Phân chia lợi nhuận hợp lý giữa các bên tham gia phát triển du

Một phần của tài liệu KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG NHẰM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI LÀNG TRANH ĐỒNG HỒ TỈNH BẮC NINH (Trang 32 - 33)

cộng đồng.

- Trong quá trình khai thác du lịch làng nghề, các doanh nghiệp du lịch đưa khách đến thăm quan cần thực hiện phân chia lợi nhuận thu được qua các hình thức như : đóng góp xây dựng đối với cộng đồng làng nghề và trả lương cho những nghệ nhân, thợ thủ công và thuyết minh viên ở các cơ sở để họ yên tâm với nghề. Điều này nhất thiết cần phải thực hiện ở mỗi làng nghề nếu muốn phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Du lịch Việt Nam hiện nay đang

tồn tại một thực trạng không mấy tốt đẹp đó là người dân lúc nào cũng ngửa tay xin tiền khách du lịch, coi khách du lịch như “ngân hàng di động”. Điều này cũng phần nào hiểu được vì cuộc sống của người dân còn quá đói khổ, quá lam lũ. Và nếu lợi ích của họ được đảm bảo khi du lịch cộng đồng phát triển thì chắc chắn sẽ khắc phục được hiện trạng này.

- Trong quá trình phát triển du lịch, chính quyền xã luôn phải quản lý tốt mọi hoạt động của làng nghề, phân bổ điều phối từng cụm dân cư thực hiện nghiêm túc những điều đã quy định. Vấn đề lợi ích của các thành viên trong ban quản lý cũng cần phải được đảm bảo chính vì thế mỗi khi có sự kiện các hộ dân tham gia vào làm du lịch sẽ đóng một khoản nhất định cho xã giúp cho việc quản lý tốt hơn, đồng thời các công ty du lịch đưa khách đến cũng nên có sự phân chia một ít lợi nhuận kinh tế nhằm đảm bảo tạo nên môi trường tốt nhất cho khách du lịch.

- Trong quá trình phát triển du lịch cần phải tránh mâu thuẫn nội bộ nảy sinh từ việc thu nhập cào bằng giữa người không có tay nghề với những nghệ nhân. Cần phải có quy định rõ ràng phân chia lợi ích giữa người có năng lực và người không có năng lực.

Một phần của tài liệu KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG NHẰM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI LÀNG TRANH ĐỒNG HỒ TỈNH BẮC NINH (Trang 32 - 33)