1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM

30 774 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 277,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU I: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG 1.1Cơ sở lí luận chung Error: Reference source not found 1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế Error: Reference source not found 1.1.2. Bất bình đẳng xã hội Error: Reference source not found 1.2. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 6 1.2.1. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế 6 1.2.2. Các tiêu chí đo lường công bằng xã hội. Error: Reference source not found II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM 2.1Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở việt nam 11 2.1.1.Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam những năm gần đâyError: Reference source not found1 2.1. 2. Tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế 22 2.2 . Thực trạng bất bình đẳng ở Việt Nam những năm gần đây 24 III: MỘT SỐ HẠN CHẾ BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 3.1.Các hạn chế của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế 26 3.1.1. Hạn chế 26 3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế 28 3.2. Các biện pháp khắc phục 29 KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Thực hiện công cuộc đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong cải cách và phát triển KT- XH như bình quân thu nhập đầu người tăng, cơ sở hạ tầng được xây dựng hiện đại hóa, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Việc chuyển hướng từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã dần dần tạo ra những bước phát triển, những cơ hội mới để Việt Nam nhanh chóng hội nhập khu vực và thế giới, trở thành một nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường còn có những mặt hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội không đồng đều tới các nhóm, các vùng dân cư. Vì vậy một bộ phận dân cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt kịp với sự thay đổi, gặp những khó khăn trong đời sống sản xuất,dẫn đến tình trạng bất bình đẳng ở Việt Nam. Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và khăng định bất bình đẳng ảnh hưởng mạnh mẽ tới ổn đinh chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường…Đảng và nhà nước ta coi việc giảm bất bình đẳng đưa tới công bằng xã hội là một chủ trương lớn, là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, trong đề tài môn học kinh tế Việt Nam, chúng em xin được đề cập đến vấn đề “Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở Việt Nam”. 2 I: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG 1.1.Cơ sở lí luận chung 1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập ( hay sản lượng) được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một thời kì nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối ( tỷ lệ tăng trưởng) – là tỉ lệ phần trăm của sản lượng tăng thêm trong thời kì nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kì trước đó hoặc thời kì gốc. Tăng trưởng kinh tế còn được xem xét dưới góc độ chất lượng. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua các đặc điểm sau: - Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong thời gian dài; - Thứ hai, phát triển có hiệu quả, thể hiện qua năng suất lao động,năng suất tài sản cao và ổn định, hệ số, hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) phù hợp, và đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) cao; - Thứ ba, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế trong mỗi thời kì; - Thứ tư, nền kinh tế có tính cạnh tranh cao; - Thứ năm, tăng trưởng kinh tế gắn liền với đảm bảo hài hòa đời sống xã hội; - Thứ sáu, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; *Đo lường tăng trưởng kinh tế: 3 Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%) Trong đó :Y là qui mô của nền kinh tế y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. ● Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế Các nhân tố kinh tế tác động đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế bao gồm:vốn,lao động,tiến bộ công nghệ và tài nguyên. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng. Vốn: là yếu tố đầu vào quan trọng,có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.Vốn sản xuất có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được hiểu là vốn vật chất,đó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế,bao gồm:nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những 4 yếu tố đầu vào trong sản xuất. Để có được vốn, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. •Lao động: Là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất. Trước đây người ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất giống như vốn.Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động là vốn con người,đó là lao động có kĩ năng sản xuất,lao động có thể vận hành máy móc thiết bị phức tạp,lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế… Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến." [1] •Tiến bộ công nghệ: Là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng ở các nền kinh tế ngày nay.Yếu tố công nghệ được hiểu theo hai dạng: Thứ nhất là thành tựu kiến thức; Thứ hai là sựu áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. •Tài nguyên: Là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước.Việc sử dụng tài nguyên là vấn đề có tính chiến lược,lựa chọn công nghệ để có thể sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên của quốc gia là vấn đề sống còn của sự phát triển. 5 Bên cạnh các nhân tố kinh tế là các nhân tố phi kinh tế tức là các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế. Các nhân tố này có tác động gián tiếp và rất khó lượng hóa cụ thể mức độ tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế. Có thể kể ra một số nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng như: các yếu tố văn hóa- xã hội, thể chế và sự tham gia của cộng đồng. 1.1.2.Bất bình đẳng xã hội Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội: Do sự khác nhau về những cơ hội trong cuộc sống; Do sự khác nhau về địa vị xã hội; Do sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị Phân tầng xã hội là vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Để trả lời câu hỏi về mức độ bất bình đẳng ở Việt Nam, trước hết chúng ta cần có hướng tiếp cận nhằm đo lường bất bình đẳng. Một cách khái quát, có 2 phương pháp đo lường về bất bình đẳng: Thứ nhất, đo lường bất bình đẳng nói chung thông qua hệ số Gini – được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu; Thứ hai, đo bất bình đẳng về cơ hội thông qua khoảng cách chênh lệch về đầu ra giữa các nhóm xã hội. Trong hai phương pháp này, bất bình đẳng cơ hội mô tả rõ nét về sự bất bình đẳng xã hội hơn và chỉ ra “cái bẫy bất bình đẳng” tồn tại dai dẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo cách tiếp cận thứ nhất, hệ số Gini của Việt Nam vào thời điểm năm 1998 là 0,35 và năm 2004 là 0,423 , trong khi đối với hầu hết các nước đang phát triển, hệ số Gini chi tiêu hoặc thu nhập nằm trong khoảng từ 0,3 đến 0,6. Như vậy theo cách tiếp cận này, trong sự so sánh với các nước có điều kiện tương tự trong khu vực và trên thế giới, bất bình đẳng ở Việt Nam ở mức vừa phải. Như vậy, cách tiếp cận này cho chúng ta một cái nhìn khá lạc quan về mức độ bình đẳng ở Việt Nam. 6 Tuy nhiên, dưới góc độ bất bình đẳng cơ hội, chúng ta lại có một cái nhìn khác về khoảng cách giàu nghèo của Việt Nam. Căn cứ vào các chỉ số về bất bình đẳng cơ hội (giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, giữa nông thôn và đô thị, giữa nam và nữ) trong những lĩnh vực (như thu nhập, tỉ lệ đói nghèo, chi tiêu công cộng cho y tế, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh) đều cho thấy có sự chênh lệch giữa các nhóm xã hội khác nhau. Đặc biệt, khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng: chênh lệch về tỉ lệ nghèo giữa nông thôn và đô thị ngày càng doãng ra từ 2,65 lần (1993) lên 4,95 lần (1998), 5,4 lần (2002) và lên đến 6,94 lần (2004). Đặt trong sự so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, bất bình đẳng về cơ hội của Việt Nam không ở mức vừa phải, mà thuộc loại cao hơn. Sự khác biệt này được thể hiện rõ trong sự so sánh giữa nông thôn – đô thị, giữa nhóm người Kinh/Hoa và các dân tộc thiểu số. Trong đó, khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức sống giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh/Hoa ngày càng mở rộng hơn so với khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức sống giữa nông thôn và đô thị. Như vậy, ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra xu hướng dịch chuyển từ sự bất bình đẳng giữa nông thôn và đô thị (1993-1998) sang sự bất bình đẳng giữa người dân tộc thiểu số và người Kinh/Hoa (2004). Tức là vấn đề nghèo đói ở Việt Nam trong tương lai gần là vấn đề nghèo đói ở nông thôn miền núi và là nghèo đói của người dân tộc thiểu số. Có thể thấy, hai cách tiếp cận đã cho chúng ta hai bức tranh tương phản về bất bình đẳng tại Việt Nam. Nên chăng chúng ta nên có cái nhìn mới về bất bình đẳng? Vì khi bất bình đẳng tăng lên, nó sẽ làm cho sự gắn kết xã hội yếu đi và chứa đựng những yếu tố “tiềm ẩn” của xung đột xã hội. Các chính sách cần hướng tới phát triển các vùng nông thôn và vùng dân tộc thiểu số để giữ sự chện lệch giữa các nhóm xã hội ở mức độ có thể chấp nhận được. 1.2. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 1.2.1 Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế: 7 Để đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế chúng ta thường sử dụng một số chỉ tiêu, bao gồm: • Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Trong định nghĩa về GDP chúng ta cần phân biệt 2 định nghĩa là GDP danh nghĩa và GDP thực tế. GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành GDP i n =∑Q i t P i t Sự gia tăng của GDP danh nghĩa hàng năm có thể do lạm phát. Trong đó:  i: loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3 ,n  t: thời kỳ tính toán  Q: số lượng sản phẩm ; Qi: số lượng sản phẩm loại i  P: giá của từng mặt hàng; Pi: giá của mặt hàng thứ i. GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh. GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như sự mất giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn số 8 lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. GDP thứ nhất đôi khi được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định" hay GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" (Năm gốc được chọn theo luật định). Sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của biến đổi giá các nhà kinh tế tính tốc độ trưởng của nền kinh tế, đó là tỷ lệ phần trăm thay đổi của GDP thực tế từ thời kỳ/năm này so với thời kỳ/năm trước. g t = Trong đó: A là GDP thực tế năm t B là GDP thực tế năm t-1. • Tổng sản phẩm quốc dân(GNP): GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh) tức Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước). Đây là một chỉ tiêu khác để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế, cách tính toán về tốc độ tăng trưởng hằng năm có công thức giống với GDP. • Sản phẩm quốc dân ròng(NNP): NNP là từ viết tắt trong tiếng Anh của Net National Product tức Tổng sản phẩm ròng quốc gia, là tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm cuối cùng và các dịch vụ được sản xuất hay cung ứng bởi công dân của một quốc gia (GNP) trong một 9 khoảng thời gian nào đó trừ đi khấu hao. Khấu hao được đo bằng giá trị của một phần GNP mà cần phải chi tiêu vào các sản phẩm vốn nhằm duy trì luồng vốn hiện tại. Công thức: NNP = GNP - Khấu hao. • Thu nhập quốc dân(NI): Thu nhập quốc dân(National Income) bằng NNP trừ thuế gián thu ròng. Đó là: NI = NNP – Te. 1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường công bằng xã hội: Để đánh giá mức độ bất bình đẳng trong tăng trưởng kinh tế chúng ta thường sử dụng một số chỉ tiêu, bao gồm: • Khoảng cách giàu nghèo: Hệ số chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của nhóm 20% cao nhất so với nhóm 20% thấp nhất. Hệ càng cao thì càng thể hiện rõ sự phân hóa giàu nghèo càng sâu sắc. • Hệ số Gini: - Hệ số Gini thường được sử dụng để biểu thị mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp cư dân. Số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhập tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập), số 1 tượng trưng cho sự bất bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một người có toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi người khác không có thu nhập). - Hệ số Gini cũng được dùng để biểu thị mức độ chênh lệch về giàu nghèo. Khi sử dụng hệ số Gini trong trường hợp này, điều kiện yêu cầu phải thỏa mãn không tồn tại cá nhân nào có thu nhập ròng âm. Hệ số Gini còn được sử dụng 10 [...]... khác 0 và được sắp theo thứ tự tăng dần , khi đó: II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM 2.1 .Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: 2.1.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam những năm gần đây Tại Hội thảo “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2001 - 2010 và định hướng tới năm 2020” diễn ra 24/2/2011 tại Hà Nội, theo đánh giá, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho... lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp và chưa đạt được độ bền vững Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tính hiệu quả của kinh tế thấp, đồng thời, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu - Chất lượng tăng trưởng thấp còn thể hiện qua chỉ số ICOR cao cơ cấu trong nền kinh tế thiếu tính bền vững Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so... nền kinh tế càng thấp Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế Chất lượng tăng trưởng thấp đang đe dọa đến tính ổn định và sự bền vững phát triển kinh tế trong tương lai [ b,Lạm phát gia tăng gây áp lực cho bất ổn trong nền kinh tế 14 - Tăng trưởng GDP hàng năm chỉ đạt trung bình khoảng 7% nhưng tăng trưởng tín dụng luôn duy trì quanh mức 30%, tăng. .. kiện và môi trường sống, xây dựng xã hội theo tinh thần dân chủ văn minh 29 KẾT LUẬN Tóm lại, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có cả những chuyển biến tích cực lẫn tiêu cực Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế rất đáng khích lệ trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và mức giảm nghèo khá bền vững, mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, giữa tăng trưởng. .. Bắc và 24% ở Đông Bắc và 22% ở Tây Nguyên III: MỘT SỐ HẠN CHẾ BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 3.1.Các hạn chế của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế: 3.1.1 Hạn chế: 26 Bất bình đẳng thu nhập không những góp phần gây ra những hệ lụy xã hội mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế Đã có một số nghiên cứu cho thấy điều này Ví dụ, trong một nghiên... của bất bình đẳng thu nhập đối với quá trình tăng trưởng của một nền kinh tế Phân tích các đợt tăng trưởng (được định nghĩa bằng khoảng thời gian từ khi nền kinh tế bắt đầu tăng tốc tăng trưởng cho đến khi nó bắt đầu hạ tốc) của 140 quốc gia, các tác giả đã kết luận rằng sự phân phối thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chiều dài của các đợt tăng trưởng Các nước ở châu Phi và châu... đề bất bình đẳng về thu nhập, công bằng và tiến bộ xã hội, một vấn đề nhức nhối trong xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế còn có nhiều biến chuyển phức tạp của Việt Nam khi sự bất bình đẳng về thu nhập có xu hướng ngày càng gia tăng sau những cú sốc về kinh tế khiến người nghèo lại càng nghèo hơn Nước ta mới bước những bước đầu tiên trong công cuộc thực hiện chủ trương gắn tăng trưởng kinh tế. .. kinh tế Trong khi đó, hiệu quả đầu tư vẫn ở mức rất thấp thể hiện qua hệ số ICOR quý 1 đang ở mức 7.15 lần, cao hơn con số 6.2 lần của cả năm 2010 13 Hệ số ICOR kém hiệu quả so với nhiều nước; hiệu quả kinh tế và năng suất lao động cũng rất thấp; năng lực cạnh tranh còn nhiều yếu kém Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào tăng vốn đầu tư và tăng số lượng lao động Chất lượng tăng trưởng. .. trong khu vực và trên thế giới Bên cạnh đó, thành công của Việt Nam xét về mức giảm nghèo tương ứng với mỗi phần trăm tăng trưởng kinh tế cũng đáng được ghi nhận Trong giai đoạn 19931998, 1% tăng trưởng trong GDP/ người tương ứng với 1,3% giảm nghèo, trong khi đó ở giai đoạn 1998- 2002 là 1,2% Cả 2 tỷ lệ này cao hơn so với mức trung bình quan sát được giữa các nước Lợi ích tăng trưởng kinh tế được phân... Việt Nam và Hoa Kỳ khoảng 10% d Giảm tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát Tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức rất cao: Năm 2009, tín dụng tăng mạnh cùng với gói hỗ trợ 4% lãi suất và chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN Kết thúc năm 2009, tín dụng trong nền kinh tế tăng tới 37% và đã gây áp lực mạnh lên lạm phát trong rotng năm 2010 Tín dụng năm 2010 tăng 29.89%, trong đó tín dụng bằng ngoại tệ tăng . source not found II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM 2. 1Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở việt nam 11 2.1.1 .Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam những năm gần đâyError:. và được sắp theo thứ tự tăng dần , khi đó: II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM 2.1 .Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: 2.1.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế. môn học kinh tế Việt Nam, chúng em xin được đề cập đến vấn đề Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở Việt Nam . 2 I: TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG 1.1.Cơ sở lí luận chung 1.1.1.

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w