Theo lý thuyết truyền thống, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đặc biệt là hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn có thể mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn và có tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, có nhiều lý do cho thấy sự phân phối thu nhập bình đẳng hơn ở các nước nghèo như Việt Nam có thể có lợi cho tăng trưởng. Do đó, việc đánh giá đúng đắn tác động của bất bình đẳng đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra các chính sách thích hợp để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Từ các chỉ số chênh lệch và nguyên nhân chênh lệch giàu, nghèo trên, có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý.
Một, chênh lệch giàu nghèo ở nước ta tăng lên là tất yếu do sự chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch tập trung quan liêu và chế độ bao cấp bình quân hiện vật sang cơ chế thị trường. Cơ chế này đã loại bỏ dần tính bình quân bao cấp, khuyến khích làm giàu bằng việc phát huy các nguồn lực về vốn, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, sức lao động, kinh nghiệm làm ăn...
Hai, chênh lệch tăng tương đối nhanh trong thời gian qua (bình quân mỗi năm tăng thêm gần 0,4 lần) và có xu hướng còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới. Cần có chính sách khuyến khích người giàu làm giàu chính đáng hơn nữa, đồng thời hỗ trợ hơn nữa người nghèo về các mặt để tăng thu nhập nhằm thoát nghèo, mặt khác có chính sách, có phong trào vận động để người giàu đóng góp về thuế thu nhập, làm từ thiện...
Ba, hệ số chênh lệch giàu, nghèo tuy còn thấp hơn nhiều nước, nhưng nếu xét từ xuất phát điểm của một nước vừa mới chuyển đổi từ cơ chế hiện vật mang tính chất bình quân sang cơ chế thị trường thì không thể không đáng quan tâm, nhất là đối với nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường nhưng lại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn, trong hệ số chênh lệch giàu, nghèo của nước ta còn chứa đựng những yếu tố bất hợp lý ở cả 2 đầu - đầu giàu và đầu nghèo.
Năm, về mặt tâm lý, việc đối xử không nên "vơ đũa cả nắm", không nên "người giàu thì ghét, người nghèo thì khinh". Người giàu chính đáng, người giàu do trình độ... còn phải được tôn vinh, phải học tập. Người nghèo do khách quan cần được chia sẻ, hỗ trợ, đùm bọc.
Điểm nổi bật ở Việt Nam so với các nền kinh tế khác là tăng trưởng nhanh, liên tục nhưng vẫn hạn chế được tốc độ gia tăng bất bình đẳng. Hệ số Gini - một chỉ số xem xét bất bình đẳng thu nhập chỉ tăng từ 0,34 năm 1993 lên 0,42% năm 2006. Độ sâu nghèo đói, được tính bằng tỷ lệ người nghèo nằm gần ngưỡng nghèo, cũng giảm.
Theo phân tích có nhiều lý do cho thấy ở những nước nghèo như Việt Nam, phân phối công bằng hơn có thể có lợi cho tăng trưởng và 2 mục tiêu này vừa có mặt thống nhất, là điều kiện cho nhau, vừa mâu thuẫn với nhau. Kết quả về giảm nghèo ở nước ta đã minh chứng cho nhận định trên. Tỷ lệ nghèo tính theo tiêu dùng đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống chỉ còn 16% năm 2006, tức là trong gần 20 năm đã giảm 35 triệu người nghèo. Tỷ lệ nghèo về lương thực, thực phẩm - những người nghèo nhất cũng giảm từ 24,9% xuống còn 6,7%. Tốc độ tăng trưởng cao đã cải thiện nhanh chóng mức thu nhập của người dân, từ 170 USD năm 1993 lên 1.000 USD năm 2008. Với ngưỡng thu nhập này, Việt Nam sắp trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, về cơ bản thoát nghèo và do vậy cuộc sống của người nghèo cũng được cải thiện. Với những con số thống kê này, so sánh với Mục tiêu Thiên niên kỷ đầu tiên của Liên hợp quốc là giảm một nửa tỷ lệ người cực nghèo trong khoảng 15 năm, thì nước ta đạt được con số giảm nghèo ấn tượng và những thành quả tăng trưởng đã cải thiện đời sống cho đại đa số người, thể hiện rõ mục tiêu "định hướng XHCN" của nền kinh tế là tăng trưởng vì người nghèo. Cùng với giảm nghèo, sự gia tăng bất bình đẳng ở nước ta có thể được coi là không quá lớn. Dựa trên phân tích hệ số Gini. Theo ông, hệ số Gini dựa trên chi tiêu bình quân đầu người của Việt Nam ổn định trong giai đoạn 2002- 2006 và vào loại trung bình của thế giới. Như vậy, sau hơn một thập kỷ đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xã hội Việt Nam vẫn tương đối công bằng và đây là một thành công, các nhà khoa học khẳng định.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế của nước ta khá ấn tượng về con số song sự tăng trưởng ấy còn có một số hạn chế, đặc biệt là "sự lan toả của tăng trưởng kinh tế đến các đối tượng chịu ảnh hưởng không mạnh và khuynh hướng ảnh hưởng tiêu cực có phần gia tăng". GS-TS Nguyễn Văn Nam (ĐH KTQD) đã viết rằng "Điều đáng nói là, thực tế tác động của tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo đang có xu hướng giảm và bất bình đẳng lại tăng lên tương ứng". Điều này cho thấy tình trạng tụt hậu của người nghèo trong mối tương quan với người giàu. Phân tích tình hình biến đổi về thu nhập của các nhóm dân cư cho thấy, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn, mức độ cải thiện
thu nhập của người nghèo chậm hơn nhiều so với mức sống chung và đặc biệt so với nhóm có mức sống cao. Khoảng cách giàu - nghèo lớn và phân hoá giàu nghèo ngày càng doãng ra.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, kết quả giảm nghèo của Việt Nam còn thiếu bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao, tỷ lệ hộ cận nghèo lớn, lại thêm tác động của tăng giá, thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, nhiều hộ rơi xuống dưới ngưỡng nghèo. Số lượng là vậy nhưng chất lượng chưa vững chắc, thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo. Do vậy, khi có những dao động về thu nhập hoặc gặp thiên tai, rủi ro, biến động giá cả, họ lại rơi xuống ngưỡng nghèo. Cùng với xu hướng xoá đói giảm nghèo đã chậm lại thì tỷ lệ tái nghèo ngày càng tăng, ở mức 7% đến 10%. Thêm vào đó, mức độ tiếp cận và thụ hưởng các chính sách của người nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế so với mức độ đầu tư.
Có thể nói, mục tiêu công bằng và tăng trưởng trong mô hình phát triển toàn diện của Việt Nam về cơ bản là thực hiện được, tuy nhiên cần phải xét tới tính bền vững của của các chính sách thực hiên, và biểu hiện tăng lên của bất bình đẳng hiện nay có thể dẫn đến sự trầm trọng trong tương lai nếu không sát sao quan tâm và thay đổi.
KẾT LUẬN
Vấn đề bất bình đẳng và giảm tình trạng bất bình đẳng luôn là vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề phát triển, và thực tế nó đã trở thành mục tiêu chủ yếu của mọi chính sách phát triển. Nhà Nước cần có những biện pháp hợp lí để vừa tăng trưởng kinh tế vừa đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội, để từ đó có thể đạt được mục tiêu cuối cùng là thực hiện sự tiến bộ cho con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế phát triển - NXB Lao động – xã hội. 2. Giáo trình kinh tế công cộng – NXB Thống kê.
3. Báo cáo quốc gia Việt Nam, 2005 4. http://www.nguhanhson-dn.edu.vn
5. http://www.laodong.com.vn
6. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Báo cáo phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
7. Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Kế hoạch hành động của phụ nữ Việt Nam đến năm 2005, Nxb. Phụ nữ Hà Nội, 2002
8 . báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2003
9 Báo cáo điều tra mức sống dân cư 1999, Tổng cục thống kê. 10 Báo cáo điều tra mức sống dân cư 2002, Tổng cục thống kê. 11 Báo cáo phát triển con người,2005, UNDP
12 Báo cáo phát triển Việt Nam, WB
13 Phát triển vùng kinh tế trọng điểm - Một giải pháp cho mô hình "Phát triển toàn diện" ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Phát triển, GS.TS Nguyễn Văn Nam - PGS.TS Ngô Thắng Lợi
14 Giáo trình Kinh tế Phát triển, Khoa Kế hoạch và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
15 Wekipedia
16 Báo cáo quốc gia Việt Nam, 2005 17 http://www.nguhanhson-dn.edu.vn 18 http://www.laodong.com.vn
19 Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Báo cáo phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
20 Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Kế hoạch hành động của phụ nữ Việt Nam đến năm 2005, Nxb. Phụ nữ Hà Nội, 2002 21 Báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2003.
PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ... 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG...2
1.1. Bất bình đẳng trong phát triển kinh tế...2
1.2. Bất bình đẳng thu nhập...3
1.2.1. Khái niệm, nội hàm ...3
1.2.2. Thước đo bất bình đẳng thu nhập...3
1.3. Bất bình đẳng giới ...4
1.3.1. Khái niệm, nội hàm...4
1.3.2. Thước đo bất bình đẳng...4
Chương II : BẤT BÌNH ĐẲNG Ở VIỆT NAM...5
2.1. Bộ số liệu sử dụng và phương pháp đánh giá...5
2.2. Bất bình đẳng thu nhập...5
2.2.1. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam...5
2.1.2. Nguyên nhân...17
2.2. Bất bình đẳng giới...18
2.2.1.Thực trạng bất bình đẳng giới...18
2.2.2. Nguyên nhân ...22
2.4. Đánh giá chung về BBĐ ở VN thời gian qua...23
Chương III: ĐÁNH GIÁ BẤT BÌNH ĐẲNG THEO MỤC TIÊU ĐỀ RA TRONG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA VIỆT NAM... 24
3.1. Mục tiêu mô hình phát triển toàn diện của Việt Nam...24
3.2. Đánh giá bất bình đẳng theo mô hình phát triển của Việt Nam....25
KẾT LUẬN... 28
ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ NHÓM
1. Nguyễn Thị Thu Hằng – Nhóm trưởng 100%
2. Nguyễn Thị Hương Giang – Nhóm phó 95%
3. Nguyễn Thị Trà Giang 95%
4. Bùi Thị Trang 95%
5. Bùi Huy Hoàng 85%
6. Bùi Khắc Tuấn 95% 7. Võ Văn Thọ 85% 8. Lục Thanh Tuyền 85% 9. Vũ Minh Khuê 80%