Trong bài ''Từ giã làng Nhơn Nghĩa'' Ngài cho tín đồ mình biết rằng: Bàn tay lật ngửa bàn tay Chớ đừng lật sấp vì Thầy tái sinh Hay là: “ Chừng nào Thầy lại gia trung Thì trong bổn đạo
Trang 1Cần Thơ, 5 - 2013
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình tiến hành thực hiện đề tài luận văn của mình chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại Nhưng với sự giúp đỡ, động viên, an ủi và sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô, bạn bè và người thân là động lực để giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn, thử thách đó
Đầu tiên tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Khoa Năng Lập, người đã cho em cơ hội đồng thời thầy cũng là người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này
Em xin cám ơn quý thầy cô trong Bộ môn Sư phạm Lịch Sử, các thầy cô trong trung tâm học liệu và thư viện thành phố cùng ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo phường Tân Lộc đã tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè và gia đình đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đặng Ngọc Ân
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3 Lịch sử nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG I NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO 5
1.1 Thân thế và sự nghiệp của Đức Huỳnh giáo chủ 5
1.2 Giáo lý và Giới luật 9
1.3 Nghi thức thờ phượng và cầu cúng 22
CHƯƠNG II ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HÒA HẢO ĐẾN ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÍN ĐỒ Ở CÙ LAO TÂN LỘC 28 2.1 Tình hình của tín đồ theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo 28
2.2 Ảnh hưởng của giáo lý đến cách ăn, ở của tín đồ 34
2.3 Ảnh hưởng của giáo lý đến trang phục của tín đồ 38
2.4 Ảnh hưởng của giáo lý đến cách thức làm ăn sinh sống của tín đồ 41
CHƯƠNG III ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HÒA HẢO ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA TÍN ĐỒ Ở CÙ LAO TÂN LỘC 43
3.1 Trong quan hệ gia đình 45
3.2 Trong hôn nhân, tang lễ 50
3.3 Trong cộng đồng xã hội 56
PHẦN KẾT LUẬN 67
CHÚ THÍCH 70
PHỤ LỤC 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phật giáo Hòa Hảo là một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc ngay vào thời điểm nước ta lâm vào tình thế vô cùng khó khăn, bị thực dân pháp và đế quốc Nhật cai trị đã làm cho đời sống nhân dân vô cùng cơ cực Giữa lúc ấy, Phật giáo Hòa Hảo được Đức Huỳnh giáo chủ khai sáng với phương pháp tu học phù hợp với căn cơ trình độ của chúng sanh Chủ trương lấy tứ đại trọng ân làm nền tảng cộng thêm việc tu tại gia cư sĩ với pháp môn học phật tu nhân nên chỉ trong một thời gian ngắn mà tín đồ theo học lên đến 2 triệu người Sau đó được truyền bá rộng rải khắp các tỉnh miền Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là ở Châu Đốc, An Giang, Cần thơ, Ngày nay thì Phật giáo Hòa Hảo không ngừng lớn mạnh và được truyền bá không những trong nước mà còn lan rộng ra nhiều nước trên thế giới Đặc biệt khi nói đến người tín đồ Hòa Hảo thì người ta nghĩ
ngay đến những việc làm của họ - công tác từ thiện xã hội Đây là một trong
những mặt nổi trội của người tín đồ Với tấm lòng bi bác ai, giàu đức hiếu sinh thì người tín đồ đã dấn thân vào trong xã hội để làm những việc giúp ích cho đời, cho xã hội Nào là bắc cầu bồi lộ, thuốc nam, làm nhà tình thương hay là thành lập tổ từ thiện để nấu cơm, cháo, nước sôi ở các bệnh viện để cho bệnh nhân nghèo, mua xe chuyển bệnh, Tất cả những việc làm đó chủ yếu vì mục tiêu “tốt đời đẹp đạo“ cùng nhau xây dựng một đất nước ngày một thêm giàu mạnh và ngày càng phát triển như Đức Thầy đã từng mong ước “đời đạo tương lân rạng chói ngòi“ Nhưng tại sao người tín đồ Hòa Hảo lại có thể làm những việc như thế trong khi Đức Huỳnh giáo chủ đã vắng mặt cách đây mấy mươi năm? Tất cả đều được những lời chỉ bảo của Ngài đều được tựu chung lại trong quyển Sấm giảng thi văn giáo lý toàn bộ mà hàng ngày người tín đồ Hòa Hảo đã trì hành theo Chính vì lẽ đó, để hiểu rõ hơn giáo lý Hòa Hảo ảnh hưởng đến đời
Trang 5sống, cách ăn ở, sinh hoạt của người tín đồ Hòa Hảo như thế nào? Cách Trì
hành nó ra sao? Nên tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo Hòa Hảo đến đời sống của tín đồ ở cù lao Tân Lộc – quận Thốt Nốt – TP Cần Thơ“
để làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình với mục đích là để tìm hiểu rõ hơn
và nắm bắt một cách sâu sắc hơn về tôn giáo của mình đang theo tu học Tuy nhiên ở đây do đề tài này hơi rộng và vượt quá khả năng cho phép nên tôi chỉ khảo xác trên vùng Cù lao Tân Lộc – Quận Thốt Nốt – TP Cần Thơ Nơi có hơn 95% người dân tu theo đạo Hòa Hảo và công tác từ thiện xã hội cũng là nét nổi bậc nhất của người tín đồ nơi đây
2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về văn hóa tâm linh mà cụ thể là trên lĩnh vực tôn giáo – Phật Giáo Hòa Hảo Song, trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, tôi chỉ tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo ở cù lao Tân Lộc thuộc quận Thốt Nốt – TP Cần Thơ ở một số khía cạnh chủ yếu sau:
Tìm hiểu khái quát về nét cơ bản đạo Phật giáo Hòa Hảo
Ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo Hòa Hảo đến đời sống hằng ngày của tín đồ
Ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo Hòa Hảo trong quan hệ xã hội của tín
đồ
3 Lịch sử nghiên cứu
Phật giáo Hòa Hảo là một nhánh của đạo Phật, chứa đựng nhiều nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, văn hóa, Đặc biệt với chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo của nước ta đã làm cho Đạo Hòa Hảo không ngừng lớn mạnh
và phát triển Với “công tác từ thiện xã hội“ đã góp phần làm cho xã hội ngày càng một tốt đẹp và văn minh hơn Thế nên đề tài nghiên cứu về đạo Phật giáo
Trang 6Hòa Hảo là một trong những đề tài thu hút được nhiều soạn giả, sinh viên trong các trường đại học, cao đẵng nghiên cứu tìm hiểu với nhiều khía cạnh khác nhau như tác phẩm “tìm hiểu nghiên cứu phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây Nam Bộ“ của tác giả Đoàn Nô đã nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của đạo
ở miền Tây Nam Bộ như về giáo lý, giới luật, các giai đoạn phát triển của đạo, Hay là đề tài luân văn tốt nghiệp của Đặng Minh Phụng – Sinh viên Khóa 31 chuyên ngành sư Phạm Lịch sử của trường Đại Học Cần Thơ đã chọn đề tài
“Tìm hiểu đạo Hòa Hảo ở Nam Bộ“ với nội dung chủ yếu là nghiên cứu về tư tưởng hòa hiếu trong đạo Phật giáo Hòa Hảo Riêng tôi cũng chọn đề tài về Phật giáo Hòa Hảo làm đề tài luận văn cho mình nhưng tôi tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng giáo lý của đạo Hòa Hảo đến đời sống tín đồ ở cù lao Tân Lộc thuộc Quận Thốt Nốt – TP Cần Thơ để hiểu rõ hơn về cách sống, ăn ở, giao tiếp của người tín đồ nơi đây Đặc biệt là phong trào làm công tác từ thiện xã hội diễn ra một cách rầm rộ, và ngày càng lan rộng
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này thì tôi đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản trong nghiên cứu lịch sử, đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic
Phương pháp lịch sử: với phương pháp lịch sử này đã giúp tôi tìm hiểu những mặt biểu hiện của đạo Hòa Hảo thông qua việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển Từ đó có cái nhìn khái quát về Đạo Hòa Hảo
Phương pháp lôgic: Sử dụng phương pháp lôgic với mục đích để khái quát nêu lên các tư tưởng, các nội dung có tác dụng chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của đạo đến đời sống hằng ngày của tín đồ, từ cách ăn ở đến giao tiếp sinh hoạt
Trang 7Qua hai phương pháp này giúp tôi đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề Bên cạnh đó tôi còn sử dụng phương pháp bổ trợ khác như phân tích, tổng hợp, quan sát thực tế, nhằm làm rõ vấn đề này hơn
5 Bố cục đề tài
Đề tài ngoài các phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, phần chú thích, phụ lục và tài liệu tham khảo thì đề tài gồm có 3 chương chính:
Chương 1 Những nét cơ bản về Phật giáo Hòa Hảo
Chương 2 Ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo Hòa Hảo đến đời sống hằng ngày của tín đồ ở cù lao Tân Lộc
Chương 3 Ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo Hòa Hảo đến quan hệ xã hội của tín đồ ở cù lao Tân Lộc
Trang 8PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO
1.1 Thân thế và sự nghiệp của Đức Huỳnh giáo chủ
1.1.1 Thân thế
Đức Huỳnh Giáo Chủ tên thật là Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 15 tháng 1 năm
1920 nhằm ngày 25 tháng 11 ÂL năm Kỷ Mùi tại làng Hòa Hảo nằm trên Bắc ngạn sông Vàm Nao, thuộc quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc ( ngày nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) Thân sanh của Ngài là Đức ông Huỳnh Công Bộ - lúc bấy giờ là một hương cả tại làng Hòa Hảo và thân mẫu là Đức bà Lê Thị Nhậm Đức ông có hai đời vợ, người vợ lớn sanh được hai người con, sau khi người vợ cả mất thì Đức ông lấy bà Lê Thị Nhậm và sinh được ba người con là Đức thầy và hai người em là Huỳnh Thị Kim Biên và Huỳnh Thạnh Mậu
Tính cách thì ngay từ lúc còn bé ngày đã tỏ ra hơn người trên mọi phương diện Tánh Ngài điềm đạm ít chịu giễu cợt cười đùa thường tìm nơi thanh vắng ngồi trầm tư mặc tưởng Ngài không thích đờn ca hát xướng vì thế nên những hội hè đình đám, những nơi tụ hợp đông người Ngài luôn luôn tránh xa Đặc biệt Ngài giàu lòng từ bi và đức hiếu sanh không thích những thú vui có ý sát hại hay gây tổn thương đến các loài vật như các bạn đồng trang lứa khác như đá
dế, cá thia thia, đá gà, Khi gần đến tuổi thành niên thì Ngài cả thẹn đối với phụ
nữ, hễ ai đề cập đến vấn đề hôn nhân thì bị Ngài phản đối ngay Ngài tuyên bố rằng thích sống độc thân để được tự do hoạt động
Về học lực, ngay từ khi cắp sách đến trường Ngài đã tỏ ra xuất sắc hơn chúng bạn Ban sơ, Đức ông cho Ngài học ở lớp sơ đẳng tại trường Hòa Hảo,
Trang 9tiếp sau là học tại trường tiểu học bổ túc Tân Châu Sau khi đậu được bằng tiểu học Ngài phải nghỉ học vì đau yếu liên miên Năm 15 tuổi nhiều cơn sốt rét dữ dội phát sanh làm cho Đức giáo chủ ngày càng gầy yếu , mất ăn mất ngủ Chứng bệnh này thỉnh thoảng sanh nhiều biến chứng làm cho Ngài càng tiều tụy da dẻ xanh gầy Mặc dù Đức Ông và Đức Bà hết lòng lo chạy chữa từ Đông y, Tây y đến cách chữa bệnh bằng pháp thuật bùa ngãi song bệnh vẫn không thuyên giảm Đến năm 1939 sau khi hướng dẫn thân phụ đi viếng các am động miền núi Thất sơn và Tà lơn – những núi non nổi tiếng linh thiêng hùng vĩ – Ngài đã
tỏ ra đại ngộ Ngày 18-5-1939 (kỷ Mão) Ngài đã đăng cơ khai sáng Đạo Phật giáo Hòa Hảo, tại lễ khai sáng có hàng ngàn người ngưỡng mộ đến dự, họ phủ phục và suy tôn Ngài là Đức Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo hay còn gọi là Đức Thầy Danh từ Phật giáo Hòa Hảo có ý nghĩa là đạo phật được hoằng khai tại làng Hòa Hảo Thực chất toàn bộ triết lý căn bản cốt lõi trong giáo lý Phật giáo Hòa Hảo chẳng khác gì đạo Phật chánh tông của Đức Thích Ca Mâu Ni, có điều
là Đức Huỳnh Giáo chủ cô đọng nội dung chuyển thể thành văn vần nhằm đáp ứng trình độ dân trí, hoàn cảnh xã hội nước ta thời bấy giờ Ngài chủ trương tu tại gia, pháp môn học phật tu nhân Phương pháp truyền bá đạo pháp của Ngài
là “trên thì nói phật pháp cho kẻ có lòng mộ Đạo qui-căn, gây gốc thiện-duyên cùng Thầy Tổ, dưới thì dung huyền-diệu của Tiên-gia độ bịnh để cho kẻ ít căn
Chính vì thế chỉ ra đời trong một thời gian ngắn nhưng số lượng tín đồ theo đạo khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng Cũng vì lẽ đó làm chính quyền cai trị lo sợ nên chúng đã tìm cách đưa Đức thầy đi nhiều nơi như Sa Đéc, Bạc Liêu thậm chí là nhà thương Chợ Quán (nhà thương điên) ở Sài Gòn nhằm tách biệt Ngài với tín đồ Đến Ngài 16-4-1947 Đức Thầy vắng mặt cho đến ngày nay, có tin đồn ngày đã bị sát hại Tuy nhiên, trong lòng mỗi người tín đồ Hòa Hảo đều
Trang 10giữ vững niềm tin rằng Đức Thầy vẫn còn sống và một ngày nào đó thì Ngài sẽ
trở về Trong bài ''Từ giã làng Nhơn Nghĩa'' Ngài cho tín đồ mình biết rằng:
Bàn tay lật ngửa bàn tay Chớ đừng lật sấp vì Thầy tái sinh Hay là:
“ Chừng nào Thầy lại gia trung Thì trong bổn đạo bóng tùng phủ che”
Theo một số tài liệu của Phật giáo Hòa Hảo cũng như của chính Giáo chủ trong kệ giảng của mình đã chỉ rõ Ngài là hiên thân chuyển kiếp mang tính kế tục của 4 vị bồ tát (hay còn gọi là chư tổ sư), đó là:
+ Đức Phật Thầy Tây An chính danh là Đoàn Minh Huyên, sinh năm
1807, nguên quán xã Tòng Sơn, Sa Đéc Năm 1849 lập ra phái Bửu Sơn Kỳ Hương, tu và giảng đạo tại chùa Tây An cổ tự (núi Sam – An Giang) nên được gọi là Đức Phật Thầy Tây An, tịch năm 1856, Đức Phật Thầy chủ trương canh tân phật đạo và truyền giáo theo pháp môn hoc phật tu nhân đền đáp Tứ đại trọng ân Trong đó Ân đất nước được Ngài đề cao và nhấn mạnh nhiều nhất, phái Bửu Sơn Kỳ Hương thờ Trần Điều (tấm vải đỏ hình chữ nhật) được lòng khuôn kiếng thờ chính diện trên tủ thờ của mỗi gia đình tính đồ Phật Thầy Tây
An để lại kinh “Giác mê” Còn lập tường chính trị của Ngài là chống quân xâm lược Pháp Người đại đệ tử của Đức Phật Thầy là Đức cố quản Trần Văn Thành, trong trận tử chiến với thực dân Pháp ở Láng Linh – An Giang nổi tiếng đã hy sinh mà ngày nay cứ vào ngày giỗ của ông 21/02 Âm lịch hàng năm lại có hàng vạn, hàng ngàn tính đồ Phật giáo Hòa Hảo qui tụ về đền thờ dâng hương kỉ niệm
“Đức cố quản Trần Văn Thành”
+ Đức Phật Trùm (gốc người Khơme) quê ở sốc Lương Phi núi Tà Lơn thuộc quận Tịnh Biên - tỉnh Châu Đốc Người đời còn gọi là ông Đạo Đèn vì thấy Ngài trị bệnh hay dung sáp đốt cho bệnh nhân ngửi là hết bệnh Ngài tu và
Trang 11truyền đạo ở núi Tà Lơn năm 1868 và tịch năm 1875, Ngài chủ trương tu tại gia
và cũng tiết lộ thân phận là tiền kiếp của Đức Phật Thầy Tây An
+ Đức Bổn Sư chính danh là Ngô Lợi sinh năm 1830, mở đạo năm 1878,
tu và giảng đạo tại núi Tượng, tịch năm 1890 (có tài liệu viết rằng Ngài tịch vào năm 1909), Ngài lập ra tông phái Hiếu Nghĩa, cũng tu và giảng phật pháp nhưng chủ yếu là tu tại gia
+ Sư vãi bán khoai Xuất hiện ở Kinh Vĩnh Tế (1902), chưa có tài liệu nào nói rã lai lịch của ông Sư vãi bán khoai, chỉ biết ông truyền đạo phật lời lẽ
và phương thức tu hành rất giống với chủ trương của các vị Bồ tát ( Tổ sư ) trước đó Kệ giảng của ông để lại là “sám giảng người đời” Người chuyển kiếp cuối cùng là Đức Huỳnh giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo như nói ở phần trên
1.1.2 Sự nghiệp của Đức Huỳnh giáo chủ
Đức Huỳnh giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo là một trong những vị cổ Phật lâm phàm độ thế Ngài là một bậc sinh như tri, trên thông thiên văn, hạ đạt địa
lý và trung hóa nhân sự Chính vì lẽ đó ngày 18 tháng 5 năm kỷ mão Ngài đã khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo, chỉ trong một thời gian ngắn mà đã có hai triệu tín đồ theo đạo Ngoài ra Ngài không những là một thầy thuốc tài ba với cách trị bệnh hết sức huyền diệu mà còn là một nhà văn thiên tài với nhiều bài thi, sấm, đối họa làm bao nhiêu danh sĩ đương thời đều nể phục Sau khi khai sáng Đạo Hòa Hảo, Đức Huỳnh giáo chủ đã sử dùng ba phương pháp để truyền
bá đạo pháp cũng như tạo lòng tin để tín đồ chuyên tâm tu đạo Việc cùng lúc sử dụng ba phương pháp đó còn gọi là “tam độ nhất như” – trị bệnh độ đời, thuyết pháp độ đời, viết sấm giảng
Về phương diện trị bệnh độ đời, Ngài sử dụng phương pháp hết sức huyền diệu là chỉ dùng giấy vàng, nước lã Có khi thì dùng lá xoài, lá mít, lá ổi, bông trang, bông thọ,… vậy mà chữa được vô số chứng bệnh kì lạ như dịch tả,
tê liệt, câm điếc,… Nhưng Ngài lại phân ra hai hạng bệnh nhân: kẻ đau căn và
Trang 12người đau quả Ngài khẳng định đau căn thì chữa được còn đau quả thì không ông thầy nào trị nổi
Về thuyết Pháp độ đời: Bên cạnh việc trị bệnh thì Ngài còn thuyết giảng
những giáo lý cao siêu của nhà Phật cho “kẻ có lòng mộ đạo quy căn cùng Thầy Tổ”.Ngài thuyết giảng cả ngày lẫn đêm mà không biết mệt mỏi Chính phương
pháp thuyết giảng này đã thu hút rất đông người vì trong lời thuyết giảng còn ẩn
ý những huyền cơ, thức tỉnh lòng người hầu ăn năn cải hối làm lành lánh giữ Mặt khác Đức huỳnh giáo chủ còn phải đáp họa lại những học giả, trí thức nho
sĩ thời bấy giờ đến thử tài của Ngài như ông Chín Diệm tức Nguyễn Kỳ Trân ở Quận Lấp vò, ông Nguyễn Phước Còn ở quận Chợ Mới,… Chính sự siêu phàm của Ngài mà làm cho toàn thể tín đồ theo đạo có đủ cơ sở đức tin để chuyên tâm
tu tập cho đến ngày thành công viên mãn
Sáng tác kệ giảng: trong thời gian 7 năm 9 tháng 7 ngày(từ 18/5/1939 đến 25/2/1947) hoằng khai đạo pháp Ngài đã viết ra sáu quyển sấm giảng và trên
200 bài rời sau này được tập hợp trong “sấm giảng thi văn giáo lý toàn bộ” của Phật Giáo Hòa Hảo Phần này sẽ được nói rõ hơn ở phần sau
1.2 Giáo lý và Giới luật
1.2.1 Giáo lý
Sau khi sáng lập ra đạo Phật giáo Hòa Hảo vào 18-5 năm Kỷ Mão (1939) thì bên cạnh việc độ bệnh giúp đời và thuyết giảng nhưng chưa chỉ pháp môn tu hành là điều mà những người muốn tu hành cần phải có, để nương theo đó mà tu học hầu cho đắc thành quả vị phật hay hoàn toàn giải thoát Chính vì thế Ngài bắt đầu viết Sấm Giảng để trình bày hay phổ truyền giáo pháp của Ngài
Tuy Phật giáo Hòa Hảo là một mối đạo nhưng triết lý căn bản vẫn là đạo Phật Bởi vì Đức Thầy từng bảo rằng: ta không quên ta là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (2)
hay là:
Trang 13“Đạo vô vi của phật ân cần Nối theo chí Thích Ca ngày trước”.(3)
Nhưng nét đặc trưng trong giáo lý Phật giáo Hòa Hảo là pháp môn học phật tu nhân để tu đền nợ thế cho rồi thì sau mới được đứng ngồi tòa sen, đắc thành đạo quả
Về phương pháp truyền đạt, phần lớn ngài sử dụng văn vần để người đọc hứng thú, dễ nghe, dễ tiếp nhận, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, vừa đáp ứng được trình độ nhận thức của quần chúng thời bấy giờ Thật vậy, trong bối cảnh
xã hội nước ta lúc này thì thực dân Pháp dung chính sách ngu dân để trị, đạo Phật đang ở thời kỳ “thoái trào” nên mấy ai hiểu được tiếng Phạn trong kinh sách hoặc dù có dịch sang Việt ngữ hay Hán ngữ thì cũng chỉ giới hạn ở một số tăng ni có kiến thức, còn phật tử, giới bình dân, nhất là nông dân miền Tây Nam
bộ thì mấy ai hiểu được kinh sám cảu Phật dạy những gì mà tu tập hay hành trì:
“Quá mắc mỏ bởi chân Phạn ngữ Nên người đời khó kiếm cho ra
Mõ chuông bày đọc tụng ó la Chớ hiếm kẻ tường thông nghĩa lý”(4)
Chính vì thế Ngài ra đời tế độ để đáp ứng căn cơ nguyện vọng của chúng sanh mà truyền giáo pháp siêu mầu của Đức Phật để lại:
“Quyết dạy trần nên nói thường Cho sanh chúng đời nay dễ biết” (5)
Trang 14vần, 1 quyển bằng văn xuôi và phần còn lại là phần thi văn giáo lý với gần hai trăm bài thi thơ hay đáp họa Sau đây là khái lược về những quuyển sấm giảng của Ngài đã viết:
+ Sấm giảng quyển 1 “Khuyên người đời tu niệm” được Đức Thầy viết vào khoảng tháng 9 năm Kỷ Mão (1939) tại Hòa Hảo, phẩm kinh nay được viết theo thể thơ lục bát, dài 912 câu Trong quyển này, Đức Thầy đánh thức bá tánh vạn dân bằng cách tiên tri những cảnh lầm than khốn khổ mà nhân loại phải trải qua trong thời can hoa binh lửa Cũng trong quyển này Ngài đã cho biết quá trình đi dạo lục châu để tiếp cân bá tánh bằng cách hóa hiện thành người ăn xin đui cùi, lão đưa đò, người bán cá, bán thuốc hát rong,… nhằm dễ bề thâm nhập quần chúng thuyết giảng kinh kệ nhằm thức tỉnh người đời và khuyên người đời
tu niệm Song tính đặc biệt của quyển này có lẽ là “Sấm” mở màng cho thời kỳ
“hạ ngươn mạt pháp”, “thảm họa sắp tràn lan” nên Ngài tiết lộ rằng:
“Hạ ngươn nay đã hết đời Phong ba biến chuyển đổi dời gia cang
Năm Mèo kỷ mão rõ ràng Khắp trong trần hạ nhộn nhàng xiết chi”
Hay là:
“Thấy đời ly loạn bất an Khắp trong các nước nhộn nhàng đao binh”
Để từ đó Ngài chú tâm vào việc khuyên người đời tu niệm, làm lành lánh
dữ được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong quyển này, cụ thể:
“Tu hành đâu có tốn xu
Mà sao thoát khỏi lao tù thế giang”
Hay là
“Khuyên trong lê thứ trẻ già
Tu hành hiền đức Phật mà cứu cho”
Trang 15Ở cái thời Lang-xa thống trị, nước mất nhà tan mà những người tham gia cộng tác, làm việc cho triều đình hay cộng tác cho Pháp thì Ngài ví như những
kẻ đui mù không thấy xa hiểu rộng Ngài ám chỉ:
“Thương ai ham võng ham dù Cũng như những kẻ đui mù đi đêm…”
Qua đây ta thấy tuy đây là quyển thứ nhất nhưng đã cho thấy được sự huyền diệu nhiệm mầu của bậc hiển thánh trong những lời tiên đón thiên cơ, thời cuộc một cách chính xác góp phần thức tỉnh chúng sanh, bá tánh tìm về đường ngay nẻo chánh mà quay đầu hướng thiện
+ Sấm giảng quyển 2 “Kệ dân của người khùng” được Đức Thầy viết ngày 12 tháng 9 năm Kỷ mão (1939) tại Hòa Hảo, thánh phẩm này được viết theo thể văn thất ngôn trường thiên gồm 476 câu Cũng như trong quyển nhất, Đức thầy tiếp tục tiên tri những tai nàn sắp đến, những đau thương chết chóc, sinh linh đồ khổ nhưng ngài nêu cụ thể là ở đất nước Việt Nam, thảm cảnh của dân tộc Việt Nam:
“Thương hại bấy lê dân đứt ruột Thảm vợ con đói rách đùm đeo Gẫm chữ nghèo thường mắc chữ eo Thêm gạo lúa lại tăng giá mắc…”
Bên cạnh đó, Ngài cũng tiên tri những tai nàn sắp xảy đến vừa khuyên chúng sanh làm lành lánh dữ, lo tinh tấn tu hành thì sẽ được vãng sanh cực lạc:
“Đến chừng đó bốn phương có giặc Khắp hoàn cầu thiết thiết that ha Vậy sớm mau kiếm chữ ma-ha Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa…”
Trang 16Ngoài ra Ngài còn đánh đổ mê tín dị đoan của những nhà sư dối tu chỉ dụng âm thinh sắc tướng, mượn bồ đề chuỗi hột lòe đời hoặc lừa gạt bá tánh thập phương:
“Theo Thần Tú tạo nhiều chuông mõ
Từ xưa nay có mấy ai thành…”
Hơn thế nữa, Đức Thầy cũng không quên những bậc thượng trí thượng căn nên Ngài cũng giáo thuyết them những điều vừa cao siêu vừa đầy chơn lý:
“Phật tại tâm chớ có đâu xa
Mà tìm kiếm ở trên non núi”
“Đức Di Đà truyền mở đạo lành Bởi vì Ngài thương xót chúng sanh
Ra sắc lịnh bảo Ta truyền dạy”
+ Sấm giảng quyển 3 “Sám giảng” được Ngài viết theo thể văn lục bát năm 1939 tại Hòa Hảo, phẩm kinh này dài 612 câu Trong quyển này Ngài dạy
tu nhân đạo (đạo làm người) một cách hoàn toàn để đền đáp công ơn cha mẹ và đắc thành đạo quả:
“Tu đền nợ thế cho rồi Thì sau mới được đứng ngồi tòa sen”
Đồng thời Ngài dạy trai gái phải biết gìn giữ tam cang ngũ thường và tam tùng tứ đức, cũng như cách cư xữ đối đãi với bà con nội ngoại, cô bác anh em, xóm giềng lân cận Đặc biệt là phần hiếu đạo không những lúc cha mẹ còn sống
Trang 17mà còn hiếu đạo lúc lâm chung, Ngài dạy bỏ bớt cóc keng, trống đờn lễ nhạc tế
và bớt giết con vật đặng mà cúng tế:
“Bỏ bớt rình rang một khi Nếu cha mẹ chết làm y lời này
Là lời truyền giáo của Thầy Bông hoa cầu Phật hiệp vày đi chôn”
Hay là
“Dương trần lắm chuyện lạ kỳ Tạo nhiều cảnh giả chơn thì chẳng theo
Của tiền chớ có bỏ theo Chết rồi tế lễ bò heo làm gì”
+ Sấm giảng quyển 4 “Giác mê tâm kệ” được Đức Thầy viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên vào ngày 20 tháng 9 năm 1939 tại Hòa Hảo, phẩm kinh này dày 846 câu Trong phẩm kinh này Ngài tuyên truyền những pháp môn hành đạo của Đức Thích Ca khi xưa như Tứ Diệu Đế, Bát chánh đạo, Bát nhẫn… và giảng giải thế nào là tứ khổ, tứ đổ tường, ngũ uẩn, lục căn, lục trần,… cho người đời theo đó mà tu hành cho đắc quả Bên cạnh dạy tín đồ làm tròn nhơn đạo thì Ngài còn hướng cho bổn đạo tín đồ bước lên nấc thang cao hơn trên co đường tu học, tu tâm Cụ thể:
“Nếu ai mà biết chữ tu trì Tâm bình tịnh được thì phát huệ”
Trang 18“Địa ngục cũng tại tâm làm quấy
Về thiên đàng tâm ấy tạo ra Cái chữ tâm mà quỷ hay ma Tiên hay phật cũng là tại nó”
Với quyển này Đức Huỳnh Giáo Chủ đang xây dựng hoàn chỉnh một con người tiến dần đến ngưỡng cửa Phật đường, đi đúng theo giáo lý chân truyền của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
+ Sấm giảng quyển 5 “ Khuyến Thiện” (lời khuyến thiện của ông vô danh
cư sĩ) Phẩm kinh này đoạn đầu và đoạn cuối được Đức Thầy viết theo thể thơ lục bát, đoan giữa theo thể thất ngôn trường thiên vào năm Tân Tỵ (1941) tại nhà thương Chợ Quán dài 756 câu Nội dung thánh phẩm này Ngài nhắc lại sự tích của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, luận giải về tám sự khổ trong cõi ta bà, sự diệt ngũ-trược, trừ thập ác và hành thập thiện Cũng trong quyển này, Ngài khuyên người đời tu theo pháp môn tịnh độ để cầu sanh về cực lạc vì trong thời
kỳ hạ ngươn mạt pháp này thì đây là pháp môn cứu cánh, phù hợp với căn cơ trình độ của tất cả chúng sanh:
“Môn tịnh độ là phương cứu cánh Rán phụng hành kẻo phụ Phật xưa Lòng từ bi chẳng quản nắng mưa Xông thuyền giác rước đưa sanh chúng”
Hay là:
“Lòng thương chúng thuyết phương Tịnh độ
Đặng dắt dìu tất cả chúng sanh Nếu như ai cố chí làm lành Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật quốc”
Đặc biệt nếu xét về mặt “lôgic”, thì sấm giảng quyển 5 này thể hiện tính liên tục và kế thừa quyển 4 “Giác mê tâm kệ” nhằm chân lý hóa triết lý Phật
Trang 19giáo, không phải là những điệp khúc trong các quyển kệ giảng trước, mà tái khẳng định sự mầu nhiệm của đạo đưa con người thoát khỏi kiếp luân hồi, đi đến giải thoát
“Tiếng kệ tù bi quá diệu trầm Diệt lòng tham vọng diệt thinh âm Trần giang say đắm theo màu sắc Tịnh độ giác thuyền trị dục tâm…”
Hay là:
“Hào quang chư phật rọi mười phương Đạo pháp xem qua chớ gọi thường Chuyên chú nghĩ suy từ nét dấu
Cố công gìn giữ tánh thuần lương”
Bên cạnh đó Ngài cũng kêu gọi lòng hy sinh với sự thành thật của tăng đồ nhà phật và sự hưởng ứng của thiện nam tín nữ:
“Nếu xuất gia thì phải hy sinh
Cả vật chất tinh thần lo đạo”
+ Sấm giảng quyển 6 “Tôn chỉ hành đạo – cách tu hiền và sự ăn ở của người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo” (những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền) Thánh phẩm này được Đức Thầy viết theo lối văn xuôi vào tháng 5 năm 1945 dương lịch, tại Sài Gòn Trong phẩm kinh này, Ngài đã nêu lên những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền, luận giải về tam nghiệp, bát chánh đạo, chỉ dẫn tín
đồ thực hiện tứ đại trọng ân, hành thập thiện, trừ thập ác Bên cạnh đó Ngài cũng chỉ dạy cách thờ phượng, cầu cúng, hôn nhân, tang lễ theo đúng tinh thần Phật giáo và phong tục cổ truyền của dân tộc cũng như cách đối đãi với các tăng
sư, chùa chiền, với các tôn giáo khác và nhân sinh Đồng thời Ngài cũng khuyên tất cả mọi người nên chăm cần học hỏi để mở mang trí tuệ, luyện tập thể dục, giữ gìn vệ sinh để tạo cho mình một sức khỏe dồi dào ngõ hầu làm việc đạo
Trang 20nghĩa, nên làm nghề lương thiện và tránh lường cân tráo đấu, đầu cơ buôn lậu,…Đặc biệt trong quuyển này còn có bài “Lời khuyên bổn đạo” tức “Tám điều răn cấm” mà mỗi người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo phài hành theo Nó cũng được xem như là giới luật của Đạo này
Ngoài ra, Đức thầy còn viết rất nhiều bài thi, bài văn, những bài đáp họa với các học sĩ dương thời Những bài này được Ngài viết theo nhiều thể loại như
tứ tuyệt, thất ngôn bát cú đường luật, lục bát,…, hay những bài văn với lời lẽ hùng hồn, cảm động, ý tứ và bí ẩn sâu xa Tất cả những bài này được tín đồ Phật giáo Hòa hảo tập trung lại thành quyển “thi văn giáo lý của Đức Huỳnh giáo chủ”
Tóm lại, giáo lý Phật giáo Hòa Hảo không phải là một kho tàng kinh điển,
mà ở đó chỉ có 6 quyển với vài trăm trang sách nhưng nội dung kệ giảng của Ngài đã lý giải được các vấn đề bức xúc trong xã hội, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng đạo Phật của tín đồ, đạo làm người trong đối nhân xử thế, bổn phận nghĩa vụ công dân với quốc gia dân tộc và cũng không chỉ giới hạn ở lĩnh vực tu thân, giáo lý của Ngài còn làm sáng tỏ chân lý của nhà Phật, phát huy công đức
tu hành của các bậc tăng ni, giáo phẩm trên con đường chấn hưng Phật giáo, vun vén đạo mầu,…như Đức Thầy đã từng dạy:
“Chớ chia rẽ phải đồng tâm lực Khua vọng vàng đánh thức bốn phương Chấn hưng Phật giáo học đường Dưới trên hòa thuận trọn đường quy nguyên”
Có thể nói trong hoàn cảnh nước nhà bị xâm lược, nô dịch, đói nghèo, Phật giáo Hòa Hảo và giáo lý của Đạo này ra đời và đến với đông đảo quần chúng nghèo nàn, ít học là để cứu rỗi họ khỏi chìm đắm trong mê hoặc thần quyền, đem chân lý đại đồng, từ bi bác ái và giá trị nhân sinh quan của Phật giáo
để khai mở trí tuệ, đánh thức lòng yêu nước, giúp cho số đông quần chúng sớm
Trang 21theo kịp đà tiến bộ của xã hội Chính vì thế Đạo Hòa Hảo không chỉ có sức cảm hóa, thuyết phục mà còn tạo được một đức tin lớn trong lòng của mỗi người tín
đồ Dù trải qua bao giai đoan thăng trầm nhưng Đạo Hòa Hảo vẫn đứng vững và phát triển cho đến ngày nay
1.2.2 Giới luật
Một đất nước thái bình thịnh trị căn bản là toàn dân phải chấp hành luật pháp nghiêm minh Trong tôn giáo cũng vậy, tôn giáo nào cũng đều có giới luật bắt môn nhơn đệ tử phải tuân thủ theo, vì rằng khi đã làm môn nhơn đệ tử của một tôn giáo nào mà không nghiêm thủ giới luật thì mới lấy đâu đảm bảo rằng
kẻ kia là một tín đồ Thế nên trong đạo phật, giới luật là đứng đầu các hạnh, vì vậy người tu có giữ giới đạo nghiêm minh thì tâm tánh mới an định và khi tánh
an định thì trí tuệ mới phát khai Ngài Đàm Nhất Luật Sư có nói rằng: “Tam thế
thuyết pháp, đều lấy giới hạnh làm căn bản, căn bản không tu xa đạo lắm vậy Tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo cũng vậy cũng rất coi trọng việc giữ gìn giới luật Đức Huỳnh giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo có dạy rằng:
Giới luật giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống của người tu hành Trong kinh Di Giáo, Đức Phật Thích Ca đã dặn dò “này các tỳ kheo sau khi ta diệt độ, các ông nên tự mình thấp đuốc lên mà đi, lấy giới luật làm thầy, cũng như người đi trong đêm tối mà gặp đèn sáng, người nghèo được của báo, dù ta
Trang 22có trụ ở đời này cũng chẳng khác pháp này vậy”(9) Đức Huỳnh giáo chủ xác định giáo lý của Ngài “rút trong các luật các kinh” và đã khẳng định để tín đồ trì hành:
“Đồ lao muốn lánh sớm nghe ta
Bố thí, trì chay, giữ giới mà”(10)
Muốn tránh khỏi con đường khổ ở thế gian đó là “cái sanh, cái bịnh, các lão, cái tử, được đặt lên cuộc đời của người nầy rồi đến người khác… rồi đến người khác nữa, nghĩa là tất cả nhân loại không thiếu sót một ai” Ngài dạy chúng ta phải quyết tâm trì hành: bố thí, trì chay và giữ giới Đó là ba chân của
một đỉnh giải thoát Ngài còn dạy chúng ta “Thầy cảnh tỉnh giác ngộ điều gì chánh đáng thì khá vâng lời Cần nhứt là ở chỗ giữ giới luật hàng ngày” Do tín
đồ Phật Giáo Hòa Hảo đều thuộc hạng tại gia cư sĩ học phật tu nhân, không
phân biệt nam nữ, già trẻ, Đức Thầy khuyên giữ “Tám điều răn cấm” cùng
“những điều nên tránh hẳn hoặc châm chế hoặc nên làm” và vừa hành thập thiện (tránh tam nghiệp và chừa thập ác) theo tinh thần tam tụ giới: “Điều cần yếu là phải làm hết các việc từ thiện Tránh tất cả điều độc ác Quyết rửa tấm
Trong tám điều răn cấm, điều nào cũng mang tinh thần
tam tụ giới (tránh ác, hành thiện, đem lợi ích cho mọi người) Sau đây là “tám điều răn cấm” mà Đức Huỳnh giáo chủ muốn tín đồ phải hành theo:
“ Điều thứ nhất: Ta chẳng nên uống rượu, cờ bạc, chơi bời theo đàn điếm, phải giữ cho tròn luân lý tam cang ngũ thường
Điều thứ nhì: Ta chẳng nên lười biếng, phải cần kiệm, sốt sắng, lo làm ăn
và lo tu hành chơn chất, chẳng nên gây gỗ lẫn nhau, hay tha thứ tội cho nhau trong khi nóng giận
Điều thứ ba: Ta chẳng nên ăn xài chưng dọn cho thái quá và lợi dụng tiền tài mà đành quên nhân nghĩa và đạo lý, đừng ích kỷ và xu phụng kẻ giàu sang phụ người nghèo khó
Trang 23Điều thứ tư: Ta chẳng nên kêu Trời, Phật, Thần, Thánh mà sai hay hoặc nguyền rủa, vì Thầm Thánh không cang phạm đến ta
Điều thứ năm: Ta chẳng nên ăn thịt trâu, chó, bò và không nên sát sanh hại vật mà cúng Thần Thánh nào, vì Thần Thánh không bao giờ dùng hối lộ mà than thứ tội cho ta, vì nếu ta làm tôi sẽ huỏng tội, còn hạng ăn đò cúng kiếng mà làm hết bịnh là Tà Thần; nếu ta cúng kiếng mãi thì chúng ăn quen sẽ nhiễu hại
ta
Điều thứ sáu: Ta không nên đốt giấy tiền vàng bạc, giấy quần áo mà tốn tiền vô lý, vì cõi Diêm Vương không bao giờ ăn hối lộ của ta, mà cũng không xài được nữa, phải để tiền lãng phí ấy mà trợ cứu cho những người lỡ đường, đói rách,tàn tật
Điều thứ bảy; Đứng trước về sự đời hay đạo đức, ta phải suy xét cho minh lý rồi sẽ phán đoán việc ấy
Điều thứ tám: Tóm tắt ta phải thương yêu lẫn nhau như con một cha, dìu dắt nhau vào con đường đạo đức, nếu ai giữ đặng trọn lành trọn sáng về nơi cõi Tây Phương an dưỡng, mà học Đạo cho hoàn toàn đặng trở về cứu vớt chúng sanh
Tất cả thiện nam tín nữ trong Tôn giáo nhà phật lúc rảnh việc nên thường coi kệ giảng mà giữ gìn phong hóa nước nhà, giữ những tục lệ chơn chánh, bỏ tất cả những sự dị đoan mê tín mà làm cho đạo đức suy đồi
Đạo pháp thường hay dung với hòa, Xét người cho tột xét thân ta
Nếu người rõ phận vui lòng thứ,
Ta thứ được người, người thứ ta” (12)
Qua đây chúng ta thấy, giới luật của Phật giáo Hòa Hảo cũng có chỗ
giống ngũ giới, thập giới của đạo phật, diệu dụng của nó cốt yếu để tín đồ với pháp môn học phật tu nhân, hoàn thành hạnh đức để có thể đắc thành đạo quả,
Trang 24siêu sanh về cảnh giới an lành Cứ theo trình tự của “tám điều răn cấm” mà Đức Thầy đã sắp thì từ điều thứ nhất tới diều thứ tám là một sự tu tiến từ hành thấp đến cao như:
Điều thứ nhất: hoàn bị hạnh tu nhân
Điều thứ hai: rèn luyện đức tánh cần kiệm, tinh tấn, khoan dung
Điều thứ ba: rèn luyện đức tánh thanh đạm, chơn chánh, bố thí, cương trực
Điều thứ tư: hoàn bị hạnh chánh ngữ
Điều thứ năm: rèn luyện đức tánh hiếu sanh
Điều thứ sáu: Hoàn bị hạnh chánh kiến
Điều thứ bảy: khai mở chánh trí
Điều thứ tám: gây tình tương thân tương ái và khai thị pháp môn thiền tịnh song tu, và thực hành bồ tát hạnh
Nói tóm lại Đức Thầy với tám điều răn cấm là khuyên tu nhân đạo, khai
mở tâm lành tánh tốt, khai mở chánh kiến và chánh trí, hoàn thành đạo quả, và được vãng sanh cực lạc
Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy được trong hai thời cúng sáng chiều của người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cũng là giới luật căn bản của Đạo:
“Tưởng nhớ Phật như ăn cơm bữa Vọng cửu huyền sớm tối mới mầu”
Trong thời cúng sáng chiều thì Đức Thầy dạy chúng ta sám hối mỗi khi
làm lỗi Trong bài “quy y” của Ngài có dạy rằng: “nguyện cải hối ăn năn, làm
Tuy nhiên tất cả các giới luật điều khoản của nhà Phật cũng như những điều răn cấm của Đạo Phật giáo Hòa Hảo đều mang ba tính chất: tự nguyện, thiết thực, tùy duyên Nhưng tựu chung lại đều mang sự an vui, trật tự xã hội ổn định, dân giàu, nước mạnh, ấm no và hạnh phúc
Trang 251.3 Nghi thức thờ phƣợng và cầu cúng
1.3.1 Nghi thức thờ phƣợng
Như chúng ta đã biết mỗi một tín ngưỡng tôn giáo hay mỗi một mối đạo đều có nguyên tắc thờ phượng khác nhau Mỗi đạo giáo đều có cơ sở thờ tự để phật tử (giáo đồ) hành lễ, cầu cúng, học tập kinh sám Ví như đạo Phật thì xây dựng chùa chiền thờ các vị Phật, bồ tát, Thiên Chúa thì có nhà thờ Đức Chúa Jesus, Đức Mẹ Maria đồng trinh, Cao Đài thì có các Tòa thánh,… Tuy nhiên, Đạo Hòa Hảo không chủ trương xây dựng chùa chiền, không thờ tượng hình ảnh Việc phụng thờ và hành đạo của tín đồ Hòa Hảo rất đơn giản, chủ yếu là
tiến hành tại gia Đức Huỳnh giáo chủ dạy rằng “từ trước đến nay, các chùa chiền đã tạo quá nhiều hình tượng Đành rằng vì tôn-kính đấng Từ-Bi mới làm
ra thờ-phượng Ngài, nhưng cũng có kẻ lợi dụng để thủ-lợi Bây giờ chúng ta không nên tạo thêm nữa Làm thế chúng ta không có ý hủy-báng sự thờ-phượng của các chùa-chiền Cách thờ phượng tùy theo điều kiện các sư mà chúng ta cũng có thể sùng ngưỡng đặng Nhưng riêng về cư sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn giảncho lòng tin tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào sự hào
là để người tín đồ cầu cúng mỗi ngày
Trong mỗi nhà của người tín đồ cũng có thể xem như là một nơi thờ tự nhỏ (am nhỏ) vì có đủ 3 ngôi thờ tôn kính được đặt ngay chính diện trong gian nhà: thứ nhất là bàn thờ cửu huyền thất tổ (bàn thờ ông bà tổ tiên), thứ hai là
Trang 26ngôi thờ tam bảo được thờ một bức vải “Trần Dà” (màu dà) được lòng trong khung kiếng hình chữ nhật để sát vách phái trong bàn thờ, phía trước bức Trần
Dà là lư hương, 3 chung nước và một bình cắm hoa hoặc 3 chung đựng bông Trước đây thì Đạo Hòa Hảo thờ bức Trần Điều là di tích của Đức Phật Thầy Tây
An để lại, thể rhiện tư tưởng Phật giáo “Phật tại tâm, tâm tức Phật”.Tuy nhiên lại có những kẻ cũng thờ Trần Điều rồi tự xưng là cùng tông phái với đạo Hòa Hảo làm sái phép, sái với tôn chỉ, giới luật của Đạo nên toàn thể trong đạo đổi lại màu Dà Màu Dà là màu của sự kết hợp tất cả các màu sắc khác lại với nhau nên nó có thể tượng trưng cho sự hòa hiệp của nhân loại không phân biệt chủng tộc, cá nhân Hơn nữa màu Dà cũng là màu mà các nhà sư hay dùng nhằm biểu hiện cho sự thoát tục của mình Vì vậy bây giờ tín đồ Đạo Hòa Hảo dùng nó trong chỗ thờ phượng để tiêu biểu cho tinh thần vô thượng của nhà Phật Riêng bức chân dung của Đức Huỳnh giáo chủ thì được an vị phía bên trái bàn thờ tam bảo (từ ngoài nhìn vào), có nhà treo cả hai ảnh của Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo
ở hai bên của ngôi thờ Trước bức chân dung là lọ hoa, chung nước, không nhang khói gì cả vì người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo vẫn tin Giáo chủ mình là bất
tử và một ngày nào đó Ngài sẽ trở về Bên cạnh thờ các vị phật, ông bà tổ tiên, cha mẹ thì người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo còn thờ các vị anh hùng dân tộc, những vị cao đồ của Đạo như Nguyễn Trung Trực, Đức cố Quản Trần Văn Thành, Ông ba Nguyễn Văn Thới, Cậu hai Thanh Sĩ,… Ngoài ra Đức Thầy cũng dạy không nên vị tà thần nào mà không rõ nguồn gốc, căn tích
Tuy theo quy định mỗi người tín đồ theo đạo thì trong nhà phải thờ 3 ngôi thờ tôn kính như thế Nhưng ở đây Đạo Hòa Hảo không quy định là bàn thờ phải có kích thước nhất định, nếu nhà chật thì bàn thông thiên để một lư hương cũng đặng Đức Huỳnh giáo chủ dạy rằng “nếu trong nhà chật, nội bàn Thông-Thiên với một lư-hương không cũng được, bởi vì sự tu-hành cốt ở trau-tâm trỉa-
tánh hơn là do sự lễ bái bề ngoài” Ngài cũng chỉ rõ “còn người nào có cốt Phật
Trang 27trong nhà để vậy cũng đặng Hình tượng bằng giấy không nên chừa lại và phải đốt đi Kẻ nào ở chung đậu với người khác không có tu hiền hay không cùng một Đạo với mình hoặc nhà cửa quá nhỏ hẹp không có chỗ phượng-thờ, thì đến
Qua đây ta thấy được sự cách tân của Đạo Hòa Hảo, sự đơn giản hóa trong thờ tự cũng như cầu cúng, không ràng buộc người tín đồ theo đạo phải tự
y như những gì giới luật đã đề ra Điều này thể hiện lòng từ bi bát ái, bởi Ngài cho rằng việc tu cầu cốt yếu là thành tâm hướng Phật chứ không phải sự hào nhoáng bề ngoài Chính vì thế Đức Huỳnh giáo chủ có dạy rằng:
“Tới với ta chớ đem đồ cúng Chỉ đem theo hai chữ thành lòng” (16)
1.3.2 Nghi thức cầu cúng
Cầu cúng là một trong những vấn đề quan trọng đối với người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Nó được xem như thời công phu tu tập, là một trong những bước quan trọng để con người có thể giải thoát, sớm đến Long Hoa chầu Phật Đức thầy cho biết:
“Sáng chiều bình đẳng chớ lơi Thường hành như vậy nhớ lời đừng sai” (17)
Hay là:
“Sớm với chiều gắng chí nguyện cầu Thì sẽ được Tòa Chương dựa kế” (18)
Theo nguyên tắc của Đạo thì người tín đồ chỉ thực hiện công phu hai thời
là sáng và chiều (thời cúng sáng từ 5h-6h, chiều từ 18h-19h) Tuy nhiên tùy trình độ căn cơ, khả năng nhân thức Phật pháp mà mỗi tín đồ có phương thức hành đạo khác nhau, đối với những tín đồ chuyên tâm quyết chí tu tập thì việc cúng lại bao nhiêu cũng đặng, thường là người tín đồ sẽ cúng thêm thời trưa và
Trang 28thời khuya theo lời khuyên nhủ của Đức Huỳnh giáo chủ: “Sớm trưa bá tánh cần chuyên”, “khuyên bá gia khuya sớm chuyên cần”.
Lễ vật cúng Phật “chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi Nước lạnh tiêu-biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu-biểu cho sự tinh-khiết, còn
nhang dùng để bán mùi uế-trược Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả Bàn thờ ông bà cúng món chi cũng đặng
Khi đến thời cúng người tín đồ thường mặc áo dài cúng (màu nâu hoặc màu dà) đây cũng được xem như là lễ phục của đạo song song với áo dài khăn đóng mà người tín đồ mặc vào những ngày lễ lớn hay thuyết giảng Sau khi chuẩn bị xong, người tín đồ bắt đầu đọc các bài cúng trước bàn thờ ông bà (cửu huyền thất tổ), bàn thờ phật (tam bảo) và ngôi thờ thông thiên:
+ Bài nguyên trước bàn thờ ông bà (bàn thờ cửu huyền thất tổ)
Cầm hương xá 3 xá quỳ xuống chấp tay và hương đưa lên trán thành tâm nguyện:
“Cúi kính dâng hương trước Cửu-Huyền, Cầu trên Thất-Tổ chứng lòng thiềng
Nay con tỉnh-ngộ quy-y phật, Chí dốc tu-hiền tạo phước-duyên.”
Cấm hương xong rồi đứng thẳng chắp tay vào ngực đọc tiếp:
“Cúi đầu lại tạ Tổ-Tông, Báo ơn sanh-dưỡng dày công nhọc-nhằn
Rày con xin giữ Đạo hằng,
Tu cầu Tông-Tổ siêu-thăng Phật đài
Nguyện làm cho đẹp mặt-mày, Thoát nơi khổ-hải liên đài được lên
Mong nhờ Đức Cả bề trên,
Độ con yên-ổn vững bền cõi tu” (Xong lạy 4 lạy)
Trang 29+ Bài nguyện trước bàn thờ Phật:
Cầm hương xá 3 xá, quỳ xuống chắp tay và hương lên trán đọc bài “Quy Y”: “Nam-Mô Ta-Bà Giáo-Chủ Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (tam niệm)
Nam-Mô Thập Phương Phật Nam-Mô Thập Phương Pháp Nam-Mô Thập Phương Tăng Nam-Mô Phật Tổ, Phật Thầy, Quan Thượng Đẳng Đại-Thần, Chư quan Cựu-Thần, Chư vị Sơn-Thần, Chư Vị Năm Non Bảy Núi, cảm-ứng chứng minh, nay con nguyện cải-hối ăn-năn, làm lành lánh dữ, quy-y theo máy Ngài, tu-hiền theo Phật Đạo.”
Cắm hương (lạy 4 lạy cũng được), hoặc cắm hương đứng thẳng chấp tay vào ngực đọc tiếp bài “Tây phương ngũ nguyện”:
“ Nam-Mô Tây-Phương Cực-Lạc thế-giới Đại-từ Đai-bi phô-độ sanh A-Di-Đà Phật
chúng-Nam-Mô nhứt nguyện-cầu: Thiên-Hoàng, Địa-Hoàng, Nhơn-Hoàng, Liên-Hoa hải hội, thượng Phật từ-bi, Phật-Vương độ chúng thế-giới bình-an
Nam-Mô nhị nguyện-cầu: Cửu-huyền Thất-tổ Tịnh-độ siêu-sanh
Nam-Mô tam nguyện-cầu: Phụ mẫu tại đường tăng long phước-thọ, phụ mẫu quá-khứ trực-vãng tây-phương
Nam-Mô tứ nguyện-cầu: Bá-tánh vạn-dân từ tâm bác-ái, giải-thoát mê-ly Nam-Mô ngũ nguyện-cầu: Phật Tổ, Phật Thầy từ-bi xá tội đệ-tử tiêu-tai, tịnh-sự trí-huệ, thông-minh, giai-đắc đạo quả.”
(lạy 4 lạy rồi xá 3 xá: chính giữa niệm Nam Mô A Di Đà Phật, bên trái niệm
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát, bên phải niệm Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát)
+ Cầu nguyện tại bàn thông thiên:
Cầu nguyện bàn phật xong, ra bàn thông thiên cầu nguyện 4 hướng (lấy bàn thông thiên làm hướng chánh) trước mặt, sau lưng và hai bên vai Hướng
Trang 30chánh bàn thông thiên thì đọc bày “Quy y” xong rồi đọc tiếp bài “Tây phương ngũ nguyện” còn 3 hướng còn lại chỉ đọc bài “tây phương ngũ nguyện” Mỗi hướng đọc rồi thì lạy 4 lạy, lạy đứng hay lạy quỳ gì cũng được tùy thuộc vào lúc yếu mạnh(19) Nếu khi cầu nguyên mà không thể lạy được thì xá 3 xá cũng được
Bên cạnh việc cầu cúng hàng ngày thì người tín đồ còn trì tâm niệm phật Sau mỗi thời cúng thì người hành đạo thường ngồi bán già niệm sáu chữ “Nam
Mô A Di Đà phật để chơn tâm được thanh tịnh, tránh được tà quỉ,…Bởi Đức thầy có dạy rằng:
“Mắt nhìn trần đỏ niệm Di Đà Nguyện vái thân nầy khỏi đọa sa Muôn đạo hồng quang oai Đức Phật Soi đường minh thiện đến Long Hoa”(20)
Hoặc là niệm “Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới tam thập lục vạn
ức, nhứt thập nhứt vạn, cửu thiên ngũ bá đồng danh đồng hiệu đại từ đại bi phổ
độ chúng sanh A-Di-Đà-Phật” Niệm phật được nhiều hay ít là tùy thuộc vào sức lực của mỗi người Tuy nhiên Đức Huỳnh giáo chủ dạy tín đồ đi, đứng, nằm, ngồi phải rán niệm chớ quên không đợi gì thời khắc hoặc nhang khói:
“Niệm phật nào đợi mùi hương Miễn tâm thành kính tòa chương cũng gần”
Đặc biệt khi đi làm xa hoặc đi làm ruộng mà tới thời cúng thì ngó về hướng Tây nguyện trong tâm rồi xá 4 hướng cũng được
Qua đây chúng ta thấy được người tín đồ Hòa Hảo ngoài váy lạy và thờ cúng Phật và ông bà cha mẹ thi không thờ thêm một vị thần nào nữa Đó cũng là một nét độc đáo của một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc giữa lúc phong ba bão táp Chính vì những lễ nghi, giới luật, giáo lý phù hợp với trình độ căn cơ của người dân nên số lượng tín đồ theo đạo mỗi ngày một đông và là chỗ dựa
Trang 31tinh thần của họ, giúp học trải qua cơn cùng cực của cuộc đời để hưởng được sự
an lành, theo tinh thần lạc đạo, an bần, xã thân tu tỉnh
CHƯƠNG II ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO HÒA HẢO ĐẾN ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÍN ĐỒ Ở CÙ LAO TÂN LỘC
2.1 Tình hình của tín đồ theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo
Đạo Phật giáo Hòa Hảo được khai sáng và phát triển mạnh ở vùng An Giang Tuy nhiên sau một thời gian ngắn hoằng khai đạo pháp thì mối đạo đã phát triển lan rộng ra khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Đặc biệt là cù lao Tân Lộc thuộc huyện Thốt Nốt – TP Cần Thơ, là nơi có hơn 95% người dân theo đạo Hòa Hảo và được mệnh danh là “Cù lao Phật” Với việc hành trì theo giáo lý Hòa Hảo đã góp phần biến nơi đây thành một làng xã văn hóa, mọi người đều thương yêu nhau như con một cha và cùng dìu dắt nhau vào con đường đạo đức Các hoạt động đạo sự diễn ra rầm rộ, các bà con tín đồ nô nức
đi làm việc từ thiện như đắp cầu, bồi lộ, phơi chặt thuốc nam,… đã trở thành những công việc hàng ngày trong đời sống của người tín đồ nơi đây Bên cạnh
đó thì tình làng nghĩa xóm được xây dựng trên mối tình hòa hiếu, tình đồng đạo, mọi người đều quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, giúp nhau vượt qua khó khăn bằng những mái nhà từ thiện, hay bằng những nắm gạo tình thương do mọi người góp lại Hoặc giúp nhau phát triển kinh tế bằng cách chia sẽ kinh nghiệm hay cách thức làm ăn để mọi người cùng tiến bộ, góp phần làm cho quê hương ngày càng phát triển và đất nước thêm giàu mạnh Bên cạnh đó việc hành trì theo giáo lý cũng góp phần giữ gìn trật tự kỷ cương, pháp luật của nhà nước, tránh xa được các tệ nạn xã hội
Trang 322.1.1 Đặc điểm địa lý
Khái quát
Tân Lộc là một xã cù lao thuộc huyên thốt Nốt, cách nội ô thành phố Cần Thơ khoảng 40 Km theo hướng đi về phía Long Xuyên (An Giang) Tân Lộc là vùng đất nằm vắt ngang con sông Hậu hiền hòa có tổng chiều dài trên 20km, chiều rộng 3-4km là một điểm du lịch sinh thái hết sức lý tưởng cho du khách gần xa và là nơi tiếp giáp giữa 3 tỉnh: Cần Thơ, Đồng Tháp và An Giang Cù lao Tân Lộc được hình thành cách đây khoảng 400 năm, lúc mới nổi thì vùng đất này chỉ là một cù lao cát, không có cư dân sinh sống và phần nổi cao nhất chỉ từ 0,5 đến 1m Trên cù lao thì nhiều lao sậy mọc um tùm, đặc biệt ở nơi đây có rất nhiều cá, tôm, chim chóc sinh sống nên cồn được gọi là cù lao cá Dần dần cư dân ở vùng lân cận đến đây khai phá và sinh sống, là những cư dân đầu tiên nơi đây Tích xưa kể rằng vào năm 1782 trong lúc trú quân lánh nạn ở vùng Bảo Hậu, Bảo Tiền (vàm sông Lai Vung Đồng Tháp) thì Nguyễn Ánh thấy cảnh nơi đây hữu tình, cây cối nhiều nơi rậm rạp mát mẻ, lại là vùng trọng yếu giáp ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ nên để lại một cận thần là ông Trần Văn Huấn – được ông phong quan tam phẩm vào năm 1780, để vừa thông tin liên lạc vừa dẫn dắt đám lưu dân khai phá vùng đất này Trong thời gian Mỹ đô hộ nước ta thì cái tên cù lao Tân Lộc chính thức trở thành một đơn vị hành chính và được phân chia làm hai xã là Tân Lộc Đông và Tân Lộc Tây Đến năm 1990 thì hai xã Tân Lộc Đông Và Tây sáp nhập lại lấy tên là xã Tân Lộc cho đến ngày nay Trong quá trình hình thành và phát triển Tân lộc đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau như cù lao cát (hay cồn cát), làng cá, hòn đảo ngọt Mỗi tên gọi gắn liền với một giai đoạn phát triển kinh tế của vùng cù lao này Hiện nay thì Tân Lộc được chia thành 9 khu vực là Long Châu, Lân Thạnh 1, Lân Thạnh 2, Trường Thọ 1, Trường Thọ 2, Phước Lộc, Tân An, Tân Mỹ, Đông Bình
Trang 33Văn Hóa - xã hội:
Tân Lộc là một vùng đất mới được khai phá trong thời gian gần đây nhưng những người dân nơi đây đã tạo nên một bản sắc riêng, đạt được những thành tựu trong việc phát triển kinh tế, xã hội Và trở thành một phường văn hóa, bộ mặt cù lao ngày càng thay đổi với nhiều điểm du lịch sinh thái và thu hút nhiều khách du lịch với lễ hội truyền thống, lễ hội trái cây,… Khi nói về nét đẹp văn hóa người dân cù lao luôn tự hào với phẩm chất của con người nơi đây Tuy đa số người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nông nghiệp, quanh năm gắn bó với ruộng vườn cây trái nên nếp sống của người dân nơi đây rất gần gũi, chân tình, chung vui theo lối tình làng nghĩa xóm như đám tiệc, đau ốm, hoạn nạn, Đặc biệt là rất hiếu khách luôn tỏ thái độ thân thiện với mọi người, tạo nên một nét đẹp văn hóa riêng cho mảnh đất và con người cù lao đầy nghĩa tình Bên cạnh đó thì cù lao Tân Lộc vẫn còn lưu giữ được nhiều nét đẹp truyền thống của vùng đất này như nhiều ngôi nhà cổ tiêu biểu là nhà ông Trần Bá Thế - cháu 7 đời của cựu thần nhà Nguyễn là ông Trần Văn Huấn, nhiều lễ hội dân gian như:
- Lễ hội cúng đình: Đây là lễ hội truyền thống của người dân Tân Lộc với
2 ngôi đình lớn và được tổ chức theo thời gian khác nhau: Đình Tân Tây: tổ chức vào ngày 19,20,21 tháng 3(ÂL) Còn Đình Tân Đông tổ chức vào ngày 11,12,13 tháng 4 (ÂL) Mục đích là để cầu nguyên cho quốc thới dân an, mưa hòa gió thuận để moi người dân tân lộc đều có cuộc sống ấm no hạnh phúc.Đăy cũng là dịp để mọi người ăn chơi vui vẻ sau khi thu hoạch xong vụ lúa đông xuân
- Các lễ hội Phật Giáo Hòa Hảo: Lễ hội này được tổ chức lớn nhất trong năm vì khoảng hơn 95% dân số ở cù lao theo đạo hòa hảo Một năm có 2 ngày
lễ lớn là Ngay khai sáng đạo PGHH (18-05 âl) và lễ đản sanh Đức Huỳnh giáo chủ (25-11 âl) Đây là buổi sinh hoạt đạo lớn với nhiều phong trào được tổ chức như giảng đạo, thi múa lân, phát gạo,…
Trang 34- Lễ hội trái cây: Đây là ngày hội mới của cù lao, được tổ chức vào ngày tết đoan ngọ (5-5 âl).Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2008 và cứ thế đã được
4 lần diễn ra và đóng góp một nét đẹp trong đời sống văn hóa đia phương và quảng bá cho du lịch cù lao Tân Lộc Đây có thể xem như là ngày hội vườn cây, điêm nhấn là lễ hội thi trái cây với nhiều trái lạ được bà con nơi đây tạo ra như trái thơm hình long phụng, khoai mì nặng 29kg, khoai ngọt nặng 22,5kg, cây mía dài gần 6m với 85 mắt,…Ngoài ra còn trung bày mâm ngũ quả, thi múa lân, đờn ca tài tử…
Tóm lại, tuy đa số người dân cù lao đều sống gắn bó với ruộng vườn quanh năm làm ăn vất vả nhưng họ cũng tìm ra được nhiều niềm vui từ trong lao đông sản xuất Sáng tạo, hòa mình vào nhũng lễ hội để làm vơi bớt đi nổi vất vả trong đời sống hàng ngày Việc chung sống trong tình làng nghĩa xóm cũng là nét đẹp truyền thống của vùng quê này
2.1.2 Sự phát triển Đạo ở cù lao Tân Lộc
Phật giáo Hòa Hảo là một tôn giáo được Đức Huỳnh giáo chủ khai sáng vào năm 1939 tại làng Hòa Hảo thuộc huyện Phú Tân – Tỉnh An Giang Là một tôn giáo đã trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử Như lúc mới hình thành thì đất nước ta đang trong cảnh loạn lạc với sự đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Nhật, sau khi Đức Huỳnh giáo chủ vắng mặt thì nội bộ của đạo Hòa Hảo gây ảnh hưởng đến việc phát triển cũng như việc tu hành của tín đồ Tuy nhiên tất cả những điều đó không những làm lung lay ý chí của người tín đồ Hòa Hảo
mà còn tiếp thêm động lực để người tín đồ Hòa Hảo cố gắng làm cho đạo Phật giáo Hòa Hảo phát triển cho đến ngày nay Một trong số những nơi tiêu biểu trong việc gìn và phát triển đạo Hòa Hảo là cù lao Tân Lộc thuộc quận Thốt Nốt – TP Cần Thơ Cũng là nơi có hơn 95% dân số nơi đây tu theo đạo Hòa Hảo được mệnh danh là “cù lao Phật“ Tân Lộc là một vùng cù lao được khai phá các đây khoảng 400 năm nhưng thực sự phát triển và được cư dân trong vùng biết
Trang 35đến từ khi cụ Trần Văn Huấn – cựu thần nhà Nguyễn được Nguyễn Ánh giao nhiệm vụ trấn giữ và lãnh đạo nhân dân khai phá vùng cù lao này Cũng như bao vùng quê khác trên đất nước ta, thì cù lao Tân Lộc lúc mới hình thành thì tín ngưỡng của người dân nơi đây cũng là thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ thành hoàng vơi hai ngôi đình có tuổi thọ khá lâu đời là đình Tân Lộc Đông và đình Tân Lộc Tây Hàng năm người dân nơi đây đều tổ chức những lễ cúng đình để cầu nguyện cho quốc thới dân an, người dân được ấm no hạnh phúc và đây cũng là dịp để mọi người tập họp lại vui chơi sau một năm làm việc vất vả Dần dần đạo Phật được truyền bá vào nơi đây thu hút nhiều người dân tham gia tu đạo Đặc biệt là từ khi đạo Phật giáo Hòa Hảo được ra đời vào năm 1939, thì với phương pháp “tam độ nhất như“ của Đức Thầy áp dụng đã làm cho tín đồ tu học theo đạo ngày càng đông và được truyền bá một cách nhanh chóng ở khắp các vùng
ở đồng bằng sông Cửu Long Theo ông Trần Hiếu Quốc – thư kí ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo ở Tân Lộc thì ''Đức Thầy đã về thốt nốt thuyết pháp hai lần vào khoảng năm 1944 -1945 thì từ đó người dân cù lao thấy được sự nhiệm mầu của phật pháp, cũng như sư siêu phàm của Đức huỳnh giáo chủ nên số tín đồ cù lao theo tu đạo ngày càng đông'' Cũng chính vì lẽ đó mà đạo Hòa Hảo có điều kiện
để phát triển và không ngừng lớn mạnh trên đất cù lao Với phương cách tu tại gia cư sĩ học phật tu nhân làm cho người tín đồ dễ dàng tu tập và hành đạo, phù hợp với trình độ căn cơ của người dân lúc này Tuy nhiên trong giai đoạn chia rẽ trong nội bộ tôn giáo thì người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nói chung và tín đồ cù lao nói riêng rất hoang mang với việc tranh giành và tham gia vào chính trị của Đạo Tuy nhiên với tinh thần quyết chí tu cầu tìm phương giải thoát và luôn giữ vững niềm tin vào giáo lý siêu mầu của Đức Thầy thì người tín đồ nơi đây vẫn
cố gắng gìn giữ mối đạo trước sự tranh đấu khá quyết liệt trong nội bộ Đến năm
1999 khi Đảng và nhà nước cho tổ chức lại Ban đại diện thì đến năm 2004 ở cù lao Tân Lộc đã chính thức có ban đại diện phật giáo Hòa Hảo Cũng từ đó đạo
Trang 36Hòa Hảo đã không ngừng lớn mạnh trên đất cù lao, người tín đồ cũng an tâm lo
tu hành Ngày nay thì số lượng tín đồ đã chiếm gần như toàn bộ người dân trong mảnh đất nầy Thế nên ban trị phật giáo Hòa Hảo phường Tân Lộc được tổ chức theo một hệ thống khá chặt chẽ:
Chức vụ Họ và tên
Trưởng ban Cao Thế Nghiệp Phó ban Nguyễn Quốc Huy Thư kí Trần Hiếu Quốc Thủ quỹ Hà Văn tre Kiểm soát Trần Tấn Thành Ban phổ truyền Phan Ngọc Hương Ban từ thiện – xã hội Trần Văn Bạch Cùng 10 ban đại diện ở 10 khu vực trong phường đảm nhận việc quản lý
và phổ truyền sấm giảng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo Mặt khác để hưởng ứng theo lời dạy của Đức Huỳnh giáo chủ là phải làm tất cả các việc từ thiện, tránh những điều độc ác, quyết rửa tấm lòng cho trong sạch thì ban trị sự phường đã kêu gọi người tín đồ chung tay góp sức thực hiện Bằng chứng là việc tổ chức ra nhiều tổ tìm kiếm và sưu tầm thuốc nam, vận động xây cất nhà tình thương, tổ chức phong trào nắm gạo tình thương để giúp đỡ cho các hộ nghèo, tổ chức nấu cơm cháo, nước sôi phục vụ miễn phí tại các bệnh viện, mua xe chuyển bệnh nhân nghèo, bắt cầu bồi lộ, Nhất là sau khi lũ đi qua năm 2011 thì đoạn đường dài 6,4km đi từ bến phà Tân Lộc về Ủy ban nhân dân phường Tân Lộc bị
hư hỏng nặng thì ban trị sự kết hợp với chính quyền địa phường đã vận động bà con sửa chữa kinh phí lên tới 260 triệu đồng Ngày nay thì gần 50km đường giao thông chính trong phường đều được bê tông hóa, được thực hiên từ kinh phí và đóng góp ngày công lao động của người tín đồ nơi đây
Trang 37Đặc biệt trong năm 2012 người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trân trọng tổ chức mừng khánh thành chùa Hảo Hòa Tự tọa lạc ở khu vực trường thọ 1 – phường Tân Lộc với kinh phí lên đến 6 tỷ đồng do nhà nước và nhân dân trong phường cùng các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng Đây là một niềm tự hào của người tín đồ cù lao và sự chung tay góp sức của lãnh đạo đảng, nhà nước mà đại diện là lãnh đạo phường Tân Lộc vì một mục tiêu tốt đời đẹp đạo, chung tay xây dựng đất nước ngày càng thêm giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh
Tóm lại đạo Phật giáo Hòa Hảo nói chung và vùng cù lao nói riêng đạt được nhiều tành tựu được như ngày hôm nay đều do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đã đưa ra những chính sách phù hợp để người tín đồ Hòa Hảo an tâm tu tỉnh, mới có thể lạc đạo an bần Một phần do sự đoàn kết một lòng trong toàn thể tín đồ vì mục tiêu tốt đời đẹp đạo nên đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ và ngày cành lớn mạnh như Đức Thầy đã từng mong ước:
''Ước mơ thế giới lân Hòa Hảo Nhà Phật con Tiên hé miệng cười'' (21)
2.2 Ảnh hưởng của giáo lý đến cách ăn, ở của tín đồ
Phật giáo Hòa Hảo được biết đến là một tôn giáo với đa số tín đồ đều tu tại gia cư sĩ với pháp môn học phật tu nhân Toàn thể tín đồ trong giáo đều trì hành và làm theo những lời chỉ dạy của Đức Huỳnh giáo chủ truyền đạt lại trong quyển “Sấm giảng thi văn giáo lý toàn bộ” Trong quyển này người chỉ rõ cách thức tu hành cũng như việc ăn ở của tín đồ theo đạo Việc ăn ở này được Ngài chỉ rõ một cách chi tiết và cụ thể hóa bằng hành động cho tín đồ dễ dàng thực hiện theo Chính đều này đã tạo cho người tín đồ trong đạo nói chung và người tín đồ ở cù lao Tân Lộc nói riêng hình thành nên một nếp sống văn hóa, phù hợp với chủ trương pháp luật của nhà nước mà không ảnh hưởng tới việc tu tập và trì hành theo đạo Trong Sấm giảng quyển Sáu “Tôn chỉ hành đạo – những đều sơ
Trang 38lược càn biết của kẻ tu hiền” có dạy về các ăn ở của người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo: “ Kẻ tu-hành ăn uống phải có điều độ Tránh những món ngon song nấu toàn đồ độc cho cơ thể ăn vào sanh bịnh Phải giữ gìn thân thể sạch sẽ và từ nhà cửa đến chỗ ăn, chỗ nằm, phải biết trọng vệ sinh Bỏ những thói quen ăn dơ ở bẩn, vì xác thịt dơ dáy thì tinh thần không thể nào mở mang được, và vì thần thánh chỉ gần kẻ trong sạch; nên nếu ai muốn được tiếp độ phải trong sạch vừa tinh thần lẫn vật chất” Qua đây ta thấy tuy sám giảng được Đức Thầy viết vào khoảng năm 1945 nhưng đến nay vẫn còn phù hợp với chủ trương phép nước và đặc biệt là phù hợp với căn cơ và trình độ của mọi tín đồ tu theo đạo
2.2.1 Ảnh hưởng của giáo lý đến việc ăn uống của tín đồ
Như chúng ta đã biết mỗi người tu theo đạo đều bắt buộc phải thực hiện theo giáo lý và giới luật mà mỗi tôn giáo đặt ra Đối với Phật giáo chính thống thì mỗi tu sĩ theo đạo thì phải trì hành đủ 5 giới: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu Trong đó đặc biệt là phải
ăn chay trường, đây cũng là một điều trở ngại đối với một số người muốn tu theo đạo Phật giáo Hòa Hảo cũng vậy cũng đưa ra những giới luật để tín đồ hành trì theo Tuy nhiên không bắt buộc người vào đạo phải ăn chay trường như các tôn giáo khác Mà ăn chay theo quy định vì đa số tín đồ đều thuộc hạng tại gia cư sĩ, kẻ mua tảo bán tần, người việc này việc nọ,… chủ yếu là do kế sinh nhai mà ra Nắm bắt được tình hình của tín đồ, Đức Huỳnh giáo chủ đã đưa ra những lời dạy hay nhiều quy định của đạo phù hợp với nguyện vọng của người dân Đức Huỳnh giáo chủ dạy rằng: Phật trời không ép buộc ai phải ăn chay, cũng không ai xuối chúng sanh ăn mặn, bởi lẽ ăn chay không phải là tu mà ăn chay là để thể hiện tánh từ bi hỉ xã của nhà phật,… Chính vì lẽ đó Ngài đã nêu
rõ quy định các ngày ăn chay để tín đồ làm theo:
“ Chay bốn bữa ấy là quy tắc Của kẻ khùng chỉ dắt chúng sanh” (22)
Trang 39Hay là trong quyển sáu Ngài cũng chỉ rõ những ngay ăn chay theo quy
định như tín đồ bắt buộc phải “ăn chay các ngày 14-15, 29-30, tháng thiếu 29
và mùng 1, có nhang thì đốt không có thì nguyện không Hàng năm đến 3 ngày xuân nhựt thì ngày 29-30 và mồng 1 phải ăn chay, trong mấy ngày ăn chay phải cúng chay, qua đến ngày mồng 2 có chi cúng nấy cũng được, đến ngày mùng 3
ra mắt không nên sát sanh loài vật nào mà cúng tế trời phật, chỉ dùng bông hoa
Điều này được tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đặc biệt là tín đồ ở
cù lao Tân Lộc thực hiện rất tốt Không chỉ vậy mà tín đồ nơi đây còn phát huy hơn thế nữa, từ 4 ngày theo quy định tiến lên ăn 10 ngày, còn một số khác chuyển sang ăn chay trường luôn Đây là một điều hết sức quý báo và cũng thể hiện lòng từ bi của người tu đạo Mặt khác đây cũng là hành trì theo đúng lời
Thầy dạy “khuyên chúng sanh nên trì giới, giữ chay”, Ngài đưa ra quy định ăn
chay 4 bữa là để làm điều kiện tập tành cho người mới vào đạo nhưng khi vào đạo rồi, hiểu biết được giáo lý thì người tín đồ sẽ tư nhiên chuyển dần sang ăn chay trường Điều này Ngài muốn khơi gợi lên tinh thần tự giác cũng như sự tinh tấn của mỗi tín đồ Hiểu được tâm ý đó nên có khoảng hơn 50% tín đồ theo đạo ở cù lao chuyển sang ăn chay trường như Đức Thầy đã dạy rằng:
“Tương với muối cháo rau đạm bạc Nghèo lương hiền biết niệm di đà
Mà mai sau thoát khỏi tinh ma Lại được thấy cảnh tiên nhàn hạ” (24)
Đặc biệt đã từ lâu rồi người tín đồ phật giáo Hòa Hảo ở cù lao Tân Lộc đã hình thành một thói quen là trước khi lên ăn cơm hay bất cứ là ăn món chi cũng đặng cũng phải để vái nguyện cửu huyền thất tổ, cùng ông bà cha mẹ quá vãng
về đây ăn với mình để tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ Vì đối với người tín đồ thì việc hiếu thuận với ông bà cha mẹ không chỉ thể hiện ở lúc cha mẹ còn sanh tiền mà còn thể hiện khi cha mẹ đã quá vãng Cho nên mình tưởng sự vong