1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại phòng thí nghiệm rockwell automation

50 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại phòng thí nghiệm rockwell automation

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đòihỏi sinh viên các nghành kỹ thuật phải có sự hiểu biết sâu sắc về tất cả cácmặt từ cơ khí, máy móc, công nghệ thông tin…để có thể đáp ứng nhu cầucủa đất nước Và tự động hoá là một trong những nghành đi đầu, có tầm ảnhhưởng quan trọng đến sự phát triển của sự nghiệp công nghiệp hóa Vì vậy,với vai trò là một sinh viên tự động hóa năm cuối, chúng em đã được bộmôn tạo điều kiện một khoảng thời gian thực tập trước khi tốt nghiệp để cóthể làm quen hơn thực tế sản xuất

Được sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Huy Phương, em đã được thực tập

và nghiên cứu tại phòng thí nghiệm điều khiển công nghiệp do tập đoànRockwell Automation tài trợ Phòng thí nghiệm này bao gồm rất nhiều trangthiết bị hiện đại, được thiết kế theo mô hình hệ thống công nghiệp trên nềntảng PLC của Allen – Bradley Phòng thí nghiệm này sẽ giúp ta có một cáchnhìn trực quan về mô hình hệ thống công nghiệp và nghiên cứu, tìm hiểumột trong những PLC mới nhất hiện có mặt ở Việt Nam

Nhiệm vụ của em trong quá trình thực tập là:

 Thiết lập mạng truyền thông cho phòng thí nghiệm

 Tìm hiểu mô hình phòng thí nghiệm

 Tìm hiểu về PLC của hãng Rockwell Automation

 Cài đặt và viết hướng dẫn các phần mềm của hãng

Do còn nhiều bỡ ngỡ, bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong được sự giúp đỡ của các thầy, các cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 2 năm 2010 Sinh viên

Vũ Đăng Chu

Page 3

Trang 2

Chương I: Hệ thống mạng công nghiệp điển hình và mô hình phòng thí

ngiệm Rockwell Automation 1) Hệ thống mạng công nghiệp điển hình

Mô hình phân cấp chức năng của 1 nhà máy công nghiệp

1.1.Các cấp chức năng cơ bản

a.Cấp chấp hành

Các chức năng chính của cấp chấp hành là đo lường, dẫn động và chuyểnđổi tín hiệu trong trường hợp cần thiết Thực tế, đa số các thiết bị cảm biến(sensor) hay chấp hành (actuator) cũng có phần điều khiển riêng cho việcthực hiện đo lường, truyền động được chính xác và nhanh nhạy Các thiết bịthông minh (smart device) có thể đảm nhận việc xử lý và chuẩn bị thông tintrước khi đưa lên cấp điều khiển

Trang 3

b.Cấp điều khiển

Nhiệm vụ chính của cấp điều khiển là nhận thông tin từ các bộ cảm biến,

xử lý các thông tin theo thuật toán nhất định và truyền đạt lại kết quả xuốngcác chấp hành Khi còn điều khiển thủ công, nhiệm vụ đó được người đứngmáy trực tiếp đảm nhận qua việc theo dõi các công cụ đo lường, sử dụngkiến thức và kinh nghiệm để thực hiện những thao tác cần thiết như ấn nútđóng/ mở van, điều chỉnh cần gạt, núm xoay… Trong một hệ thống điềukhiển tự động, việc thực hiện thủ công những nhiệm vụ đó được thay thếbằng máy tính

Do đặc tính nổi bật của cấp điều khiển là xử lý thông tin, nên khái niệmcấp xử lý (process level) cũng hay được sử dụng Tuy nhiên, khái niệm nàykhông được chính xác vì trong các hệ thống tự động hoá hiện đại, việc xử lýthông tin không phải là độc quyền ở cấp này Như đã nêu trên, các thiết bịthông minh ở cấp cảm biến/chấp hành cũng có thể đảm nhận một phần việcnày Ngoài ra, việc thực hiện các chức năng ở bất kỳ cấp nào bên trên đềumang bản chất là xử lý thông tin

Cấp điều khiển và cấp chấp hành cũng hay được gọi chung là cấp trường(field level) chính vì các bộ điều khiển, cảm biến và chấp hành được cài đặttrực tiếp tại hiện trường, gần kề với hệ thống kỹ thuật

c Cấp điều hành quá trình

Điều hành quá trình tức là điều khiển và vận hành một quá trình kỹ thuật.Khi đa số các chức năng như đo lường điều khiển, điều chỉnh, bảo trì hệthống được các cấp cơ sở thực hiện, thì nhiệm vụ của các cấp điều hành quátrình là hỗ trợ người sử dụng trong việc cài đặt ứng dụng, thao tác, theo dõi,giám sát vận hành và xử lý những tình huống bất thường Ngoài ra, trongmột số trường hợp, cấp này còn thực hiện các bài toán điều khiển cao cấpnhư điều khiển phối hợp, điều khiển khởi động/ dừng và điều khiển theo

Page 5

Trang 4

công thức (ví dụ như trong chế biến dược phẩm, hoá chất) Khác với các cấpdưới, việc thực hiện các chức năng ở cấp điều hành quá trình thường khôngđòi hỏi phương tiện, thiết bị phần cứng đặc biệt có giao diện mạng ngoài cácmáy tính điều hành.

Hiện nay, do nhu cầu tự động hoá tổng thể ở các cấp điều hành sản xuất

và quản lý công ty, việc tích hợp hệ thống và loại bỏ các cấp trung giankhông cần thiết trong mô hình chức năng trở nên cần thiết Cũng vì thế, ranhgiới giữa cấp điều hành quá trình và điều hành sản xuất nhiều khi không rõràng, hình thành xu hướng hội nhập hai cấp này thành một cấp duy nhất, gọichung là cấp điều hành

1.2.Các cấp cơ bản của hệ thống mạng công nghiệp

a Bus trường, bus thiết bị

Bus trường (fieldbus) là một khái niệm chung được dùng trong cácngành công nghiệp để chỉ các hệ thống bus nối tiếp, sử dụng kỹ thuậttruyền tin số để kết nối các thiết bị thuộc cấp điều khiển (PC, PLC) vớinhau và với các thiết bị ở cấp chấp hành, hay các thiết bị trường Cácchức năng chính của cấp chấp hành là đo lường, dẫn động và chuyển đổitín hiệu trong trường hợp cần thiết Các thiết bị có khả năng nối mạng làcác bộ vào/ ra phân tán, các thiết bị cảm biến hoặc cơ cấu chấp hành cótích hợp khả năng xử lý truyền thông Một số kiểu bus trường chỉ thíchhợp nối mạng các thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp hành với các bộ điềukhiển, cũng được gọi là bus chấp hành/cảm biến

Khái niệm bus thiết bị được dùng phổ biến trong công nghiệp chế tạonhư tự động hoá dây chuyền sản xuất, gia công, lắp ráp hoặc ở một sốlĩnh vực ứng dụng khác như tự động hoá toà nhà, sản xuất xe hơi Busthiết bị và bus trường có chức năng tương đương, nhưng do những đặctrưng riêng biệt của hai ngành công nghiệp, nên một số tính năng cũng

Trang 5

khác nhau Tuy nhiên sự khác nhau này ngày càng không rõ rệt, trongthực tế người ta cũng dùng chung một khái niệm là bus trường.Nhiệm vụ của bus trường là chuyển dữ liệu quá trình lên cấp điều khiển

để xử lý và chuyển quyết định điều khiển xuống các cơ cấu chấp hành, vìvậy yêu cầu về tính năng thời gian thực được đặt lên hàng đầu Thời gianphản ứng tiêu biểu nằm trong phạm vi từ 0,1 tới vài ms Trong khi đó,yêu cầu về lượng thông tin trong một bức điện thường chỉ cần ở phạm viMbit/s hoặc thấp hơn Việc trao đổi thông tin về các biến quá trình chủyếu mang tính chất định kỳ, tuần hoàn, bên cạnh các thông tin cảnh báo

b Bus hệ thống, bus quá trình

Các hệ thống mạng công nghiệp được dùng để kết nối các máy tínhđiều khiển và các máy tính trên cấp điều khiển giám sát với nhau đượcgọi là bus hệ thống (system bus) hay bus quá trình (process bus) Bus quátrình thường chỉ được dùng trong lĩnh vực điều khiển quá trình Qua bus

hệ thống mà các máy tính điều khiển có thể phối hợp hoạt động, cung cấp

dữ liệu quá trình cho các trạm kỹ thuật và trạm quan sát (có thể gián tiếpthông qua hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu trên các trạm chủ) cũng nhưnhận mệnh lệnh, tham số điều khiển từ các trạm phía trên Thông tinkhông những được trao đổi theo chiều dọc, mà còn theo chiều ngang Cáctrạm thao tác và các trạm chủ cũng trao đổi dữ liệu qua bus hệ thống.Ngoài ra các máy in báo cáo và dữ liệu lưu trữ cũng được kết nối quamạng này

Sự phân biệt giữa các khái niệm bus trường và bus hệ thống không bắtbuộc nằm ở sự khác nhau về kiểu bus được sử dụng, mà ở mục đích sử

Page 7

Trang 6

dụng hay nói cách khác là ở các thiết bị được ghép nối Trong một số giảipháp, một kiểu bus duy nhất được dùng cho cả hai cấp này.Đối với bus hệ thống, tuỳ theo lĩnh vực ứng dụng mà đòi hỏi về tính năngthời gian thực có được đặt ra một cách ngặt nghèo hay không Thời gianphản ứng tiêu biểu nằm trong khoảng một vài trăm ms, trong khi lưulượng thông tin cần trao đổi lớn hơn nhiều so với bus trường Tốc độtruyền thông tiêu biểu của bus hệ thống nằm trong phạm vi từ vài trămkBit/s đến vài Mbit/s.

Do các yêu cầu về tốc độ truyền thông và khả năng kết nối dễ dàngnhiều loại máy tính, kiểu bus hệ thống thông dụng nhất là Ethernet cũngnhư Industrial Ethernet Ngoài ra còn sử dụng PROFIBUS-FMS, ModbusPlus và Fieldbus Foundation’s High Speed Ethernet

b Mạng xí nghiệp

Mạng xí nghiệp thực ra là một mạng LAN bình thường, có chức năngkết nối các máy tính văn phòng thuộc cấp điều hành với cấp điều khiểngiám sát Thông tin được đưa lên trên bao gồm trạng thái làm việc củacác quá trình kỹ thuật, các giàn máy cũng như của hệ thống điều khiển tựđộng, các số liệu tính toán, thống kê về diễn biến quá trình sản xuất vàchất lượng sản phẩm Thông tin theo chiều ngược lại là các thông số thiết

kế, công thức điều khiển và mệnh lệnh điều hành Ngoài ra, thông tincũng được trao đổi mạnh theo chiều ngang giữa các máy tính thuộc cấpđiều hành sản xuất, ví dụ: hỗ trợ kiểu làm việc theo nhóm, cộng tác trong

dự án, sử dụng chung các tài nguyên nối mạng (máy in, máy chủ ).Khác với các hệ thống bus cấp dưới, mạng xí nghiệp không yêu cầunghiêm ngặt về tính năng thời gian thực Việc trao đổi dữ liệu thườngdiễn ra không định kỳ, nhưng có khi với số lượng lớn tới hàng MBytes.Hai loại mạng được dùng phổ biến cho mục đích này là Ethernet vàToken-Ring, trên cơ sở các giao thức chuẩn như TCP/IP và IPX/ SPX

Trang 7

c Mạng công ty

Mạng công ty nằm trên cùng trong mô hình phân cấp hệ thống truyềnthông của một công ty sản xuất công nghiệp Đặc trưng của mạng công tygần với một mạng viễn thông hoặc một mạng máy tính diện rộng nhiềuhơn trên các phương diện phạm vi và hình thức dịch vụ, phương pháptruyền thông và các yêu cầu về kỹ thuật

Chức năng của mạng công ty là kết nối các máy tính văn phòng củacác xí nghiệp, cung cấp các dịch vụ trao đổi thông tin nội bộ và với kháchhàng như thư viện điện tử e-library, thư điện tử email, hội thảo từ xa quađiện thoại, hình ảnh, cung cấp dịch vụ truy cập Internet và thương mạiđiện tử e-commerce,

Hình thức tổ chức ghép nối mạng, cũng như các công nghệ được ápdụng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào đầu tư của công ty Trong nhiều trườnghợp, mạng công ty và mạng xí nghiệp được thực hiện bằng một hệ thốngmạng duy nhất về mặt vật lý, nhưng chia thành nhiều phạm vi và nhómmạng làm việc riêng biệt

Mạng công ty có vai trò như một đường cao tốc trong hệ thống hạtầng cơ sở truyền thông của một công ty, vì vậy đòi hỏi về tốc độ truyềnthông và độ an toàn, tin cậy đặc biệt cao Ví dụ một số công nghệ tiêntiến được áp dụng ở cấp mạng này trong hiện tại và tương lai như là FastEthernet, FDDI, ATM

2) Mô hình PTN Rockwell Automation

2.1.Mô hình bảng điều khiển hệ thống điều khiển công nghiệp

Dựa trên mô hình phân cấp mạng truyền thông trong công nghiệp, tậpđoàn Rockwell Automation đã tài trợ cho phòng thí nghiệm của chúng ta

Page 9

Trang 8

tương đối đầy đủ linh kiện và thiết bị Tập trung xây dựng một mô hìnhtruyền thông công nghiệp điển hình trên một bảng điều khiển chung Môhình trong phòng thí nghiệm của chúng ta chỉ bao gồm 3 cấp chính:

Trang 9

Nhìn vào mô hình này ta thấy rằng, hệ thống của chúng ta bao gồm 6 PLCControlLogix L61, 2 PLC CompactLogix L32E, 5 Flex I/O, 5 PanelView, 5biến tần PowerFlex được sắp xếp một cách logic theo 3 tầng riêng biệt theo

mô hình phân cấp của một hệ thống công nghiệp điển hình

 Cấp hiện trường sẽ là các thiết bị thí nghiệm như mô hình thang máy,động cơ, các tín hiệu cảm biến từ hệ thống điều khiển áp suất,lưulượng… Cấp hiện trường truyền thông với cấp cao hơn ( cấp điềukhiển ) thông qua 1 loại bus trường là DeviceNet

 Cấp điều khiển bao gồm các PLC ControlLogix 1756L61,CompactLogix 1769L32E, Flex I/O…Các thiết bị này được kết nốivới nhau thông qua bus điều khiển ControlNet

 Cấp cao hơn cấp điều khiển là cấp điều khiển giám sát bao gồm cácPanelView, PC…Các thiết bị trong cấp này kết nối với nhau và kếtnối với cấp điều khiển thông qua bus Ethernet/IP

Trên bảng điều khiển này có đầy đủ các Module truyền thông và cácchuẩn giao tiếp, nhờ đó ta có thể dễ dàng liên kết các cấp trong mạngđiều khiển công nghiệp này Sau đây ta sẽ đi tìm hiểu cấu tạo và thông số

kỹ thuật của từng loại bus có trong bảng điều khiển

a> DeviceNet

DeviceNet là một hệ thống bus được hãng Allen-Bradley phát triển dựatrên cơ sở của CAN, dùng để nối mạng cho các thiết bị đơn giản ở cấp chấphành Sau này , chuẩn DeviceNet được chuyển sang dạng mở dưới sự quản

lý của hiệp hội ODVA (Open DeviceNet Vendor Asscociation) và được dữthảo chuẩn hóa IEC 62026-3

DeviceNet không chỉ đơn thuần là chuẩn giao thức cho lớp ứng dụngcủa CAN, mà còn bổ sung một số chi tiết thực hiện lớp vật lý và đưa ra các

Page 11

Trang 10

phương thức giao tiếp kiểu điểm-điểm hoặc chủ tớ Cấu trúc mạng là đườngtrục/đường nhánh, trong đó chiều dài đường nhánh hạn chế dưới 6 m Ba tốc

độ truyền qui định là 125 Kbit/s, 250 Kbit/s và 500 Kbit/s tương ứng vớichiều dài tối đa của đường trục là 500 m, 250 m và 100m.Mỗi mạng DeviceNet cho phép ghép nối tối đa 64 trạm Khác với CAN, mỗithành viên trong một mạng DeviceNet được đặt một địa chỉ trong khoảng từ0-63, được gọi là MAC-ID (Medium Access Control Identifier) Việc bổsung hay bỏ đi một trạm có thể thực hiện ngay khi mạng còn đóng nguồn

DeviceNet Cable

Kiến trúc giao thức DeviceNet

DeviceNet phát triển dựa trên CAN, nó chuẩn hóa lớp 1,2 và 7 theo môhình tham chiếu OSI Lớp 1 và 2 định nghĩa các kiến trúc nền tảng cơ bảncủa mạng, lớp 7 cung cấp giao diện cho phần mềm ứng dụng

Lớp vật lý trong kiến trúc DeviceNet

DeviceNet có cấu trúc mạng kiểu đường trục/ đường nhánh Đường trục(các dây màu xanh da trời hoặc trắng) là xương sống (backbone) của mạng

và phải được kết thúc với trở đầu cuối là 120 Ohm, 0.25W.Các đường nhánh có chiều dài tối đa là 6 m, dùng để kết nối các nút mạngvới đường trục chính

b> ControlNet

ControlNet cũng là một hệ thống Bus được hãng Allen-Bradleyphát triển dựa trên cơ sở của CAN, dùng để nối mạng cho các thiết

Trang 11

bị ở cấp điều khiển và cấp điều khiển với cấp cao hơn Cấu tạo củaControNet là một cáp đồng trục có 4 lõi giúp cho mạng ControlNet

có thể điều khiển mạng theo thời gian thực, cho những ứng dụng tốc

độ cao Mạng ControlNet sử dụng Common Industrial Protocol(CIP) để tích hợp chức năng của 1 mạng IO và 1 mạng peer to peercho phép hoạt động ở tốc độ cao tất cả các chức năng

ControlNet Cable

Jack Control Cable

Page 13

Trang 12

c> EtherNet/IP

Ethernet là một loại bus điều khiển, có thể dùng để kết nối các thiết bịtrong cấp điều khiển giám sát với nhau hoặc với cấp điều khiển ở bên dưới.Ethernet có các đặc tính kỹ thuật chủ yếu sau đây:

Có cấu trúc dạng tuyến phân đoạn, đường truyền dùng cáp đồng trục, tínhiệu truyền trên mạng được mã hoá theo kiểu đồng bộ (Manchester), tốc độtruyền dữ liệu là 10 Mb/s

Chiều dài tối đa của một đoạn cáp tuyến là 500m, các đoạn tuyến này cóthể được kết nối lại bằng cách dùng các bộ chuyển tiếp và khoảng cách lớnnhất cho phép giữa 2 nút là 2,8 km

Sử dụng tín hiệu bǎng tần cơ bản, truy xuất tuyến (bus access) hoặc tuyếntoken (token bus), giao thức là CSMA/CD, dữ liệu chuyển đi trong các gói.Gói (packet) thông tin dùng trong mạng có độ dài từ 64 đến 1518 byte

Trang 13

Ethernet Cable and Jack

2.2.Cấu trúc phòng thí nghiệm và cấu trúc mạng liên kết

Phòng thí nghiệm Rockwell Automation được chia làm 2 dãy bàn songsong Mỗi dãy bàn có 10 PC va 5 PLC CompactLogix L32E để xen kẽlẫn nhau, giúp sinh viên có thể nghiên cứu một cách trực quan hơn Môhình được mô tả như sau:

Page 15

Trang 14

Trong phòng thí nghiệm này, ta sử dụng duy nhất mạng Ethernet/IP đểtruyền thông giữa cấp điều khiển và cấp điều khiển giám sát Tất cả cácPLC và PC đều được truyền thông với nhau thông qua 2 Switch và

Trang 15

Modem, cable ethernet được đấu thẳng, jack cắm sử dụng chuẩn RJ45.Với thiết kế như vậy đảm bảo cho phòng thí nghiệm được sử dụng mộtcách linh hoạt:

 Từ một PC bất kỳ, có thể nạp chương trình và điều khiển trực tiếp

1 PLC bất kỳ khác, không phụ thuộc vào khoảng cách giữa PC vàPLC đó

 Có thể cho ít nhất là 20 sinh viên được đồng thời thí nghiệm vànghiên cứu một cách trực quan nhất

 Các thiết bị đều được gắn 1 địa chỉ IP tĩnh Vì vậy, chúng ta có thể

dễ dàng quản lý từng thiết bị thông qua quản lý địa chỉ IP

Ngoài ra, các PC đã được cài đặt đầy đủ các phần mềm cần thiết nhưRSLinx, RSLgix, RSNetworx, RSView, Matlab, WinCC… phục vụcho nhu cầu thí nghiệm và nghiên cứu

Page 17

Trang 16

Chương II: Tìm hiểu cấu tạo phần cứng PLC của hãng Rockwell

Automation 1) CompactLogix 1769L32E

PLC CompactLogix L32E cung cấp phương thức điều khiển, kết nối, cáccổng vào ra tiện lợi trong một khối điều khiển nhỏ gọn PLC CompactLogixL32 là sự lựa chọn hoàn hảo cho các hệ thống nhỏ,các chương trình điềukhiển mức, máy móc ……

-Phần mềm lập trình : RSLogix 5000 Enterprise Series

-Các ngôn ngữ lập trình :Relay ladder ,Function block diagram, Structured

text ,Sequential function block

-Các cổng truyền thông : 1 EtherNet/IP port và 1 RS-232 serial port (DF1 or

ASCII)

- Các lựa chọn truyền thông : EtherNet/IP ,ControlNet ,DeviceNet Ở phòng

thí nghiệm ta sử dụng Ethernet/IP

Trang 17

- Khả năng mở rộng : max là 16 modules 1769

- Cơ chế giao tiếp : hỏi đáp tuần tự

- Tốc độ vòng quét : đối với các module số và tương tự

- Đầu ra số (digital DC Output) sử dụng module 1769-OB32 có 32đầu ra, điện áp 24V

- Đầu vào tương tự (Analog Input) sử dụng module 1769-IF4 có 4 đầuvào, đầu ra tương tự ( Analog Output) sử dụng module 1769-OF2 có 2 đầura

Trang 18

Bộ điều khiển ControlLogix cung cấp một giải pháp điều khiển có thể đo đạc được, cho phép xác định một lượng lớn các đầu vào ra.

Bộ điều khiển ControlLogix có thể đặt vào bất kỳ khe nào của khung ControlLogix I/O và nhiều bộ điều khiển có thể cài đặt trong cùng một khung Nhiều bộ điều khiển trong cùng một khung giao tiếp với nhau thông qua mạch nền (backplane), tuy nhiên chúng hoạt động độc lập với nhau

Bộ điều khiển ControlLogix có thể giám sát và điều khiển các đầu vào ra I/O thông qua backplane ControlLogix hoặc thông qua liên kết I/O Bộ điều khiển ControlLogix có thể giao tiếp thông qua mạng EtherNet/IP,

ControlNet, DeviceNet, DH+, Remote I/O, and RS-232-C (DF1/DH-485 protocol)và nhiều thiết bị mạng khác Để cung cấp khả năng giao tiếp cho

bộ đk ControlLogix cần cài đặt các module giao diện giao tiếp tương ứng vào trong khung

- Phần mềm lập trình : RSLogix 5000 Enterprise Series

- Các ngôn ngữ lập trình :Relay ladder, Function block diagram,Structured text, Sequential function block

Trang 19

- Các cổng truyền thông : 1 EtherNet/IP port và 1 RS-232 serial port(DF1 or ASCII)

- Các lựa chọn truyền thông : EtherNet/IP, ControlNet, DeviceNet,Data Highway Plus, Remote I/O, SynchLink

- Giao tiếp nối tiếp: ASCII, DF1 full/half-duplex,DF1 radio modem,DH-485, Modbus via logic

- Khả năng mở rộng : 16 modules 1769

- Cơ chế giao tiếp : hỏi đáp tuần tự

- Tốc độ vòng quét : đối với các module số và tương tự

- Xử lí đồng thời 32 tác vụ

- Số lượng kết nối tối đa: 250

2.2.Các module truyền thông

ControlLogix 1756-L61 có các Module truyền thông :Ethernet/IP,ControlNet, DeviceNet,Data highway Plus,Remote I/O,FoundationFieldbus,Serial,DH-485,Synchlink.Tại phòng thí nghiệm ta dùng 3 modulelàEthernet/IP,ControlNet và DeviceNet

Giao thức Ethernet Công nghiệp(EtherNet/IP) network protocol là một chuẩn mở của mạng côngnghiệp, hỗ trợ cả thông điệp I/O thời gian thực và thay đổi thôngđiệp

Page 21

Trang 20

-Điều khiển các module IO và drive

-Cần 1 adapter cho các IO 1756 phân

tán trên các liên kết EtherNet/IP

-Tryền thông với các thiết bị

EtherNet/IP khác (thông điệp và

HMI)

-Tạo cầu liên kết EtherNet/IP để

truyền thông điệp tới các thiết bị trên

mạng khác

1756-EN2F 1756-EN2T 1756-ENBT

-Điều khiển các module IO và drive thông qua mạng EtherNet/IP -Hoạt động như 1 adapter cho các

IO phân tán trên các liên kết EtherNet/IP từ xa.

-Dẫn thông điệp tới các thiết bị mạng khác

-Điều khiển trong môi trường nhiệt độ

từ -20oC đến 70oC

1756-EN2TXT -Điều khiển các module IO và

drive thông qua mạng EtherNet/IP -Hoạt động như 1 adapter cho các

IO phân tán trên các liên kết EtherNet/IP từ xa.

-Dẫn thông điệp tới các thiết bị mạng khác

-Cần truy cập từ xa thông qua Internet

tới các bộ điều khiển ControlLogix

-Truyền thông với các thiết bị

EtherNet/IP và Ethernet nói chung

(chỉ truyền thông điệp, không điều

khiển các IO)

-Tạo cầu liên kết EtherNet/IP để

truyền thông điệp tới các thiết bị trên

mạng khác

1756-EWEB Module này cung cấp một trình

duyệt Internet cho phép giám sát

và thay đổi dữ liệu từ xa thông qua trang web XML.Nó hỗ trợ: -Đọc và viết dữ liệu bộ điều khiển -Tạo cầu và truyền thông điệp -Trang web riêng

-Email -Dịch vụ socket mở

Ở phòng thí nghiệm ta có module 1756-ENBT seri A với tốc độ truyền

thông 10/1000 Mbps với số cổng logic 128 cổng, 64 cổng TCP/IP,công

suất 3,65W, 1 cổng Ethernet JR45 Category 5

Trang 21

Mạng ControlNet là một mạng mở, điều khiểnmạng theo thời gian thực, cho những ứng dụng tốc độ cao Mạng ControlNet

sử dụng Common Industrial Protocol (CIP) để tích hợp chức năng của 1mạng IO và 1 mạng peer to peer cho phép hoạt động ở tốc độ cao tất cả cácchức năng

1756-CNBR

Ở phòng thí nghiệm sử dụng Module ControlNet 1756-CNBR seri E với cấuhình mở rộng, tốc độ truyền thông 5Mbps với 40-48 kết nối ,hỗ trợ kết nốimax là 64, 1 Slot mở rộng, 2 cổng ControlNet BNC,1 cổng ControlNetJR45,ControlNet cáp loại Quad shield RG6 coaxial, cáp USB Samtec hoặc

PN RSP-119350

Page 23

Trang 22

Mạng DeviceNet là mạng mở, cấp thấp, tạo kếtnối giữa các thiết bị công nghiệp cấp trường và các thiết bị cấp cao.

Hiện tại chỉ có một loại module DeviceNet là 1756-DNB

2.3.Các cổng vào ra.(I/O module )

- ControlLogix 1756-L61 có các cổng vào ra : vào ra số AC,DC, vào

ra tưong tự , vào ra bằng tiếp điểm,HART interface và vào ra đặc biệt Thiết

bị trong phòng thí nghiệm chỉ lắp đặt vào ra số AC và DC

- Digital AC Input dùng module 1756-IA16

Trang 23

1756-IA16 có 1 khe cắm mở rộng ,16 đầu vào cấp điện áp 120V, điện áp vậnhành 74-134V,47-63 Hz, điện áp off max là 20V, dòng điện off max 2,5mA,dòng điện On 5-13 mA.

- Digital AC Output dung module 1756-OA16

1756-OA16 có 1 khe cắm mở rộng, 16 đầu ra,mức điện áp 120/240V, điện

áp vận hành 74-265 V,47-63 Hz, thời gian trễ từ on –off hoặc nguợc lại là11ms ở 50Hz

- Digital DC Input dùng module 1756-IB16D

Page 25

Trang 24

1756-IB16D có 1 slot mở rộng, 16 đầu vào ,cấp điện áp 12/24 V, điện ápvận hành 10-30V

- Digital DC Output dùng module 1756- OB16D có 16 đầu ra, cấpđiện áp 24V,điện áp vận hành 19,2-30V ,thời gian trễ từ off-on là 1ms,từ on-off là 5ms

Trang 25

Nguồn dành cho bộ điều khiển ControlLogix được sử dụng với khung

1756 để cung cấp điện áp 1.2V, 3.3V, 5V, và 24V DC tới mạch nền củakhung

Loại nguồn sử dụng ở Phòng thí nghiệm là loại nguồn chuẩn PA75/B, được lắp ở ngoài cùng bên trái của khung , điện áp đầu vào 85-265V AC,điện áp ra 120/240V AC, dải tần số 47-63 Hz, công suất đầu vàomax 100VA/100W, công suất đầu ra max 75W dòng điện khởi động max20A

1756-2.5.Chassis- Khung

- Hệ thống ControlLogix là một hệ thống thiết kế theo dạng module

sử dụng khung 1756 I/O Tất cả các khung đều được thiết kế để ghép nốitheo chiều ngang với mạch nền Có thể lắp các module ở bất cứ khe nào.Mạch nền cung cấp khả năng giao tiếp tốc độ cao giữa các module

Page 27

Ngày đăng: 18/11/2015, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w