cho tranh dân gian Đông Hồ )
-Cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng không làm đánh mất đi giá trị dân gian truyền thống vốn có của tranh dân gian Đông Hồ, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, trong đó lấy truyền thống làm chủ đạo để không đem lại sự nhàm chán cho người xem. Muốn tranh bán chạy và cạnh tranh được trên thị trường thì phải liên tục đổi mới đề tài, mẫu mã cho phù hợp với thời thế.
- Cần phải quy định không sử dụng các chất liệu hóa học trong quá trình làm tranh, phải sử dụng mọi nguyên liệu lấy từ thiên nhiên nhằm đem lại cho du khách những bức tranh chất lượng nhất, thấm đậm chất dân gian.
- Khách du lịch rất thích trải nghiệm, đặc biệt thích trải nghiệm tại các làng nghề. Cho nên cần phải tổ chức những hoạt động bổ ích cho khách du lịch khi tham quan làng nghề. Khách du lịch đến làng tranh Đông Hồ sẽ không chỉ thưởng thức và mua tranh mà còn được tham gia vào từng công đoạn làm tranh, in khắc tranh theo ý thích của mình, điều này một mặt tạo sự hấp dẫn hơn cho làng nghề, mặt khác tăng thêm thu nhập cho người dân thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho khách. Hoạt động này hiện đã được thực hiện ở làng tranh Đông Hồ nhưng vẫn chưa phổ biến lắm. Tuy nhiên theo tôi nghĩ làng Đông Hồ nên có những hình ảnh giới thiệu rõ nét hơn về cả quy trình làm tranh đặc biệt phải nhấn mạnh vào chất liệu. Chất liệu là thứ rất quan trọng và vô cùng độc đáo ở tranh Đông Hồ. Tranh đông hồ tạo lên do sự kết hợp của 3 làng nghề là : làng giấy dó ở Yên Phong – Bắc Ninh và làng mây che đan ở Bắc Giang. Giấy dó là một loại giấy đặc biệt và chỉ dùng để làm tranh đông hồ. Quá trình làm giấy dó cũng rất độc đáo và khác lạ so với các loại giấy khác, cả quá trình này đều bằng thủ công hết. Cho nên, sẽ vô cùng đầy đủ và ấn tượng nếu như các nghệ nhân cho thêm cả phần giới thiệu các công đoạn làm giấy dó thông qua hình ảnh đến khách du lịch. Như vậy sẽ càng làm tăng thêm giá trị của loại tranh dân gian Đông Hồ.