Cùng với sự phát triển của Kinh tế, một vấn đề luôn làm các nhà chính sách, các nhà kinh tế đau đầu đó là: đi cùng với tăng trưởng Kinh tế, liệu có cách nào cùng tăng lên các chỉ số phát triển con người, hoặc ít ra là không làm ra tăng bất bình đẳng trong xã hội.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của Kinh tế, một vấn đề luôn làm các nhà chính sách, các nhà kinh tế đau đầu đó là: đi cùng với tăng trưởng Kinh tế, liệu có cách nào cùng tăng lên các chỉ số phát triển con người, hoặc ít ra là không làm ra tăng bất bình đẳng trong xã hội.
Đó cũng là câu hỏi của Việt Nam khi tham gia vào guồng máy phát triển kinh tế từ năm 1986 Sau 20 năm cải cách và mở cửa, nền kinh tế Việt Nam
đã có những bước tiến nhanh trong tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên sự tăng trưởng nhanh và liên tục này có kéo theo những mặt trái của nó trong phát triển con người, sự bất bình đẳng, và sự mở cửa và hội nhập có làm giảm đi
sự "phân biệt đối xử", "trọng nam khinh nữ" tồn tại suốt nhiều năm phong kiến hay không?
Theo lý thuyết truyền thống, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đặc biệt
là hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn có thể mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn và có tăng trưởng nhanh hơn Tuy nhiên, có nhiều lý do cho thấy sự phân phối thu nhập bình đẳng hơn ở các nước nghèo như Việt Nam có thể có lợi cho tăng trưởng Vậy điều đó đã được thể hiện như thế nào tại Việt Nam hiện nay Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng đi cùng với công bằng xã hội, năm 1991, Đảng và nhà nước ta đã đề ra "mô hình phát triển toàn diện", Tuy nhiên sau gần 20 năm, mô hình đó đã thực sự tạo ra các kết quả như mong muốn, và mục tiêu tăng trưởng đi liền với phát triển kinh tế có khả thi hay không?
Bài ngiên cứu về "Bất bình đẳng tại Việt Nam từ năm 1993 đến nay" sẽ trả lời các câu hỏi trên nhằm làm rõ:
- Bất bình đẳng về thu nhập và bất bình đẳng về giới của Việt Nam thời gian qua, các chỉ số và phân tích.
- Nguyên nhân bất bình đẳng ở Việt Nam
- Công cuộc thực hiện giảm bất bình đẳng Việt Nam: các thành tựu và hạn chế.
- Đánh giá bất bình đẳng theo mục tiêu của mô hình "phát triển toàn diện" ở Việt Nam.
Theo mục đích trên, bài nghiên cứu có kết cấu gồm có 3 chương với các nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về bất bình đẳng
Chương 2: Bất bình đẳng ở Việt Nam thời gian qua (từ năm 1993 -2008) các nguyên nhân, chỉ số và phân tích, đánh giá.
Chương 3: Đánh giá bất bình đẳng theo mục tiêu đề ra trong mô hình "phát triển toàn diện" ở Việt Nam năm 2001 -2010.
Trang 2Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG
1.1 Bất bình đẳng trong phát triển kinh tế
Bất bình đẳng ra đời cùng với sự xuất hiện giai cấp và chiếm hữu của cải,theo đó, luôn tồn tại trong xã hội những người có mức của cải và các cơ hộiphát triển nhiều hơn những người khác
Cùng với sự phát triển của Kinh tế, một số các nhà kinh tế thống nhất vớinhau rằng, Bất bình đẳng sẽ tăng lên cùng với đà phát triển của nền kinh tế,
có nghĩa là phát triển kinh tế sẽ kéo theo bất bình đẳng, cho đến một ngưỡngnào đó, việc phát triển kinh tế sẽ đủ để làm giảm đi bất bình đẳng trong xãhội, các chính phủ sẽ tập trung vào công bằng xã hội, và toàn xã hội sẽ đượcnhận các ích lợi của phát triển kinh tế (mô hình chữ U ngược của Kuznet).Cũng theo đó các nhà kinh tế đã đưa ra các mô hình để giải quyết các vấn đềbất bình đẳng và phát triển kinh tế
Mô hình phát triển trước công bằng sau cho rằng cần ưu tiên phát triển vàtăng trưởng kinh tế, sau đó mới hướng tới công bằng, giảm bất bình đẳng.Việc tập trung của cải vào một số người trong điều kiện nền kinh tế ban đầu
có tác động tích cực đến phát triển kinh tế, còn nếu ngay từ đầu đã chú trọngtới công bằng có thể làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế Mô hình này đãđược áp dụng ở nhiều nước, chủ yếu là các nước tư bản chủ nghĩa trước đây
Mô hình này đã đem lại thành tựu phát triển kinh tế cho nhiều nước, tuy nhiêngiải quyết vấn đề công bằng vẫn chưa thực hiện triệt để ở các nước này, chưa
kể, tại một số nước áp dụng mô hình này đã thất bại, có lẽ rằng, việc tăngtrưởng làm tăng bất bình đẳng trong xã hội đã kìm hãm sự phát triển về kinh
tế tại các nước này
Sự phát triển của hệ thống Xã hội chủ nghĩa cũ những năm 60 đã đưa ramột mô hình, công bằng trước, phát triển kinh tế sau Giải quyết bất bìnhđẳng thông qua bao cấp, đồng đều đã làm hạn chế sự năng động và các mụctiêu phấn đấu của con người, đã làm nền kinh tế ở các nước này gặp rất nhiềukhó khăn và dẫn đến đổ vỡ hệ thống XHCN trên phạm vi thế giới Một sốnước, như Liên Xô cũ đã có rất nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, tuynhiên vẫn phải thừa nhận rằng đây không thể là mô hình được kéo dài sửdụng trong thời gian dài
Khi nền kinh tế thế giới đã có những bước tiến lớn trong phát triển kinh tế,
sự phát triển của KHCN đã có một trường phái cho rằng: có thể thực hiệnsong song tăng trưởng và công bằng Trong đó, bên cạnh việc tăng trưởngkinh tế, chính phủ và nhà nước đi theo mô hình này sẽ giải quyết công bằng
xã hội Rất nhiều quốc gia đi theo mô hình này đã đạt những thành công lớn,hiện nay ở các nước này, bên cạnh một nền kinh tế phát triển cao là một cuộcsống bình đẳng, công bằng bậc nhất trên thế giới, công bằng xã hội cao hơnrất nhiều đối với các nước có hàng trăm năm phát triển kinh tế và thực hiệncông bằng sau khi đã có nền kinh tế phát triển Điều này thể hiện sự đúng đắn
và tính ưu việt của mô hình trong điều kiện hiện nay với các cơ hôi "đi tắt đón
Trang 3đầu", tận dụng KHCN và chuyển giao công nghệ, kế tiếp và rút kinh nghiệm
sự phát triển của các nước đi trước
1.2 Bất bình đẳng thu nhập
1.2.1 Khái niệm, nội hàm
a Khái niệm: Bất bình đẳng thu nhập là sự đối xử không ngang nhau với
tất cả các thành viên về vấn đề phát triển kinh tế
b Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng trong thu nhập,các nguyênnhân có thể đan xen,thâm nhập vào nhau,nhưng tựu chung có 2 nhóm nguyênnhân chủ yếu là sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản và từ laođộng
Thứ nhất, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản:
Tài sản của các cá nhân có được là do những nguồn hình thành khác nhau: + Do đươc thừa kế tài sản
+ Do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm khác nhau của các cá nhân ,tạo ra sựkhác nhau về của cải tích lũy
+ Do kết quả kinh doanh
Thứ hai, sự bất bình đảng trong phân phối thu nhập từ lao động:
Nguyên nhân chử yếu dẫn tới sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
từ lao động là do:
+ Do khác nhau về khả năng và kĩ năng lao động dẫn đến khác nhau vềthu nhập
+ Do khác nhau về cường độ làm việc
+ Do khác nhau về nghề nghiệp và tính chất công việc: công việc chuyênmôn có hàm lượng chất xám cao sẽ được hưởng mức lương cao hơn
+ Do các nguyên nhân khác như: sự phân biệt đối xử trong xã hội, xuấtphát điểm của các cá nhân, sự không hoàn hảo của thị trường lao động…
1.2.2 Thước đo bất bình đẳng thu nhập
a Đường cong Lorenz:
Đường cong Lorenz cho thấy mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỉ lệphần trăm của dân số có thu nhập và tỉ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhậnđược trong một khoảng thời gian nhất định thường là 1 năm
Đường Lorenz càng cách xa đường 45° thì mức độ bất bình đẳng cànglớn Điều đó cũng có nghĩa là phần trăm thu nhập người nghèo nhận được sẽgiảm đi
Trang 4Hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0- 1 Hệ số Gini càng gần 0 thì càng côngbằng, càng gần 1 thì càng mất công bằng.
c Hệ số giãn cách thu nhập
Hệ số giãn cách thu nhập được đo bằng tỷ lệ giữa % thu nhập của 20% dân
số có thu nhập cao nhất và % thu nhập của 20% dân số có thu nhập thấp nhất
Hệ số giãn cách thu nhập đo mức độ chênh lệch thu nhập của 2 cực giàu
và nghèo của 2 quốc gia từ đó cho biết mức căng thẳng bất công băng xã hội
d Theo chuẩn “40” (WB- 1995)
Được đo bằng % thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập nhỏ nhất:
- Nếu lớn hơn 17% công bằng tương đối cao
- 17%- 15% tương đối công bằng
b Nguyên nhân bất bình đẳng giới
- Do quan niệm xã hội với tư tưởng “ trọng nam khinh nữ”,các tập quán,hủtục lạc hậu rồi chế độ phụ quyền tồn tại từ rất lâu
- Do sự bất công bằng trong phân công lao động xã hội
1.3.2 Thước đo bất bình đẳng
a Chỉ số phát triển giới GDI
Chỉ số này phản ánh những thành tựu trong các khía cạnh tương tự nhưHDI (tuổi thọ, giáo dục, thu nhập) nhưng kết quả đó được phân theo giới nếuthứ hạng GDI càng nhỏ hơn HDI thì sự bất bình đẳng giới ở góc độ năng lựccàng cao
b Thước đo quyền lực theo giới tính: chỉ số GEM
Chỉ số GEM đo vị thế của nữ trong 3 lĩnh vực:
Chính trị: tỷ lệ nữ trong đại biểu quốc hội…
Hoạt động kinh tế và KHKT:
+ % nữ là các giám đốc doanh nghiệp
+ % nữ là các lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu khoa học
Chiếm lĩnh thu nhập : % thu nhập do nam và nữ
Nếu GEM càng lớn thì sự bất bình đẳng càng nhỏ
Trang 5Chương II : BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM
2.1 Bộ số liệu sử dụng và phương pháp đánh giá
Trong bài nghiên cứu sử dụng bộ số liệu lấy từ các nguồn Tổng cục thống
kê, Ngân hàng thế giới, chương trình phát triển Liên Hợp Quốc từ năm 2003
-2008 nghiên cứu về bất bình đẳng tại Việt Nam và một số nước trên thế giới,các cuộc điều tra về mức sống dân cư
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp số liệu và phân tích dữ liệuthông qua các bảng, biểu, mô hình đã nêu ở trên từ đó đưa ra các nhận định vàđánh giá Bên cạnh đó kết hợp với các nhận định, phân tích của các chuyêngia thông qua các bài báo, tạp chí kinh tế trong nước
2.2 Bất bình đẳng thu nhập
2.2.1 Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
Theo thống kê các năm 1993-2006, tăng trưởng GDP/đầu người của ViệtNam đã đưa đến hai kết quả Một kết quả là: tỷ lệ người nghèo sống dướingưỡng 1 USD-PPP/ngày giảm nhanh và liên tục ở Việt Nam Kết quả thứ hai
có tranh cãi tùy theo xem xét các hệ số Gini của Việt Nam tính từ chi tiêu haytính từ thu nhập: theo như nhận định từ hệ số tính trên chi tiêu, bất bình đẳng
xã hội, sau khi nhích lên đôi chút, không có xu thế tăng; còn theo như nhậnxét từ hệ số tính trên thu nhập, bất bình đẳng xã hội, sau khi tăng nhẹ, đang có
xu thế tăng nhanh
Hệ số Gini của Việt Nam vào thời điểm năm 1998 là 0,35 và năm 2004 là0,423, trong khi đối với hầu hết các nước đang phát triển, hệ số Gini chi tiêuhoặc thu nhập nằm trong khoảng từ 0,3 đến 0,6 Như vậy theo cách tiếp cậnnày, trong sự so sánh với các nước có điều kiện tương tự trong khu vực vàtrên thế giới, bất bình đẳng ở Việt Nam ở mức vừa phải
Bảng 1: Chuyển biến của tỷ lệ nghèo và hệ số Gini Việt Nam 1993-2006
Nguồn :Báo cáo về Việt Nam WB
Trang 6theo mức độ chi tiêu của Việt Nam là 0,34 Đến năm 2006, chỉ số này tăng lênthành 0,36 Đây là mức khá cao, vượt trên nhiều quốc gia phát triển.
Tuy nhiên, “qua số liệu điều tra của Tổng cục thống kê Việt Nam cho
thấy, khuynh hướng bất bình đẳng về thu nhập có xu hướng tăng lên nhưng ở mức độ vừa phải so với các nước như Trung Quốc Ở Việt Nam thì bất bình đẳng ở mức vừa phải, trong mức độ an toàn nhưng cái đáng lo ngại là có xu hướng tăng lên, nên cũng cần phải quan tâm để có những biện pháp giảm bất bình đẳng ngay từ bây giờ.”
Bảng 2: Hệ số Gini Trung Quốc 1981-2005
Hệ số Gini 0,28 0,38 0,44 0,47
Điều này còn được thể hiện qua hệ số GINI là 0,33 năm 1997 và năm 1998
là 0,354 Như vậy sự bất bình đẳng tuy chưa nhiều nhưng đã tăng lên đôi chúttrong thời kỳ 1997 – 1998 Mức độ bất bình đẳng của chúng ta tương đươngvới các nước Nam Á nhưng lại thấp hơn các nước Đông Á
Bảng 3: Độ bất bình đẳng của một số nước trên thế giới
Băng-la-1995/96 0,34
Ấn Độ 1996 0,33In-đô-nê-
xi-a
1996 0,37
Pa-kis-tan 1996/97 0,31Pê- ru 1997 0,35Thái Lan 1998 0,41Việt Nam 1998 0,35
Hiện nay, mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp ở mức độ trungbình khá so với các nước trên thế giới Tuy nhiên, những lợi ích từ tăngtrưởng kinh tế không được phân phối đều trong xã hội mà tập trung nhiều vàonhóm người giàu Thống kê cho thấy, nhóm người nghèo chỉ nhận đượckhoảng 75% mức bình quân lợi ích tăng trưởng kinh tế Ngược lại, nhóm giàunhận được đến 115% mức bình quân Tình trạng bất bình đẳng không chỉ thểhiện ở mức thu nhập, mà còn trong các cơ hội phát triển
Trang 7Theo phương pháp tính hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm giàu vànhóm nghèo
Bảng 4: Hệ số chênh lệch về thu nhập giữa 20% dân số giàu và 20% người nghèo:
Theo phương pháp tính tỷ trọng tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhậpthấp nhất (tức là nhóm 1 và nhóm 2) chiếm trong tổng thu nhập của tất cả 5nhóm Theo phương pháp này, nếu tỷ trọng thấp hơn 12% là có sự bất bìnhđẳng cao, nếu nằm trong khoảng 12- 17% là có sự bất bình đẳng vừa; nếu lớnhơn 17% là có sự tương đối bình đẳng Các chỉ số thống kê của Việt Nam từcuộc khảo sát mức sống qua các năm cho thấy, tỷ trọng này của nước ta năm
1995 là 21,1%, năm 1996 là 21%, năm 1999 là 18,7%, năm 2002 là 18%, năm
2004 là 17,4% Theo đó, sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ tuy cònthấp và vẫn còn thuộc loại tương đối bình đẳng, nhưng đang có xu hướng tănglên
Trang 8Bảng 5: Phân phối thu nhập và an sinh xã hội ở Việt Nam 2004
Nguồn : Báo cáo 2008 về an sinh xã hội UNDP
Nhóm20%
nghèo nhất
Nhóm20%
thứ hai
Nhóm20%
thứ ba
Nhóm20% thứtư
Nhóm20%giàu nhấtThu nhập /người/năm
Trợ cấp bảo hiểm xã hội
cho người đi làm (%)
Trợ cấp bảo hiểm xã hội
cho người nghĩ hưu (%)
Bảng trên đây trình bày thu nhập (tính theo đầu người) mà các hộ gia đình(xếp theo nhóm ngũ vị phân) nhận, trong đó có thu nhập từ an sinh xã hội, tứccác khoản trợ cấp xã hội nhận được từ nhà nước - theo số liệu điều tra mứcsống hộ gia đình năm 2004 do UNDP tập hợp trong báo cáo 2008 về an sinh
xã hội Thu nhập bình quân quốc gia là 6,1 triệu đồng, trong đó các khoản trợcấp an sinh xã hội là 264 nghìn đồng (tương đương 4% thu nhập) và bao gồm:23% bảo hiểm xã hội cho người đi làm (bảo hiểm y tế); 62% bảo hiểm chongười hưu trí (lương hưu); 9% phúc lợi xã hội (lương cựu chiến binh, trợ cấpgia đình liệt sĩ); 5% trợ giúp giáo dục; 2% trợ giúp y tế
Xét theo nhóm ngũ phân, thu nhập trung bình từ 2 triệu đồng/người ởnhóm nghèo nhất lên đến gần 16 triều/người ở nhóm giàu nhất, tức hơn gấp 8lần Nhóm nghèo nhất nhận 70 nghìn đồng an sinh xã hội, tức 7% tổng trợcấp, trong khi nhóm giàu nhất nhận 660 nghìn đồng, tức 39% tổng trợ cấp.Xét theo từng loại trợ cấp, nhóm giàu nhất hưởng 68% bảo hiểm xã hội chongười đang đi làm, 47% bảo hiểm xã hôi cho người nghĩ hưu, trong khi nhómnghèo nhất chỉ hưởng 1% và 2% Nhóm này nhận 18% phúc lợi xã hội, 15%
Trang 9trợ giúp giáo dục, 7% trợ giúp y tế, trong khi nhóm giàu nhất nhận 18%, 35%
và 45% Thay vì “lũy tiến”, hệ thống an sinh xã hội Việt Nam có tính “luỹthoái” Trái với những tuyên bố của ĐCSVN, các chính sách xã hội hiện hànhkhông nhắm đảm bảo bình đẳng, thực hiện công bằng xã hội Nhà kinh tếtrưởng của UNDP ở Việt Nam, Johnathan Pincus, còn nhận xét rằng, “bất cứlợi ích nào mà người nghèo nhận được từ an sinh xã hội bị lấy lại thông quacác phí và chi tiêu cho giáo dục và y tế Chính phủ trợ cấp cho các hộ nghèonhất rồi lấy lại đúng khoản đó”, cho nên “an sinh xã hội cho người nghèo là
số 0, có khi là âm” Để theo dõi bất bình đẳng 2008 ở Việt Nam ta có đườngcong Lorenz sau
Hình 1: Đường cong Lorenz bất bình đẳng Việt Nam năm 2008
Theo bảng 6,7 khi có các chương trình an sinh xã hội đã cải thiện được bấtbình đẳng trong xã hội thông qua chỉ số Gini giảm đi, nhưng cuối cùng sau tất cảcác chương trình phân phối lại thì hệ số Gini lại có xu hướng tăng lên Điều nàythể hiện sự bất cập và thiếu hợp lý trong các chương trình phân phối lại thu nhập
Bảng 6 : Hệ số Gini Việt Nam 2004
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Hệ số Gini 0,409 0,408 0,401 0,401 0,411 0,414 0,416(1) Thu nhập thị trường ban đầu
(2) Thu nhập thị trường ban đầu + tiền nhận từ thân nhân = Tổng thu nhậpcuối cùng
(3) Tổng thu nhập cuối cùng có cộng trợ cấp an sinh xã hội
% dân số cộng dồn
100
20 80
80 40
40 60
% thu nhập cộng dồn
Trang 10(4) Thu nhập ròng sau khi trừ đóng góp bảo hiểm xã hội và thuế trực tiếp(5) Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp và phí bấtbuộc về giáo dục - y tế
(6) Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp và chi phíbắt buộc và tự nguyện về giáo dục - y tế
(7) Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp, chi phí bấtbuộc và tự nguyện về giáo dục - y tế và tiền gửi cho thân nhân
Bảng 7: Tái phân phối thu nhập, an sinh xã hội và chuyển khoản khác
(1) Tổng thu nhập trước an sinh xã hội
(2) Tổng thu nhấp cuối cùng, gồm cả an sinh xã hội
(3) Thu nhập ròng sau khi trừ đóng góp bảo hiểm xã hội và thuế trực tiếp(4) Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp và phí bắt buộc về giáo duc - y tế
(5) Thu nhập ròng sau đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp và các chiphí bắt buộc và tự nguyên về giáo dục - y tế
Bởi các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, thuế trực tiếp, chi phí giáo dục
-y tế đều mang tính luỹ tiến, cho nên kết quả cuối cùng “ít lũ-y thoái hơn” Đốivới nhóm 20% người nghèo nhất, phí bắt buộc về giáo dục - y tế vô hiệu quảhoàn toàn trợ cấp an sinh xã hội mà nhóm này nhận được; còn chi phí giáodục - y tế gọi là “tự nguyện” - nhưng thật ra hầu như bắt buộc - thì làm chothu nhập của nhóm này giảm 5% dưới mức thu nhập ban đầu (trước trợ cấp ansinh xã hội) Mức giảm thu nhập của các nhóm khác từ 6 đến 7%: tính “lũytiến”, nếu có, là ở chênh lệch 1-2% giảm này
Theo kết quả tổng hợp số liệu điều tra, thu nhập của những hộ nghèo và hộgiàu đều tăng, và tốc độ tăng của hộ giàu nhanh hơn hộ nghèo Tính chungtrong 3 năm (1996 -1999) tốc độ tăng thu nhập hàng năm của hộ nghèo là7,2%, hộ giàu là 14,5% (chưa loại trừ trượt giá) Bởi vậy khoảng cách chênhlệch giàu nghèo ngày càng có xu hướng doãng ra
Trang 11Để thấy rõ vấn đề trên, với cách phân chia số hộ điều tra thành 5 nhóm thunhập từ thấp đến cao với số hộ bằng nhau thì mức độ chênh giữa nhóm giàu(nhóm 5) với nhóm nghèo (nhóm 1) ở từng khu vực, từng vùng cụ thể nhưsau:
Bảng 8: Mức độ chênh giữa nhóm 5 và nhóm 1 ở từng khu vực, từng vùng qua các năm
Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống dân cư 1999
- Đồng bằng sông Cửu Long 6,1 6,4 6,4 7,9
Như vậy số liệu trên cho thấy hệ số chênh lệch giữa nhóm giàu và nhómnghèo năm 1999 đều tăng; so với năm 1996, tính chung cả nước tăng 1,6 lần;thành thị tăng 1,8 lần, nông thôn tăng 0,2 lần; các vùng đều tăng trong đó tăngnhanh là vùng Đông Nam Bộ 2,4 lần, Đồng bằng sông Cửu Long 1,5 lần, tăng thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng 0,4 lần Đáng chú ý là vùng TâyNguyên từ năm 1995 đến năm 1999 mức chênh lệch giữa nhóm giàu và nhómnghèo mỗi năm tăng không đáng kể (0,1 lần); nguyên nhân chủ yếu do cà phêsụt giá liên tiếp, kéo theo thu nhập của hộ nông dân bị ảnh hưởng
Để nghiên cứu sâu hơn mức độ chênh lệch thu nhập trong các hộ dân cư cóthể tiến hành phân tổ số hộ điều tra theo nhóm hộ bằng nhau với tỷ lệ nhỏ hơnmức nêu trên gồm 10%; 5%; 2% số hộ giàu và số hộ nghèo để so sánh, cụ thểnhư sau:
So sánh 10% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 10% số hộ có mức thunhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch cao hơn so với 20% số hộ nêu trên: năm1996: 10,6 lần; 1999: 12 lần; vùng có mức chênh lệch lớn hơn vùng khác làTây Nguyên 1996: 13,2 lần; 1999: 15,1 lần; Đông Nam Bộ 1996: 11,8 lần;1999: 13,4 lần, Đồng bằng sông Cửu Long 1996: 9,2 lần; 1999: 10,4 lần
So sánh 5% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 5% số hộ có mức thunhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch cao hơn so với 10% số hộ nêu trên năm1996: 15,1 lần; 1999: 17,1 lần; vùng có mức chênh lệch lớn là Đông Nam Bộ1996: 18,9 lần; 1999: 21,3 lần; Tây Nguyên 1996: 17,4 lần; 1999: 18,5 lần,
Trang 12Đồng bằng sông Cửu Long 1996: 14,8 lần; 1999: 16,6 lần, Đồng bằng sôngHồng 1996: 10,9 lần; 1999: 13,1 lần.
So sánh 2% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 2% số hộ có mức thunhập thấp nhất thì hệ số chênh lệch cao hơn so với 5% số hộ nêu trên: Năm1996: 27,2 lần; 1999: 29,4lần; vùng có mức chênh lệch lớn là Tây Nguyên1996: 37,8 lần; 1999: 39,3 lần, Đông Nam Bộ 1996: 34,6 lần; 1999: 37,2 lần,Đồng bằng sông Cửu Long 1996: 29,5 lần; 1999: 32,4 lần; Đồng bằng sôngHồng 1996: 18,8 lần; 1999: 21,1 lần
Căn cứ vào các chỉ số về bất bình đẳng cơ hội (giữa nhóm giàu và nhómnghèo, giữa nông thôn và đô thị, giữa nam và nữ) trong những lĩnh vực (nhưthu nhập, tỉ lệ đói nghèo, chi tiêu công cộng cho y tế, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơsinh) đều cho thấy có sự chênh lệch giữa các nhóm xã hội khác nhau Đặttrong sự so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, bất bình đẳng về
cơ hội của Việt Nam không ở mức vừa phải, mà thuộc loại cao hơn Sự khácbiệt này được thể hiện rõ trong sự so sánh giữa nông thôn – đô thị, giữa nhómngười Kinh/Hoa và các dân tộc thiểu số Trong đó, khoảng cách chênh lệchtuyệt đối về mức sống giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh/Hoa ngàycàng mở rộng hơn so với khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức sống giữanông thôn và đô thị
Như vậy, ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra xu hướng dịch chuyển từ sựbất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị (1993-1998) sang sự bất bình đẳnggiữa người dân tộc thiểu số và người Kinh/Hoa (2004) Tức là vấn đề nghèođói ở Việt Nam trong tương lai gần là vấn đề nghèo đói ở nông thôn miền núi
và là nghèo đói của người dân tộc thiểu số Có thể thấy, hai cách tiếp cận đãcho chúng ta hai bức tranh tương phản về bất bình đẳng tại Việt Nam Giữacác vùng: tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7 đến 2 lần
tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dântộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều hướng tăng từ 21%năm 1992 lên 36% năm 2005 Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùngkhó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu
hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai.Ngoài ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thịhóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn hơn
và phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại Đây là những điềukiện cơ bản làm gia tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trongtốc độ giảm nghèo giữa các vùng Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và TâyNguyên có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ
lệ hộ nghèo cao nhất
Sự gia tăng khoảng cách giàu - nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đốitrở nên gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khókhăn hơn
Trang 13Bảng 9: Hệ số GINI theo thành thị nông thôn và vùng, 2002,2004
Nguồn:TCTK, Điều tra mức sống hộ gia đình 2006
ĐB sông Cửu Long 0,39 0,38
Bất bình đẳng thể hiện trong thu nhập, chi tiêu, tích lũy của hộ gia đình cụ thểnhư thế nào?
Bảng 10: Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng (1999)
Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống hộ gia đình 1999
Năm1996
(1000 đồng)
Năm 1999
(1000 đồng)
Tốc độ tăngbình quânthời kỳ 1996-1999
- Đồng bằng sông Cửu Long 242,3 342,1 11,50
Năm 1999, tính chung cả nước thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theogiá hiện hành là 295 nghìn đồng, năm 1996 là 226,7 nghìn đồng tăng bình
Trang 14quân là 8,78% trong thời kỳ 1996 – 1999 Nhìn chung thu nhập ở khu vựcthành thị, nông thôn và các vùng đều tăng.
Thu nhập của khu vực thành thị 832,5 nghìn đồng/người/tháng, với tốc độtăng hàng năm 16,37% trong thời kỳ 1996 - 1999
Thu nhập ở khu vực nông thôn 225 nghìn đồng/người/tháng, với tốc độtăng hàng năm 6,01% trong thời kỳ 1996-1999 Trong tổng thu nhập của khuvực này, thu từ sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản là chủ yếu với tỷ lệ 58,5%;thu từ sản xuất công nghiệp, xây dựng 5%; thu về dịch vụ 9,8% Sự chuyểndịch cơ cấu thu nhập trong nông thôn còn chậm so với năm trước
Năm 1999, thu nhập của khu vực thành thị so với thu nhập của nông thôngấp 3,7 lần và có xu hướng tăng dần qua các năm: Năm 1994: 2,55 lần; 1995:2,63 lần; 1996: 2,71 lần; 1999: 3,7 lần
Ở các vùng địa lý thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đều tăng so với năm
1996 Vùng Tây Bắc và Đông Bắc: 210 nghìn đồng (+6,3%), Đồng bằng sôngHồng: 280,3 nghìn đồng(+7,6%), Bắc Trung Bộ: 212,4 nghìn đồng (+6,6%),Duyên hải Nam Trung Bộ: 252,8 nghìn đồng(+8,7%), Tây Nguyên: 344,7nghìn đồng (+8,7%), Đông Nam bộ: 527,8 nghìn đồng(+11,1%), Đồng bằngsông Cửu Long: 342,1 nghìn đồng(+11,5%)
Bảng 11: Tỷ lệ chi ăn uống trong chi tiêu sinh hoạt của hộ
Nguồn: TCTK, Điều tra mức sống dân cư 1999 Đơn vị tính:%
- Đồng bằng sông Cửu Long 66,79 63,10
3 Chia theo nhóm thu nhập
Trang 15Nhờ thu nhập tăng, đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt Năm 1999 tínhchung cả nước chi đời sống bình quân đầu người 1 tháng là 221,1 nghìn đồng,tăng bình quân 6,4% trong thời kỳ 1996-1999 và chậm hơn tốc độ tăng thunhập Chi đời sống của khu vực thành thị 559,2 nghìn đồng 1 người 1 tháng,tốc độ tăng bình quân 11,6% một năm; Ở nông thôn 175,0 nghìn đồng 1người 1 tháng, tốc độ tăng bình quân 4,4% một năm Chi đời sống của cácvùng đều tăng, trong đó tăng nhanh là vùng Đông Nam Bộ 9,0%, Đồng bằngsông Cửu Long 8,2%, tăng thấp nhất là vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
Mức chi tiêu bình quân đầu người năm 1999 của các hộ khu vực thành thị
cao gấp 3,1 lần khu vực nông thôn (tỷ số này năm 1996 là 2,5 lần) So sánh
chi đời sống bình quân đầu người năm 1999: Khu vực thành thị gấp 3,2 lần
khu vực nông thôn; Nhóm hộ giàu (20% số hộ thu nhập cao nhất) gấp 4,2 lần
nhóm hộ nghèo (nhóm thấp nhất)
- Đáng lưu ý là năm 1999 mặc dù vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bị thiêntai lũ lụt, hạn hán nhưng mức sống dân cư của cả nước nói chung cũng nhưcác vùng vẫn ổn định và tiếp tục được cải thiện Chi ăn uống hút năm 1999bình quân đầu người 1 tháng là 139,98 nghìn đồng, bình quân mỗi năm tăng4,0% trong thời kỳ 1996-1999, trong đó khu vực thành thị 328,14 nghìn đồng,tăng bình quân 7,8%, khu vực nông thôn 114,98 nghìn đồng, tăng bình quân
2,5% Cơ cấu chi dùng lương thực, thực phẩm (ăn uống, hút) trong chi đời
sống đã giảm xuống, ngược lại chi dùng cho phi lương thực, thực phẩm tănglên Cụ thể như sau:
- Khi mức sống ổn định và được cải thiện thì chi tiêu cho nhu cầu ăn uốngcủa dân cư tuy có tăng nhưng chậm hơn chi tiêu về các khoản ngoài ăn uống
(như may mặc, ở, thiết bị đồ dùng, Y tế chăm sóc sức khoẻ, Giáo dục, văn hoá )