Đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Quy hoạch đầu tư và phát triển tổng thể du lịch đầm Ao Châu Phú Thọ (Trang 31)

- Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền thuê

5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

5.1Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ:

- Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động: 800.000 người (tỷ lệ 60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 33,5%.

- Đặc điểm chung: Cần cù, chịu khó, thông minh, nhanh nhẹn, dễ thích nghi với nghề nghiệp.

- Cơ sở đào tạo: Phú thọ có 2 trường Đại học, hơn 34 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và trung tâm đào tạo nghề, đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo nguồn lao động cho doanh nghiệp.

- Lương bình quân của lao động trong doanh nghiệp hiện tại 60- 80USD/người/tháng.

5.2.Giải pháp:

- Có chế độ đãi ngộ với lực lượng lao động lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công việc.

- Tổ chức nhiều lớp đào tạo huấn luyện về chuyên môn cho đội ngũ lao động trẻ.

- Mở nhiều cơ sở và loại hình đào tạo có chất lượng để nâng cao tay nghề và có thể đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của công việc.

PHẦN VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. KẾT LUẬN: 1. KẾT LUẬN:

Phú Thọ là một tỉnh hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch. Phát triển nhanh ngành du lịch không chỉ khai thác các lợi thế so sánh của tỉnh tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương mà còn góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá, giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp – dịch vụ.

Thực tế phát triển cho thấy Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Thọ thời kỳ 2001 – 2010 là một bản quy hoạch có chất lượng, thời gian đầu đã phát huy tác dụng thúc đẩy và quản lý sự phát triển của du lịch Phú Thọ, tuy nhiên do bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi nên một số nội dung của quy hoạch như các chỉ tiêu phát triển, định hướng thị trường không còn phù hợp với thực tế, đòi hỏi có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình mới.

Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2005 – 2010, định hướng đến năm 2020 đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc, có căn cứ khoa học và thực tiễn đáp ứng được yêu cầu đối với một quy hoạch điều chỉnh làm căn cứ để quản lý, triển khai các dự án quy hoạch chi tiết, phục vụ đầu tư phát triển ngành một cách kịp thời. Do thời gian thời gian nghiên cứu có hạn nên dự án Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ không thể tránh khỏi những khuyết điểm và những nội dung nghiên cứu chưa được sâu, tuy nhiên những vấn đề này sẽ được đề cập và giải quyết trong các đồ án nghiên cứu cụ thể cho từng dự án.

Mặt khác Phú Thọ đang trên đà phát triển mạnh mẽ từng ngày trong công cuộc đổi mới toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy trong quá trình thực hiện đề án, cần có kế hoạch giám sát chặt chẽ, kịp thời chỉnh sửa bổ sung, để đề án được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung.

2.CÁC KIẾN NGHỊ:

2.1.Về đầu tư phát triển:

- Kiến nghị Chính phủ, Bộ Giao thông - Vận tải đầu tư cải thiện, nâng cấp kết cấu hạ tầng cho tỉnh Phú Thọ; đặc biệt là hệ thống đường quốc lộ, trong

đó có quốc lộ 2: đây là tuyến đường huyết mạch, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Phú Thọ nói chung, ngành du lịch tỉnh nói riêng.

- Kiến nghị Chính phủ, Bộ văn hóa - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch cấp vốn đầu tư để bảo vệ, duy tu và nâng cấp phục hồi một số làng nghề truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa có giá trị, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng nguyên sinh của tỉnh.

- Kiến nghị Tổng cục Du lịch trình Chính phủ cấp vốn ngân sách hỗ trợ trong việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở các khu du lịch, điểm du lịch và tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh; đồng thời hỗ trợ cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến, đầu tư phát triển du lịch Phú Thọ.

- Kiến nghị Tổng Cục Du lịch có chương trình kết hợp thông qua các dự án hỗ trợ đào tạo về nghiệp vụ phục vụ, quản lý, ngoại ngữ cho đội ngũ lao động du lịch của tỉnh Phú Thọ.

- Kiến nghị Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ có Nghị quyết thông qua Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 để Uỷ ban Nhân dân tỉnh có căn cứ chỉ đạo ngành Thương mại – Du lịch và các ban, ngành có liên quan của tỉnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển du lịch tỉnh phù hợp với tinh thần Nghị quyết 01/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch đến năm 2020.

2.2.Về tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch:

- Trên cơ sở những định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch, có kế hoạch xúc tiến ngay các dự án quy hoạch chi tiết ở những cụm, điểm du lịch trọng điểm và từ đó xem xét tiến hành các dự án đầu tư cụ thể. Coi trọng công tác quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch.

- Thực hiện quản lý chặt chẽ lãnh thổ được quy hoạch. Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa du lịch trên địa bàn với du lịch các địa phương vùng phụ cận, nhằm tạo ra được những sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, tạo ra sự thúc đẩy tương hỗ nhằm phát triển du lịch địa bàn và các tỉnh trong vùng.

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo với các giải pháp cụ thể để giữ gìn trật tự và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch theo đúng tinh thần Chỉ thị 07, ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ. Có quy định chặt chẽ đối với các chủ phương tiện vận chuyển để đảm bảo an toàn cho khách. Cần có

những biện pháp xử lý đối với hành vi chặt phá cây cối, phá đá, lấn chiếm xây dựng trong chỉ giới bảo vệ của khu du lịch để giữ gìn cảnh quan môi trường...

- Có sự phân công cụ thể đối với các ban, ngành có liên quan đến phát triển du lịch của tỉnh như ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh, ngành Thương mại Du lịch, Văn hoá Thông tin, Tài nguyên Môi trường, các Sở ban ngành khác, UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh... và đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ của Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Một phần của tài liệu Quy hoạch đầu tư và phát triển tổng thể du lịch đầm Ao Châu Phú Thọ (Trang 31)