Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long SVTH: Nguyễn Thị Loan 2 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này, bằng sự cố gắng và nỗ
Trang 1Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 1 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Trường đại học sư phạm hà nội 2
Trang 2Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 2 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, bằng sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, những kiến thức được học tại trường, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Lưu Thị Bích Hương, em đã hoàn thành chương trình ở bước đầu
Em xin cảm ơn cô Lưu Thị Bích Hương đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn Em xin chân thành cảm ơn khoa Tin học trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện để em có thể thực hiện đề tài tốt nghiệp này Em xin cảm ơn quý thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường Xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo tận tình của các anh chị đi trước và bạn bè
Dù đã hết sức cố gắng, song do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn nên luận văn tốt nghiệp của em không tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy, cô và các bạn hết sức thông cảm, giúp đỡ, đưa ra những chỉ dẫn quý báu để luận văn của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Loan Lớp : K29A Tin
Trang 3Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 3 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Lời cam đoan
Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô Lưu Thị Bích Hương Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các số liệu, căn cứ, kết quả trong đề tài là hoàn toàn trung thực
Đề tài chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Loan
Trang 4Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 4 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Mục lục
Lời cảm ơn 2
Lời cam đoan 3
Mục lục 4
Chương 1: Mở đầu 6
1.1 Lý do chọn đề tài 6
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
1.2.1 Mục đích nghiên cứu 7
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
1.3 Đối tượng nghiên cứu 7
1.4 Phạm vi nghiên cứu 7
1.5 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8
1.5.1 ý nghĩa khoa học 8
1.5.2 ý nghĩa thực tiễn 8
1.6 Giả thuyết khoa học 8
1.7 Phương pháp nghiên cứu 8
1.7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 8
1.7.2 Phương pháp chuyên gia 8
1.7.3 Phương pháp thực nghiệm 9
1.8 Ngôn ngữ và môi trường phục vụ thiết kế 9
1.8.1 Giới thiệu về Visual Basic 6.0 9
1.8.2 Sơ lược về cơ sở dữ liệu Access 11
Chương 3: Phân tích hệ thống 13
Trang 5Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 5 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
3.1 Khảo sát hiện trạng 13
3.1.1 Hiện trạng về mặt tổ chức 13
3.1.2 Hiện trạng về nghiệp vụ 14
3.1.2.1 Giáo viên thỉnh giảng 14
3.1.2.2 Giáo viên cơ hữu 15
3.1.3 Nhu cầu thực tế 17
3.2 Phân tích hệ thống 18
3.2.1 Sơ đồ phân cấp chức năng (BPC) 18
3.2.2 Phân tích nhiệm vụ của từng chức năng 20
3.2.2.1 Chức năng cập nhật 20
3.2.2.2 Quản lý lương 20
3.2.2.3 Tìm kiếm 22
3.2.2.4 Thống kê 22
3.2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu 24
3.2.3.1 Sơ luồng dữ liệu mức khung cảnh 24
3.2.3.2 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 25
3.2.4 Mô hình thực thể liên kết 27
Chương 4: Thiết kế hệ thống 32
4.1 Thiết kế bảng dữ liệu 32
4.2 Thiết kế giao diện Form, Report 38
Kết luận và hướng phát triển 54
Tài liệu tham khảo 56
Phụ lục 57
Trang 6Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 6 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Chương 1: Mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, máy tính đóng một vai trò không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Đặc biệt là việc ứng dụng tin học vào quản lý Trong công tác quản lý, với nhiều mối quan hệ, nhiều yếu tố phức tạp, do đó nếu chỉ dùng những biện pháp và công cụ thủ công thì sẽ rất khó khăn hơn nữa còn tốn thời gian
Đứng trước tình hình trên, nếu chỉ sử dụng các phương tiện truyền thống thủ công thôi thì sẽ không mang lại hiệu quả cao trong công việc Do
đó việc ứng dụng Công nghệ thông tin để giải quyết các công việc, đặc biệt trong công tác quản lý là hết sức cần thiết Việc ứng dụng tin học vào công tác quản lý sẽ giúp cho quá trình quản lý đạt hiệu quả cao, tiết kiệm được thời gian và không gian xử lý, lưu trữ Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực mỗi công việc lại
có những đặc điểm riêng Vì vậy, việc xây dựng một phần mềm quản lý cho mỗi lĩnh vực, mỗi tổ chức cũng có những phù hợp với đặc thù công việc của riêng lĩnh vực, tổ chức đó
Trong các trường trung cấp bán công, với số lượng giảng viên tương đối lớn, trong đó khoảng một nửa là đi mời, thì việc tính giờ giảng và thanh toán là việc làm khá phức tạp Để góp phần công sức nhỏ bé của mình vào quá trình ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý, em chọn đề tài “Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường Trung cấp bán công kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long” (Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT
- KT Bắc Thăng Long) được viết bằng ngôn ngữ Visual Basic 6.0
Trang 7Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 7 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng phần mềm quản lý chi trả lương cho giáo viên trường Trung cấp bán công kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long sao cho phù hợp với thực tiễn
Chương trình được xây dựng nhằm hỗ trợ nhà quản lý trong việc chi trả lương cho các giáo viên trường Trung cấp bán công kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài
Tìm hiểu được thực trạng của việc chi trả lương cho giáo viên tại trường Trung cấp bán công kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long
Đề xuất giải pháp, xây dựng phần mềm quản lý chi trả lương cho giáo viên các trường Trung cấp bán công kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long
Thực hiện việc ứng dụng tin học vào quản lý trong các cơ quan, trường học,…
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là việc chi trả lương cho các giáo viên giảng dạy trong trường Trung cấp bán công kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài “Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long” tập trung vào quản lý việc chi trả lương cho giáo viên, không đi sâu vào quá trình tính điểm thưởng, tính tiền
Trang 8Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 8 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
công (ngoài lương chính) của giáo viên tại trường Trung cấp bán công kinh tế
kỹ thuật Bắc Thăng Long
1.5 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.6 Giả thuyết khoa học
Nếu chương trình được hoàn thành, nó sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực việc trả lương cho giáo viên trường Trung cấp bán công kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long
1.7 Phương pháp nghiên cứu
1.7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu qua việc đọc sách, báo và các tài liệu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài và các biện pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề của đề tài
1.7.2 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của chuyên gia, Tiến sĩ Lê Huy Thập (viện Công nghệ thông tin) và các chuyên gia Tin học để có thể thiết kế chương trình phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nội dung quản lý chi trả lương tại trường Trung cấp bán công kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long
Trang 9Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 9 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
1.7.3 Phương pháp thực nghiệm
Thông qua quan sát thực tế, yêu cầu của cơ sở, những lý luận được nghiên cứu và kết quả đạt được qua những phương pháp trên, phần mềm sẽ được đưa vào chạy thử nghiệm tại trường Trung cấp bán công kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long, để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp
1.8 Ngôn ngữ và môi trường phục vụ thiết kế
1.8.1 Giới thiệu về Visual Basic 6.0
Visual Basic được xem là một công cụ phát triển phần mềm như các trình biên dịch C/C++ hay SDK Nhưng lợi điểm khi dùng Visual Basic là ở chỗ tiết kiệm thời gian và công sức so với các ngôn ngữ lập trình khác khi xây dựng cùng một ứng dụng Khi thiết kế chương trình bằng Visual Basic bạn được thấy ngay kết quả của từng thao tác và giao diện khi chương trình thực hiện Đây là thuận lợi lớn so với các ngôn ngữ lập trình khác Visual Basic cho phép bạn chỉnh sửa nhanh chóng màu sắc, kích thước, hình dáng của các đối tượng có mặt trong ứng dụng [2, tr 7]
Visual Basic có khả năng kết hợp các thư viện liên kết động DLL (Dynamic Link Library) [3, tr 1]
Microsoft Visual Basic 6.0 là một ngôn ngữ mạnh, có thể lập trình làm mọi việc, lại dễ sử dụng Do đó nó được ứng dụng rất phổ biến Qua Microsoft Visual Basic 6.0 bạn sẽ có thêm trợ thủ đắc lực trong việc thiết kế giao diện, và lập trình quản lý của mình Microsoft Visual Basic 6.0 là một ngôn ngữ lập trình, là công cụ lập trình cơ sở dữ liệu, Multimedia, thiết kế
Trang 10Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 10 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Web và lập trình Internet Với Visual Basic bạn có thể xây dựng các ứng dụng quản lý như: Quản lý hàng hoá, kế toán tiền, quản lý nhân sự, Visual Basic còn dùng để lập các chương trình dạy học ngoại ngữ, vi tính, toán học, trắc nghiệm, Ngoài ra, với khả năng hỗ trợ Multimedia, lập trình viên có thể thiết
kế dễ dàng các
giao diện chọn và phát nhạc, hoặc xem phim, lập trình game, đặc biệt là khả năng thiết kế Web, và lập trình Internet [2, tr 7]
Một vài đặc điểm của Visual Basic [2, tr 8]
- Có thể dịch ứng dụng ra tập tin EXE, tăng tính bảo mật mã nguồn chương trình và dữ liệu Tập tin đã dịch ra đuôi EXE có thể cài đặt và chạy
trên các máy tính độc lập mà không cần cài đặt phiên bản của Visual Basic
- Hỗ trợ điều khiển thiết kế giao diện dễ dàng, đẹp mắt và hiệu quả
- Dễ dàng tạo được bộ đĩa setup cài đặt sau khi hoàn chỉnh ứng dụng
- Có thể kết nối và xử lý dữ liệu từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: Excel, Foxpro, Access, SQL server, Oracle, Informic,
Các bước cơ bản xây dựng một ứng dụng Visual Basic [2, tr 8]
- Phân tích, tổ chức và thiết kế cơ sở dữ liệu lưu trữ, nếu cần
- Tạo project mới
- Thiết kế giao diện (giao diện nhập liệu, báo cáo, menu, )
- Viết mã lệnh xử lý
- Biên dịch chương trình và chạy thử
Một số câu lệnh hay được sử dụng [1, tr 527]
- Lệnh END: Dùng để thoát khỏi chương trình đang chạy, khi thực hiện lệnh này các cửa sổ chương trình sẽ đóng lại
- Lệnh EXIT DO: Để thoát khỏi các vòng lặp DO
Trang 11Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 11 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
- Lệnh EXIT FOR: Dùng để thoát khỏi vòng lặp FOR
- Lệnh EXIT SUB: Dùng để thoát khỏi thủ tục hiện thời
- Lệnh LOAD: Dùng để nạp một form vào bộ nhớ Cú pháp: LOAD tên form Khi dùng lệnh này, form có tên được nạp vào bộ nhớ, nó chưa xuất hiện trên màn hình Để xuất hiện ta dùng phương thức SHOW
1.8.2 Sơ lược về cơ sở dữ liệu Access
Để thực hiện một chương trình viết trên ngôn ngữ Visual Basic, cần phải có các bảng từ một cơ sở dữ liệu nào đó (từ Access, Foxpro, ) Trong Visual Basic thường dùng đến Access Khi đã có cơ sở dữ liệu rồi ta phải sử dụng các điều khiển trong Visual Basic để kết nối tới nó
Vậy cơ sở dữ liệu là gì? Nó là một kho chứa thông tin liên quan đến một chủ đề hay một mục đích quản lý nào đó Hiện nay, cơ sở dữ liệu quan hệ
là cơ sở dữ liệu phổ biến nhất Cơ sở dữ liệu cho ta lấy về các tập hợp dữ liệu con từ các bảng với nhau, nhằm truy cập các mẩu tin liên quan chứa trong các bảng khác nhau [1, tr 5]
Microsoft Access là phần mềm trong bộ phần mềm Microsoft Office
Là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mạnh, dễ sử dụng, có nhiều ưu điểm Là phần mềm với nhiều công cụ tường minh (Wizard), cho phép người sử dụng có thể thiết kế các đối tượng một cách nhanh chóng, là phần mềm có cơ sở dữ liệu được bảo mật tốt và các ứng dụng có thể sử dụng trên môi trường mạng Là phần mềm có khả năng trao đổi dữ liệu qua lại với các ứng dụng khác [9, tr 4]
Trang 12Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 12 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Microsoft Access đã cung cấp các công cụ hữu hiệu và tiện lợi để tự động sản sinh chương trình, giải quyết hàng loạt vấn đề then chốt trong việc việc quản trị cơ sở dữ liệu Nói cách khác, với Microsoft Access ta có thể không cần viết chương trình mà vẫn nhanh chóng có được một phần mềm hoàn chỉnh với giao diện thuận tiện cho khá nhiều bài toán trong quản lý, kế toán, thống kê [9, tr 3]
Trang 13Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 13 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Chương 3: Phân tích hệ thống 3.1 Khảo sát hiện trạng
đã và đang kiện toàn cơ cấu, bộ máy quản lý của mình
Cơ cấu của trường được chia làm 4 phòng ban:
- Ban giám hiệu bao gồm
Hiệu trưởng: Phạm Quang Vinh Hiệu phó: Bùi Thị Sáu
- Phòng chức năng bao gồm:
Phòng đào tạo, trưởng phòng Nguyễn Văn Hiệp
Phòng hành chính tổng hợp, trưởng phòng Nguyễn Hoài Nam Phòng công tác học sinh, sinh viên trưởng phòng Trần Dũng
- Khoa chuyên môn: Gồm 2 khoa, trong các khoa chia ra các chuyên ngành, trong các chuyên ngành lại chia ra các tổ bộ môn
Khoa Tin kỹ thuật công nghệ, trưởng khoa Hà Nguyên Long Khoa Kinh tế, trưởng khoa Đồng Thị Hoài Thu
Phòng thanh tra mới được thành lập, nên cơ cấu còn chưa ổn định, rõ ràng
Giáo viên trong trường gồm hai thành phần: Giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng Hiện nay tổng số giáo viên cơ hữu trong trường là 19 giáo
Trang 14Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 14 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
viên Theo số liệu thống kê tính đến tháng 12 năm 2006 tổng số giáo viên thỉnh giảng được mời tham gia giảng dạy tại trường là 165 giáo viên, trong đó
có giáo viên tham gia giảng dạy một lần và có giáo viên tham gia giảng dạy nhiều lần
3.1.2 Hiện trạng về nghiệp vụ
Từ quá trình khảo sát thực tế tại trường Trung cấp bán công kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long cho thấy, trường gồm hai thành phần giáo viên là giáo viên cơ hữu và giáo viên thỉnh giảng
3.1.2.1 Giáo viên thỉnh giảng
Phòng đào tạo thông qua khung chương trình và thời khoá biểu xác định được số tiết mà mỗi giáo viên đã dạy Thông tin này sẽ được chuyển sang phòng tài vụ Phòng tài vụ căn cứ vào hợp đồng lao động đã được thoả thuận giữa hiệu trưởng (người sử dụng lao động) và giáo viên (người lao động) để lập bảng kê thanh toán tiền lương cho giáo viên sau khi dạy xong
Tiền lương thanh toán cho giáo viên thỉnh giảng bằng tổng số tiền giảng dạy, tiền chấm thi, trừ đi số tiền đã tạm ứng trước
Tiền giảng dạy bằng tổng số tiết dạy nhân đơn giá Đơn giá (VNĐ/1 tiết) được trả như sau: Với những môn chung (Chính trị, Tiếng anh, Tin, Thể dục) đơn giá không quá 20.000đ/1 tiết Với những môn cơ sở chuyên ngành, đơn giá không quá 25.000đ/1 tiết Với những môn chuyên ngành, đơn giá không quá 30.000đ/1 tiết Đơn giá cụ thể trả cho mỗi giáo viên là bao nhiêu còn tuỳ thuộc vào học hàm, học vị của giáo viên Ngoài ra, nếu giáo viên dạy vào những tiết theo thời khoá biểu thì những tiết đó được tính theo hệ số 1, nếu dạy vào buổi tối, ngày nghỉ, ngày lễ sẽ được tính theo hệ số 1,2
Tiền chấm thi bằng số bài thi nhân đơn giá Đơn giá cho chấm thi được tính như sau:
Trang 15Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 15 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Chấm thi hoặc kiểm tra hết môn, đơn giá là 2.000đ/1 bài
Chấm thi tốt nghiệp, đơn giá là 5.000đ/1 bài cho 2 lượt chấm
Chấm thi học sinh giỏi, đơn giá là 4.000đ/1 bài cho 2 lượt chấm
Vì lý do cá nhân, giáo viên muốn tạm ứng trước một khoản tiền, khi này phòng tài vụ phải kiểm tra xem số tiền giáo viên muốn tạm ứng, với số tiền cho phần công việc đã thực hiện được của giáo viên có tương xứng không?
Ngoài ra, sau khi kết thúc môn học, giáo viên phải hoàn tất cho nhà trường các hồ sơ theo quy định như: Bài giảng, bảng điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ, bảng theo dõi sĩ số học sinh của môn đó Đề thi (kiểm tra hết môn), đáp án, thang điểm, bài và bảng điểm thi (kiểm tra hết môn) đã chấm,
số bài kiểm tra bù đã chấm, số bài thi (kiểm tra lại đã chấm)
3.1.2.2 Giáo viên cơ hữu
Phòng tài vụ căn cứ vào mức lương cơ bản cho mỗi cán bộ giáo viên, các hệ số phụ cấp, tiền thưởng, số tiết dạy có vượt chuẩn không? Rồi lập bảng
kê thanh toán tiền lương cho giáo viên
Trong một năm học giáo viên làm việc 40 tuần, mỗi tuần dạy tối thiểu
14 tiết, tương ứng với dạy 560 tiết trong một năm học Nếu vượt 560 tiết thì tiền trả cho mỗi tiết vượt là 25.000đ
Tính lương cho giáo viên cơ hữu:
Lương theo ngạch bậc = Hệ số lương mức lương cơ bản
Phụ cấp = Hệ số phụ cấp mức lương cơ bản
Phụ cấp ngành = (Lương theo ngạch bậc + Phụ cấp) 30%, đối với những người hưởng lương theo ngạch giáo viên
Trang 16Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 16 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Phụ cấp ngành = (Lương theo ngạch bậc + Phụ cấp) 25%, đối với những người không hưởng lương theo ngạch giáo viên
Lương tháng = Lương theo ngạch bậc + Phụ cấp + Phụ cấp ngành Bảo hiểm = Lương tháng 6%, trong đó bảo hiểm y tế nộp 1%
lương, bảo hiểm xã hội nộp 5% lương
Tiền lương thực lĩnh = Lương tháng – Bảo hiểm
Ngoài ra, giáo viên nhận tiền thưởng (ngoài lương) được tính theo mức trong bảng xếp loại thi đua Mức thưởng như sau:
Giáo viên có mức điểm xếp loại từ 95đ-100đ đạt loại xuất sắc, được thưởng 350.000đ/1 tháng
Giáo viên có mức điểm xếp loại từ 75đ-94đ đạt loại tốt, được thưởng 250.000đ/1 tháng
Giáo viên có mức điểm xếp loại từ 60đ-74đ đạt loại khá, được thưởng 200.000đ/1 tháng
Giáo viên có mức điểm xếp loại từ 50đ-59đ đạt loại trung bình, được thưởng 150.000đ/1 tháng
Giáo viên có mức điểm xếp loại nhỏ hơn 50đ không xếp loại, tiền thưởng là 0đ/1 tháng
Với những giáo viên được nâng lương theo quyết định của nhà nước sẽ được truy lĩnh sau, theo quy định của trường
Tiền coi thi (thi hết môn, thi tốt nghiệp), chấm thi cho giáo viên sẽ được trả riêng (ngoài tiền lương)
Tiền coi thi:
Với hình thức thi viết:
Môn thi có thời gian nhỏ hơn 90 phút, tiền coi thi là 20.000đ/1 ca
Trang 17Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 17 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Môn thi có thời gian lớn hơn 90 phút (hay nhỏ hơn 90 phút vào ngày
lễ, chủ nhật), tiền coi thi là 25.000đ/1 ca
Môn thi có thời gian lớn hơn 90 phút, tiền coi thi là 30.000đ/1 ca
Thi tốt nghiệp, tiền coi thi là 50.000đ/1 ca
Với hình thức thi vấn đáp:
Thi (kiểm tra) hết môn, tiền coi thi là 2.000đ/1 học sinh/1 giám khảo Hỏi thi tốt nghiệp, tiền coi thi là 100-150.000đ/1 buổi/1 giám khảo Cán bộ phục vụ thi là 20-40.000đ/1 buổi/1 cán bộ
Chấm thi:
Chấm thi hoặc kiểm tra hết môn, tiền chấm thi là 2.000đ/1 bài
Chấm thi tốt nghiệp, tiền chấm thi là 5.000đ/1bài/2 lượt chấm
Chấm thi học sinh giỏi, tiền chấm thi là 4.000đ/1 bài/2 lượt chấm
3.1.3 Nhu cầu thực tế
Thông qua khảo sát thực trạng, và tìm hiểu thực tế việc chi trả lương cho giáo viên tại trường Trung cấp bán công kinh tế kỹ thuật bắc Thăng Long cho thấy rằng: Hệ thống chi trả lương mà trường đang áp dụng có nhiều bất cập Phòng đào tạo thường xuyên phải quản lý, theo dõi quá trình giảng dạy của giáo viên Việc trả lương cho giáo viên chủ yếu thông qua giấy tờ, sổ sách Các thông tin được lưu trên giấy tờ, trong sổ sách rất bất tiện, lại tốn kém tiền của Hơn nữa mỗi khi muốn tìm thông tin của một giáo viên, ta phải tìm tất cả để lọc ra giáo viên cần tìm, bên cạnh đó khối lượng tính toán nhiều, lượng giấy tờ cần phải lưu rất lớn Với cách quản lý như vậy, nhà quản lý sẽ không tránh khỏi nhầm lẫn Hơn nữa trong những trường hợp khẩn, cần thiết rất dễ gây ra sự chậm trễ, ảnh hưởng đến công việc chung của trường Đứng
Trang 18Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 18 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
trước thực trạng đó, nhu cầu cần có một phần mềm quản lý chi trả lương là thật sự cần thiết
3.2 Phân tích hệ thống
3.2.1 Sơ đồ phân cấp chức năng (BPC)
Trang 19Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 19 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Trang 20Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 20 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
3.2.2 Phân tích nhiệm vụ của từng chức năng
mã giáo viên mang học hàm đó
Danh mục khoa: Đây là chức năng cập nhật thông tin về khoa như: Tên khoa, mã khoa, mã giáo viên thuộc khoa
Danh mục bộ môn: Tương tự danh mục khoa, nó cho phép cập nhật thông tin về bộ môn như: Mã bộ môn, tên bộ môn, đơn vị học trình của môn,
mã giáo viên thuộc bộ môn đó
Danh mục chức vụ: Trong trường, giáo viên có thể mang một chức vụ nào đó (chẳng hạn hiệu trưởng, hiệu phó), chức năng này cho phép cập nhật thông tin về chức vụ như: Mã chức vụ, tên chức vụ, mã giáo viên mang chức
vụ đó
Hồ sơ giáo viên cơ hữu: Ngoài việc quản lý lương của giáo viên, cần quản lý một số thông tin khác như họ tên, địa chỉ, điện thoại,…nhằm giúp cho quá trình làm việc, công tác của giáo viên tại trường được thuận lợi hơn trong một số trường hợp qua chức năng này
Hồ sơ giáo viên thỉnh giảng: Chức năng này tương tự chức năng hồ sơ giáo viên cơ hữu
3.2.2.2 Quản lý lương
Trang 21Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 21 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Chức năng quản lý lương cũng cho phép thêm mới, xoá, sửa thông tin liên quan đến lương, thưởng của giáo viên trong các chức năng sau:
Đồ án: Mỗi học sinh, sinh viên năm cuối đều có bài khoá luận, hay đồ
án, để hoàn thành nó cần có sự hướng dẫn của các giáo viên, và phải trả lương cho giáo viên với mỗi đồ án đó
Coi thi: Chức năng này quản lý việc trả tiền công cho giáo viên trong quá trình coi thi (thi viết, thi vấn đáp)
Chấm thi: Tương tự như chức năng coi thi, quá trình chấm thi giáo viên cũng được trả tiền công Chức năng này quản lý các thông tin liên quan đến chấm thi
Lương cho giáo viên thỉnh giảng: Khi kết thúc môn học, giáo viên sẽ được trả lương theo thoả thuận trong hợp đồng lao động, chức năng này cho phép cập nhật thông tin liên quan đến việc trả lương cho giáo viên thỉnh giảng
Thưởng cho giáo viên thỉnh giảng: Ngoài lương được trả cho quá trình giảng dạy, nhà trường còn có tiền thưởng cho giáo viên, chức năng này cho ta cập nhật các thông tin về tiền thưởng
Lương cho giáo viên cơ hữu: Hàng tháng phòng tài vụ phải thanh toán tiền lương cho giáo viên cơ hữu qua chức năng này
Thưởng cho giáo viên cơ hữu: Thông qua bảng xếp loại thi đua, giáo viên sẽ có mức thưởng cụ thể, các thông tin liên quan đến tiền thưởng cho giáo viên sẽ được cập nhật qua chức năng này
Truy lĩnh: Qua chức năng này, những giáo viên được tăng lương mà chưa có quyết định đưa về, họ vẫn nhận lương theo hệ số cũ, sau khi nhận được quyết định tăng lương, họ sẽ được trả đầy đủ phần lương còn thiếu
Trang 22Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 22 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Tìm kiếm thông tin về giáo viên thỉnh giảng: Tương tự chức năng tìm kiếm thông tin về giáo viên cơ hữu nếu biết mã số giáo viên, họ tên, và bộ môn của giáo viên thỉnh giảng
3.2.2.4 Thống kê
Đây là chức năng cho phép in ra các thông tin cần thiết như: Hợp đồng lao động, thanh lý hợp đồng lao động, bảng lương cho giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng, bảng truy lĩnh lương, bảng thưởng cho giáo viên cơ hữu, thưởng cho giáo viên thỉnh giảng, bảng chấm thi, coi thi, đồ án
Hợp đồng lao động: Chức năng này đưa ra những thông tin cần thiết cho giáo viên thỉnh giảng trước khi làm việc tại trường, cần có một bản hợp đồng được ký kết với hiệu trưởng
Thanh lý hợp đồng lao động: Sau khi kết thúc quá trình làm việc với trường, giáo viên thông qua bản thanh lý hợp đồng để biết được những thông tin liên quan đến việc trả lương xem có hợp lý với bản hợp đồng lao động và quá trình làm việc thực tế hay không?
Bảng lương cho giáo viên thỉnh giảng: Thống kê các giáo viên tham gia giảng dạy tại trường, lương phải trả cho các giáo viên thỉnh giảng
Trang 23Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 23 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
Bảng lương cho giáo viên cơ hữu: Thống kê thông tin liên quan đến lương của các giáo viên
Bảng truy lĩnh lương: Thông tin các giáo viên được lĩnh theo hệ số cũ,
hệ số mới, và lương còn lại được lĩnh sau khi tăng lương
Bảng thưởng cho giáo viên cơ hữu: Đưa ra thông tin về mức thưởng, tiền thưởng cụ thể cho từng giáo viên trong trường
Bảng thưởng cho giáo viên thỉnh giảng: Thống kê tiền thưởng cho các giáo viên thỉnh giảng
Bảng tiền chấm thi cho giáo viên thỉnh giảng: Số tiền chấm thi mà mỗi giáo viên thỉnh giảng được nhận
Bảng tiền chấm thi cho giáo viên cơ hữu: Thống kê số tiền chấm thi trả cho giáo viên cơ hữu
Bảng tiền coi thi: Tiền coi thi của các giáo viên sau mỗi kỳ thi
Bảng tiền đồ án cho giáo viên thỉnh giảng: Đơn giá đồ án trả cho mỗi giáo viên hướng dẫn đồ án
Bảng tiền đồ án cho giáo viên cơ hữu: Giá đồ án trả cho giáo viên cơ hữu
Trang 24Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 24 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
3.2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu
3.2.3.1 Sơ luồng dữ liệu mức khung cảnh
- Các tác nhân ngoài
- Chức năng chính
- Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
Hình 2: Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
Nhà quản
lý
Giáo viên
Chương trình quản lý chi trả lương
lý chi trả lương
Giáo viên
Trang 25Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 25 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
3.2.3.2 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Tìm kiếm
Cập
nhật
Tìm kiếm
DATABASE
Thống
kê Quản
lý
Trang 26Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 26 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
ư
Chú thích hình 3:
(1) Yêu cầu thông tin từ hệ thống
(2) Kết quả thông tin được yêu cầu
(3) Yêu cầu thông tin thống kê
(4) Kết quả thông tin thống kê
(5) Yêu cầu thông tin tìm kiếm
(6) Kết quả thông tin tìm kiếm
(7) Cập nhật thông tin
(8) Thông tin cần cập nhật
(9) Thông tin cần cập nhật
(10) Thông tin yêu cầu cung cấp
(11) Thông tin cần quản lý
(12) Thông tin yêu cầu cung cấp
(13) Yêu cầu thông tin thống kê
(14) Kết quả thống kê
(15) Yêu cầu thông tin tìm kiếm
(16) Kết quả tìm kiếm
Trang 27Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 27 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
- BAIHETMON: Số bài thi hết môn
- GIAHETMON: Giá tiền/1 bài thi hết môn
- BAITNGHIEP: Số bài thi tốt nghiệp
- GIATNGHIEP: Giá tiền/1 bài thi tốt nghiệp
- BAIHSGIOI: Số bài thi học sinh giỏi
- GIAHSGIOI: Giá tiền/1 bài thi học sinh giỏi
- TIENCHAMTHI: Tổng số tiền chấm thi
- TGTHINHO90: Giá cho môn thi có thời gian nhỏ hơn 90 phút
- TGTHILON90: Giá cho môn thi có thời gian lớn hơn 90 phút, và nhỏ hơn 90 phút vào ngày lễ, chủ nhật
Trang 28Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 28 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
- TGTHILON90DB: Giá cho môn thi có thời gian lớn hơn 90 phút vào ngày lễ, chủ nhật
- TNGHIEP: Giá cho môn thi tốt nghiệp
- VDAPKTRA: Giá cho kiểm tra vấn đáp
- VDTNGHIEP: Giá cho thi tốt nghiệp vấn đáp
- TIENCOITHI: Tổng tiền coi thi
- NSD: Họ tên người sử dụng lao động
- HOTEN: Họ tên người lao động (giáo viên thỉnh giảng)
- NOICTAC: Nơi công tác hiện tại của giáo viên thỉnh giảng
- NSINH: Ngày tháng năm sinh
- DCTT: Địa chỉ thường trú của giáo viên
- DCLH: Địa chỉ hiện tại, để liên hệ của giáo viên
- DTHOAI: Số điện thoại của giáo viên
- DAYMON: Dạy môn
- TGTH: Ngày bắt đầu dạy, và kết thúc dạy
- TPHANGV: Giáo viên cơ hữu hay thỉnh giảng
- SOTD: Số tiết mà giáo viên dạy
- DONGIA: Đơn giá cho một tiết dạy
Trang 29Quản lý chi trả lương cho giáo viên trường TCBCKT - KT Bắc Thăng Long
SVTH: Nguyễn Thị Loan 29 GVHD: Th.s Lưu Thị Bích Hương
- TIENDAY: Tiền dạy một môn của giáo viên
- TU: Số tiền mà giáo viên thỉnh giảng đã tạm ứng trước
- TIENLINH: Số tiền còn lại được lĩnh của giáo viên thỉnh giảng
- TONGLUONG: Tổng tiền lương
- BH: Tiền bảo hiểm mà giáo viên phải đóng
- THUCLINH: Tiền mà giáo viên được lĩnh thực tế