Phân loại kinh doanh lữ hành Theo nghị định 27/2001 NĐ/CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn dulịch, kinh doanh lữ hành bao gồm: Kinh doanh lữ hành quốc tế: là hoạt động xây dựng, bá
Trang 1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Một số khái niệm chung
1.1.1 Du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiên tượng kinh tế xã hội phổ biến ở cácnước phát triển cũng như các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Tuy nhiên, cho đến nay nhận thức về các nội dung du lịch vẫn chưa thốngnhất Do hoàn cảnh( thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiêncứu khác nhau , mỗi người có một cách định nghĩa về du lịch khác nhau Nhưgiáo sư, tiến sĩ Berkener- một chuyên gia có uy tín về du lịch trên thế giới đã
nhận xét: " Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa".
Năm 1941, W.Hunziker và Kraff( Thụy Sĩ) đã đưa ra định nghĩa: Du lịch là tổng hợp những hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ, hơn nữa, họ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kì hoạt động thu nhập nào tại nơi đến.
Theo Guer Freuler, du lịch là một hiên tượng trong thời đại chúng ta dựa trên sự tăng trưởng của nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên.
Theo nhà kinh tế Kalfiotis, du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nới khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức,
do đó tạo nên các hoạt động kinh tế.
Theo M.Coltman, du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan
hệ phát sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.
Trang 2Theo quan điểm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Bent
Ritcie, du lịch là mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.
Liên hiệp quốc(1963) định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiên tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của
họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải
là nơi làm việc của họ.
Bách khoa toàn thư Việt Nam nghiên cứu du lịch trên hai khía cạnh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật Theo định
nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ Theo nghĩa này, du lịch được
xem xét ở góc độ một ngành kinh tế
Luật du lịch Việt Nam(2005) đã định nghĩa như sau: du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Trang 31.1.2 Khách du lịch
1.1.2.1 Khái niệm:
Tương tự như khái niệm du lịch, có rất nhiều cách định nghĩa khách du lịch
Do hoàn cảnh thực tế ở mỗi nước, dưới lăng kính khác nhau của các học giả,các định nghĩa đưa ra không hoàn toàn giống nhau
Trước hết, chúng ta cần phân biệt khái niêm khách du lịch với một số kháiniệm sau:
Lữ khách( traveller): những người thực hiện chuyến đi từ nơi này đến
nơi khác bằng bất cứ phương tiện gì, vì bất cứ lí do gì, có thể có hoặckhông trở về nơi xuất phát ban đầu
Khách thăm viếng( visitor): là những người được nhấn mạnh ở tính chất
tạm thời của việc ở lại một hay nhiều điểm đến, không xác định rõ lí docủa việc đi và thời gian chuyến đi nhưng có quay trở về nơi xuất phát banđầu
Khách tham quan( excursionist): những người thăm viếng chốc lát,
trong ngày hay thời gian không quá 24h, không sử dụng dịch vụ lưu trúqua đêm
Các lữ khách không được tính vào thống kê du lịch với tư cách là du kháchbao gồm:
Những người đi lại thường xuyên
Những người di cư
Những người du mục
Những người tị nạn
Những hành khách quá cảnh
Nhân viên ngoại giao, lãnh sự
Thành viên lực lượng quân sự
Lao động vùng biên
Trang 4Theo hội nghị Quốc tế về du lịch tại Roma năm 1968: " Bất kỳ một ai ngủ một đêm tại nơi không phải là nơi cư trú của mình và mục đích chính của sự
di chuyển không nhằm mục đích kiếm tiền đều được coi là khách du lịch".
Khái niệm về du khách tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch tại Roma năm
1963 đã được WTO chính thức thừa nhận:
Khách du lịch quốc tế( International Tourist): là một người lưu trú ít
nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốcgia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trảlương ở nơi đến
Khách du lịch nội địa( Domestic Tourist): là một người đang sống trong
một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải lànơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó, trong thời gian ít nhất là 24h
và không quá một năm với các mục đích có thể là tham quan, giải trí,công vụ, hội họp, thăm gia đình ngoài hoạt động làm việc để lĩnh lương
ở nơi đến
Theo điều 4 Luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, đi làm hoặc hành nghề để thu lợi nhuận ở nơi đến Khách du lịch gồm hai loại:
Khách du lịch quốc tế (international tourist): là người nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch( inboundtourist), công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ranước ngoài du lịch( outbound tourist)
Khách du lịch nội địa (domestic tourist): là công dân Việt Nam và
người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam
Trang 51.1.2.2 Phân loại khách du lịch
Khách du lịch bao gồm nhiều nhóm, cư trú tại nhiều địa phương, quốc giakhác nhau, có mục đích du lịch, phương tiện và phương thức du lịch cũngkhác nhau Vì vậy, phân loại khách du lịch là cần thiết để có kế hoạch cungứng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng nhóm đối tượng Khách du lịch cóthể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau
Theo mục đích chuyến đi: theo cách phân loại này, khách du lịch có 3
nhóm:
Nhóm khách đi du lịch với mục đích giải trí và nghỉ ngơi
Nhóm khách du lịch công vụ
Nhóm khách du lịch thăm thân
Theo đặc điểm kinh tế- xã hội:
Phân nhóm theo độ tuổi
Phân nhóm theo giới tính
Phân nhóm theo nghề nghiệp
Phân nhóm theo mức thu nhập
Phân nhóm theo cấu trúc gia đình
Phân nhóm theo truyền thống văn hóa
Phân nhóm theo tôn giáo
Theo phương tiện giao thông được sử dụng:
Khách sử dụng ô tô ( xe du lịch, xe công cộng, xe cá nhân hoặc xethuê)
Khách sử dụng máy bay
Khách sử dụng tàu hỏa
Khách sử dụng tàu thủy, tàu du lịch, du thuyền
Khách sử dụng tổng hợp nhiều loại phương tiện
Trang 6 Theo độ dài thời gian của hành trình
Khách nghỉ cuối tuần( 2-3 ngày)
Khách đi du lịch dưới 1 tuần
Khách lưu trú tại Bungalow
Khách lưu trú tại Motel
Khách lưu trú tại khu cắm trại
Khách lưu trú tại nhà dân
Khách lưu trú tại nhà người thân
Theo hình thức tổ chức
Khách du lịch đi theo tập thể
Khách du lịch đi theo cá nhân
Khách du lịch đi theo tour trọn gói ( Package Tour)
Khách du lịch đi theo tour tự do( Free Tour)
Theo nguồn chi phí
Khách du lịch tự túc
Khách du lịch được các tổ chức cấp kinh phí
Khách du lịch đi theo các chương trình khen thưởng
Theo mức chi tiêu
Khách du lịch hạng sang
Khách du lịch phổ thông
Trang 7 Theo nội dung hoạt động
Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn
bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.( Luật du lịch Việt Nam công
bố ngày 27/6/2005).
Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán và tỏ chức thực hiện cácchương trình du lịch nhằm mục đich sinh lợi
1.1.3.2 Phân loại kinh doanh lữ hành
Theo nghị định 27/2001 NĐ/CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn dulịch, kinh doanh lữ hành bao gồm:
Kinh doanh lữ hành quốc tế: là hoạt động xây dựng, bán và tổ chứcthực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế của doanhnghiệp lữ hành nhằm mục đích sinh lợi
Kinh doanh lữ hành nội địa: là hoạt động xây dựng, bán và tổ chức
Trang 8chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa của doanh nghiệp lữ hànhnhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh đại lí lữ hành: là việc các tổ chức, cá nhân bán chươngtrình du lịch của doanh nghiệp lữ hành cho khách du lịch nhằm hưởng hoahồng, không tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán
Theo Luật du lịch Việt Nam, kinh doanh lữ hành bao gồm:
Kinh doanh lữ hành quốc tế:
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và ranước ngoài
Kinh doanh lữ hành nội địa
Kinh doanh đại lí lữ hành
1.1.3.3 Vị trí, chức năng của kinh doanh lữ hành trong sự phát triển du lịch
Kinh doanh du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành nghề
sau:
Kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lưu trú du lịch
Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
Kinh doanh dịch vụ du lịch khác
Doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu trong du lịch, là loại hìnhdoanh nghiệp đặc biệt, có vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành du lịch.Kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng có nhiều biếnđổi theo thời gian Kinh doanh lữ hành tác động đồng thời đến cả cung và cầutrong du lịch Với vị trí là trung gian, kinh doanh lữ hành làm cho hàng hóa và
Trang 9dịch vụ từ trạng thái mà người tiêu dùng chưa muốn thành sản phẩm và dịch
vụ mà khách hàng cần Nói cách khác, kinh doanh lữ hành phân phối sảnphẩm của ngành du lịch và các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân
Chức năng của doanh nghiệp lữ hành:
Chức năng thông tin: doanh nghiệp lữ hành cung cấp thông tin cho khách
du lịch, nhà cung cấp dịch vụ, điểm đến du lịch Nói cách khác, doanhnghiệp lữ hành cung cấp thông tin cho cả người tiêu dùng du lịch và nhàcung cấp sản phẩm du lịch Nội dung doanh nghiệp lữ hành cung cấpgồm:
Thông tin về giá trị tài nguyên, thời tiết, thể chế chính trị, tôn giáo,luật pháp, phong tục tập quán, tiền tệ, giá cả nơi đến du lịch
Thông tin về giá, thứ hạng, chủng loại dịch vụ, hệ thống phân phốidịch vụ của nhà cung cấp
Chức năng tổ chức: doanh nghiệp lữ hành cần tổ chức nghiên cứu thịtrường, tổ chức sản xuất và tổ chức người tiêu dùng
Chức năng thực hiện: doanh nghiệp lữ hành thực hiện vận chuyển kháchtheo điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng, thực hiện các hoạt động hướngdẫn tham quan, thực hiện việc kiểm tra giám sát các dịch vụ của nhà cungcấp đồng thời thực hiện các hoạt động làm gia tăng giá trị sử dụng và giátrị của chương trình du lịch thông qua lao động của hướng dẫn viên
1.1.3.4 Các điều kiện kinh doanh lữ hành
Quan hệ quốc tế hòa bình và hữu nghị
Cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản dưới luật đầy đủ, đồng bộ, nhấtquán, phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu
Thị trường khách có quy mô lớn
Hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm đa dạng, phong phú
Trang 10 Trình độ kinh doanh và năng lực cạnh tranh của chủ thể kinh doanh lữhành.
1.1.4 Doanh nghiệp lữ hành
1.1.4.1 Khái niệm
Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch, kinh doanh chủ
yếu trong lĩnh vực tổ chức sản xuất, bán và thực hiện các chương trình du lịchtrọn goi cho du khách Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hànhcác hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặcthực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhucầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng
1.1.4.2 Phân loại doanh nghiệp lữ hành
Theo Luật du lịch (2005) thì các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm:
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa:
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005), các doanh nghiệp kinh doanh lữ hànhnội địa phải có các điều kiện, quyền và nghĩa vụ sau (điều 44, 45)
Điều 44: Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa
Có đăng kí kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng kí kinh doanh
Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch
Trang 11cho khách du lịch nội địa.
Mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thựchiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu
Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật,các quy định của Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môitrường, giữ gìn bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quychế nơi đến du lịch
Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách cóyêu cầu hướng dẫn viên, chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫnviên trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanhnghiệp
Điều 43 của Luật du lịch cũng quy định: Doanh nghiệp kinh doanh lữhành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005), các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
quốc tế phải có các điều kiện, có quyền và nghĩa vụ sau( Điều 46,50):
Điều 46 Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lí nhà nước
về du lịch ở Trung ương cấp
Có phương án kinh doanh lữ hành, có chương trình kinh du lịch chokhách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định theo khoản
1 điều 47 của luật này
Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thờigian ít nhất 4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành
Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốctế
Có tiền kí quỹ theo quy định của chính phủ
Trang 12Điều 50 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quyđịnh tại Điều 49 và Điều 40 của Luật này, doanh nghiệp kinh doanh lữ hànhquốc tế còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam:
Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình
du lịch cho khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch nội địa
Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,hải quan
Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ phápluật và các quy định của Nhà nước Việt Nam về an ninh trật tự, an toàn xãhội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tụccủa dân tộc, quy chế đến nơi du lịch
Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch là ngườinước ngoài, chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thờigian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp
Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài:
Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện chương trình dulịch cho khách du lịch ra nước ngoài và khách du lịch nội địa
Phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nướcngoài trong thời gian thực hiện một chương trình du lịch
Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh,hải quan
Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ Phápluật và các quy định của nước đến du lịch
Có trách nhiệm quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã
kí với khách du lịch
Trang 13Điều 43 của Luật này cũng quy định: Doanh nghiệp kinh doanh lữ hànhquốc tế được kinh doanh lữ hành nối địa.
Đại lý lữ hành
Theo Điều 53 Luật du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải
đáp ứng các điều kiện sau:
Đăng kí kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng kí kinh doanh cóthẩm quyền
Có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
1.1.4.3 Hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành
Sự đa dạng trong nhu cầu của khách du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới
sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành Căn
cứ vào tính chất và nội dung, có thể chia các sản phẩm của các công ty lữhành thành 3 nhóm cơ bản
Các dịch vụ trung gian
Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp Tronghoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm củacác nhà sản xuất du lịch Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm:
Đăng kí đặt chỗ và bán vé máy bay
Đăng kí đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thủy,đường sắt, ô tô
Môi giới cho thuê xe ô tô
Môi giới và bán bảo hiểm
Đăng kí đặt chỗ và bán các chương trình du lịch
Đăng kí đặt chỗ trong khách sạn
Các dịch vụ môi giới trung gian khác
Các chương trình du lịch trọn gói
Trang 14Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành
du lịch Các doanh nghiệp lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuấtriêng lẻ thành thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch vớimột mức giá gộp
Có nhiều tiêu chí để phân chia các chương trình du lịch, ví dụ như cácchương trình du lịch nội địa và quốc tế, các chương trình du lịch dài ngày vàngắn ngày, các chương trình tham quan văn hóa và các chương trình giải trí Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành có tráchnhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơnnhiều so với hoạt động trung gian
Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp
Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp lữ hành có thể mở rộng phạm
vi hoạt động của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sảnphẩm du lịch Vì thế, các doanh nghiệp lữ hành lớn trên thế giới hoạt độngtrong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến du lịch bao gồm: kinh doanh nhàhàng khách sạn, kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí, kinh doanh vậnchuyển du lịch, hàng không, đường thủy , các dịch vụ ngân hàng phục vụkhách du lịch( điển hình như American Express) Các dịch vụ này thường làkết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch
1.2 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành
1.2.1 Khái niệm cạnh tranh
Tại sao một số nước lại có sức cạnh tranh cao, còn số khác lại thất bại trongcạnh tranh và tại sao một số doanh nghiệp thành công còn một số doanhnghiệp khác lại không? Đây là câu hỏi mà nhiều nhà lãnh đạo đất nước vàdoanh nghiệp thường đặt ra trong nền kinh tế thị trường hiện nay Cạnh tranh
đã và đang trở thành vấn đề được quan tâm nhiều nhất của các cấp lãnh đạo
Trang 15quốc gia và doanh nghiệp
Khái niệm về cạnh tranh được định nghĩa như thế nào cho phù hợp và chínhxác nhất trong nền kinh tế hiện nay? Cho đến nay chưa có một khái niệm vềcạnh tranh của tổ chức hay cá nhân nào đưa ra mà được nhiều người chấpnhận rộng rãi Nguyên nhân chủ yếu là do thuật ngữ này được dùng để đánhgiá cho tất cả các doanh nghiệp hay quốc gia Nhưng mục tiêu cơ bản lại đặt
ra khác nhau phụ thuộc vào sự xem xét trên góc độ của từng doanh nghiệphay từng quốc gia Trong khi đối với doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại
và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh trên quốc gia hay quốc tế, thì đốivới quốc gia mục tiêu này là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân Theo từ điển kinh tế của Nhà Xuất Bản Sự Thật Hà Nội năm 1979 trang 48
thì “Cạnh tranh chính là cuộc đấu tranh giữa người sản xuất hàng hoá tư nhân nhằm giành điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi hơn.” Hoặc “Cạnh tranh là cuộc đấu tranh diễn ra nhằm giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu, khu vực đầu tư có lợi nhằm giành địa vị thống trị trong một ngành sản xuất nào đó, trong nền kinh tế đất nước hoặc trong hệ thống kinh
tế thế giới.”
Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức Hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) thì định nghĩa về cạnh tranh như sau “Cạnh tranh
là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.”
Từ những định nghĩa trên về cạnh tranh ta có thể đưa ra một định nghĩa vềcạnh tranh của các công ty lữ hành như sau:
Cạnh tranh của các công ty lữ hành là cuộc đấu tranh giữa các công ty lữ hành nhằm mục đích tranh giành thị trường mục tiêu, khách hàng, để tăng doanh thu, lợi nhuận cao hơn
Trang 161.2.2 Phân loại cạnh tranh
Phân loại cạnh tranh quốc gia và cạnh tranh doanh nghiệp là rất khó Việcphân loại chỉ mang tính chất tương đối, nhiều khi cạnh tranh doanh nghiệp lạiđồng nghĩa với cạnh tranh quốc gia
1.2.2.1 Cạnh tranh quốc gia.
Theo Uỷ Ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng Thống Mỹ sử dụng định
nghĩa cạnh tranh cho một quốc gia như sau: “Cạnh tranh của một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới những điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế nước đó”
Theo báo cáo về cạnh tranh toàn cầu định nghĩa về cạnh tranh của một
quốc gia như sau :” Cạnh tranh của một quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống Nghĩa là đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng cách thay đổi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian.
1.2.2.2 Cạnh tranh doanh nghiệp.
Cũng giống như quốc gia các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế cũngchịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau
Cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được định nghĩa như sau:
Cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao hơn trong điều kiên cạnh tranh quốc gia và cạnh tranh quốc tế.
1.2.2.3 Cạnh tranh sản phẩm.
Hiện nay, do nền kinh tế phát triển ngày càng nhiều sản phẩm mới được tung
ra thị trường và rất nhiều sản phẩm có thể thay thế nhau Chính vì vậy, trên thịtrường còn xuất hiện sự cạnh tranh giữa các sản phẩm Ta có thể định nghĩa