Đề tài:Phân tích tình hình tài chính và lập dự toán báo cáo tài chính của công ty Unilever Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU:
Trong môi trường kinh tế biến động không ngừng như hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một tầm nhìn để có thể chạy đua cùng thị
trường.Một trong những công cụ quan trọng mà doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều
sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh của mình chính là phân tích tài chính và từ
đó có thể dự báo được nhu cầu để công ty hoạt động tốt hơn
Thời gian gần đây, một công ty mang tầm ảnh hưởng lớn không những đối với Việt Nam mà toàn thể thế giới, đó chính là tập đoàn đa quốc gia UNILEVER
Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà Lan, nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc
vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr,
Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebouy, Vaseline,… Với doanh thu trên hàng triệu đô chomỗi nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong nhũng công ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng
Unilever xâm nhập vào thị trường Việt Nam năm 1995 Một trong những thành công đáng nể nhất của Unilever khi hoạt động tại Việt Nam là chỉ trong vòng một thời gian ngắn kể từ khi công ty đi vào hoạt động thì các sản phẩm của Unilever đã thực sự ăn sâu vào trong suy nghĩ và được cân nhắc đầu tiên khi người Việt Nam mua hàng hóa tiêu dùng cho chăm sóc cá nhân và gia đình Sản phẩm của côn gty thực sự đến tay người tiêu dùng trên phạm vi cả nước, từ những nơi xa xôi hẻo lánh nhất người ta cũngbiết vd : Omo Clear…
Để có thể biết được hiệu quả trong kinh doanh của tập đoàn Unilever nhóm chúng em đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính và lập dự toán báo cáo tài chính của công ty Unilever Việt Nam”
Trang 2CHƯƠNG1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY :
Unilever là một công ty đa quốc gia sở hữu nhiều thương hiệu sản phẩm tiêu dùng trên thế giới trong các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, chất tẩy rửa và sản phẩm chăm sóc cá nhân
Unilever có hai trụ sở chính: Unilever NV ở Rotterdam và Unilever PLC ở Luân Đôn.Cả hai đều có chung sự điều hành và hoạt động như những công ty riêng rẽ Công ty đã được niêm yết thị trường chứng khoán thế giới
1.1.1Sứ mệnh và các giá trị của tổ chức
1.1.1.1.Sứ mệnh
“Sứ mệnh của Unilever là làm “tăng thêm sức sống cho cuộc sống” Hằng ngày Unilever bắt gặp những nhu cầu về dinh dưỡng, vệ sinh và chăm sóc cá nhân cùng với các nhãn hiệu mà giúp cho mọi người nhìn thấy tốt, cảm thấy tốt hơn về cuộc sống.”
Sự am hiểu sâu sắc các nền văn hoá địa phương và các thị trường trên toàn thế giới đã giúp cho Unilever có một mối quan hệ mật thiết với khách hàng và đó là nền tảng cho sự phát triển trong tương lai Unilever sẽ sử dụng sự giàu có về kiến thức và
sự tinh thông quốc tế để phục vụ cho từng khách hàng địa phương Sự thành công cho mục tiêu dài hạn đòi hỏi một sự tổng cam kết trong việc thực hiện các tiêu chuẩn khác biệt trong hoạt động, trong việc tạo môi trường làm việc hiệu quả và sẵn lòng lắng nghe, ủng hộ ý kiến của đồng nghiệp và không ngừng học hỏi sáng tạo Để thành công còn đòi hỏi, những gì Unilever tin, đó là những tiêu chuẩn cao nhất trong hành vi với những người mà Unilever cộng tác, môi trường mà Unilever hoạt động Đó là con đường để đạt được hiệu quả, lợi nhuận hoạt động và tạo giá trị lâu dài cho cổ đông, cho toàn bộ nhân viên và tất cả những đối tác cùng làm việc với Unilever
Sức sống xác định những điều mà Unilever ủng hộ như: giá trị của Unilever- cái
tạo cho Unilever sự khác biệt, và cách Unilever đóng góp cho xã hội Nó là sợi dây liên kết các nhãn hiệu của Unilever và là hướng đi duy nhất cho Unilever hoạt động trên thế giới
1.1.1.2.Các giá trị
Trang 3Vì là một tập đoàn đa quốc gia đa nội địa, Unilever hướng tới môi trường toàn cầu và các mối quan tâm xã hội thông qua hành động của mình và cách làm việc với đối tác ở từng địa phương, quốc gia và cấp độ quốc tế.
Sự cộng tác của Unilever với WMP được xây dựng dựa trên truyền thống lâu đời của Unilever như là trách nhiệm của công ty, nó ăn sâu vào cộng đồng địa phương trên toàn thế giới
Luôn tập trung quản lý sự ảnh hưởng môi trường và xã hội và có thể đáp ứng sựphát triển
Không ngừng sáng tạo, cải tiến và cho ra những sản phẩm mới để luôn mang đến những ý tưởng mới cho cuộc sống
Luôn cố gắng để tạo ra nhiều hơn những loại thức ăn mà nó tạo ra những đóng góp tích cực cho sức khoẻ
Cộng đồng của Unilever được định hình và dẫn dắt bởi nhũng con người luôn hoạt động sáng tạo trong khuôn khổ các giá trị chia sẻ và mục tiêu kinh doanh
1.1.1.3.Viễn cảnh
Tư tưởng cốt lõi của Unilever là hướng đến việc phục vụ khách hàng theo cách độc đáo và hiệu quả nhất Tư tưởng này đã được truyền đạt đến tất cả các nhân viên tren toàn thế giới
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
Hình thành từ năm 1995, cho đến nay, doanh nghiệp đã có rất nhiều bước đột phá trong quá trình kinh doanh của mình, đặc biệt đưa ra được một số chính sách theo chiến lược marketting mix 4P
1.1.2.1 Chính sách giá :
Năm 1995, Unilever vào Việt Nam và quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị vàphân phối toàn quốc, bao quát hơn 100.000 địa điểm Unilever đã đưa khái niệm tiêu thụ bán lẻ trực tuyến, sử dụng nhân viên bán hàng đến từng cửa hàng bán lẻ theo tuyến, những nhân viên này có nhiệm vụ chào các đơn hàng mới, giao hàng và cấp tín dụng cho các đơn hàng tiếp theo
Các điểm bán lẻ được cấp tủ bày hàng năm sử dụng tối đa không gian trong cửahàng của họ và tính bắt mắt sản phẩm Ngoài ra, công ty còn giúp đỡ các hãng phân
Trang 4phối dàn xếp các khoản cho vay mua phương tiện đi lại, đào tạo quản lý và tổ chức bánhàng
1.1.2.2 Sản phẩm (Product)
Công ty đã vận dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm nhưng thích nghi
với nhu cầu của người Việt Nam Họ đã mua lại từ các đối tác của mình những nhãn hiệu có uy tín từ nhiều năm ở Việt Nam như bột giặt Viso, và kem đánh răng P/S Sau
đó, cải tiến công thức chế tạo bao gói và tiếp thị để gia tăng tiêu thụ những nhãn hiệu này Bên cạnh đó, công ty cũng tìm hiểu sâu sắc nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam để
“Việt Nam hóa” sản phẩm của mình, ví dụ như dầu gội Sunsilk chứa thêm chiết xuất
từ cây bồ kết - một loại dầu gội đầu dân gian của Việt Nam; và nhãn hiệu này cũng đã thành công rất lớn chiếm 80% doanh số của nhãn hiệu dầu gội Sunsilk
“Nghĩ như người Việt Nam chính là cách để hiểu người tiêu dùng Việt Nam thích gì, cần gì để từ đó làm ra những sản phẩm phù hợp với họ”, ông Michel giải thích thêm
Để có đươc những sản phẩm thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng, công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp, hiểu biết tường tận tập quán văn hoá kinh doanh và sở thích của người Việt Nam Nói không ngoa, trà và kem Wall’s có mặt khắp thế giới nhưng nếu ra khỏi Việt Nam thì không thể tìm đâu ra loại trà xanh vịBắc, trà lài Cây đa, kem đậu xanh, hoặc kem khoai môn dừa, những sản phẩm có hương vị đặc trưng của Việt Nam Với tầm quan trọng về uy tín của thương hiệu, trongnhững năm qua Unilever Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc chống hàng giả để bảo
vệ quyền lơi người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ và uy tín với thương hiệu hàng hoá.Các sản phẩm của công ty hiện nay đã có thêm TEM BẢO ĐẢM HÀNG THẬT, hay LOGO CHỐNG HÀNG GIẢ BẢO ĐẢM HÀNG THẬT nhằm giúp khách hàng có thểnhận biết rõ ràng hàng thật - hàng giả và mang lại cảm giác an tâm khi sử dụng
1.1.2.3.Chiến lược nhân sự
Năng lực lãnh đạo hiệu quả là trung tâm của mọi chương trình biến đổi và là chìa khoá để duy trì một cấp độ cao của hoạt động kinh doanh
Unilever luôn thu hút những nhân tài giỏi nhất trong các lĩnh vực R & D, Marketing, tài chính về đầu quân tại công ty Bên cạnh đó Unilever có văn hoá tập trung vào những nhân viên hiện tại để tìm kiếm nhà quản trị cho tương lai nên công ty luôn giữ chân được các nhân tài giỏi ở lại làm việc
Trang 51.1.2.4.Nghiên cứu và phát triển
Các thương hiệu mạnh của Unilever luôn được làm mới liên tục để giữ lợi thế vốn có của nó Năm 2007, sự phát triển được định hướng bởi sự kết hợp của công nghệ
- Các sản phẩm mới cùng với sự pha trộn và sự cải tiến đã làm tăng sức mạnh cho của những thương hiệu hiện có của Unilever trên thị trường thông qua sự khác biệt và tổ hợp các hoạt động marketing
Năm 2007, Unilever tập trung vào một sự cải tiến lớn hơn Clear, một loại dầu gội với công nghệ trị gàu vượt trội, được tiến hành đồng thời ở một vài nước bao gồm
ba trong số thị trường chăm sóc tóc lớn nhất trên thế giới- Trung Quốc, Nga và Brazil Unilever cũng đạt được một sự chuyển đổi trong sự hoà hợp với các lục địa và các nềnvăn hoá, để tạo ra những thị trường mới.Ví dụ, Unilever đã ra mắt nhãn hiệu lăn khử mùi cho nam Axe ở Nhật Sau đó 6 tháng thì nó trở thành dẫn đạo trên thị trường
Unilever cũng gia tăng các hoạt động trong cả R&D và nhận ra vai trò không thể thiếu của công nghệ trong chất lượng của sự cải tiến
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và sở hữu:
Unilever hoạt động trên 150 quốc gia tại 3 vùng:
Vùng châu Âu bao gồm các hoạt động ở Tây Âu, Trung Âu và trong năm 2006 chiếm khoảng 38% doanh thu
Vùng châu Mỹ bao gồm các hoạt động ở Bắc Mỹ và Mỹ La Tinh chiếm khoảng35% hoạt động
Vùng Phi Á chiếm khoảng 27% hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động ởTrung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, châu Phi, châu Á và Úc
Trang 6Châu Âu Châu Mỹ
Phi Á
Hình 1: Cơ cấu doanh thu từ 3 vùng hoạt động
Các ngành kinh doanh chủ yếu
Unilever hoạt động ở hai lĩnh vực chính:
Hình 2: Cơ cấu hai khu vực hoạt động chính
Một số kết quả:
- Sự phát triển doanh số khoảng 5.5%
- Lợi nhuận hoạt động đạt 13.1%, cải thiện gần 0.2%
- Thu nhập trên cổ phiếu từ hoạt động lên tới 12%
- Tổng giá trị cổ tức lên tới 7%
Trang 71.2 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY:
1.2.1 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty:
Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà lan nổi tiếng thế giới trên lĩnhvực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebouy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Pond’s,
Hazeline, Vaseline, … với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong những công ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng( Personel Care)
Unilever đã tạo được chỗ đứng khá vững trong tâm trí khách hàng, công ty luônnổi tiếng trong việc thấu hiểu và phục vụ tốt nhu cầu khách hàng Unilever sở hữu
1600 thương hiệu trong đó 400 nhãn hiệu toàn cầu luôn mang lại lợi nhuận và danh tiếng cho công ty, các sản phẩm của công ty luôn được biết đến như là biểu tượng của chất lượng và sự tiện dụng
Thực phẩm của Unilever gồm có hai nhóm chính:
Thực phẩm mặn, gia vị và các chất phết lên bánh bao gòm súp, nước canh thịt,nước sốt, snack, mayonnais, gia vị salad, dầu oliu, bơ thực vật… và các sản phẩm nấu nướng như bơ lỏng và các công ty thực phẩm đông lạnh.Một Trong số những thương hiệu dẫn đầu là
Becel, flora: các sản phẩm này chứa Omega 3 và 6 giúp cho tim khoẻ mạnh
Bertolli: Nếu bạn cẩn thận trong chế độ ăn kiên khoẻ mạnh, nước sốt Bertolli với dầu oliu sẽ giúp bạn một tay
Blue band, Country crock, Doriana:dòng sản phẩm về bơ thực vật
Hellmann’s, Amora, Calvé, Wish-Bone…
Trang 8 Kem và thức uống bao gồm việc bán kem duới những thươg hiệu Heart quốc
tế, bao gồm Cornetto, magnum Carte d’Or và Solero…Nó cũng bao gồm trà, Lipton
và Brooke bond, các sản phẩm kiểm soát cân nặng, phần lớn là Slim-Fast, và các sản phẩm chủ lực nâng cao dinh duỡng đuợc bán ở các thị truờng phát triển, bao gồm các dòng Annapurna và Ades
Trong nhóm này, công ty giải pháp thực phẩm Unilever là một công ty cung cấp thực phẩm toàn cầu cung cấp những giải pháp cho các đầu bếp và các nhà cung cấp thực phẩm chuyên nghiệp Những kết quả của nó được báo cáo trong số những nhóm trên
1.2.1.2.Chăm sóc gia đình và cá nhân:
Gồm có hai nhóm chính:
Trong chăm sóc cá nhân, 6 thương hiệu toàn cầu là nòng cốt của của công ty về chất khử mùi, làm sạch da, chăm sóc tóc hàng ngày, các loại chăm sóc da matxa là: Axe, Dove, Lux, Pond’s, Rexona, Sunsilk Một số thương hiệu nổi tiếng khác bao gồmSuave, Clear, Lifebuoy và Vaseline, cùng với Signal và close up trong chăm sóc răng miệng
Các dòng sản phẩm chăm sóc nhà cửa bao gồm một chuỗi các sản phẩm giạt tẩy, bao gồm rắn và lỏng cho giặt tay hoặc máy Các sản phẩm tự làm bao gồm xà phòng thỏi dành cho những nguời tiêu dùng thu nhập thấp Thương hiệu của Unilever bao gồm Comford, Omo, Radiant, Skip, Snuggle và Surf Các sản phẩm chăm sớc gia đình đứng đầu là Cif và Domestos
Danh mục các thương hiệu mạnh về thực phẩm, chăm sóc gia đình và cá nhân được sự tin tưởng của khách hàng trên thế giới, trong số đó có 25 thương hiệu hàng
đầu chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của Unilever
Đvt: Triệu đồng
Lĩnh vực Các sản phẩm chính Doanh số Thực phẩm. Knorr, Hellmann’s,
calve, Bertolly, Ben &
Jerry, Lipton, Slim Fast
21588
Chăm sóc cá nhân Axe, Dove, Lux,
Pond’s, Rexona,
11302
Trang 9Sunsilk, Clear, Lifebuoy.
Chăm sóc gia đình Comfort, Omo,
Radiant, Skip, Snuggle, Surf.
7292
21588
11302
7292 0
5000 10000 15000 20000 25000
Thực phẩm
Chăm sóc
cá nhân
Chăm sóc gia đình
Hình 1: Doanh thu từ 25 nhãn hiệu hàng đầu
1.2.2 Phân tích mô hình SWOT của công ty :
Chiến lược Marketing của Unilever Vietnam
Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh giữa hàng hoá Việt Nam và hàng hoá nướcngoài diễn ra hết sức quyết liệt, đặc biệt là các sản phẩm có xuất xứ từ các công ty đaquốc gia hiện đang có mặt và thống lĩnh trên thị trường Việt Nam Unilever - Việt Nam cũng là một trong số những đại gia lớn trên thị trường hàng tiêu dùng, hằng năm
đã cung cấp một lượng lớn các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hằng ngày của người tiêu dùng Việt Nam như: kem đánh răng P/S, dầu gội đầu Sunsilk, bột giặt Omo, v.v…Đây không chỉ là mối đe dọa cho các nhà sản xuất trong nước mà còn là tấm gương để các doanh nghiệp học hỏi về kinh nghiệm marketing của một công ty đa quốc gia lớn
có tầm cỡ thế giới
- Có thể nói, công ty Unilever đã có một chiến lược tiếp thị chu đáo và đầy tính sáng tạo nhằm đánh bóng tên tuổi và thu hút sức tiêu thụ của khách hàng đối với sản phẩm của công ty Công ty đã tận dụng đối đa những điểm mạnh vốn có của mình cũng như
Trang 10phát huy được những cơ hội của thị trường để mang lại nguồn doanh thu khổng lồ hàng năm cho công ty.
Sau đây là một vài phân tích cơ bản về chiến lược marketing của công ty
1.2.2.1 Điểm mạnh của công ty (Strength)
- Được sự hỗ trợ của tập đoàn Unilever toàn cầu nên có nền tài chính vững mạnh
- Chính sách thu hút tài năng hiệu quả: Quan điểm của công ty là “Phát triển thông quacon người, thông qua các ngày hội việc làm cho các sinh viên sắp tốt nghiệp của cáctrường đại học danh tiếng để từ đó đào tạo nên các quản trị viên tập sự sáng giá chonguồn nhân lực của công ty Ngoài ra, công ty cũng có chế độ lương bổng, phúc lợi thoả đáng và các khoá học tập trung trong và ngoài nước cho nhân viên nhằm nâng caonghiệp vụ của họ…
- Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt Nam luôn được chútrọng và đầu tư thoả đáng Đặc biệt, công tác R&D rất hiệu quả trong việc khai thác tính truyền thống trong sản phẩm như dầu gội đầu bồ kết, kem đánh răng muối Công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilever toàn cầu, được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt
- Giá cá tương đối chấp nhận được, trong khi chất lượng rất cao, không thua hàng ngoại nhập
- Môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức và có tinh thầntrách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty, đặc biệt các quan hệ với công chúng rất được chú trọng tại công ty
1.2.2.2 Điểm yếu của công ty:(Weakness)
- Gần đây, Unilever đã phải cắt giảm ngân sách ít nhiều do những khó khăn mà sự kiện11- 9 gây ra cho nền kinh tế thế giới
- Các vị trí chủ chốt trong công ty vẫn do người nước ngoài nắm giữ
- Vẫn còn những công nghệ không áp dụng được tại Việt Nam do chi phí cao, vì vậy phải nhập khẩu từ nước ngoài nên tốn kém chi phí và không tận dụng được hết nguồn lao động dồi dào và có năng lực ở Việt Nam
- Giá cả một số mặt hàng của Unilever còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam, nhất là ở những vùng nông thôn
- Là một công ty có nguồn gốc châu Âu, chiến lược quảng bá sản phẩm của Unilever còn chưa phù hợp với văn hoá Á Đông
Trang 111.2.2.3 Cơ hội từ các yếu tố môi trường bên ngoài (opportunity)
- Chủ trương của các bộ ngành Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế ViệtNam theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia như Unilever để tăng ngân sách
- Thị trường trong nước (bán buôn, bán lẻ, lưu chuyển hàng hoá…) đã phát triển hơnnhiều Và cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn, nhất là TPHCM đã và đang được đầu tưthích đáng, trước mắt là ngang bằng với các nước trong khu vực
- Trong bối cảnh khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh , v.v thời gian qua, nền chính trị Việt Nam được đánh giá là ổn định và được bầu chọn là một trong những điểm đến an toàn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, và mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài
- Trình độ dân trí Việt Nam tương đối cao, nhất là ở khu vực thành thị Tỷ lệ người tốtnghiệp đại học, cao đẳng…khá cao so với các nước; hơn nữa lao động trí óc ở Việt Nam giỏi xuất sắc về công nghệ - nên đây cũng là một nguồn nhân lực khá dồi dào chocông ty
- Khách hàng mục tiêu của nhiều sản phẩm mà Unilever Việt Nam kinh doanh là giới trẻ thế hệ X (những bạn trẻ tuổi từ 18-29), hiện có phần tự lập và phóng khoáng, tự tin hơn thế hệ trước Họ sẽ là người đưa ra quyết định cho phần lớn các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm việc chọn mua những sản phẩm hàng tiêu dùng
- Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩmkhông phải chịu nhiều ràng buộc quá khắt khe như nhiều nước châu Á khác
- Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và phổ biến mô hình gia đình mở rộng (gồm cả ông bà,
cô chú, v.v…), tạo nhiều cơ hội cho Unilever vì đây chính là khách hàng mục tiêu củacông ty
- Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực, có đường bờ biển dài, nhiều cảng biển lớn thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá khi công ty Unilever bắt đầu chú trọng đến xuất khẩu trong tương lai gần
- Unilever đến Việt Nam khi thị trường hàng tiêu dùng ở đây còn mới, có nhiều “đất”
để kinh doanh
1.2.2.4 Thách thức từ các yếu tố môi trường bên ngoài :(Thread)
Trang 12- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm cao.
- Tài chính, tín dụng Việt Nam không phát triển, thị trường chứng khoán còn manh mún
- Thêm vào đó, hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, cước điện thoại, bưu điện vàInternet có mức giá thuộc hàng cao nhất thế giới Do đó, việc đưa Internet vào kinhdoanh là không thể thực hiện được đối với Unilever, mặc dù công ty đã nhiều lần đề cập đến mục tiêu này như một cách tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm thành công ở các nước công nghiệp phát triển
- Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính sáchthuế quan và thuế suất cao đánh vào các mặt hàng được xem là “xa xỉ phẩm” mà Unilever đang kinh doanh như kem dưỡng da, sữa tắm,…
- Giới trẻ Việt Nam cũng bị nhiều chỉ trích từ phía xã hội do xu hướng ăn chơi, hưởngthụ của không ít thanh niên đã gây nhiều bất bình trong người lớn tuổi, nghiêm khắc…Một số ý kiến đã cho rằng chính các công ty đa quốc gia đã cổ động, mang lại lối sốnghưởng thụ phương Tây, vốn xa lạ với người châu Á mà nhất là một nước còn ít nhiều
tư tưởng phong kiến, lễ giáo như Việt Nam
- Chính sách dân số - kế hoạch hóa của chính phủ sẽ khiến trong vài thập niên nữa, lớptrẻ sẽ già đi và cơ cấu dân số già sẽ không còn là lợi thế cho Unilever Ngoài ra, nhữnggia đình mở rộng ở mức trung lưu (cơ cấu gia đình phổ biến nhất Việt Nam), việc chọnmua một sản phẩm, nhất là sản phẩm cao cẩp, thường được cân nhắc rất kỹ lưỡng Vìvậy, nhóm này tiêu thụ những mặt hàng chăm sóc cá nhân (personal care) cao cấp không nhiều như nhóm SSWD (single - độc thân , separate - sống riêng , widowed - goá phụ, divorced - ly dị) ở các nước tư bản
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm không phù hợp với một số sản phẩm có xuất xứ từ công ty
mẹ ở châu Âu
- Trong bối cảnh thị trường hàng tiêu dùng cung đang lớn hơn cầu, nhiều công ty mới
“chen chân” vào và cạnh tranh sẽ rất gay gắt cho công ty Unilever
Trên cơ sở những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức, công ty Unilever đã thựchiện chiến lược Marketing quốc tế vào thị trường Việt Nam theo Marketing Mix 4P
1.2.3 Đối thủ cạnh tranh :
Trang 13Unilever có một tập hợp các đối thủ cạnh tranh rộng và đa dạng trong ngành hàng tiêu dùng Một vài đối thủ cạnh tranh cũng hoạt động trên phạm vi quốc tế, nhưng một số đối thủ cạnh tranh khác thì tập trung vào phạm vi khu vực hoặc địa phương nhỏ hẹp hơn.
Các đối, Krarf food
+ Ngành thủ cạnh tranh chính của Unilever:
+ Trong ngành hàng thực phẩm là Nestle Chăm sóc cá nhân và gia đình là Procter & Gamble
+ Ngành mỹ phẩm là L’Oreal
Sự cạnh tranh luôn diễn ra mạnh mẽ và đầy thử thách Unilever hướng vào cạnhtranh và trao những giá trị cho khách hàng theo 3 cách:
- Tiếp tục phát triển các sản phẩm mới và cải thiện chất lượng sản phẩm
- Chia sẻ sự đổi mới và các khái niệm trên toàn thế giới
- Phấn đấu đạt được chi phí thấp hơn trong việc tìm nguồn cung ứng, sản xuất và quá trình phân phối trong khi tiếp tục duy trì và cải thiện chất lượng các sản phẩm của Unilever
- Để vượt qua đối thủ cạnh tranh, Unilever phải đưa ra được điều gì đó làm người tiêu dùng thực sự quan tâm, thích thú Unilever vẫn bước tiếp con đường này và yếu tố Vitality sẽ trở thành “con át chủ bài” trong toàn bộ 400 thương hiệu hiện nay của tập đoàn
Trang 14CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI UNILEVER VIỆT NAM TRONG NĂM 2006-2007-2008-2009
2.1.Phân tích cấu trúc tài chính của công ty:
2.1.1.Phân tích cấu trúc tài sản:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ( phần tài sản) Đơn vị tính: Đồng
I Tài sản ngắn hạn 386.889.577.093 294.529.749.500
1 Tiền mặt 13.210.746.390 17.675.493.498
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 21.700.000.000 14.000.000.000
3 Các khoản phải thu 315.512.210.024 226.887.051.103
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 200.050.000 4.085.781.762
2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 75.923.251.911 74.660.535.815
2 Tài sản dài hạn khác 3.501.337.765 2.872.892.942
III TỔNG CỘNG TÀI SẢN 487.115.827.828 405.180.850.025
( Nguồn: http://www.kienthuctaichinh.com bảng cân đối kế toán)
Tình hình tài sản qua hai năm có nhiều biến động Tổng tài sản năm 2009 tăng nhẹ so với năm 2008 Trong đó tài sản ngắn hạn tăng nhẹ, tài sản dài hạn giảm nhẹ Sở dĩ có
sự thay đổi như vậy là do trong năm 2009 công ty tăng đầu tư tài chính ngắn hạn và đẩy mạnh phải thu khách hàng và tăng nhẹ một phần tài sản ngắn hạn khác Bên cạnh
đó công ty giảm nhẹ tiền và các khoản tương đương tiền và hàng tồn kho Vì vậy làm cho tài sản ngắn hạn tăng lên Đồng thời công ty giảm mạnh tài sản cố định, tăng nhẹ đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài han khác làm cho tài sản dài hạn giảm đi Qua bảng cân đối kế toán về tài sản ta thấy trong năm 2008 công ty sử dụng tài sản ngắn hạn đầu tư cho dài hạn Trong năm 2009 công ty có sự điều chỉnh tăng tài sản ngắn hạn và giảm tài sản dài hạn, sử dụng dài hạn đầu tư cho ngắn hạn
Trang 150 50000000000
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Chi phí xây dựng cơ bản dở