Mối quan hệ giữa ngành Nửa dây sống, Da gai, Dây sốngCăn cứ vào những đặc điểm hình thái, giải phẫu và sự phát triển cá thể của ngành Nửasống so với các ngành Da gai Echinodermata và Dây
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I: LÝ THUYẾT
Chương 1 Ngành Nửa dây sống (Hemichordata) 3
1.1 Đặc điểm chung 3
1.2 Đại diện ngành Nửa dây sống-Sun dải (Balanoglossus) 3
1.3 Phân loại ngành Nửa sống (Hemichordata) 3
1.4 Sự thích nghi của ngành Nửa dây sống (Hemichordata) 3
1.5 Mối quan hệ giữa ngành Nửa dây sống, Da gai, Dây sống 4
Chương 2 Ngành Dây sống (Chordata) 5
2.1 Ngành Dây sống (Chordata) 5
2.2 Phân ngành Có bao (Tunicata) 6
2.3 Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata) 7
2.4 Phân ngành Động vật có xương sống(Vertebrata) 8
Chương 3 Lớp cá Miệng tròn (Cyclostomata) 10
3.1 Đặc điểm chung 10
3.2 Đại diện lớp cá Miệng tròn - Cá Bám đá (Lampetra) 10
3.3 Sự đa dạng của lớp cá Miệng tròn 12
3.4 Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp cá Miệng tròn 12
Chương 4 Lớp Cá sụn (Chondrichthyes) 13
4.1 Đặc điểm chung 13
4.2 Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái 13
4.3 Sự đa dạng của lớp Cá sụn 16
4.4 Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp Cá sụn 17
Chương 5 Lớp Cá xương (Osteichthyes) 18
5.1 Đặc điểm chung 18
5.2 Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái 18
5.3 Sự đa dạng của lớp Cá xương 21
5.4 Nguồn gốc và các mối quan hệ giữa các nhóm cá 22
5.5 Một số đặc điểm sinh học và sinh thái cá 22
5.6 Tầm quan trọng của các lớp cá 23
Chương 6 Lớp Lưỡng cư (Amphibia) 24
6.1 Đặc điểm chung 24
6.2 Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái 24
6.3 Sự đa dạng của lớp Lưỡng cư 27
6.4 Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp Lưỡng cư 28
6.5 Một số đặc điểm sinh thái học của Lưỡng cư 28
6.6 Tầm quan trọng của lớp Lưỡng cư 29
Chương 7 Lớp Bò sát (Reptilia) 30
7.1 Đặc điểm chung 30
7.2 Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái 30
7.3 Sự đa dạng của lớp Bò sát 31
7.4 Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp Bò sát 33
Trang 27.5 Một số đặc điểm sinh thái học của Bò sát 34
7.6 Tầm quan trọng của lớp Bò sát 35
Chương 8 Lớp Chim (Aves) 36
8.1 Đặc điểm chung 36
8.2 Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái 36
8.3 Sự đa dạng của lớp Chim 39
8.4 Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp Chim 40
8.5 Một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của Chim 40
8.6 Tầm quan trọng của lớp Chim 41
Chương 9 Lớp Thú (Mammalia) 42
9.1 Đặc điểm chung 42
9.2 Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái 42
9.3 Sự đa dạng của lớp Thú 45
9.4 Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp Thú 47
9.5 Một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của Thú 47
9.6 Tầm quan trọng của lớp Thú 50
Chương 10 Tóm tắt sự phát triển tiến hóa của Động vật có xương sống 52
10.1 Nguồn gốc của động vật dây sống 52
10.2 Sự phát triển tiến hóa của nhóm Không hàm (Agnatha) 52
10.3 Sự phát triển tiến hóa của nhóm Cá 52
10.4 Sự phát triển tiến hóa của nhóm Lưỡng cư 52
10.5 Sự phát triển tiến hóa của nhóm Bò sát 52
10.6 Sự phát triển tiến hóa của nhóm Chim 52
10.7 Sự phát triển tiến hóa của nhóm Thú 53
PHẦN II: THỰC HÀNH Bài 1 Hình dạng ngoài và nội quan Cá sụn 54
Bài 2 Hình dạng ngoài và nội quan Cá xương 57
Bài 3 Tập nhận biết và định loại cá đến bộ 60
Bài 4 Hình dạng ngoài và nội quan Lưỡng thê 63
Bài 5 Bộ xương cá, lưỡng thê 66
Bài 6 Hình dạng ngoài và nội quan Bò sát 68
Bài 7 Hình dạng ngoài và nội quan Chim 71
Bài 8 Hình dạng ngoài và nội quan Thú 73
Bài 9 Bộ xương chim, thú 75
Trang 3- Ở gốc vòi có một nếp dây sống phát triển không đầy đủ
- Vỏ da có cơ vòng, cơ dọc gần giống giun đốt
- Hệ tiêu hóa chưa phân hoá lắm, mới có ruột trước, ruột giữa, ruột sau; tuyến tiêu hoáđơn giản (mới có gan)
- Hệ hô hấp có các đôi khe mang nằm hai bên thành hầu
- Hệ tuần hoàn hở giống Thân mềm, Chân khớp
- Hệ bài tiết còn nguyên thủy, có đơn thận hơi giống hậu đơn thận ở Giun đốt
- Hệ thần kinh: có dây lưng, dây bụng và vòng hầu, trong dây lưng có xoang rỗng làmầm mống thần kinh hình ống
- Sinh sản có 2 hình thức: Sinh sản vô tính bằng nảy chồi, đứt đoạn và sinh sản hữu tính.Trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng giống ấu trùng dipleurula của da gai
2 Đại diện ngành nửa dây sống-Sun dải (Balanoglossus)
- Hình dạng : Có thân hình giun dài trung bình 70-150cm, tuy nhiên cũng có loài nhỏchừng 3cm hoặc lớn 250cm Cơ thể chia 3 phần: vòi, cổ, thân ứng với 3 đôi túi thể xoang:xoang vòi, xoang cổ và xoang thân
- Vỏ da có cấu tạo gần giống biểu mô cơ của giun
- Dây sống dạng một nếp ngắn ở gốc vòi, chưa có vai trò là trục của cơ thể, được coinhư là mầm mống của dây sống chính thức
- Hệ tiêu hoá có ống tiêu hóa chưa phân hoá lắm, tuyến tiêu hoá chỉ có nhiều đôi túi ganđơn giản
- Hệ hô hấp là 2 dãy khe mang thông thẳng ra ngoài ở mặt lưng phần trước cơ thể
- Hệ tuần hoàn hở, máu có huyết sắc tố nên trao đổi chất có thuận lợi
- Hệ thần kinh đơn giản, chỉ có một dây lưng và dây bụng Dây lưng ở phần cổ đã phìnhthành xoang thần kinh hẹp, mầm mống của thần kinh hình ống
- Giác quan: Cơ quan cảm giác chỉ là các tế bào cảm giác phân bố ở mặt biểu bì
- Hệ bài tiết: thận chỉ có 2 đôi ống đơn thận đổ ra ngoài qua khe mang I
- Hệ sinh dục: đơn tính Thụ tinh trong nước, trứng phát triển thành ấu trùng tornaria có cấu tạo tương tự ấu trùng Bipinnaria của sao bể (Asteroidea), qua các giai đoạn biến
thái thành cơ thể trưởng thành Ngoài ra Sun dải còn sinh sản vô tính bằng cách nảychồi hoặc đứt đoạn
3 Phân loại ngành Nửa sống
Ngành nửa sống hiện được chia làm 3 lớp:
- Lớp mang ruột (Enteropneuta)
- Lớp mang lông (Pterobranchia)
- Lớp Planctosphaeroidea
4 Sự thích nghi của ngành Nửa dây sống
Do lối sống định cư nên lớp Mang lông (Pterobranchia) ít biến đổi so với tổ tiên LớpMang ruột (Enteropneusta) hoạt động tích cực hơn, tuy nhiên sự phân ly tiến hóa vẫn còn ởmức độ thấp Nhìn chung ngành Nửa sống có tổ chức cơ thể tiến hóa, thích nghi với lối sống
ít vận động hoặc định cư ở đáy biển hay giá thể, một số loài sống tập đoàn
Trang 45 Mối quan hệ giữa ngành Nửa dây sống, Da gai, Dây sống
Căn cứ vào những đặc điểm hình thái, giải phẫu và sự phát triển cá thể của ngành Nửasống so với các ngành Da gai (Echinodermata) và Dây sống (Chordata), có thể nói rằng Nửasống có vị trí cầu nối, chuyển tiếp giữa Động vật không dây sống và Động vật có dây sốngthông qua nhóm động vật tổ tiên chung với nhóm Da gai và xa hơn nữa thông qua tổ tiênchung với các nhóm Động vật Miệng sinh sau
Trang 53 về số lượng loài trong các ngành động vật, chỉ sau Chân khớp (Arthropoda) và thân mềm(Mollusca).
Mặt dù có nhiều loài, phân ly theo nhiều hướng tiến hóa, ngành có dây sống thể hiệnmột kiểu cấu tạo chung thống nhất không thấy ở các ngành động vật khác Những đặc điểmtiến bộ hơn so với các ngành khác là:
1 Có dây sống chạy dọc sống lưng cơ thể con vật Đúng như tên gọi của ngành, cơ thể cácđộng vật có dây sống có một dây sống rắn và xốp, có nguồn gốc từ nội bì chạy dọc sống lưng củacon vật Dây sống được cấu tạo từ các mô đặc biệt, gồm toàn những tế bào có không bào lớn Sự tồntại của dây sống phụ thuộc vào mức độ phát triển và tiến hoá của nhóm động vật Dây sống tồn tạisuốt đời sống của con vật ở các nhóm có mức độ tiến hóa thấp, hoặc chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi, sau
đó bị các tế bào xương sống chèn ép làm cho dây sống thoái hoá chỉ để lại vết tích ở trung tâm thânđốt sống hay thoái hoá không để lại vết tích như đa số các loài động vật có xương sống tiến hóa cao(bò sát, chim, thú)
2 Có hệ thần kinh hình ống Hệ thần kinh trung ương là một ống thần kinh chạy dọc lưng
ở phía trên dây sống Ống thần kinh có nguồn gốc từ ngoại bì Lòng ống được gọi là xoang thầnkinh (neurocoelum) Sự phát triển của ống thần kinh phụ thuộc tuyến tính với mức độ phát triển
và tiến hoá của động vật Động vật có tổ chức cao, ống thần kinh phát triển hơn các động vật có
tổ chức thấp Sự phát triển của ống thần kinh là thước đo mức độ tiến hoá của từng nhóm độngvật có dây sống
3 Có khe mang là cơ quan hô hấp Phần đầu của ống tiêu hoá gọi là hầu có thủng nhiềuđôi khe mang, làm khoang hầu thông ra ngoài Sự phát triển và tồn tại của khe mang ngượcvới sự phát triển tiến hoá của con vật Các loài có dây sống bậc thấp ở nước (các loài cá) cókhe mang tồn tại suốt đời sống và tạo thành cơ quan hô hấp chính của chúng gọi là mang Cácloài có dây sống ở cạn hoặc ở nước thứ sinh, khe mang chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi, về sauthoái hoá và cơ quan hô hấp chính của chúng là phổi
4 Có đuôi nằm phía sau hậu môn Đuôi là phần kéo dài của cơ vân và dây cột sống,thường có vai trò vận chuyển và điều tiết thăng bằng của cơ thể Ở động vật có xương sống,hậu môn không bao giờ nằm ở mút cuối thân như động vật không xương sống, mà vị trí của
nó thường là ranh giới của phần thân và phần đuôi
Bên cạnh những đặc điểm đặc trưng trên, động vật có dây sống còn có 4 đặc điểm cơbản giống với nhiều ngành động vật không xương sống (Invertebrata) khác, thể hiện tính chất
họ hàng và nguồn gốc phát sinh của các ngành trong giới động vật:
1 Có xoang cơ thể thứ sinh (coelum), đặc điểm này chung cho các động vật ba lá phôi:nửa dây sống, da gai, hàm tơ, thân mềm, giun đốt, chân khớp,
2 Có miệng thứ sinh (deuterostomia) phân biệt với các ngành động vật miệng nguyênsinh (Protostomia) Đặc điểm này chung với Ngành da gai, hàm tơ, nửa dây sống và nhiềungành động vật ba lá phôi khác
3 Có sự phân đốt cơ thể Các hệ cơ quan chính như hệ thần kinh, hệ cơ, hệ xương (đốtsống), hệ tuần hoàn (một số mạch máu), hệ bài tiết (đơn thận), trong cơ thể động vật có dây
Trang 6sống có sự phân đốt dị hình Tính chất phân đốt càng mờ dần từ thấp đến cao Sự phân đốt rõnhất ở các động vật có dây sống thấp và phôi của các động vật có dây sống cao Đặc điểm nàychung với nhiều ngành động vật không xương sống như giun đốt, chân khớp.
4 Cơ thể có đối xứng hai bên (bilateria) phải và trái, tức đối xứng theo mặt phẳng thẳngdọc theo cơ thể con vật Đặc điểm này chung cho tất cả các ngành động vật đa bào trừ cácngành hải miên, ruột khoang và sứa lược
Hình 1 Sơ đồ vị trí dây sống, ống thần kinh, hầu thủng thành
khe mang và đuôi sau hậu môn của động vật dây sống
2 Hệ thống phân loại đại cương Ngành dây sống
Ngành có dây sống (Chordata) hiện nay được chia làm 3 phân ngành khác nhau về cấutạo nguồn gốc và hướng tiến hoá
1 Phân ngành Có bao (Tunicata) hay Sống đuôi (Urochordata)
2 Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata) hay Không sọ (Acrania)
3 Phân ngành Có xương sống (Vertebrata) hay Có sọ (Craniota)
II Phân ngành Có bao (Tunicata)
1 Đặc điểm chung
- Cơ thể được bọc trong một cái bao đặt biệt bằng chất tunixin do da tiết ra
- Cơ thể trưởng thành không có dây sống, không có ống thần kinh lưng, chỉ giữ lại 2trong 5 đặc điểm chung tiến bộ của ngành dây sống là: hầu thủng thành khe mang và có đuôi
- Chỉ gặp ở biển, phân ly theo lối sống ít vận động tiến tới định cư
2 Tổ chức cơ thể - Đại diện: Hải tiêu (Ascidia)
2.1 Hình dạng
Cơ thể dạng hũ, sống bám trên giá thể, đầu trên có 2 lổ thủng: lổ trên là miệng, lổ bên làhuyệt
2.2 Da
Gồm 2 lớp: biểu bì và bì, nhưng còn cấu tạo giống biểu mô cơ của giun
Cơ thể được bọc trong một cái bao đặc biệt bằng chất tunixin do da tiết ra, thành phầnchủ yếu là cellulose (60%), protid (27%) và các chất vô cơ (13%)
Trang 7Tuần hoàn hở Tim đặt biệt đẩy máu vào 2 chủ mạch kế tiếp theo 2 chiều ngược nhau,
do vậy mỗi chủ mạch vừa là động mạch, vừa là tĩnh mạch
2.7 Thần kinh
Ấu trùng có hình thành ống thần kinh ở phía đuôi, trưởng thành chỉ còn lại 1 hạch nhỏnằm sát miệng ở mặt lưng Bên cạnh hạch còn có một tuyến thần kinh dưới hạch, vai trò chưarõ
Hải tiêu lưỡng tính nhưng không tự thụ tinh Sinh sản vô tính bằng nảy chồi
3 Ấu trùng và biến thái
Sau khi thụ tinh 24 giờ, trứng thành nòng nọc dài 0,05cm có đầy đủ đặc điểm của ngànhDây sống, sau vài giờ bơi chúng lặn xuống bám vào giá thể và biến thái tiếp thành cá thểtrưởng thành
4 Sự đa dạng của phân ngành Có bao (Tunicata)
Phân ngành có bao (sống đuôi) hiện đã biết khoảng 1500 loài phân bố rộng ở biển, đượcchia làm 3 lớp:
- Cơ thể phân tiết
- Bộ xương chưa đầy đủ, thiếu chi chẵn, hộp sọ
Tuy nhiên vẫn giữ được những nét điển hình chung của ngành: có dây sống và ống thầnkinh, có hầu thủng thành khe mang và có đuôi sau hậu môn
2 Tổ chức cơ thể - Đại diện: Lưỡng tiêm (Amphioxus belcheri)
Trang 8Lưỡng tiêm đơn tính nhưng cơ quan sinh dục còn khá nguyên thủy, mỗi cá thể có 25,
26 đôi túi sinh dục kín, thiếu ống dẫn Hiện tượng thụ tinh xảy ra trong nước
3 Sự phát triển phôi, ấu trùng và sự biến thái
Sau khi thụ tinh khoảng 15 giờ phôi phát triển thành ấu trùng có tiêm mao, bơi lội trên mặtnước một thời gian sau chìm xuống đáy tiếp tục biến thái, 3 tháng sau phát triển thành lưỡngtiêm nhỏ, 1 năm sau thành thục dài 30mm
4 Sự đa dạng của phân ngành Sống đầu
Chỉ có 1 lớp Lưỡng tiêm (Amphioxi) gồm 1 bộ Amphioxiformes, 1họ Amphioxidae, 2 giống
Amphioxus và Asymmetron với khoảng hơn 20 loài
IV Phân ngành Có xương sống (Vertebrata) hay Có sọ (Craniota)
1 Những đặc điểm cấu tạo thích nghi, tiến hoá của Động vật có xương sống
Cơ thể chia thành 3 phần rõ rệt : đầu, thân và đuôi Cơ quan vận chuyển ở nước là vâychẵn, vây lẻ, ở cạn là tứ chi
Cơ thể đối xứng hai bên Da có 2 lớp: lớp biểu bì kép và lớp biểu bì liên kết Bên ngoài cơthể có vẩy hoặc lông bao phủ
Có bộ xương trong phát triển gồm xương trục, sọ não, sọ tạng và các xương chi, bằng sụnhoặc bằng xương Bao dây sống có mô sinh xương tạo thành cột xương sống
Hệ cơ rất phát triển, gắn với xương làm nhiệm vụ vận động
Hệ tiêu hoá phân hoá phức tạp
Tuần hoàn kín, có tim và hệ mạch phát triển
Cơ quan bài tiết tập trung thành khối thận lớn
Thần kinh trung ương rất phát triển chia thành hai trung khu lớn : não bộ và tủy sống, có 5giác quan phát triển giúp hệ thần kinh hoạt động
Hệ sinh dục phát triển, chỉ sinh sản hữu tính, hầu hết phân tính
Có nhiều tuyến nội tiết có vai trò phối hợp với hệ thần kinh điều hoà hoạt động sinhtrưởng và phát triển của cơ thể
2 Hệ thống phân loại và tiến hóa
Trang 9Lớp Myxin (Myxini)
Tổng lớp có hàm (Gnathostomata) : Trong quá trình phát triển, các cung tạng đầu tiên
phân hoá thành hàm để bắt và tiêu hóa mồi, lá mang có nguồn gốc ngoại bì, gồm 7 lớp :Lớp Cá giáp có hàm (Aphetohyoidei) (đã tuyệt diệt)
2.2 Tiến hóa của động vật có xương sống
Trong phân ngành Có xương sống có cá giáp (Ostracodermi) là nhóm cá cổ nhất, chúngthuộc nhóm cá không hàm (Agnatha) Cuối kỉ Đêvôn, đại bộ phận cá không hàm bị tuyệt diệt,chỉ còn cá miệng tròn (Cyclostomata)
Cuối kỉ Silua từ cá Không hàm đã hình thành dòng có xương sống khác là tổ tiên củanhóm Có hàm (Gnathostoma), cá Có hàm đã phân hóa đa dạng hình thành nhiều lớp cá khácnhau: cá Móng treo (Placodermi), cá sụn (Chondrichthyes) và cá xương (Osteichthyes) Cuối
kỉ Đêvôn, từ một nhóm cá Vây tay thuộc lớp Cá xương đã chuyển lên trên cạn phát sinh ralớp Lưỡng cư (Amphibia), sau đó Lưỡng cư lại phát sinh ra lớp Bò sát (Reptilia), Bò sát lànguồn gốc của 2 lớp có xương sống bậc cao: Chim (Aves) và Thú (Mammilia)
Trang 10- Cơ thể thuôn dài dạng lươn, da trần và có nhiều tuyến nhầy.
- Bộ xương ở dạng màng, chủ yếu là mô liên kết và sụn
- Xương trục mới chỉ là dây sống; hộp sọ phát triển chưa đầy đủ và hở; thiếu chi chẵn
- Sọ tạng chưa phân hóa thành cung hàm, cung móng
- Cung mang chưa phân đốt và tạo thành dạng mạng lưới
- Cơ quan hô hấp dạng túi, lá và túi mang có nguồn gốc nội bì
- Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất Các cung động mạch chỉ có ở vùng mang
- Hệ thần kinh phát triển yếu, giác quan kém phát triển
- Đơn tính Thụ tinh ngoài, phát triển qua giai đoạn ấu trùng ammoxetet
II Đại diện lớp Cá miệng tròn : Cá bám đá (Lampetra)
Xương trục : chỉ có dây sống được bọc bởi màng liên kết.
Xương sọ : Sọ não chỉ có một tấm sụn nền và một bao khứu, hai bao thính giác, hộp sọ
hở Sọ tạng chưa phân hoá thành hàm, cung mang chưa phân đốt
Xương chi : Do đời sống ký sinh ít vận động nên xương chi không phát triển, mới chỉ có
chi lẻ chỉ gồm nhiều tia sụn
bảy đôi lổ mang ngoài
Trang 11Miệng ở đáy phểu dẫn tới khoang miệng rồi dẫn tới 2 ống: ống thực quản và ống hô hấp,đây cũng là đặc điểm riêng của cá Miệng tròn.
Đoạn đầu ruột chưa phân hóa thành dạ dày, ruột còn đơn giản, có van xoắn
Tuyến tiêu hóa mới có tuyến gan, tuyến tụy còn phân tán trên thành ruột
6 Hệ hô hấp
Có cấu tạo rất đặt biệt: Ống hô hấp tận cùng ở trước tim, thông với 7 túi mang ở mỗi bên.Mỗi túi mang có khe mang thông ra ngoài.Thành trong túi có nhiều màng mỏng trao đổi khínhư những lá mang Động tác hô hấp là sự phồng lên xẹp xuống của bộ mang làm cho nướcvào và ra khỏi khoang mang qua khe mang Cơ quan hô hấp đã hoạt động tách biệt với cơquan tiêu hoá
Hình 3 Phểu miệng và mang cá Bám đá (theo Matviep)
1 Rèm miệng 2.Răng bên 3 Tấm hàm trên
4 Tấm hàm dưới 5.Tấm lưỡi 6 Lổ mang ngoài
7 Ống hô hấp 8 Túi mang 9 Khe mang 10 Vách ngăn mang
7 Hệ tuần hoàn
Đã có cấu tạo đặc trưng cho vòng tuần hoàn đơn của động vật có xương sống thấp ở nước
Tim : Có một tâm nhĩ gắn với xoang tĩnh mạch Một tâm thất gắn với bầu động mạch.
Hệ mạch máu :
- Hệ động mạch :
Tâm thất ĐM chủ bụng 8 ĐM tới mang Mang
Nội quan Chủ ĐM lưng 8 ĐM rời mang
Đầu Thân
Trang 12- Hệ tĩnh mạch :
Máu phần đầu 2 TM chính trước, TM cổ dưới
Máu phần sau TM đuôi 2 TM chính sau XoangTM
Máu từ ruột TM ruột Hệ gánh gan TM gan
*Thần kinh trung ương
- Não bộ : Đã hình thành trục thần kinh não tủy chính thức Não bộ đã có đủ 5 phần : Não
trước, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành tủy Cấu tạo còn nguyên thủy
- Tủy sống : Tuỷ sống dài hình ống dẹp, cấu tạo còn nguyên thủy
* Thần kinh ngoại biên
Các dây thần kinh xuất phát từ não bộ và tủy sống
9 Giác quan
Do sống thụ động nên giác quan của cá Bám đá không phát triển
Cơ quan cảm giác: có tế bào cảm giác và đường bên trên da
Khứu giác: có 1 lổ mũi, 1 bao khứu giác
Thị giác: mắt thiếu màng giác, màng cứng
10 Cơ quan bài tiết
Ít liên quan với bộ phận sinh dục, có một đôi thận giữa hình dải, dẹp, ống dẫn niệu là ốngWolff, đổ chất thải vào khoang niệu sinh dục rồi ra ngoài qua lổ niệu sinh dục
11 Cơ quan sinh dục
Phân tính nhưng cơ quan sinh dục chỉ có một buồng trứng hoặc một tinh hoàn, thiếuống dẫn Thụ tinh trong nước, trứng phát triển trải qua giai đoạn ấu trùng có biến thái
III Sự đa dạng của lớp cá miệng tròn
Nhóm không hàm (Agnatha) gồm 3 lớp :
- Lớp giáp vây (Pteraspidomorphi) : Đã tuyệt chủng
- Lớp Giáp đầu (Cephalaspidomorphi) : Đã tuyệt chủng
- Lớp Miệng tròn (Cyclostomata) : gồm 2 phân lớp Bám đá (Petromyzones) và Myxin( Myxini)
IV Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp Cá miệng tròn
Người ta cho rằng chúng bắt nguồn từ một tổ tiên Có sọ nguyên thủy (Protocraniota) đã
phát sinh theo hai hướng : Một hướng vận động mạnh mẽ, cơ thể phát triển, hình thànhnhóm Có hàm (Gnathostomata) phát triển rất mạnh về sau Một hướng ít hoạt động, bọn sống
ở đáy phát triển cho ra nhóm Cá giáp không hàm (đã tuyệt diệt) Một nhóm chuyển sang lốisống ký sinh cho ra Bám đá và Myxin hiện tại
Trang 13Chương 4
LỚP CÁ SỤN (Chondrichthyes)
I Đặc điểm chung
- Da phủ vẩy tấm
- Bộ xương hoàn toàn bằng sụn, sọ não và sọ tạng phát triển đầy đủ
- Cơ quan vận động là vây chẵn, vây lẻ
- Cơ quan hô hấp là mang, thích nghi trao đổi khí hoà tan trong nước
- Hệ tuần hoàn là tuần hoàn đơn, tim 2 ngăn, chứa máu thẫm
- Cơ quan bài tiết là trung thận
Trước bụng có 2 vây ngực lớn xoè ngang (kiểu vây nguyên vĩ), vây ngực đặt biệt lớn ở cáđuối, cuối thân có 2 vây bụng nhỏ hơn, ở con đực một phần vây bụng phân hoá thành cơ quangiao cấu dài Vây đuôi có 2 thuỳ, thùy trên lớn có cột sống đi vào , kiểu dị vĩ
3 Bộ xương
Đã hoá sụn, nhiều chỗ đã thấm thêm calci nên cứng, chắc Cấu trúc bộ xương gồm 3 phần:
- Xương trục (cột sống) : Cột sống còn nguyên thủy, mới chia thành 2 phần: thân và đuôi,
mỗi phần gồm nhiều đốt sống lõm 2 mặt, mỗi đốt phía trên có 2 cung sụn chập thành cungthần kinh chứa tủy sống, phía dưới 2 cung chập thành cung huyết chứa mạch máu, ở nhữngđốt thân 2 cung dưới thành mấu ngang khớp với xương sườn tự do tạo thành lồng ngực bảo vệcác nội quan
- Xương sọ : Đã hình thành đầy đủ sọ não và sọ tạng.
Sọ não là hộp sọ kín, bao bọc não và các đôi bao khứu giác, thị giác, thính giác
Sọ tạng gồm 3 bộ phận : cung hàm, cung móng, cung mang
- Xương chi :
Chi lẻ : gồm các tấm tia bằng sụn cắm sâu trong thịt, bên ngoài là 1 hàng tia vây
Chi chẵn : Chi trước có đai vai tự do, là một cung sụn vòng qua ngực, đai hông cũng chỉ làmột sụn nhỏ.Cá thể đực một phần vây hông phân hóa thành gai giao cấu
Trang 144 Hệ cơ
Còn nguyên thủy, toàn bộ cơ thân và cơ đuôi phân tiết xếp thành 2 dãy hình chữ W nằm
so le hai bên thân, cơ vùng đầu đã phân hoá thành cơ hàm, cơ móng, cơ hầu Vùng chi chẵnchưa có các bắp cơ phân hóa như ở động vật bậc cao nhưng các đốt cơ ở gần mặt trên và mặtdưới gốc vây đã phân hóa thành cơ co vây, giúp vây cử động đơn giản nâng lên hạ xuống Cơchi lẻ đơn giản hơn nhiều Ở một số loài cá có cơ phân hóa thành cơ quan phát điện
5 Hệ tiêu hoá
- Ống tiêu hóa: đã phân thành 5 phần rõ rệt
Miệng hầu thực quản dạ dày ruột
Miệng không nằm ở mút mõm mà nằm lùi về phía sau, mặt dưới đầu, trong có răng, lưỡi
- Tuyến tiêu hóa : khác với cá xương, tuyến gan và tuyến tụy đã phân hóa rõ rệt Gan có 2
thùy lớn, mềm, chứa nhiều dầu Tụy dẹp, mỏng, cũng có 2 thùy đổ vào đầu ruột Ở miệngchưa có tuyến nước bọt, chỉ có tuyến nhờn
Hình 4 Bộ xương cá nhám (theo Marviep)
Trang 15Hình 5 Sơ đồ cấu tạo mang cá sụn (theoKardong)
Côn chủ ĐM ĐM chủ bụng ĐM tới mang Mang
Đầu ĐM cảnh Rễ ĐM chủ lưng ĐM rời mang
Thân, nội quan
- Hệ tĩnh mạch : Máu sau khi trao đổi chất trong cơ thể trở về tim theo 4đường chính :
Vùng đầu 2 TM chính trước, 2TM cổ dưới
Vùng đuôi Thận Hệ gánh thận 2 TM chính sau Cuvier
Vùng chi 2TM bên
Vùng bụng TM ruột Gan Hệ gánh gan TM gan
Xoang TM
Tâm nhĩ
Máu :lượng máu ít, mới chỉ chiếm 1-2% khối lượng cơ thể
Tì tạng : màu đỏ thẩm, bám dọc theo bờ ngoài dạ dày
Trang 16Tủy sống:ống tủy dài, tiết diện hình tam giác Ứng với chi vận động mạnh, tủy có phần
phình vai và phình hông, ở đó có nhiều dây thần kinh tập hợp thành đám rối vai và đám rốihông, chập thành những dây lớn tới điều khiển các chi
Nhìn chung, hệ thần kinh tuy đã phát triển, song chức năng chỉ huy còn tập trung ở cácphần não sau, não trước chủ yếu có vai trò khứu giác
9 Giác quan
Do đời sống bơi lội vận động nhiều nên giác quan phát triển
- Xúc giác: Gồm các tế bào cảm giác, chồi cảm giác phân phối trên mặt da và các điểmxúc giác ở cơ quan đường bên
- Khứu giác: phát triển, có 2 hốc mũi bít đáy, trong có nhiều nếp màng nhầy mang nhiều
tế bào khứu giác Khứu giác cá sụn khá nhạy
- Vị giác: gồm các chồi vị rải rác trong xoang miệng, vai trò vị giác ở cá sụn chưa cao nêncác chồi vị cũng chưa tập trung
- Thính giác : mới có tai trong, có túi tròn, túi bầu dục với 3 đôi ống bán khuyên và ốngnội dịch rõ ràng
- Thị giác cấu tạo điển hình của cá Hệ cơ mắt phát triển, có mí nhỏ và bất động, không cótuyến lệ
10 Hệ bài tiết
Giai đoạn phôi lúc đầu hình thành tiền thận nhỏ, về sau tiền thận teo đi, trung thận hìnhthành có dạng hình dải dẹp màu nâu đỏ, nằm dọc hai bên cột sống Dọc bụng thận có nhiềuniệu quản uốn khúc, tập trung đổ nước tiểu vào xoang niệu sinh dục
- Hiện tượng sinh sản : Cá sụn đa số đẻ trứng (noãn sinh), trứng thường có vỏ dai, cứng đểbảo vệ Một số loài có thể đẻ trứng thai (noãn thai sinh) hoặc thai sinh nguyên thủy Vì cóhình thức sinh sản tiến bộ, đảm bảo hiệu quả, nên số lượng con không nhiều (trên dưới 10 con
1 lứa)
III Sự đa dạng của lớp Cá sụn
Lớp Cá sụn là lớp Động vật có xương sống nguyên thủy nhất, bao gồm Cá nhám, Cáđuối, cá Khime Đã phát hiện hơn 800 loài, tuyệt đại bộ phận sống ở biển Được chia thành 2phân lớp : Phân lớp Mang tấm (Elasmobranchii) và Phân lớp toàn đầu (Holocephali)
1 Phân lớp Mang tấm (Elasmobranchii)
Bao gồm Cá sụn có khe mang thông thẳng ra ngoài không có màng che, hàm được treovào sọ bởi xương móng hàm.Có 2 tổng bộ :
1.1 Tổng bộ Cá nhám (Selachomorpha)
Thân dài hình thoi, vây ngực rộng nằm dọc thân, xoè ngang, viền trước vây không nốiliền với mõm, vây đuôi lớn dị hình, khe mang ở 2 bên đầu, hàm có nhiều răng nhọn, sắc.Tổng bộ gồm 8 bộ : bộ Nguyên nhám, bộ Nhám sáu mang, bộ Nhám hổ, bộ Nhám thu, bộ Cámập, bộ Nhám góc, bộ Nhám cưa, bộ Nhám dẹt
1.2 Tổng bộ Cá đuối (Batomorpha)
Mình dẹp hướng lưng bụng, vây ngực phát triển xòe rộng 2 bên thân nối liền với mõm ;vây đuôi tiêu giảm; không có vây hậu môn, khe mang nằm ở mặt bụng
Trang 17Tổng bộ gồm 5 bộ : bộ Đuối cưa, Đuối lưỡi cày, Đuối quạt, Đuối ó, Đuối điện
2 Phân lớp toàn đầu (Holocephali)
Bộ xương có dây sống rất phát triển, mới có mầm thân đốt sống, hàm trên gắn trực tiếpvào sọ kiểu treo hàm toàn tiếp, 4 khe mang được che bởi 1 nắp mang giả bằng da Phân lớp có
1 bộ Cá khime và 3 họ Không có ý nghĩa kinh tế
IV Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp Cá sụn
Ở kỉ Đêvôn cá móng treo phát sinh cá Sụn cổ (Proselachii), nhóm này không có giáp
xương, có vảy tấm, răng giống cá nhám, xương bằng sụn Đại diện điển hình là cá nhám cổCladoselache ở Đêvôn dưới Từ cá Sụn cổ đầu kỉ Than đá cho ra cá Mang tấm
(Elasmobranchii), đến đầu Jura phân theo 2 hướng : vận động mạnh cho ra cá nhám, vận
động ít ở đáy cho ra cá Đuối, song song phát triển đến hiện tại Riêng cá Toàn đầu(Holocephali) nguồn gốc chưa rõ
Trang 18Nhìn chung có đặc điểm giống cá sụn, chỉ khác là :
- Thân thuôn dài hình thoi, dẹp 2 bên
- Da phủ vảy láng, vảy xương hoặc da trần
- Bộ xương hoá xương vững chắc
- Hô hấp nhờ buồng mang, nắp mang và cơ co nắp mang nên hô hấp chủ động
- Hệ bài tiết không liên quan với hệ sinh dục
- Sinh sản kém tiến bộ hơn cá sụn : không có cơ quan giao cấu, đẻ trứng, thụ tinhngoài
II Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái
1 Hình dạng
Hầu hết đều có cơ thể thuôn dài hình thoi, dẹp bên, một số cơ thể có dạng hình trụ, hìnhdải, hình trăng, dạng rắn Cơ thể chia làm 3 phần : đầu từ mút mõm đến cuối nắp mang, thân
từ nắp mang đến hậu môn và đuôi sau hậu môn
Miệng ở mút đầu, lổ mũi ở mặt trên đầu, mắt nằm 2 bên đầu, 2 buồng mang có nắp mangche đậy
Hầu hết Cá xương thân phủ vẩy Trên thân và đuôi có cơ quan vận động là vây chẵn (vâyngực và vây bụng) và vây lẻ (vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn) Dọc hai bên thân có cơ quanđường bên
Về kích thước, khác với Cá sụn thường có cỡ lớn, cá xương đa phần là cá cỡ nhỏ từ vài
cm đến 2-3m
2.Da và sản phẩm của da
- Da :
Da gồm 2 lớp biểu bì và bì nhưng mỏng hơn da cá Sụn rất nhiều
Biểu bì kép, có tầng cutin mỏng phủ ngoài thay tầng sừng, trong có nhiều tuyến đơn bàotiết chất nhầy có tác dụng giảm ma sát khi bơi
Bì mỏng, gồm nhiều sợi liên kết bám vào cơ dưới da Trong bì có các mạch máu đưa máutới nuôi da, các đầu mút thần kinh thụ cảm, các tế bào sắc tố tạo thành màu sắc của da
- Sản phẩm của da :
Ngoài các loại tuyến quánh, tuyến nhầy có tác dụng giảm ma sát khi bơi, tuyến độc là cơquan tự vệ do biểu bì hình thành, da còn nhiều sản phẩm phụ khác như : tế bào sắc tố, tế bàophát quang, vẩy
Vẩy là sản phẩm đặt biệt quan trọng của da, có vai trò bảo vệ cơ thể Cùng với sự tăngtrưởng của cá, vẩy lớn dần và làm thành vòng năm trên biên vẩy, thể hiện rõ tuổi cá hàngnăm Có 3 loại vẩy:
+ Vẩy cosmin: chỉ có ở cá xương cổ
+ Vẩy láng: cũng chỉ có ở cá nguyên thủy (cá tầm, cá nhiều vây), là biến dạng của vẩycosmin
+ Vẩy xương: có 2 dạng: vẩy tròn và vẩy lược
Trang 193.2 Xương sọ :
Sọ khởi đầu đều là sụn, tiếp theo sụn hóa xương tạo thành xương gốc sụn, sau đó khác
Cá sụn, từ bì sẽ hình thành thêm nhiều xương bì mới tạo thành 1 sọ bì bao ngoài sọ sụn
- Sọ não :
+ Xương gốc sụn : vùng mũi có 1 xương sàn giữa, 2 xương sàn bên Vùng mắt cóxương hốc bướm, xương cánh bướm, xương ổ mắt bướm Vùng tai có 5 xương Vùng chẩm
có 1 xương gốc chẩm, 2 xương bên chẩm, 1 xương trên chẩm
+ Xương bì : nóc sọ có xương mũi, trán, đỉnh Bên sọ có xương vòng ổ mắt,xương thái dương.Đáy sọ có xương lá mía và xương bên bướm
5 Hệ tiêu hoá
- Ống tiêu hoá : Cũng phân thành 5 phần như cá Sụn nhưng còn nguyên thủy, gồm có :miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột
Trang 20Miệng nằm ở mút đầu Khoang miệng-hầu khá rộng, trong khoang có răng, lưỡi và cáclược mang Lưỡi là lưỡi giả Riêng nhóm Cá chép hàm thiếu răng nhưng lại có răng hầu.Hầu ở cuối khoang miệng, thủng 5 đôi khe mang thông sang 2 bên.
Thực quản ngắn và rộng, có nhiều tuyến tiết chất nhày làm trơn đường thức ăn
Dạ dày ở đa số cá xương chưa phân hóa và chưa có vai trò tiêu hóa cơ học thức ăn Ởnhững loài cá ăn thịt dạ dày phân hóa thành túi cớ cơ vòng hạ vị, cuối dạ dày có thêm manhtràng hạ vị để tăng khả năng tiêu hóa
Ruột cá xương chưa phân chia thành ruột non, ruột già Ruột ngắn hay dài tùy thuộc vàochế độ thức ăn
- Tuyến tiêu hoá :
Gồm có : tuyến miệng, tuyến dạ dày, tuyến ruột, tuyến gan và tụy Gan là tuyến tiêu hóalớn nhất, chức phận chính là tiết mật
6 Hệ hô hấp
Cá xương có cơ quan hô hấp đã tách biệt với cơ quan tiêu hóa, hoạt động độc lập, chủđộng, các hình thức hô hấp phong phú Đó là một bước tiến bộ đáng kể trong tổ chức cơ thể
cá xương Cơ quan hô hấp là mang, các hình thức hô hấp phong phú
- Mang : có 4 đôi, vách mang tiêu giảm nên lá mang gắn trực tiếp vào cung mang Viềnmép nắp mang có một rèm da mỏng có vai trò quan trọng trong hô hấp
Hình 7 Sơ đồ cấu tạo mang cá xương (Theo Hickman et al)
- Cơ quan hô hấp phụ : Một số loài cá xương có bộ phận hô hấp phụ, thường là cá sống ởvực nước nghèo O2 như: cá Chình (Anguilla), cá Trê (Clarias), Lươn (Monopterus), cá Rô(Anabas), cá Quả (Channa) đặt biệt cá Phổi (Dipnoi) có phổi thực sự Cơ quan hô hấp phụ
là da, mê lộ, hoa khế, ruột, phổi
- Bóng hơi : Tuyệt đại đa số cá xương có bóng hơi, bóng hơi hình thành từ thực quản,thường nằm sát mặt lưng, bên trong chứa đầy khí O2, CO2, N2 Vai trò chính của bóng hơi làđiều chỉnh tỉ trọng cơ thể, ngoài ra còn có vai trò hô hấp, tăng âm
+ Hệ tĩnh mạch : giống cá sụn, khác là :
Thiếu tĩnh mạch bên
Tĩnh mạch đuôi chia 2 nhánh : 1 nhánh đổ vào tĩnh mạch ruột vào hệ gánh gan,
1 nhánh phân đôi vào 2 thận, nhưng chỉ nhánh ở thận trái mới phân thành hệgánh thận
Trang 21- Tuần hoàn bạch huyết :
Hệ bạch huyết của cá xương phức tạp hơn cá sụn
8 Hệ thần kinh
- Não bộ : Não bộ cá xương giống cá sụn về cơ bản nhưng ít phát triển hơn.
+ Não trước còn nhỏ, nóc não chưa có nơron, 2 thùy khứu giác chưa phân hóa rõ
+ Não trung gian giống Cá sụn, phểu não, mấu não dưới và túi mạch phát triển, có vaitrò quan trọng trong địn hướng bơi
+ Não giữa gồm 2 thùy thị giác lớn, ứng với mắt phát triển
+ Tiểu não phát triển, ứng với vận động phức tạp và linh hoạt của cá
+ Hành tủy ngoài chức năng điều khiển các phản xạ không điều kiện còn là trung khu vịgiác của cá Ở cá chép hành tủy phát triển chia 3 thùy: thùy mặt ở giữa và 2 thùy mê tẩu haibên lớn liên quan với dây X, điều khiển hoạt động các nội quan
- Tủy sống : cũng giống như cá sụn.
9 Giác quan
Về cơ bản cũng giống cá sụn
- Xúc giác: Gồm những tế bào cảm giác tập trung thành từng đám rải rác trên mặt da và cácống đường bên ẩn dưới da Đường bên là cơ quan xúc giác chuyên hóa gồm 2 ống chính chạydọc 2 bên thân và một mạng ống phức tạp ở phần đầu
- Vị giác: Bao gồm các chồi vị nhỏ, chồi gồm một số tế bào cảm giác xếp xen kẽ với các tếbào nâng đỡ Các tế bào cảm giác có nhánh thần kinh phân tới Chồi vị không chỉ có trongkhoang miệng, râu, vây mà còn phân bố rộng trên mặt da Đặt biệt cá chép còn có nhiều chồi
vị tập trung trên bộ phận hình lược vùng hầu gíup cá lựa chọn chính xác thức ăn
- Khứu giác: Cơ quan khứu giác là 2 túi mũi Trừ cá vây tay, cá phổi, hầu hết cá xương không
có lổ mũi trong Cấu tạo và vai trò của cơ quan khứu giác ở cá xuơng cũng giống như cá sụn
- Thính giác: Vai trò thính giác không lớn trong đời sống của cá Mới có tai trong gồm túi bầudục và túi tròn giống như cá sụn Trong túi có nhiều nhĩ thạch (đá tai) khá lớn
- Thị giác: Có cấu tạo giống mắt cá sụn, thích nghi với lối nhìn trong nước: thủy tinh thể hìnhcầu, giác mạc dẹt, thiếu mí mắt, tuyến lệ và không có khả năng nhìn xa Khác cá sụn là màngsắc tố có nhiều hạt sắc tố ánh bạc, màng mạch có một nếp liên kết bám vào sau nhân mắt gọi
là lưỡi hái, có vai trò điều tiết mắt nhìn xa hơn
Không có cơ quan giao cấu, thụ tinh ngoài
* Sinh sản : Cá cái đẻ trứng, cá đực bơi theo tưới tinh dịch thụ tinh cho trứng Số lượng trứng
và tinh trùng lớn
III Sự đa dạng của lớp Cá xương
Lớp Cá xương có số lượng loài lớn nhất trong phân ngành Động vật có xương sống, đãphát hiện trên 24.000 loài, được chia thành 2 phân lớp với 7 tổng bộ :
Trang 221 Phân lớp Vây tia (Actinopterygii): Có 3 tổng bộ
1.1 Tổng bộ Cá Vây tia cổ (Palaeonisci) : Tất cả đã tuyệt diệt
1.2 Tổng bộ Cá Láng sụn (Chondrostei) : Nguyên thủy nhất trong cá xương, chỉ có 1 bộ
1.5 Tổng bộ cá vây ngắn (Brachiopterygii) : Chỉ có 1 bộ, 20 loài phân bố ở Châu Phi
2 Phân lớp Vây gốc thịt (Sarcopterygii) : Chia làm 2 tổng bộ
2.1 Tổng bộ cá vây tay (Crossopterygiomorpha) : Nhiều dạng hóa thạch, hiện chỉ còn 1
bộ, 1loài Latimeria chalumnae ở biển châu Phi, bờ biển Indonesia.
2.1 Tổng bộ cá phổi (Dipneustomorpha) : Gồm 2 bộ : Bộ 1 phổi chỉ có 1 loài phân bố ởTây Nam châu Úc và bộ 2 phổi phân bố ở châu Phi và châu Mỹ
IV Nguồn gốc và các mối quan hệ giữa các nhóm Cá
Hóa thạch cá cổ nhất là cá Móng treo, gồm 3 phân lớp, trong đó phân lớp cá gai(Acanthodii) có mang nhiều đặc điểm của cá sụn và cá xương nên được xem là nơi xuất phát
ra cá sụn và cá xương
Nguyên thủy nhất là tổng bộ Vây tia cổ Cá xương bắt nguồn từ cá vây tia cổ ở kỉ Tamđiệp, phát triển mạnh ở kỉ Jura, cuối Phấn trắng teo dần, hiện còn rất ít Cá xương bắt nguồn
từ cá Láng xương ở kỉ Jura, phát triển rất mạnh hiện nay đang cực thịnh
Cá láng sụn hóa thạch chỉ tìm thấy từ Jura, được xếp ở vị trí giữa vây tia và vây gốc thịt
Cá vây ngắn có cấu tạo nguyên thủy và còn mang cả đặc điểm của cá vây tia và cá vây
gốc thịt nên được xếp ở vị trí giữa vây tia và vây gốc thịt
V Một số đặc điểm sinh thái học cá
1 Đặc điểm môi trường sống của cá
- Nước là chất lỏng trong suốt, là dung môi hòa tan nhiều chất vô cơ, hữu cơ, các chấtkhí cần thiết cho sự sống
- Nhiệt độ tương đối ổn định
- Tỉ trọng nước xấp xỉ trọng lượng cơ thể cá nên cá dễ dàng di chuyển mà không cần phảidựa vào giá thể
- Nước chuyển động thành dòng không những phân phối đều các chất khí, chất dinhdưỡng cần thiết mà còn tạo ra các chế độ nhiệt, áp suất, khí, tỉ trọng khác nhau
- Nước có sức cản tương đối lớn, sinh vật cần phải có cấu tạo cơ thể và cơ quan vậnchuyển thích hợp mới di chuyển được
2 Một vài đặc điểm sinh thái học cá
2.1 Nơi ở : Tùy theo không gian và tính chất lý hóa của môi trường có thể chia cá thành
những nhóm sinh thái theo nơi ở :
- Nơi ở theo tính chất môi trường :
+ Độ mặn
+ Nhiệt độ
+ Oxy
- Nơi ở theo không gian :
Trong môi trường sống cá không hoạt động rộng rãi khắp nơi mà mỗi loài thường chỉsống trong những tầng nước nhất định, đo đó có các loại: cá tầng mặt, tầng đáy, cá ven bờ và
cá biển sâu
2.2 Thức ăn :
Trang 23Căn cứ vào thức ăn có thể chia cá thành 3 nhóm chính : nhóm cá ăn động vật, nhóm cá ănthực vật và nhóm cá ăn tạp Tuỳ theo chế độ ăn cấu tạo ống tiêu hóa cũng có nhiều biến đổithích nghi.
2.3 Sinh trưởng và tuổi thọ
Sự sinh trưởng ở cá thể hiện trên hai hiện tượng tăng chiều dài và tăng khối lượng cơ thể,nói chung phụ thuộc chặt chẽ vào thức ăn Đếm số vòng năm trên biên vảy cá có thể xác địnhđược tuổi cá
Nhìn chung cá có kích thước nhỏ thường có chu kì sống ngắn, một vài năm Cá có kíchthước lớn thường sống lâu hơn
2.4 Sinh sản
Do điều kiện sống ở nước và tổ chức cơ thể chưa tiến hóa cao nên hiện tượng sinh sản ở
cá còn nhiều nét nguyên thủy, nổi bậc là đẻ trứng và thụ tinh ngoài
- Sự sai khác đực cái :
Tuyệt đại bộ phận cá đã phân tính rõ ràng, song sự sai khác đực cái không thể hiện phổbiến mà chỉ có ở một số loài
- Tuổi thành thục và lứa đẻ :
Tuổi thành thục thay đổi tùy loài và tùy theo sự tăng trưởng của từng cá thể
Cá ôn đới đẻ 1 lứa/1 năm, cá nhiệt đới đẻ nhiều lứa hơn Số lượng trứng cũng thay đổi tùyloài, trứng càng ít được bảo vệ thì số lượng càng lớn
- Chăm sóc trứng và cá con :
Hầu hết cá đẻ xong bỏ mặc trứng, chỉ một số loài có hiện tượng chăm sóc trứng và cá con
2.5 Hiện tượng di cư của cá
Ở cá hiện tượng di cư nhằm tìm nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho một giai đoạn của đờisống Hiện tượng di cư có 2 hình thức : di cư thụ động hoặc di cư chủ động
Cá di cư có thể do 3 nguyên nhân chính : sinh sản, dinh dưỡng hoặc trú đông
2.6 Tự vệ, tấn công
Đa số cá có màu phù hợp với môi trường, một số loài có khả năng biến đổi màu sắc theomôi trường để lẩn tránh kẻ thù và rình mồi hiệu quả
VI Tầm quan trọng của lớp cá
1.Vai trò của cá trong thiên nhiên
Cá có số lượng loài lớn nhất, chiếm gần 50% tổng số loài động vật có xương sống vàphân bố rất rộng trên mọi vực nước trên toàn cầu
Cá vừa ăn thực vật, lại vừa ăn các loài động vật ăn thực vật ở nước, lại vừa là thức ăncủa nhiều loài động vật khác, vì thế cá là khâu quan trọng trong việc chuyển hóa khối nănglượng khổng lồ dự trữ trong các loài động thực vật thủy sinh, do vậy cá có vai trò rất lớn trongchu trình tuần hoàn vật chất tự nhiên
2 Ý nghĩa kinh tế của cá
Từ xa xưa đến nay cá luôn là nguồn thực phẩm quan trọng của con người nhờ thịt cá cógiá trị dinh dưỡng cao Ngoài ra cá cũng có ý nghĩa lớn trong y học hoặc trong công nghiệpgiải trí, mỹ nghệ
3 Cá ở Việt Nam
Nước ta có trên 3.200km bờ biển, diện tích vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, đó là
cơ sở vật chất và cũng là nguồn tài nguyên vô cùng lớn cho nghề cá biển Trong nội địa chúng
ta cũng có rất nhiều sông ngòi, kênh rạch, đầm hồ, ao, ruộng nước tổng diện tích trên 1triệu ha là cơ sở cho việc phát triển mạnh mẽ nghề cá nước ngọt
Tuy nhiên hiện tại nhiều nơi trong nước còn có hiện tượng khai thác vô tổ chức, khai thácnhững con non hoặc đang trong thời kỳ sinh sản, đánh bắt cá bằng phương tiện có tính hủydiệt do vậy đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm cho nhiều loài cá giảm sút số lượng nhanhchóng Rõ ràng trước mắt việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho nghề cá cũng như đẩy mạnh
Trang 24tuyên truyền giáo dục mọi người quan tâm bảo vệ tài nguyên cá đang trở thành cấp báchkhông thể chần chừ.
Những đặc điểm của tổ tiên sống ở nước :
- Ấu trùng phát triển trong nước, mang nhiều đặc điểm giống với cá: hô hấp bằngmang, tim có 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn, mắt chưa có mí
- Thụ tinh ngoài, đẻ trứng trong nước và trứng có kích thước nhỏ
Những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn nhưng còn yếu:
- Đã có phổi, bộ phận trao đổi khí ở trên cạn, tuy nhiên phổi chưa phát triển hoàn thiệnnên da đảm nhiệm một phần chức năng hô hấp
- Tim có 3 ngăn (hai tâm nhĩ, 1 tâm thất)
- Cá thể trưởng thành có chi cấu trúc theo kiểu chi năm ngón song còn yếu, chưa đủsức nâng cơ thể lên khỏi mặt đất
- Cột sống đã hoá xương toàn bộ và phân hóa thành 4 phần (phần cổ, phần thân, phầnhông, phần đuôi)
- Thận lưỡng cư là thận giữa và lưỡng cư vẫn là động vật biến nhiệt
II Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái
1 Hình dạng ngoài
Thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống Tuy nhiên có thể phân hình dạng cơ thể lưỡng cưthành 3 dạng chính :
- Dạng hình cá cóc: cơ thể thuôn dài, đuôi phát triển, chi trước và chi sau dài gần bằng
nhau, dạng này thích nghi với đời sống chủ yếu ở môi trường nước, thường thấy ở Lưỡng cư
có đuôi (Kì giông, Sa giông)
- Dạng hình ếch nhái : cơ thể ngắn, không đuôi, chi sau dài hơn chi trước Dạng này thích
nghi với đời sống chủ yếu ở môi trường cạn, bao gồm những loài Lưỡng cư không đuôi (ếchđồng, cóc, chẫu chàng, nhái bén )
- Dạng hình giun : cơ thể dài, không chân, đuôi rất ngắn Thích nghi với đời sống chủ yếu
ở môi trường trong hang, song khi sinh sản vẫn xuống nước Tiêu biểu cho dạng này là rắngiun
2 Da
Da mềm mại, ẩm ướt, gồm nhiều lớp :
- Biểu bì : chỉ có một tầng tế bào chết hóa sừng, ngấm kêratin, có tác dụng bảo vệ cho da
khỏi bị khô nhưng vẫn đảm bảo khả năng thấm nước và khí qua da Trong lớp biểu bì cónhiều tuyến đa bào tiết chất nhầy Trong quá trình phát triển tầng sừng thường róc ra theo chu
kỳ, đây là hiện tượng lột xác của Lưỡng cư
Trang 25Trong tầng biểu bì có tuyến da, bao gồm những tuyến đơn bào và những tuyến đa bào.Tuyến đơn bào chỉ có ở ấu trùng Lưỡng cư, tập trung thành từng đám ở mõm con vật, có tácdụng tiết chất hòa tan vỏ trứng để ấu trùng thoát ra ngoài.
- Bì : Dưới lớp biểu bì là lớp bì có nhiều sợi đàn hồi và nhiều mao mạch đảm bảo chức
năng hô hấp của da, sát với lớp biểu bì có những tế bào sắc tố quyết định màu da
- Hạ bì : Trong cùng da có lớp hạ bì tiêu giảm tạo thành những vách ngăn giữa các túi
bạch huyết
3 Bộ xương
3.1 Cột sống
Chia làm 4 phần : phần cổ, phần thân, phần hông và phần đuôi
- Phần cổ : Chỉ có 1 đốt sống cổ Mặt trên của đốt sống cổ có 2 hố khớp, khớp với 2 lồi
cầu chẩm của sọ
- Phần thân : ở lưỡng cư không đuôi có ít nhất 7 đốt sống, ở lưỡng cư có đuôi 13-62 đốt, ở
lưỡng cư không chân số đốt sống có thể lên tới 200-300 đốt Sườn chính thức chỉ có ở lưỡng
cư không chân, còn lại sườn rất ngắn
- Phần hông : Chỉ có 1 đốt sống chậu khớp với 1 hoặc 2 lồi cầu của trâm đuôi Thiếu ở
lưỡng cư không chân
- Phần đuôi : Đặc biệt phát triển ở lưỡng cư có đuôi, gồm khoản 22-36 đốt Ở lưỡng cư
không đuôi khoảng 12 đốt, song đã gắn lại với nhau làm thành trâm đuôi
3.2 Sọ
Sọ nhỏ và dẹt, số lượng xương ít và phần lớn là sụn Có sự biến đổi cung móng và cungmang thành xương bàn đạp, xương nắp mang tiêu biến
3.3 Đai và các chi tự do
- Đai vai và các chi tự do : Đai vai hình cung, tự do, còn nhiều chất sụn, mỗi bên của đai
vai bao gồm các xương : xương bả, xương đòn, xương quạ
Chi tự do gồm có : xương cánh tay (1 xương), gắn với 2 xương ống tay, một số xương cổtay, các xương ngón tay (ngón tay 1 không phát triển)
- Đai hông và các chi tự do : Đai hông gồm 3 phần điển hình : xương chậu, xương ngồi và
xương háng Hố khớp đùi là nơi tiếp giáp của 3 xương đai
Chi tự do gồm 1 xương đùi gắn với 2 xương ống chân (xương chày, xương mác), nối vớixương bàn chân gồm có : xương cổ chân, xương bàn và xương đốt ngón
4 Hệ cơ
Trang 26Thích nghi với đời sống ở môi trường cạn với cấu tạo kiểu chi 5 ngón, hệ cơ của lưỡng cư
đã có những biến đổi quan trọng, cụ thể :
- Đã hình thành các bó cơ riêng biệt và khoẻ làm cử động các chi
- Tính phân đốt của cơ thân đã giảm đi ở lưỡng cư có đuôi và giảm nhiều ở lưỡng cưkhông đuôi
5 Hệ tiêu hóa
5.1 Ống tiêu hóa
- Miệng : Khoang miệng rộng, hàm trên và xương lá mía có răng nhỏ để giữ mồi Lưỡi có
hệ cơ riêng, có phần trước gắn vào thềm miệng, phần sau tự do Cầu mắt lưỡng cư rất lớn,giúp đẩy thức ăn vào thực quản khi nuốt mồi Trong khoang miệng có nhiều tuyến nhỏ chỉ cótác dụng làm trơn thức ăn
- Thực quản : Ngắn, có tiêm mao Có tuyến nhày và tuyến vị vừa tiết axit vừa tiết men tiêu
hóa pepxin
- Dạ dày : Dạ dày phân hóa tùy thuộc vào từng nhóm, cuối dạ dày có lổ hạ vị phân biệt rõ
với ruột Dạ dày vừa là nơi tiêu hoá (cơ học và hóa học) vừa là nơi dự trữ thức ăn
- Ruột : Ruột phân hóa tùy từng nhóm.Ở lưỡng cư không đuôi trưởng thành ruột thường
rất ngắn, ruột trước và ruột giữa không biệt lập Ruột sau (ruột thẳng) phân biệt rõ ràng vớiruột giữa và là nơi trữ phân Ở nòng nọc ruột rất dài
5.2 Tuyến tiêu hóa
- Gan : Gan lớn có 3 thùy, thùy giữa đổ mật vào túi mật sau đó đổ vào ruột tá.
- Tụy : Không còn phân tán, tụy tiết dịch tiêu hóa (trypxin, amylaza, lipaza) vào ruột
trước
- Thành dạ dày : có tuyến nhày và tuyến vị tiết axit chlohydric và pepsin tiêu hoá một
phần thức ăn trước khi vào ruột
6 Hệ hô hấp
- Hô hấp hoàn toàn bằng mang : chỉ có ở ấu trùng lưỡng cư
- Hô hấp bằng phổi : có ở hầu hết lưỡng cư, song vì phổi lưỡng cư chưa hoàn chỉnh do đó
hô hấp bằng phổi được bổ sung thêm bằng da và miệng hầu
- Hô hấp bằng da : có ở hầu hết các loài lưỡng cư
- Hô hấp bằng miệng hầu : thềm miệng của lưỡng cư chứa nhiều mao mạch, luôn có sự
trao đổi khí xảy ra trong miệng nhờ động tác nâng hạ thềm miệng (nuốt khí)
Đường hô hấp gồm một ống thanh - khí quản ngắn thông trực tiếp với phổi
7 Hệ tuần hoàn
- Tim : Tim có 3 ngăn, hai tâm nhĩ và một tâm thất, 1 côn động mạch có van xoắn Xoang
tĩnh mạch nhận máu tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải
- Hệ mạch máu :
Hệ động mạch:
Ở lưỡng cư không đuôi : Từ côn động mạch phát đi 3 đôi động mạch :
+ Đôi động mạch cổ dẫn máu lên đầu
+ Đôi cung động mạch chủ dẫn máu đi đến chi trước và các nội quan
+ Đôi động mạch phổi da
Ở lưỡng cư có đuôi có thêm một đôi động mạch thứ 2 Ngoài ra ở động mạch phổi củamỗi bên còn có ống Botan thông với cung động mạch ở mỗi bên
Hệ tĩnh mạch:
Hệ tĩnh mạch của lưỡng cư không đuôi gồm :
+Tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới đòn và tĩnh mạch da lớn (chứa máu động mạch) đổvào đôi tĩnh mạch chủ trước, trở về tim thành máu pha trộn
+ Tĩnh mạch phổi nhập lại với nhau đổ vào tâm nhĩ trái
Trang 27+ Tĩnh mạch chủ sau nhận máu tĩnh mạch bụng và tĩnh mạch gan đổ vào xoang tĩnhmạch.
Do tim lưỡng cư có 3 ngăn nên máu trong tim là máu pha trộn
- Máu : Hồng cầu hình bầu dục và có nhân Nói chung lượng máu cao hơn ở cá.
- Lá lách hình cầu, màu đỏ nằm ở màng bụng gần ruột thẳng.
Ở lưỡng cư có đuôi hệ tĩnh mạch có nhiều nét giống với hệ tuần hoàn cá phổi
- Hệ bạch huyết :Ngoài mạch bạch huyết còn có các tim và các túi bạch huyết Các túi
bạch huyết dưới da chứa bạch huyết làm da luôn ẩm ướt
8 Hệ thần kinh
- Não bộ :
+ Não trước : Ở nóc bán cầu não đã có vòm não cổ và vòm não nguyên thủy
+ Não trung gian : ít phát triển
+ Não giữa : gồm 2 thùy thị giác có phần nhỏ hơn so với cá, song vẫn giữ vai trò chủchốt trong bộ não
+ Tiểu não : kém phát triển, chỉ là một tấm mỏng ở phía trước hành tủy
+ Ở lưỡng cư có đuôi và không chân xoang tai giữa tiêu giảm, không có màng nhĩ
- Khứu giác : Khứu giác gồm những tế bào khứu giác nằm trong biểu bì xoang mũi
- Vị giác : mới chỉ có khả năng phân biệt được vị mặn vị chua
- Cơ quan đường bên : chỉ có ở ấu trùng lưỡng cư không đuôi.
10 Hệ bài tiết
Tương tự như ở cá sụn Ở nhóm ĐVCXS cao có bóng đái lớn thông với xoang huyệt
11 Hệ sinh dục
- Cơ quan sinh dục đực: một đôi tinh hoàn đổ sản phẩm sinh dục vào 2 ống Vonphơ (ống
dẫn niệu sinh dục) rồi đổ vào xoang huyệt
- Cơ quan sinh dục cái: Gồm 1đôi buồng trứng hình túi chứa trứng Trứng chín rụng vào
phểu của ống dẫn trứng (ống Mule), theo ống dẫn trứng rồi đổ vào xoang huyệt
Bộ phận giao cấu chỉ có ở lưỡng cư không chân
12 Sự biến thái
Sự biến thái của ấu trùng lưỡng cư là kết quả của 3 hiện tượng :
- Sự tiêu biến các cơ quan ở ấu trùng (nòng nọc)
- Sự hình thành những cơ quan mới
- Sự hoán cải các cơ quan của ấu trùng
III Sự đa dạng của lớp Lưỡng cư
Ngày nay lưỡng cư chỉ còn 3 bộ : bộ Có đuôi, bộ Không chân và bộ Không đuôi
1 Bộ lưỡng cư Có đuôi (Urodela)
- Đặc điểm : Thân thuôn dài, đuôi phát triển và tồn tại suốt đời, chi trước và chi sau cókích thước tương tự, không có màng nhĩ và xoang tai giữa Thiếu sườn chính thức, chỉ cósườn trên ngắn tương đồng với sườn cá
Trang 28- Phân loại, phân bố : Gồm 358 loài Ở Việt Nam có 4 loài , đại diện là Cá cóc Tam đảo
(Paramesotriton deloustali)
2 Bộ lưỡng cư Không chân (Gymnophiona)
- Đặc điểm : Gồm những lưỡng cư không có chi, cơ thể hình giun dài từ 7cm đến 70cm
Da trần, đuôi ngắn hoặc không có, mắt tiêu giảm ẩn dưới da, có sườn chính thức song khôngphát triển
- Phân loại, phân bố : Hiện gồm 163 loài, ở Việt Nam chỉ có một loài Ếch giun
(Ichthyophis bannanicus) phân bố ở cả 2 miền Nam, Bắc
3 Bộ lưỡng cư Không đuôi (Anura)
- Đặc điểm : Gồm những lưỡng cư có cơ thể ngắn (dạng ếch), không có đuôi, chi sau pháttriển dài hơn chi trước, không có sườn, màng nhĩ và xoang tai giữa phát triển
- Phân loại, phân bố : Hiện gồm 3494 loài thuộc 20 họ phân bố rộng rãi Ở Việt Nam có
141 loài, 7họ
IV Nguồn gốc và hướng tiến hóa của Lưỡng cư
Tổ tiên của lưỡng cư bắt nguồn từ cá vây tay cổ (Osteolepiformes) Lưỡng cư cổ nhất
là đầu giáp cá (Ichthyostega) ở Đêvôn sớm
Ở những lớp đất thuộc kỉ Than đá đã phát hiện được nhiều hóa thạch của lưỡng cư
cổ, được gọi là Lưỡng cư đầu giáp (Stegocephalia) So với Lưỡng cư ngày nay Đầu giáp cònmang nhiều đặc điểm thấp kém Có lẽ vào giữa kỷ Jura hình thành bộ Lưỡng cư không đuôi,
bộ Lưỡng cư có đuôi ở kỉ Phấn trắng, còn bộ Lưỡng cư không chân chưa rõ nguồn gốc vìchưa phát hiện được di tích hóa thạch
V Một số đặc điểm sinh thái học của Lưỡng cư
1 Điều kiện sống
Lưỡng cư chỉ có thể tồn tại trong điều kiện khí hậu nóng và độ ẩm cao gắn liền với cácvực nước ngọt Do đó ở miền nhiệt đới lưỡng cư có số loài lớn nhất Ngưỡng nhiệt độ cao ở
đa số lưỡng cư khoảng +400C Ở 7-80C đa số bị lạnh cóng và chết ở -20C
2 Hoạt động ngày đêm và mùa
Lưỡng cư là động vật biến nhiệt, do đó chúng chỉ ra kiếm ăn ở những điều kiện nhiệt độ
và độ ẩm thuận lợi nhất Những loài sống ở cạn hầu hết đi kiếm ăn vào ban đêm, ban ngày trútrong hang hốc Về mùa đông ở Bắc bộ có hiện tượng trú đông
- Đặc điểm sinh dục thứ cấp tạm thời : cá thể đực lưỡng cư không đuôi có
chai sinh dục ở gốc ngón tay cái
4.2 Sự ghép đôi, giao phối và thụ tinh
- Sự ghép đôi, giao phối : Ở lưỡng cư không đuôi sự giao phối được thực hiện bằngcách cá thể đực ôm cá thể cái, tạo điều kiện cho sự thụ tinh
- Sự giao hoan sinh dục : trước khi buớc vào ghép đôi, giao phối cá thể cái và đực thựchiện những cử chỉ, động tác đặc trưng để nhận ra nhau
4.3 Sự thụ tinh
Lưỡng cư không đuôi phổ biến thụ tinh ngoài Đại đa số lưỡng cư có đuôi thường là thụtinh trong không hoàn chỉnh Ở lưỡng cư không chân có sự thụ tinh trong
Trang 29VI Tầm quan trọng của lớp Lưỡng cư
- Vai trò đối với nông nghiệp
Đa số lưỡng cư có ích đối với nông nghiệp vì chúng tiêu diệt một số lớn sâu bọ phá hoạimùa màng Ấu trùng lưỡng cư còn là thức ăn cho cá
- Vai trò đối với y học
Đại bộ phận ếch nhái tiêu diệt một số lớn vật chủ trung gian như muỗi, ấu trùng thân mềm
và giun Thịt Cóc, Cá cóc Tam đảo chữa được một số bệnh ở trẻ em và người lớn Y họcdùng ếch để thí nghiệm và phát hiện phụ nữ có thai từ sớm
- Vai trò là thực phẩm đặc sản
Trang 30- Bộ xương hóa cốt hoàn toàn Cột sống gồm 5 phần: cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi
Sọ có 1 lồi cầu chẩm Chi có kiểu chi 5 ngón điển hình Một số loài chi thoái hóa mất hẳn
- Hệ thần kinh trung ương phát triển
- Mắt có 2 mí trên, dưới và màng nháy Tai trong phát triển
- Hô hấp hoàn toàn bằng phổi
- Hệ tuần hoàn kín Tim 3 ngăn, trừ cá sấu 4 ngăn Đã có vách ngăn tâm thất chưa hoàn toàn
- Thận là hậu thận
- Là động vật biến nhiệt
- Phân tính Con đực có cơ quan giao cấu Thụ tinh trong
II Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái
1 Hình dạng ngoài
Cơ thể bò sát có thể phân chia thành 3 dạng chính :
- Dạng thằn lằn : thân mềm mại, đuôi dài hình trụ thuôn nhọn Cơ thể phủ vảy Có 4
chi yếu, ngắn, nằm ngang hai bên thân
- Dạng rắn : Có thân dài, không có chi Có nhiều loại trung gian giữa dạng thằn lằn
và dạng rắn, đó là những giống thằn lằn có cơ thể dài, chân ngắn
- Dạng rùa : Gồm các loài rùa có thân lớn và ngắn, ẩn mình trong mai và yếm tạo
thành một cái hộp có khe để đầu, đuôi và tứ chi có thể rụt vào Chi ngắn, hình trụ cóngón riêng biệt, hoặc dẹp có màng bơi
2 Da
Da bò sát khô, ít tuyến Lớp biểu bì có tầng bên ngoài hóa sừng dày tạo thành vảy Do
da có tầng sừng dày bảo vệ nên cơ thể không bị thoát hơi nước và được cách nhiệt, cũngkhông có vai trò hô hấp như lưỡng cư
3 Bộ xương
3.1 Cột sống : Đa số cột sống lõm trước, gồm 5 phần: cổ, ngực, thắt lưng, chậu, đuôi.
Phần cổ phát triển, có nhiều đốt giúp đầu cử động linh hoạt
Các đốt sống ngực đều có sườn nối với xương mỏ ác làm thành lồng ngực
Phần chậu và phần đuôi gồm nhiều đốt
Trang 31Chi tự do có cấu trúc điển hình của chi 5 ngón của động vật có xương sống ở cạn.
Hình 9 Bộ xương bò sát (theo Hickman et al)
4 Hệ cơ
Tính chất phân đốt của hệ cơ đã mờ đi nhiều trừ phần đuôi Sự phân hóa hệ cơ thànhnhiều nhóm cơ riêng biệt là do sự phát triển của chi kiểu 5 ngón và sự phân hóa cột sốngthành nhiều phần hơn so với Lưỡng cư Sự xuất hiện xương sườn đi đôi với sự xuất hiện cơgian sườn có vai trò trong sự hô hấp bằng phổi
5 Hệ tiêu hóa
Phân hóa hơn Lưỡng cư
- Ống tiêu hóa :
Miệng có xương hàm dài, răng hình nón mọc trên xương hàm (rùa không có răng), răng
cá sấu nằm trong lổ chân răng Thềm miệng có lưỡi là cơ quan vị giác
Thực quản và dạ dày phân hóa rõ Dạ dày phân biệt rõ với ruột non
Ruột bít ở thằn lằn ít phát triển Ở rùa ăn thực vật có ruột bít lớn, ruột khá dài Ruộtthẳng đổ phân vào huyệt Bộ có vảy có khe huyệt ngang, Bộ Rùa và Cá Sấu khe huyệt dọc
- Tuyến tiêu hóa : Gan lớn tiết mật vào túi mật Tụy tạng hình lá.
6 Hệ hô hấp
Hệ hô hấp gồm khí quản dài và 2 phế quản đi vào 2 lá phổi Ở rắn, phổi trái tiêu giảmnhiều (trừ trăn) Mặt trong phổi có nhiều nếp nhăn phức tạp tạo thành những ngăn làm tăngdiện tích trao đổi khí Cử động hô hấp được thực hiện bằng sự co giãn của cơ gian sườn, ở cásấu cử động hô hấp được thực hiện bằng cơ hoành, riêng ở Rùa do lồng ngực bất động nên rùathở bằng sự co dãn nhịp nhàng những cơ bám trong mặt trong da nối đầu, chi và đuôi với mairùa
7 Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn của bò sát đã có những biến đổi quan trọng làm giảm sự pha trộn máutrong tim
- Tim : Tâm thất có một vách ngăn hụt nên chưa hoàn toàn chia tâm thất thành 2 nữa riêng
biệt Máu trong tim vẫn là máu pha trộn Nhờ có vách hụt trong tâm thất mà tỉ lệ pha trộngiảm: nửa trái tim chứa nhiều máu giàu Oxy hơn, nửa phải chứa nhiều máu nghèo Oxy
- Hệ mạch máu :
Trang 32o Hệ động mạch: Côn động mạch tiêu biến, có sự hình thành 3 gốc động mạch : haigốc động mạch của hai cung động mạch phải, trái và gốc động mạch phổi.
Ở cá sấu hệ động mạch có nhiều biến đổi, cung động mạch trái vô dụng, nhận máu
đi từ cung phải qua ống panitza
o Hệ tĩnh mạch : Tương tự như lưỡng thê không đuôi song có điểm khác là không cótĩnh mạch da và có thêm 2 tĩnh mạch lẻ (phải và trái)
- Máu có hồng cầu lồi hai mặt và có nhân.
8 Hệ thần kinh
Hệ thần kinh bò sát hoàn chỉnh hơn lưỡng cư
- Não trước : Lớn hơn Lưỡng cư, vòm não nguyên thủy phát triển rộng, đã có vỏ xám mỏng
- Não giữa : Gồm 2 thùy thị giác, là trung tâm xử lý và phối hợp thông tin về thị giác.
- Tiểu não : chỉ là một tấm mỏng, song dày hơn so với Lưỡng cư.
- Hành tủy : Hành tủy uốn cong tạo điều kiện cho sự phát triển các phần của bộ não
9 Giác quan
- Thính giác : Tương tự như lưỡng thê: ngoài tai trong còn có xoang tai giữa có phần trong
biến thành một ống hẹp thông với họng và phần ngoài thông với màng nhĩ, màng nhĩ nằmtrong một ốc nhỏ ở hai bên đầu Tai trong đã bắt đầu xuất hiện ốc tai chính thức Ở rắn không
có xoang tai giữa và màng nhĩ, cá sấu có tai ngoài là một ống ngắn
- Thị giác : đa số có 3 mí, mắt được điều tiết nhờ cơ vân nằm trong mi thể Trên màng mạch
có một mấu có nhiều mạch máu gọi là lược Mắt rắn có mi dính liền và trong suốt
- Khứu giác : Khứu giác phát triển hơn lưỡng cư, ngăn hô hấp rộng Có cơ quan giacopson, là
cơ quan cảm giác hoá học
11 Hệ sinh dục
Hệ sinh dục đơn tính
- Cơ quan sinh dục đực :
2 tinh hoàn nằm lệch nhau 2 tinh hoàn phụ do thận giữa biến thành 2 ống dẫntinh (ống Vônphơ) xoang huyệt
Bộ phận giao cấu là hai túi rỗng nằm ở hai bờ khe huyệt, khi bị kích thích sẽ lộn ra ngoài
- Cơ quan sinh dục cái :
Một đôi buồng trứng (thằn lằn, rắn buồng trứng rỗng, còn lại là buồng trứng đặc) phểucủa ống dẫn trứng xoang huyệt
Trứng chứa nhiều noãn hoàng được bao bọc bởi một lớp vỏ dai đảm bảo cho phôi phát triểntrực tiếp không qua biến thái
Trứng có màng ối, màng sêrosa và túi niệu giúp thích nghi với đời sống ở cạn
III Sự đa dạng của lớp Bò sát hiện tại
Bò sát phát triển mạnh ở đại Trung sinh, ngày nay chỉ còn lại 4 bộ : Bộ Rùa (Chelonia),
bộ Chủy đầu (Rhynchocephalia), bộ Có vảy (Squamata), bộ Cá sấu (Crocodylia)
1 Bộ Rùa (Chelonia)
- Đặc điểm : Cơ thể ẩn trong bộ giáp xương được hợp thành mai và yếm, mai và yếm có cấu
tạo bởi những tấm xương bì được phủ các tấm sừng Hàm không răng, có khẩu cái thứ sinh,
Trang 33có bóng đái Buồng trứng đặc, cá thể đực có bộ phận giao phối lẻ và đặc như ở thú Thụ tinhtrong, đẻ trứng trên cạn, trứng có vỏ đá vôi bao bọc.
- Phân loại, phân bố : Bộ Rùa bao gồm 244 loài, có thể sống được ở nước mặn hoặc nước
ngọt, vừa ở nước vừa ở cạn hoặc trên cạn Phân bố ở miền ôn đới và nhiệt đới, ở mọi đạidương (không có ở Châu Đại Dương) Ở Việt Nam có 29 loài
Đại diện : Vích (Chelonia mydas), đồi mồi (Eretmochelys imbricata), quản đồng (Caretta caretta), rùa da (Dermochelys coriacea) sống ở biển Ba ba trơn (Pelodiscus sinensis), cua đinh (Trionyx cartilagineus) sống ở nước ngọt Sống hoàn toàn trên cạn có rùa núi vàng (Indotestudo elongata).
2 Bộ Chủy đầu (Rhynchocephalia)
- Đặc điểm : Là bộ Bò sát nguyên thủy nhất trong số những Bò sát hiện đại, còn mang nhiều
đặc điểm nguyên thủy như : đốt sống lõm 2 mặt còn mang di tích của dây sống, có sườn bụng,không có màng nhĩ, thiếu xoang tai giữa, không có phế quản và không có bộ phận giao phối
- Phân loại, phân bố : Hiện nay chỉ còn lại 1 loài sống sót, đó là Nhông Tân Tây Lan
3 Bộ Có vảy (Squamata)
- Đặc điểm : Cơ thể có vảy sừng bao bọc, răng mọc trên xương hàm, khe huyệt ngang Buồng
trứng rỗng dạng túi, cá thể đực có một đôi bộ phận giao cấu rỗng hình túi
- Phân loại, phân bố : Bộ có vảy gồm 6280 loài được chia thành 3 phân bộ : phân bộ Thằn lằn
(Sauria hay Lacertilia), phân bộ Rắn (Serpentes hay Ophidia) và phân bộ Thằn lằn-Giun(Amphisbaenia)
4 Bộ Cá sấu (Crocodylia)
- Đặc điểm : Có cấu tạo chuyên hoá thính nghi với đời sống chủ yếu trong nước Cá sấu có
dạng thằn lằn, đuôi cao, dẹp bên và khoẻ, chân có màng bơi giữa các ngón, mõm dài Thânphủ giáp sừng có nhiều tấm xương lớn Có khẩu cái thứ sinh lớn Răng nằm trong lổ chânrăng, có sườn bụng, không có bóng đái Buồng trứng đặc Cá thể đực có một bộ phận giaophối đặc
- Phân loại, phân bố : Cá sấu hiện nay gồm 22 loài, sống ở các vực nước ngọt, chỉ có một số
ít chịu nước lợ nên có thể sống ở cửa sông Riêng cá sấu hoa cà (Crocodylus porosus) có thể
sống ở nước mặn Ở nam Việt Nam có hai loài: cá sấu hoa cà và cá sấu nước ngọt
(Crocodylus siamensis)
IV Nguồn gốc và hướng tiến hóa của Bò sát
Tổ tiên của Bò sát là Lưỡng cư đầu giáp sống ở kỉ Đêvôn Thằn lằn sọ đủ (Cotylosauria)
là những bò sát cổ nhất, còn mang nhiều đặc điểm giống với Lưỡng cư đầu giáp cổ như: cóđốt sống lõm 2 mặt, chỉ có một đốt sống cổ, 1 đốt sống chậu, đai vai lớn, sọ được phủ kín bởinhững tấm xương bì như Lưỡng cư đầu giáp Từ Thằn lằn sọ đủ cho nhiều nhóm bò sát cổkhác nhau theo 4 hướng :
- Nhóm Rùa : vẫn tồn tại đến ngày nay
- Cá sấu (Crocodylia) : còn tồn tại đến ngày nay, đã có một số biến đổi so với nhómhóa thạch
- Khủng long (Dinosauria): phát triển cho 2 nhánh nhỏ: Khủng long hông thằn lằn(Saurischia) và Khủng long hông chim (Ornithischia)
- Nguyên thằn lằn (Prosauria) : Cho tổ tiên của Chủy đầu (Rhyncocephalia) và Cóvảy (Squamata) Chủy đầu nguyên thủy xuất hiện từ đầu kỉ Tam điệp cho đến nay vẫn tồntại Thằn lằn ở cạn xuất hiện ở cuối kỉ Jura, còn rắn ở cuối kỉ Phấn trắng
V Một số đặc điểm sinh học và sinh thái của Bò sát
1 Điều kiện sống
Bò sát không chỉ tồn tại được ở nơi có khí hậu nóng và ẩm như lưỡng cư, mà còn sốngđược ở những sa mạc rất khô Đó là nhờ da của cá thể trưởng thành có tầng sừng dày, chống
Trang 34được sự thoát hơi nước và khả năng chịu đựng khô hạn ngay cả trong giai đoạn phôi của bòsát.
2 Chu kỳ hoạt động ngày đêm và mùa
- Chu kỳ hoạt động ngày đêm : Chu kỳ hoạt động ngày đêm của bò sát phụ thuộc chủ yếu vào
nhiệt độ Bò sát hoạt động nhiều nhất khi có nhiệt độ môi trường phù hợp Nhiệt độ ưa thíchcủa hầu hết bò sát ở vùng nhiệt đới từ 27-400C, ôn đới từ 27,5-330C Ở Miền Bắc nước ta cókhí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều loài thằn lằn và nhiều loài rắn đi ăn ngày, chỉ có tắc kè, thạchsùng và một số loài rắn đi ăn đêm
Hoạt động ngày đêm còn phụ thuộc vào mùa và nhu cầu sưởi ấm
- Chu kỳ hoạt động mùa : thể hiện chủ yếu do sự biến động về khí hậu trong năm Ở ôn đới
sự biến động về khí hậu rất rõ rệt, do đó bò sát có mùa ngủ đông và mùa hoạt động Ở nhiệtđới nhiệt độ trung bình hàng ngày cao, nguồn thức ăn ổn định và đa dạng, do đó bò sát có thểhoạt động dường như quanh năm
+ Nhóm ăn thực vật : Chỉ có rất ít loài thằn lằn và rắn ăn thực vật
+ Nhóm ăn tạp : Hầu hết những loài trong nhóm Rùa vừa sống ở nước vừa sống ở ven bờ
ăn tạp
Nhiều loài Bò sát có tập tính ăn thịt lẫn nhau
- Tập tính bắt mồi ăn mồi :
Đa số rắn, đặt biệt rắn độc và những loài Bò sát cỡ lớn có tập tính rình mồi, đối vớinhững loài này con mồi thường lớn và thời gian tiêu hóa chúng thường kéo dài, vì thế số bữa
ăn thường thưa và con vật không có tập tính bắt mồi liên tục
4 Sinh sản
- Sự sai khác đực cái :
o Sai khác chủng tính cố định: Ở một số loài rắn, con đực thường lớn hơn con cái Babacái lớn gần gấp đôi ba ba đực, rùa cái lại nhỏ hơn con đực cùng loài
o Sai khác sinh dục tạm thời: con đực có màu sắc rực rỡ hơn con cái có ở nhông xanh
(Calotes versicolor) Con đực vào mùa sinh dục thường dữ hơn con cái.
- Sự ghép đôi, giao phối, đẻ trứng
Ở miền nhiệt đới sự giao phối thường xảy ra trước mùa mưa, càng đi về phương nam mùasinh dục càng lùi về sau Đến mùa sinh dục các cá thể đi tìm đối tượng sinh dục để ghép đôi,giao phối, nhiều loài đã trở nên hiếu chiến đánh nhau quyết liệt Tiếp theo là sự giao hoansinh dục
Đa số bò sát đẻ trứng, trứng nhờ vỏ dai (thằn lằn và rắn) hoặc vỏ đá (rùa và cá sấu) vôinên có thể phát triển được trên cạn, ở những nơi có ẩm độ thấp Số lứa đẻ thay đổi theo loài
và phụ thuộc vào nhiệt độ Đa số Bò sát miền ôn đới đẻ 1 lứa/năm, ở miền nhiệt đới thường
từ 1-4 lứa/năm
Một số loài thằn lằn và rắn (thằn lằn bóng hoa, rắn lục, rắn liu điu, rắn biển ) đẻ trứngthai (noãn thai sinh) Đa số đẻ trứng vào những nơi kín đáo như hang đất, hốc cây hoặc cóthể tự đào hang, làm tổ bằng bùn hoặc cành lá cao tới 1m Một số loài có hiện tượng bảo vệtrứng
5 Sự thích nghi với tự vệ
- Hình thức thích nghi thụ động :
+ Hình thức ẩn nấp, chạy trốn : đây là hình thức đơn giản và phổ biến ở bò sát
Trang 35+ Hình thức ngụy trang bằng màu sắc để dễ lẩn với môi trường.
+ Hình thức cấu tạo ngụy trang để đánh lạc hướng kẻ thù
+ Ngụy trang bằng cách bắt chước những loài rắn độc
- Hình thức tự vệ tích cực bằng tập tính : là hình thức doạ nạt, cơ thể có hình dạng, màu sắc
kỳ dị, dữ tợn để dọa nạt kẻ thù Hình thức tích cực nhất ở thằn lằn, rắn, cá sấu là cắn, truyềnnọc độc, dùng đuôi quật ngã kẻ thù
6 Tuổi sống
Tuổi sống của bò sát tương đối cao Những loài ở miền ôn đới có ngủ đông có tuổi sốngthường cao hơn những loài ở miền nhiệt đới quanh năm hoạt động Những loài trong điềukiện nuôi có tuổi sống cao hơn những loài đó sống trong tự nhiên
VI Ý nghĩa kinh tế của Bò sát
- Vai trò trong tự nhiên : Đa số thằn lằn và rắn tiêu diệt nhiều loài sâu bọ và gặm
nhấm mặt khác chúng lại trở thành thức ăn cho một số chim và thú nên đảm bảo thế cânbằng sinh học trong tự nhiên
- Vai trò trong nông nghiệp : đa số bò sát tiêu diệt một số lớn sâu bọ và gặm nhấm
phá hại mùa màng Tuy nhiên cũng có một số lại ăn cả cá (rắn liu điu, rắn mồng, rắn nước,rùa biển ), nhiều loài rắn lại ăn thằn lằn và rắn
- Vai trò đối với y dược và sức khoẻ con người : Nọc của nhiều loài rắn được chế biến
làm thuốc chữa viêm khớp, giảm đau, thuốc hen phế quản Rượu tan xà ngâm 3 loài rắn(hổ mang, cạp nong, rắn ráo) chữa khớp Rượu ngâm tắc kè chữa hen xuyễn, đồng thời làthuốc bổ Tuy nhiên nhiều loài Bò sát cũng mang mầm bệnh lây nhiễm cho người và giasúc, rắn độc cắn chết người
- Vai trò thực phẩm đặc sản và công nghệ : Thịt và trứng một số loài bò sát là thực
phẩm đặc sản có giá trị Một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chế tạo từ một số loài
bò sát (mai đồi mồi, da cá sấu, kì đà, trăn, rắn
Trang 36- Chi trước biến đổi thành cánh
- Hàm trên và hàm dưới có bao sừng bao bọc tạo thành mỏ
- Sọ chỉ có 1 lồi cầu chẩm
- Xương nhẹ vì xốp Các đốt sống (trừ đốt sống cổ) có xu hướng gắn liền nhau và gắnliền với xương chậu dài tạo thành một khối vững chắc
- Tim 4 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn rõ rệt
II Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái
- Chi trước biến đổi thành cánh, xương cánh tay không có lông lớn bám vào
- Chi sau có vảy sừng bao bọc như như vảy bò sát, có xương cổ bàn dài tạo thành giòchim
Hình dạng các bộ phận trên cơ thể chim phụ thuộc vào các nhóm sinh thái như: nhómchim bơi, nhóm chim nước, nhóm chim đầm lầy, nhóm chim hút mật hoa
Biểu bì: rất mỏng, có tầng Manpighi ở trong và tầng sừng ở ngoài
Bì : là một tổ chức liên kết, có những sợi liên kết, sợi cơ vân và sợi cơ trơn Ởlớp bì sâu có nhiều đám tế bào mỡ và nhiều khe hở nhỏ chứa không khí thông với các túi khí
và phổi
Sản phẩm sừng của vỏ da chủ yếu là bộ lông vũ, mỏ sừng, vảy sừng ở bàn chân, ngónchân, móng sừng ở đầu ngón chân Ở bộ Gà (Galliformes) có thêm sản phẩm sừng ở cá thểđực là cựa
Bộ lông chim tạo thành một lớp cách nhiệt, giữ cho thân nhiệt cao, đồng thời còn làmthân chim nhẹ Sự phân bố lông trên bề mặt da, dạng cánh và đuôi thay đổi phụ thuộc vào khảnăng bay của chim
3 Bộ xương
Trang 37Bộ xương chim nhẹ và chắc Xương nhẹ vì có nhiều xoang rỗng chứa khí làm choxương xốp.
3.3 Đai và các chi tự do
- Đai và các chi tự do : Đai vai có xương bả, xương quạ và xương đòn gắn với nhau
vững chắc được dùng làm trụ cho 2 vai Xương mỏ ác rất phát triển, có một mào xương lớn ởgiữa gọi là mấu lưỡi hái làm chỗ bám cho cơ vận động cánh Các chi tự do gắn với đai vaigồm có : xương cánh tay, xương trụ ngắn hơn xương quay, cổ tay chỉ còn 2 xương nhỏ tự do,xương bàn tay rất dài, chỉ còn 3 ngón
Đai hông gồm có xương chậu, xương ngồi và xương háng Xương đùi ngắn Các chi tự
do gắn với đai hông có : xương đùi, xương ống chân và xương bàn chân Có 3-4 ngón sau
4 Hệ cơ
Cơ phát triển hơn cả là cơ ngực, cơ dưới đòn, cơ đùi và cơ ống chân ( đây là những cơvận động cánh và giúp di chuyển trên cạn, chuyền cành, cất và hạ cánh) Hệ cơ cổ cũng pháttriển Các cơ vùng lưng ít phát triển do các đốt sống ở phần lưng của chim gắn liền nhau
5 Hệ tiêu hoá
5.1 Ống tiêu hoá
- Xoang miệng hẹp, hàm không có răng nhưng hàm dài và có bao sừng bao bọc thành mỏ,trong xoang miệng có nhiều tuyến nhờn ở những loài chim ăn hạt, có ít tuyến nhờn ở nhữngloài chim sống ở nước
- Thực quản dài và phình ở dưới thành diều Ở bồ câu trong thời kỳ sinh sản diều tiết rasữa diều có nhiều chất dinh dưỡng để nuôi chim non
- Dạ dày gồm 2 phần : dạ dày tuyến và dạ dày cơ
Dạ dày tuyến tiết chủ yếu men pepsin và axit clohydric, dạ dày cơ nghiền thức ăn.Thành dạ dày cơ mỏng ở chim ăn thịt và ăn cá, dày ở chim ăn hạt
- Ruột dài Ruột chim ăn hạt dài hơn ruột chim ăn quả Ở chỗ chuyển tiếp từ ruột nonxuống ruột già có một đôi ruột bít (manh tràng), là nơi tiêu hoá cellulô, cũng là nơi hấp thu lạinước
5.2 Tuyến tiêu hoá
Gồm có gan và tụy Dịch tụy từ tuyến tụy và dịch mật do gan tiết ra được đổ thẳng vàođầu ruột non Bồ câu, đà điểu và và vẹt không có túi mật
6 Hệ hô hấp
- Cơ quan hô hấp : hô hấp bằng phổi Phổi chim nhỏ và xốp Cơ quan phát thanh là minh
quản nằm ở ngã ba khí quản và cuống phổi Ngoài phổi ở chim còn phát triển hệ thống túi khílen lỏi vào các nội quan và thông vào cả các xương Túi sau có 2 túi bụng, túi trước gồm 2 túingực trước, 2 túi ngực sau, 2 túi đòn nối với nhau thành một túi lớn, 2 túi cổ Hệ thống túi khí
là nơi trữ khí làm giảm khối lượng riêng của cơ thể và tham gia vào quá trình hô hấp
Trang 38- Sự trao đổi khí ở phổi : Nhờ cấu trúc đặt biệt ở phổi mà sự trao đổi khí ở phổi chim là liên
tục Khi hít vào không khí đi thẳng vào các túi bụng rồi được đưa lên bộ phận trao đổi khí ởphổi, khí sau khi được trao đổi đi vào các túi khí trước và thải ra ngoài
7 Hệ tuần hoàn
Những đặc điểm cấu tạo và sinh lý của hệ tuần hoàn đảm bảo cho chim có cường độ trao
đổi chất cao
- Tim : Tim rất lớn, đã hình thành vách ngăn tâm thất hoàn toàn chia tim thành hai nửa : nửa
phải chứa máu tĩnh mạch, nửa trái chứa máu động mạch Nhịp đập tim nhanh tạo ra sự lưuthông máu nhanh trong cơ thể
8 Hệ thần kinh
*Thần kinh trung ương
-Não bộ
+ Não trước : hai bán cầu đại não rất lớn, nóc não có vòm não, não nguyên thủy mỏng, vòm
não cổ bị đẩy sang hai bên cạnh của bán cầu não, do đó khứu giác của chim không phát triển
Đã có mầm mống của vòm não mới gồm chất xám Nền của bán cầu não là thể vân có vai tròquan trọng chi phối các bản năng sinh hoạt của chim Vai trò của vỏ não chưa thể hiện rõ rệt
+ Não trung gian : gồm có mấu não trên, mấu não dưới và phểu não.
+ Não giữa : phát triển mạnh, chủ yếu có vai trò thị giác Các hình thức hoạt động của hệ thần
kinh chủ yếu do sự phối hợp giữa thể vân và não giữa
+ Tiểu não lớn, gồm thùy giữa có nhiều rãnh ngang và hai thùy hai bên nhỏ ứng với các hình
thức cử động phong phú, đa dạng của chim
+ Hành tủy lớn nhưng bị che khuất bởi tiểu não.
- Tủy sống
Có 2 phần phình ở cổ và hông Phần phình cổ ứng với đám rối thần kinh cánh Phần phìnhhông lớn hơn, ứng với đám rối thần kinh hông
* Thần kinh ngoại biên
- Từ não phát đi 12 đôi thần kinh sọ não
- Từ các phần phình cổ và hông của tủy sống có nhiều dây thần kinh đi tới cánh, hông, đùi,chân
9 Giác quan
- Thị giác : mắt chim có 3 mí, có tuyến lệ Cầu mắt lớn, thủy tinh thể mềm Mắt chim có thể
điều tiết được Lược của chim lớn hơn của Bò sát, có cấu tạo phức tạp và có hệ mao mạchlớn Trên màng võng có điểm vàng ở giữa dưới lược, nơi tập trung một số lượng lớn tế bào thịgiác Mắt chim có vị trí bên nên muốn nhìn rõ chim phải nghiêng đầu về phía vật Ở nhữngloài chim kiếm ăn ban ngày có phần lớn tế bào thị giác là tế bào nón, nhờ các tế bào này màchim phân biệt được cả những màu do sự phối hợp các màu cơ bản với nhau
- Thính giác : Tương tự như Bò sát: ngoài tai trong còn có xoang tai giữa, trong xoang tai giữa
có xương trụ tai hay xương bàn đạp, song tai trong có ốc tai dài hơn và có số lượng tế bàothính giác lớn hơn Tai ngoài có ống tai khá sâu với nếp da nổi lên