1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Nhật Bản

128 1,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Bên cạnh việc thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường tiềm năng, ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam phải không ngừng củng cố và gia tăng mối quan hệ làm ăn với các thị trường nhập khẩu thuỷ sản truyền thống, mà tiêu biểu là thị trường Nhật Bản. Với những đặc điểm về kinh tế, về văn hoá tiêu dùng và thực trạng nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới, Nhật Bản hiện là một trong những bạn hàng lớn nhất và quan trọng nhất của nước ta. Nhờ có xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản, các doanh nghiệp mới có nhiều cơ hội giao thương, hợp tác quốc tế, phát triển và xây dựng thương hiệu trên trường quốc tế, mang lại nhiều công ăn việc làm cho nhiều công dân Việt Nam, đem lại nguồn thu rất lớn cho kinh tế Việt Nam.

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Error: Reference source not found

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ iii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 5

1.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu thủy sản 5

1.1.1 Khái niệm thủy sản 5

1.1.2 Đặc điểm của mặt hàng thủy sản 6

1.1.3 Khái niệm xuất khẩu 9

1.1.4 Đặc điểm hoạt động xuất khẩu thủy sản 10

1.2 Khái quát về thị trường thủy sản Nhật Bản 12

1.2.1 Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản của Nhật Bản 12

1.2.2 Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản 15

1.2.3 Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản 21

1.2.4 Đặc điểm thị hiếu tiêu dùng thủy sản của Nhật Bản 24

1.2.5 Hệ thống phân phối thủy sản Nhật Bản 27

1.2.6 Quy định của Nhật Bản về nhập khẩu hàng thủy sản 29

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 33

1.3.1 Nhóm các yếu tố bên trong 33

1.3.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài 34

1.4 Sự cần thiết của hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 35

1.4.1 Tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 35

1.4.2 Phát huy lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản 36

1.4.3 Nhật Bản là một thị trường tiềm năng 37

1.4.4 Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước 40

1.4.5 Thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản 41

Trang 2

1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 43

1.5.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 47

1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 49

SƠ KẾT CHƯƠNG 1 51

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 52

2.1 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 52

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng 53

2.1.2 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu 59

2.1.3 Chất lượng thủy sản xuất khẩu 62

2.1.4 Giá thủy sản xuất khẩu 63

2.1.5 Phương thức vận chuyển và thanh toán 65

2.1.6 Quy trình kiểm dịch và thủ tục hải quan 67

2.1.7 Kênh phân phối xuất khẩu 70

2.1.8 Quảng bá xúc tiến thương mại 71

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 74

2.2.1 Nhóm các yếu tố bên trong 74

2.2.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài 76

2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản .

80

2.3.1 Thành tựu đạt được 81

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 83

2.3.2.1 Hạn chế 83

2.3.2.2 Nguyên nhân 86

SƠ KẾT CHƯƠNG 2 89

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐẾN NĂM 2020 90

3.1 Dự báo nhu cầu, xu hướng tiêu dùng về xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản 90

3.1.1 Dự báo về nhu cầu thủy sản của Nhật Bản 90

Trang 3

3.2.1 Mục tiêu phát triển 92

3.2.2 Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 93

3.3 Triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 95

3.3.1 Cơ hội 96

3.3.2 Thách thức 98

3.4 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2015 – 2020 100

3.4.1 Về phía các cơ quan quản lý nhà nước 100

3.4.2 Về phía Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam 109

3.4.3 Về phía các doanh nghiệp 112

3.4.4 Về phía người nuôi trồng và đánh bắt thủy sản 118

SƠ KẾT CHƯƠNG 3 120

KẾT LUẬN 122

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thế kỉ hai mốt mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế toàn cầu với xuhướng đa phương hoá và quốc tế hoá Cùng với công cuộc xây dựng đất nước theonền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã và đang hội nhậpvào nền kinh tế thế giới trên nhiều phương diện và bằng nhiều con đường khácnhau, trong đó xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế là một con đường thiếtyếu, đem lại nguồn ngoại tệ chủ lực cho việc nhập khẩu và phát triển nền kinh tếnước nhà

Trong mười năm trở lại đây, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng trưởngmạnh, liên tục đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15%-18%/ năm, trở thành mộttrong ba ngành hàng thu về nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước Tuy nhiên, nếu nhìnvào thực tiễn xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới hiện nay và những bài học kinhnghiệm sàng lọc được trong thời gian qua thì việc khẳng định vị trí của ngành thuỷsản Việt Nam trên trường quốc tế là việc không hề đơn giản Ngoài những mặt hạnchế về vốn, về cơ sở hạ tầng, về công nghệ, nguồn lực… trong nước, vấn đề sốngcòn đặt ra cho ngành thuỷ sản Việt Nam là thị trường, chất lượng sản phẩm và tiêuchuẩn vệ sinh công nghiệp

Mỗi thị trường xuất khẩu đó tuy có những tương đồng về chất lượng sảnphẩm, vệ sinh công nghiệp nhưng lại có những nét đặc thù riêng, đòi hỏi các nhàxuất khẩu thuỷ sản Việt Nam phải đi sâu nghiên cứu và tìm ra một hướng đi thíchhợp Bên cạnh việc thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trườngtiềm năng, ngành thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam phải không ngừng củng cố và giatăng mối quan hệ làm ăn với các thị trường nhập khẩu thuỷ sản truyền thống, màtiêu biểu là thị trường Nhật Bản Với những đặc điểm về kinh tế, về văn hoá tiêudùng và thực trạng nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới, Nhật Bản hiện là một trong

Trang 5

những bạn hàng lớn nhất và quan trọng nhất của nước ta Nhờ có xuất khẩu thuỷsản sang Nhật Bản, các doanh nghiệp mới có nhiều cơ hội giao thương, hợp tácquốc tế, phát triển và xây dựng thương hiệu trên trường quốc tế, mang lại nhiềucông ăn việc làm cho nhiều công dân Việt Nam, đem lại nguồn thu rất lớn chokinh tế Việt Nam.

Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 nămqua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm Với chủ trương thúc đẩy phát triển củachính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sảnlượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng gópđáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước Trong khi đó, trước

sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thácđánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng kháthấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm

Trước tình hình đó, hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam rất đángđược coi trọng và đầu tư phát triển để có thể tận dụng được lợi thế của nước nhà.Đặc biệt, đối với thị trường Nhật Bản, một thị trường cực kì quan trọng trong xuấtkhẩu thuỷ sản của Việt Nam, lại càng không thể bỏ qua Chính vì thế, tôi đã lựa

chọn đề tài: "Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản"

làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhật Bản

Bản giai đoạn 2008 – 2013

sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản

Trang 6

 Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bảngiai đoạn 2008 - 2013.

động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008 – 2013

sang thị trường Nhật Bản đến 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật

Bản

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Hoạt động xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt

Nam, thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam là Nhật Bản

Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn

2008 – 2013, đề ra giải pháp từ nay đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tác giả sử dụng các phương pháp

so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, thống kê,… các báo cáo, tài liệu của các

tổ chức có uy tín có liên quan đến nội dung nghiên cứu

5 Tính mới của đề tài

Mặc dù đề tài được thực hiện chỉ trong một thời gian ngắn, song tác giả đãđầu tư tìm kiếm các số liệu thật, giúp cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạngxuất khẩu thủy sản, điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động xuất khẩu thủy sản sangthị trường Nhật Bản và đề ra giải pháp một cách khách quan nhất Bên cạnh đó,các giải pháp mà tác giả đưa ra cho đề tài cũng có lộ trình thực hiện rõ ràng và cụthể Việc tiếp cận một đề tài không mới với sự chặt chẽ và hợp lí giữa 3 chương,

sự đầu tư nghiêm túc của tác giả hy vọng sẽ giúp cho đề tài mang tính thuyết phục

và thực tiễn cao

Trang 7

6 Kết cấu của đề tài

Luận văn được triển khai thành ba chương dưới đây:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Chương 2: Thực trạng tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008 – 2013

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đến năm 2020

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

1.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu thủy sản

1.1.1 Khái niệm thủy sản

Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lạicho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thuhoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường Trongcác loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai tháccác loại cá Một số loài là cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cáhồi, hàu và sò điệp có năng suất khai thác cao Trong đó ngành thủy sản có liênquan đến việc đánh bắt cá tự nhiên hoặc cá nuôi thông qua việc nuôi cá Nuôitrồng thủy sản đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lớn đến đời sống của hơn 500triệu người ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thủysản

Sự phân loại các loài thủy sản được dựa theo đặc điểm cấu tạo loài, tính ăn,môi trường sống và khí hậu:

Nhóm cá (fish): Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể

là cá nước ngọt hay cá nước lợ Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá chình,…

Nhóm giáp xác (crustaceans): Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân,

trong đó tôm và cua là các đối tượng nuôi quan trọng Ví dụ: Tôm càng xanh, tômsú,tôm thẻ, tôm đất, cua biển

Nhóm động vật thân mềm (molluscs): Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là

nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương, ) vàmột số ít sống ở nước ngọt (trai, trai ngọc)

Trang 9

Nhóm rong (Seaweeds): Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, có

loài có kích thước nhỏ, nhưng cũng có loài có kích thước lớn như Chlorella,Spirulina, Chaetoceros,Sargassium (Alginate), Gracillaria…

Nhóm bò sát (Reptilies) và lưỡng cư (Amphibians): Bò sát là các động

vật bốn chân có màng ối(ví dụ: cá sấu) Lưỡng cư là những loài có thể sống cả trêncạn lẫn dưới nước (ví dụ: ếch, rắn…) được nuôi để lấy thịt, lấy da dùng làm thựcphẩm hoặc dùng trong mỹ nghệ như đồi mồi (lấy vây), ếch (lấy da và thịt), cá sấu(lấy da)

1.1.2 Đặc điểm của mặt hàng thủy sản

Tiềm năng:

Việt Nam là một nước có một bờ biển dài 3260 km, cùng với hàng trăm consông lớn nhỏ và hàng chục vạn ao, hồ, đầm và có rất nhiều đảo và quần đảo ởngoài biển Đông Đồng thời với đó là điều kiện về khí hậu nhiệt đới cũng là mộtyếu tố đóng góp vào tiềm năng phát triển và khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷsảnVùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam rộng tới trên 1 triệu km, ngoài khơi

có trên 4000 dảo lớn nhỏ là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác nguồn lợi hảisản.Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ, sản lượng khai thác hải sản hàng năm củaViệt Nam khoảng 1, 2-1, 4 triệu tấn trong đó ngoài cá là sản phẩm chính còn cókhoảng 50-60 nghìn tấn tôm biển và 40 nghìn tấn mực và nhiều loại đặc sản có giátrị kinh tế cao

Ngành thủy sản Việt Nam thu hút hơn 4 triệu lao động, chưa kể số lao độnggián tiếp qua các khâu trung gian như: công nghiệp chế biến, các dịch vụ xuấtkhẩu, hệ thống thương mại, nhà hàng, khách sạn và nghề đóng tàu thuyền đánh cá.Giá trị sản lượng hàng năm đạt 120.000 tỷ đồng, xuất khẩu qua 130 quốc gia vàvùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 4,5 tỷ USD, năm 2009 dù bịảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn đạt 4,2 tỷUSD Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt từ 4,5-5 tỷ USD

Trang 10

Riêng xuất khẩu cá basa và cá tra của ĐBSCL đạt 1,453 tỷ USD (chiếm 32,2%tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành).

Tiềm năng nghề nuôi thuỷ sản ở Việt Nam cũng rất lớn, Việt Nam cókhoảng 1,4 triệu ha các loại hình mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản trong đó, có

30 vạn ha bãi triều và gần 40 vạn ha ao, hồ, sông, suối, 60 vạn ha ao hồ nhỏ ruộngtrũng và hơn 80 vạn ha là vùng vịnh, đầm phá Điều kiện tự nhiên thuận lợi giúpcho Việt Nam có thể đạt sản lượng nuôi trồng hàng năm khoảng 500 vạn tấn gồm

cá nước ngọt và các loại hải sản khác Hiện nay ở Việt Nam đã hình thành cácvùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miềnTrung Việt Nam đã đầu tư xây dựng 115 cơ sở sản xuất tôm con giống Hình thứcnuôi quản canh năng suất thấp, phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên vẫn là phổ biến docác hình thức nuôi trồng khác đòi hỏi nhiều vốn đầu tư Nhìn chung hoạt độngnuôi trồng thuỷ sản mới chỉ được triển khai trên một diện tích chưa đáng kể,khoảng 600 ngàn ha mặt nước.Việt Nam là một trong những nước sản xuất cá làchủ yếu, đứng thứ 2 Châu Á - Thái Bình Dương về sản lượng cá nội địa tính trêndiện tích đất đạt năng xuất 4,2 kg/ha.Tính về tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sảnViệt Nam đứng thứ 11 trong các nước Châu Á với sản lượng nuôi trồng tính theođầu người 2,3 kg/ng Mức bình quân đầu người này so với các nước khác trongkhu vực chỉ bằng 1/4 của Philiphin, Nhật và Đài Loan bằng 1/10 sản lượng nuôitrồng thuỷ sản theo đầu người của Nam Triều Tiên

Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu:

Nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao trong nhóm hàng thủy sản đang có

xu hướng sụt giảm liên tiếp trong những tháng qua Bên cạnh yếu tố thị trường thìnguồn nguyên liệu không ổn định cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cơ cấuxuất khẩu một số mặt hàng bị thay đổi

Tôm đang chiếm 43% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản, luôn đạt mức tăngtrưởng 2 con số, từ 20-66% mỗi tháng Dự báo những tháng cuối năm, mặt hàng

Trang 11

này vẫn còn rất đắt hàng bởi nhu cầu tiêu thụ tôm vào dịp giáng sinh và năm mới ởnhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản tiếp tục tăng mạnh.

Trong khi đó, cá tra, cá ngừ qua thời hoàng kim Hiệp hội Chế biến xuấtkhẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, kim ngạch xuất khẩu thủy sản quý IVvẫn chủ yếu dựa vào tôm, tổng kim ngạch 3 tháng cuối năm có thể đạt khoảng 1,7

tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước Có thể nói năm 2013, tôm là mặthàng chủ lực giúp ngành thủy sản đạt mục tiêu xuất khẩu của năm nay là trên 6,5

tỷ USD trong khi một số mặt hàng chủ lực khác đang có sự sụt giảm đáng kể về cảlượng và giá

Nếu như những năm trước cá tra hay các loại nhuyễn thể, cá ngừ, mực,bạch tuộc luôn chiếm tỷ trọng cân đối trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản thì nămnay đã chứng kiến sự thay đổi khá rõ cơ cấu trong nhóm hàng này Con số đượcVasep đưa ra cho thấy, mặt hàng chủ lực là cá tra chỉ “bật” lên được trong khoảng

từ tháng 3 -5/2013 do có các hội chợ lớn tại Mỹ và Bỉ Có tới 4 tháng xuất khẩu cátra bị sụt giảm kim ngạch từ 1,4- 39,2% so với cùng kỳ năm, do nhu cầu tiêu thụ ởnhững thị trường lớn như EU giảm mạnh VASEP dự báo xuất khẩu cá tra khó duytrì được mức ổn định như năm trước

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ và cá biển năm nay cũng có xu hướng chữnglại Nguyên nhân chính là do nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này ở một số thị trườnglớn như EU, Nhật Bản giảm mạnh do vẫn còn hàng tồn kho Ngoài ra, các thịtrường nhập khẩu cũng có yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm VASEP longại mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cá ngừ 600 triệu USD trong năm nay khó hoànthành khi đến hết quý III, kim ngạch mới đạt 415 triệu USD, giảm 4,5% so vớicùng kỳ (VASEP, 2014)

Còn nhuyễn thể xuống mức “âm” Nếu so với con số vài tỷ USD mà tômhay cá tra mang về cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản thì vài trăm triệu USD củamực, bạch tuộc, nhuyễn thể hay cua, ghẹ không phải là nhiều Tuy nhiên, những

Trang 12

mặt hàng này cũng đã làm phong phú hơn cho thủy sản xuất khẩu và góp phầnđáng kể để tăng thu ngoại tệ Thế nhưng, hơn 1 năm qua, từ tháng 7/2012 -6/2013, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đã giảm đáng kể, từng thánggiảm từ 16-30% so với cùng kỳ Đến quý III, mức sụt giảm được rút ngắn xuống 1con số, cụ thể, tháng 7 giảm 1,6%, tháng 8 giảm 6,2% và tháng 9 giảm 7,6% Do

bị cạnh tranh mạnh từ các nước khác như Trung Quốc, Senegal hay Mauritania

và nguồn nguyên liệu chế biến ngày càng thiếu đã khiến xuất khẩu mực bạch tuộcgiảm kim ngạch Tính chung 3 quý đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này đã giảm17,2% và chỉ đạt 309,5 triệu USD

Xuất khẩu hải sản đang bước vào giai đoạn tăng trưởng đầy khó khăn,không chỉ do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp mà nguồn nguyên liệu trong nước cũngkhông đáp ứng đủ cho các đơn hàng Theo đánh giá của VASEP, xuất khẩu mực,bạch tuộc đã có mức sụt giảm mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây; xuất khẩu cua,ghẹ cũng giảm 12,3%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm 4% so với cùng kỳ năm

2012 Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu nhuyễn thể sẽ tiếp tục giảm thêm và là nămthứ 5 mặt hàng này chìm dưới mức tăng trưởng âm

1.1.3 Khái niệm xuất khẩu

Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nướcthông qua hành vi mua bán Sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ đó là một hình thức củamối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa nhữngngười sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới

Vậy xuất khẩu là việc bán hàng hoá (hàng hoá có thể là hữu hình hoặc vôhình) cho một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán Tiền tệ

có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiềndùng thanh toán quốc tế) (doanhnhanhanoi.net)

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu thì hoạt động xuất khẩu làhoạt động rất cần thiết Thông qua hoạt động xuất khẩu các quốc gia tham gia vào

Trang 13

hoạt động này phụ thuộc vào nhau nhiều hơn Dựa trên cơ sở về lợi thế so sánhgiữa các quốc gia từ đó mà tính chuyên môn hoá cao hơn, làm giảm chi phí sảnxuất và các chi phí khác từ đó làm giảm giá thành Mục đích của các quốc gia khitham gia xuất khẩu là thu được một lượng ngoạI tệ lớn để có thể nhập khẩu cáctrang thiết bị máy móc, kĩ thuật công nghệ hiện đại… tạo ra công ăn việc làm, tăngthu nhập và nâng cao mức sống của nhân dân, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy kinh tếphát triển và rút ngắn được khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa các nước Trongnền kinh tế thị trường các quốc gia không thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhucầu mà nếu có đáp ứng thì chi phí quá cao, vì vậy bắt buộc các quốc gia phải thamgia vào hoạt động xuất khẩu, để xuất khẩu những gì mà mình có lợi thế hơn cácquốc gia khác để nhập những gì mà trong nước không sản xuất được hoặc có sảnxuất được thì chi phí quá cao Do đó các nước khi tham gia vào hoạt động xuấtnhập rất có lợi, tiết kiệm được nhiều chi phí, tạo được nhiều việc làm, giảm đượccác tệ nạn xã hội, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy sản xuấtphát triển, góp phần vào xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

1.1.4 Đặc điểm hoạt động xuất khẩu thủy sản

Hàng hoá xuất khẩu là các loại thuỷ sản:

Đối tượng xuất khẩu của hoạt động này là những cơ thể sống trong nước,chủ yếu là môi trường nước mặn Thuỷ sản cũng là mặt hàng thế mạnh của ViệtNam do Việt Nam có nhiều điều kiện để nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, phục vụcho xuất khẩu

Thời gian lưu chuyển thuỷ sản xuất khẩu:

Vì là thứ hàng hoá cần độ tươi sống nhất định, nên thời gian vận chuyểnthuỷ sản cần phải nhanh hơn các thứ hàng hoá khác Mặc dù là phải vận chuyển từnước này qua nước khác, nhưng thuỷ sản xuất khẩu vẫn cần giữ được độ tươi ngonbằng các biện pháp bảo quản thích hợp

Thời điểm thanh toán:

Trang 14

Hiện nay, khi cơ chế thị trường đã thay đổi, các doanh nghiệp xuất khẩu

thuỷ sản phải giao hàng trước, sau khi nhận hàng và kiểm tra, đối tác mới thanh

toán tiền

Nếu như trước đây, các nước nhập khẩu sau khi ký hợp đồng là chuyển tiềnngay cho các doanh nghiệp xuất khẩu, còn các doanh nghiệp xuất khẩu sau khinhận được tiền mới chuyển hàng, thì nay hình thức thanh toán này đã ngược lại

Đó là doanh nghiệp xuất khẩu phải chuyển hàng trước rồi mới được thanh toántiền Sau khi nhận hàng và kiểm tra, các doanh nghiệp nước ngoài mới thanh toán.Hình thức thanh toán này đã đẩy doanh nghiệp xuất khẩu vào cảnh khó khăn vàluôn phập phồng trước các đối tác nhập khẩu

Nếu các đối tác nước ngoài nhận được hàng thanh toán ngay thì không cóvấn đề gì Ngược lại, nếu họ cố tình làm khó, có ý đồ chiếm dụng vốn thì doanhnghiệp khó tránh khỏi nguy cơ nợ nần, thậm chí phá sản Đơn cử như khi nhậnđược hàng thì đối tác nhận hàng cố tình làm khó bằng việc đánh giá chất lượngkém, chưa đạt yêu cầu, và đòi trả hàng, buộc doanh nghiệp xuất khẩu phải nhượng

bộ, hoặc giảm giá bán Việc làm này đẩy doanh nghiệp vào cảnh “ngồi lên lưngcọp” nên phải bóp bụng chấp nhận, còn không thì phải nhận lại hàng Bên cạnh

đó, phải tốn thêm những khoản chi phí phát sinh như: phí vận chuyển, lưu kho, thủtục nhận lại hàng, tốn thời gian tái chế Nếu kiện tụng các đối tác vi phạm hợpđồng thì chẳng doanh nghiệp nào lại muốn, vì vừa mất tiền, lại thêm mất thời giannhưng chưa chắc đã thắng

Hình thức thanh toán trên không chỉ đẩy doanh nghiệp vào cảnh khó khăn,

mà còn làm cho đồng vốn đầu tư từ các ngân hàng bị ách tắc Trước đây, doanhnghiệp chỉ cần cầm hợp đồng đi vay là được giải ngân ngay, vì tiền sẽ đượcchuyển vào tài khoản các doanh nghiệp xuất khẩu từ các nước nhập khẩu Cònnay, dù doanh nghiệp có hợp đồng, thế chấp kho hàng, các ngân hàng vẫn chưa antâm cho vay Bởi, dù các doanh nghiệp có xuất được hàng, nhưng vẫn chưa chắc

sẽ nhận được thanh toán

Trang 15

Theo ông Hồ Văn Bạch, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công tyTNHH thực phẩm thủy sản Minh Bạch (huyện Giá Rai): “Với hình thức thanhtoán đưa hàng trước trả tiền sau, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp rất nhiềukhó khăn và rủi ro Song, nếu không chấp nhận thanh toán theo kiểu này, doanhnghiệp khó xuất khẩu được hàng Giải pháp mà các doanh nghiệp thực hiện chủyếu là lựa các đối tác truyền thống, có uy tín và có khả năng tài chính để hạn chếrủi ro” Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là giải pháp tối ưu vì thông tin về đối tácnhập khẩu thì doanh nghiệp nắm bắt chưa nhiều.

Phương thức thanh toán hàng xuất khẩu thuỷ sản:

Các doanh nghiệp nhập khẩu thuỷ sản có thể thanh toán bằng nhiều hìnhhthuwcs khác nhau Trong đó, có 2 hình thức phổ biến là chuyển tiền (TTR) -người mua nhận hàng rồi mới thanh toán tiền hàng cho NCC theo tổng trị giá phảithanh toán ghi trên hóa đơn (invoice); và thanh toán qua thư tín dụng (L/C) - tíndụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng phát hành, theo yêucầu của người yêu cầu (người nhập khẩu) cam kết thanh toán một số tiền nhất địnhcho người hưởng lợi (người xuất khẩu) hoặc chấp nhận hối phiếu do người hưởnglợi kí phát khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với qui định của Thư tíndụng

1.2 Khái quát về thị trường thủy sản Nhật Bản

Là quốc gia khai thác thuỷ sản lâu đời nhất thế giới, có thói quen ăn thủysản từ thời khai quốc nên Nhật Bản coi thủy sản là nguồn thực phẩm chính của họ

Vì vậy, nghề cá Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp, quản lý vàtái thiết nguồn lợi thủy sản, đảm bảo sự ổn định bền vững nguồn thực phẩm trongnước

1.2.1 Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản của Nhật Bản

Nhật Bản là quốc đảo thuộc Đông Á, nằm ở khu vực Tây Thái Bình Dương,(phía Đông và Đông Bắc giáp Thái Bình Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp biểnNhật Bản, phía Tây Nam giáp Biển Hoa Đông) Nhật Bản có 4 đảo lớn là Hô-kai-

Trang 16

đô, Hôn-su, Si-kô-ku và Ky-su-siu và trên 3900 đảo nhỏ, đa số rất nhỏ (có 340 đảo

có diện tích lớn hơn 1 km2) Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt và còn

có đường bờ biển dài 37.000km nên nguồn tài nguyên thủy hải sản rất phong phú,

đa dạng (lasec.com.vn, thongtinnhatban.wordpress.com) Nhật Bản là một quốcgia có ngành ngư nghiệp đánh cá phát triển (Người Nhật cũng tiêu thụ một lượnglớn cá và các loại hải sản khác Thời kỳ hoàng kim của ngư nghiệp Nhật Bản rơivào những năm 1972-1988, đã từng đáp ứng trên 80% nhu cầu tiêu thụ thuỷ sảncủa nuớc này

Gần đây, sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của Nhật Bản đang sụtgiảm dần, hiện chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng thủy sản, tương đương vớisản lượng của tàu khai thác ven biển Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản chiếmhơn 30% tổng giá trị thủy sản Sản xuất NTTS thế giới chiếm 49% tổng giá trịthủy sản và nuôi trồng thủy sản Trong đó, cá chép chiếm 28% khối lượng, tảo vàtảo bẹ chiếm 14% và 9%, ngao và hàu 6% và 5%, cá rô phi và tôm 5% và 4% cáhồi Nhật Bản chỉ chiếm chưa đến 1% sản lượng thủy sản trên toàn thế giới so với60% của Trung Quốc, Inđônêxia 11%, Ấn Độ 5% và Việt Nam 4% Trong số cácloài cá nuôi chính được tiêu thụ tại Nhật Bản trong năm 2012, 100% cá cam, 97%

cá tráp đang được đánh bắt hoặc nuôi trong nước Nhật Bản tự cung cấp chỉkhoảng 28% lượng tiêu thụ cá hồi, trong đó 62% tổng lượng tiêu thụ là cá nuôinhưng chỉ có 3% được nuôi nội địa và 38% được đánh bắt tự nhiên (25% trong số

đó là khai thác trong nước) (Vietfish.org)

Trong suốt nhiều năm qua, sản lượng khai thác, đánh bắt của Nhật Bản lớnhơn bất kì một quốc gia nào trên thế giới Theo Tổ chức Lương thực và Nôngnghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO), trong số các quốc gia có dân số trên 100 triệungười thì lượng cung cấp các loại hải sản bình quân đầu người của Nhật Bản caonhất thế giới 56,9 kg/người/năm ( FAO, 2008)

Trang 17

Tuy nhiên, do sự suy giảm nguồn lợi tự nhiên và việc các nước ven biểncông bố vùng biển đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vị trí thống lĩnh trong ngành thủysản của Nhật Bản dần bị thu hẹp Trong những năm gần đây, Nhật Bản cũng nhưcác quốc gia có ngành ngư nghiệp phát triển khác đều gặp phải tình trạng cạn kiệtnguồn thủy hải sản tại các ngư trường ven biển và xa bờ Sản lượng thủy sản củaNhật Bản ngày càng tuột dốc do trữ lượng cá ở các khu vực ven biển dần cạn kiệt.Hiện nay, ngành ngư nghiệp nước này chỉ xếp thứ ba trên thế giới Nhằm đáp ứngnhu cầu tiêu thụ của người dân, Nhật Bản phải phát triển ngành nuôi trồng thủysản và tăng cường nhập khẩu thủy sản từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Biểu đồ 1.1: Sản lượng thủy sản của Nhật Bản giai đoạn 2008 – 2012

Nguồn : Tổng hợp từ FAO

Từ năm 1989, sản lượng thuỷ sản bắt đầu giảm sút Năm 1990, tổng sảnlượng thuỷ sản của Nhật Bản đạt 11,18 triệu tấn, đến năm 1993 giảm xuống 8,71triệu tấn Đến năm 2007, tổng sản lượng thủy sản chỉ còn 5 triệu tấn Dựa trên biểu

đồ 1.1, ta thấy rằng sản lượng thủy sản Nhật Bản ngày càng giảm sút qua các năm

Cụ thể như sau : năm 2008 là 5,59 triệu tấn, năm 2009 giảm còn 4,42 triệu tấn,năm 2010 là 5,32 triệu tấn và đến năm 2011 chỉ còn 4,48 triệu tấn, sang năm 2012

Trang 18

có chiều hướng tăng lên 4,82 triệu tấn nhưng vẫn giảm mạnh so với các nămtrước Phần lớn thủy sản sản xuất nội địa của Nhật Bản có được chủ yếu là do hoạtđộng khai thác, đánh bắt thủy sản Trong khi đó, do thiếu diện tích nuôi trồng nênsản lượng thủy sản từ hoạt động nuôi trồng chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng sảnlượng thủy sản mà nước này sản xuất ra.

Nguyên nhân dẫn đến việc sụt giảm sản lượng khai thác, đánh bắt thủy sảncủa Nhật Bản trong những năm gần đây chủ yếu do các nguồn lợi thủy sản củanước này đã bị cạn kiệt dần vì khai thác quá mức dẫn đến mất cân bằng hệ sinhthái

1.2.2 Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản

Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu:

Dưới đây là sản lượng và kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản giaiđoạn 2008 – 2013:

Biểu đồ 1.2 : Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật

Bản giai đoạn 2008 – 2013

Nguồn tổng hợp : International Trade Centre và Japan Fish Trades Association

Trang 19

Từ biểu đồ trên ta thấy, sản lượng và kim ngạch thuỷ sản nhập khẩu củaNhật Bản có mức dao động không quá lớn trong giai đoạn 2008 – 2013 Chênhlệch sản lượng giữa năm thấp nhất là năm 2009 và năm cao nhất là năm 2011 ởmức 1.14 triệu tấn Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu cao nhất lại là năm 2012, ởmức 13,94 tỷ USD, chênh lệch với năm thấp nhất là 13,42 tỷ đô năm 2009 (10,52

tỷ USD) Nhìn chung, Nhật Bản là nước phải nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới,trong đó, Việt Nam là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu:

Những mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu chính của Nhật Bản năm 2013 đượctrình bày trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 1.3 : Cơ cấu mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản năm 2013

Cá: rất quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật

được hấp thụ của người Nhật, cao hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây.Người Nhật tiêu thụ cá bình quân 70,6kg/người (trọng lượng tịnh) Bình quân hộgia đình Nhật Bản chi khoảng 2520$ cho cá và hải sản trong năm 2010 Tổng số

cá và hải sản tại Nhật Bản năm 2010 ước tính là 141,8 98 tỷ USD, năm 2013 tăng

Trang 20

lên 170,5tỷ USD, chiếm 30% trong tổng cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vàoNhật Bản.

Cá và hải sản giống: Cá tươi, ướp lạnh và đông lạnh chiếm khoảng 60%

tổng số cá Nhật Bản, đạt 93,8 tỷ USD năm 2010 Doanh số của hải sản có vỏtăng nhanh hơn từ 10,5 tỷ USD năm 2008 lên 13,8 tỷ USD năm 2013, chiếm 20%trong tổng cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản Bán hàng cá vàthủy sản đóng hộp chiếm khoảng 55% tổng số thực phẩm đóng hộp bán trong năm

2008, với tổng doanh thu là 4,6 tỷ USD Trong những năm gần đây, tiêu thụ củaNhật về tôm và Yellowtail đã giảm một phần do thiếu hụt nguồn cung Trong khi

đó tiêu thụ cua, cá hồi lại tăng mạnh mẽ

Tôm: Về mặt giá trị, tôm và cá chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng

thủy sản ở Nhật Tôm đông lạnh và tôm nguyên liệu chiếm 20,9% tổng nhập khẩuthủy sản năm 2008 Tới năm 2013, mặt hàng tôm chiếm tới 30% trong tổng cơ cấumặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản Một số nhà cung cấp tôm hàng đầucủa Nhật như Nga, Canada, Greenland, Argentina, và Việt Nam

Cá ngừ: Nhật Bản là nước tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 mức

tiêu thụ cá ngừ trên toàn thế giới, cá ngừ tươi, đông lạnh Trung bình một hộ giađình Nhật dành ra 77 USD chi tiêu cho cá ngừ mỗi năm (70USD - năm 2008).Người tiêu dùng chi tiêu cho cá ngừ đang tăng mạnh với giá cao tới khoảng 22USD cho 120-150g Cá hồi tạo ra doanh thu cao thứ ba, sau tôm và cá Năm 2013,mặt hàng này chiếm 15% trong tổng cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vàoNhật Bản

Hải đớm (nhím biển): một sản phẩm truyền thống, Nhật là thị trường lớn

nhất thế giới về tiêu thụ sản phẩm này, với 6000 tấn mỗi năm, chiếm 75% sảnlượng toàn cầu Nhím biển được để tươi, đông lạnh, hấp, muối Trong năm 2013,mặt hàng này chiếm 5% trong tổng số cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vàoNhật Bản

Cơ cấu thị trường nhập khẩu:

Trang 21

Trong cơ cấu thị trường nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản, Liên Bang Nga

là quốc gia dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này Năm

2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Nga đã đạt 119,78 tỷ Yên, chiếm đến10,4% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản Theo sau Nga là Hoa

Kỳ, Trung Quốc, Chi Lê và Na Uy với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thịtrường này năm 2013 lần lượt là 110,56 tỷ Yên; 110,20 tỷ Yên; 106,56 tỷ Yên;77,22 tỷ Yên Hiện nay, tỷ trọng về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của những nướcnày chiếm trên dưới 8% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản ViệtNam cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản mạnh sang thị trườngNhật Bản bên cạnh những thị trường như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia… vớikim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 58,47 tỷ Yên, chiếm 5,1% trong cơ cấu thịtrường nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu thủysản cụ thể của những thị trường nhập khẩu thủy sản chính vào Nhật Bản thể hiện

rõ thông qua bảng số liệu 1.1 sau đây:

Bảng 1.1: Một số quốc gia nhập khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản năm

2013

Trang 22

“NNguồn : Tổng hợp từ số liệu của Trademap

Ta có thể thấy được, Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩuthủy sản hết sức hấp dẫn nên sự cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu thủy sảnvào thị trường này diễn ra rất quyết liệt Mỗi quốc gia đều có những lợi thế và tiềmnăng riêng để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản Do vậy, để có thể cạnhtranh và tăng tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhậpkhẩu thủy sản của Nhật Bản, các doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn về việc

Trang 23

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng thủy sản, cải tiến mẫu mã bao bìsản phẩm cũng như tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng báthương hiệu cho mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới.

Bảng 1.2: NK tôm nguyên liệu đông lạnh vào Nhật, 8 tháng đầu năm 2010

NK tôm nguyên liệu đông lạnh (raw frozen) vào Nhật Bản, T1 – T8/2010

Giá(yên/kg)

Nguồn: Hải Quan Nhật Bản, năm 2010

Bảng 1.3: NK các sản phẩm tôm chế biến vào Nhật 8 tháng đầu năm 2010

Nhập khẩu các sản phẩm tôm chế biến, GTGT vào Nhật Bản, tháng 1-8/2010

KL (kg)

GT(nghìnyên)

Giá

GT (nghìnyên)

Giá(yên/kg)

Trang 24

1.2.3 Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới về cá và hải sản Trong

đó nhập khẩu chiếm 40% tổng số cá và thủy sản tiêu dùng năm 2010 Mấy nămgần đây, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người giảm nhẹ, trong khi đó, khảnăng cung ứng trong nước lại giảm mạnh( khoảng 65% khối lượng tự cung tự cấptrong năm 2008 xuống 60% năm 2010) khiến Nhật Bản ngày càng phụ thuộc vàothủy sản nhập khẩu Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên HiệpQuốc (FAO), trong số các quốc gia có dân số trên 100 triệu người thì lượng cungcấp các loại hải sản bình quân đầu người của Nhật Bản là 56,9 kg/người/năm, caonhất thế giới đây được xem là lượng tiêu thụ hải sản bình quân theo đầu người ở

Xu hướng tiêu dùng thuỷ sản của Nhật Bản:

Tại Nhật Bản, khi người tiêu dùng chấp nhận một chế độ ăn uống Tây hóanhiều hơn thì việc tiêu thụ của cá, thủy sản cũng giảm đi Người tiêu dùng mua ít

cá tươi và các sản phẩm thủy sản trực tiếp từ các nhà bán lẻ Một phần cũng là doviệc giảm dân số và sự gia tăng các hộ gia đình có 1-2 thành viên, khiến họ lựa

Trang 25

chọn các giải pháp ăn uống nhanh chóng, tiện lợi Người Nhật lớn tuổi thường có

xu hướng mua cá và hải sản nhiều hơn so với người Nhật trẻ tuổi, thường ănngoài Trong khi đó, dân số Nhật Bản đang ngày một già đi Các mặt hàng đượctiêu thụ nhiều nhất là cá ngừ, tôm, mực ống, cá tráp và cá hồi

Xét về lượng hàng tiêu thụ, xu hướng nghiêng về các sản phẩm hải sản,nhất là cá biển (cá nổi), nhuyễn thể có vỏ, cá đáy, giáp xác và cá biển khác Loạisản phẩm được tiêu thụ mạnh hơn cả là các sản phẩm cá chế biến và cá tươi, cácsản phẩm đông lạnh có mức tiêu thụ thấp hơn

Một số mặt hàng truyền thống của người Nhật được tiêu thụ mạnh và phảidựa nhiều vào nguồn nhập khẩu vì cung cấp trong nước không đủ đáp ứng cho nhucầu ngày càng cao như sản phẩm “Sashimi” và “Sushi” từ cá ngừ, cá chình, cásong hay tôm, mực, bạch tuộc Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm

“shushi” và cá ngừ “sashimi” lớn nhất thế giới, các món ăn truyền thống được ưathích nhất của người Nhật Bản Ngoài ra, sản phẩm truyền thống được ưa thích ởNhật Bản phải kể đến là “surimi” và các sản phẩm chế biến từ “surimi”, được chếbiến từ thịt cá xay hoặc thịt tôm xay làm thành các mặt hàng như giả tôm, giả cua,chả cá hay các loại bánh cá khác…

Chi tiêu sụt giảm do suy thoái kinh tế:

Năm 2009, lần đầu tiên sau 21 năm, mức chi tiêu giảm xuống dưới 3,5 triệuyên Chi tiêu cho thực phẩm năm 2009 chỉ đạt 900.403 yên, gần chạm mức thấpnhất kể từ năm 2005 Tổng chi tiêu trung bình cho thuỷ sản của các hộ gia đìnhNhật Bản trong 10 tháng đầu năm 2009 giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoáixuống còn 66.777 yên Tổng chi tiêu trong cả năm giảm 2,4% so với năm 2008xuống còn 86.347 yên, mức thấp nhất sau 35 năm, từ năm 1975 Trong khi đó,tổng chi tiêu của hộ gia đình năm 2009 đạt 3.499.958 yên, giảm 1,8% so với nămtrước Tuy nhiên, đến năm 2013, tổng chi tiêu đã có dấu hiệu tăng lên đến5.987.320 yên Điều này cho thấy Nhật Bản tiếp tục là một thị trường tiềm năngcủa Việt Nam trong những năm tiếp theo

Trang 26

Mức tiêu thụ:

Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân một người của Nhật Bản luôn đứng đầuthế giới Tuy nhiên, mức tiêu thụ thuỷ sản Nhật Bản giảm rõ rệt, do nền kinh tếsuy yếu, thu nhập giảm và sản lượng trong nước hạn chế bởi sự thu hẹp phạm vi

và quy mô hoạt động khai thác thuỷ sản

Bảng 1.4: Tiêu thụ bình quân đầu người ở một số quốc gia trên thế giới

(Đơn vị: kg)

Các nước Thủy sản

khai thác

Thủy sản nuôi

Tổng thủy sản

Tiêu thụ BQ đầu người

Nguồn: Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc

Nhật là một trong những nước tiêu thụ thủy hải sản nhiều nhất thế giới, vớitrung bình khoảng 70,6 kg/người mỗi năm, so với mức trung bình thế giới là 15,9kg/người (năm 2010, mức tiêu thụ trung bình của thế giới là 18,4kg/năm và năm

2015 dự kiến là 19,1kg/năm) Nhật là nước tiêu thụ thủy sản tính theo đầu ngườilớn nhất với mức chi tiêu dành cho thuỷ sản chiếm tới 17,4% tổng chi tiêu chothực phẩm EU đứng thứ 2 với 6,5% và Mỹ: 2,4%

Trang 27

Một số sản phẩm tiêu thụ chính:

Cá: rất quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật

được hấp thụ của người Nhật, cao hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây.Người Nhật tiêu thụ cá bình quân 70,6kg/người (trọng lượng tịnh) Bình quân hộgia đình Nhật Bản chi khoảng 2520$ cho cá và hải sản trong năm 2010 Tổng số

cá và hải sản tại Nhật Bản năm 2010 ước tính là 141,8 98 tỷ USD, năm 2013 tănglên 170,5tỷ USD

Cá và hải sản giống: Cá tươi, ướp lạnh và đông lạnh chiếm khoảng 60%

tổng số cá Nhật Bản, đạt 93,8 tỷ USD năm 2010 Doanh số của hải sản có vỏtăng nhanh hơn từ 10,5 tỷ USD năm 2008 lên 13,8 tỷ USD năm 2013 Bán hàng cá

và thủy sản đóng hộp chiếm khoảng 55% tổng số thực phẩm đóng hộp bán trongnăm 2008, với tổng doanh thu là 4,6 tỷ USD Trong những năm gần đây, tiêu thụcủa Nhật về tôm và Yellowtail đã giảm một phần do thiếu hụt nguồn cung Trongkhi đó tiêu thụ cua, cá hồi lại tăng mạnh mẽ

Tôm: Về mặt giá trị, tôm và cá chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng

thủy sản ở Nhật Tôm đông lạnh và tôm nguyên liệu chiếm 20,9% tổng nhập khẩuthủy sản năm 2008 Một số nhà cung cấp tôm hàng đầu của Nhật như Nga,Canada, Greenland, Argentina, và Việt Nam

Cá ngừ: Nhật Bản là nước tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 mức

tiêu thụ cá ngừ trên toàn thế giới, cá ngừ tươi, đông lạnh Trung bình một hộ giađình Nhật dành ra 77 USD chi tiêu cho cá ngừ mỗi năm (70USD - năm 2008).Người tiêu dùng chi tiêu cho cá ngừ đang tăng mạnh với giá cao tới khoảng 22USD cho 120-150g Cá hồi tạo ra doanh thu cao thứ ba, sau tôm và cá

Hải đớm (nhím biển): một sản phẩm truyền thống, Nhật là thị trường lớn

nhất thế giới về tiêu thụ sản phẩm này, với 6000 tấn mỗi năm, chiếm 75% sảnlượng toàn cầu Nhím biển được để tươi, đông lạnh, hấp, muối

1.2.4 Đặc điểm thị hiếu tiêu dùng thủy sản của Nhật Bản

Trang 28

Hiểu được yêu cầu về sở thích và thị hiếu của người dân Nhật Bản là yết tốchính yếu quyết định việc tiêu thụ thủy sản tại Nhật Bản có thành công hay không.Người Nhật cực kỳ quan tâm tới mùi vị, vẻ bề ngoài, độ tươi mới của thuỷsản Người Nhật Bản rất có gu thẩm mỹ, sản phẩm được ưa chuộng phải có mẫu

mã đẹp, bảo đảm yếu tố nhã nhặn và độ tinh xảo, họ không thích những thứ quálòe loẹt Đặc biệt, yếu tố tươi mát, tiện lợi, an toàn thực phẩm và giá thấp là nhữngyếu tố có thể coi là quyết định tới việc người Nhật mua thủy sản 65% người tiêudùng coi độ tươi mới là yếu tố quan trọng nhất, 33% coi trọng nơi xuất xứ vàthương hiệu, 30% coi trọng chất lượng và hàm lượng chất béo, 20% coi trọng giá,10% coi trọng vị, 8% coi trọng màu sắc, 6% coi trọng độ lành mạnh, tự nhiên và6% coi trọng khối lượng Ví dụ như ngoài mùi vị của cá, người tiêu dùng còn quantâm đến bề ngoài của nó, cá có sẹo lộ ra rất khó bán, cá mất một phần cơ thể hoàntoàn không thể nào bán được Cá và tôm có tầm quan trọng tuyệt đối trong chế độ

ăn uống của người Nhật, chính vì vậy họ có nhu cầu rõ rệt về sản phẩm này Ngàynay, hầu hết người Nhật thích mua cá tươi và hải sản tại các siêu thị do vị trí thuậntiện của nó và độ an toàn mà siêu thị mang lại

Người dân Nhật Bản có đời sống cao, kinh tế cực kỳ ổn định và cao cấp,chính vì vậy, bản thân mỗi người dân đều yêu cầu rất cao và đôi khi là khó tính đốivới chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là thủy sản, thực phẩm chính của họ Chấtlượng hàng hóa phải ổn định và đồng đều

Người Nhật nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày: họ không chỉ yêu cầuhàng hóa chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng phảitốt mà còn muốn mua với giá cả hợp lý Từ sau năm 1991, nhu cầu tiêu dùng hànghóa rẻ đã tăng lên

Người Nhật ưa chuộng sự da dạng của sản phẩm: hàng hóa có mẫu mã đadạng, phong phú sẽ thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản Nhưng họ lại chỉ muavới số lượng ít vì không gian chỗ ở nhỏ và để tiện thay đổi cho phù hợp với mẫu

Trang 29

mã mới Các lô hàng nhập khẩu hiện nay quy mô có xu hướng nhỏ hơn nhưngchủng loại lại phải phong phú hơn, đa dạng hơn.

Người Nhật Bản cực kỳ quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái

Họ ý thức về việc bảo vệ chất lượng sống, chất lượng môi trường sống và khôngngừng nâng cao cuộc sống mỗi ngày Nhiều năm qua, người dân Nhật đã loại bỏviệc đóng gói hàng hóa bằng vỏ nhựa hóa học, vật liệu khó tiêu hủy Các sản phẩmđược tiêu thụ tại Nhật phải tuân thủ yếu tố thân thiện với môi trường, không gâyđộc hại với môi trường Họ không chấp nhận sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ độchại, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng Người Nhật và doanh nghiệp Nhật coi trọngđảm bảo yếu tố chất lượng, giá cả và sự chuyển giao hàng đúng thời hạn Theo

đó, các sản phẩm khi sang thị trường Nhật phải đảm bảo chất lượng đồng loạttương đương nhau

Việc nhập khẩu và tiêu dùng của người dân Nhật Bản phụ thuộc rất lớnvào những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Tính từ năm 2008, từ khi cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ và Nhật Bản cũng không tránh khỏi bị ảnhhưởng, xu hướng thắt chặt chi tiêu của người dân Nhật gia tăng Họ tằn tiện chitiêu và nấu nướng tại nhà thay vì đi ra ngoài ăn Đầu năm 2010, xu hướng thắtchặt chi tiêu đã bắt đầu giảm Xu hướng nấu ăn tại nhà giảm mạnh( từ 39,5 % đầunăm 2010 xuống còn 29,9 % vào tháng 7/2010) và xu hướng lựa chọn các thựcphẩm đơn giản hóa gia tăng( tăng từ 23,3 % lên tới 29,5 %), người dân Nhật Bảnđang dần bỏ sự tiết kiệm và tin tưởng hơn vào nền kinh tế có vẻ đang phục hồi.Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản trong tháng 7/2010 tăng 1,1% so với tháng7/2009 Trước đây 70% tôm được tiêu dùng ở các điểm dịch vụ ăn uống nhưng donhu cầu sử dụng tại gia đình tăng lên nên tỷ lệ này chỉ còn 50% Trong khi các nhàhàng thường tiêu thụ các loại tôm to như tôm hùm thì các gia đình thường mua cácloại tôm nhỏ và các nhà chế biến thường dùng những loại tôm nhỏ nhất

Trang 30

Nhu cầu tiêu thụ tôm và hải sản tăng mạnh trong các ngày lễ tại Nhật Bảnnhư Tuần lễ Vàng (đầu tháng 5), Lễ hội mùa hè (tháng 7, 8) và năm mới Dươnglịch Vùng tiêu thụ nhiều tôm nhất ở Nhật Bản là vùng Kansai (Osaka, Kyoto,Kobe…)

1.2.5 Hệ thống phân phối thủy sản Nhật Bản

Nhìn chung, hệ thống các kênh phân phối của Nhật Bản là một hệ thốngcực kì phức tạp, mang đậm dấu ấn văn hoá, xã hội Nhật Bản Hệ thống kênh phânphối này bắt đầu từ nhà sản xuất đến nhà bán buôn chuyên nghiệp, đến nhà bánbuôn cấp hai, đến nhà bán buôn khu vực, đến nhà bán lẻ, cuối cùng đến người tiêudùng Dưới những nhà bán buôn chuyên nghiệp (special seller) còn có các cửahàng tự phục vụ Đây là hệ thống được xây dựng trên nền tảng xã hội Nhật Bảnthể hiện sự liên kết giữa các thành viên trong kênh và là một chức năng xã hộiquan trọng mang lại lợi ích cho người Nhật Sự phức tạp của kênh phân phối là dogiữa nhà sản xuất, trung gian và tiêu dùng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Trong phân phối hàng hoá, người Nhật luôn có tiêu chí “just in time”, có nghĩa là:giao đúng mặt hàng, đúng chất lượng, đúng thời điểm Chính vì vậy, hệ thốngphân phối của Nhật Bản phục vụ rất tốt cho khách hàng, và mặc dù phức tạp hơn

hệ thống phân phối của Tây Âu nhưng lại đồng bộ hơn Tuy nhiên, theo thống kê

sơ bộ do hàng hoá khi đến tay người tiêu dùng phải trải qua nhiều khâu lưu thông

và phân phối nên đã làm cho giá cả tăng lên đang kể Hiện nay, phần lớn hải sảnnhập khẩu đều bỏ qua các chợ sỉ Ngày càng có nhiều trường hợp các nhà chế biếnthực phẩm buôn bán sỉ, lẻ thực phẩm và các nhà nhập hành trực tiếp để rút ngắnquá trình phân phối Bên cạnh đó, tậ dụng cuộc cách mạng công nghệ thông tin,một số nhà bán lẻ đang cung cấp thông tin về các loại hải sản qua hệ thống máy vitính Ngoài ra, các nhà bán lẻ địa phương đang bán đặc sản của họ khắp nước nhờInternet Một số nhà bán lẻ cá sống có qui mô nhỏ hơn không địch lại các siêu thịlớn về số lượng và chủng loại thì chuyển qua cung cấp theo từng “gu” của kháchhàng

Trang 31

Sơ đồ 1: Kênh phân phối thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu

Nguồn: Cục xúc tiến thương mại (Vietrade)Tại Nhật Bản, ít nhất 70% sản phẩm thuỷ sản được phân phối thông qua thịtrường bán buôn, nhưng hầu hết thuỷ sản đông lạnh NK như cá ngừ, tôm, cá hồiđông lạnh được phân phối theo các kênh chuyên biệt Khối lượng buôn bán ở các

Nhà NK (các công ty thuỷ sản và các công ty thương

mại)

Nhà bán buônNhà chế biến

Nhà bán buôn chuyên doanh

Nhà bán buôn trung gian

Siêu thị/Cửa hàng bán

lẻ

Các nhà hàngNhà bán buôn

Người tiêu dùng

Trang 32

chợ lớn (các trung tâm buôn bán ở 10 thành phố lớn) trong 5 năm 2008 - 2013 đãgiảm 15% so với 5 năm trước, mức giá trung bình cũng giảm 10% Có hai loại chợbán buôn thuỷ sản được điều chỉnh bằng luật thị trường bán buôn thuỷ sản gồmChợ bán buôn trung ương (chợ phục vụ cho trên 20 vạn dân, do Tổng cục thuỷ sảnquản lý và Chợ bán buôn địa phương (do tỉnh, thành phố quản lý) Ngoài ra, ởNhật Bản còn có chợ cá quy mô nhỏ nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh củaluật thủy sản (www.fistenet.gov.vn).

1.2.6 Quy định của Nhật Bản về nhập khẩu hàng thủy sản

Nhật Bản là một thị trường nổi tiếng khó tính với các quy định nghiêm ngặt

về vệ sinh an toàn thực phẩm Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản đượckiểm soát bằng một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi anninh quốc gia, lợi ích kinh tế và để đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm cho ngườitiêu dùng Đặc biệt là mặt hàng thủy sản là thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tớisức khỏe người tiêu dùng nên khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chịu sự kiểmsoát rất chặt chẽ của luật pháp nước này với hàng loạt quy định về an toàn và vệsinh thực phẩm

Dưới đây là nội dung cụ thể của các qui định về Luật thương mại quốc tế vàtrao đổi ngoại hối; Luật an toàn vệ sinh thực phẩm; Luật kiểm dịch an toàn vệ sinhthực phẩm và Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS) đối với mặt hàng thuỷsản nhập khẩu:

Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối

Việc nhập khẩu hải sản vào thị trường Nhật Bản chịu những hạn chế nhấtđịnh về :

- Hạn ngạch nhập khẩu : Việc nhập khẩu những mặt hàng hải sản dưới đây cầntuân thủ theo hạn ngạch nhập khẩu theo quy định của Luật thương mại quốc tế vàtrao đổi ngoại hối Nhà nhập khẩu các loại hải sản này cần có giấy chứng nhận hạnngạch nhập khẩu và phê duyệt nhập khẩu của Bộ trưởng Bộ Thương mại Các mặthàng này bao gồm: cá trích (tiếng Nhật: nishin), cá tuyết (tiếng Nhật: tara), cá đuôi

Trang 33

vàng, cá thu, cá ngừ, horse mackerel, cá thu đao, sò điệp, mắt sò điệp, mực (tươisống, ướp lạnh, đông lạnh, phi lê hoặc khô)

Có bốn cách thức phân bổ hạn ngạch bao gồm phân bổ hạn ngạch dành chocác công ty thương mại (cấp hạn ngạch dựa trên hoạt động trước đó), phân bổ hạnngạch dành cho các công ty kinh doanh hải sản, hạn ngạch tiêu dùng và phân bổhạn ngạch trên cơ sở hoạt động lần đầu Các công ty nhập khẩu mới bắt đầu hoạtđộng, về lý thuyết, cần xin phân bổ hạn ngạch hoạt động lần đầu (việc phân bổ hạnngạch có thể được thực hiện theo hình thức bốc thăm), nếu không họ có thể nhậnđược phân bổ hạn ngạch cấp lại từ các công ty đã được cấp hạn ngạch

- Phê duyệt nhập khẩu : Để nhập khẩu các loại hải sản dưới đây, công ty nhậpkhẩu cần nhận được bản phê duyệt nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp từ trước:+ Cá ngừ vây xanh (bluefin) (những loại được nuôi ở Đại Tây Dương hoặc biểnĐịa Trung Hải và các loại hải sản tươi sống hoặc hải sản ướp lạnh)

+ Cá ngừ vây xanh miền Nam (các loại tươi sống hoặc ướp lạnh, trừ những loạiđược nhập khẩu từ Ôxtrâylia, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc hoặc ĐàiLoan)

+ Cá ngừ mắt to và cá ngừ mắt to đã qua sơ chế (những loại được nhập khẩu từBolivia/ Georgia) và các loại cá, các loại giáp xác và các loại không xương sống

và các loại thực phẩm sơ chế từ các loại cá này, cũng như các loại thực phẩm làm

từ động vật có sử dụng cá, các loài giáp xác và các loại động vật thân mềm

- Xác nhận nhập khẩu (xác nhận trước/ xác nhận tại điểm làm thủ tục thông quan):a) Xác nhận nhập khẩu trước

Để nhập khẩu các loại hải sản dưới đây, cần xin xác nhận nhập khẩu từ BộThương mại trước khi nhập khẩu hàng hoá:

Trang 34

+ Cá ngừ vây xanh đông lạnh, cá ngừ vây xanh miền Nam, cá ngừ mắt to, và cákiếm

+ Cá ngừ (trừ các loại như cá ngừ albacore, cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây xanhmiền Nam và cá ngừ mắt to) và cá maclin (trừ cá kiếm) được nhập khẩu bằngđường biển (cá tươi sống, ướp lạnh và đông lạnh)

b) Xác nhận nhập khẩu tại điểm thông quan

Khi nhập khẩu các loại hải sản dưới đây, các loại giấy tờ cần thiết phải nộpbao gồm giấy chứng nhận thống kê, giấy chứng nhận đánh bắt và giấy chứng nhậntái xuất khẩu để được các cơ quan hải quan cấp xác nhận nhập khẩu

- Cá ngừ vây xanh (tươi sống/ ướp lạnh)

- Cá ngừ vây xanh miền Nam (tươi sống/ ướp lạnh)

- Cá kiếm (tươi sống/ ướp lạnh) (Cục xúc tiến thương mại, 2012)

Luật an toàn vệ sinh thực phẩm:

Để phù hợp với Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xãhội về "Tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm" được ban hành theoLuật an toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn đối với dư lượng thuốc trừ sâu (bao gồm cả phụ gia thức ăn động vật và dược phẩm dành cho động vật), hải sản

và các loại thực phẩm chế biến cần tuân thủ theo các quy định về an toàn vệ sinhthực phẩm Các biện pháp được tiến hành nhằm đánh giá các loại và chi tiết vềthành phần thực phẩm, và kiểm định các loại và thành phần phụ gia, dư lượngthuốc trừ sâu, độc tố nấm Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm có thể được áp dụngtrong trường hợp một loại phụ gia, thuốc trừ sâu hoặc các thành phần khác bị cấmlưu hành tại Nhật Bản, hoặc trong trường hợp mức độ quá mức độ cho phép hoặckhi độc tố nấm vượt quá mức độ cho phép Theo đó, hải sản và các loại thực phẩm

Trang 35

chế biến sẽ được kiểm tra tại điểm sản xuất trước khi nhập khẩu Nếu mức độ vượtquá tiêu chuẩn của Nhật Bản, sẽ có các hướng dẫn cụ thể.

Các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu được thực hiện thông qua hệthống phủ nhận tới năm 2006 Theo đó, các loại thuốc trừ sâu sẽ không chịu sựkiểm soát nếu không có quy định gì dành cho chất đó Tuy nhiên, luật sửa đổi đã

áp dụng hệ thống xác thực, do đó, hiện nay việc phân phối các sản phẩm trên lýthuyết bị cấm nếu sản phẩm đó có chứa một chất cụ thể nào đó, thậm chí ngay cảkhi không có luật quy định Hệ thống danh sách xác thực được áp dụng với tất cảcác mặt hàng thực phẩm, bao gồm cả thủy sản nuôi hoặc thủy sản tự nhiên

Từ năm 2011, các mặt hàng hải sản chịu kiểm dịch bắt buộc theo quy địnhcủa Bộ Y tế (kiểm dịch tất cả các lô hàng theo quy định của Bộ Y tế nhằm đảmbảo không có các mặt hàng thực phẩm có khả năng cao vi phạm Luật an toàn vệsinh thực phẩm) Các mặt hàng thực phẩm chịu kiểm dịch bắt buộc, không tínhtheo nước xuất xứ, bao gồm trứng cá hồi và cá nóc Thêm vào đó, các loại tômnuôi tại Thái Lan (kiểm tra oxolinic acid) và tôm được sản xuất tại Việt Nam(kiểm tra chloramphenicol, nitrofurans ) cũng chịu quy định kiểm dịch bắt buộc

Mức giới hạn trên được áp dụng đối với kiểm dịch ở trên là 0,002 ppm đốivới fenitrothion and 0,01 ppm đối với oxolinic acid, acetochlor và triazophos Cácchất nitrofurans và chloramphenicol không được phép có trong thực phẩm (Cụcxúc tiến thương mại, 2012)

Luật kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo Luật kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm, cần nộp các giấy tờ cầnthiết (tham khảo các phần dưới đây) khi điền vào đơn kiểm dịch nộp cho các cơquan kiểm soát thực phẩm nhập khẩu thuộc các trạm kiểm dịch, Bộ Y tế, Lao động

và Phúc lợi xã hội Việc kiểm dịch được thực hiện khi các cơ quan kiểm dịchquyết định cần phải kiểm tra các tiêu chuẩn hoặc vấn đề an toàn thực phẩm ngay ởbước kiểm tra ban đầu Nếu, theo kết quả kiểm tra và kiểm dịch ban đầu, khôngphát hiện ra vấn đề gì đối với thực phẩm nhập khẩu theo quy định của Luật, nhà

Trang 36

nhập khẩu sẽ được nhận chứng nhận đăng ký Nhà nhập khẩu sẽ nộp giấy tờ nàycho cơ quan hải quan cùng với các giấy tờ hải quan và đơn xin cấp phép nhậpkhẩu Trong trường hợp phát hiện sản phẩm không phù hợp nhập khẩu, các biệnpháp như huỷ hàng hoặc trả lại hàng cho công ty vận chuyển sẽ được thực hiện.(Cục xúc tiến thương mại, 2012)

Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS)

Quy định các tiêu chuẩn về chất lượng, cụ thể là đưa ra các quy tắc ghinhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS đối với mặt hàng thủysản Do chủng loại sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoàingày càng nhiều nên phạm vi bao quát của Luật JAS ngày càng mở rộng

JAS dựa trên luật tiêu chuẩn hàng hoá và ghi nhãn riêng cho sản phẩmnông, lâm nghiệp Luật này có mục tiêu là xây dựng các tiêu chuẩn thích hợp chocác sản phẩm nông lâm nghiệp và thông qua việc phổ biến các tiêu chuẩn này sẽgiúp cải tiến chất lượng của nông, lâm sản; hợp lý hoá việc sản xuất; thúc đẩy việcthương mại song phẳng và đơn giản; hợp lý hoá việc sử dụng và tiêu dùng; đồngthời đảm bảo ghi nhãn riêng cho nông, lâm sản để tạo điều kiện thuận lợi cho việclựa chọn cho người tiêu dùng

Ngày nay, hệ thống JAS đã trở thành cơ sở cho người tiêu dùng lựa chọnthực phẩm chế biến Người Nhật Bản rất tin tưởng chất lượng của các sản phẩmđược đóng dấu JAS (itpc.gov.vn)

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

1.3.1 Nhóm các yếu tố bên trong

Hoạt động quản trị chất lượng

Quản lý chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệpxuất khẩu thuỷ sản, đặc biệt lại là sang một thị trường được coi là “khó tính” nhưNhật Bản vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đều phải đặt tiêu

Trang 37

chí chất lượng lên hàng đầu để có thể đáp ứng được một thị trường tiềm năng nhưNhật Bản.

Hoạt động Marketing

Các doanh nghiệp cần chú trọng hoạt động marketing về giá, phân phối sảnphẩm và chiêu thị đến các đối tác Nhật Bản Thường xuyên tham gia các hội chợquốc tế, gửi email chào hàng, thiết kế các chương trình gặp gỡ, quảng bá sảnphẩm… đến khách hàng tiềm năng để tạo dựng thương hiệu và mở rộng thêm thịtrường Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin qua các kì hội chợthuỷ sản và hội chợ Vietfish do VASEP tổ chức, tìm kiếm khách hàng trên báochí, tạp chí, mạng Internet, qua sự giới thiệu của các doanh nghiệp trong và ngoàingành, các khách hàng cũ,

1.3.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài

Các rào cản về thương mại, kỹ thuật

Trong khi các rào cản thương mại ngày càng ít đi thì các rào cản kỹ thuậtngày càng nhiều, các nước nhập khẩu đã đưa ra những qui định về an toàn vệ sinhthực phẩm đối với tôm, mực, cá da trơn như tỷ lệ tồn kho lưu cho phép của cácchất kháng sinh, vi sinh mới bị cấm sử dụng cho các loại thực phẩm, thuỷ sản nhưmalachite, green, quinolone, ntrofunrans, chloramphenicol, Qua kết quả điều tra90/100 cho điểm rào cản vi sinh, kháng sinh là quan trọng

Môi trường luật pháp, chỉnh phủ và chính trị

Ngành thuỷ sản Việt Nam được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nên cónhiều chính sách ưu đãi như được vay vốn ưu đãi để đổi mới, nâng cấp máy móc,thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, được hỗ trợ xúc tiến thương mại và thuếsuất xuất khẩu bằng 0% Tuy nhiên vẫn còn những qui định, thủ tục hành chínhtrong thủ tục hải quan gây cản trở cho hoạt động các doanh nghiệp Nhà nướcchưa có các biện pháp chế tài đối với các hiện tượng bơm chích tạp chất, sử dụngcác loại hoá chất bị cấm

Môi trường khoa học, công nghệ

Trang 38

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã cung cấp cho ngành chếbiến xuất khẩu thuỷ sản những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại,làm tăng năng suất la động, giảm thiểu tối đa phế phẩm, tỷ lệ hao hụt, giúp giảmthành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận.

Các nhân tố xã hội

Mỗi quốc gia có những văn hoá ẩm thực khác nhau như Mỹ thích ăn cáfillet, Nhật thích ăn các loại thuỷ sản tươi sống,… Nên các doanh nghiệp xuấtkhẩu thuỷ sản cần nắm vững những nét đặc trưng này mới có thể đáp ứng nhu cấucủa họ ngày càng tốt hơn Nhìn chung, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thuỷ sản ngàycàng gia tăng Người dân càng ăn nhiều cá để giảm cholesteron, tránh béo phì,…

1.4 Sự cần thiết của hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

1.4.1 Tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt nam là đất nước nằm trong bán đảo Trung Ấn, đựơc thiên nhiên phúcho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghành thuỷ sản Với bờ biển dài hơn

3200 km trải dài suốt 13 vĩ độ Bắc Nam tạo nên sự khác nhau rõ rệt về các vùngkhí hậu ,thời tiết ,chế độ thuỷ học Ven bờ có nhiều đảo ,vùng vịnh và hàng vạnhécta đầm phá , ao hồ sông ngòi nội địa ,thêm vào đó lại có ưu thế về vị trí nằm ởnơi giao lưu của các ngư trường chính , đây là khu vực được đánh giá là có trữlượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại và nhiều đặc sản quí Việt nam có thếmạnh về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 vùng nước mặn, ngọt ,lợ Khu

ràng về mặt thuỷ văn đó là: Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, khu vực biển miền Trung,khu vực biển Đông Nam và vùng Vịnh Tây Nam, hàng năm có thể khai thác 1,2 –1,4 triệu tấn hải sản ,có độ sâu cho phép khai thác ở nhiều tầng nước khác nhau ởvùng vịnh Bắc bộ và Tây nam bộ có độ sâu phân bố giống nhau với 50% diện tíchsâu dưới 50m nước và độ sâu lớn nhất không quá 100m Biển Đông nam bộ ,độsâu từ 30-60m chiếm tới 3/4diện tích , độ sâu tối đa ở khu vực này là 300m Biểnmiền Trung có độ sâu lớn nhất ,mực nuớc 30-50m ,100m chỉ cách bờ biển có 3- 10

Trang 39

hải lý, độ sâu từ 200-500m chỉ cách bờ 20-40 hải lý ,vúng sâu nhất đạt tới 5000m ( Cổng thông tin điện tử Chính phủ )

4000-Hiện nay, Việt Nam đang có lợi thế cả về sản lượng và chất lượng thủy sản

Về chất lượng, thủy sản Việt Nam ngày càng đáp ứng được những tiêu chuẩn vàyêu cầu khắt khe hơn từ các thị trường nhập khẩu Giá thành sản phẩm cạnh tranh

so với các nước trong khu vực, cho nên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam hiệnđang chiếm thị phần đáng kể trên thế giới Nếu nói đến việc tăng cường xuất khẩuthủy sản thì phải đề cập ngay đến các thị trường hiện hữu đang tiêu thụ đáng kểcác mặt hàng thủy sản của Việt Nam, chính sức mua cũng như sự chấp nhận chấtlượng thủy sản Việt Nam là đòn bẩy thật sự thúc đẩy việc phát triển ngành ngàycàng quy mô cả về chất và lượng

Thủy sản vẫn là một trong những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu ra thế giớiđạt trên 1 tỷ USD Tính đến hết tháng 8 năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sảncủa Việt Nam ra các nước trên thế giới tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt3,7 tỷ USD Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta đã đạt 4,9 tỷUSD, tăng thêm 30% so với năm 2012 Trong đó Nhật Bản vẫn tiếp tục là thịtrường nhiều tiềm năng của mặt hàng thủy sản Việt Nam

1.4.2 Phát huy lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản

Nhờ có những nét đặc trưng như vậy mà nghề thuỷ sản Việt Nam gồm cảđánh bắt và nuôi trồng đã tồn tại và phát triển từ lâu đời, đến nay đã trải qua nhiềuthăng trầm Một trong những bước quan trọng đánh dấu quá trình chuyển biếnnhằm đạt được hiệu quả kinh tế ngày càng cao góp phần thúc đẩy sự tiến bộ chungtrên phương diện kinh tế cả nước của nghành thuỷ sản Cho đến nay nghành thuỷsản đã phát triển mạnh mẽ, có khả năng cạnh tranh với nhiều nước đứng đầu vềxuất khẩu thuỷ sản, Việt nam được xếp vào top 10 những nước xuất khẩu thuỷ sảnlớn nhất thế giới Nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh và đạt kết quả khá cao,hình thành nên phong trào nuôi trồng rộng rãi trong nhân dân, phù hợp với yêu cầucủa thị trường và điều kiện nuôi Đa số các hộ nuôi đêù có lãi, tạo được việc làm

Trang 40

cho người lao động Diện tích nuôi quảng canh cải tiến và thâm canh đang được

mở rộng, hàng chục ngàn hecta đất ven biển dùng để trồng hoa màu không đạthiệu quả cao đều được người dân tự nguyện chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản Việcnuôi trồng không chỉ hạn chế trong 1 số giống, ngoài việc nuôi tôm phát triển,cácnghề nuôi thuỷ đặc sản như các loại cá có giá trị xuất khẩu cao ví dụ như cá Ba sa,Bống tượng, tôm hùm, ba ba Biện pháp nuôi trong lồng ngày càng phổ biến Diệntích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản nay khoảng 600.000 hecta trong đó 260000ha làcác ao hồ nước lợ được sử dụng cho việc nuôi tôm, 340000 hecta còn lại bao gồmcác vùng nước ngọt khác nhau đang được sử dụng cho nhiều hình thức nuôi cá,trong tương lai còn có thể mở rộng rất nhiều

Bàn về vấn đề khai thác hải sản, có thể thấy rằng việc khai thác của nước tacòn có nhiều hạn chế, chưa xứng đáng với tiềm năng thuỷ sản dồi dào mà thiênnhiên ban tặng Tuy nhiên ngành thuỷ sản cũng đã có được những thành tựu đáng

kể Toàn ngành đã có 93500 tàu thuyền gồm tàu thuyền lắp máy: 40000 chiếc vớitổng công suất 1.250.000 mã lực và 1500 chiếc đóng mới trong năm 2008, tàuđánh bắt xa bờ 80 chiếc với tổng công suất 50000 mã lực, 20500 tàu đánh bắt thủcông Từ đó đến nay đội ngũ tàu thuyền đánh bắt đã có những điều chỉnh và cảibiến rõ rệt, chủ yếu tập trung đẩy mạnh phát triển đội tàu có khả năng đánh bắt xa

bờ, hạn chế việc đóng tàu có công suất nhỏ nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợithuỷ sản ven biển, tổ chức lại hệ thống khai thác hải sản trong cả nước Đánh bắt

xa bờ là xu thế phát triển của thuỷ sản để tăng nhanh sản lượng, đây cũng là chiếnlược của ngành nhằm nâng cao khả năng tận dụng triệt để ưu thế về chủng loại

1.4.3 Nhật Bản là một thị trường tiềm năng

Nhật Bản là nước tiêu thụ thủy sản hàng đầu thế giới, Nhật Bản đã trởthành một trong những nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, đây là thịtrường xuất khẩu đầy tiềm năng của hàng thủy sản Việt Nam

Ngày đăng: 16/11/2015, 10:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w