Bài viết này gồm 4 phần, bao gồm: - Phần 1: Quản trị sản xuất tại Nhật Bản nói chung - Phần 2: Phương thức quản trị tại công ty Toyota Nhật Bản - Phần 3: Phương thức uản trị sản xuất tại
Trang 1BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 9 LỚP QTDL&KSK52
Đề tài : Kinh nghiệm quản trị sản xuất của một số các doanh nghiệp cơ khí của Nhật bản
ST
1 Nguyễn Anh
Thư 16/03/1995 1312298052 Viết mở đầu, Trình bày tiểu luận, in ấn
2 Trần Thị Thùy 4/5/1995 1310298053 Viết phần 4 về cơ hội, thách
thức và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nma cùng ngành khi áp dụng phương thức quản trị sản xuất của Nhật bản
3 Trần Thị Thùy 20/12/1995 1310298054 Viết phần 2 về công ty Honda
Nhật Bản
4 Nguyễn Thị Thu
Trang 21/07/1995 1310298056 Viết phần 3 về công ty Toyota Nhật Bản
5 Nguyễn Thị
Trang 8/9/1994 1310298057 Phân công công việc, tổng hợp bài viết , Viết phần 1 về
Quản Trị Sản xuất tại Nhật Bản nói chung,
Nhận xét chung: cả nhóm đều có tinh thần làm bài tốt, hoàn thành bài làm của mình
đúng thời hạn, không có ai nộp bài chậm
Trưởng nhóm
Trang 2Nguyễn Thị Trang
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
Phần 1: Quản trị sản xuất tại Nhật Bản nói chung 3
Phần 2: phương thức quản trị sản xuất của Toyota 5
I Giới thiệu chung về công ty Toyota Motor Corporation 6
II Hệ thống sản xuất Toyota ( Toyota Prodution System – TPS) 6
Phần 3: Phương thức quản trị sản xuất tại công ty Honda 10
1.Giới thiệu về công ty Honda morto 10
2 Quản trị sản xuất theo mô hình Just in time của Honda 11
Phần 4: Ứng dụng các phương thức quản trị sản xuất của Nhật Bản tại Việt Nam 14
I THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ KIM THÀNH 14
II CÔNG TY TNHH HẢI THỊNH 15
III CƠ HỘI KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT 15
IV THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TINH GỌN 16
V.GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 16
KẾT LUẬN 19
Nguồn tham khảo: 20
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang trên đà đi lên để hội nhập với kinh tế
thế giới Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự phát triển
của các doanh nghiệp vô cùng quan trọng Đất nước ta đã và đang có những
chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tình hình chính trị ổn định, đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao
Doanh nghiệp là tế bào gốc ,đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Trong đó quản trị sản xuất trong doanh nghiệp là một vấn đề luôn được mọi người quan tâm, đặc biệt là quản trị sản xuất ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển Mà Nhật Bản làmột trong những quốc gia hàng đầu thế giới, được đánh giá là một cường quốc kinh tế Chính vì nhận thấy vai trò quan trọng của quản trị sản xuất cùng với sự chỉ bảo tận tình
của giảng viên Đào Minh Anh nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “kinh nghiệm quản trị sản xuất của một số các doanhh nghiệp cơ khí của Nhật Bản”.
Bài viết này gồm 4 phần, bao gồm:
- Phần 1: Quản trị sản xuất tại Nhật Bản nói chung
- Phần 2: Phương thức quản trị tại công ty Toyota Nhật Bản
- Phần 3: Phương thức uản trị sản xuất tại công ty Honda Nhật Bản
- Phần 4: Ứng dụng các phương thức quản trị của Nhật tại Việt Nam
Em xin thay mặt cho nhóm gửi lời chân thành cảm ơn đến cô giáo ths Đào Minh Anh đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này Trong bài viết còn nhiều sai sót mong cô chỉ bảo để em rút kinh nghiệm cho những lần sau
Trang 5Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6NỘI DUNG
Phần 1: Quản trị sản xuất tại Nhật Bản nói chung.
Vào đầu thập kỉ 90, sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới như Hàn Quốc, Singapore, và Đài Loan đã tạo nên nhiều áp lực cạnh tranh gay gắt cho các nhà sản xuất Nhật bản Đặc biệt, sự xuất hiện của Trung quốc như là “công xưởng thế giới” đã đẩy cuộc canh tranh công nghiệp trở thành cuộc đua giảm giá thành hay canh tranh dựa trên chi phí thấp Bên cạnh đó các nhà sản xuất Nhật bản còn gặp nhiều thách thức từ ngay bên trong quá trình phát triển của mình: công nghệ quản lý nhà máy không còn phù hợp với trình độ phát triển công nghệ sản phẩm và công nghệ chế tạo Cuộc khủng hoảng chất lượng trong ngành sản xuất xe hơi mà đỉnh điểm là sự cố Toyota cho thấy cần có một cuộc cách mạngtrong hệ thống quản trị Để đáp ứng với các thách thức mới, nhiều thay đổi cơ bản trong quản trị doanh nghiệp sản xuất tại Nhật bản như áp dụng đó là nguyên tắc sẩn xuất tinh gọn (lean manufacturing) và mở rộng ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào quá trình thiết kế và chế tạo sản phẩm nhằm rút ngắn thời gian thiết kế và chế tạo tron đó sản xuất tinh gọn là nguyên tắc được áp dụng trong hàu hết 100% các doanh nghiệp tại Nhật Bản
Thuật ngữ sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing), hay còn gọi là sản xuất tiết kiệm,
là một trong những phương pháp quản trị hiện đại nhằm tinh gọn hóa sản xuất, giảm thiểulãng phí trong doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả kinh doanh.Mục tiêu của sản xuất tinh gọn
mà rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang thực hiện là nhằm: (1) giảm thời gian chuẩn bị sản xuất, (2) cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp lưu chuyển nguyên liệu hiệu quả, (3) giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng, (4) hợp lý hóa tổngthể sản phẩm để loại bỏ những mẫu sản phẩm và biến thể ít mang lại giá trị tăng thêm chokhách hàng, (5) thiết kế những sản phẩm với ít thành phần hơn và phổ biến hơn, (6) sử dụng việc trao đổi thông tin điện tử với những nhà cung cấp và khách hàng Hiểu một cách đơn giản, sản xuất tinh gọn (sản xuất tiết kiệm) trong doanh nghiệp là việc nhắm
Trang 7đến mục tiêu với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn Tuy nhiên, đối với người Nhật, nguyên tắc sản xuất tinh gọn luôn được ứng dụng trong các ngành khác với thông điệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tiết kiệm nguồnnguyên liệu đầu vào và thời gian sản xuất Đây là một điều quan trọng và thiết yếu đối với một quốc gia có quá ít tài nguyên như Nhật bản Mô hình quản trị tinh gọn nhìn chung ứng dụng các công cụ cơ bản như 5S (seiri-sàng lọc; seiton-sắp xếp; seiso-sạch sẽ; seiketsu-săn sóc; seisuke-sẵn sàng), JIT (Just in time)
5S được các doanh nghiệp Nhật Bản áp dụng để nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ giảm thiểu những lãng phí như: sản xuất dư thừa, sản phẩm khuyết tật, tồn kho, di chuyển bất hợp lý, chờ đợi, thao tác thừa của công nhân, máy móc thiết bị… từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Tại bất cứ công đoạn nào trong quá trình sản xuất, những người công nhân thực hiện 5S
có trách nhiệm thực hiện các thao tác sản xuất gọn gàng, ngăn nắp nhằm tạo môi trường làm việc thuận tiện nhất cho đồng nghiệp Sâu xa hơn, khi 5S đã ăn sâu vào thói quen, tinh thần tự giác của người lao động, ý thức này sẽ biến thành ý thức trong thực hiện công việc, trách nhiệm trong việc làm ra các sản phẩm, công việc có chất lượng
JIT- hệ thống cung ứng đúng thời điểm, là hệ thống ản xuất trong đó các luồng nguyênvạạt liệu, hàng hóa, sản phẩm truyền vận trong quá trình sản xuất và phân phối được lập
kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt, qua đó không có không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào sản xuất trong JIT lượng tồn kho luôn ở mức tối thiểu , điều này mang lị nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất và tang cường khả năng đáp ứng nhu cầu củ khách hàng Trong đó Toyota Nhật Bản áp dụng khá thành công mô hình này
Trang 8Một trong những yếu tố tạo nên thành công của doanh nghiệp Nhật chính là hệ thống quản lý hiệu quả nhờ áp dụng các phần mềm quản lý Công nghệ thông tin cho phép người Nhật quản lý được toàn bộ tài sản doanh nghiệp hoặc giám sát, phân tích hoạt độngsản xuất tại nhà máy, phân xưởng tại bất cứ thời điểm nào một cách cập nhật, chính xác nhất Việc quản lý tốt nguồn tài sản giúp doanh nghiệp Nhật giảm tối đa chi phí sở hữu tài sản bằng cách loại trừ chi phí tạo ra do tài sản bị trùng lặp và không được sử dụng, khai thác hiệu quả tài sản sau khi mua, đồng thời cũng giảm công sức bỏ ra để theo dõi vàtạo điều kiện tốt hơn cho các hoạt động liên quan đến tài sản Đối với những doanh nghiệp sản xuất, việc kiểm soát hoạt động tại các phân xưởng, nhà máy sẽ hỗ trợ người quản lý có những quyết định cải tiến hiệu quả Đồng thời, giúp lãnh đạo đưa ra các phân tích về chi phí cũng như giá thành sản phẩm tại một thời điểm để từ đó có những điều chỉnh kế hoạch một cách kịp thời Việc áp dụng phần mềm quản lý không những giúp doanh nghiệp khai thác triệt để năng lực sản xuất, tài sản của doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao mà còn nâng cao tính công bằng, công khai, dân chủ, minh bạch trong sản xuất kinh doanh, khuyến khích người lao động cống hiến khả năng của mình và được hưởng thụ một cách xứng đáng Các phần mềm quản lý tài sản, quản lý phân xưởng đã được các doanh nghiệp Nhật áp dụng thành công từ lâu
Phần 2: phương thức quản trị sản xuất của Toyota
I.
Giới thiệu chung về công ty Toyota Motor Corporation
Toyota Motor Corporation một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Nhật Bản, và là nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới Về mặt công nhận quốc tế, hãng Toyota là nhà sản xuất xe hơi duy nhất có mặt trong nhóm top 10 xếp hạng công nhận tên Brandz Cái tên Toyota được
Trang 9và một là những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không ngừng.
Toyota hiện có 63 nhà máy, 12 trong số đó ở Nhật Bản, 51 nhà máy còn lại ở 26 nước khác nhau trên toàn thế giới
Thông thường, những tập đoàn có lịch sử phát triển lâu dài và uy tín thường tự mãn với những thành tích họ đã đạt được và hoạt động theo những cách thức truyền thống vốn có Tuy nhiên, với mức độ cạnh tranh thương trường như hiện nay của các hãng lớn trên thế giới, doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định nhanh, kịp thời và phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường ngày một khắt khe hơn Do vậy, để giữ được khả năng cạnh tranh toàn cầu, Toyota phải thực sự linh hoạt, có những phản ứng và phân tích kịp thời cùng với sự thay đổi của thị hiếu tiêu dùng, mang lại lợi nhuận và sự tăng trưởng lớncho tập đoàn Và để có được một Toyota thành công như ngày hôm nay, bí quyết của Toyota nằm ở phương pháp quan lý linh hoạt dựa trên quan điểm về TPS
II.
Hệ thống sản xuất Toyota ( Toyota Prodution System – TPS).
1 Quá trình hình thành và ra đời hệ thống sản xuất Toyota (TPS)
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, tình hình sản xuất kinh doanh của hãng Toyota không thuận lợi và họ buộc phải cắt giảm hàng loạt nhân viên để duy trì hoạt động Vào năm
1950, Eiji Toyoda lúc bấy giờ vừa mới lên làm Tổng giám đốc cẩu Toyota, đã cũng với một số giám đốc chủ chốt thực hiện chuyến nghiên cứu khảo sát các nhà máy ở Hoa Kỳ trong mười hai tuần lễ Họ đã rất ngạc nhiên khi thấy kỹ thuật sản xuất hàng loạt ở Mỹ không thay đổi nhiều từ những năm 1930
Bằng quan sát thực tế Eiji Toyoda đã thấy sự lãng phí lớn từ việc sản xuất hàng loạt tạo
ra một lượng lớn thành phẩm và bán thành phẩm tồn kho, phế phẩm và bán thành phẩm cũng như các lỗi ẩn trong những lô lớn sản phẩm Toàn bộ nơi làm việc không được tổ
Trang 10chức tốt và có vẻ mất khả năng kiểm soát Trong đó có các xe nâng di chuyển hàng núi vật liệu ở khắp nơi, nhà máy giống như nhà kho nhiều hơn Không mấy ấn tượng trước những hình ảnh như vậy, Eiji Toyoda và các cộng sự của Toyota đã nhìn thấy cơ hội bắt kịp nước Mỹ Ông bắt đầu bằng việc nghiên cứu lại cuốn sách “Hôm nay và ngày mai” của Henry Ford Trong cuốn sách của mình, Ford đã nêu lên tầm quan trọng của việc tạo dòng nguyên liệu liên tục trong suốt quá trình sản xuất, chuẩn hóa các quy trình và loại
bỏ lãng phí Nhưng thực tế lúc bấy giờ cho thấy công ty của Ông đã không luôn thực hiệnđược những điều này
Kế thừa bài học của Henry Ford cộng với việc nhìn thấy “Hệ thống Kéo” được các siêu thị ở Mỹ sử dụng Ở bất kỳ siêu thị hoạt động hiệu quả nào thì lượng hàng hóa trên kệ được bổ sung chính xác bằng số khách hàng vừa lấy đi Nghĩa là việc sản xuất hoàn toàn phù hợp về số lượng tiêu thụ Toyota cũng trân trọng áp dụng bài giảng về chất lượng củaW.Edwards Deming (sư tổ của quản lý chất lượng hiện đại) về việc nhận thức đáp ứng vượt yêu cầu của khách hàng là nhiệm vụ của tổ chức Deming cũng đưa ra nguyên tắc quá trình sau là khách hàng của quá trình trước, và mở rộng khái niệm khách hàng bao gồm khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài, ông cũng khuyến khích Toyota áp dụng một phương thức hệ thống để giải quyết vấn đề, trở thành một nền tảng cho việc cảitiến liên tiếp (được biết đến như Kaizen) Toyota còn thực hiện cải tiến liên tục theo PDCA: Hoạch định- Thực hiện – Đo lường- Cải tiến ( còn gọi là vòng tròn chất lượng Deming) Tất cả đã tạo nên hệ thống sản xuất Toyota ( Toyota Produce System – TPS)
2 Tổng quan về hệ thống sản xuất Toyota (TPS)
Hệ thống sản xuất Toyota tập trung vào việc sản xuất một dòng sản phẩm liên tục piece-flow) Rút ngắn thời gian sản xuất bằng việc loại bỏ lãng phí có trong từng công đoạn của quy trình sản xuất để đạt được chất lượng tốt nhất mà chi phí thấp nhất, cùng với mức an toàn và tinh thần làm việc cao của tất cả mọi người Phương thức này đang được áp dụng tại tại rất nhiều nhà máy tại Nhật Bản Tại châu Âu, phương thức này được biết đến với cái tên Lean Manufacturing (Sản xuất tinh gọn)
Trang 11Đặc điểm của TPS là giảm thiểu thời gian dùng vào những hoạt động không cộng thêm giá trị bằng việc đặt các nguyên liệu và công cụ gần nơi lắp ráp nhất có thể
Những hoang phí chủ yếu trong kinh doanh hay quy trình sản xuất:
- Sản xuất quá nhiều
- Mất nhiều thời gian chờ đợi
- Sự vận chuyển hay chuyên chở không cần thiết
- Xử lý quá mức hay xử lý sai
- Thừa hàng tồn kho
- Những di chuyển không cần thiết
- Lỗi
- Sự sáng tạo không được dùng đến của nhân viên
Để Toyota có được sự thành công vượt trội thì họ đã đưa ra 14 nguyên lý như sau:
Nguyên lý 1: Ra các quyết định quản lý dựa trên một triết lý dài hạn, dù phải hy sinh các mục tiêu tài chính ngắn hạn
Nguyên lý 2: Tạo ra một chuỗi quy trình liên tục làm bộc lộ sai sót
Nguyên lý 3: Sử dụng “Hệ thống kéo” để tránh sản xuất quá mức
Nguyên lý 4: Bình chuẩn hóa lượng công việc (heijunka)
Nguyên lý 5: Xây dựng văn hóa bán hàng để giải quyết vấn đề và để đạt được chất lượng ngay từ ban đầu
Nguyên lý 6: Chuẩn hóa các nghiệp vụ là nền tảng của sự cải tiến liên tục cùng việc trao quyền cho nhân viên
Trang 12Nguyên lý 7: Quản lý trực quan để không có trục trặc nào bị che khuất
Nguyên lý 8: Chỉ áp dụng các công nghệ tin cậy, đã được kiểm chứng toàn diện để phục
vụ cho các quy trình và con người của công ty
Nguyên lý 9: Phát triển các nhà lãnh đạo - những người hiểu thấu đáo công việc, sống cùng triết lý của tổ chức và truyền đạt nó lại cho người khác
Nguyên lý 10: Phát triển các cá nhân và tập thể xuất sắc có thể tuân thủ triết lý của công ty
Nguyên lý 11: Tôn trọng mạng lưới đối tác và các nhà cung cấp bằng cách thử thách họ
để chuyển đổi một doanh nghiệp một hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) nổi tiếng thế giới mà khởi nguồn của nó là chiết lý JIT- cải tiến liên tục (Kaizen), chuỗi một sản phẩm (one-piece-flow), tự kiểm lỗi và bình chuẩn hóa