1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

TỰ HỌC 990 TOEIC CHIA SẺ KINH NGHIỆM TỰ HỌC VÀ ÔN THI HIỆU QUẢ

43 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 3,2 MB

Nội dung

Kinh nghiệm bản thân của mình cho thấy mặc dù hầu hết các bạn đều chọn TOEIC kĩ năng Nghe – Đọc nhưng thật sự sau khi học xong nếu chuyển sang học Nói, Viết các bạn đều tiến bộ nhanh hơn

Trang 2

Địa chỉ: số 4, Hàn Thuyên, Q Thủ Đức (gần Ngã tư Thủ Đức và đại học Sư phạm Kĩ thuật) I

Website: www.startnow.edu.vn Facebook: www.facebook.com/CunghocTOEIC990

1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

BÍ KÍP TỰ HỌC NGHE TOEIC 495/495 3

BÍ KÍP TỰ HỌC ĐỌC TOEIC 495/495 11

TRA TỪ CÙNG LÚC TRONG 11 TỪ ĐIỂN 26

TÀI LIỆU TOEIC CHIA THEO TRÌNH ĐỘ 30

HƯỚNG DẪN HỌC TỪ VỰNG QUA MEMRISE 32

HỌC TỪ VỰNG SIÊU TỐC VỚI ANKI 38

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Chào các bạn,

TOEIC hiện nay là một trong những kì thi tiếng Anh phổ biến nhất, được ngày càng nhiều các trường đại học đặt làm điều kiện bắt buộc để ra trường Không chỉ vậy, số lượng các công ty sử dụng TOEIC làm thang đo để đánh giá mức lương nhân viên cũng đang gia tăng đáng kể Ở các nước phát triển như Nhật, Hàn Quốc, TOEIC cũng được các công ty

ưa chuộng khi đánh giá khả năng tiếng Anh Do đó, khi Việt Nam trên đường hội nhập, các công ty muốn nâng cao chất lượng ngoại ngữ, chắc chắn TOEIC sẽ còn trở nên phổ biến hơn nữa

Kinh nghiệm bản thân của mình cho thấy mặc dù hầu hết các bạn đều chọn TOEIC kĩ năng Nghe – Đọc nhưng thật sự sau khi học xong nếu chuyển sang học Nói, Viết các bạn đều tiến bộ nhanh hơn nhiều so với các bạn chưa học TOEIC bao giờ (Hãy nghĩ đến sự phát triển của một đứa trẻ: trước khi nói hay viết được, đứa trẻ đã trải qua nhiều năm tháng để xây dựng “nền” bằng cách nghe, đọc) Dĩ nhiên, sẽ vẫn có mẹo trong kì thi TOEIC nhưng thật sự những mẹo đó chỉ giúp các bạn tăng được tối đa 50/990, còn lại chính là thực lực của các bạn

Những phân tích trên cho thấy rằng TOEIC không chỉ là một chứng chỉ Anh ngữ đơn thuần mà còn có thể là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội thăng tiến sau này Dù vậy, việc học TOEIC đối với nhiều bạn là không hề đơn giản Mình đã nghe có những bạn ra trường 1,2 năm vẫn chưa có được tấm bằng đại học vì thi TOEIC không đủ điểm chuẩn Mình cũng

đã nghe có những bạn phải vật vã thi 5,6 lần hoặc nhiều hơn nhưng mãi mà không qua Có thể hiểu được cảm giác của các bạn khi cố gắng 4,5 năm trời hoàn thành hết các môn để rồi đành ngậm ngùi đợi sang năm sau hoặc năm sau nữa chỉ vì “nợ” TOEIC Đó là một sự lãng phí công sức, thời gian, tiền bạc và thậm chí tuổi trẻ của các bạn

Quyển e-book này được viết ra để chia sẻ những kinh nghiệm học của bản thân mình, từ góc nhìn của một người đi học - đi thi cũng như từ trải nghiệm và quan sát của một người

đi dạy qua nhiều năm Những đúc kết đó sẽ giúp các bạn tránh được va vấp, biết chọn được con đường phù hợp và học tập một cách hiệu quả Nhờ đó, bạn sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tiết kiệm công sức và tiền bạc Dĩ nhiên, mỗi người đều có cách học khác nhau nên không thể áp dụng một cách rập khuôn Quan điểm của mỗi người cũng sẽ thay đổi theo thời gian cùng những trải nghiệm Điều quan trọng nhất chính là sự xét đoán của bản thân bạn: nếu hiệu quả thì hãy sử dụng

- Hoàng Ân –

Anh ngữ StartNow

www.startnow.edu.vn www.facebook.com/CunghocTOEIC990

Trang 4

Địa chỉ: số 4, Hàn Thuyên, Q Thủ Đức (gần Ngã tư Thủ Đức và đại học Sư phạm Kĩ thuật) I

Website: www.startnow.edu.vn Facebook: www.facebook.com/CunghocTOEIC990

3

BÍ KÍP TỰ HỌC NGHE TOEIC 495/495

Chào các bạn,

Do page của chúng ta có nhiều bạn thắc mắc về phần nghe trong TOEIC nên hôm nay mình

sẽ viết 1 note để chia sẻ những kinh nghiệm mình đã tích lũy được trong quá trình đi thi

Trước hết mình xin giới thiệu về bản thân Mình tên là Hoàng Ân Mình đã thi TOEIC vào tháng 5/2014 và đạt tổng điểm là 975, trong đó điểm phần nghe là 495/495 Để đạt được điểm số này, mình đã trải qua một quá trình mò mẫm, thử nghiệm và đút rút ra được một số bài học “xương máu” Hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn đang chuẩn bị cho kì thi

I Những phương pháp luyện nghe thông dụng (và trải nghiệm của mình ^^)

Trước đây phần nghe TOEIC là phần mình cảm thấy “khó

nuốt” vì mỗi lần nghe là xong là đủ thứ tâm trạng: bấn loạn

(nghe nhiều quá), uất hận (nghe kịp mà đánh sai đáp án) và

mệt mỏi (100 câu!!! OMG) Mình đã google search phương

pháp luyện nghe để cải thiện phần này Dưới đây là những

gì mình đã tập thử và trải nghiệm trong thời gian dài

❶ Nghe thụ động: theo phương pháp này, chúng ta nên tạo ra một môi trường nghe hoàn

toàn để “tắm ngôn ngữ” Qua thời gian, các âm đó sẽ “thấm” vào chúng ta như cách mà người nước ngoài họ “thấm” ngôn ngữ của họ, lúc đó chúng ta sẽ nghe một cách rõ ràng, tự nhiên Mình làm theo bằng cách mở máy tính cho phát tiếng Anh suốt hàng giờ liền, cả đi ngủ cũng mở ra rả Kết quả sau mấy tuần thì mình thấy phương pháp này có 2 khuyết điểm Thứ nhất, phương pháp này khá… tốn điện (mở máy hàng giờ ^^) Khuyết điểm thứ hai quan trọng hơn là mỗi đợt như vậy mình cảm thấy đầu óc mệt mỏi và nặng nề trong khi khả năng nghe vẫn vậy Đến một ngày nọ, mình đọc được thông tin là có người ở nước ngoài 10 năm vẫn không hiểu được tiếng Anh Lúc đó mình vỡ lẽ và tự hỏi: “Tại sao người đó ở nước ngoài 10 năm, “tắm ngôn ngữ” hàng ngày mà vẫn không nghe được? Theo lý thuyết kia thì người đó phải nghe như người bản xứ chứ?” Bản thân mình cũng cảm thấy nó không hiệu quả nên đã từ bỏ phương pháp này

❷ Chép chính tả: phương pháp này đơn giản như tên của nó: nghe và ghi ra giấy hoặc

đánh máy lại tất cả những gì bạn nghe được Phương pháp này được sử dụng lúc mình ôn thi TOEIC Mình làm xong một test, sau đó nghe đi nghe lại và đánh máy gần như tất cả nội dung của test Kết quả là sau đó 4 5 test điểm nghe mình vẫn giậm chân tại chỗ, có bài lại thấp hơn trước Sau này ngẫm lại, mình nhận ra khuyết điểm của phương pháp, đó là vô tình

nó đã khiến chúng ta tạo thành thói quen muốn nghe từng từ và tất cả các từ trong một câu

Trang 5

Trong khi đó, đề thi TOEIC nói rất nhanh, sẽ rất khó để nghe hết tất cả các từ trong một câu Điều này dễ dẫn đến ức chế cho các bạn và ảnh hưởng tâm lý chung khi làm bài thi Bên cạnh đó, nếu bạn “lỡ” không nghe được một từ sẽ dẫn đến hiệu ứng domino, không nghe được các từ còn lại, não của bạn sẽ bị quá tải vì nhiều âm thanh vô nghĩa cùng lúc “tấn công”, khiến cho chúng ta có cảm giác nặng nề và buồn ngủ (Chắc ai làm bài nghe TOEIC cũng hiểu cảm giác này ^^) Nhưng quan trọng hơn, do tập trung nghe từng từ một nên có thể bạn sẽ xem nhẹ hoặc thậm chí không hiểu nghĩa của câu và đoạn Bên lề một chút là phương pháp này cũng khá… mỏi tay (dù bạn đánh máy hay viết ra giấy) :)

❶ Thiếu từ vựng: Từ vựng là nền tảng của mọi thứ, dù là nghe, nói hay đọc, viết Listening

thì “lời nói gió bay” trong khi TOEIC lại “bay” rất nhanh, phần đọc có thể đoán mò chứ phần nghe rất khó đoán nếu chúng ta có vốn từ vựng hạn chế Một vốn từ vững chắc sẽ giúp các bạn an tâm và làm bài chính xác, hiệu quả hơn Vậy thì làm sao để tăng vốn từ? Và học từ vựng ở tài liệu nào?

 Một cuốn sách gối đầu giường của mọi thế hệ đi thi TOEIC (trừ

những năm trước khi sách xuất bản ^^) –“600 essential words

for the TOEIC” Giống như tên của nó - “600 từ thiết yếu” - bạn

phải có ít nhất 600 từ trong sách để có thể đi thi Sách chia làm 50

chủ đề và mỗi chủ đề sẽ có 12 từ Điểm mình đánh giá rất cao

cuốn này là bài tập phong phú, các bài tập đều bám sát chủ đề và

các từ cần học Ngoài ra, tác giả còn sử dụng lại các từ đã học

trong những bài sau để giúp chúng ta vừa ôn từ vừa học từ trong

ngữ cảnh mới, giúp ghi nhớ sâu sắc hơn Một điểm mình cần lưu ý

các bạn là mặc dù tác giả ghi 600 từ nhưng thật ra còn phần từ gia

đình (word family) cũng rất quan trọng vì nếu bạn học từ “expire”

(động từ; hết hạn) phiên âm là /ɪkˈspaɪər/ nhưng trong đề thi bạn nghe “expiration” (danh từ;

sự hết hạn) đọc là “/ˌekspəˈreɪʃn/” rất khó để các bạn hiểu được nghĩa của từ nếu chưa gặp

Do đó, chúng ta cần học các từ gia đình trong bài (và vì vậy vốn từ thật sự các bạn thu được

từ cuốn sách này cũng không dưới 1000 từ)

Sau khi học cuốn 600 từ, nếu muốn nâng cao thêm các bạn có thể đọc sách “Hackers

TOEIC Reading” Đây là một trong những giáo trình mới nhất và hay nhất hiện nay về

TOEIC Nếu gọi “600 essential words for the TOEIC” là cuốn sách kinh điển thì “Hackers TOEIC Reading” xứng đáng là cuốn sách từ điển J vì độ dày và mức độ bao phủ của nó Từ

Trang 6

Địa chỉ: số 4, Hàn Thuyên, Q Thủ Đức (gần Ngã tư Thủ Đức và đại học Sư phạm Kĩ thuật) I

Website: www.startnow.edu.vn Facebook: www.facebook.com/CunghocTOEIC990

5

vựng trong sách rất phong phú và đa dạng Điểm đặc biệt là phần cuối

sách có liệt kê các từ thường hay xuất hiện trong đề thi thật, và còn đánh

dấu những từ nằm ở đáp án Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý là sách

này hoàn toàn bằng tiếng Anh, số lượng từ vựng rất lớn (nhiều mục

không có chú thích nghĩa), việc học có thể dễ gây nản nếu học không

đúng cấp độ hoặc không có người hướng dẫn

 Nguồn thứ ba mình muốn giới thiệu đó là mục từ vựng (Vocabulary và

Collocations) trên page Cùng học TOEIC 990 ^^ Các từ vựng đều trích

nguồn từ 2 sách đã kể ở trên nên các bạn có thể yên tâm về mức độ

chọn lọc của nó Đặc biệt, page cũng đã Việt hóa từ vựng sách Hackers và thiết kế lại từ theo dạng điền vào chỗ trống, có màu sắc để giúp các bạn học dễ nhớ hơn

❷ Yếu phát âm: Nếu bạn phát âm sai, làm sao bạn có thể nghe đúng được? Do cách học ở

phổ thông chú trọng vào ngữ pháp và từ vựng nên chúng ta ít được học phát âm Một từ nếu nằm trên giấy thì bạn có thể hiểu nghĩa nhưng nếu chúng ta nghe thì có thể sẽ không biết đó

là từ gì (Và khi đọc script có thể bạn sẽ vỡ òa trong đau khổ :() (Về vấn đề phát âm, ad Tiến

đã viết một note phương pháp luyện tập Các bạn có thể tham khảo tại link: http://bit.ly/phatamcoban)

Mình có một số điểm cần lưu ý với các bạn là ngoài việc học phát âm (tức cách cử động các

vị trí như miệng, lưỡi,… để tạo âm) thì chúng ta nên học phiên âm quốc tế, ví dụ như cách

phát âm expiration là /ˌekspəˈreɪʃn/ Khác với Tiếng Việt, tiếng Anh không thể đánh vần thành

âm được, mỗi từ lại có cách phát âm khác nhau và không theo qui luật, ví dụ như “gear” đọc

là “/ɡɪə/” (tương tự chữ “ghia” tiếng Việt) và “bear” đọc là “/beə(r)/” (tương tự chữ “be” trong tiếng Việt) Do đó, chúng ta nên học phiên âm quốc tế để có thể nhìn vào từ điển và biết cách phát âm chính xác nhất Ngoài ra, khi học phát âm, những hiện tượng như luyến âm, biến

âm, đồng hóa, giản lược cũng nên chú ý vì phần Listening cũng có những hiện tượng này, nếu không quen có thể không nghe được mặc dù các từ đơn lẻ chúng ta đều biết

Một giáo trình phát âm rất hay là Pronunciation Workshop (đã

đề cập trong note) Ở đây mình muốn nói rõ thêm với các bạn

về tác dụng của giáo trình này Mình thường đọc được lời khuyên trên mạng là hãy nghe radio, nghe nhạc, xem phim,… bằng tiếng Anh thật nhiều để tăng khả năng nghe Mình không nghe radio, nhạc cũng chủ yếu tiếng Việt (do không thích nhạc tiếng Anh hiện giờ), xem phim thì thỉnh thoảng Tuy nhiên, mình

đã tập theo Pronunciation Workshop và cảm thấy kĩ năng nghe của mình trở nên tốt hơn nhiều Pronunciation Workshop là tập hợp video dạy phát âm, cho nên những âm trong đó sẽ

ở dạng cơ bản nhất, thuần túy nhất, nếu chúng ta nắm thật vững được cái cơ bản nhất

chúng ta sẽ dễ dàng tiến xa Cho nên mỗi video mình xem đi xem lại 2, 3 lần, trước kì thi

Trang 7

mình cũng mở ra xem và tập nói theo (mặc dù đã học và biết cách phát âm trước đó rồi) Tập

như vậy sẽ giúp mình phát âm tốt hơn nhưng quan trọng hơn là phát triển khả năngnghe một

cách chủ động

❸ Không theo kịp tốc độ của người nói: Sau khi đã xây vốn từ, đã học cách làm rõ các

âm nghe được, có thể bạn vẫn không nghe được vì bạn nghe không đúng cách

Như đã nói ở trên, khi nghe nếu bạn cố gắng nghe từng từ chẳng bao lâu bạn sẽ bị mệt vì

quá tải, cho nên mình nghĩ phương pháp tốt nhất vẫn là nghe theo key word (từ khóa),

những từ quan trọng nhất trong câu Trong khi nói, người nước ngoài sẽ có những chỗ lên giọng, những chỗ nói to hơn hoặc kéo dài hơn, đó chính là những từ họ cần nhấn mạnh Vì vậy, key word có thể nghe dựa vào ngữ điệu và nhấn nhá của họ Từ những key word đó, chúng ta sẽ đoán được nội dung của câu Ngoài ra, mặc dù nghe key word nhưng nếu nghe quen, sau này bạn sẽ có thể nghe rõ tất cả từ còn lại dựa vào key word Phương pháp nghe key word sẽ giúp bạn giảm tải được khối lượng cần phải nghe, giúp não luôn chủ động xử lý, tránh bị mệt mỏi mà vẫn nắm được ý nghĩa của bài listening

Để luyện tập phương pháp key word, các bạn có thể tìm nguồn phát âm nhanh hơn một chút

so với đề thi thật để tránh bị bỡ ngỡ Đối với phần này, mình nghĩ xem phim sit-com là cách tốt nhất vì độ dài vừa phải, nội dung hài hước đỡ nhàm chán và không lo… hết phim (vì 1 season cũng khoảng 20 tập, hết season này lại đến season khác) 2 series ưa thích của mình là

Friends: phim này thì hầu hết các bạn chắc cũng

đã có biết đến Series gồm 10 season, xoay

quanh những vấn đề cuộc sống như tình yêu, hôn

nhân, công việc,… giữa 6 người bạn thân Các

nhân vật đều có cá tính riêng, câu thoại hài hước

sẽ giúp các bạn tập nghe không bị nhàm chán

Tuy nhiên, do các nhân vật sống khá phóng

khoáng theo cách Tây (đôi khi đến mức “buông

thả” nếu dựa trên chuẩn mực của Việt Nam) nên

có thể làm cho một số bạn bị “sốc” và không thích

phim này

Trang 8

Địa chỉ: số 4, Hàn Thuyên, Q Thủ Đức (gần Ngã tư Thủ Đức và đại học Sư phạm Kĩ thuật) I

Website: www.startnow.edu.vn Facebook: www.facebook.com/CunghocTOEIC990

7

How I met your mother: đây sẽ là sự lựa chọn thay thế hợp lý cho Friends Series nói về

hành trình tìm kiếm người bạn đời của một chàng trai, bên cạnh anh là những người bạn vui

vẻ và tốt bụng Tương tự như Friends, phim cũng có những tình huống hài hước, vui nhộn, các nhân vật đều sống động và độc đáo Nội dung phim nhẹ nhàng, ý nhị có lẽ sẽ hợp khẩu

vị với các bạn hơn Các bạn hãy tự phân tích xem mình thiếu yếu tố nào trong 3 yếu tố trên

để có biện pháp phù hợp nhé Việc luyện nghe như vậy sẽ giúp các bạn nâng cao khả năng

nghe thuần túy, tuy nhiên nếu có phương pháp và chiến thuật làm bài hợp lý, điểm TOEIC

của bạn sẽ còn cao hơn nhiều

III Làm sao để nâng cao điểm nghe TOEIC?

Dưới đây là một số điều mình đã tích lũy được trong quá trình luyện thi:

❶ Tâm lý vững vàng: đề nghe TOEIC rất dài và các âm thanh được phát ra liên tục, bạn

không thể nào dừng lại để nghỉ ngơi Có những câu bạn sẽ không nghe được nhưng đừng hoảng loạn vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến các phần sau Nếu lỡ mà đang phân vân giữa hai đáp án thì hãy chọn thật nhanh vì sự phân vân của bạn có thể đánh đổi bằng 2 câu khác Nếu bạn hoàn toàn không nghe được, vẫn cứ chọn đáp án và chuyển qua phần khác, tập trung vào phần tiếp theo chứ đừng tiếc phần đã qua

❷ Có tâm thế đúng đắn khi nghe : hãy luôn quan niệm trong đầu là mình phải luôn nghe

ở thế chủ động (tưởng tượng như bạn đang chơi lướt sóng trên biển, những đợt sóng

listening cứ hết lượt này tới lượt kia ào tới, nếu bạn không chủ động đón lấy những cơn sóng, bạn sẽ bị nhấn chìm trong đó)

Trang 9

Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng nhại theo người nói trong

máy cho thật giống, càng giống càng tốt (tương tự như cách

học phát âm ở phần Pronunciation Workshop) Điều này sẽ

giúp bạn tránh được sự lơ đễnh và có được sự tập trung nhất

định khi nghe

 Nghe theo keyword (đã đề cập ở trên): chỉ nghe những từ

quan trọng nhất và phán đoán

 Đừng chỉ tập trung nghe và tìm đáp án đúng Ở đây bạn sẽ

đánh giá ngay đáp án đó là đúng hay sai để loại ngay lập tức

Ví dụ đáp án A phát ra, bạn nghe thấy không phù hợp và hãy

nói thầm trong đầu “loại” Cứ tiếp tục như vậy, B “đúng”, C

”loại”, D “loại”… với cách này bạn sẽ có một đáp án chắc chắn

và an tâm hơn nhiều so với việc bạn chỉ nghe và tìm câu đúng

❸ Có chiến lược và mẹo làm bài ở mỗi phần hợp lý: Phần này hầu như các sách dạy

luyện thi đều có hướng dẫn rất chi tiết nên mình chỉ nêu một số điểm quan trọng

Part 1 (10 câu miêu tả hình): Ở phần này chúng ta nên thể tận dụng thời gian máy đọc

hướng dẫn làm bài để xem lướt qua càng nhiều ảnh càng tốt Điều đầu tiên cần xác định là bức hình nói về người hay vật, hay cả hai Nếu bức hình nói về vật (không có ai trong bức hình), chúng ta có thể loại ngay những đáp án có những từ như “people”, “the woman”,”the man”… Nếu bức hình có cả người và vật, hãy đoán thử vị trí của người và vật, chẳng hạn

“the man is standing beside the telephone booth” Nếu bức hình về người, hãy đoán thử hành động của nhân vật trong ảnh và số lượng người, vị trí của họ… Ngoài ra, cũng như trình bày ở trên, bạn nên nghe và loại các đáp án sai kết hợp với chọn đáp án đúng để câu trả lời có thể chắc chắn hơn

Part 2 (30 câu hỏi đáp): Phần này cũng tương tự như part 1 là bạn sẽ nghe key word trong

câu hỏi để chọn đáp án, đặc biệt chú ý vào từ để hỏi (từ đầu tiên trong câu) để xác định xem

đó là dạng câu hỏi gì (WH-question hay Yes/no question, câu hỏi đuôi,… một số trường hợp

sẽ không đưa ra câu hỏi mà đưa ra lời khẳng định chung chung.) Sau khi đã nghe được từ

để hỏi chúng ta sẽ có một số thủ thuật để loại đáp án:

+ Nếu bạn nghe được key word trong câu hỏi và ở các đáp án trả lời có lặp lại key word

hoặc từ nghe tương tự với key word, thường đó sẽ là đáp án “bẫy” và nhờ đó chúng ta có thể

loại đáp án

+ Nếu bạn nghe được chủ ngữ của câu hỏi và câu trả lời khác nhau thì chúng ta cũng có

thể loại đáp án ví dụ “Why … he not … office?” – “It…” (“loại”)

+ Nếu đó là dạng WH-question, bạn nên tập trung nghe xem đó là Who, whom, what, where, when hay why Dựa vào đó bạn có thể loại một số đáp án chẳng liên quan Ví dụ, bạn nghe được câu hỏi “Where…?” – Đáp án A bạn nghe được key word “… Monday” (“loại”, đây

là đáp án cho câu hỏi When) Đáp án B “Because…” (“loại”, câu hỏi Why) Đáp án C “At…” (“đúng” – đáp án) Ngoài ra, đối với những câu trả lời bắt đầu bằng “Yes,…” hay “No,…”

Trang 10

Địa chỉ: số 4, Hàn Thuyên, Q Thủ Đức (gần Ngã tư Thủ Đức và đại học Sư phạm Kĩ thuật) I

Website: www.startnow.edu.vn Facebook: www.facebook.com/CunghocTOEIC990

9

+ Nếu đó là dạng câu hỏi lựa chọn “or”, ví dụ “Would you like coffee or tea?” thì chúng ta

chỉ cần tập trung vào 2 từ khóa được đưa ra “coffee” và “tea” để lắng nghe vì đáp án chỉ có thể giới hạn ở 2 key word đó

Part 3 (30 câu hỏi về 10 đoạn đối thoại): Phần này mức độ khó đã tăng lên Thay vì nghe

những câu riêng lẻ, bạn sẽ nghe cả một đoạn đối thoại Thay vì trả lời một câu hỏi, bạn sẽ phải trả lời 3 câu hỏi mỗi đợt Ngoài ra, trong các câu hỏi sẽ có những câu suy luận và câu hỏi bẫy nên phần này sẽ càng thêm khó Tuy nhiên, với một chiến lược hợp lý, các bạn có

thể sẽ thấy phần này còn dễ “ăn điểm” hơn hai phần trước J Ở giai đoạn này, tinh thần nghe

chủ động cần phải lên ở mức cao nhất vì bạn sẽ phải đoán trước khá nhiều (bao gồm phán

đoán và đoán mò) Các bước thực hiện sẽ bao gồm:

+ Bước 1: Khi máy bắt đầu phát hướng dẫn, mình sẽ bắt đầu đọc cụm câu hỏi số 1 (mỗi

cụm gồm 3 câu) Một số sách có khuyên là hãy đọc trước câu hỏi, tuy nhiên khi mình áp

dụng thì không nhớ được câu hỏi đã hỏi gì Do đó, mình đọc cả câu hỏi và câu trả lời (tính ra

bạn sẽ phải đọc khoảng 15 câu trong khoảng vài chục giây nên kĩ năng đọc của bạn phải thật nhanh nhé) Mình không đọc theo trình tự thông thường mà đọc câu ở giữa trong cụm 3 câu trước tiên Ví dụ, có 3 câu đánh số là 50 51 52, mình sẽ đọc câu 51 rồi đến 52 sau đó quay trở lại câu 50 Lý do là vì câu đầu tiên trong cụm 3 câu thường hỏi chung chung về ngữ cảnh hay nội dung bài đối thoại, các câu sau sẽ hỏi chi tiết Đôi khi trong những câu hỏi chi tiết có thể “sơ hở” để lộ nội dung của bài đối thoại, nhờ đó chúng ta có thể đoán ngay được đáp án của cả 3 câu Ngoài ra, những câu hỏi chi tiết cũng sẽ làm rõ nội dung của những câu hỏi chung

+ Bước 2: Sau khi đọc hết các câu hỏi và đáp án, bạn hãy nhanh chóng suy nghĩ xem đáp

án 3 câu đó có liên quan như thế nào Ví dụ câu 50A gắn với 51C, 52B; 50B gắn với 51B,52D… Từ đó, bạn hãy dự đoán đáp án có thể có Nếu không nghĩ ra hoặc không kịp, bạn hãy dùng ngón tay đặt trước vào các đáp án một cách ngẫu nhiên Khi đoạn đối thoại bắt đầu, bạn chỉ cần tập trung vào những đáp án sẵn có mà bạn đã chọn Nếu máy đọc khác, ngay lập tức dịch chuyển ngón tay đến đáp án phù hợp nhất Bằng cách này bạn sẽ giữ được thế chủ động của mình, không phải hồi hộp chờ đợi đáp án

+ Bước 3: Ngay khi đoạn hội thoại kết thúc và máy bắt đầu đọc câu hỏi, nhanh chóng tô

đáp án vào giấy dựa vào đánh dấu của ngón tay và chuyển sang cụm câu hỏi số 2 Cứ thế, lặp lại các bước 123

Phần này đòi hỏi tốc độ làm bài và phán đoán rất nhanh nên các bạn phải luyện tập nhiều mới có thể quen Vì phải “nhảy cóc” liên tục hết cụm câu này tới cụm câu khác, mình luôn cố gắng giữ cho tâm lý thật vững vàng, nếu lỡ có đoạn hội thoại không nghe được gì hết thì vẫn

cứ đánh “lụi” vào đáp án và tiếp tục qua ngay cụm câu tiếp theo Nếu chần chừ, mình có thể

sẽ “mất cả chì lẫn chày”

Part 4 (30 câu hỏi về 10 đoạn độc thoại): Phần này cũng tương tự như part 3, các bạn sẽ

trả lời 10 cụm câu hỏi (mỗi cụm 3 câu), tuy nhiên part 4 chỉ có một người nói Về chiến lược

Trang 11

và cách làm bài, mình cũng làm tương tự như part 3 (an tâm hơn một chút là phần này hầu như không có bẫy)

❹ Dừng lại và phân tích nguyên nhân, tích lũy và khắc

phục: Mình thường thấy các bạn sắp xếp thời gian chuẩn bị

cho kì thi TOEIC như thế này: ôn thi -> luyện đề -> đi thi Một

trong những sai lầm mà mình hay thấy là cố gắng luyện thật

nhiều đề chờ cho đến ngày thi mà không dừng lại để xem

xét mình còn thiếu những gì Việc luyện đề giúp nâng cao kĩ

năng làm bài và chỉ ra những điểm yếu của bạn, còn kiến

thức của bạn sẽ vẫn vậy, không thể nào thay đổi trong một

sớm một chiều được Hãy tưởng tượng bạn muốn tăng thêm chiều cao, bạn không thể nào lấy thước ra đo hôm nay, hôm sau lại đo tiếp xem mình có cao hơn hôm qua không.Thực tế, chúng ta phải ăn uống đầy đủ, tập thể dục qua một thời gian mới có thể đo tiếp được Mình

thấy việc luyện đề cũng giống như lấy cây thước để đo, cho nên nếu bạn cứ đo từ ngày

này qua ngày kia không lo ăn uống thì rất khó mà đạt mục tiêu Do đó, mình nghĩ các bạn nên làm thử 1,2 đề đánh giá xem điểm bao nhiêu Sau đó tạm dừng việc giải đề, phân tích tìm ra điểm yếu của bạn và nguyên nhân (phía trên mình đã đề cập đến 3 nguyên nhân chủ yếu cùng cách khắc phục) Kế đến các bạn có thể dành thêm một khoảng thời gian để luyện tập, tích lũy kiến thức và cải thiện những phần còn yếu rồi tiếp tục giải thêm 1,2 đề, xem điểm số của bạn có tăng thêm không? Cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến ngày thi Nói tóm lại,

có thể hình dung quá trình chuẩn bị thi như thế này: ôn thi -> luyện 1,2 đề -> phân tích

nguyên nhân -> tích lũy -> luyện 1,2 đề -> phân tích-> ….-> đi thi

❺ Giữ gìn sự tỉnh táo vào ngày thi: Đề nghe TOEIC rất dài và cần phải giữ sự tập trung

cao độ vì chỉ cần chểnh mảng một chút là các bạn có thể bị mất ngay 2,3 câu Vì vậy, các bạn nên cố gắng giữ sức khỏe cho tốt và tránh luyện quá nhiều đề những ngày gần thi (hãy luyện trước đó cho đều đặn, đừng để dồn đến gần cuối vì lúc đó bạn sẽ bị hoảng loạn và mệt mỏi, kém minh mẫn) Vào ngày thi, đừng ăn nhiều vì sẽ gây nặng bụng và buồn ngủ Mình đi thi ăn rất ít hoặc là để bụng đói (nghe nói ông Sherlock Holmes khi điều tra vụ án cũng để bụng rỗng cho tỉnh táo nên mình bắt chước theo) Ngoài ra, một mẹo nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả là trước giờ thi bạn hãy uống nước tăng lực (Red Bull, Sting, Number one,… Red Bull uống hơi mệt tim, mình thích uống Sting vàng hơn) Bạn chỉ cần uống vào là cảm giác mệt mỏi biến ngay, tinh thần sẽ trở nên tập trung hơn nhiều Tuy nhiên, mẹo này chống chỉ định với các bạn bàng quang yếu nhé ^^

Trang 12

Địa chỉ: số 4, Hàn Thuyên, Q Thủ Đức (gần Ngã tư Thủ Đức và đại học Sư phạm Kĩ thuật) I

Website: www.startnow.edu.vn Facebook: www.facebook.com/CunghocTOEIC990

11

BÍ KÍP TỰ HỌC ĐỌC TOEIC 495/495

Chào các bạn, mình tên là Hoàng Ân Mình đã thi TOEIC

ngày 5/10/2015 với kết quả 990 Mình đã viết một bài về

cách học nghe vào năm 2014 và năm nay mình tiếp tục với

bài về cách học đọc nhé :)) Hôm qua đến giờ nhiều bạn

inbox hỏi mình cách học thế nào, một số câu hỏi thường

đủ cho trình độ của các bạn Đây là những sách các bạn nên học:

Level “sơ-sinh” (0-250): nên tích lũy vốn từ cơ bản trước: ngày, tháng, số

đếm, bảng mẫu tự… Giáo trình Oxford Word skills – Basic: sách thiết kế bắt

mắt, chủ đề phong phú, dễ học Các bạn có thể tìm trên mạng tải về Phần

dưới mình sẽ tiết lộ phương pháp mới để học bộ này 

Level “bé-bi” (300-550): “600 essential words for the TOEIC” Có lẽ mình

không cần giới thiệu vì ai cũng biết đến bộ này rồi Các bạn có thể đọc thêm chi tiết bên bài về cách học nghe Phần dưới mình cũng chia sẻ bí quyết học bộ này nhanh nhất có thể

Level “bé-bự” (550-800): 635 đáp án TOEIC Đây là tài liệu do mình tự

soạn, gồm các đáp án thường gặp nhất trong đề đọc TOEIC, chia thành

danh từ, động từ, tính từ và trạng từ thường gặp Các bạn cứ học thử sẽ

biết nó “trúng” nhiều thế nào 

Level “thánh” (800-900+): Hackers TOEIC Reading Nếu các bạn muốn

Trang 13

lên hàng “thánh” thì hãy học từ vựng trong bộ này, cuối sách có liệt kê những từ thường gặp

và các đáp án hay xuất hiện Theo ước tính của mình thì số từ vựng ở đó tầm 2400-2500 từ, chia thành 30 ngày học Tuy nhiên, sách có khuyết điểm là không có chú thích nghĩa của từ Nhìn vào một danh sách dài đằng đẵng cũng rất “ngán”

Mình đã lọc ra danh sách từ - có kèm file mp3, các bạn có thể tải bên dưới

Trên đây mình đã trình bày những giáo trình từ vựng nên theo học từ thấp đến cao Vậy còn cách học như thế nào cho hiệu quả?

Trước hết, chúng ta cần phải thống nhất các “tư tưởng” sau để dễ bề bàn tiếp phương pháp học 

- Bạn không thể ghi nhớ từ ngay trong lần học đầu tiên Điều này tưởng như đơn giản

nhưng lại là sự thật khó chấp nhận và ít khi được thừa nhận Chính vì không chấp nhận nên nhiều bạn đã trở nên tức giận, bực bội với bản thân khi hôm qua vừa học, hôm nay đã quên mất Càng học càng chán và lại càng quên Nếu chúng ta hiểu được sự thật đó thì tâm lý chúng ta sẽ thoải mái hơn: não chúng ta cần có thời gian để tiếp thu những thứ mới; nếu bạn học một lần mà nhớ thì bạn đã thành siêu nhân

- Ôn tập từ vựng là điều bắt buộc: Nếu hiểu được rằng chắc chắn chúng ta không thể ghi

nhớ từ ngay sau một lần mà phải trải qua quá trình “gặp lại” từ đó nhiều lần nữa, chúng ta sẽ thấy sự cần thiết và hiển nhiên của ôn tập Nếu bạn không ôn tập , việc học từ sẽ giống như bạn đang cố gắng đổ nước vào một cái thùng thủng đáy: bạn học từ mới và quên từ cũ Bạn

đổ mãi mà nước chẳng bao giờ đầy - bạn học mãi mà thấy vốn từ của mình gần như không tăng được

- Học từ qua giấy là cách học khô khan, kém hiệu quả và để lại những “di chứng” nặng nề: Lúc còn học cấp 3, mình đã trải qua những năm tháng học từ qua giấy và thấm thía sự

“khô khan” của nó Cách học rất đơn giản: cầm tờ giấy che một bên nghĩa rồi nhớ bên còn lại Cách học như vậy ban đầu hiệu quả khá nhanh, trong thời gian ngắn có thể ghi nhớ được kha khá lượng từ Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau bạn sẽ thấy vấn đề: bạn đã quên gần hết từ Có giai đoạn mình nghe được lời khuyên nên có một cuốn sổ tay từ vựng, thế là mua

1 cuốn về viết từ vào Mình viết được nửa cuốn xem lại mấy từ đầu tiên chẳng nhớ nó đi đâu mất Mình cũng rất muốn ôn tập nhưng với số lượng từ gần 500-600 từ, mình chẳng nghĩ ra cách nào để ôn hết ngần đó Đến giờ cuốn sổ đó vẫn còn nửa cuốn trắng 

- Học từ vựng không đơn giản là nhớ nghĩa: vì từ vựng không chỉ dùng để đọc mà còn

dùng để nghe, nói và viết nên nếu bạn chỉ nhớ nghĩa, bạn sẽ gặp rắc rối lớn ở những kĩ năng khác Khi học từ vựng, ít nhất chúng ta cần nắm những thứ sau:

+ Nghĩa: cần để hiểu

+ Phát âm : cần cho nghe và nói

+ Cách viết: cần cho viết

Trang 14

Địa chỉ: số 4, Hàn Thuyên, Q Thủ Đức (gần Ngã tư Thủ Đức và đại học Sư phạm Kĩ thuật) I

Website: www.startnow.edu.vn Facebook: www.facebook.com/CunghocTOEIC990

13

+ Từ loại: cần cho việc diễn đạt đúng ngữ pháp

+ Cách sử dụng: cần cho nói, viết

4 yếu tố đầu là điều kiện tiên quyết để học từ ở mức cơ bản Yếu tố cuối cùng tuy cũng rất quan trọng nhưng bạn có thể “tạm gác” qua một bên nếu chưa lên đến trình “thánh” Mình đã từng dạy một bạn học trò biết rất nhiều từ, chép đầy quyển sổ tay Đó là một nỗ lực rất đáng ghi nhận Tuy nhiên, khi bạn nói thì không ai hiểu được vì bạn phát âm gần như sai hoàn toàn Đó là hậu quả của việc học qua giấy: khi học không có hướng dẫn phát âm, qua một thời gian dài những từ đó tích lũy lâu ngày dẫn đến phát âm sai Càng để lâu sau này bạn sẽ càng khó sửa

- Học từ qua hình ảnh, âm thanh mau “vào” hơn là học chay mặt chữ: hiển nhiên là việc

nhìn vào một bức hình với những gam màu tươi sáng, sống động, gợi nên những cảm xúc khác nhau từ hân hoan, ngạc nhiên đến đau khổ,… sẽ khiến bạn dễ tiếp thu hơn là nhìn vào những con chữ đơn điệu vô hồn (đặc biệt những bạn nào chữ không đẹp như mình lại càng thấy khó học khi đối diện với những dòng chữ mà mình viết ra )

Và đây là lời khuyên của mình: HÃY HỌC VỚI MEMRISE!!!

Với sự phát triển của Internet ngày nay, việc học từ qua giấy đã trở nên lỗi thời Mình đã giới

thiệu Memrise với các học viên trong lớp và các bạn đều tỏ ra thích thú với cách học mới này: học như chơi, chơi mà học, không áp lực, …

Memrise là gì? – Đây là một trang học từ vựng cộng đồng hoàn toàn miễn phí Bạn có thể

đăng nhập trực tiếp vào trang thông qua facebook hoặc tạo nick riêng qua mail Không chỉ học qua web, các bạn còn có thể tải app Memrise để học trên điện thoại, máy tính bảng,… Nhờ đó, chúng ta có thể học mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào bạn muốn (trừ lúc đi tắm và đi ngủ) Memrise được thiết kế để học như chơi trò chơi, mỗi câu trả lời đúng bạn sẽ được cộng điểm, tích lũy đủ điểm sẽ thăng cấp Số điểm sẽ được thống kê theo tuần, theo tháng

và tổng điểm Để tăng động lực, chúng ta có thể kết bạn với các bạn khác và thách “cược” điểm xem ai hơn ai! (Phần thắng có thể là một chầu chè cuối tuần chẳng hạn!) Bạn còn có thể tự tạo khóa học cho bản thân nếu chưa tìm được khóa học ưng ý

“Trăm nghe không bằng một thấy” – Vào trang www.memrise.com đăng kí và bạn sẽ “thấy” ngay Memrise đã khắc phục những điểm yếu khi học qua giấy mà mình đề cập ở trên:

Trang 15

+ Ôn tập: bạn không còn phải

hoa mắt giữa một rừng từ vựng

trên giấy nữa Chỉ cần nhấn nút

“Review” trên Memrise, chương

trình sẽ sắp xếp hết mọi thứ

cho bạn Bạn chỉ cần học theo

mà thôi

+ Học cách phát âm: Một số

khóa học trên memrise (gồm

những khóa học do mình tạo ra)

đều có âm thanh và phiên âm

cho từng từ Mỗi lần hiện từ mới

hay chọn đáp án sẽ có giọng

đọc vang lên, chỉ cần bắt chước đọc theo, lâu ngày thành thói quen bạn sẽ phát âm đúng không sợ sai nữa

+ Học cách viết chính tả và từ loại: Memrise có chức năng bắt nhập lại các từ đã học, cho

nên bạn sẽ học luôn được chính tả của từ đó Sau này khi bạn tập viết sẽ không ngại viết nhầm từ nữa

+ Học từ qua hình ảnh: Ngoài âm thanh, các khóa học do mình tạo ra còn có ảnh minh họa

cho từng từ Có những từ học hoài không nhớ nhưng chỉ cần nhìn một bức ảnh, tự động bạn

sẽ nhớ ngay tức khắc

Những khóa học Memrise do mình tạo ra:

- Basic – Oxford Word Skills (25 bài đầu):

- Không biết phân tích cấu trúc câu: nhiều bạn không phân biệt được đâu là chủ ngữ, đâu

là tân ngữ, các loại mệnh đề,… khiến cho khi nhìn vào câu chỉ thấy chữ là chữ Do đó, các bạn thường mất điểm ở phần từ loại và mệnh đề danh từ, mệnh đề quan hệ, những điểm ngữ pháp luôn xuất hiện trong đề thi

Trang 16

Địa chỉ: số 4, Hàn Thuyên, Q Thủ Đức (gần Ngã tư Thủ Đức và đại học Sư phạm Kĩ thuật) I

Website: www.startnow.edu.vn Facebook: www.facebook.com/CunghocTOEIC990

15

- Không phân biệt được đâu là danh từ, động từ, tính từ Đa số các trường hợp chúng ta

đều có thể dựa vào phần tiếp vĩ ngữ (tiếng Anh gọi là suffix; trong lớp học mình hay gọi là

“đuôi”; chó, mèo có đuôi… từ vựng cũng sẽ có đuôi) Các bạn nắm đuôi (đuôi của từ nhé; đừng nắm đuôi mấy con kia nguy hiểm) sẽ dễ dàng nhận diện ngay đâu là danh từ, động từ, tính từ Ví dụ “renovation”, “competition”, “information” – tất cả đều có đuôi là –tion => đây là những danh từ Khi ta gặp từ mới “clarification” mặc dù chưa biết nghĩa nhưng vẫn có thể đoán được đây là danh từ Cứ học thuộc bảng sau: bạn sẽ nhận diện nhanh chóng các từ loại thôi:

- Yếu từ vựng: nghe có vẻ không liên quan nhưng sự thật là có những câu ngữ pháp đòi hỏi

bạn phải dịch nghĩa ra để chọn Ví dụ, khi cho điền liên từ, giữa lựa chọn “because” và “but”

dĩ nhiên chúng ta phải dịch cả 2 vế mới chọn đúng đáp án được Đây cũng chính là lý do mà các bạn thường mất điểm trong part 6

Có thể bạn sẽ chỉ tay lên trời và nói rằng: Ngữ pháp là một thứ xa xỉ với tui! (Xong khóc ròng quay đi) Nhưng đừng lo lắng, chỉ cần có sự kiên trì và một lộ trình đúng đắn, bạn sẽ không còn sợ ngữ pháp nữa Dưới đây là những sách bạn nên theo học, được liệt kê từ thấp đến cao:

+ Mới bắt đầu: Big Step 1,2: Đây là bộ sách dễ nhất đời để học ngữ pháp TOEIC Sách

được viết với nội dung ngắn gọn, đúng trọng tâm và chia theo từng chủ điểm Đặc biệt, sách

đã dịch ra tiếng Việt nên ngay cả những bạn yếu ngữ pháp nhất cũng có thể học được Đây

là một trong những quyển sách hiếm hoi trên thị trường có phần phân tích câu Bạn nào thấy

Big Step quá dễ muốn học giáo trình cơ bản nhưng cao hơn nữa có thể học Hackers Start Reading Sách có cách trình bày khoa học và dễ hiểu, có một bảng lộ trình rõ ràng dễ theo

học Tuy nhiên, sách hoàn toàn bằng tiếng Anh, lượng từ vựng cũng khá lớn nên bạn chỉ nên học khi thấy vốn từ đã khá

+ Trình đã khá : TOEIC Training Reading Comprehension 730 và TOEIC

Training Reading Comprehension 860 Sách được trình bày cô đọng, dễ học

và lượng bài tập phong phú (sách cũng hoàn toàn bằng tiếng Anh) Học

cuốn 730 rồi lên cuốn 860, bạn sẽ tự tin với vốn kiến thức ngữ pháp của

mình

+ Muốn lên thánh ngữ pháp: Hackers TOEIC Reading Comprehension 22

chương ngữ pháp trong sách gần như đã giải đáp hết mọi vấn đề về ngữ

Trang 17

pháp có thể xuất hiện trong đề thi TOEIC Chỉ nên theo học khi bạn đặt quyết tâm 860+ và có nhiều thời gian vì sách rất dày, từ vựng cứ gọi là ngập mặt ^^

Ngoài lề: Nhiều bạn hỏi mình rằng có nên học sách ngữ pháp của tác giả Mai Lan Hương? – Đây gần như là cuốn sách không thể thiếu của mình khi còn học ngữ pháp cấp 3 Tuy nhiên, đối với việc học TOEIC, mình nghĩ không nên học cuốn này vì có những điểm ngữ pháp không bao giờ xuất hiện trong câu hỏi đề thi TOEIC Bài tập trong sách rất nhiều, học theo sẽ mất thời gian, trong khi trọng tâm của phần đọc TOEIC không phải là ngữ pháp, mà là từ vựng Ngoài ra, từ vựng trong sách cũng không sát với thi TOEIC nên bạn cũng lỡ mất cơ hội để ôn tập từ khi làm bài Tốt nhất nên học các sách thiết kế dành riêng cho kì thi TOEIC

mà mình đã liệt kê ở trên

Bên cạnh những tài liệu trên, mình có một số gợi ý để giúp các bạn học ngữ pháp có hiệu quả hơn:

- Tập phân tích cấu trúc câu: việc phân tích cấu trúc câu sẽ giúp các bạn nhận diện rõ hơn

các thành phần trong câu, thấy được cách sắp xếp các từ theo một qui tắc có sẵn Bạn học cách phân tích trong Big Step 2 rồi ứng dụng vào phân tích các câu trong một bài đọc TOEIC bất kì

- Học thuộc những mẫu câu đơn giản, thú vị thay vì nhớ những công thức khô khan:

Ví dụ: Thay vì học If + S + had + v3…, S + would have v3…

Bạn hãy thay bằng: If I had seen the ghost, I would have run away (Nếu tôi thấy con ma, tôi

đã bỏ chạy)

Khi gặp những câu hỏi tương tự, bạn có thể suy ra nhanh chóng

- Học ngữ pháp bằng cách nghe nhạc: nghe có vẻ lạ nhưng một số bài hát với giai điệu

thu hút có thể sẽ giúp bạn nhớ như in những cấu trúc “cứng đầu”, học hoài không thuộc Ví

dụ, từ “now that” nghĩa là “bởi vì” (=because), hầu hết các bạn đều cảm thấy khó nhớ (gần như bạn nào cũng dịch “bây giờ thì”) Những lúc như vậy, bạn chỉ cần nhớ lại lời bài hát

“Seasons in the sun” – Đây là lời bài hát nói về tâm trạng của người trước khi ra trận, hồi

tưởng về những ngày tươi đẹp và thể hiện sự tin tưởng yêu đời dù sắp bước ra chiến

trường: “Now that spring is in the air/ Pretty girls are everywhere” (Bởi vì mùa xuân ở trong

không khí/ Những cô gái xinh đẹp ở khắp mọi nơi =>Ý của lời hát là Cuộc sống tươi đẹp lắm nên tôi sẽ không chết) Bạn cứ bắt đi bắt lại bài hát, vừa thư giãn vừa tập nghe tiếng Anh vừa học ngữ pháp 

- Đọc nhiều và quan sát thói quen sử dụng: việc đọc nhiều sẽ giúp bạn quen với cách đặt

câu, hành văn bằng tiếng Anh Một thói quen tốt cho các bạn là khi đọc xong, hãy dành thêm

ít phút để quan sát, dò tìm các cấu trúc lạ trong bài Hãy quan sát bài đọc đó như cách bạn quan sát một bức tranh, quan sát ngoại hình của một người Ở trình độ cao, có những cấu trúc trong đề thi TOEIC không thể dùng ngữ pháp thông thường để lý giải mà phải do quan sát thói quen dùng từ của người bản xứ Khi quen với việc quan sát đó, sau này bạn có thể chọn nhanh đáp án mà không cần phải đắn đo nghĩ ngợi nhiều

Trang 18

Địa chỉ: số 4, Hàn Thuyên, Q Thủ Đức (gần Ngã tư Thủ Đức và đại học Sư phạm Kĩ thuật) I

Website: www.startnow.edu.vn Facebook: www.facebook.com/CunghocTOEIC990

17

III CÁCH HỌC ĐỌC

Bài đọc chiếm gần 50% số điểm của đề RC nên bạn không thể có được điểm cao nếu yếu phần này Để lầm phần đọc tốt, bạn cần chuẩn bị những gì?

- Từ vựng: phần đọc hoàn toàn không có những câu hỏi về ngữ pháp, chỉ từ vựng và từ

vựng Do đó, hãy xây cho mình một vốn từ thật chắc chắn Cách học thế nào bạn hãy tham khảo phần I

- Giáo trình tốt: bạn nên học các giáo trình uy tín, được nhiều người sử dụng để đạt kết quả

tốt nhất Những giáo trình nên học là:

+ Longman Preparation Series for The New Toeic Test (bản 4): bộ

gồm 3 cuốn Introductory (Nhập môn), Intermediate (Trung cấp) và

Advanced (Cao cấp) Những bài đọc trong đó có nội dung, từ vựng

và cách hành văn khá sát với đề thi thật Ngoài ra, sách cũng đã

chia trình độ từ thấp đến cao, bạn có thể đọc thử vài bài để chọn

sách phù hợp với trình độ của bản thân Bài tập trong sách khá

phong phú nên bạn có thể luyện tập thoải mái

+ Tomato TOEIC Compact Part 7: sách có hướng dẫn rất chi tiết về các kĩ năng, các bài đọc

trong sách cũng có độ khó tương tự

+ Các sách giải đề của Economy, ETS: bạn có thể giải riêng part 7 của các sách này để hình

dung đề thi thực tế sẽ ra sao

- Kĩ năng đọc: quá trình làm bài đọc là quá trình bạn phải thực hiện cùng lúc nhiều kĩ năng

Hãy sử dụng danh sách sau để kiểm tra lại xem mình còn yếu kĩ năng nào và rèn luyện thêm

+ Kĩ năng dịch: Đây là kĩ năng làm nền tảng cho các kĩ năng khác nên cần phải có sự luyện

tập kĩ lưỡng Ở giai đoạn ban đầu chúng ta nên tập dịch thành tiếng Việc dịch thành tiếng sẽ khiến bạn thấy được khả năng dịch của mình đang ở mức nào Nếu bạn ngập ngừng quá nhiều, điều đó có nghĩa là bạn chưa có đủ từ vựng hoặc chưa quen dịch Ngoài ra bạn nên tập dịch câu đơn rồi hãy chuyển sang dịch đoạn Bạn hãy tập đến khi bạn có thể dịch tương

Trang 19

đối lưu loát, không bị ngắt quãng nhiều Qua một thời gian, bạn hãy quay trở lại dịch thầm Trong quá trình dạy tại lớp, mình nhận thấy các bạn học viên hay mắc những lỗi sau:

Luôn dịch từ trái sang phải: nguyên nhân là do các bạn cố gắng dịch từng chữ mà không nhìn bao quát cả câu, không biết chia câu thành các cụm; đặc biệt là tách ra các cụm danh

từ (các cụm này dịch từ phải sang trái) Bạn hãy thử dịch câu sau:

Join more than two thousand elementary school teachers and administrators for the annual convention …

(Nếu theo thói quen dịch từ trái sang phải: Hãy tham gia hơn 2 nghìn tiểu học trường giáo viên và các nhà quản lý cho hàng năm hội nghị XYZ…) => câu sẽ trở nên vô cùng khó hiểu Thử chia câu thành các cụm:

Join/ more than/ two thousand /elementary school teachers and administrators /for /the annual convention …

Tách riêng các cụm danh từ: “elementary school teachers and administrators” và “the annual convention” để dịch ngược từ phải sang trái (các nhà quản lý và giáo viên trường tiểu học; hội nghị hàng năm)

Câu sẽ dễ hiểu hơn nhiều: Hãy tham gia hơn 2 nghìn nhà quản lý và giáo viên trường tiểu học cho hội nghị hàng năm XYZ

Không nắm vững ngữ pháp: đây cũng là một điều tai hại khiến cho việc dịch dễ gây nhầm lẫn:

Bạn hãy thử dịch câu sau:

When asked what her short-term goals were, she replied that…

(Có thể bạn sẽ dịch: Khi hỏi cái gì của cô ấy ngắn hạn mục tiêu là, cô ấy trả lời rằng…) Nếu có kiến thức về phân từ, bạn sẽ nhận diện ra chữ “asked” ở đó là dạng phân từ (v3; dịch theo nghĩa bị động: được hỏi) Còn “what her short term goals were” là mệnh đề danh từ, (mục tiêu ngắn hạn của cô ấy là gì) Từ đó chúng ta sẽ dịch là

Khi được hỏi mục tiêu ngắn hạn của cô ấy là gì, cô ấy trả lời rằng…

Các bạn nên tìm các nguồn tài liệu song ngữ để tập dịch và so sánh cách dịch để đảm bảo là không hiểu sai nghĩa của đoạn văn Các học viên của mình đều được phát các bản dịch tiếng Việt cho toàn bộ các bài đọc trong đề TOEIC nên tiến bộ rất nhanh

+ Kĩ năng “Skim” (Đọc lướt): Bạn đã từng lướt sóng chưa? Nếu chưa thì mình cũng vậy

Cho nên chỉ còn cách ở nhà đọc lướt đề TOEIC (có liên quan! ^^) Ở ngoài biển thì lướt trên ván, còn chúng ta sẽ lướt những thứ sau:

Trang 20

Địa chỉ: số 4, Hàn Thuyên, Q Thủ Đức (gần Ngã tư Thủ Đức và đại học Sư phạm Kĩ thuật) I

Website: www.startnow.edu.vn Facebook: www.facebook.com/CunghocTOEIC990

19

Tiêu đề: Một số bài báo trong TOEIC sẽ có tiêu đề và nó

sẽ tóm gọn nội dung chính của bài, rất tiện lợi để chúng ta

dành trả lời các câu hỏi chung chung trong đề

1-2 câu đầu tiên của mỗi đoạn: Văn phong tiếng Anh

thường có câu chủ đề ở đầu mỗi đoạn (“topic sentence”),

theo sau đó là các câu triển khai ý của câu chủ đề

(“support sentence”) Do đó, để nắm nhanh ý chính của

các đoạn, bạn hãy tập trung vào các câu topic sentence

+ Kĩ năng nhận diện “Bố cục” (Layout): Kĩ năng này liên quan mật thiết với kĩ năng “skim”

ở trên và kĩ năng “scan” ở dưới Khi đọc lướt bạn hãy quan sát cách sắp xếp các đoạn văn,

tự hỏi trong đầu “có bao nhiêu đoạn? mỗi đoạn nói gì? ) Ví dụ bố cục trong một lá thư thường như sau:

Đoạn 1: trình bày mục đích viết thư

Đoạn 2 : mô tả thông tin/ vấn đề chi tiết

Đoạn 3: thông tin liên lạc/ đề xuất/ đính kèm

Nhờ nắm bố cục, khi đọc câu hỏi, bạn có thể xác định nhanh thông tin nên được tìm ở đoạn nào

+ Kĩ năng “Scan” (Quét thông tin): Đọc câu hỏi và dò tìm chi tiết ở trên bài để chọn đáp án

phù hợp Việc quét sẽ thực hiện nhanh chóng nếu bạn “skim” và dò được “layout” tốt

+ Kĩ năng “Đoán nghĩa”: từ vựng TOEIC rất đa dạng, bạn không thể nào biết hết mọi thứ

(và mình cũng vậy) Cho nên kĩ năng đoán nghĩa sẽ giúp bạn tránh được bỡ ngỡ (cũng như

sợ hãi) khi gặp phải từ lạ Đoán nghĩa ở đây sẽ dựa vào ngữ cảnh (chứ không đoán mò nhé) Ví dụ:

The proceedings of the February Small Business Solutions Conference will be published … Chữ “proceedings” trong câu trên có thể là từ lạ với nhiều bạn Tuy nhiên, phía sau ta thấy có động từ “will be published” (sẽ được xuất bản) và cụm “of… conference” Do đó, ta có thể đoán đây là một loại sách nào đó trong một hội nghị (trên thực tế từ này nghĩa là “biên bản hội nghị” – tuy không dịch được chính xác nhưng bạn cũng đã đoán gần đúng nghĩa của từ)

+ Kĩ năng “Phân loại và giải quyết câu hỏi”: Khi đọc câu hỏi, bạn nên xác định xem đây là

loại câu hỏi gì để xác định xem khó hay dễ? giải quyết bằng cách nào? Mình chia các dạng câu hỏi trong đề đọc thành các dạng sau

Câu hỏi chung: thường hỏi về mục đích, người đọc là ai Bạn có thể trả lời bằng cách đọc

các câu đầu của bài và tiêu đề (nếu có)

Câu hỏi chi tiết: thường nằm trong các đoạn giữa

Trang 21

Câu hỏi loại trừ: đặc trưng của câu hỏi này là có chứa chữ “NOT” – đây là dạng câu hỏi tốn

thời gian nhất vì bạn phải tìm các đáp án để loại dần ra và các chi tiết này thường nằm rải rác khắp cả bài Do đó, bạn nên để lại dạng câu hỏi này trả lời sau cùng, nếu lâu quá vẫn chưa ra thì “lụi” để qua bài tiếp theo (nhớ rằng, bạn chỉ có 1 phút/câu)

Câu hỏi suy luận: dạng này thường chứa các từ “most likely”, “indicated”, “suggested”,…

Đây cũng là dạng câu hỏi khó Khi thấy những từ trên thì bạn nên có sẵn tâm lý là đáp án sẽ không nằm trực tiếp trong bài mà sẽ “lẩn khuất” khó tìm 

Câu hỏi từ vựng: đây là dạng câu hỏi mà bạn phải phát huy tối đa kĩ năng đoán nghĩa dựa

vào ngữ cảnh Cách tốt nhất để làm dạng này là thay thế 4 đáp án vào vị trí của từ trong bài xem có khớp hay không Một sai lầm hay gặp là các bạn dựa vào vốn từ của bản thân để dịch nghĩa và chọn ngay đáp án chứ không dựa trên ngữ cảnh Đề thi đặt câu hỏi là “trong bài trên , từ “xyz” có nghĩa là” => chúng ta phải dựa vào nghĩa của từ trong bài, chứ không thể dựa vào từ vựng của bản thân Ngay cả trường hợp bạn chọn nghĩa giống trong từ điển thì vẫn có thể sai vì trong bài đọc nghĩa khác

Câu hỏi liên kết thông tin: đây cũng là dạng câu hỏi suy luận nhưng do nó chỉ xuất hiện

trong các bài đọc đôi (double passages - 2 đoạn văn) nên mình tách ra dạng riêng Dạng câu hỏi này chủ yếu chiếm 1/5 câu hỏi của mỗi bài đọc đôi (một số ít trường hợp sẽ có 2/5 câu)

Vì vậy, khi đọc đến câu 4 trong 5 câu mà vẫn chưa có câu hỏi liên kết thì chắc chắn rằng câu

số 5 sẽ là câu hỏi liên kết thông tin Và điều đó cũng đồng nghĩa rằng bạn sẽ phải tìm chi tiết

ở cả 2 bài đọc để ráp lại, suy luận ra đáp án

+ Kĩ năng phân tách và xác định “từ khóa” trong câu hỏi: Có phải bạn đọc qua các đáp

án, thấy nó giống giống nhau và phân vân vô cùng, chẳng biết chọn đáp án nào? Cái mà bạn đang thiếu là kĩ năng phân tách và xác định “từ khóa” trong câu hỏi, câu trả lời Ví dụ:

What is the purpose of the information?

(A) To report on decisions from a meeting => các từ khóa: decision, meeting

(B) To request approval from the board => các từ khóa: approval, the board

(C) To update board members on recent changes => các từ khóa: recent changes

(D) To provide details about an upcoming meeting => các từ khóa: details; upcoming meeting

Trong đa số trường hợp từ khóa đều là danh từ như trên, tập xác định từ khóa sẽ giúp các bạn phân tích, hiểu rõ sự khác nhau giữa 4 đáp án thay vì đọc và dịch cả câu một cách cảm tính

+ Kĩ năng nhận diện và thu thập “Paraphrase”: paraphrase là những cụm từ được diễn

đạt bằng cách khác Ví dụ:

Câu hỏi bạn có thể gặp như sau: What is the main subject of the talk?

Ngày đăng: 11/11/2015, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w