1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2001-2010

21 480 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 852 KB

Nội dung

Mười năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởngkinh tế cao trong khu vực và thế giới, ngay cả khi kinh tế toàn cầu gặp khủnghoảng, trong khi xuất phát điểm của n

Trang 1

Mười năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởngkinh tế cao trong khu vực và thế giới, ngay cả khi kinh tế toàn cầu gặp khủnghoảng, trong khi xuất phát điểm của nền kinh tế chúng ta thấp Những thành tựu đạtđược của nền kinh tế phải kể đến đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sự tiến bộliên tục của chỉ số phát triển con người (HDI), tình trạng xóa đói giảm nghèo đượccải thiện, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng cao rõ rệt Bên cạnh nhữngthành tựu đạt được thì nền kinh tế vẫn còn một số tồn tại như nền kinh tế vẫn dướimức tiềm năng, tăng trưởng chưa thật bền vững và ổn định Cụ thể:

Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người Việt Nam vẫn còn thấp so với cácnước trong khu vực và có xu hướng chậm lại từ năm 2005 Các nguyên nhân dẫnđến điều này là do tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên mà chưa tạođược lợi thế cạnh tranh Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng kinh tếngày càng dựa vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà nguồn vốn này phân bổkhông đồng đều, chất lượng chưa cao Kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh nhưng

cơ cấu xuất khẩu chậm thay đổi, chủ yếu là xuất hàng thô, sơ chế, năng lực cạnhtranh hàng xuất khẩu còn kém Hiệu quả và chất lượng đầu tư thấp, hệ số ICOR (hệ

số đầu tư tăng trưởng) ngày càng cao, nền kinh tế cần nhiều vốn hơn để tăng trưởngtrong khi cơ cấu đầu tư mất cân đối, đầu tư cho con người và cải tiến công nghệ cònthấp Hiệu quả quản lí nhà nước chậm được cải thiện, văn bản quy phạm pháp luậtban hành chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn, cách thức xây dựng thiếu khoahọc, thiếu chuyên nghiệp, có biểu hiện lợi ích cục bộ

Thực tế cho thấy, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam đạt trung bình5,13% Năng suất lao động tuyệt đối vẫn ở mức thấp, mới chỉ đạt khoảng 5.676USD/người/năm trong khi nhiều nước đang phát triển trong khu vực đã gấp 3-4 lần.Mức tiêu hao và sử dụng năng lượng rất cao, năng lực cạnh tranh từ năm 2001 đếnnay hầu như không được cải thiện, thậm chí còn tụt hạng

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước đi đầutrong việc thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỉ (MDG) Đến năm 2010, Việt Nam đãhoàn thành trước thời hạn 5/8 mục tiêu và có thể cơ bản đạt hết các mục tiêu vàonăm 2015… Chất lượng cuộc sống của người dân đang từng bước được cải thiện

Trang 2

Tuy nhiên, nhìn vào chuỗi số liệu của giai đoạn 2006 - 2010, có nhiều chỉ số đáng

lo ngại như tính bền vững của ngân sách Nhà nước với số bội chi tăng cao, nợ côngcao; tổng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng cả về tỉ trọng và giá trị tuyệt đốinhưng do quá dàn trải và hiệu quả thấp dẫn đến chỉ số ICOR cao; tổng mức đầu tưtoàn xã hội tăng 2,5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005 nhưng cơ cấu kinh tế hầu nhưkhông chuyển dịch theo hướng tích cực, nhập siêu cao nhiều năm liên tục dẫn đếnthâm hụt cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, chỉ số giá cả tăng cao bất thường…

Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng xem xét thực trạng của tăng trưởng kinh tế ViệtNam giai đoạn 2001 – 2010 cả về mặt số và chất lượng

Trang 3

1 Giai đoạn 2001 – 2005

1.1.Tăng trưởng kinh tế

Trong 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ước đạt 8.4%, vượt xa con

số 7.8% năm 2004(bảng 1) Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 9 năm kể từ

1997 Trong số các nước trong khu vực Đông Á, tốc độ tăng trưởng GDP của ViệtNam cao thứ 2, chỉ sau Trung Quốc Mức tăng trưởng GDP cao năm 2005 đã gópphần cho việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP trung bình 7.5% đã được đề ratrong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2005

Trang 4

Do chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và có tốc độ tăng giá trị tăng thêm cao nhất(10,6%), nên năm 2005 công nghiệp và xây dựng vẫn là khu vực có đóng góp lớnnhất vào tốc độ tăng trưởng chung, chiếm tới 49,7% hay 4,2 điểm phần trăm tốc độtăng trưởng GDP Khu vực nông - lâm - thủy sản chịu nhiều tác động bất lợi củathời tiết, dịch cúm gia cầm và biến động của thị trường; tốc độ tăng trưởng của khuvực nông-lâm-thủy sản ước đạt 4,0%, đóng góp 9,8% hay 0,8 điểm phần trăm tốc

độ tăng trưởng GDP Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ ước tăng 8,5% Năm

2005 là năm khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1997 và lầnđầu tiên cao hơn mức tăng trưởng GDP của tòan bộ nền kinh tế Kết quả là khu vựcdịch vụ đóng góp tới 40,5% hay 3,4 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP

GDP bình quân giai đoạn này sẽ tăng 6.35%, cao hơn tốc độ tăng 5.83% củathời kì 1991 – 2000 Thực tế GDP đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái đãgia tăng qua các năm GDP bình quân đầu người năm 2005 khoảng 620 USD Cóthể thấy rằng, GDP bình quân theo đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoáicủa năm 2003 của các nước trong khu vực đã đạt tương đối cao Bình quân chungcủa khu vực Đông Nam Á năm 2003 đã đạt trên 1.200 USD/người/năm Qua đó chothấy, mức gần 500 USD/người của Việt Nam năm đó, mới chỉ bằng gần 40% so vớimức trung bình của khu vực

Vốn đầu tư xã hội so với GDP đạt cao hơn tỷ lệ đã đạt được trong các thời kỳtrước Đà tăng trưởng cao lên trong thời gian qua cộng với những điều kiện trongthời gian tới sẽ làm cho nguồn vốn của khu vực ngoài quốc doanh tăng nhanh Thểchế kinh doanh tiếp tục được hoàn thiện, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nướcyên tâm bỏ vốn làm ăn Công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được đẩymạnh hơn về số lượng, quy mô doanh nghiệp cổ phần hoá ngày một lớn, phạm vingày càng rộng, phương thức cổ phần hoá không còn khép kín, thị trường chứngkhoán sẽ có điều kiện phát triển để thu hút vốn đầu tư trung và dài hạn trong xã hội.Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chiếm vai trò quan trọngtrong tổng số vốn đầu tư

Ngoài ra, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đã gia tăng khá, tạo động lực chotăng trưởng kinh tế lên Việt Nam là nước có dân số đông, nhu cầu tiêu dùng cũng

Trang 5

đang ngày một tăng cao, vì vậy lĩnh vực này đang thu hút nhiều nhà đầu tư trong vàngoài nước Về xuất khẩu, , tốc độ tăng của xuất khẩu thường cao gấp đôi tốc độtăng GDP

1.2 Cơ cấu kinh tế:

a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành:

Xét theo tỷ trọng giá trị tăng thêm trong GDP, cơ cấu kinh tế chủ yếu biến đổitheo sự chuyển dịch của hai nhóm ngành nông - lâm - thủy sản và công nghiệp - xâydựng Từ năm 2000 đến năm 2005 tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản giảm 3,8điểm phần trăm, còn tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 3,7 điểm phầntrăm (Bảng 2) Xét chung trong giai đoạn 2001-2005, sự chuyển dịch cơ cấu giữa 3khu vực không mạnh như trong giai đoạn 5 năm 1996-2000 Mục tiêu đặt ra chokhu vực dịch vụ đến năm 2005 chiếm tỷ trọng khoảng 41-42% GDP đã không đạtđược,1 trong khi đây là khu vực có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển

Trong khu vực nông - lâm - thủy sản, sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm, chủyếu theo sự chuyển dịch giữa hai nhóm ngành nông nghiệp và thủy sản: tỷ trọng củangành thủy sản tăng từ 16,0% năm 2001 lên 18,5% năm 2005, nông nghiệp giảm từ78,6% năm 2001 xuống 75,8% Sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệpcũng chậm: tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm tới 78,6% tổng giá trị sản xuất nôngnghiệp năm 2005 so với 81,0% năm 2000 (theo giá 1994) Kết quả lớn nhất trongchuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt

Trang 6

theo hướng giảm diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây khác có năng suất vàgiá trị kinh tế cao hơn.

Trong khu vực công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăngkhông đáng kể, từ 59,2% năm 2000 lên 59,7% năm 2005

Sự chuyển dịch cơ cấu trong khu vực dịch vụ vẫn diễn ra rất chậm Hầu hếtcác ngành dịch vụ quan trọng, có khả năng tạo nhiều giá trị tăng thêm, đều có tỷtrọng nhỏ trong GDP (ví dụ, ngành tài chính, ngân hàng, và bảo hiểm chiếm chưatới 2,0% GDP năm 2005) Xu hướng này đang hạn chế nhiều việc nâng cao sứccạnh tranh của Việt Nam và gây bất lợi cho tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh ViệtNam tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và phấn đấu trở thành thành viêncủa WTO Ngoài ra, nhiều lĩnh vực dịch vụ như tư vấn xúc tiến đầu tư, pháp lý,công nghệ, và xuất khẩu lao động cũng chưa được khai thác tốt và/hoặc còn kémphát triển

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:

Nhìn tổng thể, trong giai đoạn 2001-2005, chuyển dịch cơ cấu GDP theo thànhphần kinh tế diễn ra chậm Khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao vàtương đối ổn định trong GDP Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần chủ yếu diễn

ra giữa khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài

Năm 2005, tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế nhà nước rất ít thay đổi,chỉ giảm 0,1 điểm phần trăm so với năm 2000 (Bảng 3) Trong khi đó, tỷ trọng củakhu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã giảm từ 48,2% năm 2000 xuống còn 45,7%năm 2005

Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng thể hiện rõ là một bộ phận cấuthành của nền kinh tế Việt Nam Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế có vốnĐTNN đã tăng từ 13,3% năm 2000 lên 15,9% năm 2005

Trang 7

1.3.Nhận xét

Năm 2005, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gần 3 lần so vớithời điểm cách đó 5 năm Nguồn lực trong và ngoài nước đã được huy động tíchcực… Các chuyên gia đã điểm lại những thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội tronggiai đoạn 2001-2005:

Thứ nhất, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn

năm trước GDP tăng 7,5%/ năm, đạt mục tiêu đề ra; năm 2005 là năm thứ 25 tăngliên tục, cao hơn kỷ lục 23 năm do Hàn Quốc đạt được vào năm 1997 và chỉ thấpthua kỷ lục 27 năm hiện do CHND Trung Hoa nắm giữ Ngành nông nghiệp tiếp tụcđạt được sự thần kỳ khi chỉ sau mười năm sản lượng lương thực đã tăng gấp đôi, nóimột cách hình tượng là đã tạo ra sản lượng tương đương với sản lượng của hai châuthổ lớn nhất nước mà ông cha ta phải mất hàng nghìn năm mới tạo ra được Côngnghiệp 15 năm liên tục tăng trưởng hai chữ số - một tốc độ tăng cao, tăng liên tục,tăng trong thời gian dài mà các thời kỳ trước đó chưa bao giờ đạt được Dịch vụ đãchặn lại được sự sút giảm tỷ trọng trong GDP, bắt đầu từ năm 2005 đã tăng lên

Trang 8

GDP bình quân đầu người năm 2005 tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái đãđạt 638 USD, vượt khá xa so với mức 288 USD của năm 1995 và 402 USD củanăm 2000; tính theo sức mua tương đương đã vượt 2.700 USD, cao hơn nhiều sovới mức 1.236 USD năm 1995 và 1.996 USD của năm 2000.

Thứ hai, cơ cấu ngành kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng thịtrường; cơ cấu vùng kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng

Thứ ba, nguồn lực trong và ngoài nước được huy động tích cực, đưa tỷ lệ vốn

đầu tư so với GDP lên 38,4%, chỉ thấp thua tỷ lệ trên 40% của CHND Trung Hoa.Nguồn vốn ngoài quốc doanh đã chiếm gần một phần ba tổng số vốn đầu tư toàn xãhội Nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo số đăng ký mới và bổ sung lên đến trên 60 tỉUSD, thực hiện đạt khoảng 33 tỉ USD; nguồn vốn ODA đạt trên 30 tỉ USD, giảingân đạt khoảng 16 tỉ USD Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hộiđược tăng cường

Thứ tư, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng được

cải thiện, vừa tăng tiêu dùng, vừa tăng tích lũy Thu ngân sách đã 8 năm liền vừavượt dự toán, vừa tăng cao so với năm trước; tỷ lệ so với GDP đạt trên dưới 22%;bội chi ngân sách vẫn trong vòng kiểm soát dưới 5% GDP Tỷ giá VND/USD tăngthấp Cán cân thanh toán liên tục thặng dư

Thứ năm, xuất khẩu tăng nhanh, một tháng bây giờ bằng cả năm từ 1993, một

quý bây giờ bằng cả năm 1996 Xuất khẩu bình quân đầu người đạt 390 USD, đãvượt Indonesia Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP đã đạt trên 60%, thuộc loại cao trên thếgiới Tăng trưởng xuất khẩu cao gấp trên 2 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhập siêubắt đầu giảm và quý I/ 2006 đã xuất siêu Khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng.Lượng kiều hối tăng mạnh

Thứ sáu, các lĩnh vực xã hội có tiến bộ Chỉ số phát triển con người (HDI) đã

đạt tiến bộ về ba mặt: HDI tăng; xếp hạng về HDI trên thế giới tăng; xếp hạng vềHDI cao hơn xếp hạng về GDP Công tác xóa đói giảm nghèo đã thực hiện đượcmục tiêu thiên niên kỷ, giảm còn một nửa so với cách đây mười năm Quy mô giáodục, đào tạo tăng Tỷ lệ thất nghiệp giảm

Thứ bảy, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố, tạo môi

Trang 9

trường thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội.

Thứ tám, các kết quả trên càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện có

nhiều khó khăn ở cả trong nước và quốc tế Ở trong nước mới chỉ có mấy năm màmột lần dịch SARC, 2 lần dịch cúm, mấy năm thiên tai lớn , ở ngoài nước thì liêntiếp gặp các hàng rào kỹ thuật, nhất là các vụ kiện bán phá giá mỗi khi quy mô xuấtkhẩu tăng lên; Trong khi đó, điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, hiệu quả vàsức cạnh tranh còn yếu, lại thêm có một bộ phận cán bộ hư hỏng Đây cũng lànhững lý do làm cho tăng trưởng kinh tế còn ở dưới mức tiềm năng

2 Giai đoạn 2006 – 2010

2.1 Tình hình kinh tế - xã hội chung:

Giai đoạn 2006 – 2010 chứng kiến khá nhiều những sự kiện biến đổi lớn cả

về kinh tế và xã hội của Việt Nam

Năm 2006: Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO Việt Nam sẽ

bước vào sân chơi thương mại toàn cầu từ 11/1/2007 Cuộc chơi trong WTO trọnvẹn hơn khi vào những ngày cuối cùng của năm, Mỹ thông qua quy chế thương mạibình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam Trở thành thành viên WTO không chỉ

là thành quả của 11 năm đấu trí bên bàn đàm phán, vận động hành lang mà còn làchứng chỉ cho hai thập kỷ đổi mới, là tấm giấy thông hành để Việt Nam bước vàogiai đoạn phát triển mới, hội nhập với thế giới

Năm 2007: Năm 2007, kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện khó khăn

nhiều hơn thuận lợi so với các năm trước Thiên tai lớn, dịch bệnh diễn biến phứctạp, tai nạn do sự cố sập cầu dẫn cầu Cần Thơ và sự biến động bất lợi của thịtrường, giá cả thế giới kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng là những yếu tố khôngthuận lợi đối với nền kinh tế nước ta trong năm 2007

Năm 2008: Thách thức kinh tế lớn nhất Việt Nam phải đối đầu trong năm qua

là lạm phát gia tăng, tới 23%, cao nhất trong gần 20 năm Cạnh đó là thị trường xuấtkhẩu thu hẹp, dòng vốn nước ngoài giảm sút, công ăn việc, nhất là tại các khu chếxuất, bị đe dọa

Năm 2009: Cơn bão suy thái kinh tế thế giới bắt đầu tư nước Mỹ hùng mạnh

tràn qua nhiều nước, từ châu Âu sang châu Á cuốn đi nhiều nỗ lực, thành quả và cả

dự tính của nhiều nước trong năm 2009 Hiệu ứng Domino đã xảy ra và Việt Nam

Trang 10

không nằm ngoài vòng xoáy, cũng hứng chịu những tác động xấu của cuộc suythoái kinh tế ngay những tháng đầu, quí đầu của năm 2009 Sự tác động đa chiềucủa nhiều yếu tố như: lạm phát bùng trở lại, kinh tế suy thoái nhanh chóng, sự tuộtdốc của thị trường xuất khẩu, thị trường chứng khoán… ngay lập tức đến với ViệtNam nhanh và mạnh hơn cả suy đoán Việt Nam chúng ta phản ứng tức thời vànhanh chóng “giải cứu” sự suy thoái kinh tế bằng gói kích cầu trị giá hơn 14.000 tỷđồng, kèm với đó là hàng loạt những phản ứng chính sách hợp lý, đặc biệt là Nghịquyết 30 của Chính phủ với quyết tâm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ ngườidân thoát khỏi suy thoái.

Năm 2010: Việt Nam trong năm 2009 đã liên tục tăng trưởng GDP dương.

Kinh tế thế giới cũng đang phục hồi chung Các chính sách kích thích kinh tế củaChính phủ năm 2009 vẫn tiếp tục được triển khai vào năm tới Việt Nam cũng cónhiều kinh nghiệm khi đã vượt qua hai cơn bão lớn: lạm phát cao 2008 và suy giảmkinh tế 2009 Do đó, năm 2010 là thời điểm Việt Nam sẽ vận hành trơn tru hơnguồng máy phát triển kinh tế

Các nguồn vốn FDI và ODA tiếp tục đổ vào Việt Nam, bên cạnh những nguồnvốn trong nước Lợi thế này sẽ góp phần tạo ra một sức mạnh tổng thể về vốn nộilực và ngoại lực, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển Đồng thời, cộng với tinhthần lạc quan của người Việt thì đặt mục tiêu chỉ số tăng trưởng kinh tế 6,5% vàonăm 2010 không phải là điều quá khó

Tuy nhiên, trong năm tới, hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải đối mặt với sựhội nhập ồ ạt từ những nhà băng nước ngoài, tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt hơn

2.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 2.2.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các chỉ số kinh tế:

a Tổng thu nhập quốc nội (GDP)

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006 – 2010 dự kiến đạt khoảng6,9%/ năm, không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là 7,5 – 8%

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w