụ - Sản xuất trong nước -Nhập ngoại Nghìn tấn - - 93,0 69,9 23,1 99,5 77,6 21,9 106 83,7 22,3 116 87 29 125 100 25 136 110 26 3. Mức tiêu dùng bình quân Kg/ngư ời 1,18 1,25 1,31 1,421 1,51 1,62 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô: - Khách hàng: là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của bất kì doanh nghiệp nào. Có thể phân chia khách hàng của Công ty thành 2 loại: khách hàng trung gian (đại lí) và người tiêu dùng cuối cùng. Đại lí: mục đích của họ là lợi nhuận và động lực thúc đẩy họ tiêu thụ sản phẩm cho công ty là hoa hồng, chiết khấu bán hàng, thưởng và phương thức thanh toán. Hiện nay công ty có hơn 230 đại lí, hệ thống phân phối được coi là mạnh nhất trong ngành sản xuất bánh kẹo. Các đại lí chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc sẽ tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập vào thị trường sản phẩm cao cấp. Nhưng hệ thống kênh phân phối còn nhiều hạn chế trong quá trình mở rộng vào các tỉnh miền Nam và các tỉnh miền núi phía Bắc. 7 Mức trợ giá cho các đại lí của công ty bánh kẹo Hải Hà STT Khu vực Mức hỗ trợ(đồng/tấn) 1 Trương Định 10.000 2 Nội thành Hà Nội 15.000 3 Ngoại thành Hà Nội, Hà Đông 20.000 4 Vĩnh Phú, Ninh Bình, Hải Phòng 50.000 5 Hải Dương, Hà Tây, Hà Bắc 70.000 6 Quãng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái 90.000 7 Nghệ An, Hà Tĩnh, Lai Châu 110.000 8 Quãng Bình, Quãng Trị, Huế 200.000 9 Quãng Nam, Đà Nẵng, Quãng Ngãi 300.000 10 Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc 450.000 11 TP. Hồ Chí Minh 500.000 Người tiêu dùng cuối cùng: quyết định trực tiếp sự thành công của doanh nghiệp. Mỗi miền có đặc tính tiêu dùng sản phẩm khác nhau nên Công ty cần phải xác định được điều này để có cách thâm nhập có hiệu quả nhất. Khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp là khách hàng miền Bắc và miền Trung, một phần rất ít ở miền Nam do Công ty chưa nắm rõ được nhu cầu tiêu dùng của đối tượng khách hàng này. - Đối thủ cạnh tranh: Thị trường Bánh kẹo nước ta hiện nay diễn ra cạnh tranh khá quyết liệt. Cả nước có hơn 30 nhà máy sản xuất quy mô vừa và lớn và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, bên cạnh đó một phần không nhỏ lượng bánh kẹo các loại của nước ngoài tràn vào Việt Nam qua đường nhập tiểu ngạch và trốn thuế chủ yếu từ Thái Lan, Malaixia, Inđonexia, Trung Quốc… Có thể kể đến các đối thủ lớn trong nước như: công ty bánh kẹo Hải Châu, công ty đường Biên Hoà, công ty đường Quãng Ngãi, Liên doanh Hải Hà Kotobuki, công ty bánh kẹo Kinh Đô… So sánh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu 8 Công ty Thị trường chủ yếu Sản phẩm cạnh tranh Thị phần Điểm mạnh Điểm yếu Hải Hà Miền Bắc Kẹo các loại 7,5% Uy tín, hệ thống phân phối rộng, quy mô lớn, giá hạ Chưa có sản phẩm cao cấp, hoạt động quảng cáo kém Hải Châu Miền Bắc Kẹo hoa quả, Sôcôla, bánh kem xốp 5,5% Uy tín, hệ thống phân phối rộng, giá hạ Chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa dẹp Kinh Đô Cả nước Snack, bánh tươi, biscuit, Sôcôla, bánh mặn 5% Chất lượng tốt, bao bì đẹp, quảng cáo và hỗ trợ bán tốt, kênh phân phối rộng Giá còn cao Biên Hoà MiềnTrung, Miền Nam Biscuit, kẹo cứng, kẹo mềm, Snack, Sôcôla 8% Mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, hệ thống phân phối rộng Hoạt động xúc tiến hỗn hợp kém, giá bán còn cao Tràng An Miền Bắc, Miền Trung Kẹo hương cốm 3% Giá rẻ, chủng loại kẹo hương cốm phong phú Chủng loại bánh, kẹo còn ít, quảng cáo kém Quãng Ngãi MiềnTrung, Miền Nam Kẹo cứng, Snack, Biscuit 5% Giá rẻ, hệ thống phân phối rộng, chủng loại phong phú Bao bì kém hấp dẫn, hoạt động quảng cáo kém Lubico Miền Nam Kẹo cứng, Biscuit các loại 3,5% Giá rẻ, chất lượng khá, hệ thống phân phối rộng Chủng loại còn hạn chế, mẫu mã chưa đẹp Hữu Nghị Miền Bắc Bánh hộp, Cookies, kẹo cứng 2,5% Hình thức phong phú, giá bán trung bình, chất lượng bánh trung bình Chất lượng bánh, chủng loại còn hạn chế, uy tín chưa cao Haiha- kotobuki Miền Bắc Bánh tươi, Snack Cookies, Bimbim 3% Chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hệ thống phân phối rộng Giá cao, hoạt động xúc tiến bán kém Nhập ngoại Cả nước Snack, kẹo cao su, bánh kem xốp, Cookies 25% Mẫu mã đẹp, chất lượng cao Giá cao, hệ thống phân phối kém, nhiều sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng Các công ty còn lại Cả nước Các loại 30% Giá rẻ, hình thức đa dạng Mẫu mã chưa đẹp, chất lượng và độ an toàn thực phẩm chưa cao - Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Các loại nguyên liệu chính dùng trong sản xuất của công ty: Đường, sữa, café, gluco, nước hoa quả, bột ngô, bột gạo… được mua chủ yếu từ các nhà sản xuất trong nước (Công ty sử dụng sữa đặc của công ty sữa Việt Nam Vinamilk). Còn các loại nguyên liệu trong nước không có hoặc có nhưng chất lượng không đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm, Công ty phải nhập ngoại như: Bột mì, bơ, ca cao, 9 sữa bột, phẩm màu và các loại hương liệu (sữa bột và váng sữa được nhập từ Hà Lan). Để tăng tính chủ động về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng, công ty đã lựa chọn kí kết hợp đồng kinh tế với các nhà cung ứng truyền thống có uy tín ở trong nước và quốc tế với số lượng nhà cung ứng hợp lí sao cho có thể bảo đảm được số lượng, chất lượng nguyên vật liệu khi có sự biến động từ phía nhà cung ứng nào đó, đồng thời Công ty có được những lợi thế khi mua với số lượng lớn. - Các đối thủ tiềm ẩn: Hiện nay ở nước ta thị trường bánh kẹo tương đối phong phú, có đầy đủ các loại từ bình dân tới trung bình và cao cấp. Công ty bánh kẹo Hải Hà hoạt động mạnh chủ yếu ở thị trường miền Bắc và miền Trung. Ở thị trường miền Nam, do sản phẩm của công ty chưa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn ở thị trường đó nên sản phẩm của công ty còn tiêu thụ ở mức độ thấp. Các đối thủ lớn ở trong nước của công ty: Đối thủ lâu năm: công ty bánh kẹo Hải Châu, công ty bánh kẹo Hữu Nghị, công ty đường Quãng Ngãi, công ty đường Biên Hoà… Đối thủ tiềm ẩn: công ty bánh kẹo Kinh Đô, công ty liên doanh sản xuất kẹo Perfetti Việt Nam. Ngoài ra sản phẩm của công ty còn phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm của nước ngoài như lượng bánh kẹo được nhập khẩu từ Thái Lan và Mĩ. 1.5. Những nét văn hoá công ty: Văn hoá công ty là một vấn đề quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tạo ra một môi trường làm việc hăng say hay những mối quan hệ tốt đẹp và chặt chẽ giữa các phòng ban, các nhân viên trong công ty … thì sẽ phải có một sự quan tâm đặc biệt để xây dựng thành công nó. Trong những năm gần đây, ban lãnh đạo, công đoàn cùng các đoàn thể trong Công ty đã chú trọng rất nhiều đến văn hoá của Công ty. Bằng các hoạt động thể thao giao hữu giữa các phòng ban hay hưởng ứng nhiệt liệt các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Bác Hồ hay tổ chức thi văn nghệ chào mừng những ngày lễ lớn… Đó chính là một trong những động lực nâng cao tinh thần làm việc của toàn bộ công nhân viên, nâng cao tinh thần hợp tác 10 [...]... công đoàn Công ty đều tổ chức đi nghỉ mát, đi lễ chùa cho cán bộ công nhân viên 2 Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà 2.1 Về chiến lược kinh doanh: 2.1.1 Các loại chiến lược công ty đang áp dụng: Đối với bất kì Công ty nào thì vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh luôn là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh thường được áp dụng trong thời gian dài và. .. thống nhất toàn Công ty Với mô hình sản xuất này sẽ cho phép Công ty xây dựng, thực hiện tốt chiến lược sản phẩm và các chiến lược kinh doanh khác - Đứng đầu Công ty là Tổng Giám Đốc do cấp trên bổ nhiệm sau khi đã tham khảo ý kiến của Đảng bộ và phiếu tín nhiệm của cán bộ công nhân viên toàn Công ty Tổng Giám Đốc Công ty có quyền quyết định điều hành hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch, chính sách... đề ra được một chiến lược cơ bản Công ty phải quan tâm tới đối thủ của mình sao cho có lợi nhất Phải tìm hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để có thể vượt lên trên họ đấy cũng là điểm quan trọng để phát triển doanh nghiệp 2.2 Kế hoạch kinh doanh của Công ty: 15 Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2002 của công ty bánh kẹo Hải Hà (Theo công văn số 4742/ CV-KHĐT ngày 9 tháng11 năm 2001 của Bộ CN) STT... Công ty: Những kết quả tốt đã đạt được: Để trở thành một trong những doanh nghiệp lớn, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường sản xuất và tiêu thụ bánh kẹo nước ta Công ty bánh kẹo Hải Hà đã chú ý khai thác phát huy thế mạnh của mình trong cơ chế cạnh tranh sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả Sự thành công của Công ty trong những năm qua là do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất: Công ty. .. một chiến lược nào đều phải được cân nhắc một cách cẩn thận Đối với công ty bánh kẹo Hải Hà nếu như trước đây chất lượng chưa phải là mối quan tâm hàng đầu thì nay đó lại là mục tiêu công ty cần đạt tới Hiện nay trên thị trường sản phẩm bánh kẹo, các loại bánh kẹo được bầy bán với đầy đủ các kiểu dáng, chủng loại chất lượng cao, thấp đều có phù hợp với tất cả người tiêu dùng Công ty bánh kẹo Hải Hà. .. 2001, tổng vốn ĐTXDCB của Công ty là 6416 (trđ), vốn vay tín dụng nhà nước là 5916 (trđ), vốn tự có của doanh nghiệp là 500 (trđ) Tài chính của Công ty chưa thực sự lớn để có thể đầu tư liên tục… - Đối thủ cạnh tranh: Trên thị trường hiện nay công ty bánh kẹo Hải Hà gặp rất nhiều các đối thủ lớn như: Hải Châu, Kinh Đô… mỗi một Công ty đều có những chiến lược cụ thể để phát triển doanh nghiệp mình Vì... nhu cầu của người tiêu dùng Kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ phù hợp trong từng thời kì Công ty thường lấy là theo năm Để có thể lập kế hoạch sản xuất một cách chính xác thì phải dựa vào: - Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm bánh kẹo nói chung và của Công ty nói riêng Công ty thường xuyên cử các nhân viên Marketing đi thăm dò, khảo sát từng khu vực và nhận những thông tin phản hồi từ phía khách hàng... số doanh lợi trên vốn chủ năm 2001 là 7,38% tăng 9,5% so với năm 2000 và cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng (6%-7%/năm) Các chỉ số này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, cụ thể là hiệu quả của vốn chủ sở hữu tuy còn thấp nhưng so với mức trung bình của ngành sản xuất bánh kẹo trong cả nước (6,5%/năm) và so với các kì kinh doanh trước thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. .. xuất của các phân xưởng, đồng thời có sự tham khảo so sánh với hệ thống tiêu chuẩn của ngành - Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã được kí kết Từ các căn cứ trên ban kế hoạch lập bản kế hoạch rồi trình lênTổng giám đốc xem xét, sửa đổi và phê duỵêt Ban kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tất cả các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công. .. theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật Nhà nước và Đại hội cán bộ công nhân viên chức, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty - Phó Tổng Giám Đốc kinh doanh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về mọi hoạt động của phòng kinh doanh bao gồm: về điều hành hoạt động sản xuất, về XDCB, về hệ thống bán hàng và giới thiệu sản phẩm, về hoạt động marketing…