1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quy hoạch đầu tư và phát triển tổng thể du lịch đầm Ao Châu Phú Thọ

34 740 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 314 KB

Nội dung

Khu du lịch sinh thái đầm Ao Châu tỉnh Phú Thọ điểm du lịch lý tưởng để thúc đẩy du lịch sinh thái của tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung. Với tất cả các tiềm năng du lịch sẵn có thì phải làm gì để tạo sức hút mạnh mẽ đối với du khách? Phải bắt đầu từ đâu? Quy hoạch du lịch làm sao để phát triển bền vững?

Trang 1

Quy Hoạch Và Dầu Tư Du Lịch

Đề Tài

QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHU DU LỊCH

ĐẦM AO CHÂU – PHÚ THỌ.

MỤC LỤC :

Phần I : quan điểm, mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch.

1.quan điểm quy hoạch

2 ảnh hưởng khái quát ảnh hưởng các nhân tố KT – XH đối với việc pháttriển du lịch của khu du lịch đầm Ao Châu

3.mục tiêu phát triển

4.các chỉ tiêu phát triển

5.nhiệm cụ nghiên cứu

Phần II : đánh giá tiềm năng và hiện trạng khu du lịch Đầm Ao Châu – Phú Thọ.

1.điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch

2.điều kiện dân cư KT - XH

II định hướng quy hoạch khu du lịch đầm Ao Châu:

1 Định hướng phát triển du lịch theo ngành

Trang 2

2 Định hướng phát triển không gian khu du lịch.

3 Các hoạt động chính trong các khu chức năng

4 Xây dựng định hướng đầu tư phát triển du lich và lập các dự án ưutiên đầu tư phát triển

5 Các yêu cầu trong quy hoạch du lịch đầm Ao Châu

Phần V : các giải pháp thực hiện quy hoạch.

1.các giải pháp tổ chức quản lý

2 giải pháp về vốn

3 giải pháp về cơ chế chính sách

4 Bảo vệ môi trường và tài nguyên DL,đảm bảo sự phát triển bền vững

5 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Phần VI : kết luận và kiến nghị.

1 kết luận

2 kiến nghị

PHẦN I QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC DU LỊCH

1 Quan điểm quy hoạch

_ Quy hoạch khu du lịch phải gắn kết chặt chẽ với định hướng phát triển

du lịch trong khu vực và cả nước

_ Quy hoạch thể hiện tính chất khác biệt của khu du lịch, đáp ứng nhu

cầu thị trường trong và ngoài nước

_ Phát triển khu du lịch nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng du lịch- dịch vụ

_ Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào khu du lịch

2 Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế- xã hội đối với việc phát triển

du lịch của đầm Ao Châu- Phú Thọ

Phú Thọ là một tỉnh đang phát triển của miền Bắc.Cùng với tiềm năngphát triển kinh tế các ngành công nghiệp, nông nghiệp thì du lịch là một lợi thếlớn của tỉnh Với những lợi thế về mặt tự nhiên có núi, có đồi, có sông hồ vàcùng với hệ thống các di tích lịch sử văn hóa Phú Thọ đang nỗ lực chứng tỏ khảnăng phát triển của mình

Với những lợi thế hiện tại nền kinh tế phát triển với mức độ cao, tạo điềukiện cho tỉnh đầu tư và phát triển tiềm năng du lịch, là nguồn đầu tư chính vềvốn và các cơ sở kĩ thuật

2.1 Kinh tế:

Đầu tư và phát triển khu du lịch Đầm Ao Châu sẽ tạo điều kiện để pháttriển kinh tế của tỉnh Phú Thọ nói riêng và của Việt Nam nói chung, nâng cao

Trang 3

chất lượng cuộc sống người dân sở tại, tăng nguồn vốn đầu tư vào Phú Thọ,tăng GDP góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh…

2.2 Văn hóa xã hội:

Cùng với phát triển du lịch văn hóa, khu du lịch Ao Châu tạo ra các sảnphẩm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng dài ngày và cuối tuần, du lịch thămquan, cắm trại, vui chơi giải trí, thể thao, du lịch hội nghị hội thảo, chăm sócsức khỏe…

3 Mục tiêu nghiên cứu

Năm 2010: 30USD/lượt khách/ngày

Năm 2015: 40USD/lượt khách/ngày

Năm 2020: 50USD/lượt khách/ngày

4 Các chỉ tiêu phát triển

4.1 Khu du lịch

Khu vực đầm Ao Châu phát triển với ba khu chính: khu mặt nước, khuđảo trong hồ, khu đồi ven hồ dự kiến thu hút khoảng 6 nghìn khách du lịchquốc tế và khoảng 75 nghìn khách du lịch nội địa

- Khu mặt nước có diện tích xấp xỉ 230ha là hạt nhân cảnh quan và giaothông thuyền cho khách và là nguồn nước sạch phục vụ du lịch

- Khu đảo trong hồ: có 20 đảo và bán đảo với diện tích 120ha quy hoạch các vườn, đồi cây ăn quả đa loài bốn mùa, vườn hoa cây cảnh tạo ra nhiềutầng lớp cây xanh, từ đó xây dựng các nhà nghỉ dân dã, biệt lập, các nhà ăn đặcsản

Trang 4

- Khu đồi ven hồ: chủ yếu phát triển phần không gian của thị trấn Hạ Hoà(hơn 300ha) dùng làm nơi đón tiếp, bãi xe, bến thuyền, khu lưu trú chính, cắmtrại, vui chơi giải trí tổng hợp v.v Đây là không gian trung tâm và là bộ mặt củakhu du lịch Phần không gian phía Bắc và Đông Bắc là khu đệm gắn liền vớikhu cây xanh giữ vai trò rừng phòng hộ (800ha).

4.2 Nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật

Là một phần của quy hoạch chung, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho khuđón tiếp, VCGT, hội nghị hội thảo và lưu trú chính chiếm tỷ trọng khá lớn trong

hệ thống chung khu du lịch

4.2.1 Giao thông:

+ Giao thông bộ: Gồm bãi xe và các loại đường

* Bãi xe chính: Trong quy hoạch chung phân bố khu trung tâm bố trí bãiđậu xe rộng 3ha Quy hoạch chi tiết đặt bãi xe ở hai vị trí:

- Bãi 1 rộng 1ha ở khu đón tiếp

- Bãi 2 rộng 2ha ở khu vui chơi giải trí

* Đường: có 3 loại (I, II và IV)

+ Giao thông thuỷ: Bố trí một bến thuyền chính ở trong khu trung tâm,nằm ở phía Đông, cạnh quán gió chiều dài bến thuyền 36m rộng 2,5m bằng bêtông cốt thép Ngoài ra còn bến thuyền phụ ở khu lưu trú

+ Cầu: 3 cái từ khu hội nghị hội thảo sang khu nghỉ cầu dài 25m, rộng2,5 m đến 3m, vật liệu đơn giản tạo cảnh quan và chỉ để đi bộ

4.2.2 Cấp điện:

Nhu cầu dùng điện của khu trung tâm, VCGT và lưu trú đến năm 2010là:

- Công suất : 1280 KW

- Điện năng tiêu thụ : 6.398.500KWh/năm

Với hệ số đồng thời 0,6 thì công suất cần là: 760KW

4.2.3 Cấp nước:

+ Nhu cầu dùng nước:

- Giai đoạn đến 2005: Tổng nhu cầu đến 2010 khoảng 40m3

- Giai đoạn đến 2010: Tổng nhu cầu nước là: 2104m3, trong đódùng cho bể bơi 2000m3

Trang 5

+ Hệ thống cấp nước:

- Khu trung tâm được đặt hệ thống bể chứa hoặc đài nước tổng dung tích100m3 cho ba khu vực: khu lưu trú, khu VCGT và khu hội nghị hội thảo, có bađài nước tương ứng với ba hệ thống trên dung tích 50m3 cho khu khách sạn đặt

ở các nhà khách, 20m3 co khu VCGT đặt ở độ cao 63m và dụng tích 30m3 chokhu đón tiếp và hội nghị đặt ở độ cao 58m để tạo áp lực Nước dùng cho bể bơikhông qua bể chứa mà bơm thẳng vào bể

- Hệ thống cấp dùng ống kẽm tiết diện f 25 ¸ f100

4.2.4 Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

+ Thoát nước bẩn:

- Giai đoạn 2005 40m3

- Giai đoạn 2010 110m3 (không tính nước bể bơi)

Theo định hướng của qui hoạch chung nước thải sau khi xử lý cục bộ sẽthải theo đường ống ra mương chính chạy ngầm dưới đường, chảy theo hệthống thoát nước của thị trấn về trạm xử lý chung

+ Xử lý chất thải rắn:Trong khu trung tâm cũng như toàn khu du lịchdùng hệ thống thùng rác đặt rải rác dọc đường đi, trong các sân chơi, toàn bộkhu trung tâm, vui chơi giải trí, hội thảo dự kiến đặt khoảng 15-20m một thùng.Hàng ngày rác thải được thu gom và tập trung xử lý theo hệ thống chung củakhu dân cư

+ Tổng hợp kinh phí đầu tư:

A Công trình: 39,96 tỷ đồng

B Đường sá, sân vườn, điện, nước: 9,13 tỷ đồng

C Bưu chính viễn thông: 10,74 tỷ

D Tổng hợp chung: 57,2 tỷ đồng (Năm bảy tỷ hai trăm triệu đồng.)

4.3 Tỉ trọng GDP du lịch

Trang 6

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch

 Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển ngành

 Phân tích đánh giá thị trường

 Phân tích đánh giá các nhân tố, lĩnh vực liên quan đến phát triển dulịch

 Tổ chức không gian du lịch

 Đánh giá tác động môi trường

 Đề xuất các dự án ưu tiên phát triển

 Nghiên cứu các giải pháp cơ chế quản lý và thực hiên dự án quyhoạch

PHẦN II ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHU DU LỊCH ĐẦM AO CHÂU – PHÚ THỌ :

1 điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên :

1.1 điều kiện tự nhiên :

Đầm Ao Châu nằm trên địa bàn thị trấn Hạ Hòa, xã Ấm Hạ, xã Y Sơn và

xã Phụ Khánh thuộc huyện Hạ Hòa, cách thành phố Việt Trì 70 km về phía TâyBắc, cách Hà Nội 150km, có vị trí địa lý khá thuận lợi Về đường sắt, Ao Châunằm trên tuyến đường Hà Nội-Lào Cai và tương lai đây sẽ là trục đường sắtxuyên Á, nối liền giữa các nước trong khu vực với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

Về đường bộ, thắng cảnh này nằm trên trục quốc lộ số 2-tuyến đường bộ quantrọng nhất nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc Còn về đườngthủy, có nhiều con sông lớn chảy qua nơi đây như sông Hồng, sông Đà, sôngLô

Trang 7

Đầm Ao Châu có diện tích khoảng 300 ha mặt nước, 400 ha đất rừng,xung quanh có thảm thực vật phong phú nằm trên các đồi, núi có độ cao từ 60

m đến 700 m, điển hình như Núi Ông, Núi Vần, Núi Buộm

Nhiều đồi, núi còn tồn tại nhiều thảm thực vật tự nhiên, nhưng chủ yếuvẫn là lau, sậy, nứa, chè và các bụi cây thấp Một số đồi được phủ bởi bạch đàn,

bồ đề, thông Sườn đồi, sườn núi thường là các nương bậc thang, bên dưới làruộng ôm lấy chân đồi hình thành các thửa ruộng bậc thang lượn sóng, xa xa làcác ruộng rộng và bằng phẳng Với địa hình như vậy đã tạo cho Ao Châu hìnhthành hàng trăm ngách nước, luồn lách giữa các khu vực đồi núi làm cho cảnhtrí sơn thuỷ hùng vĩ, còn mang đậm nét nguyên sơ, thuần khiết của tạo hoá.Mực nước trong hồ có độ sâu trung bình là 5,5m, nhiều nơi sâu trên 30m Điềuđặc biệt là quanh năm nước ở Ao Châu không bị cạn, mặt nước trong xanhkhông bị ô nhiễm, có nhiều thuỷ tộc sinh sống, trong đó có loại quý hiếm nhưrùa vàng, ba ba, dải

Trong hồ có rất nhiều đảo lớn nhỏ, lâu nay đã được nhân dân trong vùngtrồng các loại cây ăn quả như vải, nhãn, mít, bưởi đã khiến Ao Châu như một

Hạ Long thu nhỏ

Nằm giữa một vùng đồi thấp, đầm Ao Châu có hình dáng khá đặc biệt.Nhìn trên bản đồ, đầm giống như đầu một con Trâu có hai sừng choãi ra haiphía sông Thao và sông Lô Đầm Ao Châu có 99 ngách, đan cài vào các đồi,núi, thu nước của 99 con suối nhỏ đổ về Phía Đông Nam Ao Châu thông vớiSông Thao bằng ngòi Lửa Việt

Với diện tích mặt nước khoảng 300 ha, mặt đầm trải ra mênh mông,phẳng lặng Nước đầm rất sạch và trong xanh, xung quanh đầm là những đồicây trái xum xuê đua nhau soi bóng xuống mặt nước Tất cả tạo nên một khungcảnh êm đềm, thơ mộng hiếm có ở vùng đồi trung du

Nằm ở huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, khí hậu của Ao Châumang tính chất của khí hậu miền núi Tây Bắc bộ, nhiệt độ trung bình hàng nămkhoảng 230c Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ khoảng 150c và tháng nóngnhất là tháng 6, nhiệt độ trung bình khoảng trên 280c, lượng mưa trung bìnhhàng năm khoảng 1.850mm Nhìn chung khí hậu khu vực Ao Châu mát mẻ, dễchịu, không xảy ra hiện tượng nhiệt độ quá thấp trong mùa đông hay thời tiếtkhô nóng gay gắt trong mùa hè như ở các vùng khác Không khí trong lànhthích hợp cho việc du lịch nghỉ dưỡng

Cùng với địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thảm thực vật ở Ao Châu góp phầntạo nên phong cảnh sơn thuỷ hữu tình Mỗi loại thảm thực vật ở Ao Châu lại tạo

Trang 8

nên phong cảnh với nét đặt trưng riêng, hết sức độc đáo như: phong cảnh làngquê Việt nam, thảm thực vật trên núi đá vôi, các quần xã thuỷ sinh Chính vìnhững nét đẹp đó, Ao Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển thành khu dulịch sinh thái có khả năng hấp dẫn nhiều đối tượng du khách với các loại hình

du lịch chủ yếu như: Nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi, hái lượm,

Đầm Ao Châu được coi là một Hạ Long trên đất Phú Thọ Đây là mộttiềm năng du lịch hấp dẫn và đầy triển vọng của đất tổ Vua Hùng

1.2 điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên:

Ao Châu là hồ nước ngọt tự nhiên có 300 ha diện tích mặt nước, khoảng

20 đảo và bán đảo, 400 ha đất có rừng Địa hình rất phong phú, nhìn trên bản

đồ, Ao Châu có 99 ngách nước trong xanh len lỏi giữa trập trùng những quả đồithấp, đồi cao tạo nên nét vẽ hoang sơ kì lạ Cũng vì vậy mà vẻ đẹp “ Sơn thủyhữu tình” do thiên nhiên ban tặng cho Ao Châu có sức hút với du khách đếnvậy Cảnh quan thiên nhiên nơi đây như huyền ảo, thơ mộng hơn với nhữngkiến trúc cổ, những ngôi nhà 8 mái núp mình bên những cánh rừng rong ruổiqua 99 ngách nước, du khách có thể thỏa sức vẫy vùng mênh mông đất trời,cùng nhau thưởng thức vị ngọt lịm của những trái vải để tận hưởng bầu khôngkhí trong lành của thiên nhiên Làn nước trong vắt soi bóng những tán cọ xòe

Ao Châu có hàng trăm quả đồi nhỏ xen lẫn các ngách nước tạo nên những hònđảo có khuôn viên riêng biệt, mỗi quả đồi đều gắn với một truyền thuyết tạonên sự huyền bí cho nơi đây

Qua bến Ao Châu thấy mở ra một vùng hồ xanh ngăn ngắt Nhiều đồivải, chè đã khép tán Đầm tỏa ra những nhánh, những ngách bao quanh lấy núiđồi, có nhánh chạy sâu hun hút về chân núi xa Ao Châu, một cảnh quan kỳ thúđược dệt bởi bao huyền thoại và truyền thuyết lịch sử Bên cạnh khung cảnhthiên nhiên thơ mộng, Ao Châu còn ngậm trong mình cả trăm đảo đồi lớn nhỏtạo nên nguồn tài nguyên rừng, thủy sản đáng kể Vài năm trước, môi trường vàtài nguyên thiên nhiên đầm Ao Châu bị đe dọa bởi rừng bị chặt phá, thảm thựcvật ven hồ không còn, gây nên hiện tượng lắng đọng phù sa làm thay đổi độ sâucủa đầm Người dân vùng đệm thuộc xã Y Sơn, Ấm Hạ và thị trấn Hạ Hòathường xuyên đến hồ khai thác thủy sản dẫn đến tài nguyên bị suy giảm, ba banước ngọt hầu như biến mất Bên cạnh đó, thuốc trừ sâu, phân hóa học từnhững đồi chè, cây ăn quả và nhất là từ những vùng nông nghiệp ở đầu nguồnchảy tràn vào làm giảm chất lượng nước và hệ động thực vật thủy sinh bị đedọa Rác thải sinh hoạt của nhân dân sống quanh khu vực hồ và chất thải củaNhà máy giấy Lửa Việt đã ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ

Xác định được tầm quan trọng ảnh hưởng của đầm Ao Châu đối với đờisống kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái - tiềm năng du lịch, những năm

Trang 9

qua, vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường đầm Ao Châu đã nhận được

sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo huyện Hạ Hòa “Dự án bảo vệ đadạng sinh học đầm Ao Châu, dựa vào cộng đồng” VIE/01/003 đã triển khaibước đầu đem lại hiệu quả Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia khôi phục

và bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên Sauhơn 5 năm thực hiện các biện pháp gìn giữ môi trường nước và các đảo, bánđảo xung quanh thuộc dự án VIE/01/003 môi trường đã có những cải thiện đáng

kể, tiến tới thúc đẩy sự phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học và tàinguyên thiên nhiên Nếu như mấy năm trở về trước, chúng ta không khỏi áingại khi đứng trước những vạt đồi trọc thì đến hôm nay màu xanh của cây rừngxen lẫn màu của trái cây tốt tươi đã trở lại

Nắm bắt được tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch, huyện Hạ Hòa chủđộng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo cơ chế cởi mở thu hút các doanh nghiệp đầu tưphát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn Hướng đi của du lịch Hạ Hòa đang dần

hé mở Các điều kiện phát triển du lịch còn ít, chưa thực sự tương xứng vớitiềm năng của Ao Châu, nhưng hiện nay, nhiều tuyến đường vào sâu trong lòng

hồ đang mở, bến chính được mở ở khu 6 xã Ấm Hạ, ô tô có thể đi vào tận đồivải, thuận tiện hơn cho du khách thăm quan đồng thời cũng tạo cảm hứng mớicho du khách Tháng 9-2007 vừa qua, cầu Hạ Hòa nối liền quốc lộ 32C và QL

70 đã được khởi công xây dựng, trong nay mai sẽ nối liền cụm du lịch Đền Mẫu

Âu Cơ, Ao Giời Suối Tiên, hồ Ngòi Vần Đường giao thông thuận lợi cùng vớimôi trường sinh thái trong lành, cảnh quan thơ mộng sẽ thu hút du khách gầnxa

Đầm Ao Châu với những tiềm năng du lịch cùng với Đền Mẫu Âu Cơ,

Ao Giời, Suối Tiên sẽ trở thành điểm sáng của du lịch Phú Thọ trong nay mai

2 điều kiện dân cư KT_XH:

Hạ Hoà là huyện miền núi mới được tái lập đầu năm 1996 Đảng bộ vànhân dân Hạ Hoà vốn có truyền thống lao động cần cù, yêu nước với hai chiếnkhu lịch sử là chiến khu Âu Cơ (Hiền Lương) và chiến khu 10 (Đại Phạm) Hệthống giao thông của huyện thuận tiện, bao gồm cả đường sắt, đường sông vàđường bộ

Vị trí địa lý: Hạ Hoà là huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh PhúThọ Phía Bắc giáp với huyện Trấn Yên và Yên Bình của tỉnh Yên Bái, phíađông giáp với huyện Đoan Hùng và Thanh Ba, phía tây giáp với huyện Yên Lập

và Cẩm Khê

_ Đặc điểm địa hình: địa hình đồi núi chiếm 48% diện tích tự nhiên của

Trang 10

huyện và thấp dần từ tây bắc sang đông nam Địa hình tương đối đa dạng vàphong phú đã hình thành nên nhiều cảnh quan đẹp và hẫp dẫn.

_Tài nguyên đất: tổng diện tích tự nhiên của huyện là 33.994,05 ha

_ Nguồn nước: trên địa bàn huyện có đầm Ao Châu và sông Hồng chảyqua

_Cấp điện, nước: hoàn thành dự án thuỷ lợi 12 xã phía Bắc, 33/33 xã, thịtrấn có điện lưới

_Giao thông: cơ bản hoàn thành nâng cấp các tuyến đường do huyện

3 tài nguyên du lịch nhân văn:

Huyện Hạ Hòa, vùng đất cửa ngõ tây bắc của Phú Thọ, là nơi có nhiềudanh thắng và các di tích lịch sử, văn hóa gắn với những truyền thuyết thờidựng nước Từ tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, chính quyền huyện

Hạ Hòa đã có các chủ trương, kế hoạch phát triển du lịch sinh thái kết hợp tâmlinh, hướng đến chương trình về cội nguồn

Hạ Hòa có ba điểm du lịch khá nổi tiếng là Ao Giời- Suối Tiên, đầm AoChâu và Ðền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ Các địa danh này đã và đang được quy hoạch,từng bước đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường xây dựng, đa dạng hóasản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Nổi bật trong các điểm đếnsinh thái kết hợp tâm linh là đầm Ao Châu Theo truyền thuyết xưa, Vua Hùngthứ 16 đã từng định chọn nơi đây để định đô Ðầm là khu hồ rộng mênh mông,nơi sâu nhất lên tới 30 m khu vực đầm có khoảng 100 đảo nhỏ, nằm trong địaphận xã Y Sơn, Ấm Thượng, Ấm Hạ với nhiều ngách bao quanh núi, đồi, cónhững nhánh chạy hun hút về phía núi xa Chung quanh đầm là các đồi vải, đồichè, rừng cây đã khép tán và các kiến trúc nhà cổ soi bóng mặt nước trongxanh

Trang 11

Một danh thắng khác đã được đưa vào tour của nhiều hãng lữ hành là AoGiời - Suối Tiên Khởi nguồn khu danh thắng là hai dòng suối và thác nước bắtnguồn từ hai ngọn núi cao của dẫy núi Nả thuộc xã Quân Khê Dãy núi này giápvới huyện Yên Lập có độ cao 987,5 m so với mặt nước biển, trong đó có rừngnguyên sinh với nhiều loài động vật - thực vật quý hiếm Nơi giao cắt của haidòng suối, thác đổ về cách xã Quân Khê khoảng 6 km chính là Ao Giời- Suối Tiên Trải dài qua các cánh rừng già, nhiều thảm thực vật nguyên sinh, SuốiTiên như một dải lụa mềm mại vắt ngang núi rừng, tạo thành Thác Chum,tương truyền nơi bà Âu Cơ cùng các tiên nữ bay về trời Bên kia là Ao Giờicũng là một dòng suối dài từ đỉnh núi Nả chảy xuống, tạo thành các thác nước

và ao sâu với các tên gọi gắn cùng các huyền thoại như: thác Bụt, ao Cánh Tiên,vực Xanh, động Không đáy, v.v

Ðiểm đến nổi bật nhất của du lịch tâm linh Phú Thọ, được nhiều dukhách biết đến ở Hạ Hòa là Ðền Mẫu Âu Cơ, một di tích lịch sử văn hóa lâu đờigắn với truyền thuyết Âu Cơ- Lạc Long Quân thuộc xã Hiền Lương, cách ÐềnHùng khoảng 50 km về phía bắc Truyền thuyết kể lại, khi bà Âu Cơ dẫn 50người con lên núi, đi đến đâu cũng truyền dạy dân cấy lúa, nuôi tằm, dệt vải.Một ngày kia, Người đến một nơi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có núi cao,đầm rộng, sông dài, cây cỏ hoa lá tốt tươi Người cho khai hoang, lập ấp, dạydân trồng lúa, trồng dâu, dệt lụa Khi Người cùng bầy tiên nữ bay về trời đã đểlại dải yếm lụa dưới gốc đa và nơi đây, nhân dân đã lập đền thờ, giữ gìn hươngkhói đời này sang đời khác Năm 1991, Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ) đã xếphạng và cấp bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Ðền Mẫu Âu Cơ Năm

1998, chính quyền và nhân dân xã Hiền Lương tổ chức khởi công trùng tu lầnmột và đến năm 2007 đã hoàn thành với khuôn viên mở rông, xây dựng mới tođẹp, bền vững tạo không gian xanh- sạch- đẹp, tôn nghiêm, uy nghi, tôn kínhcủa Ðền Mẫu Âu Cơ Kiến trúc đền hiện nay gồm năm gian đại bái, ba gian hậucung với cấu kiện kiến trúc bằng gỗ tứ thiết, các bức chạm trổ tinh vi, đạt trình

độ cao về kỹ thuật phục chế và thẩm mỹ Hằng năm, nhân dân Hạ Hòa mở lễhội Ðền Mẫu Âu Cơ vào đầu tháng giêng âm lịch Cùng với lễ rước thành kính

là phần hội có nhiều hoạt động thể thao, trò chơi dân gian sôi động, thu húthàng nghìn nhân dân trong vùng và du khách tham gia

Bên cạnh đó, Hạ Hòa còn có hàng chục di tích khác như di tích quốc giaÐình Ðông- Ðền Nghè xã Văn Lang, nơi thờ nhị vị Tướng quân Lê Anh Tuấn

và Lê Ả Lan có công với đất nước, nơi hằng năm vẫn đón hàng nghìn lượt dukhách về dự lễ hội rước nước độc đáo Ngoài ra là các di tích được tỉnh xếphạng như: đền Nguyễn (xã Vụ Cầu), đền Chu Hưng xã Ấm Hạ, đình Trắng xãHậu Bổng, đền Thượng xã Ðan Thượng, đình Phú Vĩnh, xã Bằng Giã, đền ÐứcThánh Bà, Kim Sơn Tự tại thị trấn Hạ Hòa Hạ Hòa còn được biết đến nhiềubởi nơi đây từng có các chiến khu cách mạng lừng danh trong kháng chiếnchống thực dân Pháp như; chiến khu Vần - Hiền Lương xã Hiền Lương, Chiếnkhu 10 ở Ðại Phạm - Hà Lương - Gia Ðiền - Ấm Hạ

Trang 12

Hiện tại, UBND huyện Hạ Hòa đã có đề án phát triển từ 2007 đến 2010định hướng đến năm 2015 với định hướng; đẩy mạnh phát triển trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn của huyện, gắn phát triển với phát triển kinh tế - xã hội; pháttriển có trọng tâm, trọng điểm với kế hoạch cụ thể nhằm giữ gìn tài nguyên môitrường, lành mạnh xã hội và bản sắc văn hóa dân tộc Mục tiêu là: đưa tỷ trọngngành chiếm 4,5% tổng giá trị sản xuất của huyện, tốc độ tăng trưởng18%/năm; đến năm 2015 chiếm 10% giá trị sản xuất của huyện, tốc độ tăngtrưởng 35%/năm Ðến năm 2015, cơ bản hoàn thiện về đầu tư cơ sở hạ tầng ởcác khu, điểm và đưa vào khai thác, thu hút hằng năm khoảng 50 nghìn lượt dukhách trở lên, tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động, trong đó có 500-700 laođộng trực tiếp Nhiệm vụ trước mắt, huyện đang tập trung vào việc nâng caonhận thức của cấp ủy Ðảng, các cấp chính quyền và nhân dân địa phương vềđồng thời tăng cường phối hợp tỉnh và Ban tổ chức Chương trình về cội nguồn

ba tỉnh Phú Thọ Cai, Yên Bái cùng Tổng cục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng báthu hút các nguồn đầu tư nhằm cải thiện kết cấu hạ tầng đặc biệt là hệ thốnggiao thông đến các khu, điểm và các thiết chế cần thiết khác phục vụ

4 đánh giá chung về tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên:

4.1 điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến khu du lịch:

Với điều kiện tự nhiên ban cho khu đầm Ao Châu thì ta hoàn toàn thuậnlợi xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái… tại đây Khí hậu ôn hòamát mẻ, phong cảnh hữu tình mà mộc mạc đơn sơ, lại có nhiều đảo nhỏ, ngáchnước uốn quanh, nước trong đầm sạch sẽ trong vắt… đây là một lợi thế lơn củakhu đầm

Khu du lịch Đầm Ao Châu là khu vực đắc địa có nhiều cảnh quan thiênnhiên kỳ thú, đảm bảo thu hút rất nhiều lượt khách đến than quan nếu đượcquan tâm đúng mực hơn Với hơn 99 ngách nước uốn quanh qua hơn 20 đảonhỏ trong đầm tạo nên những điểm nhấn, gây ấn tượng mạnh cho du khách, để

đi tham quan hết được toàn bộ khu đầm chúng ta phải bỏ khá nhiều thời gian.Trên các đảo nhỏ đó còn có một số ngọn núi khá cao có thể phát triển du lịchleo núi.Chính vì đặc điểm trên mà khu du lịch này được ví như Vịnh Hạ Longcủa Phú Thọ Thuận lợi phát trển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, câu cá, leonúi…

Diện tích đầm rộng hơn 1000ha với chủ yếu là diện tích mặt nước nênđầm có một nguồn thủy sinh dồi dào, đa dạng các loài thủy sinh vật do nướctrong đầm khồn bao giờ cạn lại luôn trong vắt nên nơi đây là nơi sinh sống của

cả ngàn loài thủy sinh từ những loài thường thấy đến những loài hiếm như ba

ba, rùa… đây là nguồn thức ăn phong phú cho du khách hay là điều kiện thuậnlợi để phát triển câu cá sinh thái…

4.2 thực trạng phát triển du lịch tại đầm:

Trang 13

Hiện nay khu du lịch này vẫn chưa được nhà nước và chính quyền địaphương quan tâm đầu tư Khi đến thực tế tại nơi đây, chúng tôi khá ngạc nhiênkhi thấy phong cảnh nơi đây vẫn giữ được vẻ nguyên sơ vốn có hầu như chưa bịbàn tay con người chạm đến ở nơi đây không có ban quản lý hay cơ sở chínhquyền chịu trách nhiệm quản lý đầm theo hững người dân ở đây thì trước đâykhu đầm này chịu sự quản lý của nhà giam Thanh Thuỷ, nhưng hiện nay nhàgiam này đã chuyển lại quyền quản lý cho chính quyền sở tại và họ còn chobiết chính quyền huyện có ý định đắp 9/10 đập ngăn nước trong 99 ngách ởđầm, điều này đang gây tranh cãi vì người dân cho rằng như thế sẽ mất cảnhquan thiên nhiên vốn có của đầm, còn chính quyền thì giải thích rằng đắp đập

để nâng nước trong đầm lên 1,5 m nữa nhằm phục vụ tưới tiêu cho các huyệnquanh đầm

Quanh khu du lịch này có khá ít cơ sở lưu trú, ăn uốn và các dịch vụ bổsung cho khách du lịch Thị trấn Hạ Hòa là một thị trấn nhỏ chưa phát triển lắmnên cơ sở vật chất kỹ thuật tại đây còn ít không đủ để phục vụ khách du lịch.Nếu ai muốn nghỉ ngơi tại đầm sau một chuyến đi dài chỉ có thể nghỉ tại nhàdân hoặc một vài quán nước nhỏ ven đường Trong đầm hầu như cũng không

đủ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Trên các đảo nhỏ chỉ có trồng cáccây ăn quả mà không có cơ sở vật chất phục vụ du lịch Nếu lên đảo hiện naychỉ có thể cắm trại mà không có dịch vụ vui chơi giải trí nào Bãi đỗ xe cugnxkhông có Chúng tôi phải gửi xe trong sân nhà của ông chủ lái thuyền chochúng tôi, do đầm nằm ngay sát đường nên bãi đỗ xe rộng là không có

Hệ thống giao thống chỉ phát triển trong thành phố mà chưa phát triểntrong thị trấn chỉ các tuyến đường trong thành phố Việt Trì hay thị xã Phú Thọ

là đường đi được đổ bê tông còn lại các đường nối huyện lỵ và đường vào khu

du lịch đều là đoạn đường đất hoặc giải sỏi và đang làm nên việc đi lại rất khókhăn Phương tiện đi lại trong đầm cũng chỉ là những chiếc thuyền sử dụng đãlâu hiện này không đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho khách du lịch Bếnthuyền là những mô đất lồi ra hoặc là những bậc cầu thang tự tạo khá chôngchênh

Các điều kiện để phát triển khu du lịch này hầu như không có nên quangcảnh đầm Ao Châu vẫn còn nguyên vẹn những khung cảnh hoang sơ, hữu tìnhnhất chưa bị tàn phá bởi con người nên mức độ ô nhiễm gần như bằng 0 gầnđấy chỉ có nhà một máy giấy đang hoạt động nên mức độ ảnh hưởng ít Nhưngvẫn phải quan tâm để xử lý chất thải nếu không khu du lịch này cũng trong tìnhtràng ô nhiễm nặng như các khu du lịch khác

PHẦN III THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH:

Trang 14

1.thực trạng tổ chức quản lý:

1.1.tình hình tổ chức quản lý của nhà nước về du lịch:

_ Ao Châu là điểm du lịch mới hấp dẫn Vì vậy nó cũng thu hút được sựquan tâm chú ý của chính quyền tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Hạ Hào nóiriêng

_Ủy ban nhân dân huyện Hạ Hòa cùng với UBND tỉnh Phú Thọ đã có đề

án phát triển du lịch Hạ Hòa giai đoạn 2007-2010 nhưng đến nay vẫn chưa đạthiệu quả cao Bên cạnh đó cũng có những dự án về bảo vệ môi trường, đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng tập trung cho phát triên du lịch Ao Châu nói riêng vàphát triển du lịch Hạ Hòa nói chung Song những dự án mới chỉ bắt đầu đượctriển khai một cách chậm chạp

_nhận thức về du lịch ở chính quyền các cấp còn chưa đầy đủ, chưa thực

sự huy động được tổng lực các nhà doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dulịch – dịch vụ trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư dự án, cải thiện chất lượngdịch vụ

Hiệu lực tổ chức, quản lý điều hành ở các cấp chưa phát huy đầy đủ tínhchủ động linh hoạt

_ ban quản lý khu du lịch chưa được tổ chức, tình hình an ninh chính trịđược đảm bảo

1.2.thực trạng các cơ sở kinh doanh:

Chính quyền huyện Hạ Hòa cũng tỉnh phú thọ đã đưa ra đề án cho việcxây dưng phát triển du lịch hạ hòa nhưng đến nay các cơ sở kinh doanh du lịchvẫn còn ở mức độ thô sơ Khi khách du lịch đến với Ao Châu khách chỉ cần gửi

xe, thuê thuyền để đi vào tham quan Các hoạt động kinh doanh đều là do nhândân trong vùng tự tổ chức hoạt động Ví dụ như bãi đỗ xe là sân nhà dân vừathuận lợi cho khách vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình Thuyền đi vào thamquan là của nhân dân địa phương, thậm chí hướng dẫn viên là những người dân

ở đó

_ tại khu du lịch không có các công ty cung cấp các dịch vụ du lịch, haybất kỳ một cơ sơe cung cấp các dịch vụ lưu trú và ăn uống Các tour tuyến đếnvới ao châu chủ yếu là tour tự tổ chức hoặc do người dân trong vùng đi thamquan nhiều điểm khác nhau trong tỉnh Phú Thọ

2 thực trạng về thị trường khách du lịch:

Trang 15

Theo bảng thống kê cho thấy lượng khách du lịch đến đầm tăng lên đáng

kể nhờ chính sách đầu tư du lịch của chính quyền địa phương Nhưng đối tượngkhách chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế chiếm 5-7% tổng số khách dulịch

Đối tượng khách du lịch là học sinh sinh viên tự tổ chức tour tuyến hoặccác đoàn khách đi theo kiểu du lịch văn hóa tâm linh

Tại điểm du lịch chưa có cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và donguồn tài nguyên du lịch chưa được khai thác triệt đê nên khách du lịch chỉ đi

về trong ngày hầu như không có khách nghỉ qua đêm Do đó nguồn thu chínhdựa vào sự lưu trú của khách du lịch rất ít Doanh thu chủ yếu là phí trông giữ

xe, cho thuê thuyền, mua hao quả trên các đảo nhỏ quanh đầm

_ cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém nên không thể khai thác tối đa khảnăng chi tiêu của khách du lịch.các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, quà lưuniêm… chưa phát triển

3 hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành:

_ cơ sở lưu trú: chưa xây dựng cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơicủa khách

_dịch vụ ăn uống : chỉ là những quán cơm, quán nước nhỏ ven đườngphục vụ nhu cầu nghỉ trong ngày của du khách

_ dịch vụ vui chơi giải trí quà lưu niệm chưa được khai thác

_ vận chuyển du lịch: chỉ có dịch vụ thuê thuyền tham quan đầm

Trang 16

do quy mô của khu du lịch không lớn lắm, và tổ chức quản lý cấp ngành

có thẩm quyền có hạn chế nên số lượng lao động tại điểm còn ít về số lượng vàkém về chất lượng chỉ với gần 100 lao động trực tiếp hoạt động du lịch cộngvới cơ sở vật chất kỹ thuật kém khiến cho chất lượng dịch vụ còn thấp chưa đápứng nhu cầu của khách

Tại điểm chưa có chính sách thu hút vốn đầu tư hoạt động du lịch, thu hútlao động tại địa phương còn yếu kém

Theo kết quả thống kê cho thấy doanh thu khu du lich ao châu vẫn cònthấp vì vậy chính quyền địa phương cần có những chính sách để phát triểnngành du lịch

6 thực trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch:

_ giao thông chưa được chú trọng Chỉ một số đoạn đường qua thị trấnđược đổ bê tông còn lại là đường đất đá Vì vậy, việc đi lại rất khó khăn đặcbiệt là những ngày mưa gió

_Chỉ có một bến thuyền để khách du lịch có thể vào tham quan đầm sốlượng thuyền ít và thô sơ không đảm bảo an toàn cho du khách khi đi thamquan đầm

Trang 17

_ hệ thống điện nước, bưu chính viễn thông đáp ứng đủ nhu cầu củangười dân địa phương và khách du lịch.

PHẦN IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.

I dự báo các yếu tố phát triển

_Chưa có quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết phù hợp

_Chưa có các nhà đầu tư thực sự có đẳng cấp

_Hạ tầng chưa đồng bộ

_Chưa có chế tài kiểm soát chất lượng dịch vụ

_Nhận thức về công nghệ gia tăng giá trị nguồn tài nguyên còn mờ nhạt

6 cơ hội:

_Các sai lầm có thể điều chỉnh kịp thời

_Ưu thế cạnh tranh rõ ràng

_Ưu thế hợp tác rất khả quan

_Có khả năng duy trì sự ổn định của canh quan du lịch cao

_Có khả ănng thu hút sự quan tâm cảu xã hội

_Cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, tạo nguồn thu nhập ổn định

Ngày đăng: 18/11/2015, 00:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w