1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG NHẰM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI LÀNG TRANH ĐỒNG HỒ TỈNH BẮC NINH

40 1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 3,13 MB

Nội dung

KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG NHẰM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI LÀNG TRANH ĐỒNG HỒ TỈNH BẮC NINH

a Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Lời mở đầu “Hỡi cô thắt bao lưng xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có ao tắm mát, có nghề làm tranh Nàng về nàng ở với anh Cùng nhau vẽ, khắc in tranh Lợn, Gà” Câu hát dân gian trên nghe thật mộc mạc trữ tình, thoạt đầu ta cứ ngỡ như mình đang nghe một đôi trai gái đang tán tỉnh nhau nhưng thực chất nó lại khơi gợi ta nhớ đến một làng nghề truyền thống, một di sản văn hóa hàng trăm năm của dân tộc Việt Nam. Chắc hẳn các bạn cũng như tôi đều đoán ra được đó chính là làng tranh dân gian Đông Hồ. Quả thật, khi xem những bức tranh dân gian đặc sắc này đã đem đến cho tôi một cảm giác thanh bình hòa lẫn với những xao xuyến, bồi hồi về ký ức của tuổi thơ, về làng quê Việt Nam. Tranh dân gian của chúng ta là một món ăn tinh thần vô giá, rất được sự quan tâm của bạn bè quốc tế. Nhiều người biết đến tranh dân gian Đông Hồ nhưng dần dần mọi thứ đều mai một chìm vào quên lãng trong tâm thức của giới trẻ hôm nay, đồng thời trước thực trạng không mấy tươi sáng của làng tranh đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này – “Đề tài nghiên cứu giải pháp khôi phục phát triển du lịch làng nghề cộng đồng nhằm xóa đói giảm nghèo tại làng tranh Đông Hồ tỉnh Bắc Ninh”. Tôi hy vọng đề tài của tôi sẽ đem đến cho các bạn những hiểu biết hơn về làng tranh, về du lịch cộng đồng, bạn sẽ yêu thích tranh dân gian Đông hồ hơn, yêu những truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương Việt Nam hơn nữa. Nguyễn Thị Phương…-…Làng tranh dân gian Đông Hồ 1 a Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chương I : Lý thuyết chung về du lịch cộng đồng. 1. Một số khái niệm về du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề. 1.1 Khái niệm : Du lịch cộng đồng được hiểu là một cộng đồng dân cư tham gia vào làm du lịch. Bắt đầu là tự phát tại nơi có các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, đặc điểm vùng miền mà dân cư tại chỗ tham gia vào các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của du khách. Hay “Du lịch cộng đồng về cơ bản đó là sự đưa môi trường sống, xã hội, nền văn hoá của một địa phương nào đó vào một bản tài khoản (nhằm duy trì tính Bền vững), nó được quản lý sở hữu bởi cộng đồng vì lợi ích của chính cộng đồng đó, với mục đích là làm cho du khách tăng nhận thức học hỏi được tính cộng đồng lối sống của địa phương đó.” 1.2 Ý nghĩa của du lịch cộng đồng : Trên thực tế, phát triển du lịch cộng đồng là một hướng mở cho việc tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm thủ công hay truyền thống tại hầu hết các làng nghề, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người dân làm cho lợi nhuận kinh tế gia tăng. Nếu không có du lịch làng nghề cộng đồng thì việc tiêu thụ các sản phẩm thủ công gặp vô vàn khó khăn thách thức. Hơn nữa, có thể khẳng định rằng chỉ có du lịch đồng đồng mới có khả năng tốt nhất trong việc duy trì, bảo tồn cũng như khôi phục phát huy những giá trị văn hoá ngàn đời của ông cha tại các vùng miền nói riêng cũng như trên toàn đất nước Việt Nam nói chung. Nếu như chúng ta không phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề thì sớm hay muộn chúng sẽ bị mai một, các giá trị văn hoá tinh thần sẽ bị phai nhạt dần theo thời gian. Điều này rất dễ hiểu vì, trước hết người dân không thể đảm bảo cho cuộc sống của họ nếu chỉ dựa vào Nguyễn Thị Phương…-…Làng tranh dân gian Đông Hồ 2 a Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 những ngành nghề truyền thống không có khả năng phát triển, không đem lại đủ thu nhập cho cuộc sống thiết yếu hàng ngày thì vì miếng cơm manh áo họ vẫn phải từ bỏ có yêu nghề đến mấy. Thứ hai, theo xu hướng hiện nay, các khu công nghiệp tư nhân cũng như liên doanh mọc lên như nấm, nhu cầu về nhân lực rất lớn, mức lương cũng khá cao có khả năng thu hút thế hệ trẻ tại các làng nghề truyền thống là rất mạnh nếu như họ không có được thu nhập cao do nghành nghề đem lại. Chính vì vậy, ý nghĩa của du lịch cộng đồng là rất lớn du lịch cộng đồng chỉ phát triển đúng hướng khi người dân tại điểm du lịch được hưởng các lợi ích do du lịch đem lại, đồng thời phải nhận được sự hướng dẫn cách thức làm du lịch từ ngành du lịch văn hoá. 2 Mục đích của du lịch làng nghề cộng đồng. • Việc phát triển du lịch làng nghề cộng đồng luôn hướng tới một mục tiêu lớn quan trọng nhất là xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cũng như cải thiện đời sống kinh tế xã hội cho người dân địa phương. Phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo công ăn việc làm cho dân cư sở tại, thu hút toàn bộ các nguồn lực tại điểm du lịch vào công cuộc phát triển du lịch của địa phương, đảm bảo cuộc sống cho những thợ thủ công người lao động nói chung. Thợ thủ công là những người lao độngcông cụ lao động giản đơn với những thao tác bằng tay là chủ yếu, không có trang thiết bị hiện đại, nguồn vốn ít. Chính vì vậy, phát triển du lịch cộng đồng không chỉ nhằm mục đích đưa tất cả người lao động vào hoạt động du lịchđồng thời với nó là phải huy động các nguồn lực khác ngoài nguồn lực con người vào trong du lịch. Đó chính là các nguồn nguyên vật liệu đầu vào, phát triển du lịch cộng đồng là làm sao để có thể tận dụng mọi nguồn tài nguyên của địa phương vào trong du lịch. Phải khai thác tối đa những đặc điểm, thế mạnh của hệ thống du lịch trong vùng rồi kéo người dân vào cùng làm du lịch để họ có thể tăng thu nhập từ chính những mặt có sẵn, tự Nguyễn Thị Phương…-…Làng tranh dân gian Đông Hồ 3 a Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 nhiên của mình. Cộng đồng dân cư là những người nắm rõ các nguồn tài nguyên tại địa phương mình nhất, du lịch cộng đồng nhằm giúp cho họ nhận thức được rõ giá trị tầm quan trọng của nó hơn, đồng thời nhằm tìm ra cách tận dụng nó một cách hữu hiệu nhất để có thể đem lại lợi ích tối đa cho mọi tầng lớp dân cư. • Phát triển du lịch cộng đồng nhất thiết phải nhằm mục đích đảm bảo lợi ích cho tất cả các đối tượng hữu quan ( stakeholders ), có cơ chế phân chia lợi ích hợp lý giữa các bên như : chính quyền địa phương, người lao động, các công ty du lịch, các cơ quan hữu quan . Du lịch cộng đồng không thể phát triển bền vững nếu có sự xung đột lợi ích giữa chính quyền địa phương với cộng đồng dân cư cũng như giữa người lao động với các công ty du lịch, lữ hành… Để có thể phát triển thì điều quan trọng nhất là phải có sự hợp tác đồng bộ giữa các bên tham gia, phải cho họ thấy được lợi ích của mình khi tham gia phát triển du lịch. Trước hết, đối với người lao động hay cộng đồng dân cư thì bằng mọi cách phải để cho dân làm, dân được hưởng lợi vì phát triển du lịch cộng đồng phải xem người dân là trung tâm, là thành phần quan trọng nhất, nếu họ không thấy được lợi ích của mình thì chắc chắn họ sẽ không tham gia vào công cuộc phát triển. Còn nếu chúng ta không xây dựng được cơ chế phân chia lợi nhuận hợp lý giữa người dân các công ty du lịch thì không những không giải quyết được vấn đề xóa đói giảm nghèo mà còn làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư tăng lên. Nếu các công ty du lịch không thu được lợi nhuận nhờ phát triển du lịch cộng đồng thì họ sẽ không thể tiếp tục đem khách đến cho địa phương có du lịch, hoặc nếu có sự chênh lệch quá lớn về lợi nhuận giữa các bên thì cũng không thể đạt tới sự phát triển lâu dài cho du lịch cộng đồng. Mặt khác, lợi ích của chính quyền địa phương cũng cần phải được đảm bảo vì nếu thiếu sự quản lý của chính Nguyễn Thị Phương…-…Làng tranh dân gian Đông Hồ 4 a Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 quyền địa phương thì các hoạt động của người dân chỉ là tự phát, manh nhúm, lẻ tẻ thiếu sự đồng bộ chắc chắn sẽ không thể đạt được kết quả tốt. Có thể nói rằng lợi ích là động lực, là mục tiêu quan trọng. Chính vì vậy, để có thể phát triển du lịch cộng đồng vững mạnh cần phải có cơ chế phân chia lợi ích hợp lý giữa các bên hữu quan. Một số giải pháp nhằm đảm bảo xây dựng thành công cơ chế phân chia lợi ích giữa các bên : - Hỗ trợ giới nữ tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch bằng cách đào tạo cho họ các kỹ năng để tham gia vào các hoạt động như hướng dẫn du khách, liên kết với các hộ dân phục vụ khách du lịch, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ… nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao vị thế của người phụ nữ. - Kết hợp với chính quyền địa phương quy hoạch làng nghề một cách tập trung, bài bản nhằm tránh tình trạng tự phát, manh nhúm khi thấy nguồn lợi từ du lịch, nâng cao nhận thức cho người dân về phát triển du lịch cộng đồng . - Tăng cường phát triển các sản phẩm truyền thống, hợp với du khách, một mặt nhằm tạo công ăn việc làm cho các bộ phận dân cư tăng thu nhập cho người dân, đồng thời nhằm thu hút lượng du khách đến với địa phương nhiều hơn . - Xây dựng bảng giá hợp lý, rõ ràng cho các sản phẩm thủ công nhằm tránh tình trạng lợi ích bị chênh lệch quá lớn giữa người lao động công ty du lịch. • Phát triển du lịch cộng đồng nhằm làm tăng giá trị gia tăng do hoạt động của làng nghề mang lại. Có thể nói rằng, việc phát triển du lịch cộng đồng làng nghề đã góp phần tích cực trong việc gia tăng GDP, đóng góp tỉ lệ lớn trong tổng sản phẩm quốc nội vì các sản phẩm từ làng nghề không những Nguyễn Thị Phương…-…Làng tranh dân gian Đông Hồ 5 a Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 được bán cho du khách rất nhiều mà còn chiếm một giá trị lớn trong xuất khẩu. Phát triển du lịch cộng đồng đòi hỏi các làng nghề cần phải tạo ra một lượng lớn các sản phẩm truyền thống phù hợp với du khách, sản phẩm không bị hiện đại hóa, không làm mất đi bản sắc văn hóa của vùng miền, dân tộc. 3. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng. • Du lịch cộng đồng muốn phát triển ở một nơi nào đó thì điều kiện tiên quyết quan trọng nhất chính là điều kiện về tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch gồm có hai loại là tài nguyên thiên nhiên tài nguyên nhân văn. Tài nguyên thiên nhiên có thể là các danh lam thắng cảnh. Tài nguyên nhân văn có thể là các lễ hội, các phong tục tập quán, các làng nghề truyền thống, các di tích lịch sử…Bất cứ một địa phương nào có sẵn một trong hai loại tài nguyên trên thì đều có khả năng rất lớn để phát triển du lịch. Nếu không có sẵn tài nguyên du lịch thì cho nguồn nhân lực rất dồi dào hay chính quyền địa phương tại địa bàn đó tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch thì du lịch tại đó cũng không thể phát triển. Có thể nói rằng tài nguyên du lịch là linh hồn tại mỗi điểm du lịch, tài nguyên càng phong phú bao nhiêu thì du lịch càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ bấy nhiêu. Tài nguyên rất quan trọng với du lịch nói chung lại càng đặc biệt quan trọng đối với du lịch cộng đồng, bởi vì cộng đồng dân cư đa phần là phải phát triển du lịch dựa trên nguồn tài nguyên có sẵn tại địa phương mình. • Điều kiện quan trọng thứ hai là cơ sở vật chất kỹ thuật. Du lịch cộng đồng cũng không thể phát triển được nếu như hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng không tốt. Cơ sở hạ tầng là yếu tố vô cùng quan trọng trong du lịch, yếu tố này có thuận lợi thì khách du lịch mới có thể đến được điểm du lịch. Nếu hệ thống đường xá hiểm trở, khó đi, độ an toàn thấp thì không thể thu hút được khách du lịch cho cảnh có đẹp đến mấy, khi không có khách thì tất nhiên du lịch không thể phát triển. Nguyễn Thị Phương…-…Làng tranh dân gian Đông Hồ 6 a Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 • Thứ ba, chúng ta không thể không nhắc tới các tổ chức của cộng đồng dân cư (điển hình là chính quyền địa phương ). Phải nói rằng, các tổ chức này đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành phát triển du lịch cộng đồng địa phương nói riêng cũng như toàn ngành du lịch nói chung. Nó có thể tạo điều kiện cho du lịch cộng đồng phát triển vững mạnh nhưng cũng có thể cản trở sự phát triển của du lịch cộng đồng nếu như nó không giữ đúng vai trò. Điều đó được thể hiện như sau : - Tài nguyên du lịch có hấp dẫn đến mấy mà không có đơn vị nào đứng ra tổ chức, triển khai, điều hành cho cộng đồng dân cư cùng tham gia, đóng góp thì du lịch cộng đồng cũng không thể phát triển. Du lịch chỉ phát triển khi có sự quản lý điều hành một cách đồng bộ từ trên xuống dưới, được sự quan tâm tạo điều kiện đúng mức của chính quyền địa phương. - Muốn du lịch phát triển đi đúng hướng thì mỗi địa phương cần phải có những quy định hay luật lệ rõ ràng cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh, hiện trạng từng vùng cũng như phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cộng đồng địa phương đó. Đặc biệt, trong mọi trường hợp đều phải xử lý công bằng, dân chủ, có như vậy du lịch cộng đồng mới phát triển vững mạnh. - Vấn đề phân phối lợi ích luôn luôn phải được đảm bảo vì mục đích đầu tiên cũng là mục đích cuối cùng của du lịch cộng đồngxóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho dân cư sở tại. Có cơ chế phân bổ lợi ích cho cộng đồng tốt là một trong những điều kiện quan trọng để du lịch cộng đồng tồn tại phát triển. - Một khó khăn rất lớn cho việc phát triển du lịch cộng đồng là sự kết nối giữa du lịch cộng đồng. Vì không phải ai cũng có nhận thức rõ về du lịch bền vững cũng như ý nghĩa của việc phát triển du lịch, chính vì vậy khả năng kết nối du lịch vào sự phát triển của cộng đồng là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch cộng đồng. Muốn du lịch cộng đồng phát triển Nguyễn Thị Phương…-…Làng tranh dân gian Đông Hồ 7 a Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 được ở một địa phương nào đó thì trước tiên cần phải cho người dân nơi đó nhận thức rõ được tầm quan trọng của du lịch nói chung du lịch cộng đồng nói riêng. Cho họ biết được việc phát triển du lịch gắn liền với lợi ích của chính bản thân họ. Đây là một trong những điều kiện cho du lịch cộng đồng phát triển. 4. Case study về phát triển du lịch cộng đồng . Để có thể thấy được sự khác biệt trong cách phát triển du lịch cộng đồng giữa Việt Nam các quốc gia trên thế giới thì sau đây tôi sẽ đưa ra một case study về phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Đông Nam Á. Ở đây tôi chọn đất nước Thái Lan – đất nước có ngành du lịch vô cùng phát triển. * Du lịch Chieng Mai ( Thai Lan ) : Thái Lan đã rất thành công khi xúc tiến mô hình du lịch “ mỗi làng nghề một sản phẩm “ nhằm phát triển các sản phẩm trong tương lai có chất lượng văn hóa đặc trưng của từng địa phương góp phần phát huy bản sắc riêng của các cộng đồng. Chiềng Mai được coi là một điểm đến lý tưởng không thể bỏ qua cho những ai muốn tìm hiểu bản sắc dân tộc của các dân tộc thiểu số ở Thái Lan, muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên tươi đẹp tại đất nước chùa vàng. Chiềng Mai là một thung lũng ở độ cao trên 310m so với mực nước biển, nơi đây được thiên nhiên ưu ái, với vị trí thuận lợi trên cao, khí hậu ở đây quanh năm ôn hòa, mát mẻ, chính vì thế Chiềng Mai rất thích hợp cho các loài động vật, thảo mộc, đặc biệt là các loài hoa lan sinh sống, Thái Lan đã biến Chiềng Mai trở thành trung tâm sản xuất các giống hoa lan hoa hồng nổi tiếng, quý hiếm, đồng thời là nơi có nhiều trang trại bướm quý. Bên cạnh thiên nhiên tươi đẹp Chiêng Mai còn hút hồn du khách bởi lịch sử văn hóa của mình ( cái nôi của nền văn minh lana ). Đất nước Thái Lan là một đất nước làm du lịch rất tốt. Điều đó được thể hiện ở chỗ chính phủ Thái đã đầu tư xây dựng Chiêng Mai thành một địa điểm du Nguyễn Thị Phương…-…Làng tranh dân gian Đông Hồ 8 a Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 lịch từ rất sớm, ở đây cơ sở hạ tầng đều rất tốt, các khu du lịch, khách sạn vui chơi giải trí được quy hoạch khoa học nhằm đem lại sự thuận tiện nhất cho khách du lịch (Thí dụ điển hình nhất như : điểm nào cũng có nhà ăn sạch sẽ, đẹp mắt phục vụ các đoàn khách tham quan liên tục, cả ngàn người ăn một lúc vẫn không hết chỗ, ai vào ăn cũng có cảm giác là người ta chỉ có chờ mình đến để phục vụ ) Chính phủ Thái đã đầu tư cho Chiềng Mai nguồn vốn rất lớn, năm 2005 Chiềng Mai nằm trong chương trình phát triển du lịch phía Bắc của Thái Lan với nguồn ngân sách gần 10 triệu USD nhằm đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường khả năng liên kết giữa các địa danh du lịch, đẩy mạnh quảng cáo tiếp thị ( theo mangdulich.com ). Thành phố Chiêng Mai tuy hiện đại nhưng luôn ngập trong sắc áo váy nhiều màu của các thiếu nữ dân tộc mèo cùng với sắc hoa rực rỡ. Hàng năm tại đây đã tổ chức rất nhiều lễ hội truyền thống hiện đại nhằm tôn vinh ngành nông nghiệp, cả chăn nuôi trồng trọt được diễn ra vào mùa xuân các dịp tết. Bên cạnh lễ hội truyền thống của người dân Thái, hàng năm Chiềng Mai còn tổ chức các lễ hội hoa khi các loài hoa đua nhau khoe sắc rực rỡ nhất ( thường vào 3 ngày thứ sáu, thứ bẩy, chủ nhật đầu tiên của tháng 2 ). Các trò vui diễn ra trong suốt mùa lễ hội, Khách du lịch đến Chiêng Mai vào dịp này luôn được hòa vào cảm giác vui tươi, say sưa cùng người bản xứ. Có thể nói ở nơi đây nét truyền thống nằm ngay trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại. Điều đặc biệt ở chỗ mặc mỗi ngày có đến hàng nghìn du khách đến Chiềng Mai nhưng nơi đây luôn đảm bảo giữ gìn được một môi trường trong sạch, gọn gàng, không bao giờ để xảy ra tình trạng hỗn loạn. ( Năm 2004 lượng du khách đến Chiềng Mai lên đến 7,6 triệu lượt đem lại doanh thu 56.1 triệu bat trong khi đó du lịch Việt Nam đang cố gắng đến năm 2008 thu hút được khoảng 4 triệu du khách– mangdulich.com ). Theo kết quả cuộc thăm dò được công bố mới đây, đa số du khách nước ngoài Nguyễn Thị Phương…-…Làng tranh dân gian Đông Hồ 9 a Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 tới Thái Lan coi tỉnh Chiềng Mai (miền Bắc Thái Lan) là địa điểm nghỉ ngơi được ưa chuộng nhất ở nước này, có tới 94.3 % du khách đều cảm thấy hài lòng khi đến đây. Tạp chí Travel and Leisure (Mỹ) đã bình chọn 10 thành phố du lịch tốt nhất châu á, Chiềng Mai được đánh giá là thành phố đẹp có khả năng thu hút du khách nhiều thứ nhì sau thành phố Bangkok. * Nguyên nhân thành công của du lịch Chiềng Mai Thái Lan : Có thể nói rằng du lịch Chiềng Mai đã rất phát triển những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thành công đó có thể kể đến là : - Chính phủ Thái đã quy hoạch phát triển du lịch theo từng vùng rộng ( cả miền bắc Thái Lan trong đó có Chiềng Mai ) nhằm hạn chế tính thời vụ, đảm bảo đón khách trong cả năm. Đồng thời Thái Lan quy hoạch các khu du lịch cũng rất đồng bộ thống nhất. - Hàng năm Thái lan tổ chức rất nhiều lễ hội sự kiện, Điều này một mặt không chỉ giúp cho du lịch Thái diễn ra hết sức phong phú, sôi nổi luôn thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến Thái, mặt khác qua đó đã gián tiếp tạo ra rất nhiều khoản thu nhập lớn cho cộng đồng dân cư nhờ vào việc khai thác từ du lịch. - Chính phủ Thái đã đầu tư rất nhiều cho toàn ngành du lịch nói chung khu du lịch Chiềng Mai nói riêng ( ngân sách để quảng bá cho du lịch Thái Lan là 150 triệu USD / năm ) - Thái Lan rất mạnh về Quảng cáo tiếp thị cho du lịch. - Hàng không Thái Lan rất phát triển thuận tiện cho du khách nước ngoài đến Thái, các thủ tục hành chính tại Thái không quá rườm rà. Nguyễn Thị Phương…-…Làng tranh dân gian Đông Hồ 10 [...]... cộng đồng tại làng tranh Đông Hồ Trên kia đã chỉ ra rất rõ thực trạng của làng tranh Đông Hồ Vậy làm thế nào để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề? Theo Thạc sĩ Ngô Đức Anh (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) thì “phải khôi phục phát triển các hoạt động văn hoá dân gian truyền thống nhằm xây dựng môi trường du lịch văn hoá Cải thiện đường giao thông, cơ sở du lịch làng nghề Phát triển du lịch. .. tổ chức của cộng đồng để phát triển du lịch cộng đồng tại đây 2 Những thuận lợi những cơ hội cho sự phát triển du lịch cộng đồng tại làng tranh trong giai đoạn hiện nay ( khả năng phát triển du lịch cộng đồng ) - Trong khoảng thời gian gần đây đã có rất nhiều nhận định cho rằng làng tranh dân gian Đông Hồ bị mai một theo thời gian vì người dân nơi đây không còn thiết tha với nghề làm tranh nữa, số... khu triển lãm tranh, không thấy hết được giá trị làng quê nơi đây, nét văn hóa làm tranh theo quy mô làng xã Khai thác du lịch yếu kém còn được thể hiện ở chỗ không thể huy động đa số người dân vào phát triển du lịch làng nghề, không quy hoạch được làng Đông Hồ thành làng du lịch Tuy làng có truyền thống, có điều kiện phát triển du lịch cộng đồng nhưng 90% dân số trong cộng đồng không khai thác du lịch, ... quan trọng đối với ngành du lịch nói riêng đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung ( Việt Nam có tới 2017 làng nghề ) Chính vì vậy, chính phủ Việt Nam đang sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho việc khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống 1 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại làng Đông Hồ - Làng Đông Hồ vốn có nền tảng rất vững chắc để phát triển du lịch cộng đồng Nền tảng đó chính là... trong ngoài tỉnh để thu hút khách du lịch trong nước - Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, thành phố lân cận để đa dạng hóa lịch trình điểm đến của tour Phối hợp những điểm du lịch làng nghề Bắc Ninh với những điểm du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội của tỉnh của Hà Nội, du lịch biển Hải Phòng, Quảng Ninh để tạo ra những tour du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch Qua đó có thể quảng bá hình ảnh của làng. .. chức của cộng đồng hay các nghệ nhân làng tranh có thể cùng thỏa thuận trao đổi với các công ty du lịch về nguồn khách cũng như về lợi ích kinh tế giữa hai bên để hai bên có thể thu được lợi nhuận cao hợp lý nhất Cho nên các công ty du lịch, lữ hành cũng được coi là một trong những yếu tố tạo thuận lợi cho du lịch cộng đồng phát triển tại làng tranh Đông Hồ Nguyễn Thị Phương…- Làng tranh dân... bày tranh của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế ) làm tranh nổi tiếng trong ba nghệ nhân còn sót lại đã phối hợp với chính quyền địa phương các ngành chức năng đầu tư xây dựng cho làng tranh Đông Hồ một trung tâm giao lưu văn hóa, sưu tầm phục chế phát triển tranh dân gian Đông Hồ, tạo điều kiện cho việc khôi phục nghề truyền thống, phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả Năm 2006 với sự đầu tư 2,5 tỷ đồng. .. tăng cường đạo tạo nguồn nhân lực hơn nữa nhằm đảm bảo cho toàn cộng đồng có thể phục vụ du khách một cách tốt nhất Trên đây mới chỉ là một vài giải pháp cơ bản rút ra được qua việc nghiên cứu case study Phần giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại làng tranh Đông Hồ tôi sẽ đi phân tích sâu rõ nét hơn nữa Nguyễn Thị Phương…- Làng tranh dân gian Đông Hồ 12 aWebsite: http://www.docs.vn Email :... các làng nghề khi đi du lịch càng ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong các tour, đặc biệt du khách nước ngoài khi đến Việt Nam thường muốn tìm hiểu những gì thuộc về văn hóa lâu đời đặc trưng tranh Đông Hồ được coi là một trong những nét văn hóa điển hình của dân tộc Việt Nam cho nên điều kiện trên đang sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội tốt cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng tranh Đông Hồ. .. ngành du lịch trung bình là 2 triệu USD/ năm ) Cần tăng cường cho quảng cáo để du khách nước ngoài biết đến du lịch Việt Nam hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch cộng đồng phát triển - Tăng cường tổ chức các sự kiện, các lễ hội qua đó tạo điều kiện cho người dân tăng thêm thu nhập đồng thời nhằm bảo tồn quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc - Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch, . trọng để du lịch cộng đồng tồn tại và phát triển. - Một khó khăn rất lớn cho việc phát triển du lịch cộng đồng là sự kết nối giữa du lịch và cộng đồng. Vì. cho du lịch cộng đồng phát triển. 4. Case study về phát triển du lịch cộng đồng . Để có thể thấy được sự khác biệt trong cách phát triển du lịch cộng đồng

Ngày đăng: 22/04/2013, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w