Dựa vào sự có mặt của dây sống hay không người ta chia Giới động vật thành 2 nhóm lớn là: + Động vật không xương sống: Có khoảng 21 ngành động vật, trong đó có 6 ngành động vật nguyên s
Trang 1Yêu cầu và cách đánh giá
Tài liệu tham khảo
NỘI DUNG
Mở đầu
Chương 1 Động vật nguyên sinh
Chương 2 Ngành Thân lỗ
Chương 3 Ngành Ruột khoang
Chương 4 Ngành Sứa lược
Chương 5 Ngành Giun giẹp
Chương 6 Ngành Giun tròn
Chương 7 Ngành Giun đốt
Trang 2Giới Động vật vô cùng phong phú và đa dạng về cả số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống Hiện chúng ta biết khoảng 2 triệu loài (chỉ là con số gần đúng - thực tế nhiều nhà khoa học dự đoán số loài hiện hữu khoảng 5 - 10 loài, và số loài đã tuyệt chủng thì lớn gấp hàng trăm lần ), chúng phân bố ở tất cả các môi trường khác nhau (đất, nước, không khí, sinh vật), có loài có kích thước vô cùng to lớn như
cá voi xanh (nặng 150 tấn, dài 33 mét), sứa tua dài (dài gần 30 mét), voi châu Phi, nhưng cũng có loài rất nhỏ bé, đến nỗi có kích thước hiển vi như các động vật nguyên sinh - cơ thể chỉ gồm 1 tế bào
Dựa vào sự có mặt của dây sống hay không người ta chia Giới động vật thành
2 nhóm lớn là:
+ Động vật không xương sống: Có khoảng 21 ngành động vật, trong đó có 6 ngành động vật nguyên sinh (đơn bào), còn lại là động vật đa bào, chúng không có dây sống Hệ thần kinh của chúng tiến hóa từ chỗ chưa có, đến có các tế bào thần kinh, đến dây thần kinh, chuỗi hạch thần kinh, nằm ở cả mặt lưng và bụng.
+ Động vật có xương sống: chỉ có 1 ngành là ngành dây sống, cơ thể có 1 dây sống rắn hình ống chạy dọc suốt lưng, có nguồn gốc từ lá phôi trong, tồn tại suốt đời ở nhóm thấp và chỉ có ở giai đoạn phôi đối với nhóm cao Dây sống, với nhiệm vụ là bộ xương trong của những loài động vật này, nâng đỡ chúng trong việc di chuyển và bảo
vệ những cơ quan quan trọng như hệ thần kinh, phổi, Hệ thần kinh dạng ống (trừ phân ngành có bao), đặc biệt phát triển và phân hóa ở phân ngành có xương sống, gồm hệ thần kinh trung ương và ngoại biên Hệ thần kinh trung ương được bảo vệ vững chắc trong xượng sọ và cột sống
Ngoài ra còn có ngành nửa dây sống là một nhóm nhỏ gồm những động vật sống ở biển, dây sống chưa phát triển chỉ là một nếp ngắn ở vùng gốc vòi do lá phôi trong làm thành, hệ thần kinh có 1 dây lưng và 1 dây bụng nối với nhau bằng 1 vòng hầu, chúng đóng vai trò trung gian giữa nhóm động vật không xương và có xương
Trang 3Nghiên cứu về Động vật giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về giới, phân biệt với các giới sinh vật khác, trên cơ sở các đặc điểm đặc trưng của từng nhóm động vật, giúp chúng ta xác định mối quan hệ họ hàng giữa chúng, đồng thời thấy được quá trình phát triển tiến hóa của chúng từ thấp đến cao.
Học phần Động vật không xương sống là một trong những môn học cơ bản và quan trọng của ngành CĐ Sư phạm Hóa Sinh Nó cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản
về các ngành động vật không xương sống, là một bộ phận cơ bản của giới Động vật Những kiến thức về Động vật không xương sống không chỉ có ý nghĩa về mặt đào tạo nghề, giúp sinh viên giảng dạy tốt hơn khi ra trường (Sinh học 7 - THCS), mà còn có
ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày
1 TÊN HỌC PHẦN: ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
a Mã học phần : ĐVKXS - SH - 4
b Số tín chỉ: 4 tín chỉ
c Ngành đào tạo : CAO ĐẲNG SINH – HÓA
d Trình độ: Sinh viên CĐSP năm thứ nhất ngành Hoá - Sinh (hệ chính quy)
e Phân bố thời gian:
- Số giờ lý thuyết: 3 tín chỉ (45 tiết)
thuyết Bài tập Thảo luận
Mở đầu
1 Khái niệm về ĐVH
Trang 611.2 Sự phát triển và tiến hóa của giới động vật
a Tiến hóa thích nghi của ĐV ở nước
b Quá trình chuyển từ nước lên cạn
c Phân bố của cac nhóm kí sinh trên cây phát sinh và biến đổi thích
nghi của ĐV kí sinh
Tổng số giờ lí thuyết 31 6 8 0 90 THỰC HÀNH
Bài 1 Thu thập nuôi cấy, quan sát ĐVNS 1,5 3,0
Bài 2 Quan sát và thí nghiệm Trùng giày, nhận biết trùng lông bơi, trùng
Bài 3 Quan sát và thí nghiệm ở Thủy tức và một số Ruột khang khác 1,5 3,0
Bài 5 Quan sát giun dẹp và ấu trùng của sán lá gan và sán bã trầu 1,5 3,0
Bài 10 Thực tập ngoài thiên nhiên 1,5 3,0
Tổng số giờ thực hành 0 0 0 15 30
Trang 7PHẦN SEMINAR:
QUY TRÌNH TỔ CHỨC 1 BUỔI SEMINAR
1 Phân công chuẩn bị, giao nhiệm vụ cho từng nhóm
2 Các nhóm tiến hành chuẩn bị trước ở nhà
3 Đại diện các nhóm trình bày báo cáo
4 Thảo luận giữa các nhóm về mỗi phần báo báo của từng nhóm
5 Các nhóm tự nhận xét đánh giá, đánh giá lẫn nhau
6 Giảng viên nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận
YÊU CẦU CỦA BUỔI SEMINAR:
Chuẩn bi: Lớp trưởng chia nhóm, tiến hành đăng kí các đề tài và chuẩn bị báo cáo theo kế hoạch Chuẩn bị theo nhóm Ngắn gọn, đầy đủ, có hình ảnh minh họa, thu thập các số liệu ở địa phương, sưu tầm thêm các thông tin và hình ảnh, phim từ
Internet , ưu tiên các nhóm trình bày báo các bằng PowerPoint.
Trình bày: Mỗi báo cáo trình bày trong 5 - 10 phút Trình bày cụ thể có tính thuyết phục, đảm bảo cho các bạn SV trong lớp có thể hiểu được
Thảo luận: Cần có sự đóng góp của các thành viên trong lớp Vì vậy, tất cả các thành viên khác cũng phải có sự chuẩn bị Thảo luận tập trung vào vấn đề vừa trình bày, không lan man, làm mất thời gian Những thành viên nào tích cực đặt câu hỏi, tham gia tranh luận , sẽ được tích lũy và cộng điểm vào điểm giữa kì.
Đánh giá: Sau mỗi báo cáo các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để làm
cơ sở cho GV đánh giá điểm thảo luận cho các nhóm
CÁC ĐỀ TÀI SEMINAR:
2 Trình bày quá trình phôi vị hóa?
5phút/1báo cáo
Trang 8Chương 3.
Ngành Ruột
khoang
1 Phân tích những đặc điểm tiến bộ của Ruột khoang
so với ngành Thân lỗ? Đặc điểm nào chứng tỏ chúng là động vật đa bào chính thức.
2 So sánh lớp thủy tức và lớp sứa? Sứa trong lớp Thủy tức và sứa trong lớp Sứa có phải là một không?
5phút/1báo cáo
Chương 5.
Ngành giun
dẹp
1 Trình bày sơ đồ cấu tạo của lớp Sán song chủ?
2 Tìm hiểu các bệnh do giun giẹp kí sinh gây ra?
5phút/1báo cáo
5phút/1báo cáo
2 Trình bày các đặc điểm cấu tạo và sinh sản – phát triển của ngành giun ít tơ
5phút/1báo cáo
2 Giải thích cơ chế lột xác ở chân khớp? Phân biệt biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn? Cho ví dụ?
3 Trình bày cấu tạo “mắt kép” của chân khớp? So sánh hệ tuần hoàn hở và kín?
4 Phân loại, vai trò, tác hại của phân ngành có kìm?
5 Phân loại, vai trò, tác hại của lớp giáp xác?
6 Phân loại, vai trò, tác hại của lớp sâu bọ? Con người đã lợi dụng những lợi ích đó để phục vụ sản xuất nông nghiệp như thế nào?
7phút/1báo cáo
Trang 93 Trình bày đặc điểm cấu tạo, phân loại, tầm quan trọng của chân đầu?
Chương 10.
Ngành da
gai
1 Trình bày các đặc điểm chung của da gai? Vì sao
da gai lại chuyển sang kiểu đối xứng tỏa tròn?
2 Trình bày khái quát hệ thống phân loại ngành da gai?
5phút/1báo cáo
Bài giảng của chúng tôi thiết kế nhằm mục tiêu cung cấp tài liệu định hướng cho việc tự học của sinh viên theo quy chế tín chỉ Sinh viên có thể học ở nhà trước khi lên lớp, sinh viên có thể truy cập học trực tuyến, trao đổi trực tuyến.
Trên tinh thần đổi mới hiện nay, dạy học tập trung vào người học, dạy phương pháp học, để tạo cho người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời Tự học là một chiến lược, là nhiệm vụ đào tạo của các trường Đại học hiện nay, chỉ như thế mới
có thể bắt nhịp được với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay - xã hội thông tin
Để tự học có hiệu quả, sinh viên phải:
- Đọc qua phần hướng dẫn tự học để định ra cách học tập phù hợp.
- Nghiên cứu kĩ mục tiêu của môn học để nắm được các yêu cầu của bài giảng, từ
đó đặt ra nhiệm vụ cho mình trong quá trình học tập để hoàn thành mục tiêu đó
- Lướt qua kế hoạch dạy học để nắm được cấu trúc và phân bố thời gian của môn học
- Khi nghiên cứu 1 chương cũng phải theo thứ tự là mục tiêu chương, mục lục tóm tắt ở đầu chương Sau đó đọc lướt qua toàn bộ các mục của chương và đọc trước các câu hỏi ở cuối chương Khi đi vào nghiên cứu từng chương, trước hết phải đọc lướt qua 1 lần, sau đó đọc sâu, đồng thời tóm tắt lại các ý chính, ghi chép lại hoặc gạch chân Từ đó rút ra các khái niệm chính, tổng hợp kiến thức cốt lõi của chương Sau mỗi chương đều có các câu hỏi ôn tập, vì vậy các bạn phải tự lập hoàn thành, hoặc có thể trao đổi nhóm, hoặc hỏi giảng viên nếu cần thiết
Trang 10- Hoàn thành các câu hỏi, bài tập cuối môn học Thông qua các đề tự kiểm tra, các bạn tự giác căn thời gian làm và tự đánh giá kết quả cho mình, nếu chưa được thì phải tự học tiếp để làm cho kì được
1 MỤC TIÊU CHUNG
Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:
- Trình bày tổng quát về giới Động vật, hệ thống được sơ đồ phân loại sơ bộ giới Động vật từ thấp đến cao.
- Trình bày được quá trình phân cắt trứng và phát triển phôi của động vật
- Nắm được những kiến thức cơ bản, chủ yếu về các đặc điểm chung của các ngành Động vật không xương sống.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản, chủ yếu về hình thái cấu tạo, hoạt động sống, sinh sản, phát triển, ý nghĩa thực tiễn các đại diện của mỗi lớp; kiến thức
về nguồn gốc tiến hoá của mỗi ngành động vật không xương sống để vận dụng vào giảng dạy phần này ở THCS sau này
- Nắm được nguồn gốc của các ngành Động vật khác nhau.
- Nắm được các kiến thức về phân và phân loại được các Lớp, các Bộ Động vật.
- Phân tích được các xu hướng tiến hóa của động vật không xương sống.
- Rèn luyện được kĩ năng về sử dụng các dụng cụ, thiết bị thực hành, giải phẫu Động vật, so sánh, phân biệt để nhận biết và phân loại các nhóm, ngành, lớp động vật khác nhau.
- Rèn luyện cho sinh viên có ý thức yêu nghề, phương pháp học tập và đạo đức khoa học, có thói quen gìn giữ và bảo vệ môi trường nói chung, động vật quý hiếm nói riêng.
- Vận dụng vào việc dạy học sinh học ở trường THCS.
- Rèn luyện đức tính kiên nhẫn, cần cù, cẩn thận.
- Nâng cao nhận thức và hành động về việc bảo vệ các loài động vật, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học, phát triển môi trường bền vững.
2 MỤC TIÊU CỤ THỂ
Trang 11MỤC TIÊU BÀI MỞ ĐẦU
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Nhận thức được vai trò của giới Động vật nói chung và phần ĐVKXS nói riêng trong đời sống và trong quá trình giảng dạy môn Sinh học ở trường phổ thông.
- Trình bày được các giai đoạn phát triển cá thể của động vật đa bào
- Giải thích được các kiểu phân cắt trứng, các kiểu hình thành phôi vị và các kiểu hình thành lá phôi thứ 3 ở động vật
- Giới thiệu được các vùng phân bố của động vật trên cạn và đại dương
- Giới thiệu được lịch sử địa chất của các ngành động vât
- Phân biệt được các bậc phân loại và đơn vị phân loại
- Trình bày được cách gọi tên động vật
- Giới thiệu được bằng sơ đồ hệ thống các ngành động vật
CHƯƠNG 1
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Nắm được vị trí phân loại của Động vật nguyên sinh (ĐVNS)
- Khái quát được các đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh.
- Trình bày được cây phân loại của các ngành thuộc nhóm ĐVNS từ đó phân tích được sự đa dạng của các ngành ĐVNS.
- Trình bày được đặc điểm chung, hoạt động sống của các ngành ĐVNS
- Trình bày được mặt có lợi và có hại của ĐVNS, cách phòng tránh các bệnh do ĐVNS gây ra.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các ngành ĐVNS.
CHƯƠNG 2
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Nắm được vị trí và môi trường phân bố của Thân lỗ
- Trình bày được sơ đồ hệ thống dẫn nước trong cơ thể thân lỗ tương ứng với 3 kiểu cấu trúc: ascon, sycon, leucon và ưu thế của kiểu sycon và leucon trong hoạt động sống của Thân lỗ.
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của các loại tế bào của Thân lỗ, minh họa bằng hình vẽ các loại tế bào đó.
- Trình bày được 2 kiểu phát triển gặp ở Thân lỗ và cách hình thành chồi trong khi một số thân lỗ gặp điều kiện sống bất lợi
Trang 12- Giải thích được vì sao thân lỗ được coi là nhóm động vật cận đa bào.
CHƯƠNG 3
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Xác định được môi trường và hình thức sống chủ yếu của Ruột khoang
- Hiểu được các thích ứng với kiểu bắt mồi chủ động - lần đầu tiên xuất hiện ở Động vật đa bào.
- Mô tả được cấu tạo các loại tế bào, chức năng và hoạt động của chúng trong
cơ thể ruột khoang.
- Nắm được mốc xuất hiện dần của các mô, mở đầu bằng mô thần kinh, lần đầu tiên xuất hiện ở động vật đa bào.
- Nêu được ý nghĩa của đối xứng tỏa tròn của cơ thể và khuynh hướng chuyển sang đối xứng 2 bên trên nền đối xứng tỏa tròn.
- Phân biệt được các kiểu sinh sản vô tính và hữu tính, đặc trưng của ấu trùng Planula, vòng đời phát triển và hiện tượng xen kẽ thế hệ ở một số Ruột khoang.
- Trình bày được sự phong phú và đa dạng của Ruột khoang ở vùng biển nước
ta, giá trị lí thuyết và thực tế của chúng.
CHƯƠNG 4
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Vẽ được sơ đồ cấu tạo Sứa lược và giải thích thuật ngữ “Sứa lược”?
- Nêu được các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa Sứa lược và Ruột khoang
- Nêu được sự đa dạng về hình thái và sinh học của Sứa lược.
- Chứng minh được sự xuất hiện kiểu đối xứng hai bên của “Sứa lược bò” trên nền đối xứng tỏa tròn của “Sứa lược bơi”
CHƯƠNG 5
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Nêu được sự đa dạng của ngành Giun dẹp Giới thiệu được một số Giun dẹp sống tự do và sống kí sinh ở người và gia súc
- Trình bày được mức độ tổ chức của cơ thể Giun dẹp Nêu rõ các đặc điểm tiến
bộ hơn và các điểm mới so với ngành Sứa lược và Ruột khoang.
- Trình bày được cấu trúc và hoạt động của nguyên đơn thận
Trang 13- Trình bày được sơ đồ cấu trúc và hoạt động của cơ quan tiêu hóa ở ngành Giun dẹp và biến dạng của nó ở các lớp.
- Trình bày được sơ đồ cấu trúc và hoạt động của hệ sinh dục của ngành Giun dẹp và các biến dạng của nó ở các lớp.
- Giải thích được các hướng biến đổi thích nghi của nhóm Giun dẹp kí sinh, tìm được các dẫn liệu chứng minh cho các biến đổi đó
- Giải thích được “luật số lớn” ở Giun dẹp kí sinh.
- Trình bày được vị trí kí sinh, vòng đời và tác hại của các loài Sán lá và Sán dây kí sinh.
CHƯƠNG 6
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Giải thích được nội hàm của hai từ Nematoda (ngành Giun tròn hiện nay) và Nemathelhelminthes (– ngành Giun tròn trước đây), lí do của sự khác biệt này.
- Vẽ được sơ đồ cấu tạo của cơ thể Giun tròn và giới thiệu được các phần chính của các cơ quan của cơ thể
- Định nghĩa được “thể xoang giả” và lí giải được vai trò của thế xoang giả, tầng cuticun và lớp cơ trong kiểu vận chuyển đặc trưng của Giun tròn.
- Lí giải được đặc điểm phát triển và các kiểu vòng đời phát triển của Giun tròn.
- Nêu được các loài Giun tròn gây bệnh ở người, động vật, thực vật và cách phòng tránh.
- Nêu được tên của các ngành động vật có thể xoang giả và những sai khác của chúng so với ngành Giun tròn.
CHƯƠNG 7
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Giải thích được Giun đốt mở đầu cho một mức độ tổ chức mới của động vật.
- Nêu được đặc trưng của thể xoang chính thức của Giun đốt.
- Nêu được sơ đồ cấu trúc của mỗi đốt của Giun đốt.
- Lí giải được đặc điểm của một cơ thể phân đốt và chiều hướng biến đổi của cơ thể phân đốt.
- Nêu được cấu trúc phần đầu và cấu trúc chi bên của Rươi Lí giải được đặc điểm biến đổi của các phần này ở các nhóm của Giun đốt.
- Nêu được sơ đồ cấu trúc và nguyên lí hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ bài tiết của Giun đốt và các biểu hiện đa dạng của chúng.
Trang 14- Trình bày được đặc điểm của phân cắt trứng, sinh sản và phát triển của Giun đốt Các biến dạng của chúng.
- Nêu được đặc trưng của ấu trùng Trochophora.
- Nêu được giá trị lí thuyết và thực tiễn của các nhóm Giun đốt
- Nêu được cơ sở của các nghi vấn về vị trí của ngành mang râu, Sá sung, Echiurada.
CHƯƠNG 8
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Nêu được các đặc điểm chung của ngành Chân khớp và biểu hiện cụ thể các đặc điểm đó trong các lớp của ngành.
- Nêu được các đặc điểm tiến hóa của Chân khớp so với các ngành trước nó
- Giải thích được các đặc điểm thích nghi của nó với sự đa dạng về số loài và môi trường sống của Chân khớp.
- Phân loại được đến bộ của các lớp thuộc ngành Chân khớp.
- Nêu được tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của ngành Chân khớp đối với các hệ sinh thái ở nước và cạn.
- Nêu được tầm quan trọng của Chân khớp đối với con người.
CHƯƠNG 9
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Nêu được sơ đồ cấu tạo của ngành Thân mềm và các biến dạng của nó gắn với hình thức sống của các đại diện trong ngành Thân mềm.
- Chứng minh được mối quan hệ giữa Thân mềm và Giun đốt thông qua giải phẫu so sánh cấu tạo cơ thể và đặc điểm phát triển của Thân mềm.
- Giải thích được sơ đồ cấu tạo của chân bụng và nêu được mối quan hệ phát sinh của các nhóm chân bụng.
- Giải thích được hiện tượng mất đối xứng cơ thể của phần lớn chân bụng và hệ quả của nó trên vị trí trái - phải, trước – sau của một số nhóm chân bụng.
- Giải thích được nguyên nhân hình thành Ngọc trai và cơ sở của nghề nuôi trai lấy ngọc.
- Giải thích được vì sao lớp chân đầu lại không có lớp vỏ ngoài.
- Nêu được vai trò của Thân mềm đối với tự nhiên và con người, nêu được các
ví dụ chứng minh.
Trang 15- Trình bày được cây phân loại của ngành Thân mềm và sự đa dạng của nó.
CHƯƠNG 10
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Trình bày được các đặc điểm chung của ngành Da gai
- Nêu được đặc trưng về hình thái, cấu tạo và sinh học của Da gai ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành.
- Chứng minh được nguồn gốc đối xứng hai bên của Da gai.
- Trình bày được đặc điểm hình thái và chức năng của hệ ống nước của Da gai
và các biểu hiện của hệ thống này ở các lớp trong ngành Da gai.
- Trình bày được hình thái và chức năng của hệ máu ở Da gai.
- Trình bày được đặc trưng của hệ thần kinh của Da gai.
- Nêu được hình thái và chức năng của chân ống ở Da gai.
- Nêu được đặc điểm phát sinh của Da gai và chứng minh được Da gai là thành viên của Động vật có miệng thứ sinh.
CHƯƠNG 11
Sau khi học xong học chương này, sinh viên có khả năng:
- Nắm được đặc điểm chính của các ngành chưa được đề cập đến ở các chương trước: Động vật hình tâm, Giun vòi, Có móc, Động vật hình rêu, Tay cuốn, Hà tơ Chọn vì trí cho chúng trên cây phát sinh động vật.
- Vẽ và giải thích được cây phát sinh động vật
- Nêu được các yếu tố cấu trúc tạo bước chuyển trong tiến hóa của giới động vật
- Trình bày được sơ đồ cấu trúc của các ngành động vật.
- Nêu được các biến đổi thích nghi của động vật biển và động vật nước ngọt.
- Nêu được các biến đổi thích nghi của động vật khi chuyển từ nước lên cạn.
- Nêu được vùng tập trung của động vật kí sinh trên cây phát sinh động vật và ảnh hưởng của đời sống kí sinh lên hình thái cấu tạo và phát triển của động vật kí sinh
YÊU CẦU
Trang 16- Sinh viên phải dự lớp ít nhất 80% số giờ lên lớp, 100% giờ thực hành
- Nộp phần tự học, hoàn thành và nộp các bài Seminar trước buổi thảo luận 01 tuần
- Nghiên cứu bài trước, tìm thêm các tư liệu liên quan
- Chuẩn bị các tài liệu học tập và tài liệu tham khảo
- Sưu tầm thêm các tài liệu từ mạng Internet
ĐÁNH GIÁ
Điểm cuối khóa được đánh giá tổng hợp cả quá trình học tập, gồm:
- Điểm thường kì: chiếm tỉ trọng 40%, bao gồm điểm kiểm tra thường kì, bài tự học, seminar và điểm thực hành.
- Điểm thi kết thúc học phần: chiếm tỉ trọng 60%
SÁCH THAM KHẢO:
* Tài liệu chính:
1 Thái Trần Bái (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Động vật không xương sống,
NXB Đại học Sư phạm, 2005 (giáo trình soạn cho Cao đẳng Sư phạm gồm cả thực hành, Dự án Đào tạo giáo viên THCS).
2 Nguyễn Văn Thuận, Lê Trọng Sơn, 2005, Giáo trình động vật không xương
sống, NXB Giáo dục
* Tài liệu tham khảo thêm:
1 Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang, Động vật không xương
sống, NXB Giáo dục, Hà Nội 1969, 1975 (2 tập).
2 Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận, Thực tập động vật không xương sống, NXB
Giáo dục, Hà Nội 1967.
3 Thái Trần Bái, Nguyễn Văn Khang, Động vật không xương sống, NXB Giáo
dục, 1998 (giáo trình soạn cho Cao đẳng Sư phạm gồm cả thực hành).
4 Nguyễn Quang Vinh (chủ biên), Sổ tay kiến thức THCS, NXB Giáo dục 1999.
5 Nguyễn Quang Vinh (chủ biên), Sinh học 7, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Trang 176 Thái Trần Bái, Động vật không xương sống, NXB Giáo dục, 2001 (giáo trình
soạn cho Đại học Sư phạm)
Ngành Giun đốt:
1 http://images.google.com.vn/images?um=1&hl=vi&q=Annelida&btnG=T
%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh
Trang 184 http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4n_tr%C3%B9ng (Lớp Côn trùng hay sâu bọ)
5 http://images.google.com.vn/images?um=1&hl=vi&q=Insecta&btnG=T
%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Hình ảnh lớp sâu bọ)
6 http://vncreatures.net/hinhanh.php?loai=3 (Hình ảnh về côn trùng)
Ngành Thân mềm:
1 http://images.google.com.vn/images?um=1&hl=vi&q=Mollusca&btnG=T
%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (ngành thân mềm)
2 http://images.google.com.vn/images?um=1&hl=vi&q=polyplacophora&btnG=T
%C3%ACm+ki%E1%BA%BFm+H%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh (Lớp vỏ nhiều tấm)
Trang 20MỤC TIÊU CHƯƠNG
Sau khi học xong chương này, Sinh viên phải:
- Nhận thức được vai trò của giới Động vật nói chung và phần ĐVKXS nói riêng trong đờisống và trong quá trình giảng dạy môn Sinh học ở trường phổ thong
- Trình bày được các giai đoạn phát triển cá thể của động vật đa bào
- Giải thích được các kiểu phân cắt trứng, các kiểu hình thành phôi vị và các kiểu hìnhthành lá phôi thứ 3 ở động vật
- Giới thiệu được các vùng phân bố của động vật trên cạn và đại dương
- Giới thiệu được lịch sử địa chất của các ngành động vât
- Phân biệt được các bậc phân loại và đơn vị phân loại
- Trình bày được cách gọi tên động vật
- Giới thiệu được bằng sơ đồ hệ thống các ngành động vật
1 Đối tượng và nhiệm vụ của động vật học
Động vật là một thành viên rất quan trọng trên trái đất, phong phú và đa dạng Ngay từ thời
cổ đại loài người đã biết chú ý tới các loài động vật Động vật học đã ra đời từ những ngày sơ khai
đó, nghĩa là động vật học ra đời chính là do nhu cầu của xã hội loài người
Động vật học là ngành khoa học nghiên cứu về động vật, và đối tượng của động vật học làgiới động vật
Nhiệm vụ của động vật học là tìm hiểu nghiên cứu tất cả các đặc điểm hình thái, cấu tạosinh lý, sinh thái, phát triển, tiến hóa phân bố, quan hệ của động vật với con người, góp phần vào
sự phát triển bền vững của sinh quyển và bảo vệ sự đa dạng sinh học
2 Đối tượng, nhiệm vụ của động vật học
- Đối tượng của động vật học là toàn bộ thế giới động vật
Trang 21- Nhiệm vụ của động vật học là nghiên cứu tất cả các đặc điểm hình thái, cấu tạo sinh lý, sinh thái, phát triển, tiến hóa phân bố, xác định vị trí vốn có của nó trong các hệ sinh thái, góp phầnvào sự phát triển bền vững của sinh quyển và phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người.
3 Sự đa dạng, phong phú của giới động vật
- Số lượng loài rất khó xác định, chỉ có thể đưa ra con số gần đúng (khoảng 2 triệu loài) Tuy nhiên, theo dự đoán có thể khoảng 5 – 10 triệu hoặc lớn hơn rất nhiều lần loài động vật vật hiện có, chưa kể các loài đã bị tuyệt chủng
- Số lượng cá thể trong loài rất lớn nhưng rất khó xác định, nhất là động vật nhỏ và có sức sinh sản nhanh như châu chấu, muỗi, mối… Tuy nhiên, bằng phương pháp chuyên môn cũng tính được số cá thể động vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích để tính được số cá thể trong vùng nghiên cứu
- Kích thước cơ thể rất bé (động vật nguyên sinh, giun) cho đến những loài có kích thước
cơ thể rất lớn (Voi châu Phi nặng 4 tấn và cao 3 mét, cs Voi Xanh nặng gần 150 tấn và dài 33 mét)
- Ngoài ra, giới động vật còn đa dạng về lối sống và môi trường sống
4.2 Động vật đa bào
Sinh sản hữu tính là đặc trưng của động vật đa bào Các giai đoạn của quá trình phát triển cá thể động vật đa bào sinh sản hữu tính: Phát triển phôi (Sự hình thành tế bào sinh dục và thụ tinh cho hợp tử, phân cắt trứng, hình thành phôi vị, biệt hóa của các lá phôi thành cơ quan) và phát triển hậu phôi (hình thành cơ quan đến trưởng thành)
4.2.1 Các giai đoạn phát triển phôi
4.2.1.1 Sự hình thành tế bào sinh dục và thụ tinh cho hợp tử
a Hình thành tế bào sinh dục đực (tinh trùng)
- Thành ống sinh tinh có chứa một số tế bào biểu mô mầm được gọi là các tinh nguyên bào(tế bào sinh dục nguyên thuỷ) Khi động vật bước vào tuổi thành thục về tính thì các tinh nguyênbào tiến hành giảm phân để tạo thành tinh trùng (trải qua hai lần phân bào liên tiếp) Trước khi xảy
ra quá trình giảm phân thì tinh nguyên bào (2n) đã trải qua thời kì sinh trưởng để tạo thành tinh bàocấp I (2n) Tinh bào cấp I tiến hành phân chia giảm nhiễm lần thứ nhất để tạo ra hai tế bào con nhưnhau được gọi là tinh bào cấp II (n) Tinh bào cấp II tiếp tục phân chia lần thứ hai để tạo ra bốn tinh
tử đơn bội Các tế bào này không còn phân chia nữa và biến thành những tinh trùng hoạt động,trong đó có 2 tinh trùng mang NST giới tính X và 2 tinh trùng mang NST giới tính Y Điều đó nói lênrằng số lượng hai loại tinh trùng là bằng nhau Tất cả các giai đoạn hình thành tinh nguyên bào,tiền tinh trùng và tinh trùng đều xảy ra tại tế bào sertoli Tế bào này trực tiếp nuôi dưỡng, bảo vệ vàkiểm soát quá trình sinh sản của tinh trùng
- Tinh trùng có kích thước bé, có khả năng di chuyển, hình dạng khác nhau trong các nhómđộng vật khác nhau Tuy nhiên, chúng đều có những nét cấu tạo chung thích nghi với chức năngvận chuyển, thụ tinh và các chức năng sống khác Các nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử chothấy tinh trùng cấu tạo gồm có bốn phần: đầu, cổ, phần giữa và đuôi
b Hình thành tế bào sinh dục cái (noãn hay trứng)
Trang 22- Từ các tế bào sinh dục nguyên thủy hay các noãn bào nguyên thủy phân chia nguyên nhiễm nhiều lần cho ra các noãn nguyên bào (2n) Các noãn nguyên bào sau một quá trình phân chia và tăng trưởng cho ra các noãn bào cấp 1 (2n) Các noãn bào cấp 1 bắt đầu phân chia giảm nhiễm cho ra hai tế bào: tế bào to có thể tích bằng tế bào trứng nên gọi là tế bào trứng (noãn bào cấp 2 (2)); tế bào nhỏ do cực động vật sinh ra nên gọi là cực cầu (thể cực) Tế bào trứng lại phân chia lần thứ hai thành tế bào trứng chín và thể cực thứ hai, cùng lúc đó thể cực thứ nhất cũng phânchia thành hai thể cực Kết quả tạo ra bốn tế bào trong đó chỉ có một tế bào trứng chín có thể thụ tinh còn ba tế bào còn lại (ba thể cực) không có khả năng thụ tinh Đây là sự khác biệt với quá trìnhsinh tinh.
Hình 1 Sơ đồ quá trình phát sinh giao tử ở động vật
- Trứng có kích thước lớn hơn tinh trùng, không di chuyển, thường có hình cầu hay hình trứng Cấu tạo trứng: Tất cả trứng đều được bao quanh bởi màng sinh chất Trừ một số trường hợp, trứng còn được phủ một lớp màng nữa, tạo nên khi còn ở trong buồng trứng là màng nõan hoàng Trứng còn được bao quanh bởi màng trứng thứ ba do các tế bào bao noãn tạo nên như màng chorion của côn trùng, hoặc do ống dẫn trứng tiết ra màng keo ở lưỡng cư, lòng trắng trứng
gà, màng đá vôi của trứng gà hay vỏ dai của bò sát Noãn hoàng là chất dự trữ dinh dưỡng trong trứng
- Tùy theo số lượng và sự phân bố của noãn hoàng trong trứng mà có thể phân chia ra các loại trứng sau:
+ Trứng đồng noãn hoàng: lượng noãn hoàng ít, dạng hạt bé và phân tán đồng đều trong
tế bào chất Ví dụ: trứng của động vật không xương sống, dây sống thấp, động vật có vú
+ Trứng đoạn noãn hoàng: noãn hoàng nhiều, dạng hạt lớn, tập trung ở cực dinh dưỡng
Ví dụ: trứng cá, lưỡng cư, bò sát, chim
Trang 23+ Trứng trung noãn hoàng: noãn hoàng tập trung ở chính giữa tế bào, còn tế bào chấttạo thành xung quanh Ngoài ra, ở trung tâm cũng có một ít tế bào chất chứa nhiều nhân Ví dụ:trứng của các loài chân khớp, côn trùng.
c Sự thụ tinh
Thụ tinh là sự kết hợp giữa noãn (tế bào sinh dục cái) và tinh trùng (tế bào sinh dục đực) để tạohợp tử mang bộ nhiễm sắc thể 2n Hợp tử là cá thể mới phát sinh và phát triển ở giai đoạn sớmnhất
4.2.1.2 Sự phân cắt hợp tử (phân cắt trứng)
- Khi hợp tử đạt tới giai đoạn 2 phôi bào, trứng thụ tinh tiến hành hàng loạt quá trình giánphân nối tiếp nhau liên tục làm cho số lượng phôi bào tăng lên nhanh chóng Qua mỗi lần giánphân, kích thước mỗi phôi bào sinh ra trở nên nhỏ hơn Giai đoạn phân cắt hợp tử kết thúc khi hợp
tử giống như một cái túi nên gọi là phôi nang và giai đoạn phát triển này của trứng gọi là giai đoạnphôi nang
- Các kiểu phân cắt trứng
Dựa vào sơ đồ phân bố các phôi bào, có các kiểu phân cắt sau:
+ Phân cắt tán xạ: Đặc trưng cho động vật có xương sống, da gai, hải miên Trong phân
cắt tán xạ, những mặt phẳng của các phân cắt kế tiếp đi qua trứng một cách trực giao với nhau vàcác phôi bào phân bố đối xứng nhau qua bất kỳ mặt phẳng nào đi qua trục động - thực vật củatrứng Ví dụ: cầu gai
+ Phân cắt đối xứng hai bên: thấy ở sứa lược, có bao và không sọ Trong quá trình phân
cắt các phôi bào sắp xếp đối xứng hai bên
Trong phân cắt xoắn có sự chuyển dịch các tế bào theo một vị trí tương đối so với trục củachúng Mặt phẳng phân cắt không đi qua trục động - thực vật mà lệch đi một góc so với mặt phẳngxích đạo của trứng Các phôi bào phân bố không cân xứng mà ít nhiều lần lượt luân phiên nhau Dựa vào số lượng và sự phân bố của noãn hoàng, có các kiểu phân cắt sau:
+ Phân cắt hoàn toàn: thấy ở cá lưỡng tiêm và lưỡng cư Rãnh phân cắt phân chia toàn
bộ trứng, có nghĩa là toàn bộ trứng đều phân cắt
Hình 2 Các kiểu phân cắt hoàn toàn
+ Phân cắt không hoàn toàn: chỉ có các tế bào ở cực động vật phân cắt còn toàn bộ khối
noãn hoàng ở cực thực vật không phân cắt
Trang 24Nếu chỉ có đĩa tế bào chất ở cực động vật phân cắt, kiểu phân cắt được gọi là phân cắtkhông hoàn toàn hình đĩa Ví dụ: cá xương, chim.
Nếu các tế bào ở phần trung tâm của trứng phân cắt sau đó di chuyển ra bề mặt của trứngthì gọi là phân cắt không hoàn toàn bề mặt Ví dụ: côn trùng
Hình 3 Các kiểu phân cắt không hoàn toàn
a Giai đoạn hai lá phôi
- Cấu tạo phôi hai lá: Lá phôi trong và lá phôi ngoài, lá phôi trong giới hạn khoang trống ởgiữa gọi là khoang ruột nguyên thủy Khoang này mở ra ngoài 1 lỗ gọi là miệng phôi
- Phương thức hình thành phôi hai lá:
+ Di nhập: Các tế bào tách ra từ thành phôi nang, di nhập vào trong và tạo thành là láphôi thứ hai Phương thức này phổ biến ở sứa
+ Tách lớp: Các phôi bòa tách thành hai lớp song song tạo hai lá phôi
+ Lõm vào: Các tế bòa ở cực sinh dưỡng lõm vào bên trong xoang phôi nang như khi ấnmột quả bóng quần vợt
+ Bao phủ: Chuyển động bao phủ của lớp tế bào bề mặt trùm lấy khối noãn hoàng vàlớp tế bào ở sâu bên dưới
+ Hội tụ: Sự kéo dài lớp tế bào ở chỗ này và thu ngắn ở chỗ khác
+ Chuyển động thụ động: Các tế bào bị kéo dọc theo các tế bào khác
Trang 25Hình 4 Các cách tạo phôi vị
b Giai đoạn ba lá phôi
- Cấu tạo phôi ba lá: Lá phôi ngoài, lá phôi trong và chèn giữa là lá phôi thứ ba Thành ngoài lá phôi thứ ba nằm dưới lá phôi ngoài gọi là lá vách, thành trong nằm sát lá phôi trong gọi là
lá tạng
- Phương thức hình thành lá phôi thứ ba:
+ Từ tận bào (nguyên bào thân): Nguyên bào thân phân chia liên tiếp để cho các phôi bào dồn vào phôi xoang rồi sắp xếp lại thành lá phôi thứ ba
+ Từ nội bì (từ phần lõm của thành ruột nguyên thủy): Phần lõm của thành ruột nguyên thủy phát triển, tách ra và chèn giữa hai lá phôi bằng phương thức di nhập, tách lớp hay tạo túi
Hình 5 Hai cách hình thành lá phôi giữa
4.2.1.4 Sự biệt hóa và phát triển cơ quan
- Sự tạo thành các cơ quan từ lá phôi 1 (lá phôi ngoài): Hình thành phần bọc ngoài cơ thể (tuyến da, vảy, lông, tầng cuticun…), hệ thần kinh, giác quan, phần trước và sau của ống tiêu hóa
- Sự tạo thành các cơ quan từ lá phôi 2 (lá phôi trong): Hình thành ruột giữa, các lồi ruột, tuyến tiêu hóa có liên quan đến ruột giữa
Trang 26- Sự tạo thành các cơ quan từ lá phôi 3 (lá phôi giữa): Hình thành mô liên kết, bộ xương trong, thành mạch máu, cơ quan bài tiết, một số phần của hệ sinh dục.
4.2.2 Giai đoạn phát triển hậu phôi
Từ khi hình thành cơ quan đến trưởng thành là giai đoạn phát triên rhaauj phôi
- Phôi biển đổi dần dần để cho trường thành gọi là phát triển trực tiếp
- Phôi phát triển phải trải qua nhiều giai đoạn trung gian mới cho trưởng thành gọi là phát triển qua biến thái
5 Hệ thống phân loại động vật
Hiện nay khoa học đã mô tả khoảng 2 triệu loài động vật phân bố khắp các môi trường trêntrái đất Chúng thuộc 45 ngành được xếp theo thứ tự tứ thấp đến cao trong thang tiến hóa nhưsau:
A Phân giới Động vật nguyên sinh (Protozoa)
I Động vật nguyên sinh có chân giả
1 Ngành Trùng chân giả (Amoebozoa)
7 Ngành Trùng roi giáp (Dinozoa)
8 Ngành Trùng roi cổ áo (Choanozoa)
III Động vật nguyên sinh có bào tử
9 Ngành Trùng bào tử (Sporozoa)
10 Ngành Trùng bào tử gai (Cnidosporozoa)
11 Ngành Vi bào tử (Microsporozoa)
IV Động vật nguyên sinh có lông bơi
12 Ngành Trùng lông bơi (Ciliophora)
B Phân giới Động vật đa bào (Metazoa)
III Động vật đa bào thật (Eumetazoa)
3.1 Động vật có đối xứng toả tròn (Radiata)
16 Ngành Ruột khoang (Coelenterata)
17 Ngành Sứa lược (Ctenophora)
Trang 273.2 Động vật có đối xứng hai bên (Bilateria)
3.2.1 Động vật có miệng nguyên sinh (Protostomia)
a Động vật không có thể xoang (Acoelomata)
18 Ngành Giun dẹp (Plathyhelminthes)
19 Ngành Gnathostomulida
20 Ngành Giun vòi (Nemertini)
b Động vật có thể xoang giả (Pseudocoelomata)
21 Ngành Trùng bánh xe (Rotatoria)
22 Ngành Giun Bụng lông (Gastrotricha)
23 Ngành Kinorhyncha
24 Ngành Giun tròn (Nematyhelminthes)
25 Ngành Giun cước (Gordicea)
26 Ngành Giun đầu gai (Acanthocephala)
38 Ngành Mang râu (Pogonophora)
3.2.2 Động vật có miệng thứ sinh (Deuterostomia)
44 Ngành Nửa dây sống (Hemichordata)
CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG
* Câu hỏi ôn tập:
1 Chứng minh rằng các kiến thức về Động vật học rất cần thiết trong đời sống của conngười? Cho các dẫn chứng cụ thể?
Trang 282 Phân biệt tinh trùng và noãn?
3 Nêu các kiểu phân cắt trứng, vẽ sơ đồ minh họa? Yếu tố nào quyết định đến sự phân cắtđó?
4 Trình bày các kiểu hình thành phôi vị và lá phôi thứ 3? Vẽ sơ đồ minh họa?
5 Mối quan hệ giữa các lá phôi với sự xuất hiện các cơ quan của cơ thể?
6 Giới thiệu sơ lược các vùng địa lí động vật trên cạn và đại dương?
7 Giới thiệu các kỉ và các đại địa chất, lịch sử xuất hiện và các bước thịnh suy của cácnhóm động vật?
8 Sơ đồ hóa hệ thống phân loại động vật?
* Câu hỏi vận dụng:
Hày hoàn thành bảng sau:
Trong nhà bạn Trong bữa ăn Trong vườn Trên cơ thể bạn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tham khảo chính:
1 Thái Trần Bái, Nguyễn Văn Khang, 2005, Động vật không xương sống, NXB Đại học Sưphạm, Hà Nội: 1 – 29
2 Nguyễn Văn Thuận, Lê Trọng Sơn, (2004), Giáo trình Động vật không xương sống, Đại họcHuế, Chương 1 Bài mở đầu: http://elearning.hueuni.edu.vn
* Tài liệu đọc thêm:
1 Nguyễn Bá, 1995, Năm giới của thế giới hữu cơ, Sinh học ngày nay, T1,N2(2):17-18
2 Nguyễn Bá, 1999, Các giới sinh vật - Hệ thống và nguồn gốc phát sinh trên quan điểm sinhhọc phân tử, Sinh học ngày nay, T.5, N.3(17): 33-37
3 Thái Trần Bái, 1999, Dấu vết của sự sống tiền Cambri, Sinh học ngày nay, T.5, N.4(18): 49– 52
Trang 294 3 Thái Trần Bái, 2003, Về hệ thống các ngành động vật, Sinh học ngày nay, T.9, N.1(31):3-9.
5 Đặng Ngọc Thanh, 2000, Sách đỏ Việt Nam, phần Động vật, NXB Khoa học và Kĩ thuật, HàNội: 1 – 408
6 Đào Văn Tiến, 1971, Động vật học có xương sống, NXB Đại học và THCN, tập 1: 1 – 234 Trang Web:
http://www.gogreen.com.vn/forum/forum_posts.asp?TID= : Những kỷ lục về loài động vật
không xương sống, Đăng: 11/10/ 2008 lúc 10:24am, Nguồn: Diễn đàn sinh vật rừng Việt Nam http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_th%E1%BB%91ng_ph%C3%A2n_lo%E1%BA
%A1i_sinh_v%E1%BA%ADt: Hệ thống phân loại sinh vật,
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_lo%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc : Phân loại học
MỤC TIÊU CHƯƠNG
Sau khi học xong chương này, Sinh viên phải:
- Nắm được vị trí phân loại của Động vật nguyên sinh (ĐVNS)
- Khái quát được các đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh.
- Trình bày được cây phân loại của các ngành thuộc nhóm ĐVNS từ đó phân tích được sự đa dạng của các ngành ĐVNS.
- Trình bày được đặc điểm chung, hoạt động sống của các ngành ĐVNS
- Trình bày được mặt có lợi và có hại của ĐVNS, cách phòng tránh các bệnh do ĐVNS gây ra.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các ngành ĐVNS.
Trang 301.1 Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh
Cơ thể động vật nguyên sinh là một tế bào nhân chuẩn nhưng các phần của tế bào phân hóaphức tạp thành các cơ quan tử để đảm nhận mọi chức năng sống của một cơ thể độc lập
1.1.1 Cấu tạo cơ thể
- Kích thước: Đa số có kích thước nhỏ (trung bình 50 - 150µm), nhỏ nhất 2 – 4µm Tuynhiên, cũng có một số động vật nguyên sinh có kích thước lớn như trùng có lỗ (đường kính vỏ đạttới 5-6cm)
- Hình dạng: Không có hình dạng nhất định, hình thoi, hình chiếc giày, hình chuông, hìnhtrứng, hình búp chỉ, hình chai, hình cầu hay có hình thù kỳ dị…
- Kiểu đối xứng: Từ không đối xứng (trùng chân giả) đến đối xứng mặt trời (trùng phóng xạ,trùng mặt trời), đối xứng tỏa tròn (amips có vỏ), đối xứng hai bên (zygomorphic), mất đối xứng
(asymmetry)
- Cấu trúc tế bào: Gồm màng tế bào, tế bào chất, nhân
+ Màng: Do lớp ngoài tế bào chất tạo nên: thường là màng phim (pellicula), một số độngvật nguyên sinh là màng cuticula (đôi khi thấm thêm SiO2, CaCO3…) như trùng lỗ, một số động vậtnguyên sinh có vỏ cellulose điển hình như thực vật
+ Tế bào chất: Lớp ngoài (ngoại chất) quánh và đồng nhất, hình thành màng tế bào Lớptrong (nội chất) lỏng và dạng hạt, chứa nhiều cơ quan tử, trong đó quan trọng nhất là nhân
+ Nhân: Có màng nhân bao quanh và trên màng nhân có nhiều lỗ hổng thông với tế bàochất, trong nhân còn có hạch nhân, nơi hình thành các ribosome Thông thường động vật nguyênsinh chỉ có một nhân nhưng một số nhóm co hai hay nhiều nhân (Trùng đế giày)
Hình 1.1 Cấu tạo trùng giàyMicronucleus: nhân nhỏ; Macronucleus: nhân lớn
1.1.2 Hoạt động sinh lý
1.1.2.1 Tính cảm ứng: Động vật nguyên sinh có phản ứng dương hay âm bởi các thay đổi
khác nhau của môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng…) cũng như các tác động cơ học
1.1.2.2 Cơ quan tử vận chuyển
- Chân giả: Được tạo nên nhờ sự thay đổi trạng thái lỏng quánh của tế bào chất để thực hiệnchức năng di chuyển và bắt mồi Có nhiều dạng chân giả như: chân giả thùy, chân giả sợi, chân giảmạng, chân giả trục
Trang 31Hình 1.2 Các dạng chân giả của ĐVNSA.Chân giả thùy; B.Chân giả lưới; C.Chân giả sợi; D-G Chân giả trục 1 Chân giả; 2 Nhân
- Roi bơi và lông bơi: Là cơ quan tử vận chuyển khá rõ ràng, chúng không có sự khác nhau
về cấu trúc siêu hiển vi nhưng khác nhau về số lượng và độ dài (lông bơi thường ngắn hơn vànhiều hơn roi bơi) Khi di chuyển lông bơi và roi bơi tạo dòng nước lướt qua bề mặt cơ thể giúpđộng vật nguyên sinh tăng cường trao đổi khí với môi trường hoặc đưa thức ăn tới bào khẩu
Hình 1.3 Cấu tạo roi và lông bơi ở trùng roi
A: Roi; B: Lông
1.1.2.3 Bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu không bào co bóp
- Cấu tạo của không bào co bóp: Đó là một túi chứa, có thể tích lũy nước và chất cặn bã.Quá trình này làm cho không bào co bóp lớn dần lên, khi đạt đến một kích thước nhất địnhchúng sẽ di chuyển ra phía màng tế bào vỡ ra, tống nước và chất thải ra ngoài
- Ý nghĩa của không bào co bóp: Khi hoạt động chúng vừa thải chất cặn bã vừa đẩy lượngnước thừa ra ngoài giúp lấy lại nồng độ bình thường của chất hòa tan và khôi phục áp suất bìnhthường trong tế bào chất Nhờ đó, cơ thể động vật nguyên sinh nước ngọt không bị vỡ do nước từngoài ngấm vào Chỉ có các động vật nguyên sinh sống ở nước ngọt thì mới có khả năng hìnhthành không bào co bóp
Trang 32- Cơ chế điều khiển hoạt động của không bào co bóp: Có thể nhờ sự tập trung ti thể xungquanh không bào co bóp để cung cấp năng lượng cho hoạt động bơm nước ra ngoài.
- Các loại không bào co bóp: Không bào co bóp đơn giản và không bào co bóp xếp thành một
hệ thống gồm một không bào lớn ở giữa nhận nước từ các ampun phóng xạ bao quanh
Hình 1.4 Sự hình thành không bào co bóp của động vật nguyên sinh (theo Hickman)
A Ở Paramecium multimicronucleatum: 1 Túi đầy với lỗ màng tế bào đóng; 2 - 3 Lỗ mở,
túi rỗng và thấy được các rãnh sợi; 4 Lỗ đóng; 5 và 6 Túi thu nhận nước hình hành không bào
- Tự dưỡng: Nhờ năng lượng quang học (quang dưỡng) như trùng roi xanh
- Dị dưỡng: Thức ăn là các vụn hữu cơ, sinh vật nhỏ bé, chất hòa tan trong nước Cách bắtmồi khác nhau: trùng chân giả bắt mồi bằng chân giả, trùng roi dùng roi di chuyển để đưa thức ăn
và dưỡng khí vào, trùng lông bơi dùng chất độc của tế bào chích làm tê liệt con mồi và đưa vàobào khẩu…Quá trình tiêu hóa nội bào nhờ không bào tiêu hóa
- Tạp dưỡng (hỗn dưỡng): Một số động vật nguyên sinh vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng tùy sựthay đổi của điều kiện môi trường sống (trùng roi xanh – Euglena viridis)
- Trong bào xác, chuyển hóa giảm tối đa nhưng một số động vật nguyên sinh có thể sinh sản
vô tính bằng phân đôi, mọc chồi hoặc liệt sinh
- Kết bào xác gặp phổ biến ở động vật nguyên sinh nước ngọt và ở đất nhưng hiếm gặp ởđộng vật nguyên sinh nước mặn Động vật nguyên sinh kí sinh bào xác bảo vệ chúng khi ra ngoài
cơ thể vật chủ
Trang 33Hình 1.5 Kết bào xác ở ĐVNS kí sinh trong ruột ngườiA-C: Amip lị; D-E: Trùng cỏ; A,D: Dạng hoạt động; B: Bào xác (kén); C: Liệt sinh;
1.Nhân; 2.Bào khẩu; 3.Vỏ kén
1.1.3 Sinh sản
- Sinh sản vô tính: Phổ biến ở động vật nguyên sinh: phân đôi, liệt sinh, nẩy chồi, sinh sảnbằng bào tử…
Hình 1.6 Sinh sản vô tính bằng phân đôi
A Amip có vỏ; B Trùng roi máu; C Trùng roi xanh; D Trùng giày
- Sinh sản hữu tính: Bổ sung cho sinh sản vô tính khi môi trường sống trở nên bất lợi như cáchình thức sinh sản hữu tính kiểu tiếp hợp (trùng đế giầy), sinh sản hữu tính đẳng giao, dị giao,noãn giao Trong đó, sinh sản hữu tính kiểu tiếp hợp là hình thức sinh sản hữu tính sơ khai nhất,sinh sản hữu tính noãn giao là mức độ cao nhất, đặc trưng ở động vật đa bào
Hình 1.7 Sinh sản tiếp hợp ở trùng giày
Trang 34- Xen kẽ giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính: Gặp ở trùng lỗ, trùng bào tử, trùng mặttrời Sinh sản vô tính tạo ra nhiều cá thể (ở một vật chủ) và sinh sản hữu tính tạo ra các mầm giao
tử và các giao tử (ở một vật chủ khác) như trùng bào tử
1.2 Hệ thống phân loại động vật nguyên sinh
Theo quan điểm phân chia 4 giới của Takhajant, Động vật nguyên sinh được sắp xếp vàogiới động vật Hệ thống phân loại động vật nguyên sinh gần đây có nhiều thay đổi với xu hướngphát triển của khoa học là tách riêng và nâng lên một đơn vị phân loại như: từ một ngành táchthành nhiều ngành, từ một lớp tách thành nhiều lớp… làm cho Hệ thống phân loại động vậtnguyên sinh ngày càng mang tính tự nhiên hơn
Hiện nay, phân giới động vật nguyên sinh (Protozoa) được chia thành 4 nhóm lớn (liênngành) và có 12 ngành:
Động vật nguyên sinh có chân giả: Có 4 ngành
+ Ngành trùng chân giả+ Ngành trùng có lỗ+ Ngành trùng phóng xạ+ Ngành trùng mặt trờiĐộng vật nguyên sinh có roi bơi: Có 4 ngành
+ Ngành động vật cổ+ Ngành trùng roi động vật+ Ngành trùng roi giáp+ Ngành trùng roi cổ áoĐộng vật nguyên sinh có bào tử: Có 3 ngành
+ Ngành trùng bào tử+ Ngành trùng bào tử gai+ Ngành trùng vi bào tửĐộng vật nguyên sinh có lông bơi: Có 1 ngành là ngành trùng lông bơi
1.2.1 Ngành trùng chân giả
* Đặc điểm cấu tạo và sinh lý
- Cấu tạo:
+ Cơ thể trần hoặc có vỏ
+ Tế bào chất có các cơ quan tử để thực hiện các chức năng sinh lí của cơ thể
+ Nhân: Giàu dịch nhân, chất nhiễm sắc và hạch nhân; số lượng nhân thay đổi tùy loài (Trong số động vật thuộc ngành Trùng chân giả thì amip có cấu tạo đơn giản nhất, có kíchthước khá lớn (0,5mm) và không có vỏ bao bọc nên dễ quan sát)
- Di chuyển: Có khả năng hình thành chân giả để di chuyển và bắt mồi Vị trí hình thành vàhình dạng chân giả thường không cố định trên cơ thể và sai khác nhau ở các loài khác nhau
Trang 35Hình 1.8 Chân giả ở Amíp và giả thiết giải thích sự hình thành chân giả khi amip hoạt độngNghiên cứu SGK - ĐVH không xương sống - Thái Trần Bái (chủ biên) - NXB ĐHSP - 2005,
hãy hoàn thành các chú thích trên
- Bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp
- Trùng chân giả có khả năng kết bào xác khi gặp điều kiện bất lợi Đó là quá trình co cơ thểlại, thải bớt nước và thức ăn ra ngoài, hình thành vỏ cứng có hai lớp Khi điều kiện thuận lợi thìchúng phân hủy vỏ và trở lại hoạt động bình thường Nhờ có bào xác mà trùng chân giả có thểphát tán được do luồng gió hay dòng nước và tồn tại được tron điều kiện sống bất lợi
* Đặc điểm sinh sản
- Sinh sản vô tính: Phân đôi, liệt sinh Tốc độ sinh sản vô tính phụ thuộc vào điều kiện môi
trường mà chủ yếu là thức ăn Nếu thức ăn đầy đủ, nhiệt độ thích hợp thì loài Amoeba proteus cứ
1-2 ngày phân chia một lần, một số trùng lõ sinh sản vô tính bằng liệt sinh
- Sinh sản hữu tính: Chỉ xảy ra ở một số ít loài, đó là sự kết hợp của hai tế bào sinh dục haycủa hai nhân sinh sản
* Phân loại và tầm quan trọng
Trùng chân giả có khoảng 10.000 loài hiện đang sống và số lượng lớn loài hóa thạch nhờ vào
cơ thể có vỏ rắn, một lớp và chia làm 3 bộ
- Bộ amíp trần:
+ Đặc điểm cấu tạo: Cơ thể không có bộ xương hay vở bọc, hình dạng cơ thể luôn thayđổi Các amíp trần có chân giả khác nhau về số lượng (1 hay nhiều), hình dạng (thùy, sợi, nhú,gai…) và về độ lớn
+ Đặc điểm sinh thái: Phần lớn amíp trần sống tự do trong nước ngọt và đất ẩm, chỉ một
số loài kí sinh trong ruột người và động vật Ví dụ amíp lỵ (Entamoeba hystolytica) kí sinh gây bệnh
Trang 36lỵ ở người, tạo các vết loét dạng núi lửa trên mặt trong của thành ruột Chúng ăn hồng cầu và cóthể theo máu và bạch huyết vào gan gây ap xe gan.
- Bộ amíp có vỏ:
+ Đặc điểm cấu tạo: Sai khác chủ yếu với amíp trần là chúng có thêm một lớp vỏ bằng silichoặc kitin, co khi gắn thêm các hạt cát, vừa có tác dụng bảo vệ, vừa có tác dụng nâng đỡ cơ thể
Hình 1.9 Vòng đời Amip lị (http://correia.miguel25.googlepages.com/home)
+ Đặc điểm sinh thái: Chỉ gặp ở nước ngọt, là thành phần của sinh vật đáy Các giống
gặp phổ biến ở nước ngọt: Arcella, Diffugia, Centropyxis, Euglypha…
Hình 1.10 Amip có vỏ: A: Arcella, B: Diffugia ( http://br.geocities.com/pri_biologiaonline/filo_rhizopoda.html )
1.2.2 Ngành Trùng lỗ (Foraminifera)
* Đặc điểm cấu tạo:
- Vỏ cơ thể:
+ Kích thước của vỏ rất khác nhau từ vài chục μm đến hàng trăm μm, thậm chí tới vài
cm (giống Cornuspiroides) hay tới 6cm (giống Nummulites).
Trang 37+ Cấu tạo của vỏ có một ngăn hay nhiều ngăn (có tới 100 ngăn, giữa các ngăn có lỗnhỏ thông với nhau), xếp thành dãy hay xếp xoắn ốc Trùng có lỗ có lớp vỏ hữu cơ có liên kếtvới các hạt cát hay ngấm CaCO3, SiO2, trên vỏ có nhiều lỗ nhờ đó mà chân giả thò ra ngoài.
- Chân giả: Hình sợi rất dài, thường kết với nhau thành mạng lưới
* Đặc điểm sinh sản: Trong vòng đời có xen kẽ thế hệ sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:
Có hình thành giao tử có roi và trong vòng đời có xen kẽ thế hệ
Ví dụ: Trùng có lỗ Discorbis patelliformis có hiện tượng xen kẽ thế hệ Thể hữu tính mở
đầu cho thế hệ sinh sản hữu tính bằng cách liệt sinh để hình thành nhiều giao tử giống nhau(isogamete), có 2 roi Sau khi kết hợp để hình thành nên hợp tử (2n), cá thể này phát triểnthành thể vô tính (agamont) để mở đầu cho thế hệ sinh sản vô tính Thể vô tính phân chianguyên nhiễm nhiều lần và giảm nhiễm một lần cuối để hình thành nên thể hữu tính (gamont)
có nhiễm sắc thể đơn bội (n)
* Vai trò thực tiễn
- Phần lớn chúng sống ở biển, khi chết đi vỏ của chúng lắng xuống đáy biển (1 gam cát
có thể có tới 50.000 cá thể) Khi có các cuộc tạo sơn, chúng tham gia tạo nên các nền đất đátrên lục địa với diện tích rất rộng Các lớp đá vôi và sa thạch xanh là vỏ của Trùng lỗ (ví dụ đá
vôi tạo nên cao nguyên Sahara hoàn toàn bằng vỏ của giống Nummulites và vùng cao nguyên này
xưa kia là đáy biển)
- Xác định tuổi địa tầng dựa vào hóa thạch của chúng Ví dụ giống Nummulites đặc trưng
cho kỷ Đệ tam; họ Fusulinidae chỉ thị cho các lớp dất thuộc kỷ Thạch thán và Pecmi
- Thăm dò những nơi có dầu mỏ vì lớp đất chứa dầu mỏ thường tương ứng với một số loàiTrùng lỗ xác định (hình 2.9)
- Trùng lỗ ở Việt Nam khá phong phú về thành phần loài Đến nay đã xác đinh được 290 loài Trùng lỗ
- Tế bào chất: Có nang trung tâm: đó là một màng được phân hóa từ một phần của tếbào chất, chia tế bào chất thành 2 phần là phần trong nang và phần ngoài nang (hai phần nàykhông tương ứng với nội chất và ngoại chất) Thành nang trung tâm có nhiều lỗ thủng nhỏ,qua đó nguyên sinh chất trong nang thông với ngoài nang Trong nguyên sinh chất củaTrùng phóng xạ còn gặp một số lớn các tảo đơn bào (thuộc bộ Dinoflagellata) sống cộngsinh (chỉ gặp ở các Trùng phóng xạ sống ở vùng biển nông, nơi có ánh sáng chiếu tới)
- Chân giả: Gồm nhiều sợi, xuyên qua thành nang trung tâm tỏa ra ngoài Đó là phầnđược hình thành từ các phần tế bào chất quánh hơn nằm phía ngoài Chân giả có thể liênkết và hình thành các nhánh để tăng hiệu quả bắt mồi
Trang 38* Phân loại: Có khoảng 7.000 - 8.000 loài, sống ở vùng biển có độ sâu từ 0-8.000m, phong
phú ở các vùng nông của biển ấm Có một số lớn các loài đã hóa thạch, chia thành 5 bộ:
- Bộ Acantharia: Có bộ xương bằng SrSO4, với 20 gai phóng xạ xếp thành 5 vành Ở gốc gai
có sợi cơ điều chỉnh giúp cho con vật chuyển dịch vị trí trong nước Đại diện có loài Acanthometra elastica.
- Bộ Spumellaria: Có bộ xương bằng SiO2, có thể có các gai xương hay kết lại thành bộ
xương Đại diện có loài Thalassophyta pelagica
- Bộ Nasselaria: Có bộ xương SiO2, đa dạng, chủ yếu gồm từng nhóm 4 xương gắn với
nhau, kết thành bộ xương kỳ dị Bao trung tâm không phải hình cầu Đại diện có loài Medussetta craspedota.
- Bộ Phaeodaria: Có bộ xương SiO2, bao trung tâm có 3 lỗ lớn Có thể
xám, nơi tập trung chất tiết và giữ trữ thức ăn Sống ở biển sâu
- Bộ Sticholonchea: Cơ thể đối xứng 2 bên với 18 - 20 gai xương phóng xạ Chỉ mới
phát hiện một giống là Sticholonche.
* Tầm quan trọng:
- Trong công nghiệp vỏ của Trùng phóng xạ dùng để đánh nhẵn mặt kim loại
- Vỏ của Trùng phóng xạ cũng là hóa thạch dùng để xác định tuổi địa tầng
1.2.4 Ngành Trùng mặt trời (Heliozoa)
* Đặc điểm cấu tạo: Nhìn bên ngoài thấy hình dạng cơ thể giống với Trùng phóng xạ, tuy
nhiên có các sai khác quan trọng sau:
- Không có nang trung tâm
- Có thể có một hay nhiều nhân
- Có không bào co bóp
Trang 39- Chân giả tỏa ra xung quanh, không bắt nhánh với nhau, giữa mỗi chân giả có trụ đặc,bọc xung quanh là nguyên sinh chất Chân giả có thể kéo dài hay rụt ngắn lại hoặc chụm vàonhau nên chúng bắt mồi rất hiệu quả.
* Đặc điểm sinh thái: Chủ yếu sống ở nước ngọt như các ao, hồ, đầm Có thể gặp một
số loài sống ở biển
Hình 1.12 Bộ xương của trung mặt trời
1.2.5 Ngành động vật cổ (Archaezoa)
Thuật ngữ này được đề nghị vào những năm 1980 dùng để chỉ tất cả các nguyên sinh vật
có thể xuất hiện trước khi tế bào có ty thể Có thể phân biệt một số nhóm archaezoa như sau:
* Trichomonadiana:
- Đặc điểm cấu tạo: Có nhiều roi, đôi khi có trụ gai nâng đỡ (axotyl) Không có ty thể nhưng
có hydrogenosom, có thể là dạng biến đổi của ty thể
- Có nhiều loài khác nhau: Đại diện: Giống Trichomonas có 4 roi (3 hướng về phía trước,
1 hướng về phía sau hình thành màng uốn) Ký sinh ở động vật, có 2 loài ký sinh ở người là Tr hominis và Tr vaginalis.
* Diplomonadina:
- Cấu tạo cơ thể: Giống như 2 cơ thể của Trichomonas xếp đối xứng, chúng không có ty thể,không có có thể hạt (plastid) và có bộ xương tế bào đơn giản
- Có nhiều loài khác nhau: Ký sinh trong cơ thể động vật, lúc đầu ở ống tiêu hóa sau đó
lan sang các cơ quan khác Đại diện: loài Lambia intestinalis ký sinh trong ống dẫn mật, ruột
non và tá tràng của người Cơ thể có 8 roi và 2 nhân, đối xứng hai bên, mặt bụng biến thànhgiác bám, bám vào thành ruột Ra khỏi cơ thể chúng mất roi, biến thành bào xác và có thể lâybệnh cho người khác bằng con đường ăn uống Ký sinh gây bệnh ở người, gây ra các cơn đau
bụng quằn quại, có hiện tượng đi lỏng nặng Ở người còn có loài Giardia intestinalis.
* Hypermastigida:
- Đặc điểm cấu tạo: Cơ thể không có ty thể nhưng có hydrrogenesom Cơ thể thường lớntới vài trăm μm, có hàng nghìn roi, có cấu tạo phức tạp và thường có nhiều nhân Chúng cókhả năng tiết men xenlulaza, biến các xenluloz thành các hydratcacbon đơn giản để có thể hấp thụ
- Có khoảng 200 loài sống cộng sinh trong ruột mối và gián Số lượng ký sinh trong vật
chủ là rất lớn Chẳng hạn trong ruột mối chỉ riêng một loài Trichonympha campanula đã
chiếm tới 1/3 sinh khối của cơ thể mối Hiện nay nhiều nhà sinh vật học chấp nhận Động vật
cổ (Archaezoa) là một taxon xuất hiện sớm nhất nhưng hình như vị trí của chúng còn phải thayđổi Quan hệ giữa các nhóm trong Archaezoa còn chưa rõ ràng và hiện tượng thiếu ty thể có thể
Trang 40là sự biến đổi có liên quan đến đời sống ký sinh của chúng, kể cả các nhóm xa nhau về nguồngốc.
1.2.6 Ngành Trùng roi động vật (Euglenozoa)
* Đặc điểm cấu tạo, sinh lý
- Hình dạng cơ thể: Sai khác nhau: h ình trứng, hình búp chỉ, hình chai, hình cầu hay cóhình thù kỳ dị Cơ thể Trùng roi có lớp tế bào chất ngoài cùng (ngoại chất) phân hóa thànhmàng phim (pelliculla), một số còn có lớp che ngoài, hoặc một lớp keo (Volvox ), lớp sừng hay
lớp xenluloz như ở tế bào thực vật (Dinoflagellata)
( Phần ngọn roi mỗi chùm sợi có 2 sợi đơn, còn ở phần gốc roi mỗi chùm sợi có 3 sợi đơn, các sợi này chính là cơ quan vận động của roi 2 sợi đơn nằm ở trung tâm có đường kính mỗi sợi là 250A 0 và có tâm của sợi này cách sợi kia là 300Å, 2 sợi này xuất phát từ hạt trục ở gốc Sợi giữa là sợi nâng đỡ cho roi Phần gốc roi nằm trong ngoại chất của tế bào còn có thể gốc (kinetosom) là hạt hình trụ có màng bao quanh, đôi khi gốc của roi còn nằm sâu vào trong nội chất, thậm chí tiếp xúc với màng nhân để hình thành nên thể rễ (rhizoplast) Một số loài trùng roi còn có thể cận gốc với hình dạng khác nhau như hình trứng, hình trụ hay nhiều thùy, thể cận gốc nằm cạnh thể gốc, có chức năng tương tự như thể golgi (tập trung chất dự trữ dùng để vận động roi) Một số trùng roi thuộc bộ Kinetoplastida cạnh thể gốc còn có hạt gốc (kinetoplast) có cấu tạo tương tự như ty lạp thể, chứa nhiều AND cung cấp năng lượng cho vận động của roi Một số trùng roi sống ký sinh trong cơ thể động vật, phần gốc của của roi có màng uốn (đó là một phần nguyên sinh chất của cơ thể gắn với gốc roi) giúp cho con vật chuyển động dễ dàng hơn trong môi trường có độ nhớt cao của máu động vật).
- Dinh dưỡng: Phức tạp hơn Trùng chân giả
+ Dinh dưỡng dị dưỡng: Thức ăn là vi khuẩn, động vật nguyên sinh nhỏ và tảo đơn bào.Khi roi chuyển động thì sẽ tạo ra dòng nước mang thức ăn vào bào khẩu ở gốc roi, qua bào hầuvào nội chất, tại đây hình thành không bào tiêu hóa Sau khi phân hủy thức ăn, chất dinh dưỡngđược hấp thụ còn chất cặn bã được thải ra ngoài, phía sau cơ thể
+ Dinh dưỡng hoại sinh: Hấp thụ thức ăn trực tiếp qua bề mặt cơ thể
+ Dinh dưỡng tự dưỡng: Một số trùng roi có khả năng dinh dưỡng tự dưỡng (dinh dưỡngthực vật), tức là chúng có thể sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ nhờ vào lụclạp Thức ăn dự trữ của Trùng roi là hạt á tinh bột, tinh bột, hạt glucogen, các giọt dầu trong tế bàochất
- Có cơ quan thị giác ở một số Trùng roi là điểm mắt (stigma), nằm ỏ gốc roi, có thể coi là cơquan thị giác nguyên thủy nhất Điểm mắt là nơi tích lũy những hạt sắc tố nhỏ, có thành phần
hóa học là lipoit Ở giống Peridinea, điểm mắt có kích thước khá lớn (đạt tới 25μm), gồm
nhiều hạt sắc tố hợp lại thành hình cốc, trong lòng cốc có dự trữ các hạt á tinh bột trong suốtnhư một thấu kính
- Cơ quan điều hòa áp suất là không bào co bóp, thường hình thành một hệ thống nằmphía trước cơ thể, đôi khi có bể chứa thông với bên ngoài